Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975: Luận án TS. Văn học: 62 22 32 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

NGUYỄN MINH TRƢỜNG

TRUYỆN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI DÂN TỘC
VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 1945 - 1975

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

NGUYỄN MINH TRƢỜNG

TRUYỆN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI DÂN TỘC
VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 1945 - 1975
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số:

62 22 32 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS ĐOÀN ĐỨC PHƢƠNG

Hà Nội - 2016

2


MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………...................

4

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………..................

6

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

6

4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………..

7

5. Đóng góp của luận án …………………………………………………...

7

6. Cấu trúc của luận án…………………………………………………….


8

Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu ………………………….

10

1.1. Một số vấn đề liên quan đến truyện về đề tài dân tộc và miền núi.. ...

10

1.1.1. Vấn đề bản sắc dân tộc và gìn giữ bản sắc dân tộc …….

10

1.1.2. Tiếp cận văn hóa học và các tác phẩm văn học về đề tài dân tộc, miền núi

13

1.2. Tình hình nghiên cứu truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945
- 1975………….......................................................
1.2.1. Tình hình nghiên cứu truyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn
1945 - 1975 của các tác giả người Kinh ………………
1.2.2. Tình hình nghiên cứu truyện của các tác giả là người dân tộc thiểu số
Chƣơng 2: Truyện về đề tài dân tộc và miền núi trong tiến trình văn xuôi Việt
Nam giai đoạn 1945 - 1975 .............................................
2.1. Vai trò của khu vực dân tộc, miền núi trong lịch sử ……………….
2.2. Văn xuôi về đề tài dân tộc và miền núi phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn
1945 - 1975………………………
2.2.1. Bước “tạo đà” từ các tác phẩm “truyện đường rừng” của giai đoạn trước

năm 1945…………………………
2.2.2. Sự thay đổi về nội dung và khuynh hướng phản ánh của văn xuôi giai
đoạn 1945 - 1975…………………………….
2.2.2.1. Văn xuôi phản ánh, cổ vũ cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc

3

16
16
24
32
32
35
35
39
40


2.2.2.2. Quần chúng cách mạng là nhân vật trung tâm ...
2.2.2.3. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đóng vai trò chủ đạo
…………………………...
2.3. Truyện về đề tài dân tộc và miền núi trong bức tranh đa sắc của văn xuôi
Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975……………………………..
2.3.1. Vấn đề truyền thống, hiện đại trong các truyện về đề tài dân tộc, miền núi

42
46

2.3.2. Bức tranh về cuộc sống hiện thực của đồng bào các dân tộc vùng cao


58

Chương 3: Hình tƣợng cuộc sống và con ngƣời trong truyện viết về đề tài
dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 ....................................................
3.1. Thế giới hình tượng nhân vật ……………………………………….

63
63

3.1.1. Hình tượng nhân dân vùng cao được đổi đời nhờ Cách mạng ……
3.1.1.1. Những số phận bất hạnh từ “bóng đêm nô lệ” đến với “ánh sáng
Cách mạng”…………………………...
3.1.1.2. Những nhân vật đồng bào vùng cao với sức sống tiềm tàng và người
cán bộ cách mạng kiên trung …………………………...
3.1.2. Hình tượng nhân dân vùng cao trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới
3.1.2.1. Cuộc đấu tranh với những lực cản lạc hậu ……………………...
3.1.2.2. Xã hội vùng cao mới với những con người mới ………………...

51
52

64
64
73
85
85
90

3.2. Thế giới thiên nhiên vùng cao ……………………………………….


95

3.2.1. Thiên nhiên kỳ vĩ, sinh động, trữ tình ………………………….

95

3.2.2. Thiên nhiên hòa cảm cùng cuộc sống, sinh hoạt, chiến đấu của con người
3.3. Truyền thống văn hóa, phong tục vùng cao …………….
Chương 4: Một số phƣơng thức biểu hiện trong truyện viết về đề tài dân tộc
và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 ..............................................
4.1. Nghệ thuật miêu tả…………………………………………….

102
112
121
122

4.1.1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên vùng cao …………………………

122

4.1.2. Nghệ thuật miêu tả con người vùng cao ………………

126

4.2. Tổ chức cốt truyện, kết cấu…………………………………………….

133

4.2.1. Cốt truyện dung dị ………………………………………………..


133

4


4.2.2. Kết cấu phong phú ……………………………………
4.3. Ngôn ngữ và giọng điệu ……………………………………………..

140
144

4.3.1. Ngôn ngữ trần thuật phong cách hóa…………………………..

145

4.3.2. Giọng điệu trần thuật nhiều cung bậc ...............……….

150

Kết luận ………………………………………………………………….

157

Danh mục công trình của tác giả liên quan đến đề tài luận án…

161

Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………


162

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất
nước - kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Ðình, Hồ
Chủ Tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Ách nô lệ bị đập tan, con người Việt Nam được giải phóng; bừng lên một
niềm hạnh phúc lớn lao đến thiêng liêng, như kết quả tất yếu từ khát vọng tự do
và quyết tâm cứu nước của cả dân tộc. Hòa cùng bước chuyển tiếp lịch sử vĩ đại
ấy, văn học Việt Nam nói chung, văn xuôi trong đó có truyện viết về đề tài dân
tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 nói riêng đã bước vào một thời kì phát
triển mới, bột phát và mạnh mẽ. Khoảng thời gian hơn 30 năm, bằng khả năng
phản ánh đặc trưng của mình, các tác phẩm truyện viết về mảng đề tài này đã tạo
dựng được bức tranh hiện thực rộng lớn về thiên nhiên núi rừng và cuộc sống
của đồng bào các dân tộc vùng cao gắn với những đổi thay cùng cách mạng,
kháng chiến và quá trình xây dựng đất nước.
Bằng việc thu hút được một đội ngũ đông đảo các tác giả thuộc nhiều thế hệ ở
khắp các vùng miền (cả người Kinh và người dân tộc) với bút pháp của chủ
nghĩa hiện thực mới, đứng trên lập trường tư tưởng yêu nước, tiến bộ, cách
mạng, các truyện viết về mảng đề tài dân tộc, miền núi đã có những đóng góp
không nhỏ cho “địa hạt” văn xuôi giai đoạn 1945 - 1975 đồng thời để lại những
giá trị tinh thần trường tồn cùng thời gian.
Bên cạnh đó các tác phẩm truyện viết về mảng đề tài dân tộc và miền núi
cũng là nơi ẩn chứa, lưu giữ những nét đặc trưng văn hóa truyền thống độc đáo
của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam và đó cũng chính là nguồn dữ liệu
quý phục vụ cho các ngành nghiên cứu khác thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và


