Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phật giáo Mật Tông tại Hàn Quốc thời kỳ Trung Đại : Luận văn ThS. Khu vực học: 60 31 06 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG

PHẬT GIÁO MẬT TÔNG TẠI HÀN QUỐC
THỜI KỲ TRUNG ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trần Tiến

Hà Nội-2016


MỤC LỤC
Phần mở đầu

01

Phần nội dung

13

Chƣơng 1:
ĐÔI NÉT VỀ PHẬT GIÁO VÀ PHẬT GIÁO MẬT TÔNG

13



1.1. Sự hình thành Phật giáo tại Ấn Độ

13

1.2. Phật giáo Mật tông

17

1.2.1. Lịch sử Mật tông

18

1.2.2. Giáo nghĩa Mật tông

24

Chƣơng 2:
PHẬT GIÁO PHẬT GIÁO MẬT TÔNG TẠI HÀN QUỐC THỜI KỲ
TRUNG ĐẠI

37

2.1. Thời kỳ Tam quốc (57 TCN – 668 SCN) cho tới thời Silla thống nhất
(668-918)

37

2.2. Thời kỳ Goryeo (918-1392)


52

2.3. Thời kỳ Choson (1392-1910)

59

Chƣơng 3:
ĐẶC TRƯNG PHẬT GIÁO MẬT TÔNG TẠI HÀN QUỐC THỜI KỲ
TRUNG ĐẠI

67

3.1. Sự dung hợp tự nhiên của Mật tông Hàn Quốc với các tông phái Phật
giáo Hàn Quốc khác

67

3.2. Hàn Quốc hóa Mật tông

72

Kết luận

77

Danh mục Tài liệu tham khảo

80

Phụ lục – Một số hình ảnh minh họa



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn trích dẫn rõ ràng. Nếu có gì gian
dối, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016

Nguyễn Thị Trang Nhung


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Trần Tiến,
người hướng dẫn khoa học đã nhiệt thành hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện, chỉnh sửa và hoàn thành luận văn này cũng như thực hiện các
thủ tục cần thiết khác.
Xin chân thành gửi lời cám ơn tới thầy Kim Seong Beom, thầy Kim
Sang Ho, và chị Đào Vũ Vũ đã hỗ trợ tôi trong việc tìm kiếm tài liệu tham
khảo tiếng Hàn cũng như hỗ trợ tôi trong quá trình biên dịch, cung cấp các
thông tin hữu ích.
Ngoài ra, tôi cũng chân thành cám ơn Quý Khoa Đông phương học,
Quý Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho tôi hoàn thành chương trình học viên thạc
sĩ Châu Á học cùng bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016

Nguyễn Thị Trang Nhung



PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài
Ra đời tại Ấn Độ và tồn tại cho đến ngày nay đã trải qua trên 2500 năm

thăng trầm trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, Phật giáo biện luận
nhiều về cả nhân sinh quan và vũ trụ quan. Việc tìm hiểu triết lý Phật giáo về
nhân sinh quan và vũ trụ quan là mối quan tâm của nhiều học giả trên toàn thế
giới. Qua đó, thế giới ngày càng nhận thức rõ được chân giá trị của Phật Giáo.
Phật Giáo hay “Đạo Phật” chính là “Đạo” mà cốt tủy giáo lý hướng về
phương diện xã hội, về lòng từ bi và chủ trương hòa bình. Phật Giáo còn là
Đạo của tri thức, trí tuệ và trí huệ 1, biện giải được những thắc mắc của con
người về chính bản thân mình cùng vũ trụ. Phải chăng vì vậy mà ngày nay
hiện tượng Phật Giáo phát triển khắp nơi trên thế giới trong đó có Hàn
Quốc?!2
Xét về góc độ lịch sử, Phật giáo có thể được chia làm bốn thời kỳ. Thời
kỳ thứ nhất là giai đoạn của Phật giáo Nguyên thủy. Thời kỳ thứ hai là sự
phân chia thành Phật giáo bộ phái. Thời kỳ thứ ba là Phật giáo Đại thừa. Thời
kỳ thứ tư là sự phát triển của Thiền tông và Phật giáo bí truyền hay Mật tông
(Tantric Buddism).3 Phật giáo Mật tông xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ V-VI
SCN tại bắc Ấn Độ cùng với Giáo lý Đại Thừa xuất hiện. Bộ luận Trung quán
(Mādhyamika) và Duy thức (Vijñānavāda) đã đóng góp những nền móng cơ
bản cho Mật tông. Ngài Nagarjuna (Long Thọ, 600-650) được coi là vị Tổ sư
1

Theo giáo lý Phật giáo, tri thức là những kiến thức tích lũy được từ học tập, trí tuệ là là tri thức, kinh
nghiệm thu thập được từ cuộc sống, còn trí huệ là tâm thức không còn vô minh bên trong con người, được

tích lũy và bảo lưu qua nhiều kiếp sống.
2
Sau cuộc nội chiến năm 1950 kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 27/7/1953, bán đảo Hàn bị chia
cắt thành hai miền với phía Bắc là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và phía Nam là Đại Hàn Dân Quốc
(Hàn Quốc). Do phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào thời kỳ trung đại, khi bán đảo Hàn chưa bị
chia cắt, và do các học giả phương Tây khi nghiên cứu về bán đảo Hàn đều dùng tên riêng Korea (Hàn Quốc)
để chỉ chung cho khu vực địa lý này nên trong luận văn này, thuật ngữ Hàn Quốc dùng để chỉ chung cho toàn
bộ lãnh thổ bán đảo Hàn thời kỳ trung đại (từ thời Tam quốc thống nhất đến thời Choson)
3

Trong luận văn này, thuật ngữ Phật giáo bí truyền (Esoteric Buddhism) cũng có nghĩa là Tantric
Buddhism (Phật giáo Mật tông), Mật thừa (Tantrayana) hoặc Kim Cương Thừa (Vajrayana) .

