Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đạo Công giáo và ảnh hưởng của nó đến vấn đề đoàn kết dân tộc ở Quảng Bình hiện nay : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.28 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN HỒNG ĐỨC

ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ
ĐẾN VẤN ĐỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Ở QUẢNG BÌNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HàNội, 11/2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN HỒNG ĐỨC

ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ
ĐẾN VẤN ĐỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Ở QUẢNG BÌNH HIỆN NAY
Chuyênngành: Triếthọc
Mãsố: 60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. TrầnThị Kim Oanh



HàNội, 11/2013


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................1
KÝ HIỆU CÁC SÁCH THÁNH KINH .....................................................................2
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................4
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO ..........................11
1.1. Khái niệm „Đạo Công giáo“ ..........................................................................11
1.2. Bối cảnh ra đời của Đạo Công giáo................................................................14
1.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội ...............................................................................14
1.2.2. Cơ sở tư tưởng .........................................................................................17
1.3. Giáo lý, giáo luật của đạo Công giáo .............................................................28
1.3.1. Giáo lý......................................................................................................28
1.3.2. Luật lệ, lễ nghi .........................................................................................37
1.4. Đôi nét về lịch sử Đạo Công giáo ..................................................................41
1.4.1. Đạo Công giáo trên thế giới .....................................................................41
1.4.2. Đạo Công giáo ở Việt Nam .....................................................................45
Chương 2. ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ VẤN ĐỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ..................50
Ở QUẢNG BÌNH HIỆN NAY .................................................................................50
2.1. Khái quát về lịch sử đạo Công giáo ở Quảng Bình ........................................50
2.2. Đạo Công giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Quảng Bình .............54
2.2.1. Trong cộng đồng giáo dân Công giáo .....................................................54
2.2.2. Trong mối quan hệ giữa người Công giáo với những người ngoài Công
giáo.....................................................................................................................59
2.2.3. Trong quan hệ giữa Đạo Công giáo với hệ thống chính trị .....................69
2.3. Một số hạn chế và giải pháp góp phần nâng cao vai trò của Đạo Công giáo
đến vấn đề đoàn kết dân tộc ở Quảng Bình hiện nay ............................................76
2.3.1. Một số hạn chế .........................................................................................76

2.3.2. Một số giải pháp ......................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................89


KÝ HIỆU CÁC SÁCH THÁNH KINH
A. Các sách trong Cựu ƣớc

St

Sáng Thế ký

Genesis

Cn

Châm Ngôn

Proverbs

Xh

Xuất Hành

Exodus

Gv

Giảng Viên

Ecclesiastes


Lv

Lêvi

Leviticus

Dc

Diễm Ca

Songs

Ds

Dân Số

Numbers

Kn

Khôn Ngoan

Wisdom

Dnl

Ðệ Nhị Luật

Deuteronomy


Hc

Huấn Ca

Sirach

Gs

Giôsuê

Joshua

Is

Isaia

Isaiah

Tl

Thủ Lãnh

Judges

Gr

Giêrêmia

Jeremiah


R

Rút

Ruth

Ac

Aica

Lamentations

1Sm Samuen 1

1 Samuel

Br

Barúc

Baruch

2Sm Samuen 2

2 Samuel

Ed

Edêkien


Ezekiel

1V

Các Vua 1

1 Kings

Ðn

Danien

Daniel

2V

Các Vua 2

2 Kings

Hs

Hôsê

Hosea

1Sb

Sử Biên 1


1 Chronicles

Ge

Giôen

Joel

2Sb

Sử Biên 2

2 Chronicles

Am

Amốt

Amos

Er

Ét Ra

Ezra

Ov

Ôvadia/Abdya


Obadiah

Nkm Nơkhemia

Nehemiah

Gn

Giôna

Jonah

Tb

Tôbia

Tobit

Mk

Mikha

Micah

Gdt

Giuđitha

Judith


Nk

Nakhum

Nahum

Et

Étte/Esther

Esther

Kb

Khabarúc

Habakkuk

1Mcb Macabê 1

1 Maccabees

Xp

Xôphônia

Zephania

2Mcb Macabê 2


2 Maccabees

Kg

Khácgiai

Haggai

G

Gióp

Job

Dcr

Ðacaria

Zechariah

Tv

Thánh Vịnh

Psalms

Ml

Malakhi


Malachi

2


B.Các sách trong Tân ƣớc

Mt

Mátthêu

Matthew

1Tm 1 Timothêu

1Timothy

Mc

Máccô

Mark

2Tm 2 Timothêu

2Timothy

Lc


Luca

Luke

Tt

Titô

Titus

Ga

Gioan

John

Plm

Philêmon

Philemon

Cv

Tông đồ Công Vụ

Acts

Dt


Do thái/Hipri

Hebrews

Rm

Rôma

Romans

Gc

Giacôbê

James

1Cor 1Côrinthô

Corinthians 1

1Pr

Phêrô 1

1Peter

2Cor 2Côrinthô

Corinthians 2


2Pr

Phêrô 2

2Peter

Gl

Galata

Galatians

1Ga

Gioan 1

1John

Ep

Êphêsô

Ephesians

2Ga

Gioan 2

2John


Pl

Philiphê

Philipians

3Ga

Gioan 3

3John

Cl

Colossê

Colossians



Giuda

Jude

1Tx

1 Thessalonica

1Thessalonians


Kh

Khải huyền

Revelation

2Tx

2 Thessalonica

2Thessalonians

Trong luận văn này, các ký hiệu được viết theo thứ tự: Chữ viết tắt của sách thánh/
đoạn/câu. Thứ tự này được viết theo quy ước sau đây:
- Ngay sau tên sách là số đoạn;
- Ngay sau số đoạn là dấu phẩy (,);
- Ngay sau dấu phẩy là số câu;
- Dấu gạch ngang (-) có nghĩa là „„đến‟‟;
- Dấu chấm (.) có nghĩa là „„và‟‟;
- Dấu chấm phẩy (;) có nghĩa là „„rồi‟‟
Ví dụ:
- Mt 2,4: Phúc Âm theo thánh Mát-thêu đoạn 2 câu 4.
- Cl 1,1-4: Thư thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Cô-lô-xê đoạn 1 từ câu 1 đến câu 4.
- Is 12,4.11: Sách tiên tri I-sa-i-a đoạn 12 câu 4 và câu 11.
- Cv 3,2-5.8: Sách Công vụ Tông đồ đoạn 3 từ câu 2 đến câu 5 và câu 8.
- Kh 2,1-3;5-7: Sách Khải huyền đoạn 2 từ câu 1 đến câu 3 rồi từ câu 5 đến câu 7.
- 1Ga 2-4: Thư thứ I của thánh Gioan Tông đồ từ câu 2 đến câu 4.