6


nhân văn trong tương lai. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong giai đoạn hiện nay
khi nhiệm vụ gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các
dân tộc anh em đang được đặc biệt quan tâm. Gắn chặt với định hướng dân tộc đi
liền cùng hiện đại (dân tộc - hiện đại), truyện viết về mảng đề tài dân tộc và miền
núi giai đoạn 1945 - 1975 thông qua việc miêu tả hiện thực cuộc sống ở miền núi
trong những năm tháng cả dân tộc gồng mình đánh giặc đã góp phần vào nhiệm
vụ củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, việc nghiên cứu các truyện thuộc mảng đề tài này còn mang ý nghĩa
thời sự và thực tiễn. Hiện nay, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã, đang dành rất
nhiều chính sách quan tâm đến sự phát triển mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn
hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh ở các khu vực miền núi, nơi sinh sống của
đồng bào các dân tộc ít người nhằm hướng đến mục tiêu đưa miền núi tiến kịp
vùng xuôi. Tất cả những vấn đề phát hiện, đặt ra trong quá trình nghiên cứu, khai
thác các tác phẩm truyện về đề tài dân tộc và miền núi đều có tác dụng nhất định
đến những định hướng chỉ đạo của các cấp. Do đó việc nghiên cứu truyện về đề
tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 sẽ góp phần tạo ra một góc nhìn
đầy đủ hơn về quá khứ trong việc đánh giá nền văn xuôi cách mạng Việt Nam
thế kỷ XX, tạo nền tảng để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của văn xuôi trong đó
có thể loại truyện về mảng đề tài này trong thế kỷ XXI.
Thực hiện luận án nghiên cứu về Truyện viết về đề tài dân tộc và miền núi
giai đoạn 1945 - 1975, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm một số kiến giải
mới liên quan đến sự vận động và phát triển của thể loại tự sự trong tiến trình
phát triển nền văn học Việt Nam hiện đại; trên cơ sở đó cung cấp thêm những tư
liệu mới cho quá trình nghiên cứu, học tập và giảng dạy giai đoạn văn học suốt
30 năm kháng chiến giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX.


7


2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà luận án tập trung là các tác phẩm truyện (bao
gồm truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết) về đề tài dân tộc và miền
núi của văn học cách mạng Việt Nam được sáng tác trong giai đoạn từ năm 1945
đến năm 1975 của các nhà văn là người Kinh cũng như người dân tộc thiểu số.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về mặt tư liệu cũng như một số yếu tố khách quan, chủ quan
nên chúng tôi chưa khảo sát các truyện viết về mảng đề tài dân tộc và miền núi ở
khu vực văn học miền Nam trong giai đoạn 1945 - 1975 và xin dành ở một công
trình khác.
Giới hạn nghiên cứu của luận án tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Nội dung cơ bản của truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945
- 1975 thể hiện qua các bình diện con người xã hội, con người văn hóa, con
người trong mối quan hệ với tự nhiên, con người cá nhân.
- Nghệ thuật của truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 1975 thể hiện thông qua hình tượng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ.
- Một số vấn đề khác liên quan đến truyện về đề tài dân tộc và miền núi
thể hiện thông qua các phương diện hình thức nghệ thuật: truyền thống - hiện
đại, bản sắc dân tộc.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát các truyện viết về đề tài dân tộc và
miền núi giai đoạn 1945 - 1975, tác giả công trình muốn tạo ra một góc nhìn đầy
đủ hơn về văn xuôi nói chung, truyện về mảng đề tài này nói riêng. Ngoài ra,

8



luận án cũng nhằm chỉ ra con đường khám phá nghệ thuật, xây dựng cốt truyện,
kết cấu, cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật... của từng nhà văn tiêu
biểu trong giai đoạn 1945 - 1975.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích đã đặt ra, trong bản luận án này, chúng tôi sẽ
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:
- Khảo cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Nghiên cứu, đánh giá truyện về đề tài dân tộc và miền núi đặt trong tiến
trình văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.
- Khảo sát, phân tích hình tượng cuộc sống và con người trong truyện viết
về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975.
- Nghiên cứu một số phương thức biểu hiện trong truyện về đề tài dân tộc
và miền núi giai đoạn 1945 - 1975.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học, phương pháp xã hội
học văn học để chỉ ra sự chi phối, tác động của bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh xã
hội đối với sự phát triển và đặc điểm, tính chất của một khu vực, bộ phận văn
học.
Luận án sử dụng phương pháp hệ thống để tập hợp và phân chia các tác
giả, tác phẩm vào từng bình diện hoặc vấn đề khảo sát.
Lý thuyết tự sự học, phương pháp tiểu sử, phương pháp lịch sử - xã hội
cũng được tác giả luận án sử dụng khi nghiên cứu sâu vào một số tác phẩm tiêu
biểu của một số nhà văn.
Ngoài các phương pháp như so sánh, phân tích, tổng hợp thì phương pháp
nghiên cứu liên ngành cũng được chúng tôi sử dụng xuyên suốt trong luận án.