1


của Mật giáo. Tuy nhiên, đến thế kỉ thứ VII thì giáo phái này mới chính thức
hình thành và phát triển mạnh.4 Trong giai đoạn này, Mật tông được truyền bá
sang các quốc gia Phật giáo Bắc truyền như Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản,
Tây Tạng, Bhutan, Mông Cổ...5 Theo đó, Phật giáo Mật tông truyền vào Hàn
Quốc từ Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ VI qua một nhà sư Hàn Quốc là
Myeong-rang (명랑, 明朗, Minh Lãng) và được đặt tên là Thần Ấn tông Sinin Set (神印宗, hay còn gọi là Mudra Sect hay Pháp ấn). Đây được xem là
Phật giáo bí truyền sơ khai dựa trên lớp Mật thừa Hành Động (kriyātantra).6
Sau đó một thời gian, phái Tổng trì tông (總指宗) - Chongji Sect của Dharani
Sect 7 được thành lập bởi nhà sư Hye-tong (혜통, 惠洞, Huệ Động) ở Hàn
Quốc. Hai nhà sư Myeong-rang và Hye-tong được xem như những người đặt
nền móng cho Phật giáo Mật tông tại Hàn Quốc. Đến đầu thế kỷ XV, dưới
thời vương triều Goryeo, Phật giáo tại Hàn Quốc phát triển và phân thành 11
giáo phái, trong đó có hai giáo phái Mật tông kể trên. Tuy nhiên, đến triều đại
Choson, Phật giáo có dấu hiệu suy yếu dần do chính sách của triều đình trong

Lúc ban đầu, Mật tông chỉ được truyền khẩu. Đến cuối thế kỉ thứ VI và thứ X, Mật tông
mới dần dần được kết tập và hệ thống hóa.
5
Cuối thế kỉ thứ VIII, Padmasambhava (Liên Hoa Sinh) mới đem Mật tông từ Ấn Độ vào
Tây Tạng, sau đó là Atisa (thế kỉ 11) là người có đóng góp rất lớn. Tại Tây Tạng, Mật tông
Phật giáo được phát triển thành một tông phái đầy uy danh với rất nhiều đạo sư cùng nhiều
hệ truyền thừa lừng lẫy. Khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng, Mật tông Tây Tạng phải chịu
cảnh phân tán lưu vong. Tuy nhiên chính vì cái duyên lưu vong này mà tinh hoa Mật giáo
Tây Tạng mới lộ diện cho toàn thế giới được học hỏi. Đầu thế kỉ thứ IX, Đạo sư người
Nhật Kukai (Không Hải) đem Mật tông từ Trung Quốc về Nhật Bản, lập ra Chân Ngôn
Tông (shingon shu).
6
Cỗ xe đầu tiên trong 3 lớp Mật tông ngoại vi. Các Mật điển Hành Động có tên như thế vì
chúng chú trọng chính yếu vào các hạnh kiểm bên ngoài, các thực hành về lễ tịnh hóa, tẩy
uế v.v.... Đây là phương pháp tiếp nhận khát vọng vào trong con đường là liếc nhìn đối
ngẫu. Xem thêm: “Kriya Tantra”. Rigpa Shedra Wiki.
. Truy cập 19/12/2015.
7
Chân ngôn tông là những kinh ngằn chứa đựng những công thức ma thuật gồm những âm
tiết có nội dung tượng trưng (mantra)
4

2


việc bảo trợ Nho giáo. Phải đến thời kỳ của học giả Phật giáo Hoedang (회당, 悔堂, Hối Đàng, tên thật: Son-Gyu-sang, 손규상, 孫珪祥, Tôn
Khuê Tường: 1902~1963) xuất thân từ một vị cư sĩ trong vòng 50 năm đã nỗ
lực phục hưng Phật giáo Mật tông. Ông bắt đầu với việc khởi xướng phổ biến
câu chân ngôn Om Mami Padme hum 8 tới mọi người và đứng ra sáng lập ra
giáo phái Chân giác tông (진각종, 眞覺宗), một trong những giáo phái thuộc

Mật tông. Những nỗ lực truyền bá của Hoe-dang đã góp phần đưa nhiều
người Hàn Quốc quay trở lại tu chứng Mật tông. Trong 18 tông phái Phật
giáo khác nhau của Hàn Quốc hiện nay 9, ba tông phái Mật tông là Chân giác
tông, Tổng trì tông và Chân ngôn tông vẫn đang được người dân Hàn Quốc
thực hành và tu tập. Với lịch sử Mật tông như vậy, có thể nói nghiên cứu về
Mật tông Hàn Quốc là nghiên cứu căn bản, trang bị và bổ sung những kiến
thức cần thiết về Phật giáo Hàn Quốc nói riêng và Mật tông Hàn Quốc nói
chung.
Ngày 22 tháng 12 năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao. Đến nay, Hàn Quốc là đối tác đầu tư nước ngoài lớn
nhất tại Việt Nam cả về quy mô lẫn tổng vốn đầu tư và số dự án. 10 Cùng với
đó, các công trình nghiên cứu về Hàn Quốc cũng không ngừng gia tăng số
lượng theo thời gian. Tuy nhiên, những công trình này tuy đa dạng về nhiều
lĩnh vực nhưng chủ yếu tập trung về kinh tế, chính trị. Về văn hóa, việc
nghiên cứu Phật giáo Hàn Quốc không nhận được sự quan tâm thích đáng từ
câu Chân ngôn tiếng Sanskrit, chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát. Đây là chân ngôn
quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là Lục Tự Đại
Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ"
8

9

Thích Nguyên Tạng tổng hợp từ tài liệu: Korean Buddhism Magazine( Seoul/1997)
Tài liệu do phái đoàn Phật Giáo Triều Tiên trao tặng nhân dịp các vị đến Úc tham dự Ðại Hội Liên Hữu Phật
Giáo Thế Giới lần thứ 20 được tổ chức tại Sydney, Úc Châu, 1998), Phật giáo tại Nam Triều Tiên,
/>10
Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài: truy cập 12/12/2014

3



các nhà nghiên cứu Việt Nam. Ngoài ra, khi nghiên cứu Phật giáo Hàn Quốc,
tông phái chủ đạo được chú trọng tìm hiểu là Thiền tông. Cho đến nay, vẫn
chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào dành cho Mật tông đến từ
các học giả Việt Nam. Trong khi đó, Mật tông lại là đặc phẩm của Phật giáo
Đại thừa giai đoạn cuối, được du nhập từ rất sớm vào bán đảo Hàn và để lại
nhiều chứng tích trong nền Phật giáo Hàn Quốc. Nghiên cứu Mật tông Hàn
Quốc không chỉ góp phần lấp dần khoảng trống nghiên cứu của Việt Nam về
văn hóa Hàn Quốc nói chung, Phật giáo Hàn Quốc nói riêng mà còn góp phần
cung cấp thêm các nguồn tư liệu mới giúp mang lại cái nhìn toàn diện hơn về
đất nước, con người Hàn Quốc.
Những chứng cứ khảo cổ cho thấy bán đảo Hàn đã có người sinh sống
từ thời đồ đá cũ, cách nay khoảng 600.000 đến 400.000 năm. Vào đầu thiên
niên kỷ, sau khi nhà nước Choson cổ bị diệt vong, lịch sử Hàn Quốc bước vào
Thời kỳ ba Vương quốc với ba nhà nước Goguryeo, Baekje và Silla. Sau khi
Silla thống nhất Tam quốc, lịch sử Hàn Quốc chuyển mình vào thời kỳ trung
đại và kéo dài tới hết giai đoạn tồn tại của vương triều Choson vào năm 1910.
Là một giai đoạn lịch sử dài với nhiều biến động, thăng trầm trong đời sống
xã hội, trung đại cũng là giai đoạn mà Hàn Quốc tiếp nhận, dung hợp nhiều hệ
tư tưởng ngoại lai vào tín ngưỡng truyền thống của mình, trong đó có Phật
giáo. Là một tông phái của Phật giáo, Mật tông cũng được du nhập vào bán
đảo Hàn từ đầu thế kỷ thứ VI. Tổng hòa trong Phật giáo thời kỳ trung đại,
Mật tông Hàn Quốc cũng trải qua quá trình du nhập, định hình từ thời Silla,
phát triển qua các triều đại để trở nên cường thịnh vào thời Goryeo rồi bị đàn
áp và thiệt hại dưới thời Choson. Nghiên cứu Mật tông Hàn Quốc trong phạm
vi thời kỳ trung đại với nhiều thăng trầm, biến động, dưới góc độ lịch sử, sẽ
giúp chúng ta khảo cứu đầy đủ được những tính chất, đặc trưng của Mật tông

