Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu Phi: Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế: 60 31 02 06

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ LINH

SỨC MẠNH MỀM CỦA TRUNG QUỐC
TẠI CHÂU PHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

2 quyển – XB16 – 100 trang

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ LINH

SỨC MẠNH MỀM CỦA TRUNG QUỐC
TẠI CHÂU PHI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Minh Cao


Hà Nội - 2013


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 4
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 5
3. Nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu............................................................ 6
4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học ............................. 6
5. Kết cấu luận văn ....................................................................................... 7
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG MỞ RỘNG SỨC MẠNH MỀM CỦA
TRUNG QUỐC SANG CHÂU PHI .............................................................. 8
1.1. Sức mạnh mềm....................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm sức mạnh mềm ................................................................ 8
1.1.2 Tổng quan về sức mạnh mềm Trung Quốc .................................... 10
1.2. Mục tiêu phát triển sức mạnh mềm của Trung Quốc ...................... 20
1.2.1. Tăng cường lợi ích kinh tế ............................................................. 21
1.2.2. Nâng cao uy tín, vị thế, ảnh hưởng của Trung Quốc ................... 26
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI SỨC MẠNH MỀM Ở CHÂU PHI ... 31
2.1. Chính trị ............................................................................................... 31
2.1.1. Thiết lập quan hệ ngoại giao .......................................................... 31
2.1.2 Thực hiện các chuyến thăm viếng .................................................. 36
2.2. Kinh tế.................................................................................................. 38
2.2.1. Hỗ trợ phát triển............................................................................. 38
2.2.2 Xóa nợ cho các nước châu Phi ...................................................... 48
2.2.3. Viện trợ nhân đạo ........................................................................... 49
2.3. Quân sự ................................................................................................. 54
2.3.1. Tham gia đội quân gìn giữ hòa bình ............................................. 54
2.3.2. Tham gia dự án sửa chữa đường ống dẫn dầu ............................. 57
2.4. Văn hóa ................................................................................................. 58



2.4.1. Quảng bá ngôn ngữ Hán ................................................................ 60
2.4.2. Quảng bá nghệ thuật điện ảnh ....................................................... 61
2.4.3. Giáo dục, trao đổi khoa học kĩ thuật .............................................. 63
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỨC MẠNH
MỀM TRUNG QUỐC TẠI CHÂU PHI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO
VIỆT NAM..................................................................................................... 69
3.1. Bối cảnh quốc tế, tình hình Trung Quốc và châu Phi thời gian tới 69
3.2. Một số dự báo thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai sức
mạnh mềm Trung Quốc tại châu Phi ....................................................... 71
3.2.1.Thuận lợi .......................................................................................... 71
3.2.2 Khó khăn .......................................................................................... 74
3.3. Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam ................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86

1


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

AGOA

African Growth and Opportunity Act
Đạo luật về cơ hội và tăng trưởng châu Phi.

AIDS

Acquired Immuno Deficiency Syndrom

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á

AU

African Union
Liên minh các nước châu Phi

CADF

China - Africa Development Fund
Quỹ phát triển Trung Quốc châu Phi

CCTV

China Central Television
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc

COMESA

Common Market for Eastern and Southern Africa

Thị trường chung Đông và Nam Phi

EU

European Union
Liên minh Châu Âu

FAO

Food and Agriculture Organization
Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

HIV

Human Immuno-deficiency Virus
Virus suy giảm miễn dịch ở người

LNG

Liquid Natural Gas

2


Khí đốt tự nhiên hóa lỏng

NEPAD

The New Partnership for Africa's Development
Đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi

UN

United Nations
Liên Hợp Quốc

USD

United States of America Dollar
Đôla Mỹ

WB

World Bank
Ngân hàng thế giới

WHO

World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới

WTO

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới


3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, dư luận quốc tế, luôn chú ý tới hiện tượng “sự trỗi
dậy của Trung Quốc”, không chỉ nhằm tìm hiểu sâu về nước này mà còn
muốn lý giải hiện tượng đó trong sự biến đổi mạnh mẽ của thế giới. Trên thực
tế, “sự trỗi dậy của Trung Quốc” đã có ảnh hưởng ít nhiều tới tình hình phát
triển chung của thế giới. Đặc biệt, dưới ánh sáng của lý luận về “sức mạnh
mềm”, Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng của loại sức mạnh này đối
với thế giới và nhiều khu vực. Nhiều nghiên cứu về Trung Quốc đã cho thấy
khả năng nâng cao vị thế của Trung Quốc thông qua chính sách gia tăng sức
mạnh mềm. Bên cạnh sức mạnh cứng thì sức mạnh mềm đã trở thành một
trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc thực thi chính sách phát
triển đất nước của Trung Quốc. Trong bối cảnh thế giới thay đổi mạnh mẽ
hiện nay, Trung Quốc đang trỗi dậy và để sự trỗi dậy của mình thành công
hơn, họ phải “mở cửa” hướng ra bên ngoài, vị thế của Trung Quốc đang ngày
càng được khẳng định không chỉ liên hệ tới các nước lớn mà ngày càng mở
rộng ra các khu vực khác. Trong những năm gần đây, vấn đề sử dụng sức
mạnh mềm đã được Trung Quốc thực hiện hiệu quả với nhiều quốc gia tại khu
vực châu Á, Mỹ La Tinh và khu vực châu Phi. Nhiều nhà nghiên cứu quan hệ
quốc tế đặt ra câu hỏi: Tại sao Trung Quốc lại nhanh chóng vươn lên với sức
mạnh vũ bão như vậy, tại sao Trung Quốc lại chọn mảnh đất châu Phi để thể
hiện quyền lực của mình, sự gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc tại khu
vực này với mục đích gì và ảnh hưởng ra sao tới quan hệ hai bên cũng như
trong quan hệ quốc tế. Tìm hiểu sức mạnh mềm của Trung Quốc tại khu vực
châu Phi để chúng ta thấy được tầm quan trọng, vai trò của sức mạnh mềm
cũng như cách thức và phương pháp mà Trung Quốc đã triển khai như thế nào,
cũng như mục đích và kết quả mà Trung Quốc vươn tới mảnh đất này. Qua