9



5. Đóng góp của luận án
5.1. Về mặt lý luận: Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện và hệ
thống về mảng truyện đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975, tạo ra
hướng nhìn bao quát, toàn cảnh đối với một mảng nội dung quan trọng, có vị trí
đặc biệt trong nền văn xuôi nước nhà. Thông qua việc khảo sát, đánh giá các tác
phẩm truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 trên cả phương
diện nội dung và hình thức nghệ thuật gắn với sự phát triển của thể loại này,
trong sự giao thoa, tiếp biến với các thể loại khác của văn học Việt Nam hiện
đại, luận án đưa ra những đánh giá khoa học bước đầu về những thành tựu, hạn
chế của truyện về mảng đề tài dân tộc và miền núi trong một thời kỳ văn học
phát triển rực rỡ gắn liền với những trang sử oanh liệt của dân tộc.
5.2. Về mặt thực tiễn:
Luận án góp phần khái quát một cách tương đối toàn diện về diện mạo cũng
như những đặc điểm cơ bản liên quan đến nội dung và nghệ thuật của truyện về
đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975, từ đó đưa ra những đề xuất hữu
ích cho các cây bút viết văn trẻ quan tâm đến mảng đề tài này.
Từ việc tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến các yếu tố truyền thống - hiện
đại, luận án mong muốn gợi mở một số hướng phát triển cho truyện viết về mảng
đề tài dân tộc và miền núi hiện nay.
Tác giả luận án mong muốn đây sẽ là một tài liệu hữu ích phục vụ cho việc
tiếp cận (tìm hiểu, nghiên cứu, dạy và học) các tác phẩm văn học về đề tài dân
tộc và miền núi trong đó có thể loại truyện. Nói một cách khác, luận án hướng
đến mục tiêu góp phần thiết thực vào việc khẳng định vai trò, vị thế và giá trị của
các tác phẩm truyện về đề tài dân tộc và miền núi, một bộ phận quan trọng của

10


nền văn xuôi cách mạng Việt Nam trong những năm tháng hào hùng của lịch sử
dân tộc.

6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình nghiên cứu của tác
giả liên quan đến đề tài, Tài liệu tham khảo, luận án được triển khai làm 4
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Truyện về đề tài dân tộc và miền núi trong tiến trình văn xuôi Việt
Nam giai đoạn 1945 - 1975.
Chương 3: Hình tượng cuộc sống và con người trong truyện viết về đề tài dân
tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975.
Chương 4: Một số phương thức biểu hiện trong truyện về đề tài dân tộc và
miền núi giai đoạn 1945 - 1975.

11


Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề liên quan đến truyện về đề tài dân tộc và miền núi
1.1.1. Vấn đề bản sắc dân tộc và gìn giữ bản sắc dân tộc
Bản sắc dân tộc là gì? Trong thực tiễn đã có rất nhiều ý kiến của các nhà
nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn hóa đưa ra khái niệm về bản sắc và bản sắc
dân tộc. Với cụm từ bản sắc, chúng tôi xin được dẫn ra ở đây khái niệm mà tác
giả Alain J.Lemaitre (hiện là giáo sư Sử học Trường ĐH Haute Alsace, Pháp) đã
đưa ra tại Hội thảo Bản sắc dân tộc, bản sắc đa dạng tại Hà Nội ngày 13/4/2011:
“Bản sắc là cái đồng nhất (với bên trong) và đồng thời khác biệt (với bên ngoài).
Bản sắc không đứng yên, một lần là xong, một lần cho mãi mãi, mà biến đổi, cập
nhật...”. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì cho rằng: “Bản sắc không phải là một
“cái” mà là một “kiểu”, cái cách một con người hay một dân tộc ứng xử kiểu
này hay kiểu khác trước một tình huống, một thách thức, đến từ bên ngoài, từ cái

khác, cái lạ...”[142, tr.13].
Phát triển theo logic khái niệm nói trên thì bản sắc dân tộc sẽ cơ bản được
hiểu là tổng thể những phẩm chất, đặc điểm, tính cách, cách thức để tồn tại và
biểu hiện của một cộng đồng xã hội - dân tộc cụ thể, riêng biệt mà nhờ đó người
ta mới có thể xác định được một dân tộc giữa quần thể các dân tộc trong cộng
đồng nhân loại nói chung. Hoặc cũng có một cách hiểu khác đó là bản sắc dân
tộc được hiểu như sự thể hiện phẩm chất của một dân tộc trong tính riêng biệt,
đặc trưng của dân tộc đó. Tất cả những gì có thể coi là cốt lõi, chủ yếu, là hình
ảnh trung thực về đời sống của một cộng đồng, tạo thành cái gọi là linh hồn, là
bản lĩnh, là sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của một dân tộc. Với dân tộc
Việt Nam thì bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa

12


được vun đắp nên qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là
lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự tôn, tự cường dân tộc, lòng nhân ái bao dung,
trọng nghĩa tình, đạo lý, cần cù, sáng tạo... Tất cả đã kết tinh thành sức mạnh và
in đậm dấu ấn độc đáo của cộng đồng 54 dân tộc trên dải đất hình chữ S.
Trong giai đoạn quốc tế hóa và hội nhập sâu rộng như hiện tại, vấn đề gìn
giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống đã thực
sự trở nên cấp bách, trở thành vấn đề “nóng” được không ít các quốc gia trên thế
giới chú trọng, đầu tư, trong đó có các quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương, mà Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Đa phần, các nhà học giả,
các nhà văn hóa uy tín của nhiều quốc gia trên các diễn đàn khác nhau thời gian
qua đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của mình về mối quan hệ giữa quá trình phát
triển, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các nền kinh tế một cách mạnh mẽ với
công tác bảo tồn tính độc đáo, riêng biệt về văn hóa, phong tục, tập quán của mỗi
dân tộc, mỗi cộng đồng. Chính vì vậy, ngay vào những năm cuối của thế kỷ XX,
các nhà khoa học xã hội - nhân văn của Châu Á đã tổ chức liên tục 03 cuộc hội