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun
đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Từ khi thành lập, Ðảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn luôn coi trọng việc tăng
cường củng cố, xây dựng và mở rộng khối đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự
lãnh đạo của Ðảng, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai
cấp, dân tộc, tôn giáo, tập hợp, đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất
Việt Nam tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc giành thắng lợi lịch sử
trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến cứu nước.
Ngày nay, tinh thần đoàn kết đang được tiếp tục phát huy cao độ, trở thành
động lực của công cuộc đổi mới. Ðại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến
lược, là bài học lớn của cách mạng nước ta.
Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng khẳng định: Đoàn kết các dân tộc có vị
trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Các dân tộc trong đại
gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau
cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn
minh. [27, 244]
Trong khối đoàn kết dân tộc đó, Đạo Công giáo chiếm một vị trí quan
trọng. Trong lịch sử, Đạo Công giáo ở Việt Nam nói chung, Đạo Công giáo ở
Quảng Bình nói riêng đã có nhiều đóng góp không nhỏ cho khối đoàn kết dân
tộc, trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc cũng như trong giai đoạn Đổi mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà Đạo Công giáo mang lại cho khối
đoàn kết dân tộc, còn có một số ảnh hưởng tiêu cực của Đạo Công giáo đến
đoàn kết dân tộc, mà chủ yếu là do bị các lực lượng phản động lợi dụng.

4



Riêng ở Quảng Bình, ảnh hưởng của Đạo Công giáo nhìn chung là tích
cực. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đã xuất hiện một số biểu biện lợi
dụng tôn giáo nhằm gây mất trật tự xã hội, làm tổn hại đến khối đoàn kết toàn
dân. Bên cạnh đó, trong nhận thức của cán bộ và quần chúng nhân dân về Đạo
Công giáo đang còn thiếu khách quan, phiến diện. Điều đó dẫn đến những
thái độ ứng xử không đúng đối với Đạo Công giáo nói chung và Đạo Công
giáo trên địa bàn Quảng Bình nói riêng. Một hệ quả tất yếu là, vấn đề về Đạo
Công giáo trong khối đoàn kết dân tộc không chỉ phụ thuộc vào nhận thức,
thái độ, hành động của đồng bào theo Đạo Công giáo mà còn phụ thuộc vào
nhận thức, thái độ và hành động của toàn thể nhân dân về khối đoàn kết dân
tộc nói chung và Đạo Công giáo nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu ảnh
hưởng của Đạo Công giáo đến vấn đề đoàn kết dân tộc ở Quảng Bình có ý
nghĩa lý luận và thực tiến cấp bách.
Với lý do đó, chúng tôi chọn „Đạo Công giáo và ảnh hưởng của nó đến
vấn đề đoàn kết dân tộc ở Quảng Bình nước hiện nay“ làm đề tài nghiên cứu
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đạo Công giáo vẫn luôn là một đối tượng được các nhà nghiên cứu ở
Việt Nam quan tâm, trên nhiều phương diện khác nhau. Các công trình nghiên
cứu đó chủ yếu gồm các nhóm sau:
a. Về đạo Công giáo nói chung và Công giáo ở Việt Nam nói riêng:
Ngoài những côn trình của các tác giả nước ngoài đã được dịch ra tiếng
Việt, như: X. A. Tokarev (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát
triển của chúng, Nxb. Chính trị quốc gia; Jean-Baptiste Duroselle – JeanMarie Mayeur (2004), Lịch sử đạo Thiên Chúa, Nxb. Thế giới; Joseph M.
Champlin (2009), Quan điểm công giáo sống theo đúng mục đích, Nxb
Phương Đồng; Hans Küng (2010), Các nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo, Nxb.

5



Tri thức; Carol Smith – Roddy Smith (2011), Lịch sử Thiên Chúa giáo, Nxb.
Thời đại;Olivier Bobineau – Sebastien Tank-Storper (2012), Xã hội học tôn
giáo, Nxb. Thế giới; John Bowker (2011), Từ điển Tôn giáo thế giới giản yếu,
Nxb. Từ điển bách khoa.
Ở Việt Nam trong khoảng chừng một thập niên trở lại đây, đã có không ít
công trình, tác giả nghiên cứu về đạo Công giáo và lịch sử Đạo Công giáo ở
Việt Nam, chúng ta có thể kể tên các nhà nghiên cứu tiêu biểu với những
công trình nổi bật như:
- Nguyễn Hồng Dương, với các công trình: Công giáo Việt Nam – Một số
vấn đề nghiên cứu, Nxb. Tôn giáo, 2008; Công giáo thế giới: Tri thức cơ bản,
Nxb. Từ điển bách khoa, 2012,
- Tác giả Đỗ Minh Hợp với các công trình như: Tôn giáo học nhập môn,
Nxb Tôn giáo, 2006: Tôn giáo phương Đông (quá khứ và hiện tại), Nxb. Tôn
giáo, 2006; và nhiều bài viết khác trên các tạp chí, bài tham luận tại các hội thảo.
- Linh mục Nguyễn Thái Hợp với cuốn sách Một cái nhìn về Giáo huấn
xã hội Công giáo, Nxb. Phương Đông, 2010.
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hưng cũng là một người có khá nhiều
công trình nghiên cứu về lịch sử Đạo Công giáo, đặc biệt với cuốn sách Công
giáo Việt Nam thời kỳ Triều Nguyễn (1802-1883), Nxb Tôn giáo, 2007; bài
viết „Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách của nhà nước Việt Nam đối với
công giáo nhìn từ góc độ văn hoá – tôn giáo“, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
tôn giáo, số 1/2008, cùng với nhiều bài viết, chuyên đề trong các hội thảo,
sách chuyên khảo khác.
Bên cạnh đó có thể kể đến: Phạm Thế Hưng với Hiểu biết về Công giáo ở
Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2005; Đỗ Quang Chính (2008), Tản mạn
lịch sử Giáo hội công giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, 2008; Nguyễn Hồng
Giáo, Một chặng đường Giáo hội Việt Nam, Học viện Phanxico, 2008; Mai