4


luận văn này, có thể đánh giá được những bài học bổ ích trong mối quan hệ
quốc tế, trong quan hệ Trung Quốc - châu Phi, Trung Quốc - Việt Nam, châu
Phi - Việt Nam, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng chiến lược
sức mạnh mềm của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế như thế nào, thông qua
đó Việt Nam có những đối sách phù hợp với Trung Quốc cũng như các nước
trên thế giới. Do vậy, tôi chọn đề tài “Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại khu
vực châu Phi” cho bài luận văn tốt nghiệp của tôi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc trở thành một trong những chủ
thể được nhiều quốc gia và các nhà nghiên cứu trong quan hệ quốc tế quan
tâm, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu quy mô và chất lượng được đông
đảo các nhà nghiên cứu vấn đề quốc tế tìm hiểu.
Tại nước ngoài, có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề sức mạnh
mềm của Trung Quốc, nhất là các vấn đề liên quan tới khu vực Đông Nam Á,
như đề tài báo cáo tại Quốc hội Hoa Kỳ năm 2008: Sức mạnh mềm của Trung
Quốc tại Đông Nam Á. Đề tài khảo sát sức mạnh mềm tại châu Á năm 2008
do Hội đồng Chicago phối hợp với viện nghiên cứu Đông Á thực hiện tại 8
nước châu Á. Ngoài ra, có rất nhiều các bài tham luận khác nhau liên quan tới chủ
đề sức mạnh mềm được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bình luận.
Tại Việt Nam, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về Trung Quốc
như “Sức mạnh mềm của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á”, “Sức mạnh
mềm của Trung Quốc tại khu vực châu Á”. Tuy nhiên, các bài viết này chủ
yếu phân tích việc mở rộng sức mạnh mềm của Trung Quốc tại khu vực châu
Á chứ chưa có sự phân tích ảnh hưởng sức mạnh mềm của Trung Quốc tại
khu vực khác như châu Phi. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu riêng về sức
mạnh mềm của Trung Quốc tại châu Phi còn chưa thực sự cụ thể và chưa có

sự phân tích rõ ràng. Do vậy, việc tìm hiểu và phân tích cách sử dụng và áp

5


dụng sách lược mềm của Trung Quốc như thế nào để các quốc gia khác học
hỏi cũng như đánh giá được đúng ảnh hưởng của Trung Quốc tới khu vực châu
Phi và trong mối quan hệ quốc tế là một một yêu cầu khá cấp thiết hiện nay.
3. Nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
Nhiệm vụ
Phân tích chiến lược sử dụng sức mạnh mềm của Trung Quốc tại khu
vực châu Phi, các yếu tố tác động tới Trung Quốc trong việc sử dụng sức
mạnh mềm tại khu vực châu Phi, từ đó thấy được mục đích của Trung Quốc
cũng như những lợi ích mà Trung Quốc mang tới cho châu lục này.
Việc vận dụng, triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc thông qua các
lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự…tại khu vực châu Phi và phân
tích các yếu tố đó.
Triển vọng về việc mở rộng sức mạnh mềm tại châu Phi cũng như các
khu vực và quốc gia khác, từ đó đánh giá được khả năng vận dụng sách lược
của Trung Quốc cũng như những tác động tích cực, tiêu cực tại châu Phi và
những tác động của nó tới mối quan hệ quốc tế cũng như những kinh nghiệm
cho Việt Nam.
Giới hạn của đề tài
Luận văn chủ yếu xem xét về lĩnh vực mà Trung Quốc thực thi tại châu
Phi gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự và một vài khía cạnh khác như
khoa học, giáo dục.
4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
Dựa trên cở sở lí luận thực tiễn, đề tài thuộc về vấn đề quan hệ quốc tế,
phương pháp sử dụng chủ yếu ở đây là phương pháp nghiên cứu quốc tế,
phương pháp phân loại, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử và logic

là cách tiếp cận chủ yếu để tìm hiểu vấn đề.

6


Ngoài ra, bài viết còn được viết dựa trên các phương pháp phân tích, hệ
thống, đánh giá, từ đó rút ra những nhận định khái quát phục vụ cho nghiên
cứu được xác thực, rõ ràng hơn.
5. Kết cấu luận văn
Bài luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và phần tài
liệu tham khảo, trong đó phần nội dung được chia làm 3 chương. Chương 1
đề cập tới khái niệm và chủ trương mở rộng sức mạnh mềm của Trung Quốc
tại khu vực châu Phi, chương 2 nói về nội dung mà Trung Quốc triển khai sức
mạnh mềm và chương 3 bàn về khả năng ảnh hưởng sức mạnh mềm của
Trung Quốc tại châu Phi và một vài kiến nghị cho Việt Nam.