thảo tại Thủ đô Hà Nội (Việt Nam), thành phố NoọngKhai (Thái Lan) và Thủ đô
Tokyo (Nhật Bản) với chủ đề: Bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống trong
hội nhập phát triển và toàn cầu hóa. Tại các hội thảo này có nhiều vấn đề cấp
bách được đặt ra xung quanh chủ đề trên với tất cả các nước nằm trong khu vực,
trong đó có vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của các dân tộc thiểu số trong
thời kỳ hội nhập quốc tế cũng được đưa ra thảo luận - như là một vấn đề quan
trọng của hội thảo. Với một cái nhìn mang tầm vĩ mô, các học giả của các nước:
Nhật Bản, Trung Quốc, Malayxia, Singapo, Thái Lan... và Việt Nam đã thống
nhất quan điểm: cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa bản sắc dân tộc, văn
hóa và phát triển; cần phải có những đường lối, chính sách đúng; và phải có một

13


loạt các biện pháp đồng bộ, liên hoàn trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản
sắc riêng của địa phương và tộc người; bên cạnh việc giao lưu, tiếp thu và hợp
tác văn hóa giữa các nước để làm giàu thêm, phong phú thêm đời sống tinh thần
của nhân dân các dân tộc. Riêng đối với vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa của các
dân tộc thiểu số ở Châu Á trong đó có Việt Nam đã được hội thảo đặc biệt chú ý
với hàng chục tham luận của các nhà văn hóa, nhà khoa học xã hội - nhân văn uy
tín của châu lục như: KaWadaJunzo (Nhật Bản), TuWeiMing (Trung Quốc),
Hood Salleh (Malaysia), PoncianoL. Bennagen (Philippin), Võ Quý, Phan Hữu
Dật (Việt Nam)... Trong các bài phát biểu của mình, các học giả đều nhấn mạnh:
“Cần phải biết trân trọng bản sắc và tính sáng tạo của nền văn hóa địa phương”
(nhà nghiên cứu KaWadaJunzo), “Cần phải bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu
số” trong “các thách thức”, “trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế” (các tác giả:
Võ Quý, TuWeiMing, XuJianchu...)...; Và một trong các giải pháp cụ thể mà các
nhà nghiên cứu đã đưa ra là: Phải chú ý đến việc bảo tồn ngôn ngữ, bảo tồn văn
hóa, văn học nghệ thuật, bảo tồn môi trường sống; đặc biệt là “phải biết quý
trọng, bảo vệ và phát huy vai trò cá nhân của các nhà văn hóa dân tộc địa

phương, đào tạo và bồi dưỡng những nhân tố, những người tiêu biểu cho sự kế
thừa và phát triển văn hóa dân tộc” trong thời kỳ hội nhập.
Có thể thấy, đây là những quan điểm đúng đắn, có ý nghĩa quan trọng, có
tính định hướng rõ ràng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc
người trong đời sống văn hóa nói chung, trong lĩnh vực văn học nghệ thuật về
mảng đề tài dân tộc và miền núi nói riêng. Quan điểm này có thể được coi là cơ
sở khoa học và cơ sở thực tiễn để các nhà nghiên cứu, phê bình văn học tích cực
đi sâu vào nghiên cứu, sưu tầm vốn văn học dân gian truyền thống của các dân
tộc thiểu số vùng cao, bên cạnh việc nghiên cứu một cách hệ thống, bài bản

14


“…những sáng tác mới trong thời kỳ hiện đại của các nhà văn viết về đề tài dân
tộc, miền núi...” [162, tr.10].
1.1.2. Tiếp cận văn hóa học và các tác phẩm văn học về đề tài dân tộc và
miền núi
Xu hướng vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa để lý giải văn học
mới xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XX mà người khởi xướng là M.Bakhtin,
giáo sư văn học người Nga thuộc Đại học Saransk. Ông quan niệm rằng: “Trước
hết, khoa nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn học. Văn
học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái
bối cảnh nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại”.
Phương pháp tiếp cận văn học từ quan điểm văn hóa học ưu tiên cho việc phục
nguyên không gian văn hóa trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi
phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm
mỹ, quan niệm về con người... từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác
định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mô típ, hình tượng,
ngôn ngữ... Tóm lại, phương pháp này thiên về giải mã các hình tượng nghệ
thuật, tìm ra dấu ấn của thời đại trong tác phẩm.

Phương pháp tiếp cận văn hóa học gần với phương pháp thi pháp học vì
nó vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi
pháp của tác phẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt là ở chỗ, tiếp cận văn hóa học
không chủ trương miêu tả thế giới nghệ thuật của tác phẩm như một vũ trụ khép
kín mà đặt ra nhiệm vụ đối chiếu, so sánh, truy nguyên các quan niệm văn hóa
của thời đại, nơi tác phẩm được sản sinh để tìm nguồn gốc của các dạng thức
quan niệm về con người, về không - thời gian trong tác phẩm. Xuất phát từ ý
thức rằng không có một nền văn hóa chung chung, trừu tượng nằm ngoài không