4



Hàn Quốc, từ đó có thể lấy làm tiền đề căn bản để khảo cứu về Mật tông Hàn
Quốc ở các giai đoạn lịch sử sau đó cũng như thời hiện đại.
Chính vì những lý do như đã trình bày ở trên, người viết đã lựa chọn đề
tài luận văn nghiên cứu khoa học của mình với tên gọi: “Phật giáo Mật tông
tại Hàn Quốc thời kỳ trung đại”
2.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Với lý do lựa chọn đề tài nêu trên, nghiên cứu tập trung vào các mục

đích nghiên cứu dưới đây:
 Hệ thống các kiến thức tổng quan về Phật giáo và Phật giáo Hàn Quốc,
về Mật tông và các tư liệu có liên quan đến quá trình du nhập và phát triển
của Phật giáo Mật tông tại Hàn Quốc thời kỳ trung đại.
 Tìm kiếm và tổng hợp những đặc trưng của Mật tông trong nền Phật
giáo Hàn Quốc giai đoạn kể trên.
 Bước đầu đưa ra một số đặc trưng của Phật giáo Mật tông Hàn Quốc
trong đời sống văn hóa của người Hàn.
Mục đích nghiên cứu này là trọng tâm giúp người viết định hình được
bố cục, kết cấu nội dung cũng như những chủ điểm cần tập trung khai thác
xung quanh đề tài.
3.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Phật giáo ra đời tại Ấn Độ, từ đây được truyền bá rộng rãi và trở thành

một trong những tôn giáo lớn của nhân loại. Ngay từ khi Phật giáo hình thành
đến nay, việc nghiên cứu truyền bá Phật giáo đã đóng góp cho nền Phật học
thế giới nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Cũng từ đó, các tu sĩ Phật giáo,

Phật tử hay học giả nghiên cứu Phật học thế giới đã triển khai công tác nghiên
cứu một cách đầy đủ hơn, sâu rộng hơn theo hướng liên ngành và đa ngành

5


văn hoá, lịch sử, xã hội học, văn học, triết học, v.v... Các nhà nghiên cứu đã
triển khai mở rộng việc nghiên cứu Phật học và những vấn đề có liên quan
đến Phật giáo từ nơi sinh ra tôn giáo này đến những nơi nó được du nhập tới
như Sri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Myanmar, Thái
Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
Mật tông đã khai sáng một nhận thức mới về sự giác ngộ qua hành trình
tìm hiểu tri thức. Đây là một vấn đề Phật học quan trọng và sâu rộng, chính vì
vậy đã thu hút được nhiều học giả nghiên cứu trên thế giới. Nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới cũng đã nghiên cứu về Phật giáo Hàn Quốc nói chung và
Mật tông Hàn Quốc nói riêng. Điểm mấu chốt trong nghiên cứu Mật tông Hàn
Quốc trong luận văn này là hệ thống lại các nghiên cứu trước đây của các học
giả Hàn Quốc, học giả quốc tế và trong nước về chủ đề này.
Cuốn sách mang tính chất tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển
của Phật giáo tại Hàn Quốc từ khi du nhập vào quốc gia này cần kể đến là
Introduction of Buddhism to Korea: New Cultural Patterns (1989) trong
tuyển tập gồm 3 tập về Nghiên cứu Tôn giáo và Văn hóa Hàn Quốc (Studies
in Korean religions and culture), nhà xuất bản Jain Publishing Company, của
hai tác giả Lewis R. Lancaster và Chai-Shin Yu. Cuốn sách đặc biệt quan tâm
đến Phật giáo thời kỳ Tam Quốc (Three Kingdom period) trong lịch sử Hàn
Quốc.
Cũng cùng tác giả Lewis R. Lancaster và Chai-Shin Yu trong cuốn
Assimilation of Buddhism in Korea: Religious Maturity and Innovation in the
Silla Dynasty (1991) đã nghiên cứu Phật giáo từ giai đoạn triều đại Silla thống
nhất (669-935 AD) sau thời kỳ Tam Quốc. Trong giai đoạn này, Phật giáo đã

được hòa nhập vào nền văn hóa Hàn Quốc cùng một số thành tố văn hóa được
xem là vay mượn từ Trung Quốc. Nhiều học giả nghiên cứu Phật giáo đồng

6


quan điểm sẽ tìm thấy được tiếng nói chung trong những nghiên cứu của mình
về sự tiếp biến văn hóa Phật giáo trong khoảng thời gian này.
Cũng nghiên cứu về triều đại Silla, trong cuốn Silla: Korea's Golden
Kingdom (2013) của Soyoung Lee, Denise Patry Leidy, tác giả đã tập hợp sử
liệu và đưa ra những đánh giá về một vương triều hoàng kim trong lịch sử
Hàn Quốc, trong đó Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
và tôn giáo thời kỳ từ thế kỷ IV-VIII.
Trong số các học giả nước ngoài, đi sâu vào nghiên cứu Phật giáo Mật
tông có lẽ phải kể đến Richard K. Payne thuộc Viện Nghiên cứu Phật học,
trường Đại học Berkeley, Hoa Kỳ. Trong một cuốn sách do ông chủ biên
Tantric Buddhism in East Asia (2005), Richard K. Payne đã đưa ra một bức
tranh khá toàn cảnh về Phật giáo Mật tông ở các nước Đông Á trong đó có
Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản: “Trong cuốn này, tác giả đã dành phần
lớn nghiên cứu của mình đến Phật giáo bí truyền Hàn Quốc, đặc biệt là thời
kỳ Choson.
Charles D. Orzech (chủ biên) cùng với các nhà nghiên cứu Henrik H.
Sørensen, Richard K. Payne, trong tác phẩm Esoteric Buddhism and the
Tantras in East Asia (Phật giáo Bí truyền và Mật tông ở Đông Á) đã khái quát
con đường truyền bá Phật giáo Bí truyền và Mật tông từ Ấn Độ sang nhiều
quốc gia trên thế giới trong đó có các quốc gia Đông Nam Á, Trung Á (Tây
Tạng và Mông Cổ) và các nước khu vực Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, và
Hàn Quốc). Không chỉ có Phật giáo bí truyền góp phần đáng kể vào sự phát
triển của Phật giáo ở nhiều nền văn hóa, nhưng nó cũng tạo điều kiện cho việc
truyền tải nghệ thuật tôn giáo và văn hóa vật chất…Tác phẩm này là kết quả