6



Thanh Hải, Các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (2 tập), tập II, Nxb. Văn
hóa – Thông tin, Hà Nội, 2006.
Nhìn chung, các công trình này phần nào cung cấp cho người đọc một cái
nhìn cơ bản về Đạo Công giáo nói chung và Đạo Công giáo ở Việt Nam nói
riêng. Tuy nhiên, các công trình này trình bày hoặc dưới dạng là những
nghiên cứu mang nặng tính lịch sử, hoặc là mang nặng tính miêu tả; những
công trình đi sâu vào khía cạnh triết học của Đạo Công giáo còn rất ít.
b. Các công trình, tài liệu nói về mối quan hệ giữa Công giáo với dân
tộc trong lịch sử Việt Nam:
Với nhiều mục đích và tính chất khác nhau, trong những năm qua ở Việt
Nam đã có không ít công trình đề cập đến vai trò của Đạo Công giáo với lịch
sử dân tộc, với sự đoàn kết và phát triển đất nước; cũng như đề cập đến những
hạn chế, những điểm chưa tốt trong mối quan hệ đó. Chúng ta có thể kể ra ở
đây một số công trình như:
- Đỗ Quang Chính (2008), Tản mạn lịch sử Giáo hội công giáo Việt Nam,
Nxb Tôn giáo.
- Các công trình do tác giả Nguyễn Công Danh biên soạn, hoặc chủ biên
như: Kỷ yếu tọa đàm „Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam: 30 năm – một
chặng đường“, Nxb. Tôn giáo, 2013; Người Công giáo tốt cũng là người
công dân tốt, Nxb. Tôn giáo, 2013.
- Tác giả Đỗ Quang Hưng với: Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa
nhà nước và Giáo hội, Nxb. Tôn giáo, 2003; „Phải chăng tôn giáo mâu thuẫn
với chủ nghĩa xã hội“, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2004.
- Tác giả Phạm Huy Thông lại tập trung vào mối quan hệ biện chứng
giữa đạo Công giáo với dân tộc trên bình diện văn hoá, như: „Bản sắc văn hóa
Việt trong nghĩ lễ, phụng tự của giáo hội Công giáo ở Việt Nam“, Tạp chí
Công tác tôn giáo năm 2006; „Đạo Công giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa“,


7


Tạp chí Triết học, số 6/2004; „Những điểm tương đồng giữa đạo Công giáo
và văn hóa Việt Nam“, Tạp chí Công tác tôn giáo năm 2004, hay những tác
phẩm khác như Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào công giáo, Nxb Chính trị
Quốc gia, 2004; bài viết „Tổ chức yêu nước của người Công giáo Việt Nam –
50 năm xây dựng và trưởng thành“ trên Báo Người Công giáo Việt Nam, số
1/2005,
- Cũng tương tự, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Dương cũng là người có
khá nhiều công trình nghiên cứu về đạo Công giáo trong mối quan hệ với dân
tộc: Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, 2004; Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam, Nxb. Từ điển
bách khoa, 2010; „Bước đường hội nhập văn hoá dân tộc của công giáo Việt
Nam“ đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1/2009, hay những công
trình chủ biên như: 30 năm Thư chung 1980 Hội đồng giám mục Việt Nam,
Nxb. Tôn giáo, 2010.
- Ngoài ra, chúng ta có thể kể tên một số nhà nghiên cứu với các công
trình tiêu biểu như: Nguyễn Đình Đầu (2010), Dấu ấn 50 năm hàng giáo
phẩm Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; Nguyễn Thái Hợp (2011), Việt Nam
dấu yêu: Quê hương và Giáo hội, CLB. Phaolo Nguyễn Văn Bình, Đỗ Lan
Hiền (2002), Sự thống nhất giữa kính Chúa và Yêu nước trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam thời cận, hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Nà Nội.
- Ngoài ra, ở Việt Nam cũng đã có một số hội thảo, toạ đàm bàn về mối
quan hệ giữa đạo Công giáo nói riêng, tôn giáo nói chung trong mối quan hệ
với dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân.
Trong các công trình kể trên, có thể thấy là có không ít công trình đề cập
đến đến mối quan hệ, vai trò của Đạo Công giáo trong lịch sử dân tộc, về quá
trình hội nhập, đoàn kết giữa Đạo Công giáo với dân tộc. Có thể nói, các công
trình đó đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn khá tổng quát về sự đồng


8


hành của Đạo Công giáo trong tiến trình lịch sử dân tộc, cũng như những vấn
đề đặt ra để mối quan hệ dân tộc – tôn giáo được tốt hơn.
Bên cạnh đó, cũng đó có không ít kỷ yếu hội thảo, tọa đàm về lịch sử của
đạo Công giáo trong lịch sử Việt Nam, như: Kỷ yếu hội thảo „Một số vấn đề
đạo Thiên chúa trong lịch sử dân tộc Việt Nam“ Viện Khoa học xã hội và Ban
Tôn giáo Thành phố Hồ Chí Minh năm 1988, tọa đàm khoa học „Từ Công
đồng Vatican II đến thư chung 1980“ của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt
Nam năm 2005.
Nhìn chung, mặc dù các tôn giáo tham gia một phần không nhỏ trong
việc hình thành khối đoàn kết toàn dân tộc, tuy nhiên, những công trình
nghiên cứu về vai trò của cá tôn giáo trong việc xây dựng khối đoàn kết toàn
dân tộc ở Việt Nam hiện nay hầu như là không có.
Trong khi đó, các công trình về tình hình Đạo Công giáo ở Quảng Bình
gần như là không có. Phần lớn, những thông tin, vấn đề về Đạo Công giáo ở
Quảng Bình chỉ xuất hiện trong các báo cáo định kỳ của các tổ chức, cơ quan
tỉnh Quảng Bình. Những báo cáo này mang nặng tính số liệu, thời sự mà chưa
có được sự đánh giá, tổng hợp mang tính tổng thể.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn giới thiệu về Đạo Công giáo, và chỉ ra ảnh hưởng của Đạo
Công giáo đến việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Quảng Bình
hiện nay.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Giới thiệu những nét cơ bản về Đạo Công giáo, và Đạo Công giáo ở
Quảng Bình.
- Chỉ ra và phân tích vai trò, ảnh hưởng của Đạo Công giáo trong khối

đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Quảng Bình hiện nay.

9


- Đưa ra một số khuyến nghị cho việc đảm bảo và tăng cường khối doàn
kết dân tộc về tôn giáo ở Quảng Bình.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đạo Công giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Quảng Bình hiện nay
b. Phạm vi nghiên cứu:
Mối quan hệ giữa những người Công giáo với nhau, giữa giáo dân Công
giáo với người không theo Công giáo, giữa Giáo hội, các tổ chức Công giáo
với hệ thống chính trị ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian 5 năm trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn sử dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, chú trọng vận dụng quan điểm
Marxist về mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội, quan hệ giữa bản
chất và hiện tượng,...
- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích - tổng hợp, thống nhất logic – lịch
sử, so sánh,...
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham
khảo trong tìm hiểu về Đạo Công giáo ở Quảng Bình, về mối quan hệ giữa
Đạo Công giáo và khối đoàn kết toàn dân tộc.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
2 chương và 7 tiết.