15


gian và thời gian, phương pháp tiếp cận văn hóa học luôn chú ý đến tính lịch sử
cụ thể của một quan niệm giá trị văn hóa, đến đặc trưng của cấu trúc hệ thống
văn hóa. Đến lượt mình, các quan niệm này lại là sản phẩm của những điều kiện
lịch sử xã hội cụ thể xác định.
Nếu coi văn hóa là các thiết chế đời sống vật chất và đời sống tinh thần
của con người, là các giá trị hình thành trong các mối quan hệ ứng xử căn bản:
ứng xử xã hội, ứng xử thiên nhiên và ứng xử với bản thân, thì phương pháp tiếp
cận văn hóa học cũng có những tiêu chí tương ứng khi nghiên cứu, xem xét,
đánh giá một hiện tượng văn học. Trước tiên, cần chú ý tới quan niệm về xã hội
và các kiểu hình tượng xã hội trong văn học. Đó là các kiểu không gian tồn tại
của con người: không gian lao động sản xuất, không gian sinh hoạt văn hóa,
không gian đấu tranh, không gian xã hội mang màu sắc chính trị và cả không
gian xã hội được khúc xạ qua những biểu tượng (ví dụ: các biểu tượng “đất
khách quê người”, “chân trời góc bể”, “cõi người ta”, “miền nhân gian” trong
văn học cổ). Thứ hai là quan hệ của con người với thiên nhiên và các hình tượng
thiên nhiên. Mọi hoạt động của con người không tách rời môi trường thiên nhiên.
Thiên nhiên là người bạn, là chứng nhân cho tâm lý, tâm trạng, tình cảm của con
người. Con người vay mượn từ thiên nhiên những chuẩn mực thể hiện tất cả

những gì liên quan đến con người: từ diện mạo, ngoại hình, hành vi đến thế giới
nội tâm đều có thể diễn tả bằng hình ảnh thiên nhiên. Ngay quy luật vận động
của thiên nhiên theo nhịp tuần hoàn cũng được sử dụng để nhận thức về quy luật
vận động của lịch sử, để nhận thức diễn trình cuộc sống của con người. Thứ ba là
quan niệm về con người gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Hình tượng con người
trong văn học mang những phẩm chất gắn với một nền văn hóa nhất định. Văn
hóa phương Tây lấy con người làm trung tâm của vũ trụ, thế giới được nhào nặn

16


theo mẫu hình con người thì các kiểu tả ngoại hình, tính cách, cảm xúc của con
người cũng thật khác xa với văn học cổ điển phương Đông thường lấy thiên
nhiên làm khuôn mẫu để tả con người. Ở cả ba tiêu chí nói trên, nguyên tắc của
phương pháp tiếp cận văn hóa học là đi tìm ảnh hưởng không chỉ của văn hóa
đương thời đối với văn học, mà còn truy nguyên đến cả các truyền thống văn hóa
của cộng đồng.
Năm 1968, trong lời giới thiệu sách Thơ Hồ Xuân Hương xuất bản bằng
tiếng Nga tại Moskva, nhà Việt Nam học người Nga N.Niculin, dựa trên kết quả
nghiên cứu của Bakhtin về Rabelais, cũng đã so sánh sự xâm nhập của văn hóa
dân gian Việt Nam vào thơ Hồ Xuân Hương như sự xâm nhập của văn hóa dân
gian Pháp vào sáng tác của Rabelais. Trong cuốn sách Nho giáo và văn học Việt
Nam trung cận đại (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1995), nhà
nghiên cứu Trần Đình Hượu đã dùng cách khảo sát văn hóa - lịch sử, đặc biệt là
đối với nho giáo, để giải quyết một số vấn đề của văn học trung đại Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, tác giả chuyên luận Văn học Trung đại Việt
Nam dưới góc nhìn văn hóa (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003) đã khẳng
định một cách rất có ý thức ở Lời nói đầu là “người viết chọn góc độ văn hóa để
quan sát, giải thích các hiện tượng văn học”.
Trên cơ sở những lý luận chung về phương pháp tiếp cận văn hóa học,

chúng tôi bước đầu có những soi chiếu vào các truyện về đề tài dân tộc và miền
núi giai đoạn 1945 - 1975 để từ đó có những lý giải một cách khách quan, khoa
học và tường minh hơn về tính đặc trưng, độc đáo trong mối quan hệ giữa con
người vùng cao với thế giới tự nhiên, nguồn gốc sinh ra những phong tục, lễ hội
truyền thống được gìn giữ, bảo tồn tự ngàn đời nay...

17


1.2. Tình hình nghiên cứu truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai
đoạn 1945 - 1975
Sau bước chuyển vĩ đại của lịch sử dân tộc từ Cách mạng Tháng Tám năm
1945, văn học Việt Nam nói chung, văn xuôi nói riêng chuyển sang một thời kỳ
phát triển mới, theo sát, phản ánh công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước độc lập,
đấu tranh giành hòa bình, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Là một bộ phận trọng
yếu của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, các tác phẩm truyện viết về
đề tài dân tộc và miền núi đã thực sự khẳng định được ý nghĩa, giá trị của mình
và nhận được sự quan tâm, đánh giá, bình luận, nhận xét của các nhà nghiên cứu
văn học trong nước. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, qua quá trình tìm hiểu,
sưu tầm, chúng tôi vẫn chưa thấy xuất hiện một công trình nghiên cứu chuyên
biệt nào của các nhà nghiên cứu nước ngoài liên quan đến văn học dân tộc thiểu
số Việt Nam nói chung và truyện về đề tài dân tộc, miền núi giai đoạn 1945 1975 nói riêng. Chính vì vậy, trong phần nội dung này, chúng tôi chỉ tách ra làm
2 đề mục khảo sát tình hình nghiên cứu truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai
đoạn 1945 - 1975 của các nhà nghiên cứu Việt Nam, đó là: tình hình nghiên cứu
truyện của các tác giả là người Kinh và tình hình nghiên cứu truyện của các tác
giả là người dân tộc thiểu số.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu truyện viết về đề tài dân tộc và miền núi
giai đoạn 1945 - 1975 của các tác giả người Kinh
Chúng ta đều biết rằng, những tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết về đề tài
dân tộc và miền núi lại là những “đứa con tinh thần” của các nhà văn người dân

tộc Kinh (Thế Lữ, Lan Khai, Nhất Linh, Hồ Dzếnh...). Tiếp nối quá trình phát
triển của các tác phẩm văn xuôi viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1930
- 1945 mà giới học giả đương thời vẫn thường gọi là Truyện đường rừng, truyện