7


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG MỞ RỘNG SỨC MẠNH MỀM CỦA
TRUNG QUỐC SANG CHÂU PHI
1.1. Sức mạnh mềm
1.1.1. Khái niệm sức mạnh mềm
Là một khái niệm trong ngành chính trị học và quan hệ quốc tế, được
nhắc tới khoảng những năm 1970 bởi các học giả như Klaus Knorr, George
Modelski hay được đề cập tới trong các tác phẩm khác nhau của Hans
J.Morghenthau và Ray Cline, tới năm 1990 trong bài báo “Soft power” của
học giả Joseph Nye sức mạnh mềm được hiểu “là khả năng khiến người khác
muốn cái mà bạn muốn, do đó họ sẽ tự nguyện làm điều đó mà không phải ép

buộc hoặc mua chuộc”[45, tr.10]. Tới năm 1999, ông đưa ra khái niệm cụ thể
hơn “sức mạnh mềm là kết quả lí tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của
văn hóa và ý thức hệ chứ không phải sức mạnh cưỡng chế của một quốc gia,
có thể làm cho người khác tin phục đi theo mình, hoặc tuân theo các tiêu
chuẩn hành vi hay chế độ ra mình định ra để hành xử theo ý tưởng của mình.
Ở mức độ rất lớn, sức mạnh mềm dựa vào sức thuyết phục của thông tin”.
[46, tr.16]
Tới năm 2004, ông định nghĩa một cách rõ ràng hơn: sức mạnh mềm
nằm ở khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đó là khả năng đạt được thứ
mình muốn thông qua tính thuyết phục chứ không phải đe dọa hay mua
chuộc, “sức mạnh mềm là khả năng hướng tới mục tiêu bằng sức hấp dẫn của
mình chứ không phải bằng cách cưỡng ép trong các công việc quốc tế”. Nó là
sự hình thành tự sự hấp dẫn của văn hóa quốc gia, lí tưởng chính trị và chính
sách ngoại giao, khi những chính sách của một đất nước phù hợp trong mắt
của kẻ khác thì sức mạnh mềm sẽ được gia tăng.

8


Nhiều tác giả đã đưa ra những khái niệm khác nhau về sức mạnh mềm:
sức mạnh mềm là khả năng một quốc gia thuyết phục và gây ảnh hưởng tới
các nước không phải bằng đe dọa hay cưỡng ép mà bằng sức hấp dẫn của xã
hội, giá trị, văn hóa và thể chế của chính quốc gia đó. Sức hấp dẫn này có thể
được truyền đạt bằng nhiều phương tiện bao gồm văn hóa đại chúng, ngoại
giao nhân dân và cá nhân, các nhà lãnh đạo quốc gia tham gia vào các tổ chức
đa quốc gia và các diễn đàn quốc tế hoạt động kinh tế quốc ngoại và lực hấp
dẫn của một nền kinh tế mạnh. Như vậy, ta có thể thấy rằng, sức mạnh mềm
có bốn đặc điểm chính sau:
Một là, sức mạnh mềm có tính truyền thống, vì văn hóa có nguồn gốc
sâu xa trong lịch sử, bao gồm lối tư duy, hệ tư tưởng, truyền thống văn hóa,

phong tục tập quán, chế độ xã hội, kinh tế lối sống… đó là kết quả của
phương thức sản xuất xã hội.
Hai là, sức mạnh mềm có khả năng lan tỏa nhanh và cạnh tranh mạnh mẽ
nhờ công nghệ thông tin và internet vượt qua biên giới quốc gia, chủng tộc,
không gian, thời gian thúc đẩy tiến bộ xã hội tác động tới lối sống chuẩn mực,
hành vi của con người. Sức mạnh mềm đồng thời hấp dẫn và thúc đẩy nhau,
học tập và mô phỏng lẫn nhau và tự điều chỉnh…
Ba là, sức mạnh mềm có tính khả biến, mang tính động chứ không tĩnh,
thường xuyên thay đổi với tính dân tộc như sức mạnh quốc gia, sức mạnh
tuyệt đối, ngoại giao và giáo dục…
Bốn là, tính tương thuộc của sức mạnh mềm, có thể bổ sung và phát triển
cùng với các đặc tính khác của một quốc gia.
Về nguồn của sức mạnh mềm, Joseph Nye cho rằng “sức mạnh mềm”
hình thành từ 3 nguồn: thứ nhất là văn hóa của một quốc gia, một nền văn hóa
có sức hấp dẫn đối với các quốc gia khác; thứ hai là các giá trị chính trị, làm
sống dậy các giá trị cả ở trong nước và nước ngoài; nguồn thứ ba là chính

