Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình và ý nghĩa của nó đối với xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 03 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.69 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**********************

NGUYỄN THỊ YẾN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIA ĐÌNH VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**********************

NGUYỄN THỊ YẾN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIA ĐÌNH VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới


Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô đã giảng dạy
chương trình cao học Triết học của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn; đồng thời tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô trong khoa Triết học đã tạo
điều kiện giúp tôi có thể hoàn thành chương trình học của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới, người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều. Song luận văn vẫn còn một số hạn chế,
thiếu sót. Rất mong nhận được kiến đóng góp chân thành của quý các thầy, cô
và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Yến


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận của luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Thị Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. ................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. ............................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. ............................ 9
6. Những đóng góp của luận văn. ................................................................. 10
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. ................................................ 10
8. Kết cấu của luận văn. ............................................................................... 10
Chương 1 KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
GIA ĐÌNH .................................................................................................. 11
1.1. Khái lược về “gia đình”. ...................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm gia đình ............................................................................. 11
1.1.2. Khái lược về chức năng của gia đình.................................................. 13
1.1.3. Các quan hệ cơ bản của gia đình........................................................ 16
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình. .................................... 18
1.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh .. 18
1.2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình. ...................................... 22
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ trong gia đình. ............................... 29
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 35
Chương 2 Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI
VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. ... 36
2.1. Một số vấn đề của việc xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam hiện nay. ... 36
2.1.1. Tiêu chí để xây dựng gia đình văn hóa. .............................................. 36
2.1.2. Các thành tựu và hạn chế của việc thực hiện xây dựng gia đình văn hóa
hiện nay. ....................................................................................................... 38



2.1.3. Những tác nhân gây nên sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong
giai đoan hiện nay. ....................................................................................... 40
2.2. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đối với việc tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay. .................... 55
2.2.1. Tính tất yếu phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện gia đình văn hóa theo
tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay. ................................................ 55
2.2.2. Ý nghĩa của những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đối với
xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay........................................... 58
2.2.3. Một số giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện gia đình văn hóa theo
tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay. ................................................ 59
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 83
KẾT LUẬN ................................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 86


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trải dài trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, gia đình luôn là
nền tảng, nguồn nội lực quan trọng để phát triển đất nước, cho đến nay gia
đình vẫn tiếp tục đảm nhận vai trò quan trọng đó. Gia đình là nơi con người
được sinh ra và lớn lên, được nuôi nấng, dạy bảo từ thủa lọt lòng mẹ, là nơi ta
ra đi và cũng là chốn ta sẽ quay về trên những nẻo đường đời gian khó. Hạnh
phúc hay bất hạnh lớn nhất của đời người thường bắt nguồn từ đây. Gia đình
là một tế bào xã hội thu nhỏ, trong đó hiện diện đầy đủ các quan hệ xã hội
như: quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa, quan hệ tổ chức,
v.v… Do đó, sức sống trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều
vào sức sống sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Cho nên vấn đề này đã
được Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm và để lại những tư tưởng sâu sắc, rất

đáng để nghiên cứu, học tập, kế thừa. Hơn thế có thể nói gia đình là vấn đề
quan trọng của mọi dân tộc và mọi thời đại. Ngày nay những biến chuyển xã
hội trong và ngoài nước đã và đang dội vào gia đình Việt Nam trên nhiều
phương diện và đưa đến những hệ quả đa chiều. Trong những năm gần đây,
vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được Đảng và Nhà nước
quan tâm đặc biệt, thể hiện trong các chủ trương, chính sách cả ở tầm vĩ mô
và vi mô. Từ sau đổi mới ở Việt Nam những biến chuyển kinh tế – xã hội
đang tác động mạnh mẽ đến thiết chế gia đình, một thiết chế lâu đời, bền
vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi biến động của xã hội đang đặt ra
những vấn đề mới cần được giải quyết.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa và mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế ở nước ta với phát triển kinh tế thị
trường đã đem lại nhiều thành tựu quan trọng, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho mọi gia đình, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng cuộc
sống ở các gia đình. Song cần phải thấy rằng trong quá trình này cũng bộc lộ

1


nhiều yếu tố tác động tiêu cực không nhỏ đến xã hội nói chung và gia đình ở
Việt Nam nói riêng. Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta phải đối mặt với nhiều
vấn đề suy thoái đạo đức gia đình, về giáo dục nhân cách, gây bức xúc trong
dư luận như hiện nay. Các giá trị đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục tốt
đẹp của gia đình Việt đang bị mai một. Tình trạng bạo lực gia đình, vấn đề ly
hôn, ngoại tình, sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, sự gắn kết lỏng
lẻo giữa các thành viên trong gia đình… đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống,
hạnh phúc gia đình và tác động tiêu cực đến xã hội. Trước những biến động
lớn lao đó của thực tiễn, đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu để chẩn
chỉnh kịp thời tránh những hậu quả khôn lường, gây tổn thương sâu sắc đến
đời sống vật chất, tinh thần cho mỗi gia đình Việt Nam, cũng như góp phần