của sự hợp tác trao đổi quốc tế của bốn mươi học giả, cung cấp nguồn tư liệu

7


tương đối toàn diện về Phật giáo bí truyền và Mật tông ở các nước Đông Á từ
đầu của kỷ nguyên cho đến nay.
Tại Hàn Quốc, việc nghiên cứu Phật giáo tại Hàn Quốc dường như
chưa nhận được sự ưu ái đúng mức. Tác giả Byung-jo Chung trong cuốn
History of Korean Buddhism có lẽ đã nghiên cứu tương đối tổng quan về Phật
giáo Hàn Quốc trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quốc và Ấn Độ. Ở
đây, tác giả đi sâu vào tìm hiểu các khái niệm cơ bản về Phật giáo và việc tiếp
nhận các tư tưởng đó ở Hàn Quốc để từ đó giúp người đọc hiểu hơn về Phật
giáo ở đây. Đối với Mật tông, một số tác giả Hàn Quốc như Jong-Seok trong
cuốn 밀교학 개론 (Khái luận Mật giáo học), tác giả Kim Yeong-deok trong
cuốn 밀교문화 이해 (Hiểu biết văn hóa Mật giáo), tác giả Choi Jong-woong
trong cuốn 밀교의 강좌 (Bài giảng của Mật giáo), tác giả Jeong Taek-hyeok
trong cuốn 밀교의 세계 (Thế giới của Mật giáo) và một số tác giả khác khi
nghiên cứu chủ yếu mới chỉ dừng lại ở phạm trù tín ngưỡng hoặc tôn giáo nên
những tác phẩm này thường đi theo hướng vừa kiến giải vừa “ca tụng”, có đôi
khi còn bao gồm cả mục tiêu nâng cao uy tín tôn giáo của mình nên phần lớn
đều thiếu tính khách quan khoa học và cũng mới dừng lại ở mức độ nhất định.
Một tác phẩm nghiên cứu Mật tông đáng kể khác phải kể đến là 한국불교의

밀교적 특색 (Đặc trưng mang tính Mật giáo của Phật giáo Hàn Quốc) của
tác giả Hong Yoon-sik đã giúp người đọc khái quát được những yếu tố Mật
tông ẩn tàng sâu trong văn hóa Hàn Quốc nói chung, Phật giáo Hàn Quốc nói
riêng theo dòng chảy lịch sử nước Hàn, đặc biệt tâp trung vào giai đoạn trung
đại.


8


Trở lại Việt Nam, nhiều đề tài nghiên cứu về quan hệ kinh tế - ngoại
giao hay văn hóa xã hội Hàn Quốc nhận được sự quan tâm của nhiều học giả,
nhà nghiên cứu nhưng nghiên cứu về Phật giáo Hàn Quốc nói chung và Phật
giáo Mật tông nói riêng tại Việt Nam vẫn còn ở mức độ khiêm tốn. Cho đến
nay, cuốn sách tổng quát một cách hệ thống nhất về Phật giáo Hàn Quốc bằng
tiếng Việt là cuốn Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn Quốc của ba tác giả Kim
Seong Beom, Kim Sang Ho, Đào Vũ Vũ, tuy không đề cập đến Mật giáo
những đã cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng thể về sự phát triển của Phật
giáo Hàn Quốc qua các thời kỳ cũng như cho thấy hệ tư tưởng của nhiều học
giả Phật giáo Hàn Quốc quan trọng. Có thể hiểu, các yếu tố Hallyu hay kinh
tế Hàn Quốc đã trở thành trọng tâm và việc nghiên cứu Phật giáo Hàn Quốc
của các nhà nghiên cứu Việt Nam ít được quan tâm. Đây cũng là khó khăn
cho những nhà nghiên cứu trẻ, tuy nhiên cũng mở ra một khoảng trống mà
chúng ta cần lấp dần trong việc nghiên cứu Phật giáo Hàn Quốc. Chính vì thế
trong luận văn này, tác giả đặt mục tiêu phác họa một cách tổng thể bức tranh
về Mật tông Hàn Quốc qua việc tổng hợp và hệ thống các nguồn tài liệu trong
và ngoài nước.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Tác giả Hye Jeong Choi Jong Ung khi viết lời tựa tái bản lại cuốn Bài

giảng Mật giáo (밀교의 강좌, Lecture on Esoteric Buddhism, 2011) đã viết:
“Ở nước ta (Hàn Quốc), theo chân Myeong-rang và Mil-bon, Hye-tong của
Silla, Mật giáo đã phát triển qua cả thời Goryeo cho tới Choson, tuy nhiên, do
chính sách kiềm chế đạo Phật trong những điều chỉnh của nhà Choson mà
Mật giáo đã bị hấp thu vào Hiển giáo và bị giấu đi những dấu tích của mình.

Theo đó, Phật giáo của chúng ta (Hàn Quốc) đã chuyển đổi mạnh mẽ sang
hình thái mang tính Phật giáo tổng hợp giữa lễ kinh (예경, 禮經) với tụng