10



Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO

1.1. Khái niệm „Đạo Công giáo“
Công giáo (Katholik, Catholic, phổ biến) nguyên thủy có nghĩa là chung,
hay phổ quát, nhưng trong lịch sử Kitô giáo, từ này được dùng theo nhiều
cách. Hiện nay, „công giáo“ được sử dụng với năm nghĩa sau:
i. Hội thánh Công giáo, để phân biệt với các Hội thánh Kitô giáo không
công nhận quyền tối thượng của Giáo hoàng.
ii. Đức tin công giáo, đức tin của tập thể các các tín hữu trên thế giới, hay
cụ thể hơn, đức tin được chấp nhận „mọi nơi, mọi lúc và do mọi người“.
iii. Chính giáo, phân biệt với lạc giáo hay ly giáo.
iv. Hội thánh nguyên vẹn trước khi có cuộc ly khai ở phương Đông năm
1054; sau đó Hội thánh Phương Đông tự xưng là Chính thống, để đối lại với
các Hội thánh Kitô giáo không chấp nhận những định tín của Công đồng
Ephexo và Calcedinia về thiên tính của Chúa Kitô.
v. Ngày nay, nói chung, từ „công giáo“ chỉ những Kitô hữu theo một
truyền thống đức tin và thờ phụng liên tục, và tin rằng các giám mục cũng
như những linh mục là những người kế nhiệm của các tông đồ từ thời
Chúa Kitô.
Tính từ „công giáo“ (tiếng Latin: Cotholicus, tiếng Hy Lạp: Katholicos,
tiếng Đức: katholisch, tiếng Anh: catholic,) có gốc tiếng Hy Lạp là „kath‘
holou“ nghĩa là: có liên quan tới sự toàn bộ. Thuật ngữ này lần đầu tiên được
thánh Ignatio Antiokia sử dụng cho Hội thánh khoảng năm 107, theo nghĩa là
toàn bộ hay phổ quát. Công đồng Constantinopolis I (381) thêm tính từ này
vào Kinh Tin kính khi mô tả Hội thánh là một Hội thánh „duy nhất, thánh
thiện, công giáo và tông truyền“. Sau khi có sự phân chia Kitô giáo thành


11


Kitô giáo phương Đông và Kitô giáo phương Tây năm 1054, các Hội thánh
phương Đông bắt đầu nói về mình như „Chính thống“ trong khi hội thành
phương Tây vẫn tiếp tục được biết đến như Hội thánh Công giáo. Từ thời cải
cách vào thế kỷ XVI, người ta bắt đầu thêm từ „Roma“ vào sau từ „Công
giáo“, nhưng trong những tài liệu chính thức của mình, Hội thánh ấy vẫn tiếp
tục coi mình chỉ là „Hội thánh Công giáo“.
Tính công giáo là tính phổ quát của Hội thánh do Jesus Kitô thiết lập.
Kinh Tin kính của Công đồng Nicea tuyên xưng Hội thánh „duy nhất, thánh
thiện, công giáo và tông truyền“. Hội thánh là công giáo trước tiên về mặt
không gian, vì Hội thánh có mặt trên khắp thế giới. Công giáo trong hiện thực
là khi Hội thánh thực sự có mặt khắp nơi; công giáo trong khả năng vì ý
muốn của chúa Kitô là muốn Hội thánh hiện diện giữa muôn dân. Công giáo
trong thực tế có thể hiểu theo nghĩa vật lý khi nó bao gồm hết mọi người trên
trái đất, dù không phải là tính từng cá nhân một; hoặc có thể hiểu theo nghĩa
luân lý khi nó chỉ gồm đa số trong nhân loại. Dù có tính công giáo theo nghĩa
luân lý là đủ để Hội thánh trở thành phổ quát, nhưng ý của Chúa Kitô là muốn
Hội thánh nỗ lực không ngừng để phát triển. Lý tưởng mà Hội thánh có gắng
vươn tới là trở thành công giáo theo nghĩa vật lý. Lập trường chung của các
nhà hộ giáo là muốn trở thành công giáo theo nghĩa luân lý, Hội thánh cũng
phải được mở rộng ra trên phạm vi toàn thế giới. Có như thế, sau khi phát
triển một thời gian, Hội thánh mới là công giáo theo nghĩa luân lý được và kể
từ đó, Hội thánh sẽ mãi mãi tồn tại.
Như vậy, công giáo là một thuộc tính của tôn giáo xuất phát từ Đức Kitô
và về sau còn mang nghĩa là tôn giáo có tính phổ quát như định nghĩa của
thánh Cyrillo thành Jerusalem viết vào cuối thế kỷ thứ II:
“Giáo hội được gọi là Công giáo vì giáo hội lan tràn khắp thế giới từ
đầu này đến đầu kia của trái đất, vì giáo hội giảng dạy một cách phổ biến,


12


không loại trừ tất cả các tín điều con người cần phải biết và cũng vì giáo hội
muốn cho loài người, vua quan cũng như thường dân, người thông thái cũng
như kẻ dốt nát suy phục sự tôn sùng đích thực” [Dt.56, tr.34].
Bốn đặc tính của Giáo hội là: „duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông
truyền“. Những Giáo hội chấp nhận các đặc tính đó cũng có thể gọi là Công
giáo. Vậy nên khái niệm Công giáo không phải chỉ là từ chuyên biệt của Giáo
hội Công giáo Roma.
Theo nghĩa này thì „Đạo Công giáo“ có liên quan tới một cộng đoàn đặc
biệt nào đó của các tín hữu, một Hội thánh hữu hình, có tính lịch sử, và một
truyền thống sống động, tất cả đều bắt nguồn từ Hội thánh của các tông đồ.
Theo một nghĩa rộng hơn thì „Đạo Công giáo“ đôi khi được hiểu như bao
gồm các Hội thánh khác như Chính thống và những Giáo hội hiệp thông với
Anh giáo, những Giáo hội vẫn hiệp thông với truyền thống Công giáo ở một
mức độ nào đó. Không phủ nhận rằng những Hội thánh này và những Hội
thánh khác còn hiệp thông với truyền thống Công giáo. Ở đây ta quan tâm tới
Đạo Công giáo theo một nghĩa đặc biệt, có liên quan đến Hội thánh Roma
thánh được gọi đơn giản là „Công giáo“.
Đức tin, nghi lễ và luân lý của Hội thánh Công giáo Roma với tư cách là
một thực tại lịch sử, đã được mặc khải nơi Chúa Jesus Kitô và được tiền định
sẽ tồn tại cho tới ngày tận thế. Đạo Công giáo là tất cả những gì Hội thánh
dạy phải tin và phải sống để để được cứu độ và, ngoài sự cứu độ ấy, còn được
thánh hóa. Hệ thống giáo lý, phụng vụ và đời sống này được gọi là công giáo
(phổ quát), vì hệ thống ấy nhắm tới mọi người, mọi thời cũng như chưa đựng
mọi điều cần thiết và thích hợp cho mọi hoàn cảnh của cuộc sống con người.
Đạo Công giáo Roma là đức tin, phụng vụ và luân lý của tất cả những
Kitô hữu hiệp thông với giám mục Roma, người mà họ nhìn nhận là người đại

diện của Chúa Jesus và thủ lĩnh hữu hình của Hội thánh do Jesus thiết lập.