ổn định trật tự xã hội đất nước. Trong đó có việc tìm hiểu trở lại những giá trị
trong tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng sáng tạo chúng vào xây dựng đời
sống gia đình hiện nay.
Vấn đề gia đình đã được Hồ Chí Minh chú trọng từ rất sớm và đã được
chú ý trong một số công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư
tưởng của Người. Tuy nhiên, cho đến nay số lượng các công trình chuyên
khảo đi sâu vào chủ đề tư tưởng này còn chưa nhiều. Thực trạng sự biến đổi
xã hội sau đổi mới đã tác động mạnh mẽ đến tế bào gia đình cả theo xu
hướng tích cực, có xu hướng phức tạp, và có cả xu hướng không lành mạnh.
Do đó, cần thiết phải tập trung tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống tư
tưởng Hồ Chí Minh để tiếp tục vận dụng nó nhằm xây dựng, hoàn thiện gia
đình Việt Nam hiện nay.
Từ những lý do nêu trên và tâm đắc với các ý nghĩa từ những lời dạy của
Bác, với mong muốn góp phần tìm hiểu hệ thống hơn về những giá trị tư
tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng vào giải quyết các vấn đề cấp bách của xây
dựng gia đình Việt Nam hiện nay, tôi lựa chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về gia đình và ý nghĩa của nó đối với xây dựng gia đình văn hóa ở

2


Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học của
mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Cho đến nay, các vấn đề liên quan đến gia đình như xây dựng văn hóa gia
đình, giáo dục đạo đức gia đình… đã được các nhà nghiên cứu, các học giả,
các nhà báo, nhà văn, nhà thơ… quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu. Bằng nhiều
cách tiếp cận lịch sử, văn hóa, báo chí ở những phạm vi khác nhau, mỗi công
trình đưa ra những luận giải sâu sắc về vấn đề đó theo các góc độ chuyên biệt.
Qua tìm hiểu các tài liệu liên quan, chúng tôi bước đầu chia làm hai nhóm,

nhóm 1 là: các tài liệu nghiên cứu về gia đình Việt Nam, gia đình văn hóa
Việt Nam; nhóm 2 là: các tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về gia
đình Việt Nam và gia đình văn hóa mới.
* Nhóm 1: Các tài liệu nghiên cứu về gia đình Việt Nam, gia đình văn
hóa Việt Nam.
Trong số các tài liệu ở mảng này, đáng chú ý phải nhắc sách: “Vai trò gia
đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, của GS Lê Thi,
Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1997. Trong cuốn sách này tác giả với lối tiếp cận triết
học xã hội đã nêu và phân tích vai trò gia đình trong sự hình thành nhân cách
con người, đề xuất định hướng đối với vấn đề xã hội hóa một số chức năng
gia đình. Đặt sự phát triển, chức năng, giáo dục hình thành các mẫu con người
qua các giai đoạn lịch sử trong gia đình Việt Nam. Yêu cầu về nhiệm vụ của
gia đình đối với sự hình thành nhân cách con người mới trong quá trình đổi
mới đất nước hiện nay. Trong đó tác giả còn đề xuất xây dựng các thiết chế xã
hội khác là điều kiện đối với việc xây dựng con người như: tạo dựng sự hợp
tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội, sự hỗ trợ của nhà nước trong việc giáo
dục, đào tạo con người của mỗi gia đình.
Tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu trên, năm 2002, GS Lê Thi xuất bản
cuốn sách: “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới”, Nxb Khoa

3


học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách như tiêu đề được tác giả tập trung trình bày
một số nghiên cứu dưới góc độ liên ngành triết học – xã hội học về tình hình
biến đổi gia đình Việt Nam hiện nay, sự thay đổi các mối quan hệ giữa các
thành viên gia đình trong bối cảnh đổi mới, đưa ra những vấn đề lý luận
chung có tầm đường lối cho các chính sách của Đảng và Nhà nước cần được
hoàn thiện, để cho việc xây dựng hạnh phúc gia đình, bình đẳng, tiến bộ ngày
một hiệu quả đi vào cuộc sống.

Làm rõ thêm vấn đề trên còn có tác giả Phạm Văn Viễn trong cuốn: “Gia
đình và xã hội: Những vấn đề cần quan tâm”, Nxb Hải Phòng, 2006. Tác giả
đã tổng hợp một số vấn đề thực tiễn liên quan đến gia đình và xã hội cả trên
phương diện thành tựu và hạn chế sau một thời gian đổi mới. Tác giả nhìn
nhận sâu sắc những thay đổi trong mối quan hệ giữa gia đình và xã hội trên
một số vấn đề kỷ cương phép nước, về chính sách đại đoàn kết dân tộc, về
dân chủ và tập trung, về kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống gia đình và xã
hội.
Tiếp cận sát hơn từ góc độ xã hội học trong cuốn: “Gia đình Việt Nam –
quan hệ, quyền lực và xu hướng biến đổi”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2006 của nhóm tập thể nhiều tác giả, do Vũ Hào Quang chủ biên. Cuốn sách
tập hợp giới thiệu những báo cáo khoa học nghiên cứu về từng khía cạnh quan
hệ hôn nhân và gia đình. Biến đổi các quan hệ và quyền lực trong gia đình;
thực trạng thay đổi kết cấu gia đình Việt Nam hiện nay, cũng như sự thay đổi
vai trò của các thành viên trong gia đình. Mối quan hệ về mặt cấu trúc và
chức năng của gia đình trong mối liên hệ có tính chất hệ thống trong xã hội
đặt trong bối cảnh đất nước đổi mới.
Tiếp cận từ góc độ triết học và đạo đức học, TS. Nguyễn Thị Thọ viết
cuốn “Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2011. Nội dung cuốn sách trình bày một số vấn đề lý luận chung
về đạo đức gia đình và đạo đức gia đình Việt Nam; tác giả khái quát sự tác