9


sách ngoại giao của một quốc gia, được xem như là chính đáng và có uy lực
đạo đức [45]. Nói một cách khác, một quốc gia có nhiều quyền lực mềm khi
văn hóa, giá trị và thể chế chính trị của nó nhận được sự khâm phục và tôn
trọng của nhiều nước khác trên thế giới.
Vai trò của sức mạnh mềm
Khái niệm cơ bản của sức mạnh là khả năng gây ảnh hưởng tới người
khác khiến họ làm điều mình muốn, có ba cách để ảnh hưởng: đe dọa bằng
cây gậy, dụ dỗ họ bằng củ cà rốt và hấp dẫn họ hay hợp tác với họ, như vậy
họ sẽ làm những gì mình muốn. Giải thích về nguồn sức mạnh mềm và cách
phát huy tác dụng của nó đối với cộng đồng quốc tế, Joseph Nye nêu rõ: “Nếu

một nước có thể làm cho sức mạnh của mình hợp pháp ở một nước khác, thì
khi thực hiện ý chí của mình sẽ ít gặp phải sự chống đối”1. Sức mạnh cứng đã
được đo thực tế của sức mạnh quốc gia, thông qua các thông số như dân số,
tài sản quân sự cụ thể, tổng sản lượng nội địa của một quốc gia. Để thực hiện
được sức mạnh mềm, các quốc gia vẫn phải sử dụng tới sức mạnh cứng (hard
power), Joseph Nye khẳng định, hầu hết các quốc gia dân tộc đều sử dụng
đồng thời sức mạnh mềm và sức mạnh cứng, khả năng kết hợp giữa sức mạnh
mềm và sức mạnh cứng được gọi là sức mạnh thông minh (smart power). Ông
cũng cho rằng, sức mạnh cứng và sức mạnh mềm là hai khía cạnh của khả
năng đạt được mục đích của quốc gia nào đó bằng cách tác đ văn hóa, quân sự…Ngoài ra, các nhà
hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam cũng cần đưa ra các biện pháp hợp lí
trong việc giao thương với các doanh nhân, thương gia Trung Quốc, hạn chế
các mặt hàng của Trung Quốc tràn lan sang Việt Nam quá nhiều mặt khác
hàng hóa kém chất lượng, hàng giả của Trung Quốc không những làm ảnh
hưởng tới nền kinh tế Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới chất lượng, sức khỏe
của người tiêu dùng trong khi đó, hàng Việt Nam lại không tiêu thụ được…
Về việc phát huy yếu tố sức mạnh mềm Việt Nam cần thực hiện một số
biện pháp sau đây:
Chính trị, xã hội ổn định sẽ là một lợi thế rất lớn trong việc thu hút các
mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tăng cường các mối quan hệ với các

77


nước trên thế giới, đưa ra những nỗ lực trong việc phát triển cộng đồng quốc
tế vì sự hòa bình, ổn định, sự phát triển thịnh vượng, thúc đẩy sự hiểu biết
nhằm xây dựng niềm tin với bạn bè quốc tế. Cần tranh thủ sự ủng hộ của bạn
bè quốc tế, tích cực vận dụng các diễn đàn đa phương trong và ngoài khu vực
nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển đất nước. Chung tay với cộng đồng
quốc tế về các vấn đề toàn cầu như an ninh lương thực, đói nghèo, bệnh dịch,

thiên tai… để phát huy hơn nữa sức mạnh mềm của Việt Nam trong nỗ lực
ngoại giao khác nhau trên nhiều mặt trận.
Nâng cao yếu tố tinh thần độc lập dân tộc và phát triển kinh tế nhanh
chóng để phát huy sức mạnh quốc gia và cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn
nữa yếu tố cải cách hội nhập theo hướng mở cửa nhằm thu hút các nguồn lực
bên ngoài.
Tăng cường khả năng vươn dậy và lan tỏa của văn hóa, cần nỗ lực đẩy
mạnh chiến lược giúp quảng bá về hình ảnh đất nước Việt Nam ra cộng đồng
thế giới, thực hiện các chính sách như quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua
giao lưu, hợp tác văn hóa trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Phát huy các giá trị truyền thống, văn hóa tinh thần, dân tộc, tính đồng
thuận của người Việt Nam. Ngoại giao văn hóa được coi là một trong những
yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh mềm, lịch sử Việt Nam đã chứng minh
cho thấy, Việt Nam đã sử dụng sức mạnh mềm rất nhiều trong các mối quan
hệ với các nước như để hóa giải xung đột, tạo mối quan hệ hòa hảo, hữu nghị
lâu dài với các nước. Do đó, việc xây dựng một chiến lược lâu dài cho ngoại
giao văn hóa nước nhà là một việc làm hết sức cần thiết. Ngoài ra, Việt Nam
cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa, tận dụng những lợi thế của toàn
cầu hóa kinh tế, đẩy mạnh giao lưu văn hóa nhân dân các nước, giao lưu
đối ngoại giúp cộng đồng quốc tế hiểu hơn về một nước Việt Nam giàu giá
trị văn hóa.

78


Cần mở rộng và phát huy tính hiệu quả của giới truyền thông, đặc biệt là
trong mối quan hệ với giới truyền thông quốc tế, cần có sự hợp tác và gắn kết
hơn, thông qua việc kí kết hợp tác ở cấp nhà nước, cấp tổ chức, cá nhân, để
truyền thông trở thành một phương tiện hữu hiệu giúp hình ảnh Việt Nam
được “đi ra ngoài” và có ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển đất nước.