13


Cách nói „Hội thánh Roma“ hay „Hội thánh Công giáo Roma“ đã có ít nhất
từ thời Trung cổ nhưng những cách nói này mới được chú ý nhiều sau cuộc
cải cách của Tin lành. Mục đích là để nhấn mạnh phẩm chất khác biệt của một
người không những là Kitô hữu vì đã được rửa tội mà còn là người Công giáo
vì có hiệp thông với Giáo hoàng.
Tóm lại, khái niệm Kitô giáo rộng hơn và đương nhiên Công giáo chỉ là
một nhánh của Kitô giáo mà thôi. Danh từ Công giáo cũng chính thức được
nhà nước ta ghi nhận trong Sắc lệnh 234/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
ngày 14-6-1955. Khái niệm đạo Công giáo đề cập đến trong chuyên luận này
là tôn giáo thuộc giáo hội Công giáo Roma và được truyền vào Việt Nam từ
đầu thế kỷ XVI.
Ở Việt Nam, Đạo Công giáo còn có những tên gọi khác là Đạo Hoa
Lang, Đạo Gia-tô, đạo Cơ đốc, là Đạo Thiên chúa vì tôn giáo này thờ Thượng
đế (Thiên chúa). Hiện nay, trong các văn bản chính thức đều gọi đạo Công giáo.
1.2. Bối cảnh ra đời của Đạo Công giáo
1.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội
Đạo Công giáo ra đời vào đầu Công nguyên, trong bối cảnh đế quốc La
Mã thời cổ đại lâm vào khủng hoảng trầm trọng và chứa đầy mâu thuẫn.
Từ thế kỷ II, III trước Công nguyên ở Châu Âu, nhà nước chiếm hữu nô
lệ Roma, sau khi hình thành, đã liên tiếp mở các cuộc viễn chinh xâm lược.
Đến đầu Công nguyên, nhà nước Roma trở thành một đế quốc hùng mạnh với
một lãnh thổ rộng lớn ven Địa Trung hải, trải dài từ tây sang đông bao gồm
nhiều bán đảo Italia và các nước cùng Địa Trung hải (nằm ở ba châu lục: một
phần của Châu Âu, một phần của Châu Á và một phần của Bắc Phi). Đây
chính là giai đoạn phát triển cực thịnh của đế quốc La Mã cổ đại, một nhà

nước đế chế được thiết lập bằng chiến tranh xâm lược và chủ yếu dựa vào lao
động thô sơ. Sự hà khắc của chế độ chiếm hữu nô lệ, sự bất công, bóc lột

14


nặng nề đã đẩy quần chúng lao động đến chỗ cùng cực và những khát vọng giải
phóng, tự do, an ủi trở thành môi trường lý tưởng cho Đạo Công giáo ra đời.
Tuy nhiên, ngay trong lòng đế chế La Mã hùng mạnh đã xuất hiện các
mâu thuẫn và rạn nứt. Đó là mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô, mâu thuẫn giữa
các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược với đế quốc La Mã, kẻ đi xâm lược, mâu
thuẫn giữa nhà nước trung ương tập quyền với cơ quan thống trị địa phương,..
Những mâu thuẫn đó đã dẫn đến các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại giai
cấp chủ nô và quân xâm lược, không chỉ ở những vùng đất bị chinh phục mà
còn ở chính quốc. Tuy nhiên, sức mạnh của đế chế La Mã đã nhanh chóng
đập tan những cuộc khởi nghĩa đó. Sự thất bại của các cuộc đấu tranh này
khiến quần chúng lao động cảm thấy bi quan, tuyệt vọng trước cuộc sống hiện
thực, họ tìm đến các lực lượng siêu nhiên để mong được giải thoát khỏi cuộc
sống hiện thực. Sự ra đời của đạo Công giáo xuất phát từ tinh thần đó. Nó
chính là ước mơ của quần chúng nhân dân lao động muốn được giải thoát
khỏi cuộc sống thực tại đau thương đó, đồng thời cũng là sự phản ánh của họ
trước thực tại đương thời. Họ không tìm thấy lối thoát trong đời sống hiện
thực, vì thế họ tất yếu phải tìm đến với lối thoát tinh thần. Quả thật, để tiếp
tục tồn tại, những con người đau khổ và yếu đuối trong cái xã hội ấy cần được
an ủi, cần lấy lại sự cân bằng về tâm lý, cần có niềm tin, dù là tin vào một sự
cứu vớt của một sức mạnh siêu nhiên nào đó. Chính tôn giáo đã đáp ứng nhu
cầu tinh thần của một bộ phận những con người như vậy. [75, 39].
Rõ ràng, nhu cầu giải thoát của những con người yếu đuối trong tình
trạng bị áp bức cùng cực là rất lớn. C.Mác viết: „Những con người yếu đuối
bao giờ cũng tìm lối thoát trong lòng tin vào những phép lạ; họ tin rằng kẻ

địch sẽ bị đánh bại, nếu như trong trí tưởng tượng của họ, họ dùng phép trù
yểm được nó, và họ mất hết mọi cảm xúc về hiện tại, vì họ đề cao đến tận
mây xanh cái tương lai đang chờ đón họ và những chiến công mà họ dự định