4


động của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, sự bùng nổ công nghệ thông tin
đối với đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp
định hướng đối với việc xây dựng đạo đức gia đình, đẩy mạnh công tác giáo
dục đạo đức gia đình đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước trong điều kiện kinh
tế thị trường hiện nay.

Theo hướng nghiên cứu trên còn có cuốn sách: “Gia đình và giáo dục gia
đình” của TS. Nguyễn Thị Phương Thủy và TS. Nguyễn Thị Thọ, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2014. Trong cuốn sách này các tác giả tiếp cận từ góc độ
triết học – giáo dục học đề cập mở rộng đến những vấn đề liên quan đến gia
đình, chức năng giáo dục toàn diện của gia đình, đồng thời phân tích một số
thực trạng vấn đề đặt ra và đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm tiếp
tục xây dựng gia đình và giáo dục gia đình ở nước ta hiện nay với những yêu
cầu mới.
Ngoài ra, liên quan đến đề tài còn một số cuốn sách như: “Gia đình Việt
Nam thời mở cửa”, năm 1998, Nxb Trẻ, của tác giả Nguyễn Thị Oanh; cuốn
“Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam”, sách chuyên khảo, năm 2011,
Nxb Khoa học xã hội của tác giả Lê Ngọc Văn.
Một số bài báo đăng trên các tạp chí về vấn đề gia đình như:
Bài “Văn hóa gia đình và gia đình văn hóa thời hội nhập” của Trần Thị
Tuyết Mai, đăng trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 287, năm 2008. Trong
đó, tác giả đã luận bàn về vai trò chủ yếu của gia đình trong xã hội truyền
thống và những thách thức mới trong bối cảnh hội nhập, mở cửa của gia đình
và văn hóa gia đình; về giá trị và sự cần thiết xây dựng giá trị văn hóa gia
đình trong thời kỳ hội nhập.
Trên tạp chí Nghiên cứu gia đình & giới, số 1, năm 2015 có bài: “Chức
năng xã hội hóa của gia đình Việt Nam từ đổi mới (1986) đến nay” của tác
giả Lê Thị Hồng Hải. Trong bài viết này tác giả tập trung đề cập đến vai trò
gia đình truyền thống và thực trạng biến đổi vai trò gia đình hiện nay, nội

5


dung, phương pháp giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho con cái của các
bậc cha mẹ đang gặp rất nhiều lúng túng nhất là từ khi đất nước bước vào đổi
mới và hội nhập.

Tiếp tục chủ đề này có tác giả Nguyễn Thị Song Hà với bài nghiên cứu:
“Vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập hiện nay” đăng trên tạp chí Nghiên cứu gia đình & giới, số 2, năm 2015.
Bài viết đã nêu lên vai trò quan trọng của gia đình như là mắt xích trong chuỗi
chuyển biến các mối quan hệ xã hội, nhất là trước những biến động to lớn của
xã hội, gia đình vừa chịu sự tác động mạnh mẽ, liên tục của các chuyển biến
xã hội, lại vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Các luận văn, luận án liên quan đến chủ đề gia đình:
Trong luận án tiến sĩ của Nghiêm Sỹ Liêm, năm 2001: “ Vai trò của gia
đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay”, tác giả đề cập đến sự
chuyển biến vai trò của cha mẹ và các thành viên trong gia đình đến sự giáo
dục thế hệ trẻ như: giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa, giáo dục lao động và
giáo dục giới tính.
Trong luận án tiến sĩ của Dương Thị Minh, năm 2003: “Gia đình Việt
Nam và vai trò phụ nữ hiện nay”, tác giả làm rõ các nhân tố cơ bản tác động
mạnh mẽ đến sự biến đổi gia đình và vai trò người phụ nữ trong gia đình thời
kỳ đổi mới. Đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam truyền thống đang bị tác
động gây xáo trộn; xu hướng biến đổi vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia
đình mới. Tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò
người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay.
Gần đây tiếp cận dưới góc độ triết học, Hà Thị Bắc có luận án tiến sĩ:
“Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay”, năm 2015. Trong đó
tác giả đã trình bày khái quát các vấn đề lý luận về gia đình và giáo dục đạo
đức gia đình, phân tích đặc điểm và những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo
đức trong gia đình Việt Nam hiện nay. Tác giả đánh giá thực trạng và đề ra