18


viết về mảng đề tài này giai đoạn 1945 - 1975 đã nhanh chóng bắt kịp được cùng
không khí của thời đại, từ đó đã xuất hiện những tác phẩm có giá trị tư tưởng,
nghệ thuật cao, có ý nghĩa đại diện cho thành tựu của nền văn xuôi cách mạng
buổi đầu. Một đặc điểm nổi bật của giai đoạn này đó là số lượng các tác giả sáng
tác truyện về đề tài dân tộc và miền núi còn hạn chế, do đó những năm qua, việc
nghiên cứu về mảng văn học này hầu hết chỉ tập trung vào một số tên tuổi nổi
bật như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng…
Bước vào con đường văn học và nổi danh từ khá sớm, Tô Hoài từng được
tôn vinh là nhà văn cách mạng đóng vai trò mở đường cho những sáng tác về
mảng đề tài dân tộc và miền núi. Ngay những sáng tác đầu tiên của ông về mảng
đề tài này đã nhận được sự chú ý đặc biệt của giới phê bình văn học. Có thể nói
cuốn sách Tô Hoài - về tác gia và tác phẩm của tập thể các tác giả (Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, 2001) đã tập hợp tương đối đầy đủ các bài phê bình, đánh giá
về văn nghiệp của Tô Hoài trong đó có những tác phẩm của ông viết về đề tài
dân tộc và miền núi. Các nhà nghiên cứu gồm Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Thi,
Hoàng Trung Thông, Nguyễn Long, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Văn Long, Nguyễn
Quang Trung... trong các bài viết khác nhau đều đã khẳng định được giá trị của
các tập truyện Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc trong việc khắc họa khá chân
thực, sinh động về bức tranh đồng bào các dân tộc vùng cao chuyển biến từ tình
yêu gia đình, làng bản sang tình yêu đất nước, đi theo cách mạng, chống đế quốc,
phong kiến, thể hiện rõ nét qua tinh thần đoàn kết dân tộc, sức mạnh của niềm tin
vào tương lai tươi sáng. Đánh giá tập truyện ngắn Núi cứu quốc, tác giả Nguyễn
Đình Thi cho rằng: “Núi cứu quốc là kết quả của một cuộc chuyển biến chưa

xong. Tập truyện chưa dứt khoát trong tư tưởng và tình cảm của tác giả. Tô Hoài
ghi vội, chưa kịp hòa tư tưởng và tâm hồn theo đề tài...” [165, tr.202]. Nhưng khi

19


đánh giá về tập Truyện Tây Bắc, tác phẩm được tặng giải thưởng lớn, đánh dấu
một bước chuyển mình của nhà văn Tô Hoài trong cách kể, cách tả về vùng núi
phía Bắc và đồng bào các dân tộc nơi đây thì tác giả Nguyễn Đình Thi khẳng
định: “Trong những tác phẩm trước đây viết về đồng bào miền núi, Tô Hoài
thường có những thiên lệch dần về dân tộc, thường nhìn vấn đề dân tộc theo cảm
tính của mình, không xuất phát từ hiện thực, từ chính sách dân tộc của Đảng. Ở
Mường Giơn, vấn đề dân tộc đã được biểu hiện lên một cách đúng đắn... Bút
pháp của Tô Hoài đã có phần thay đổi. Cách bố cục câu chuyện đã chặt chẽ,
mạch lạc hơn. Sự sống phong phú đã bắt buộc Tô Hoài phải khơi sâu xuống tâm
lý của nhân vật... Phong cảnh và con người đẹp đẽ của Tây Bắc được ngòi bút
của Tô Hoài vẽ nên một cách hết sức sinh động, nên thơ...” [165, tr.210].
Về mặt ngôn ngữ, giọng điệu của tập Truyện Tây Bắc cũng như một số
các truyện, ký khác về miền núi của Tô Hoài như Lên Sùng Đô, Nhớ Mai Châu,
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ... tác giả Triều Dương nhận định: “Người ta thường
nhắc đến chất thơ trong những trang tả cảnh của Tô Hoài. Điều đó đúng. Nhưng
có lẽ nên nói cho rõ thêm: Chất thơ đây không phải là một đôi vẻ đẹp thoáng qua
do cảm hứng bất thần chợt đến mà thông qua sự quan sát kỹ lưỡng, vốn sống lọc
lõi về thực tế, kết hợp với sức rung động của nhà nghệ sỹ…” [165, tr.301]. Riêng
về cốt truyện, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long đưa ra ý kiến: “Cốt truyện của
các tác phẩm khá đơn giản, bám sát theo diễn biến cuộc đời của nhân vật chính
và được trình bày theo trình tự thời gian”.
Đến tiểu thuyết Miền Tây, các nhà nghiên cứu như Hà Minh Đức, Phan
Cự Đệ, Khái Vinh trong cuốn Tô Hoài - về tác gia và tác phẩm lại tập trung nhận
xét, đánh giá về những giá trị thực tiễn thông qua việc đặt ra những vấn đề cụ thể

của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố chính quyền cách mạng ở