15


làm, nhưng báo tin về những cái đó trong lúc này thì họ cho là hãy còn quá
sớm“[63, 151].
Trong tác phẩm „Bàn về lịch sử đạo Cơ Đốc sơ kỳ“, Ph.Ăngghen cho
rằng, sự xuất hiện của đạo Công giáo đáp ứng yêu cầu được giải thoát của
quần chúng nô lệ bị áp bức dưới ách thống trị của đế chế La Mã, những người
đã bị đẩy „đến cảnh cùng khổ hoàn toàn“. Và, trong tình cảnh „mà mọi sự
chống đối của một số bộ lạc và thành phố nhỏ đối với đại cường quốc La Mã
đều vô vọng“ [65, 686], thì vấn đề tìm đến một lối thoát khác là tất yếu. Ông
viết: „Vậy đâu là lối thoát, đâu là sự cứu vãn đối với những người bị nô dịch,
người bị áp bức và người bị rơi vào cảnh bần cùng - lối thoát chung cho tất cả
những lớp người khác nhau với lợi ích xa lạ hoặc thậm chí đối lập nhau ấy?...
Lối thoát như vậy đã tìm được rồi. Nhưng không phải ở thế gian này. Với tình
hình hiện tại, lối thoát chỉ có trong lĩnh vực tôn giáo“ [65, 686-687]. „Tình
hình hiện tại“ mà Ph.Ăngghen nhắc đến không gì khác hơn là cái hiện thực
xã hội La Mã lúc bấy giờ, nơi mà con người đã bị những áp bức xã hội đày
đọa một cách „ghê gớm“ và không lối thoát. Trong hoàn cảnh đó, đối với
những người nô lệ, đạo Công giáo đưa đến một sự giải thoát. Đối với những
kẻ thống trị, đạo này cũng đang mang đến một cứu cánh cho chúng; bởi lẽ,
khi người nô lệ tin vào sự giải thoát của tôn giáo, họ sẽ không còn khát khao
tìm kiếm một con đường khác hiện thực hơn, trực tiếp đe dọa sự thống trị của
đế chế La Mã. Phải chăng vì vậy mà chính quyền La Mã, sau một thời gian
bài xích đạo Công giáo, đã quay sang ủng hộ tôn giáo này một cách mạnh mẽ?
Bản thân Ph.Ăngghen cũng cho rằng, sự ra đời của đạo Công giáo không

chỉ đáp ứng nhu cầu giải thoát của những người nô lệ, mà còn đáp ứng nhu
cầu hình thành và phát triển của đế chế La Mã. Như vậy, tôn giáo (ở đây là
đạo Công giáo) không chỉ là nhu cầu của các thân phận nô lệ cùng khổ, mà
còn là nhu cầu của giai cấp thống trị. Vấn đề quan hệ tôn giáo - chính trị xuất

16


phát từ nhu cầu này. Dĩ nhiên, đó không phải là nhu cầu của sự giải thoát, mà
là nhu cầu sử dụng tôn giáo để thiết lập, cũng cố địa vị thống trị xã hội. Ở
đây, nhu cầu của giai cấp thống trị được nảy sinh trên nhu cầu của tầng lớp nô
lệ, nhưng về bản chất là hoàn toàn khác nhau. Trở thành nhu cầu của cả kẻ bị
trị lẫn giai cấp thống trị, trong thời cổ đại, đạo Công giáo đã nhanh chóng
phát triển, phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh của thời đại lúc bấy giờ.
Chính Ăngghen đã đánh giá đạo Công giáo trong những buổi đầu mới ra
đời là tôn giáo của những người nô lệ và người buôn bán tự do, của nhũng
người nghèo khó đã bị tước hết quyền lợi, của các dân tộc bị La Mã đô hộ hay
làm tan tác. Những nhà sáng lập chủ nghĩa Marx-Lenin khẳng định: „Trong
lịch sử đạo Cơ đốc sơ kỳ có những điểm giống đáng lưu ý với phong trào
công nhân hiện đại. Cả đạo Cơ đốc lẫn chủ nghĩa xã hội công nhân đều tuyên
truyền sự giải phóng con người trong tương lai khỏi cảnh nô lệ và nghèo
khổ“. [65, 663]
1.2.2. Cơ sở tư tưởng
a. Thần thoại, tín ngưỡng
Trước khi Kitô giáo trở thành tôn giáo độc thần thì người dân ở thành
bang La Mã đã có những vị thần riêng của họ để tôn thờ. Những vị thần của
Roma chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống thần linh Hy Lạp. Thần Jupiter là
hình ảnh của thầm Zeus trong thần thoại Hy Lạp, thần Venus (vệ nữ, sắc đẹp)
là hình ảnh của thần Aphrodite của Hy Lạp, thần Neptune là hình ảnh của
thần Poseidon. Ngoài ra, người dân Roma còn thờ các nữ thần về hôn nhân, sinh

sản, về mùa màng, thần chiến thắng, thần hộ mệnh, nữ thần nông nghiệp,…
Nhằm đề cao quyền lực của vua chúa, giai cấp thống trị đôi khi cũng tôn
xưng các hoàng đế như một đấng thần linh. Viện nguyên lão Roma suy tôn
hoàng đế Octavianus (63 TrCN-14) là Augustus, nghĩa là đấng cao cả vĩ đại,
mọi người phải sùng bái như một vị thần. Nero bạo chúa (37-68) phá bỏ

17


tượng Jupiter thay tượng mình vào đó; còn (245-313) lại tự xưng là „đấng
vĩnh hằng“.
Khi đế chế La Mã lớn mạnh, chế độ độc tài ra đời, hoàng đế Roma thấy
cần phải xác định quyền lực tối cao của mình nên đã tước bỏ dần chế độ dân
chủ chủ nô. Việc thống nhất chế độ rộng lớn cũng cần có điểm hội tụ về tâm
thức, điểm hội tụ ấy không gì hơn là nhất thần giáo, dẹp bỏ các vị thần linh
thành bang, các vị thần bộ lạc thuộc Roma thống trị.
Mặt khác, các nước mà đế quốc La Mã xâm chiếm, nhất là các nước ở
phía đông đã có những vị thần tôn thờ chung theo khuynh hướng nhất thần
hóa, như thần Nithơra ở Iran, thần Isic và Osiric được thờ ở nhiều nơi. Những
vị thần này tự nguyện hy sinh bản thân mình để cứu giúp dân tộc, loài người
để rồi sống sót lại trong vinh quan và chiến thắng. Khuynh hướng nhất thần
giáo, hình ảnh các vị thần trên ở các nước phía đông đã du nhập vào Roma,
tác động đến một tôn giáo đang hình thành.
Về phía những người nô lệ tại Roma cũng như các thuộc địa của Roma,
các vị thần đang hiện diện đã tỏ ra hết thiêng liêng vì không đáp ứng được
khát vọng tâm linh, không giải phóng được họ khỏi nỗi khổ ải nên họ vẫn
mong chờ một vị thần mới đóng vai trò „cứu thế“ với một tôn giáo mới, mà
tôn giáo đó lấy việc thờ đấng cứu thế để cầu xin. Riêng những người nô lệ ở
các thuộc địa của Roma còn mong tìm thấy nơi Đấng cứu thế một anh hùng
giải phóng dân tộc.