Người Việt ở nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng cho
việc phát triển đất nước, Việt Nam cần có những chính sách thích hợp để đảm
bảo lợi ích của họ, đây là một bộ phận không nhỏ sẽ quảng bá hình ảnh của
đất nước Việt ra bạn bè quốc tế.
Việt Nam cũng cần quan tâm hơn nữa tới việc vận dụng kêt hợp sức
mạnh mềm và sức mạnh cứng, đó chính là sức mạnh thông minh. Trong
những năm gần đây, việc vận dụng sức mạnh thông minh vào đường lối phát
triển đất nước là một trong những chiến lược quan trọng đang được nhiều
quốc gia lớn trên thế giới nghiên cứu. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài
trong những số đó, từ xưa, trong dân gian ta vẫn nhắc tới câu “lạt mềm buộc
chặt”, đây cũng chính là sức mạnh mềm mà được ông cha ta vận dụng một
cách triệt để không chỉ trong những mối quan hệ với các nước láng giềng mà
còn áp dụng chi tiết vào những cuộc sống hàng ngày của người dân… Vì vậy,
mỗi người dân cần là một công dân gương mẫu để góp phần cho sự phát triển
của nước nhà.
Trong Binh Pháp Tôn Tử có câu “Người dùng binh chinh phục kẻ thù
giỏi là không phải ra trận” hay ngay trong trong lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, chúng ta đều biết tới Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi là áng văn
đỉnh cao thể hiện sức mạnh của người Việt với tư tưởng: “Đem đại nghĩa
thắng hung tàn. Lấy chí nhân thay cường bạo”. Rồi trong tư tưởng Hồ Chí
Minh cũng nói tới việc vận dụng sách lược ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt “dĩ
bất biến, ứng vạn biến” hay “ngoại giao công tâm” để chiến thắng được kẻ thù

79


một cách vinh quang. Như vậy mỗi cá nhân sống trong xã hội cần có những
hiều biết, kiến thức nhất định, điều đó đòi hỏi chúng ta không ngừng học hỏi,
nâng cao sự hiểu biết của mình nhằm tạo ra những lợi ích thiết thực, góp phần
trong việc phát huy sức mạnh mềm của đất nước.

Tiểu kết chƣơng 3
Sự xuất hiện của Trung Quốc tại châu Phi đã và đang đem lại những ý
kiến khác nhau trong dư luận quốc tế. Một mặt, Trung Quốc đem lại những
động thái tích cực cho người dân nơi đây nhưng ngược lại cũng gây nên
những khó khăn cho lục địa nghèo khó này.
Dù có những ý kiến khác nhau, ủng hộ, phản đối nhưng không thể phủ
nhận những tác động mạnh mẽ của Trung Quốc tại châu Phi. Họ đã làm thay
đổi phần nào đời sống, chính trị của nhiều nước tại khu vực này. Các nhà lãnh
đạo Trung Quốc đã phần nào nhận ra cách làm thế nào để pha trộn giữa viện
trợ với các dạng thức cam kết kinh tế khác một cách hiệu quả nhất. Trong
tương lai, vào thập niên thứ hai thế kỷ XXI, Trung Quốc vẫn sẽ tăng cường
thực hiện sức mạnh mềm tại châu Phi.
Việc triển khai này sẽ có những thuận lợi và khó khăn nhất định liên
quan đến bối cảnh quốc tế, tình hình trong nước Trung Quốc và tình hình tại
chính châu lục đen, do vậy, những biện pháp tiến hành sức mạnh mềm tại
châu Phi trong giai đoạn mới của Trung Quốc sẽ tinh vi hơn, khó nhận biết hơn.
Giống như một số nước châu Phi, Việt Nam là quốc gia đã và đang chịu
tác động mạnh mẽ của sức mạnh mềm Trung Quốc. Qua kinh nghiệm châu
Phi, Việt Nam cần rút ra những kinh nghiệm và bài học trong các vấn đề đối
nội, đối ngoại của đất nước mình.
Một là, trong những năm gần đây quan hệ Việt Nam - châu Phi trong
những có những triển vọng tốt đẹp. Việt Nam cần có định hướng đúng đắn
trong quan hệ với các nước châu Phi, phải coi trọng nguyên tắc bình đẳng,

80


cùng có lợi, đôi bên cùng thắng, Việt Nam mới có cơ hội tiếp cận nguồn
nguyên nhiên liệu và nguồn tài nguyên tại châu Phi. Việt Nam cần tranh thủ
sự ủng hộ từ các nước châu Phi trong các vấn đề quan hệ quốc tế trên các diễn

đàn và tổ chức quốc tế. Việt Nam châu Phi vốn có mối quan hệ thân tình, việc
hợp tác với châu Phi tạo cho hai bên nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển,
có nhiều yếu tố tương đồng để đôi bên cùng phát triển, nhất là trong lợi thế
nông nghiệp, hợp tác trong việc nghiên cứu các phương pháp trao đổi và hợp
tác kĩ thuật, từ yếu tố hợp tác nông nghiệp Việt Nam có thể hợp tác với các
nước bạn châu Phi nhiều lĩnh vực khác. Việt Nam cũng cần tranh thủ sự ủng
hộ của các nước châu Phi trong các mối quan hệ quốc tế, trong UN và các vấn
đề quan hệ quốc tế khác.
Hai là, đối với sức mạnh mềm Trung Quốc, Việt Nam không nên tin
tưởng quá mức vào những “lời hay ý đẹp”, “đồng chí”, “anh em”, “tốt”,
“cùng chế độ”…từ phía người láng giềng phương Bắc. Hạn chế sự ảnh hưởng
của “hỗ trợ” đặc biệt là từ những “loby” bằng tiền mặt trong những thương vụ
làm ăn với các thương nhân Trung Quốc. Hạn chế việc bán rẻ tài nguyên, đất
rừng, nhiều nguồn tài nguyên khác, kể cả nhiều loại nông sản cho thương lái
phương Bắc. Đa dạng hóa quan hệ thương mại và việc thực hiện nhiều dự án quan
trọng và dần dần tách khỏi “vòng ảnh hưởng” của Trung Quốc.

