Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Quảng bá du lịch Ninh Bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí Trung ương : Luận văn ThS. Báo chí và truyền thông: 603201

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

NGUYỄN THỊ LÝ

QUẢNG BÁ DU LỊCH NINH BÌNH
DƢỚI GÓC NHÌN CỦA BÁO CHÍ ĐỊA PHƢƠNG
VÀ BÁO CHÍ TRUNG ƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

NGUYỄN THỊ LÝ

QUẢNG BÁ DU LỊCH NINH BÌNH
DƢỚI GÓC NHÌN CỦA BÁO CHÍ ĐỊA PHƢƠNG
VÀ BÁO CHÍ TRUNG ƢƠNG

Chuyên ngành : Báo chí học
Mã ngành : 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Thu Hƣơng



Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của PGS TS Đặng Thị Thu Hương. Những số liệu trong
luận văn là trung thực. Kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Lý


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và người thân đã ở bên tôi
trong quá trình làm luận văn!
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các giảng viên khoa Báo chí và
Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tận
tình giảng dạy trong thời gian tôi học tại trường!
Đặc biệt, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Đặng
Thị Thu Hương đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn!
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến: Lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên
báo điện tử Vnexpress, báo Du lịch, Báo Tin tức, Báo Ninh Bình và nhiều cơ
quan báo chí khác, bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 12
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................... 13
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................. 15
7. Bố cục của luận văn................................................................................... 15
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
CỦA BÁO CHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ DU LỊCH NINH
BÌNH ............................................................................................................... 17
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ...................................................... 17
1.1.1. Khái niệm quảng bá ............................................................................ 17
1.1.2. Khái niệm tuyên truyền ........................................................................ 18
1.1.3. Khái niệm về du lịch............................................................................. 19
1.1.4. Quảng bá du lịch .................................................................................. 20
1.3. Thế mạnh và hạn chế của báo in, báo điện tử trong việc quảng bá về
phát triển du lịch ........................................................................................... 25
1.3.1. Thế mạnh và hạn chế của của báo in ................................................. 25
1.3.2. Thế mạnh và hạn chế của báo điện tử ................................................ 28
1.4. Tiêu chí đánh giá bài viết về du lịch có chất lƣợng trên báo in và báo
mạng điện tử .................................................................................................. 35
1.4.1 Tính khách quan, chân thật ................................................................. 35
1.4.2. Tính thời sự, kịp thời ........................................................................... 37
1.4.3. Tính độc đáo, hấp dẫn.......................................................................... 39
1.4.4. Tiêu chí về mặt hình thức .................................................................... 39
Tiểu kết ........................................................................................................... 42
1


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ DU LỊCH

NINH BÌNH TRÊN BÁO TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG .............. 43
2.1. Giới thiệu các báo và so sánh tần suất xuất hiện các bài quảng bá du
lịch Ninh Bình trên các cơ quan báo chí này .............................................. 43
2.1.1 Giới thiệu các tờ báo khảo sát .............................................................. 43
2.1.2 Tần suất, số lượng tin bài quảng bá du lịch Ninh Bình trên các báo
khảo sát ........................................................................................................... 46
2.2. Nội dung thông tin về du lịch Ninh Bình trên báo trung ƣơng và địa
phƣơng............................................................................................................ 54
2.2.1. Nội dung thông tin quảng bá vẻ đẹp tự nhiên của du lịch Ninh Bình
trên báo trung ương và địa phương .............................................................. 54
2.2.2. Nội dung thông tin quảng bá văn hóa, ẩm thực của du lịch Ninh
Bình trên báo trung ương và địa phương ..................................................... 62
2.2.3 Quảng bá về nội dung thông tin cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ du
lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và địa phương .............................. 72
2.2.4 Quảng bá nội dung về chính sách phát triển du lịch Ninh Bình trên
báo chí trung ương và địa phương ................................................................ 75
2.2.5. Nội dung thông tin về xúc tiến du lịch Ninh Bình trên báo trung
ương và địa phương ....................................................................................... 76
2.3. Hình thức chuyển tải nội dung thông tin về du lịch Ninh Bình trên
báo chí trung ƣơng và địa phƣơng .............................................................. 77
2.3.1 Thể loại .................................................................................................. 77
2.3.2 Ảnh và video .......................................................................................... 80
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 82
Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP KHUYẾN
NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN QUẢNG BÁ DU
LỊCH NINH BÌNH TRÊN BÁO CHÍ ......................................................... 83