Ngoài ra, đạo Công giáo còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố tín ngưỡng,
phong tục tập quán của các dân tộc vùng Trung Cận Đông. Chẳng hạn như,
hình ảnh Chúa Jesus được xây dựng từ nhiều phẩm chất thiêng liêng của các
vị thần và anh hùng dân tộc như: Josuah (bộ lạc Ephraien) đã hy sinh để cứu
bộ lạc mình; thần Hurules trên núi Octa được xem là con Thượng đế xuống
trần chịu chết để đam lại hòa bình; thần Alonis chết đi sống lại; Chúa Jesus

18


được sinh ra từ một nữ đồng trinh theo mô-tip Persee được sinh ra từ Dionyo
và Horus; phép thánh thể của đạo Công giáo rất gần gũi với nghi lễ thiêu sinh
các vật tế thần và chịu ảnh hưởng của tục uống máu của tín ngưỡng Mithra.
b. Các tôn giáo khác
Đạo Công giáo ra đời trước hết dựa trên cơ sở của Đạo Do thái. Khoảng
hơn 1.000 năm trước Công nguyên, quốc gia Do thái đã được thành lập theo
chế độ quân chủ - chủ nô với vị vua nổi tiếng của mình là David. Kể từ đó,
quốc gia này trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhiều lần hưng thịnh và
không ít lần suy vong. Đặc biệt, vào thế kỷ VI trước Công nguyên, quốc gia
này bị nhiều nước tấn công, xâu xé. Mỗi lần như thế, người Do thái phải lưu
tán, chạy sang các nước khác lánh nạn. Cùng với sự ra đời của quốc gia Do
thái, đạo Do thái được hình thành. Trong thân phận bấp bênh, lưu đày của
mình, người Do thái không khỏi nhớ vê tổ quốc và thời kỳ vàng son của dân
tộc mình. Các tri thức Do thái lưu vong đã viết lại cuốn lịch sử dân tộc mình
dưới dạng thần thoại và cuốn sách đó đã trở thành Kinh thánh của đạo Do
thái. Đạo Do thái được xây dựng trên cơ sở nhất thần giáo khá hoàn chỉnh và
trở thành một trong những tiền đề lý tưởng lý luận cho nền thần học Kitô nói
chung, đạo Công giáo nói riêng sau này.
Có thể thấy rằng, nội dung giáo lý cơ bản của đạo Công giáo được giữ
nguyên hoặc phát triển từ những tín điều của đạo Do thái có trước đó hàng

nghìn năm. Đạo Công giáo ra đời chủ yếu dựa trên cơ sở thần học Do thái. Đó
là các quan điểm về lịch sử sáng thế, sự màu nhiệm của Đức Chúa trời, tội tổ
tông truyền, linh hồn và thể xác, thiên thần và ác quỷ, thiên đàng và hỏa ngục,
thế giới vĩnh hằng ở bên kia,...
c. Nền tảng Triết học
Suốt chiều dài lịch sử, con người được thấm nhuần nhiều tư tưởng triết
học khác nhau. Không lúc nào nhân loại thiếu triết học, bởi khi nào con người

19


đang tồn tại thì lúc đó đang cần đến triết học. Triết học có một chỗ đứng hết
sức quan trọng trong đời sống con người. Nó đi sâu vào tâm thức con người
đến độ điều khiển hoạt động của một con người, một xã hội, của một thời đại
và ảnh hưởng của nó có thể mang tính phổ quát trên toàn nhân loại, trong một
thời đại. Dù vậy, triết học không phải là một cái gì chung chung, mơ hồ mà
trái lại, nó mang tính cụ thể, đặc trưng khả dĩ đáp ứng khát vọng thiết yếu của
con người trong không gian và thời gian.
Để tìm câu trả lời cho những khắc khoải của con người về nguồn gốc
huyền bí của vũ trụ, các triết gia thời Cổ đại, tiền Socrates, đã truy tầm về
nguồn gốc của vũ trụ, ở đó, họ tìm thấy những yếu tố là nguyên thủy của vũ
trụ như: nước, lửa, sự biến dịch và hữu thể… Trong khi các triết gia thời hậu
Socrates như: Plato, Aristoteles lại tập trung suy tư nhiều về vấn đề con
người. Ngang qua phương châm nổi tiếng của Socrates: „Con người hay nhận
thức chính mình!“, các triết gia thời bấy giờ đã lôi kéo con người về với thực
tại sống động của kiếp nhân sinh, nhằm thỏa mãn cho khao khát muốn biết:
con người từ đâu mà tới? con người sẽ đi về đâu? cấu trúc thực sự của con
người là gì?
Các triết gia nói trên, nhất là các triết gia Phương Tây thời hậu Socrates
đã có một tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người nói chung và trong

hệ thống tư tưởng Phương Tây nói riêng, trong đó có tư tưởng Kitô gáo.
Những tư tưởng đó đã đặt nền móng cho sự ra đời của Đạo Công giáo. Tư
tưởng triết học Cổ đại ảnh hưởng đến tư tưởng Kitô giáo trên cả hai phương
diện, thế giới quan và nhân sinh quan.[88, 10]
i. Thế giới quan
Đối với tư tưởng triết học Cổ đại, vũ trụ được coi như là toàn thể của
hiện hữu. Họ quan niệm vũ tụ như một trật tự hiện hữu: đi từ những vật thô sơ
đến những vật hoàn hảo nhất. Theo đó, cả Thượng đế cũng là thành phần của