81


KẾT LUẬN
Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều
thay đổi quan trọng, một trong những đặc điểm của thế giới đương đại là hòa
bình, hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, các khu vực, đồng thời,
còn có sự xuất hiện những điều kiện cho việc hình thành trật tự thế giới mới
với nhiều lý thuyết mới, những hoạt động thực tiễn khác nhau.
Dưới ánh sáng của những lý luận hiện đại, trong đó có lý thuyết về sức
mạnh mềm do J. Nye đề xướng, Trung Quốc dường như có được một công cụ
mới hữu hiệu để thực hiện những tham vọng trở thành cường quốc thế giới.
Sức mạnh mềm được Trung Quốc áp dụng không chỉ với các khu vực “sân

sau” truyền thống như ở châu Á, mà còn được triển khai tích cực tại châu Phi.
Việc thực thi sức mạnh mềm của Trung Quốc tại châu Phi được thể hiện
dưới nhiều chiêu bài và hình thức khác nhau: chính trị, ngoại giao, ngoại giao
năng lượng, các hình thức trao đổi kinh tế, sức mạnh mềm quân sự…
Thông qua ngoại giao năng lượng, sức mạnh mềm ngoại giao Trung
Quốc đã và đang đáp ứng đầy đủ nguồn cung về năng lượng, đặc biệt về dầu
lửa và khí gas cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đồng thời, thông qua ngoại
giao năng lượng, Trung Quốc đã “ràng buộc” nhiều nước xuất khẩu nguồn
này ngày càng chặt hơn vào quá trình phát triển của Trung Quốc, trong đó có
nhiều nước châu Phi.
Thông qua ngoại giao kinh tế hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập
thị trường thế giới giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người Trung
Quốc, mà thị trường châu Phi là một ví dụ. Cái gọi là hỗ trợ kinh tế, viện trợ
nhân đạo… mà Trung Quốc thực hiện tại châu Phi thực chất là việc mua rẻ
những nguồn nguyên nhiên liệu và những nguồn tài nguyên khoáng sản khác
tại các nước châu Phi phục vụ nhu cầu thiếu hụt cho phát triển ổn định và bền
vững tại Trung Quốc.
82


Việc có mặt của rất nhiều quân nhân Trung Quốc trong đội quân gìn giữ
hòa bình của Liên Hợp quốc tại châu Phi, nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự
Trung Quốc tại châu lục này chính là sự thể hiện sức mạnh mềm quân sự của
Trung Quốc tại đây. “Uy danh quân sự” Trung Quốc làm cho một số nước
châu Phi có ảo tưởng dựa được vào nước này để tồn tại trong thế giới đầy
biến động hiện nay.
Trong lĩnh vực văn hóa, ngoại giao văn hóa và ngoại giao nhân dân của
Trung Quốc đã đạt được nhiều mục đích. Cái gọi là Học Viện Khổng Tử
chính là cơ quan tuyên truyền hình ảnh Trung Quốc ra nước ngoài. Với châu
Phi, sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc được thể hiện theo khía cạnh khác.

Đó là đài tiếng nói Trung Hoa phát các tin tức và thông điệp Trung Quốc tại
các quốc gia này. Đó là những phim ảnh và sách báo nói về văn hóa Trung
Quốc được biếu không hoặc bán rẻ như cho tới các nước châu Phi.
Không thể phủ nhận, sức mạnh mềm Trung Quốc tại châu Phi đã và sẽ
mang lại một số lợi ích nhất định cho nhân dân các nước sở tại. Các nước
châu Phi nghèo đói, bệnh dịch, nội chiến liên miên...tất cả những vấn đề này
khiến tình hình kinh tế, chính trị đời sống của các nước châu Phi rất khó khăn
và trở thành khu vực lạc hậu nhất thế giới. Điều này khiến cho người dân nơi
đây khao khát những sự thay đổi để có được một cuộc sống hoàn hảo hơn là
hết sức thiết thực. Việc mở rộng quan hệ với các nước lớn, nhất là quan hệ
với Trung Quốc đã giúp họ cải thiện được phần nào tình hình hiện nay. Đây
có thể là một cơ hội tốt để các nước tại khu vực này phát triển hơn và cũng có
thể dự đoán rằng sức mạnh mềm Trung Quốc tại khu vực này trong thời gian
tới sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, những hậu quả của việc triển
khai sức mạnh mềm Trung Quốc cho các nước châu Phi sẽ rất nghiêm trọng.
Đó là việc làm cho nền công nghiệp các nước sở tại khó phát triển. Hàng hóa
giá rẻ Trung Quốc lấn át làm cho hàng hóa “Sản xuất tại châu Phi” không

