Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chứng ngất và các nguyên nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.55 KB, 4 trang )

Chứng ngất và các nguyên nhân
Ngất là trạng thái mất ý thức đột ngột, thoáng qua làm người bất tỉnh, da tái
nhợt. Phổi không thở hoặc như người ngạt thở. Tim không đập hoặc đập rất chậm và
khẽ. Ngất liên quan đến tình trạng thiếu oxy não lan tỏa tạm thời.
Xỉu hay lịm là tình trạng mất ý thức không hoàn toàn, diễn ra từ từ và kéo dài
hơn, là thể nhẹ hơn ngất.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ngất như bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, thần kinh,
tiêu hóa và nội tiết v.v...
Ngất do các bệnh tim mạch:
Các bệnh tim bẩm sinh (từ chứng Fa-lô), ở bệnh tâm phế mạn ngất có thể xảy ra
khi gắng sức hoặc do bệnh nhân dùng một số thuốc ức chế trung tâm hô hấp, như các
thuốc có thuốc phiện, các loại thuốc ngủ.
Ngất xảy ra trên các bệnh nhân bị loạn nhịp tim: nhịp chậm (dưới 40 lần/phút),
nhịp nhanh kích phát (trên 140 lần/phút). Khi nhịp tim quá nhanh, có nhiều nhát bóp
không hiệu quả, máu không đủ để nuôi các cơ quan, đặc biệt là não nên dễ ngất.
Ngất gặp trên các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, u nhầy nhĩ trái, tràn dịch
màng ngoài tim cấp, phình tách động mạch chủ, hẹp lỗ van động mạch chủ. Các bệnh
trên cơ thể đưa đến giảm thấp đột ngột độ bão hòa oxy của máu động mạch, máu
không đủ cung cấp oxy cho hành não.
Ngất do chứng hạ huyết áp tư thế: Khi huyết áp tâm thu tụt đến 30mmHg, hoặc
huyết áp tâm trương tụt đến 15mmHg khi thay đổi từ tư thế nằm sang tư thế ngồi.
Ngất do nguyên nhân ngoài tim mạch:
Các nguyên nhân ngoài tim thường hay gặp và nhẹ hơn.
Ngất do các bệnh về hô hấp:
Do ngừng hô hấp trong các trường hợp gây mê, trường hợp bị điện giật, chết
đuối, viêm tủy xám, nhồi máu phổi, ngộ độc hơi độc (oxid carbon chẳng hạn). Ngất do
những cơn ho kịch phát, các cơn ho làm gián đoạn tuần hoàn phổi và gây ra một tình
trạng thiếu oxy ở não.
Trong tăng thông khí, thường gặp bệnh nhân bị choáng váng, đôi khi ngất, xảy
ra chủ yếu ở những người thần kinh bị kích động và lo âu, bệnh nhân thở nhanh và sâu
làm đào thải khí carbonic quá mức, gây tình trạng nhiễm kiềm hô hấp thứ phát. Biểu


hiện là bệnh nhân bị lú lẫn, chóng mặt, có cảm giác kiến bò, run lẩy bẩy, có khi có cơn
co giật.
Ngất do rối loạn thần kinh
Do cường phó giao cảm: Thường gặp ở những người có thần kinh yếu hay bị sợ
hãi, khi bị kích thích đau hoặc quá xúc động do trông thấy những cảnh tượng rùng rợn
như tai nạn chết người, chảy máu... Ngất còn xảy ra trong trường hợp chọc tháo dịch
màng phổi, cổ chướng quá nhanh, tháo nước tiểu ở bàng quang đang rất căng.
Ngất phản xạ: Có hội chứng xoang cảnh (nằm ở 2 bên cổ). Do xoang động
mạch cảnh cảm thụ quá mức, chỉ cần một cái đụng nhẹ, cạo râu, xoay đầu, cổ áo quá
chật cũng gây ra phản ứng mạnh làm tim đập chậm, giãn mạch, huyếp áp hạ đưa đến
ngất.
Ngất do phản xạ còn gặp trong các trường hợp cơn đau quặn thận, niệu quản,
do chấn thương như đấm vào vùng trên rốn (chơi quyền anh, đấm vào đám rối giao
cảm), sang chấn tinh hoàn, vùng thanh quản.
Ngất do não: Trong u não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não... gây
thiếu oxy não khu trú.
Ngất trong các bệnh đường tiêu hóa: Như đầy hơi, khó tiêu, viêm ruột, đặc biệt
chảy máu đường tiêu hóa dễ gây ngất.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân gây ngất như thiếu máu nặng, u tụy v.v...
Tóm lại, ngất có thể xem là chết một tí, qua giai đoạn này là chết lâm sàng hoặc
khỏi. Nhìn chung đều có biểu hiện là nhức đầu, ù tai, buồn nôn, khó thở, lo âu, mặt tái
nhợt, tim đập nhanh sau đó chậm, đồng tử giãn, vã mồ hôi, mất ý thức, có thể có co
giật, cuối cùng không thở, không nghe tiếng tim, tất cả chỉ xảy ra trong một đến ba
phút.
Trước một trường hợp ngất, cần phải phân biệt với động kinh, hạ đường huyết,
tai biến mạch máu não, Hysterie, ngộ độc.
Về sơ cứu: Cần đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân, cho ngửi tinh dầu thơm,
nới quần áo chật hoặc những chỗ thắt chặt khác. Ðể đầu quay sang một bên nhằm đề
phòng tụt lưỡi vào cổ họng hoặc hít phải chất nôn vào phổi. Nếu thân nhiệt thấp hơn
bình thường thì cho đắp chăn ấm.

Có thể tiêm Atropin 1/4mg x 1-2 ống vào dưới da, Depersolon 30mg x 1 ống
vào tĩnh mạch. Nếu tình trạng ngừng tim, ngừng thở kéo dài thì tiêm adrenalin 1mg
vào buồng tim, xoa bóp tim, kết hợp với hà hơi thổi ngạt. Gửi bệnh nhân lên tuyến trên
tìm nguyên nhân để điều trị.

×