9


kinh (독경), tham thiền, niệm Phật cùng với trì chú là một phương thức tu tập
của Mật giáo.” [40, tr. 3] Nhận xét tổng quát này đã giúp người viết nhận định
đối tượng nghiên cứu của luận văn là Phật giáo Mật tông tại Hàn Quốc trong
mối liên hệ tổng thể, mật thiết với Phật giáo mang tính chất tổng hợp của
nước Hàn.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào Mật tông thời kỳ Trung
Đại trong lịch sử Hàn Quốc. “Trung đại” là một thuật ngữ của khoa học lịch
sử phương Tây để chỉ một thời đại nằm giữa thời cổ đại và thời cận đại, có
nghĩa là giai đoạn lịch sử gắn liền với chế độ phong kiến. Tuy nhiên, nhiều
học giả cho rằng ở phương Đông, do phương thức sản xuất châu Á nên chế độ
phong kiến kéo dài và chưa phát triển đến cực điểm của nó, do vậy, việc áp
dụng thuật ngữ “Trung đại” theo cách định nghĩa của phương Tây để phân kỳ
lịch sử cho các nước phương Đông sẽ không tránh khỏi tính chất ước lệ. Đối
với Hàn Quốc, một trong số các nước phương Đông, việc phân kỳ lịch sử
được dựa trên các triều đại cai trị. [37, pg. 50]. Trong phạm vi nghiên cứu,
thời kỳ trung đại trong lịch sử Hàn Quốc bắt đầu bằng sự cai trị của nhà nước
Silla thống nhất (668-918) dưới triều đại vua Kim và Park đóng đô tại phía
Đông Nam Gyongju. Từ 918 đến 1392, vương triều này đổi tên thành Goryo
do dòng họ Wang vùng Kaesong cai trị. Từ 1392 đến 1910, dòng tộc Chonju
Yi từ Yonghung lên nắm quyền và đổi tên nước thành Choson. Trong giai
đoạn này, lịch sử Hàn Quốc trải qua nhiều biến đổi. Từ 676 đến cuối thế kỷ
VIII là giai đoạn nhà nước Silla củng cố và phát triển kéo theo đó là sự phát
triển cả về tôn giáo (Phật giáo) và nghệ thuật. Thời kỳ từ sau 780 đến cuối thế
kỷ IX, lịch sử Hàn Quốc chuyển sang giai đoạn suy yếu cả về kinh tế, chính

trị và đời sống văn hóa. Đến thế kỷ X, nhà nước Silla chính thức bị suy yếu và
thay vào đó là dòng họ Wang lên nắm quyền. Nhà nước Goryo kéo dài

10


khoảng 5 thế kỷ cho đến thế kỷ XIV nhà nước Choson của vương triều Yi
được thành lập và nắm quyền trong khoảng thời gian dài cho đến năm 1910
khi Hàn Quốc bị Nhật xâm chiếm. Cùng với những thăng trầm của lịch sử
Hàn Quốc Trung đại, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu Phật giáo Mật tông
trong giai đoạn này.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội phổ

biến bao gồm:
 Phương pháp lịch sử nhằm tái hiện trung thực quá trình hình thành Phật
giáo và sự du nhập của Phật giáo vào Hàn Quốc. Thông qua phương pháp
này, luận văn nghiên cứu theo trình tự thời gian và không gian Phật giáo Hàn
Quốc qua các triều đại (quá trình ra đời, phát triển, tiêu vong). Từ việc nghiên
cứu bằng cách tìm nguồn gốc phát sinh (nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh nảy
sinh), quá trình phát triển và biến hóa (điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời
gian…. có ảnh hưởng) để phát hiện bản chất và quy luật vận động của đối
tượng nghiên cứu.
 Thu thập tài liệu, tổng hợp và phân tích tài liệu từ nguồn tư liệu gốc
cũng như nguồn tư liệu thứ cấp.
 Cách tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành đươc sử dụng khi xem
xét các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận văn.
6.


Đóng góp của luận văn
Như trên đã đề cập, nghiên cứu về Phật giáo Hàn Quốc nói chung và

Mật tông nói riêng tại Việt Nam vẫn còn ở mức độ khiêm tốn, do đó, như
bước đầu trong nghiên cứu, luận văn góp phần lấp dần những khoảng trống về
nghiên cứu Phật giáo Hàn Quốc. Từ việc nghiên cứu lịch sử vấn đề, luận văn

11


đóng góp một số vấn đề lý luận cơ bản về Phật giáo và Mật tông, đặc biệt là
đi sâu tìm kiếm những dấu ấn và đặc trưng của Mật tông Hàn Quốc thời kỳ
trung đại. Những lập luận rút ra trong quá trình thực hiện đề tài có thể sử dụng
như nguồn thông tin bổ trợ, tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy.
Ngoài ra, người viết cũng cố gắng kết nối Phật giáo Mật tông Hàn Quốc với
những tông phát Phật giáo Hàn Quốc khác cũng như những hệ thống tư tưởng
truyền thống của người Hàn nhằm đưa ra một góc nhìn mới trong việc nghiên
cứu về Phật giáo Hàn Quốc nói chung. Đồng thời, luận văn cũng sẽ đưa ra
một số đóng góp của Mật tông và Phật giáo nói chung đến đời sống văn hóa
Hàn Quốc.
7.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,

phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Đôi nét về Phật giáo Phật giáo Mật tông
Chương này là phần khái thuyết cung cấp kiến thức tổng quan về sự
hình thành Phật giáo tại Ấn Độ, từ đó giới thiệu về lịch sử phát triển của Mật

tông cũng như Giáo nghĩa Mật tông.
Chương 2: Phật giáo và Phật giáo Mật tông tại Hàn Quốc thời kỳ
trung đại
Dưới góc độ lịch sử, tập trung vào thời kỳ trung đại, chương này cung
cấp thông tin về Phật giáo và Phật giáo Hàn Quốc theo từng phân kỳ của giai
đoạn trung đại: từ thời Tam quốc đến hết thời Silla thống nhất (57TCN –
668SCN), thời kỳ Goryeo (918-1392) và thời kỳ Choson (1392-1910)
Chương 3: Đặc trưng Phật giáo Mật tông tại Hàn Quốc thời kỳ trung
đại

12


Trên cơ sở thông tin tại chương 2, chương 3 đưa ra hai đặc trưng nổi
bật của Phật giáo Mật tông Hàn Quốc thời kỳ trung đại là sự dung hợp tự
nhiên của Mật tông Hàn Quốc với các tông phái Phật giáo Hàn Quốc khác và
đặc trưng Hàn Quốc hóa Mật tông

13


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
ĐÔI NÉT VỀ PHẬT GIÁO VÀ PHẬT GIÁO MẬT TÔNG