83


kiếm được thị trường ngay trên mảnh đất quê hương của mình. Nền nông
nghiệp châu phi bị xâm hại. Nhiều đất đai màu mỡ châu Phi biến thành trang
trại Trung Quốc. “Vũ khí dân số”, là những cư dân Trung Quốc chuyển cư tới
đây với “tinh thần phục hưng Trung Hoa” sẽ là nguồn thuốc nổ nổ chậm đối
với những nước châu Phi có ý đồ tách khỏi “vòng ảnh hưởng Trung Hoa.
Sớm hay muộn nhân dân và dư luận châu Phi cũng sẽ nhận ra ẩn ý trong
sức mạnh mềm Trung Quốc được triển khai tại đây.
Việc triển khai sức mạnh mềm tại châu Phi đem lại nhiều lợi ích cho
Trung Quốc. Khai thác nguồn nguyên nhiên liệu và tài nguyên khoáng sản

châu Phi bằng giá rẻ nhất có thể. Mảnh đất châu Phi rộng lớn giúp Trung
Quốc giảm nhẹ sức ép dân số, nâng cao uy tín và vị thế của nước này trên
trường quốc tế.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi mới, Trung Quốc với ban lãnh
đạo mới bước sang giai đoạn phát triển khác so với trước đây. Nước này vẫn
cần nhiều nguyên nhiên liệu cho phát triển. Trong khi đó, các nước châu Phi
cũng bước sang một thời kỳ lịch sử khác so với thập niên đầu thế kỷ XXI. Sẽ
có nhiều nước chịu ảnh hưởng của những biến đổi chính trị tại đây. Một số
cường quốc thế giới “trở lại châu Phi”. Đây cũng chính là những tác động
thúc đẩy Trung Quốc tăng cường chính sách sức mạnh mềm tại châu Phi.
Trong tương lai, chính sách sức mạnh mềm của Trung Quốc tại châu Phi
sẽ có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi là Trung Quốc đã trở
nên mạnh hơn, tiềm lực kinh tế, quân sự lớn nên có điều kiện thực hiện các
biện pháp „hỗ trợ” châu Phi nhiều hơn. Di dân Trung Quốc sang châu Phi tăng
lên. Trung Quốc có điều kiện gây áp lực chính trị, xã hội lên một số nước
muốn vượt khỏi “vòng ảnh hưởng” của Trung Quốc. Khó khăn là, Trung
Quốc phải cạnh tranh mạnh hơn với các cường quốc khác như Ấn Độ, Hoa
Kỳ hay Nga. Trong khi đó, một số nước châu Phi đã nhận diện được một số

84


ẩn ý trong chính sách sức mạnh mềm của Trung Quốc, do vậy họ thận trọng
hơn đối với các hoạt động cụ thể của Trung Quốc tại đây.
Chính vì thế Trung Quốc sẽ càng đẩy mạnh sức mạnh mềm tại châu Phi.
Nhưng những biện pháp sẽ khôn khéo hơn, khó nhận dạng hơn. Các nước
châu Phi và dư luận thế giới cần tìm hiểu sâu hơn về “chủ nghĩa thực dân
Trung Quốc” tại châu Phi, giống như nhiều báo chí phương Tây đã phân tích.
Tương tự như một số nước châu Phi, Việt Nam cũng đang chịu tác động
của sức mạnh mềm Trung Quốc. Qua những kinh nghiệm và bài học từ việc

Trung Quốc triển khai sức mạnh mềm tại châu Phi, Việt Nam phải có được
những định hướng cần thiết.
Trước hết, Việt Nam cần có định hướng đúng đắn trong quan hệ với các
nước châu Phi. Phải coi trọng nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, đôi bên cùng
thắng, Việt Nam mới có cơ hội tiếp cận nguồn nguyên nhiên liệu và nguồn tài
nguyên tại châu Phi. Việt Nam cần tranh thủ tiếng nói đồng tình ủng hộ các
chính sách của mình từ các nước châu Phi trên các diễn đàn và tổ chức quốc tế.
Hai là, Việt Nam không nên tin tưởng quá mức vào những “lời hay ý
đẹp”… từ phía người láng giềng phương Bắc. Hạn chế sự ảnh hưởng cũng
như việc bán rẻ tài nguyên ra bên ngoài (thương lái phương Bắc), linh hoạt
trong việc đa dạng hóa thương mại để ta có thể độc lập, tự chủ mà không bị
ảnh hưởng từ một sức mạnh vô hình nào. Từ đó có những biện pháp hữu hiệu
hơn trong các vấn đề quan hệ quốc tế.
Hy vọng với kinh nghiệm bài học nghìn năm Bắc thuộc, thông qua
những bài học và kinh nghiệm thực tiễn mà các nước châu Phi đang trải qua
đối với sức mạnh mềm Trung Quốc, Ban lãnh đạo, nhân dân Việt Nam sẽ
thuận lợi hơn để tìm ra những giải pháp cần thiết, đặc biệt trong việc triển
khai chính sách bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

85


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách
1. Daniel Burstein, Arne de Keijzer, dịch giả Minh Vy (2008), Trung Quốc
con rồng lớn châu Á, NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội.
2. Giang Tây Nguyên &Hà Tập Bình (2007), Trung Quốc trỗi dậy hòa bình,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
3. Phạm Thị Lan Hương, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi và

những tác động, Luận văn cao học khóa 8 năm 2010, Học viện ngoại giao.
4. Lưu Minh Phúc (2010), Giấc mơ Trung Quốc, NXB Thời đại, Hà Nội.
5. Nguyễn Hương Trà, Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến
tranh lạnh đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ năm 2012, Trường Đại Học
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Tạp chí
6. Nguyễn Phương Anh (2008), Chính sách châu Phi của Trung uốc, tạp chí
nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, 10(38), tháng 10/2008, tr.50-54.
7. Ngô Xuân Bình (2008), Bàn về sức mạnh Trung Quốc, nghiên cứu Đông
Bắc Á, (số 1(83)), tr.5- 10
8.