6


một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam

hiện nay…
* Nhóm 2: các tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình Việt
Nam và gia đình văn hóa mới.
Mặc dù hiện nay có rất ít tài liệu, công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề gia đình, song cũng có một vài bài viết được đề cập trên một
số tạp chí, công trình sau:
Trên tạp chí Khoa học phụ nữ, số 3, năm 2003 có bài: “ Quan điểm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề gia đình” của tác giả Lữ Tuyết Mai. Bài viết
khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình ở ba luận điểm chính: quan điểm
Hồ Chí Minh về mối quan hệ cái chung, cái riêng qua lăng kính gia đình và xã
hội; quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc và
tiến bộ; quan điểm Hồ Chí Minh về gia đình và sự nghiệp cách mạng.
Mở rộng chủ đề trên có bài viết: “Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về
vấn đề gia đình” đăng trên tạp chí Nghiên cứu gia đình & giới, số 3, năm
2008 của tác giả Lê Thị Hồng Hải. Bài viết đã được tác giả đi sâu tìm hiểu mở
rộng thêm quan điểm của Hồ Chí Minh về các khía cạnh mới như: các mối
quan hệ trong gia đình và tầm quan trọng của giáo dục gia đình.
Tiếp cận từ góc độ báo chí tuyên giáo, tác giả Phan Văn Phờ có bài viết:
“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng gia đình văn hóa”
trên tạp chí Tuyên giáo, số 5, năm 2009. Trong bài viết này tác giả nhấn mạnh
phải lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng gia đình văn hóa, vận
dụng nội dung tác phẩm “Đời sống mới” của Người trong việc tiếp tục lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng gia đình văn hóa.
Gần đây tiếp cận dưới góc độ Chính trị học có luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Thị Việt Hà, năm 2014, “Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay theo quan
điểm Hồ Chí Minh”. Dưới góc độ Chính trị học, trong luận văn tác giả phân
tích một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình, khẳng định sức sống

7



và giá trị quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng gia đình và đề xuất một số
phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
theo quan điểm Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những giải pháp đó chưa tập trung
vào xây dựng gia đình văn hóa mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước,
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam…
Tóm lại, có thể khẳng định từ trước đến nay, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như các công trình chủ yếu lý giải
lý luận về các vấn đề gia đình, xây dựng gia đình dưới nhiều góc độ: triết học,
tâm lý, giáo dục, xã hội học… Kế thừa thành quả đó, những tài liệu trên đều
đã giúp ích rất lớn để đưa ra nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình có
tính hệ thống hóa hơn. Từ đó chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng đó đối với việc xây
dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay, giúp cho tác giả tham khảo, so
sánh, đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu ở các khía cạnh trong quá trình
hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có đề tài nào tập trung đi
sâu nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống về “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về gia đình và ý nghĩa của nó đối với xây dựng gia đình văn hóa ở Việt
Nam hiện nay”
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
3.1.

Mục đích.
Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa nội dung cơ bản trong tư tưởng

Hồ Chí Minh về gia đình, từ đó rút ra ý nghĩa của nó và đề xuất những
phương hướng, giải pháp nhằm vận dụng chúng có hiệu quả vào xây dựng gia
đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
3.2.

Nhiệm vụ của đề tài.


Để thực hiện được mục đích trên, luận văn phải tập trung thực hiện được
những nhiệm vụ chính sau:
- Hệ thống hóa và phân tích đầy đủ hơn nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
gia đình.

8


- Nêu lên một số nội dung xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
- Nêu ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình và một số phương hướng,
giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng gia đình văn hóa Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn.
- Nội dung và ý nghĩa tư tưởng của Hồ Chí Minh về gia đình qua các tác
phẩm, sự kiện và hoạt động của Người và sự vận dụng nó vào xây dựng gia
đình văn hóa Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Khảo sát, hệ thống hóa nội dung các quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh
về gia đình trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người (tập trung ở
Hồ Chí Minh toàn tập) và chỉ ra ý nghĩa của nó đối với xây dựng gia đình văn
hóa ở Việt Nam hiện nay.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình vào xây dựng gia đình văn hóa
ở Việt Nam từ sau đổi mới đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
5.1.

Cơ sở lý luận.
Cơ sở lý luận của luận văn là các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện


chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước ta về xây dựng gia đình Việt Nam hiện
nay.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở lý luận trên, luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản của

triết học Mác – Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể, phương
pháp liên ngành trong nghiên cứu như: phương pháp logic lịch sử, phân tích
và tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu…

9


6. Những đóng góp của luận văn.
Kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình đi trước và trên cơ sở
những tài liệu tập hợp được, luận văn trình bày một cách có hệ thống hơn về
cơ sở nguồn gốc, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình và xây dựng gia
đình Việt Nam, từ đó rút ra ý nghĩa của việc tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra
thực trạng và đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn
nữa sự nghiệp đó.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
7.1.

Ý nghĩa lý luận.
Theo phương pháp tiếp cận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch


sử, hệ thống hóa, luận văn đã góp phần làm rõ được tư tưởng Hồ Chí Minh về
gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
7.2.

Ý nghĩa thực tiễn.

- Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh về gia đình và giá trị thực tiễn của việc vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh vào xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm về tư
tưởng Hồ Chí Minh và việc xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam trong giảng
dạy, nghiên cứu và học tập.
8. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.

10


Chương 1
KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH VÀ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIA ĐÌNH
1.1.