1.1. Sự hình thành Phật giáo tại Ấn Độ
Có thể khẳng định, việc nghiên cứu sự hình thành, phát triển cũng như
giáo lý, giáo đoàn Phật giáo nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, nhà
nghiên cứu và ngay cả các tu sĩ, cư sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Chính vì
vậy, trong luận văn này, người viết chỉ khái quát một vài yếu tố kinh tế-xã hội

và tôn giáo dẫn đến sự hình thành và phát triển của Phật giáo cũng như sự lan
tỏa của Phật giáo trong lãnh thổ cũng như ra ngoài Ấn Độ để từ đó có sự liên
kết chặt chẽ hơn với Phật giáo Hàn Quốc nói chung và Mật tông Phật giáo tại
Hàn Quốc nói riêng.
Nền văn minh sớm nhất của dân tộc Ấn Độ phải kể đến là nền văn
minh sông Ấn (Indus river). Nhiều ý kiến cho rằng giống người Dravidian là
dân bản địa xưa nhất và nổi bật nhất trong số các dân tộc ở Ấn Độ, là chủ
nhân của nền văn hóa Indus. Họ thờ nữ thần sáng tạo đất đai và dân tộc. Nền
văn minh giai đọan này không thua gì nền văn minh Lưỡng Hà vùng Trung Á
và văn minh nhà Thương của Trung Hoa thể hiện qua di tích khảo cổ những
thành thị thủ công nghiệp và thương nghiệp lớn, xuất hiện từ khoảng giữa
thiên niên kỷ III đến đầu thiên niên niên kỷ II trước công nguyên. Dấu mốc
thay đổi trong lịch sử Ấn Độ bắt đầu với sự hiện diện của người Aryan. 11
Hiện vẫn còn nhiều tranh luận về giả thiết về sự tràn vào của người Aryan ở Ấn Độ như
giả thiết di cư, giả thiết xâm lược hay giử thiết cho rằng người Aryan là cư dân bản địa .
Vào khoảng thời gian 100 đến 1.600 TCN, một chi của dòng họ Aryan rộng lớn, thường
được gọi là người Indo-Aryan, di cư đến Ấn Độ. Họ đem theo cùng với họ là tiếng Phạn và
một tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế các vị thần tượng trưng cho các thế lực của thiên
11

14


Người Ấn-Aryan cư trú ở vùng Panjab phồn thịnh, rất phát đạt về mặt tư
tưởng, vì thế, dân tộc này đã chế tác được bộ kinh điển Rig Veda đầu tiên.
Đây là nguồn tư tưởng văn hóa ở thời kỳ thứ nhất của Bà La Môn giáo, vào
khoảng 1500 -1000 TCN.
Đây là thời kỳ nền kinh tế, xã hội nô lệ Ấn độ đã phát triển cao, nhưng
vẫn bị bóp nghẹt bởi tính chất kiên cố của tổ chức công xã nông thôn, cùng sự
thống trị của nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền và sự khắc

nghiệt của chế độ đẳng cấp. Trong lĩnh vực tinh thần, thế giới quan duy tâm,
tôn giáo được coi là hệ tư tưởng chính thống, thống trị trong đời sống tinh
thần xã hội. Các trào lưu triết học thời kỳ này với khuynh hướng đa dạng, đại
diện cho các tầng lớp xã hội khác nhau, vừa mang tính chất triết học, vừa
mang đậm màu sắc tôn giáo.
Trong giai đoạn này, người Ấn Độ rất tôn trọng nghi thức tế tự, kính
thần. Lúc đầu họ đặt ra người gia trưởng, hoặc tộc trưởng để đảm nhận việc tế
lễ, gọi là chức Ty tế. Dần dần chức Ty tế này trở thành công việc chuyên môn
nên được thay thế bằng các Tăng lữ. Mặc khác, vì theo đà tiến triển của xã hội,
phát sinh ra bốn chức nghiệp: Sĩ, nông, công, thương. Dần dần, các nghề
nghiệp này được giai cấp hóa. Giai cấp Tăng lữ trông coi việc tế tự chiếm địa
vị tối cao; thứ đến là giai cấp vua chúa, nắm quyền thống trị; thứ dân thuộc
hạng nông, công,thương ở địa vị thứ ba; sau cùng là tiện dân ở địa vị thấp
nhất. Lối phân chia giai cấp này mỗi ngày thêm chặt chẽ. Các Tăng lữ nắm
thực quyền trong xã hội, đã đem tổ chức xã hội thành bốn giai cấp rõ rệt:
Tăng lữ thuộc giai cấp Bràhman, vua chúa thuộc giai cấp Ksatriya, bình dân
thuộc giai cấp Vaisya, tiện dân thuộc giai cấp Sùdra. Hai giai cấp Bràhman và
Ksatriya là giai cấp thống trị, hai giai cấp bình dân và tiện dân là hai giai cấp
nhiên như Indra, thần mưa và sấm, thần Agni (lửa) và Varuma, chúa tể của các sông biển
và mùa màng. Những bài ngợi ca vị thần ấy được tập hợp lại thành bốn tập Kinh Vệ Đà.

15


bị trị. Bốn giai cấp này theo chế độ thế tập, cha truyền con nối, nên giai cấp
nô lệ cứ phải đời đời làm nô lệ tạo thành một tổ chức xã hội bất công.
Trong thời kỳ này, cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học, nhất
là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật, vô thần chống chủ nghĩa duy tâm,
tôn giáo lên đến đỉnh cao, đặc biệt là việc phủ nhận uy thế của kinh Veda. Từ
đó đã hình thành cách phân chia có tính chất truyền thống tất cả các trường

phái triết học thành hai phái chính là phái triết học chính thống (Astika) thừa
nhận uy thế tối cao của kinh Veda của đạo Bàlamôn12 và phái triết học bác bỏ
uy thế tối cao của kinh Veda đạo Bàlamôn (gọi là phái phi chính thống). 13
Trong các trường phái phi chính thống, ngoại trừ Phật giáo là một tôn giáo
mang tính giác ngộ và giải thoát hoàn toàn, còn trường phái Lokayata là
trường phái triệt để duy vật, vô thần, các trường phái khác đều mang tính chất
nhị nguyên luận hay thiếu triệt để. Cũng chính vì điều này mà Phật giáo sau
khi hình thành đã sớm được truyền bá đến nhiều vùng trong Ấn Độ và trên thế
giới.
Xuyên suốt dòng lịch sử của đất nước Ấn Độ, người ta nhận thấy Ấn
Độ là nơi phát xuất tổ chức nhiều mô hình tôn giáo của thế giới. [15, tr17].
Lịch sử truyền bá của Phật giáo và tư tưởng Phật giáo rộng và sâu, nếu người
muốn nghiên cứu về Phật giáo mà không đặt một đường lối đã định để noi
theo thì khó thể đạt được phần kết quả tốt đẹp. Vậy bước đầu tiên của đường
lối đó chính là việc nghiên cứu về sự hình thành của Phật giáo. Phật giáo ở
mỗi vùng, mỗi nước đều có những đặc chất khác nhau. Tuy vậy, Phật giáo ở

bao gồm 6 trường phái chính là: 1)Samkhya, 2) Mimamsa,3) Vaisesika,4) Nyaya, 5)
Yoga và 6)Védanta.
13
gồm 3 trường phái chính là: 1) Các trường phái triết học vô thần, duy vật trong phong
trào mới đòi tự do tư tưởng ở Đông ấn và trường phái triết học duy vật tiêu biểu Lokayata
hay chủ nghĩa duy vật khoái lạc như Charvaka; 2) Phật giáo và 3) Đạo Jaina.
12

16


các nước đều bắt nguồn từ Ấn Độ, nên việc khảo sát về sự truyền bá Phật giáo
Ấn Độ chiếm một địa vị rất quan trọng.