20


vùng cao thông qua hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật mộc mạc, giản dị, không lạm
dụng tiếng địa phương. Bài nghiên cứu của các tác giả cũng chỉ ra được một số
hạn chế của tập truyện, đó là: Còn nặng mô tả phong tục, tập quán mà chưa đầu
tư đúng mức cho đời sống nội tâm, tính cách điển hình của nhân vật: “...Tác giả
mới nêu lên được những biến đổi về kinh tế cũng như cương vị xã hội chứ chưa
đi thật sâu vào những biến đổi bên trong tâm hồn mỗi con người...” [165, tr.85].
Nếu trong lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức
đã đưa ra nhận xét: “Tô Hoài có một năng lực phát hiện và nắm bắt nhanh chóng
thế giới khách quan” thì với tác giả Trần Hữu Tá, năng lực đặc biệt của Tô Hoài
lại chính là “nhãn quan phong tục đặc biệt nhạy bén, sắc sảo...”. Năm 2006, cuốn
sách Phong cách nghệ thuật Tô Hoài và bài viết Đặc điểm thế giới nhân vật Tô
Hoài đăng trên Tạp chí Văn học của tác giả Mai Thị Nhung đã tập hợp khá
phong phú các ý kiến về nghệ thuật truyện Tô Hoài trong đó có những tác phẩm
viết về đề tài dân tộc và miền núi.
Năm 2007, cuốn Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp - chân dung do
nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ chủ biên đã viết về quá trình ra đời, phát triển của
truyện ngắn Việt Nam cùng với những gương mặt tác gia tiêu biểu, trong đó nhà
văn Tô Hoài được nhắc đến cùng với các tên tuổi nổi bật như Nam Cao, Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố... Tác giả cuốn sách đã nhấn mạnh đến một số đặc trưng
nghệ thuật truyện Tô Hoài như “lối viết thông minh, hóm hỉnh, thậm chí tinh
quái, một đôi nét tâm lý và triết lý đượm sắc thái buồn, pha chút mùi vị chua chát
kiểu Nam Cao...”.
Cùng thời với Tô Hoài, nhà văn Nguyên Ngọc cũng là một cây bút viết về
đề tài dân tộc và miền núi với những tác phẩm khá nổi tiếng, giành được những
giải thưởng quan trọng. Tính đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu, khảo


21


cứu độc lập liên quan đến các tác phẩm của Nguyên Ngọc viết về đề tài dân tộc
và miền núi mà hầu hết là những bài viết, bài giới thiệu đăng trong các cuốn
tuyển tập hoặc trên các ấn phẩm báo, tạp chí. Một số bài viết của các tác giả như
Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Đức Đàn, Hà Minh Đức, Phong Lê đều tập trung đánh giá,
khảo cứu hai tác phẩm là Đất nước đứng lên và Rừng xà nu trong mối quan hệ
giao cảm, hòa hợp giữa con người với tự nhiên, từ đó nổi lên hình tượng người
anh hùng tập thể thông qua cảm hứng lãng mạn và sử thi, bằng lối kể truyền
thống của trường ca và nghệ thuật đồng hiện. Đặc biệt, hai nhà nghiên cứu là
Phong Lê và Hà Minh Đức đều khẳng định rằng, Đất nước đứng lên là thành
công nổi bật của Nguyên Ngọc trong việc miêu tả sự gắn bó, kết hợp nhuần nhị
giữa sức mạnh, vẻ đẹp của thiên nhiên với sức mạnh, vẻ đẹp của con người. Tác
giả Chu Nga trong bài viết đăng trên Tạp chí Văn học số 7/1966 có tên gọi Rừng
xà nu, một hình ảnh rất đẹp của Tây Nguyên chiến đấu đã chỉ ra đặc trưng nổi
bật trong bút pháp của Nguyên Ngọc đó là “Miêu tả những nhân vật anh hùng
với những nét khái quát, cô đọng, hàm súc, tạo nên những hình khối lớn, những
tính cách kiên cường, song anh cũng có tài chọn lọc những chi tiết nhỏ, những
chi tiết giàu tính tạo hình và giàu chất thơ, làm phong phú thêm tính cách nhân
vật” [133]. Với tác giả Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Nguyên Ngọc, con
người lãng mạn in trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong
cách (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2003) đã phát hiện khá tinh tế về phong
cách văn Nguyên Ngọc là tạo ra sức hút từ một tâm hồn nghệ sỹ luôn hướng về
những gì dữ dằn, hoang dã và mãnh liệt. Ông là con người của lý tưởng tuyệt
đối, ngòi bút cả đời chỉ săn tìm những mẫu hình nhân vật lãng mạn, nghệ sỹ
nhưng dũng mãnh, phi thường và nét phong cách này rất phù hợp với những tác
phẩm viết về đề tài dân tộc và miền núi nói chung, Tây Nguyên hùng vĩ nói


22


riêng. Còn tác giả Trần Đăng Khoa, trong bài viết Nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận
ra một đặc điểm rất nổi bật của Nguyên Ngọc đó là luôn bám sát các vấn đề lớn
của chính trị nhưng không khô cứng mà luôn biết cách nâng tác phẩm vượt qua
được danh giới của sự minh họa, Rẻo cao là một tập truyện ngắn tiêu biểu cho
thành công đó...
Với nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong bài viết mang tên Hình tượng
người chiến sỹ cầm súng trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng (1945
- 1975) đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, chuyên san KHXH số 01/1995
thì: “Đất nước đứng lên là cuốn tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa đầu tiên,
đã xây dựng thành công một điển hình anh hùng cách mạng. Đây là kiểu anh
hùng cao cả, ngời sáng. Nhân vật được thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau
(tình yêu, tình vợ chồng, tình đồng chí, tình yêu quê hương, đất nước) nên tính
cách khá đa dạng và phong phú... Hình tượng Núp hiện lên như một con người
rất mới, rất hiện đại nhưng lại gắn liền với những truyền thống tốt đẹp, khát vọng
tự do phóng khoáng, nếp suy nghĩ lâu đời của một dân tộc cổ sơ...” [97b, tr.45 52]. Từ đó nhà nghiên cứu đánh giá rằng, việc xây dựng những điển hình ngời
sáng như Núp thì chất liệu sống phong phú và lý trí tỉnh táo không đủ mà còn
cần phải có tình cảm, những xúc động dạt dào trước vẻ đẹp cao cả của người anh
hùng. Từ một điển hình xã hội, Núp đã trở thành một điển hình nghệ thuật.
Cũng giống như Tô Hoài và Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng là một trong
số những nhà văn người Kinh viết về đề tài dân tộc, miền núi được bạn đọc cũng
như giới phê bình nghiên cứu quan tâm, đánh giá, nhìn nhận. Ngay từ khi một số
tập truyện ngắn, tiểu thuyết đầu tay của ông ra đời như Xa Phủ, Người con trai
họ Hạng, Bài ca trăng sáng đã được các cây bút như Hà Vinh, Lê Hữu Dư,
Nguyễn Đại giới thiệu, tìm hiểu theo hướng ghi nhận những đóng góp của nhà