2



3.1. Đánh giá của công chúng về hoạt động quảng bá du lịch Ninh Bình
trên báo chí Ninh Bình và báo chí trung ƣơng ........................................... 83
3.2. Những thành công hạn chế, nguyên nhân thành công, hạn chế của báo
chí Ninh Bình, báo chí trung ương khi quảng bá du lịch Ninh Bình............. 91
3.2.1. Những thành công về quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình trên báo
trung ương và địa phương ............................................................................. 91
3.2.2. Hạn chế của quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và
báo chí địa phương....................................................................................... 101
3.3 Giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lƣợng thông tin quảng bá du
lịch Ninh bình .............................................................................................. 105
3.3.1 Nhóm giải pháp từ phía tỉnh Ninh Bình ............................................ 106

3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía cơ quan báo chí trung ương và địa phương.... 112
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 120
KẾT LUẬN .................................................................................................. 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 126
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 130

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng số liệu tin bài viết về du lịch Ninh Bình trên các báo trung
ương .................................................................................................. 47
Bảng 2.2: Bảng phân chia số lượng tin bài quảng bá các lĩnh vực nội dụng
thông tin về du lịch Ninh Bình trên các cơ quan báo chí khảo sát 48
Bảng 2.3: Bảng số liệu cơ cấu thể loại báo chí truyền tải nội dung thông tin
quảng bá du lịch trên báo trung ương và báo địa phương lựa chọn
khảo sát ............................................................................................. 48
Bảng 2.4: Bảng số liệu quan điểm về số lượng, tần suất tin bài quảng bá về

du lịch Ninh Bình trên các báo khảo sát......................................... 51
Bảng 2.5: Bảng số liệu quan điểm so sánh hiệu quả quảng bá du lịch ...... 53
Ninh Bình trên báo Ninh Bình so với các báo trung ương khảo sát. ......... 53
Bảng 2.6: Bảng phân chia số lượng tin bài quảng bá nội dụng thông tin về
du lịch Ninh Bình trên các cơ quan báo chí khảo sát .................... 55
Bảng 2.7: Bảng số liệu về quan điểm mức độ quảng bá vẻ đẹp tự nhiên của
du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và báo địa phương .......... 61
Bảng 2.8: Bảng số liệu đánh giá về hiệu quả quảng bá văn hóa, ẩm thực du
lịch Ninh Bình trên báo chí trung ương và địa phương ................ 71
Bảng 2.9: Bảng số liệu tin bài viết về lĩnh vực thông tin cơ sở vật chất và
nhân lực phục vụ du lịch Ninh Bình trên các báo khảo sát .......... 72
Bảng 2.10: Bảng số liệu quan điểm hiệu quả quảng bá cơ sở vật chất và nguồn
nhân lực phục vụ du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và địa phương
........................................................................................................... 74
Bảng 2.11: Bảng số liệu về số lượng tin bài viết về chính sách phát triển du
lịch Ninh Bình trên các báo khảo sát. ............................................. 75
Bảng 2.12: Bảng số liệu về số lượng tin bài viết về nội dung xúc tiến du lịch
trên các báo khảo sát. ....................................................................... 76

4


Bảng 2.13: Bảng số liệu cơ cấu thể loại báo chí truyền tải nội dung thông tin
quảng bá du lịch trên báo trung ương và báo địa phương lựa chọn
khảo sát.............................................................................................. 79
Bảng 3.1: Bảng số liệu quan điểm biết thông tin về du lịch Ninh Bình qua
các kênh ............................................................................................ 84
Bảng 3.2: Bảng số liệu quan đểm về công chúng thường đọc thông tin về
du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và địa phương ................. 85
Bảng 3.2: Bảng số liệu quan điểm về hiệu quả quảng hoạt động du lịch

Ninh Bình trên báo chí trung ương và địa phương........................ 86
Bảng 3.4: Bảng số liệu quan điểm so sánh hiệu quả quảng bá du lịch Ninh
Bình trên báo chí trung ương và báo chí địa phương so với các
mạng xã hội (facbook, youtube…) .................................................. 90
Bảng 3.5: Bảng số liệu quan điểm về tính thời sự, nhanh chóng và kịp thời của
thông tin quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và địa
phương ............................................................................................... 94
Bảng 3.6: Bảng số liệu quan điểm về tính chính xác, trung thực của thông
tin quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo trung ương và báo địa
phương .............................................................................................. 96