Sau khi Đức Phật nhập niết bàn khoảng 100 năm Phật giáo đã bắt đầu
có sự phân phái rõ rệt. Cuộc kiết tập Kinh điển lần thứ hai không đơn thuần
chỉ nhằm xác quyết mười điều (không có trong giới Luật do đức Phật chế định)
là phi pháp hay hợp pháp mà còn củng cố Kinh, Luật Phật dạy, không để cho
các học thuyết ngoại đạo trà trộn. Cuộc kiết tập này cũng đánh dấu sự ra đời
của 2 bộ phái lớn, đó là Theravāda (Thượng Toạ Bộ) và Mahāsanghika (Đại
Chúng Bộ). Theo Dị Bộ Tông Luận 14, sau khi đức Phật nhập diệt do không
thống nhất ý kiến nên tăng đoàn chia làm 2 bộ là Thượng tọa bộ và Đại chúng
bộ. Về sau, Đại chúng bộ chia thành 9 bộ và Thượng tọa bộ chia thành 11 bộ.
Giai đoạn này, việc truyền bá Phật giáo đã diễn ra khá mạnh đã dẫn đến
các bộ phái co cụm lại và hưng thịnh ở những vùng khác nhau, không còn
tinh thần hoà hợp thống nhất như thời đức Phật còn tại thế. Phái Theravada thì
giáo hoá tập trung ở lưu vực sông Hằng, Maghadha (nay thuộc bang Bihar) và
một số vùng lân cận. Phái Mahàsanghika (Đại Chúng Bộ), bộ phái tổ tiên của
Đại thừa thì phát triển mạnh ở Bắc Ấn thành những trung tâm học thuật, trong
đó có các vùng thuộc Afghanistan và Parkistan ngày nay. [25, tr. 227]
Đặc biệt dưới sự bảo trợ của vua Aśoka, nhiều tu viện Phật giáo được
xây dựng cùng số lượng Tăng sinh trở nên đông đảo. Tuy vậy, có không ít kẻ
cơ hội trà trộn vào đoàn thể Tăng đoàn gây nên những mối bất hòa do đó Phật
giáo trở nên hỗn loạn, khó phân biệt chính tà. Đây chính là lúc mà các bộ phái
phân hóa đến cực điểm. Trước thực trạng như vậy, vua Aśoka đã phát tâm
Dị tông luận (Dị bộ tông luân luận) nói về học thuyết của các bộ phái Tiểu Thừa khái
quát tường thuật lại toàn bộ quá trình diễn biến của thời kỳ Phật giáo Bộ phái (370 TCN –
150 SCN), tóm tắt những quan điểm chính của các bộ phái, phê phán của Phật giáo Đại
thừa. Tác phẩm này được xem như là chiếc chìa khóa để tìm hiểu các nguồn tư liệu
Abhidhamma cũng như các kinh điển Phật giáo Đại thừa.
14

17



khởi xướng và là người bảo trợ cho Hội nghị kết tập Kinh điển lần thứ ba. Sau
lần kết tập kinh điển này, vua Aśoka cử những phái đoàn truyền giáo đến các
nước ở Châu Á, Châu Phi, Châu Âu…
Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII Phật giáo Ấn Độ dần dần suy vi.
Giai đoạn này Phật giáo Mahāyāna được truyền từ Ấn Độ gọi là Phật giáo
Bắc truyền lại phát triển rực rỡ ở các nước Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản
và Việt Nam với sự xuất hiện của mười đại tông phái như Thiền, Tịnh độ,
Nhiếp Luận, Thiên Thai... Thiền tông xuất hiện vào Trung kỳ Đại thừa và Mật
giáo xuất hiện vào Hậu kỳ Đại thừa.
1.2. Phật giáo Mật tông
Mật tông là một trong những tông phái của Phật giáo, xuất phát từ Ấn
Ðộ vào khoảng thế kỷ thứ VII, rồi sau đó được truyền bá sang Trung Hoa,
Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc... Mật tông hay còn gọi là Kim cương thừa,
được coi như là con đường thẳng dốc đứng để đi lên đỉnh núi; điều đó vừa nói
lên tính siêu việt, đồng thời cũng nói lên sự khó khăn và nguy hiểm của con
đường, lối tu Mật giáo. Trong các kinh điển Ðại thừa, có nhiều bộ kinh lồng
vào những câu chú, Ðà la ni như là để khai triển ý nghĩa sâu thẳm của tâm
linh quả chứng hay ý lực chư Phật, Bồ tát; có lẽ đây là cơ sở để Mật giáo phát
triển về sau. Lịch sử phát triển Mật tông đôi khi đã có những xu hướng lệch
lạc ra ngoài quỹ đạo hướng đến giải thoát theo lý tưởng của đạo Phật. Bởi có
sự biểu hiện thiên về phù phép, tà thuật... làm cho uy tín của Mật giáo nói
chung bị tổn thương nặng nề. Ngày nay, sự nỗ lực truyền bá Mật giáo hay
Kim cương thừa của các bậc đại sư Tây Tạng đã làm sáng tỏ ý nghĩa đích
thực của tông phái này.
Mật tông gồm có hai hệ thống là Chân ngôn thừa (Mantrayāna) chú
trọng lý luận và Kim cương thừa (Vajrayāna) chú trọng thực tế. Theo nhiều