20


vũ trụ. Và quy mọi sự vật về một yếu tố nào đó, ta thấy rõ trong quan niệm
của Heraclitus (535 TrCN – 475 TrCN) với lửa, của Parmenides (520/515
TrCN – 460/455 TrCN?) là hữu thể…
Triết học Cổ đại còn mang tính duy vật, các triết gia giải thích tự nhiên
không phải bằng những tín điều tôn giáo, mà bằng việc nghiên cứu hiện thực
xuất phát từ việc quan sát trực tiếp sự vật. Quan sát bằng giác quan, bằng kinh
nghiệm thường trực của cuộc sống nên có phần chủ quan. Chủ quan khi họ
chỉ lấy một trong những yếu tố tầm thường: lửa, sự biến dịch và hữu thể,.. làm
khởi nguyên của vạn vật.
Plato (428/427 TrCN – 348/347 TrCN?) đã muốn đưa ra một vũ trụ siêu
việt nhưng rốt cuộc ông cũng trở về quan niệm một vũ trụ duy nhất. Như vậy cả
con người lẫn Thượng đế đều không siêu việt trên vũ trụ và vũ trụ siêu việt trên
con người. Con người toàn thiện có khả năng chiêm ngưỡng thế giới Linh tượng.
Aristoteles (384 TrCN – 322 TrCN) có sự sáng tạo trong tư tưởng về vụ
trụ khi ông giải nghĩa sự kiện biến dịch trong vũ trụ, nhưng cũng như Plato,
ông chủ trương vũ trụ là một trật tự vĩnh hằng và thần thánh. Aristoteles chỉ
khác Plato ở chỗ hủy bỏ, không thừa nhận thế giới Linh tượng như một vũ trụ
biệt lập bên ngoài vũ trụ biến dịch. Với ông, chỉ có một vũ trụ duy nhất, tức là

vũ trụ hữu hình. Nhưng nếu để ý một chút, ta sẽ thấy vũ trụ bất biến của Plato
vẫn hiện lộ qua những mô thể, tức những thực tại bất biến của vụ trụ trong
quan điểm của Aristoteles.
Tóm lại, vũ trụ đối với Plato và Aristoteles là một trật tự hoàn hảo
(không cải tiến, không thể có mức tốt hơn chính mẫu mực của nó). Hơn nữa,
vụ trụ còn được coi là thần thánh, thần thánh đến nỗi Thượng đế cũng chỉ là
thành phần của vũ trụ. Vũ trụ của Aristoteles là một bộ máy khổng lồ.
Triết học vừa được Socrates đưa từ trời xuống mặt đất, liền bị Plato mang
ngay lên trời, lên mãi thế giới Linh tượng. Plato đã nghĩ ra thế giới linh tượng

21


và lấy đó để giải nghĩa của vũ trụ khả giác. Nhưng ông đã thất bại, mặc dù
vậy, cái thất bại của ông cũng không làm giảm bớt sự kính phục của nhân loại
đối với sự nghiệp tư tưởng của ông. Và Aristoteles cũng đi vào con đường của
thầy mình. Ông phê bình học thuyết Linh tượng của Plato nhưng vẫn không
thoát ra ngoài quan niệm triết học của Plato. Cho nên, đối tượng của triết học
Aristoteles vẫn sẽ là vụ trụ khác thể. Hai phần chính yếu trong học thuyết của
ông: Physic và Metaphysic, đều quy về việc tìm hiểu bản tính của vạn vật
trong vũ trụ. Đối với ông, con người cũng là một sinh vật và chúng ta có thể
dùng tri thức triết học để giải nghĩa nó, cũng như chúng ta giải nghĩa các sự
vật khác.
Vũ trụ của Aristoteles là một cái máy khổng lồ và kỳ diệu, trong đó, mỗi
bánh xe thuộc cấp dưới được chuyển động nhờ tác động của động cơ bánh xe
ở cấp trên. Trên hết là đệ nhất động cơ, tức Thượng đế, theo quan niệm của
Aristoteles.
Trong viễn tượng ấy, triết học của ông sẽ được định nghĩa là khoa học về
các sự vật. Và khi nói như vậy, Aristoteles đã xác định đối tượng của những
nghiên cứu triết học của ông và của môn phái ông sau này. Nhìn vào thành

phần chính yếu của học thuyết mô chất của ông, người ta thấy gì nếu không
phải là quan niệm của ông về cơ cấu siêu hình và vạn vật, cũng như tư tưởng
của ông về bốn nguyên lý? Con người hiện sinh hầu như bị lãng quên. Cho
nên, chúng ta có thể tóm tắt chủ đích của triết học thời kỳ này bằng cụm từ:
độc tôn hữu thể. Đây là thời kỳ triết học bị phóng thể: con người đã quên
mình để chỉ mải miết tìm hiểu vũ trụ khách thể.
Bên cạnh đó, Kitô giáo còn có sự tiếp thu những tư tưởng triết học của
những nhà triết học đương thời, mà tiêu biểu trường phái Khắc kỷ với hai đại
diện tiêu biểu là L.A.Seneca (khoảng 2 TrCN – 65) và Philo ở Ai Cập (khoảng
20TrCN – 50)

22


Seneca cho rằng cõi nhân gian là giả dối, thân xác con người là một gánh
nặng của linh hồn. Ông khuyên mọi người hãy từ bỏ những lạc thú ở đời,
sống thanh đạm, đạo đức. Ông yêu cầu mọi người, nhất là những người thông
thái phải làm việc có ích cho đời. Song ông lại khuyên họ tin vào sự an bài
của Thượng đế, sống phục tùng số mệnh.
Seneca quan niệm có hai nước. Một nước chung cho cả con người và
thần thánh. Quốc gia (thế giới) này không biên giới nên không nên nghĩ đến
dân tộc, quốc gia nhỏ bé riêng biệt của mình. Ông không quan tâm đến quốc
gia cụ thể, không cảm tính với phong trào giải phóng dân tộc của các quốc gia
bị đế quốc La Mã đô hộ.
Quốc gia (thế giới) thứ hai mà Seneca quan tâm nhiều hơn là thế giới cao
cả, nơi sinh quán của con người. Ông khuyên con người sống cho nó, hết lòng
phục vụ cho nó. Và chỉ những người đã được qua lựa chọn mới được đến ở tại
đó. Từ quan niệm trên, Seneca đi đến quan điểm về sự bình đẳng giữa các dân
tộc. Sau này, người ta bắt gặp những tư tưởng trên trong thư của thánh Paul.
Sống và xây dựng triết thuyết của mình vào khoảng cuối thế kỷ I trước

Công nguyên đến năm 65 sau Công nguyên, Seneca với việc lên án con người
là tội lỗi, nguyên nhân của mọi đua khổ, kêu gọi mọi người đi tìm sự giải
thoát, lẽ công bằng và vĩnh hằng ở thế giới bên kia, đã tạo nên một thế giới
quan làm cơ sở cho sự xuất hiện của một tôn giáo mới, Kitô giáo.
Một nhà triết học khác nữa đã được Kitô giáo tiếp thu là Philo (xứ Ai
Cập). Ông là người gốc Do thái lai Hy Lạp. Philo quy mọi nguyên nhân suy
đồi cùng những tệ nạn của xã hội vào cho con người, xem con người là
nguyên nhân của tội lỗi. Do vậy, ông chủ trương, một mặt con người phải
nhẫn nhục chịu đựng, không ngừng sám hối, mặt khác phải trông đợi một
đấng cứu thế sẽ xuất hiện.

23


×