Đỗ Minh Cao (2007), Trung Quốc - Châu Phi: Đối tác chiến lược kiểu mới,
Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông.- tháng 1 . - Số 1 (17), Tr.11-18.

9.

Đỗ Minh Cao (2008), Trung Quốc tham gia hoạt động giữ giữ hoà bình
của Liên Hợp Quốc, Quan hệ Quốc phòng, Số 3, Tr.45-49.

10. Đỗ Minh Cao (2008), Quan hệ hợp tác nông nghiệp Trung Quốc - châu
Phi, Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (Số 11(39)), Tr. 22-28
11. Đỗ Minh Cao (2009), Chương mới trong quan hệ Trung Quốc - Châu
Phi, Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (số 4(44)), tr.35-41.

86


12. Đỗ Minh Cao, Trung Quốc tham gia hoạt động giữ giữ hoà bình của
Liên Hợp Quốc, Quan hệ Quốc phòng - 2008. - Số 3. - Tr. 45-49

13. Phạm Thanh Hà, Nguyễn Vĩnh Thanh (2009), châu Phi trong chiến lược
của các nước lớn những năm đầu thế kỉ XXI, tạp chí nghiên cứu châu Phi
và Trung Đông, số 10(50).
14. Thạch Hà, (2009), Ngoại giao văn hóa, Trung Quốc quảng bá quốc gia
như thế nào, nghiên cứu quốc tế, số 2 (77), tr.173- 18
15. Nguyễn Văn Lịch (2009), Quan hệ với Châu Phi: Cạnh tranh giữa Trung
Quốc và Ấn Độ, tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (số 7(47)),
tr.27-36.
16. Nguyễn Nhâm (2011), Yếu tố nào tạo nên sức mạnh cường quốc kinh tế
của thế giới, tạp chí nghiên cứu quốc tế (số 1(3)), tr.117.
17. Nguyễn Nhâm (2011), Quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc Châu Phi,
tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (số 03(67)), tr.27- 34.
18. Nguyễn Thu Phương (2011), Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc – sự
lựa chọn của những mục tiêu tham vọng, tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á
(số 12(130)), tr.49- 57.
19. Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Phương (2010), Trung Quốc và Nhật
Bản nhìn từ chiến lược sức mạnh mềm, tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á
(số 6(112)).
20. Trần Thị Thái (2011), Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài
nguyên ở Châu Phi hiện nay, tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông, (số 4 (68)), tr.7- 8.
21. Vũ Thị Thanh (2010, lược dịch), Quan hệ Châu Phi Trung Quốc, tạp chí
nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (số 02(54)), tr.53- 60.

87


22. Nguyễn Hồng Thu (2010), Di chuyển lao động của Trung Quốc đến Châu
Phi trong thập niên đầu thế kỉ XXI, tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông (số 06(58)), tr.41- 48.

23. Lý Trí (2009), Thực hiện sức mạnh mềm và chiến lược truyền bá đối
ngoại của Trung Quốc, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc (số 1(89).
24. Nguyễn Đức Tuyến (2008), Về sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Châu
Á, tạp chí nghiên cứu quốc tế (số 1(72)).
25. Tề Kiến Quốc (2005), Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc và mối
liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế khu vực và thế giới, tạp chí nghiên cứu
Trung Quốc, 03(61), tr.3-5
26. Phạm Hồng Yến (2009), Ngoại giao văn hóa Trung Quốc và vai trò của
nó trong quá trình hội nhập quốc tế, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc (số
8(96)), tr. 44- 46.
27. Peter brookes, Ji hye Shin ( 2006), Ảnh hưởng của Trung Quốc tới Châu
Phi , những gợi ý cho Hoa Kỳ, tạp chí nghiên Châu Mỹ ngày nay (5),
trang 26-34.

Trang Web
28. Bảo Châu (2007), Trung Quốc với việc triển khai sức mạnh mềm,
/>29. Trọng Giáp (2012), Trung Quốc cam kết rót 20 tỉ USD vào châu Phi,
/>30. Vân



(2008),

sức

mạnh

mềm

Gió


đẩy

thuyền

10/7/2009.

88

xa,


31. Trung Hiếu, Thế trận khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi,
03/04/2013
32. TS. Phạm Huy Kỳ (2010) “ Vấn đề nâng cao sức mạnh mềm văn hóa ở
Việt

Nam

hiện

nay,

tạp

chí

triết

học


2010,


33. Hữu Nguyên (30/01/2011), nghĩ về quyền lực mềm của người Viêt.

34. Nguyễn Chính Tâm (2007), Hội nhập: Làm sao khơi dậy nguồn sức mạnh
mềm?. 10/7/2007
35. TS. Phạm Quốc Trụ (06/1/2011), Quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế,

36. Xuân Tùng, Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tới đâu?,
12/11/2012.
37. Làn sóng mới - di cư và xuất khẩu lao động của trung quốc (2009),

38. Nhập khẩu vũ khí Trung Quốc: Pakistan đứng đầu, Trung Đông thứ hai,
29/10/2011
39. Dấu ấn truyền thông Trung Quốc tại châu Phi, TTXVN, Tài liệu tham
khảo đặc biệt, tr 10- 11
40. Trung

Quốc

trước

sức

ép

thiếu


hụt

nguồn

dầu

27/08/2012

89

mỏ,


×