18



nhà nghiên cứu Phật học, tư tưởng Mật giáo có từ thời kỳ Phật giáo Nguyên
thủy, được biểu hiện qua những câu chú thủ hộ trong các bộ Luật và trong
Kinh Khổng Tước (Mahāmy arividy ārajnì). Sự hình thành như một hệ thống
tư tưởng và hưng thịnh của nó gắn liền với ngôi tự viện Vikramasila, thế kỷ
thứ VIII SCN, dưới triều đại vua Dharmapala ở Đông Ấn Độ. Ngôi tự viện
này là trung tâm của Mật giáo. Mật giáo thường chú trọng mục đích cầu
phước, trừ tai cho nhân thế hơn là hoàn thiện trí tuệ thông qua việc giữ giới và
thực hành thiền định.
Lịch sử truyền bá Mật giáo nổi bật với tên tuổi của Subha Karasimha
(637 - 735), Vajra Bodhi (671 - 741), Amoghavajra (705 - 774),
Padmasambhava cuối thế kỷ thứ VIII, Atisa (Dipankarasrijanàna, cuối thế kỷ
thứ XI)... Đặc biệt là Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) đã truyền bá Mật giáo
sang Tây Tạng và phát triển cho đến ngày nay, trở thành Tổ sư của Phật giáo
Tây Tạng. Sau Ngài, Ngài Atisa sống tại Tây Tạng 12 năm đã trở thành một
đại dịch giả Kinh điển ở đây. Dễ nhận thấy tuy Mật giáo được xuất phát từ Ấn
Độ, nhưng lại không phát triển tại đây và chỉ khi truyền bá ra bên ngoài mới
phát triển mạnh mẽ.
1.2.1. Lịch sử Mật tông
Trên phương diện lịch sử, tại Ấn Độ - nơi khởi nguyên của mình, Phật
giáo trải qua bốn chặng đường lịch sử: Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Bộ
phái, Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Mật tông. Phật giáo Đại thừa là khoảng
từ giữa thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ VII SCN, trong quá trình phát triển của
Phật giáo Đại thừa lại phân chia thành ba giai đoạn khác nhau, trong đó, Mật
tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối.
Mật tông (Tantric Buddhism) là một trong những tông phái của Phật
giáo đặc biệt có quan hệ mật thiết với Phật giáo Đại thừa, còn được gọi là Mật

19



giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cương thừa hoặc Mật thừa, Quả
thừa, Tối thượng thừa.
Mật tông được thành lập vào thế kỷ thứ VII ở vùng Nam Ấn với sự
xuất hiện của bộ kinh Ðại Nhật (Mahàvairocana sùtra). Ðây là bộ kinh căn
bản của Mật tông. Ở Ấn Ðộ, giai đoạn Mật giáo phát triển mạnh mẽ nhất là
dưới thời các vương triều Pàla (750-1150) ở Bengal. Nhà vua Dharmapala
(thế kỷ VII) là người đã nhiệt thành ủng hộ xây dựng tu viện Vikramasilà, làm
nên trung tâm truyền bá Mật giáo.
Ngài Long Thọ (Nagarjuna, 600-650) được coi là vị Tổ sư của Mật
giáo. Ngài thuộc dòng Bà la môn, thọ giới tại Nalanda, sau đó đến Vương Xá
tu 12 năm đắc thánh quả Ðại thủ ấn tất địa (Mahamudràsiddhi). Phật giáo Tây
Tạng cho rằng Long Thọ (thế kỷ VII) và Long Thọ luận sư (thế kỷ II) là một,
tức Long Thọ đầu thai trở lại. Ngài có đệ tử truyền pháp là Long Trí. Mật giáo
Ấn Ðộ được khởi xướng và truyền bá do các cao tăng như Long Thọ, Long
Trí, Kim Cương Trí, Thiện Vô Úy. Trên mặt giáo nghĩa và hành trì thì Mật
giáo được chia làm hai phái Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim cương
thừa (Vajrayàna), dựa theo tư tưởng của hai bộ kinh Ðại Nhật và Kim Cương.
Sự khởi nguyên, quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Mật
tông có mối tương quan mật thiết với sự thay đổi của nền chính trị, văn hóa
Ấn độ đương thời. Nửa sau thế kỷ VII (SCN), Ấn độ giáo đã len lỏi trong các
hệ thống học thuyết, kể cả giáo lý Phật giáo mà phục hưng trở lại, từ đó tạo ra
sự cạnh tranh rất mãnh liệt đối với Phật giáo đương thời. Lúc bấy giờ Phật
giáo Đại thừa không chỉ bị giới hạn trong phạm vi “kinh viện triết học”, mà
còn chạy theo những phong trào lý luận học vấn, gắn chặt mình với phạm trù
triết học biện luận, do vậy, vô hình chung đã tự tách mình ra khỏi quảng đại
quần chúng. Vì thế, để thích ứng với tình thế mới, Phật giáo Đại thừa đã quay

20



về tìm lại thế mạnh của mình vốn có trước đó, nhanh chóng và tích cực tiếp
cận với Ấn độ giáo và Bà-la-môn giáo. Ban đầu khi tiếp xúc, phía Phật giáo
có những phản ứng khá kịch liệt, có lúc lại cật lực phê phán những quan niệm
nghi chấp về tế tự cầu phúc trừ họa và mật chú, tuy nhiên vẫn xúc tiến việc
hợp lý hóa hoặc Phật giáo hóa theo tinh thần tùy duyên, cuối cùng Phật giáo
đã hình thành nên một hệ thống Mật giáo tương đối độc lập. Do đó, có thể nói,
Mật giáo là sản phẩm của sự kết hợp giữa Phật giáo Đại thừa và Ấn Độ giáo,
và sự ra đời của Mật giáo xuất phát từ nhu cầu phát triển tự nhiên của Phật
giáo Đại thừa.
Tư tưởng Phật giáo Mật tông được manh nha từ trong Kinh A Hàm.
cho rằng việc xướng tụng những kinh văn đơn giản bằng văn Pali trong Lật
Tạng và trong Kinh A Hàm, nương vào công đức đó thì phước sẽ đến họa sẽ
đi, cho thấy tín ngưỡng mật chú từ buổi ban đầu. Với hình thức Mật giáo này
được phân là thời kỳ Tạp Mật. Ngoài ra còn lấy thể cách văn tự và ngữ cú làm
đặc trưng riêng, có hàm nghĩa vô cùng sâu sắc với việc nhiếp tâm điều tức,
với mục tiêu đạt đến Đà-la-ni thống nhất tinh thần tức là Nhất Tâm, giai đoạn
này được gọi là giai đoạn tối sơ của Tạp Mật. Như vậy có thể thấy, tư tưởng
Mật tông đã bắt đầu từ thời kỳ Phật giáo nguyên thủy với những hình thức sơ
khai của việc hành trì Mật tông.
Đến thời kỳ Phật giáo Bộ phái, Mật tông đã tích lũy được một số lý
luận khá lớn, và đến thời kỳ Phật giáo Đại thừa phát triển thì hình thành nên
một hệ thống lý luận khá chặt chẽ. Trong bộ Ấn Độ Phật giáo sử, Đa-la-natha viết: thời ngài Tăng Hộ, hai loại Sự bộ và Hành bộ hiển nhiên đã lưu hành
được hai trăn năm rồi, nhưng hai loại Du già và Vô thượng du già vẫn chưa
xuất hiện, đến vương triều Pala về sau mới bắt đầu hoằng truyền. Đến nay hệ
thống truyền thừa của Mật giáo vẫn rất mơ hồ và cũng khá phức tạp, bởi do
đã không xuất hiện những tác giả Mật giáo có quyền uy trên phương diện
21



×