Khái lược về “gia đình”.

1.1.1. Khái niệm gia đình
* Khái niệm gia đình theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Khác với các nhà triết học đi trước, C.Mác và Ph.Ăng-ghen nhìn nhận gia
đình là một thiết chế xã hội căn bản, đặc thù, ra đời, tồn tại cùng với lịch sử

xã hội loài người và có độ cố kết tương đối ổn định dựa trên hai mối quan hệ
căn bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Trong tác phẩm “Hệ tư
tưởng Đức”, hai ông cho rằng: “hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân
mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ
giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”[39, 288]. Như vậy, chức
năng cơ bản của gia đình là tái tạo ra đời sống của con người nhằm đảm bảo
sự kế tục nòi giống, sự trường tồn của xã hội.
* Khái niệm gia đình theo quan điểm của UNESCO.
Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO), năm 1994, cho rằng: “Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ
hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung”[77, 35]. Đây là điểm mới
trong quan niệm gia đình, khi lưu ý đến một điểm không thể thiếu được của
gia đình là cộng đồng về kinh tế.
* Khái niệm gia đình trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, năm 2015, “Gia đình là tập
hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với
nhau”[70, 7]. Đây là định nghĩa về gia đình chủ yếu dưới góc độ của khoa học
pháp lý và đạo lý, làm cơ sở thực tiễn để quản lý nhà nước về gia đình và xây
dựng gia đình.

11


* Khái niệm gia đình theo quan điểm của Hồ Chí Minh.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì “gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới,
nghĩa hẹp và nghĩa rộng. "Gia" là nhà. "Đình" là sân. Theo nghĩa cũ thì gia
đình chỉ giới hạn hẹp hòi trong một cái nhà, cái sân. Nghĩa là chỉ lo cho cha
mẹ, vợ con trong nhà mình ấm no yên ổn, ngoài ra ai nghèo khổ mặc ai. Như
thế là ích kỷ, không tốt.

Theo nghĩa mới thì gia đình rộng rãi hơn, tốt đẹp hơn. Thí dụ, những người
cùng lao động trong một nhà máy, trong một cơ quan, trong một hợp tác xã...
đều phải đoàn kết và thương yêu nhau như anh em trong một gia đình. Rộng
ra nữa là đồng bào cả nước đều là anh em trong một đại gia đình. Ta có câu
hát:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Rộng hơn nữa, chúng ta có đại gia đình xã hội chủ nghĩa:
Lọ là thân thích ruột rà,
Công nông thế giới đều là anh em.
Đã là đại gia đình, thì sự săn sóc, dạy dỗ cũng không chỉ nhằm làm cho
con cháu mình khỏe và ngoan, mà phải cố gắng giúp đỡ cho tất cả các cháu
đều ngoan và khỏe.” [60, 311-312]
Như vậy, gia đình trong tư tưởng của Hồ Chí Minh được mở rộng mối
quan hệ trong gia đình từ một tế bào xã hội cùng chung sống dưới một mái
nhà, cùng ăn chung và cùng huyết thống đến nhóm những người có cùng quan
điểm , cùng chí hướng và quan hệ của họ là bình đẳng, đoàn kết, thương yêu
nhau trên cơ sở lập trường giai cấp. Theo Hồ Chí Minh thậm chí ở tầm “hiểu
xa thấy rộng” hơn thì “biết nếu gia đình to (là cả nước) bị áp bức, bóc lột thì
gia đình nhỏ sẽ suy sụp, không phát triển được. Vì vậy không thể bo bo giữ
gia đình nhỏ mà không nghĩ đến gia đình to.” [54, 99-100]. Từ đó gia đình

12


theo nghĩa rộng và gia đình theo nghĩa hẹp trong quan điểm Hồ Chí Minh có
mối quan hệ biện chứng với nhau, Người nói: “Đến chủ nghĩa xã hội hay chủ
nghĩa cộng sản, gia đình chung có được hạnh phúc thì gia đình riêng cũng có
hạnh phúc”. [54, 100]

1.1.2. Khái lược về chức năng của gia đình.
* Trong lịch sử
Chức năng tái sản xuất con người: trong gia đình truyền thống Việt
Nam, chức năng này được đặc biệt đề cao bởi sự quy định của nền văn hóa
nông nghiệp lúa nước. Nhu cầu về con cái của gia đình truyền thống là “con
đàn, cháu đống” và nhất thiết là phải có con trai. Vì: do điều kiện kinh tế nông
nghiệp truyền thống vất vả đòi hỏi phải cung cấp nhiều lao động, nhất là lao
động nam để đảm đương những công việc nặng nhọc, đòi hỏi có sức khỏe.
Mặt khác, xét về mặt văn hóa, người con trai được đề cao vì tục thờ cúng tổ tiên,
nối dõi tông đường, nên việc sinh con trai là bắt buộc trong gia đình Việt Nam
truyền thống. Gia đình nào sinh đẻ ít, không có con trai thì được coi là bất hạnh,
bất hiếu với tổ tiên; người phụ nữ khi làm dâu, dù tốt đến mấy mà không sinh
được con trai cũng vẫn bị coi như chưa làm tròn bổn phận với nhà chồng.
Chức năng kinh tế: Hoạt động kinh tế là chức năng của mọi gia đình
trong mọi thời đại, là điều kiện căn bản để duy trì sự tồn tại và phát triển của
cá nhân, gia đình và xã hội; là tiền đề để thực hiện các chức năng khác, tạo ra
sự gắn bó, ràng buộc giữa các thành viên gia đình trên cơ sở lợi ích kinh tế,
lợi ích vật chất chung.
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, gia đình là một đơn vị kinh tế
độc lập, tiến hành sản xuất chủ yếu theo cơ chế tự cung, tự cấp, tự tiêu. Thu
nhập của gia đình do tất cả các thành viên trong gia đình làm ra, dùng để chi
tiêu chung. Sản xuất kinh tế phần lớn dựa vào nông nghiệp phụ thuộc thiên
nhiên, do đó năng suất lao động thấp, thu nhập bấp bênh, buộc các gia đình
phải siêng năng, chăm chỉ, tiết kiệm. Tổ chức hoạt động kinh tế gia đình cũng