23



văn trên phương diện đấu tranh giữa cái cũ - cái mới cùng nhiệt huyết cũng như
vai trò tiên phong của tuổi trẻ người Mông ở vùng cao phía Bắc. Các ý kiến đều
cho rằng, có cảm giác một số nhân vật được nhà văn xây dựng trong giai đoạn
này đều tương đối giống nhau về mặt “công thức” tuy nhiên nó vẫn thể hiện
được những nét cá tính riêng biệt với diễn biến tâm lý, tình cảm logic, sinh động.
Có thể nói, giai đoạn trước năm 1975, sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng được
tập trung chủ yếu ở mảng đề tài dân tộc và miền núi, một số nhà nghiên cứu coi
đây là giai đoạn thử nghiệm của ngòi bút và hướng sáng tác của ông. Với tập
truyện ngắn đầu tay Xa Phủ, nhà văn Ma Văn Kháng đã tạo cho mình được một
định hướng viết khá rõ ràng. Bài phê bình tác phẩm đầu tiên là của B.V.N đăng
trên báo Nhân dân ngày 5/7/1970 đã cho rằng, Xa Phủ nhắc đến cái cũ để thấy
được bản chất tốt đẹp của xã hội ta, phản ánh một cách tập trung sự đổi mới của
các dân tộc ít người vùng Tây Bắc.
Với nhà nghiên cứu Lã Nguyên khi khái quát những sáng tác của Ma Văn
Kháng về miền biên ải phía Bắc, ông cho rằng: “Mọi sự chú ý của nhà văn đều
hướng về vùng biên ải. Vùng biên ải là nhan đề một cuốn tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng. Các truyện ngắn như Giàng Tả, Kẻ lang thang, Vệ sỹ của quan
châu, Ông lão gác vườn và con chó Phúm, Mã Đại Câu - người quét chợ
Mường Cang, Móng vuốt thời gian, Thím Hoóng... đều là những truyện ngắn
đặc sắc viết về vùng biên ải. Đây mới đúng là mảnh đất cung cấp nhiều chất liệu
giúp Ma Văn Kháng đưa ra những khái quát nghệ thuật mới mẻ...” [138]. Tác giả
Lã Nguyên cũng khẳng định rằng, sáng tác của Ma Văn Kháng ở giai đoạn đầu
gợi dậy ở người đọc tình cảm xót xa, vừa giận vừa thương: xót xa những kiếp
người không được làm người, thương cho sự hoang sơ, mông muội và giận thay
cho sự bạo tàn, man rợ mang “hình sắc của thời mới khai thiên”. Nhìn chung, khi

24



bàn về tác phẩm của Ma Văn Kháng trong giai đoạn từ 1975 trở về trước, giới
nghiên cứu phê bình đều thống nhất khẳng định, sáng tác của nhà văn hầu như
tập trung vào đề tài dân tộc và miền núi, những con người vùng cao, những địa
danh ông đã đi qua, những cảnh đời ông đã chứng kiến giữa miền biên ải tưởng
chừng hoang sơ, xa ngái.
Có thể nói, khi viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975,
nhà văn Ma Văn Kháng đã bộc lộ rất rõ nét phong cách nghệ thuật rất đặc trưng,
đó là cảm hứng trước vẻ đẹp phồn thực, cường tráng, bản tính hồn nhiên cùng sự
phân cực sâu sắc của con người và cuộc đời trần thế. Những đặc điểm này đã
được các nhà phê bình, nghiên cứu phân tích khá thấu đáo. Có thể kể đến ý kiến
của Nguyễn Văn Toại trong Về một vài biểu hiện đặc điểm dân tộc qua một số
tiểu thuyết miền núi đăng trên Tạp chí Văn học (số 4/ 1981); Trần Bảo Hưng
trong Ma Văn Kháng với tiểu thuyết Vùng biên ải đăng trên báo Tiền phong (số
21/1984); Lê Thành Nghị trong Đọc Vùng biên ải của Ma Văn Kháng đăng trên
Tạp chí Văn học (số 2/1985). Hầu hết ý kiến của giới phê bình về các tác phẩm
Ma Văn Kháng sáng tác trong giai đoạn này đều tập trung sự chú ý đến thế mạnh
của ông trong các truyện viết về đề tài dân tộc và miền núi, góp phần khẳng định
ông là một trong những cây bút chủ lực của văn học Việt Nam hiện đại ở mảng
đề tài này. Tuy nhiên các tác giả cũng đã chỉ ra một số điểm hạn chế của Ma Văn
Kháng thời kỳ này đó là chưa hóa thân được vào nhân vật để đào sâu tâm lý mặc
dù đã có sự công phu trong khắc họa và phát triển tính cách. Nhà nghiên cứu Lã
Nguyên trong bài viết Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn đăng
trên Tạp chí Văn học (số 9/1999) đã đánh giá tương đối kỹ lưỡng, sắc sảo về đặc
trưng truyện ngắn Ma Văn Kháng. Thông qua việc tìm hiểu nhóm các truyện viết
về đề tài dân tộc và miền núi, nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhãn quan không

25



×