13


tạo nên người gia trưởng với vai trò tổ chức, điều hành sản xuất, phân phối,
chi tiêu trong sinh hoạt gia đình.

Chức năng tổ chức đời sống gia đình: Tổ chức đời sống gia đình là
việc tổ chức hoạt động kinh tế, sử dụng hợp lý các khoản chi tiêu sinh hoạt
gia đình, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình nhằm giúp cho
trách nhiệm và quyền lợi của mỗi thành viên được đảm bảo.
Trong gia đình truyền thống, chức năng này có nhiều mặt hạn chế, nhất
là việc tổ chức đời sống tinh thần. Với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, gia
đình cần nhiều lao động, có nhiều thế hệ sống chung. Mọi nguồn thu nhập của
gia đình tập trung vào một quỹ chung, do một người quản lý chi phối, các
thành viên khác trong gia đình không có quyền sử dụng, khi cần phải xin. Do
đó, mỗi thành viên đều phải lao động cật lực, song chi tiêu phải tiết kiệm, dè
sẻn. Điều này làm cho con người thấy bị o ép, hạn chế nhiều mặt, không được
thỏa mãn các nhu cầu khác, đặc biệt là nhu cầu đời sống tinh thần, điều kiện
để phát triển cá nhân. Cho nên, gia đình truyền thống thường chỉ đáp ứng
được một phần nhu cầu đời sống vật chất của con người, còn nhu cầu tinh
thần luôn bị hạn chế.
Chức năng giáo dục: Đây là chức năng hết sức quan trọng, gia đình là
trường học đầu tiên đối với cuộc đời mỗi con người, việc tiếp thu những giá
trị tinh thần lâu đời của gia đình có ảnh hưởng, chi phối sâu sắc đến cả cuộc
đời mỗi con người.
Trong gia đình truyền thống chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo về
đạo làm người, mà trước hết là đạo làm con, làm dân, làm bề tôi. Tư tưởng
này cùng với truyền thống coi trọng tình nghĩa của người Việt đã thẩm thấu
vào đời sống gia đình tới mọi thành viên, từ sự nghiêm khắc, bao dung, độ
lượng của người cha, sự đảm đang, nhân hậu, hiền từ của người mẹ đến sự
ngoan ngoãn, hiếu thảo của con cái… đã góp phần vào việc xây dựng gia đình
thành một tổ ấm lâu bền của con người.

14



* Chức năng của gia đình Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Chức năng tái sản xuất con người: ngày nay nhu cầu đông con và
nhất thiết phải có con trai đã căn bản thay đổi. Do điều kiện kinh tế đã có
nhiều thay đổi, kinh tế không chỉ còn dựa vào nông nghiệp, đã xuất hiện
nhiều ngành nghề mới không đòi hỏi nhiều sức khỏe, mà đòi hỏi về sự khéo
léo, tỷ mỷ, và trí tuệ cao hơn. Mặt khác, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã giải phóng sức lao động ở một số lĩnh vực nặng nhọc, vất vả. Bên cạnh
đó, nền kinh tế tri thức đặt ra nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. Do
đó việc sinh ít con để các bậc cha mẹ có điều kiện chăm sóc, nuôi dạy con cái
tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời bố mẹ có điều kiện tham gia
công tác xã hội.
Chức năng kinh tế: Gia đình trong điều kiện hiện nay đã có nhiều thay
đổi trong hoạt động kinh tế. Gia đình không chỉ là đơn vị kinh tế tự chủ trong
sản xuất mà có thể còn là đơn vị dịch vụ, tiêu thụ, mỗi thành viên trong gia
đình có thể đảm đương nhiều vị trí sản xuất, kinh doanh khác nhau với những
ngành nghề, phương thức hoạt động và quan hệ rộng mở, đa dạng, phong phú.
Tuy nhiên, thu nhập kinh tế của gia đình vẫn chủ yếu dựa trên sự đóng góp
của các thành viên, tạo thành kinh tế chung làm cơ sở cho sinh hoạt gia đình.
Chức năng tổ chức đời sống gia đình: Trong giai đoạn hiện nay, với
chính sách kinh tế mở, tạo điều kiện cho nhiều gia đình có thu nhập ngày càng
cao, kinh tế khá giả. Việc tổ chức, quản lý thu nhập, chi tiêu sinh hoạt gia
đình được thực hiện dân chủ, bình đẳng trên cơ sở vị trí, vai trò, quyền lợi,
nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Nhu cầu về đời sống vật chất, tinh
thần của con người được đáp ứng ngày càng đầy đủ, phong phú, đa dạng hơn.
Chức năng giáo dục: Gia đình hiện nay, do điều kiện kinh tế xã hội đã
thay đổi, chú ý nhiều hơn đến nhu cầu, lợi ích cá nhân, trẻ em được quan tâm,
chăm sóc tốt hơn, nên ngoài việc giáo dục bằng sự gương mẫu, nghiêm khắc
với con cái, gia đình cần phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp giáo dục,

15



như phân tích lý lẽ để trẻ biết phân biệt đúng, sai, có thể tự điều chỉnh mình
mà không cần sự trừng phạt đòn roi của cha mẹ, từ đó phát huy được tinh thần
chủ động, sáng tạo của trẻ.
1.1.3. Các quan hệ cơ bản của gia đình.
* Trong lịch sử
Quan hệ hôn nhân: Đây là quan hệ cơ bản đầu tiên của sự hình thành,
tồn tại và phát triển gia đình. Trong gia đình truyền thống Việt Nam, quan hệ
hôn nhân là sự kết hợp của cá nhân nam và nữ theo quy định pháp luật để
cùng chung sống với nhau và xây dựng gia đình hạnh phúc nhằm sinh sản và
cùng nuôi dạy con cái. Hôn nhân trong chế độ phong kiến thường do sự sắp
đặt của cha mẹ đối với con cái (cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy) và thực hiện chế
độ đa thê đối với nam giới nhưng phụ nữ thì phải chung thủy (Đàn ông năm
thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng)
Quan hệ huyết thống: Đây là quan hệ cơ bản, đặc trưng của gia đình,
xuất phát từ nhu cầu tự nhiên cần duy trì nòi giống. Quan hệ huyết thống là
quan hệ cùng dòng máu giữa các thành viên trong gia đình, giữa cha mẹ và
con cái, giữa anh chị em trong gia đình, đó là sự kế tục và là hệ quả tất yếu
của quan hệ hôn nhân.
Quan hệ huyết thống trong gia đình Việt xưa rất được coi trọng, thậm chí
còn đề cao hơn quan hệ hôn nhân. Đó là quan niệm vợ chết hoặc bỏ vợ có thể
lấy vợ khác, nhưng cha mẹ, anh em thì không gì thay thế được, hay quan niệm
“một giọt máu đào hơn ao nước lã”…
Quan hệ cùng chung sống trong không gian sinh tồn: Ngay từ thủa sơ
khai, xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quan hệ với tự nhiên và giữa con người
với nhau, cộng đồng gia đình người Việt đã luôn cư trú, quần tụ trong một
không gian sinh tồn, như từ hang đá, hốc cây rồi đến mái nhà. Các thành viên
trong gia đình sống quây quần cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt trong không
gian ấy – gọi là “nhà”.


16


Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình: Quan hệ
nuôi dưỡng là quan hệ hình thành giữa các thành viên trong gia đình, gắn bó
với nhau vì trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các thành viên trong gia
đình.
Trước đây cha mẹ nuôi dạy con cái cho đến khi trưởng thành lập
nghiệp, lập gia đình. Và khi cha mẹ già yếu, con cháu có trách nhiệm chăm
sóc, phụng dưỡng, báo hiếu ông bà, cha mẹ ngay tại gia đình mình.
* Quan hệ trong gia đình ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Quan hệ hôn nhân: Giai đoạn hiện nay, nhận thức của con người đã
thay đổi, hôn nhân dựa trên tinh thần dân chủ, tự nguyện xuất phát từ tình yêu
đôi lứa và mở rộng phạm vi hơn có thể chấp nhận cả hôn nhân đồng giới tính.
Hôn nhân được luật pháp thừa nhận thực hiện theo chế độ một vợ - một
chồng.
Quan hệ huyết thống: Quan niệm về huyết thống cũng thay đổi theo
tiến trình lịch sử. Xã hội Cộng sản nguyên thủy, gia đình theo huyết thống về
đằng mẹ - chế độ mẫu hệ. Đến xã hội bắt đầu có chế độ tư hữu thì gia đình
theo huyết thống về đằng cha – chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ và
tồn tại cho đến ngày nay. Ngày nay quan hệ huyết thống gia đình vẫn được
coi trọng. Song đâu đó đã có những hiện tượng vì lợi ích cá nhân mà dẫn đến
ngược đãi cha mẹ, mâu thuẫn anh em…
Quan hệ trong không gian sinh tồn: Đến nay, khi điều kiện kinh tế xã
hội đã thay đổi, “mái nhà” của người Việt cũng đã được mở rộng, quan tâm
trang hoàng hơn, số lượng người trong mỗi gia đình cũng giảm, nhưng nhu
cầu quần tụ của các thành viên trong gia đình vẫn rất cần thiết.
Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình: Hiện nay
đã xuất hiện khá phổ biến những mô hình gia đình hạt nhân quy mô nhỏ, con

cái trưởng thành thì tách ra thành gia đình riêng và có rất nhiều gia đình chỉ
còn ông bà già tự chăm sóc lẫn nhau. Vai trò, trách nhiệm của con cháu trong

17


việc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ đã có chiều hướng ít được quan tâm đến.
Và có chăng thì ta thấy ở đó trách nhiệm, nghĩa vụ nhiều hơn là tình cảm yêu
thương.
1.2.

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình.

1.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về gia đình.
Từ năm 1920 sau khi bôn ba khắp năm châu, bốn biển cuối cùng Hồ
Chí Minh đã đến được với chủ nghĩa Mác – Lênin, năm 1924 Hồ Chí Minh đã
đến công tác, học tập tại Matxcơva, Người tiếp thu quan điểm chủ nghĩa Mác
– Lênin về vấn đề gia đình. Hơn thế, lần theo dòng chảy của lịch sử dân tộc
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thấy ngay từ buổi bình minh xã hội cổ đại của
người Việt, gia đình là đơn vị cơ sở, là tế bào của xã hội luôn được đặt trong
cấu trúc: Nhà – Làng - Nước và có vị trí, vai trò to lớn trong tiến trình phát
triển của dân tộc Việt Nam. Ngay từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước với
vốn hiểu biết sâu rộng văn hóa Đông - Tây, Hồ Chí Minh đã hiểu rõ gia đình
và xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Người tin tưởng tương lai
sau khi làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng người lao động, xã hội
sẽ tiến bộ, tốt đẹp làm tiền đề cho các gia đình phát triển lành mạnh. Ngược
lại, xã hội tạo điều kiện xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc sẽ tác động tích
cực trở lại cho sự phát triển của xã hội, tạo nên hạnh phúc cho mỗi cá nhân.
Có thể thấy rõ về cơ sở lý thuyết và thực tiễn làm nên tư tưởng Hồ Chí

Minh về gia đình. Người đã dựa trên các cơ sở dân tộc học và văn hóa gia
đình ở cả Phương Đông và Phương Tây để so sánh, kế thừa, phát triển tư
tưởng về gia đình. Trải dài tiến trình lịch sử nhân loại, cho đến nay, tạm gạt
sang một bên những hạn chế của lịch sử, Người hiểu rõ rằng, Nho giáo ở các
nước Phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản… vẫn là một trong
những hệ thống tư duy lý luận khoa học đầu tiên và lớn mạnh nhất ở Phương
Đông có bàn nhiều về đạo lý, văn hóa gia đình. Ảnh hưởng quan điểm Việt

18


Nam truyền thống trong đó có yếu tố của Nho giáo, Hồ Chí Minh rất coi trọng
gia đình, đề cao coi đó là cơ sở, nền tảng của xã hội, là một kết cấu vững bền,
là mắt xích quan trọng để kết nối giữa con người với xã hội, với đất nước.
“Gốc của thiên hạ là ở nước, gốc của nước là ở nhà…”. (Thiên hạ chi bản
quốc, quốc chi bản tại gia…) [33, 5]. Trên cơ sở nền tảng của phương thức
sản xuất công xã nông thôn nguyên thủy, chuyển dần sang phương thức sản
xuất phong kiến Phương Đông, kết cấu quan hệ gia đình tồn tại như một yếu
tố cơ bản của kiến trúc thượng tầng để phản ánh cái cơ sở hạ tầng Phương
Đông đó. Trong những điều kiện lịch sử nhất định, nhất là sau khi khôi phục
được nền tự chủ, là thiết chế có ảnh hưởng từ trên xuống cơ sở, học thuyết
Nho giáo đã có những kiến giải thích hợp và có các thiết chế đã góp phần xây
dựng và duy trì những mối quan hệ gia đình, xã hội ổn định suốt một thời
gian dài của lịch sử Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với sự xâm lược của thực dân Pháp,
sự xâm nhập, cưỡng chế của chủ nghĩa đế quốc và của nền văn minh công
nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến đến kết cấu xã hội, đến cách nhìn nhận và
thái độ ứng xử của mỗi con người đối với gia đình. Hồ Chí Minh từ việc
nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết khái quát từ Phương
Tây có phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa

Mác vẫn xem gia đình là cơ sở đầu tiên cho sự hình thành của xã hội và xác
định xã hội là một cộng đồng được hình thành bởi nhiều gia đình cố kết nên.
Khi các gia đình tồn tại ổn định, bền vững và phát triển thì xã hội cũng sẽ ổn
định, bền vững và phát triển. Theo C.Mác và Ph.Ăng-ghen, gia đình ngay từ
buổi lịch sử sơ khai là “quan hệ xã hội duy nhất”. [39, 288]. Và khi “mà
những nhu cầu đã tăng lên đẻ ra những quan hệ xã hội mới và dân số tăng lên
đẻ ra những nhu cầu mới” [39, 288], thì gia đình lúc này trở thành “quan hệ
phụ thuộc”. [39, 288]. Nghĩa là theo quan điểm Mácxít quan hệ giữa gia đình
và xã hội được đặt trong mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái tổng thể, cái

19


×