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UNESCO Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hợp quốc
VN

Việt Nam

TW

Trung ương

CP

Chính phủ

TTg


Thủ tướng



Quyết định

CT

Chỉ thị

TB

Thông báo

NQ

Nghị quyết

TU

Tỉnh ủy

UBND

Ủy ban nhân dân

PV

Phóng viên


NB

Nhà báo

DL

Du lịch

PT

Phát thanh

TH

Truyền hình

PTTTĐC

Phương tiện truyền thông đại chúng

NB

Ninh Bình

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch ngày nay có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội cũng như
trong nền kinh tế quốc dân. Du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu khám phá,
hiểu biết thế giới xung quanh và nghỉ dưỡng, mà còn tìm kiếm đối tác phát
triển việc kinh doanh, phát triển thị trường. Du lịch trở thành một trong
những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất, lớn nhất, góp phần phát
triển thịnh vượng của mỗi quốc gia. Trong đời sống văn hóa, du lịch đã trở
thành nhu cầu thiết yếu của con người. Đối với kinh tế, du lịch là một ngành
kinh tế mũi nhọn, mang lại nhiều lợi nhuận. Do đó, việc phát triển du lịch là
đòi hỏi khách quan của mỗi quốc gia và của mỗi địa phương trong giai đoạn
hiện nay. Du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh tế tổng hợp, đa dạng,
phong phú với sự tham gia của nhiều ngành, địa phương và các thành phần
kinh tế. Phát triển du lịch tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao
chất lượng hoạt động của nhiều ngành kinh tế khác, trước hết là các ngành
dịch vụ, thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, vận tải, thông tin liên lạc, văn
hóa, thể thao... hình thành nên nền kinh tế phát triển đồng bộ. Đồng thời, tạo
cơ hội thu hút vốn đầu tư, tăng nguồn hàng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh
giao lưu kinh tế - văn hóa, giáo dục...
Đất nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, cả về
tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Vì vậy, Việt Nam ngày càng thu
hút được sự quan tâm, chú ý của toàn thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều chủ trương, chính sách về phát triển du lịch, thể hiện qua các nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc, Chỉ thị 46-CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư
Trung ương, Thông báo 179-TB/TW, ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị và
Nghị quyết 45-NQ/CP, ngày 22/6/1993 của Chính phủ về đổi mới, quản lý và
phát triển ngành du lịch. Qua đó, ngành du lịch được nhận thức đúng hơn với

7


vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đặc biệt là năm 1999 sự ra

đời Pháp lệnh du lịch và năm 2005 là luật Du lịch đã đi vào cuộc sống. Điều
đó đã tạo rất nhiều thuận lợi cho ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm
năng mà nước ta có được. Việt Nam là một trong mười điểm đến hấp dẫn bởi
có sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước
và vùng lãnh thổ trên thế giới, cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước là yếu tố thuận lợi mở đường cho Du lịch phát triển.
Để thực hiện mục đích đó, trong thời gian qua, các ngành, các địa phương
trong cả nước đã nỗ lực nghiên cứu nhằm khai thác và phát huy tiềm năng du
lịch của tỉnh.
Ninh Bình là tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội
90 km. Ninh Bình được biết đến như vùng đất của huyền thoại, nơi hội tụ của
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử độc đáo của Việt Nam, đã và đang trở
thành điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Không chỉ nổi
tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch như: Tam Cốc - Bích
Động, Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, Suối nước nóng Kênh Gà, Động
Vân Trình, Vườn quốc gia Cúc Phương..., mà Ninh Bình còn được biết đến
với nhiều di tích lịch sử văn hoá như: Khu du lịch Tràng An, Cố đô Hoa Lư,
Chùa Bái Đính, Chùa Địch Lộng, Nhà thờ đá Phát Diệm, Chùa Non Nước...,
cùng với những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá làng quê đồng
bằng Bắc bộ. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch Nghị quyết 03
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX đã nêu rõ: “Tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu
hàng đầu trong những năm tới là: kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng
cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc
đáo phục vụ du lịch; nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, tuyên truyền, xúc
tiến du lịch để lưu giữ khách ở lại dài ngày, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội

8



trên địa bàn tỉnh”. Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nước và định
hướng đúng đắn trong chiến lược phát triển du lịch. Thời gian qua, từng địa
phương trong cả nước đã nỗ lực khai thác và phát huy những tiềm năng, thế
mạnh hiện có về du lịch. Các cơ quan Báo chí trung ương và địa phương, với
chức năng, nhiệm vụ của mình đã tích cực tham gia tuyên truyền, quảng bá
phát triển du lịch, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác này. Việc phát
triển du lịch trong thời gian qua luôn được Đảng bộ và chính quyền tỉnh Ninh
Bình đặc biệt quan tâm. Công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch có vai
trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Ninh Bình. Nó không chỉ
làm cơ sở cho nhận thức của người dân nói chung, cho các tổ chức, cá nhân
trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói riêng mà còn giúp cho các cấp,
các ngành nhận thấy rõ thực trạng phát triển du lịch, từ đó có những giải pháp
điều chỉnh, bổ sung trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hai cơ quan Báo chí là Báo
Ninh Bình và Đài PT-TH Ninh Bình. Bên cạnh đó còn có các cơ quan báo chí
của trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh và 8 Đài truyền thanh cấp huyện,
thị, thành phố.
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền về du lịch trên báo chí
Ninh Bình và báo chí Trung ương đã đạt được những kết quả quan trọng. Báo
chí Ninh Bình và báo chí trung đã dành một phần thời lượng đáng kể tuyên
truyền, quảng bá cho du lịch với các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền,
quảng bá du lịch xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú. Một vấn đề đáng nói nữa là, cho dù trong thời gian qua công tác
tổ chức tuyên truyền về du lịch Ninh Bình trên báo chí địa phương và trung
ương đã đạt được những kết quả quan trong. Song cũng còn không ít điều
đáng nói, cả ở nội dung, hình thức thể hiện và tính hiệu quả trong tuyên
truyền còn một số hạn chế cần khắc phục.

9



Những hạn chế của công tác quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí
trung ương và địa phương thời gian qua đòi hỏi phải tìm hiểu cụ thể nguyên
nhân khách quan và chủ quan những kết quả đạt được, đồng thời chỉ rõ những
tồn tại, hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
cả về nội dung và hình thức tuyên truyền quảng bá, góp phần đưa du lịch
Ninh Bình phát triển bền vững.
Đó là những lý do học viên quan tâm và quyết định chọn đề tài: "
Quảng bá du lịch Ninh Bình dước góc nhìn của báo chí địa phương và báo
chí trung ương” cho việc nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sỹ, chuyên
ngành Báo chí học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi có tìm hiểu và
được biết hiện nay có một số công trình nghiên cứu, các bài viết của các nhà
khoa học, nhà báo về du lịch đã được công bố và đăng tải trên các tạp chí của
Trung ương, ngành, địa phương và một số trang websie... viết về vấn đề kinh
tế du lịch, văn hóa du lịch, báo chí tuyên truyền về du lịch của một số địa
phương trong cả nước.
Trong đó, các công trình nghiên cứu về du lịch dưới góc nhìn kinh tế
học như: Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Nguyên Hồng: "Giải pháp
cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô và vùng phụ cận nhằm phát
triển du lịch Hà Nội đến năm 2010" năm 2004; Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê
Thị Lan Hương: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch
cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn
Hà Nội". năm 2005; Luận án tiến sĩ kinh tế của Đoàn Liêng Diễm: "Một số
giải pháp phát triển du lịch bền vững thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010".
năm 2011; Luận văn thạc sĩ của Bùi Văn Mạnh “Nghiên cứu hoạt động xúc
tiến du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003-2009” năm 2010;

10



Các công trình nghiên cứu về du lịch dưới góc nhìn báo chí học như:
Luận văn thạc sỹ của Trần Thị Thảo "Tổ chức thông tin tuyên truyền phát
triển du lịch trên Báo chí Ninh Bình” năm 2011; Luận văn thạc sĩ của Phạm
Văn Giỏi: “Báo chí Hưng Yên tuyên truyền quảng bá du lịch của tỉnh hiện
nay” năm 2014; Luận văn thạc sĩ của Lê Đình Thống: “Báo chí Khánh Hòa
tuyên truyền phát triển du lịch” năm 2007;
Ngoài ra còn có một số giáo trình: Nguyễn Văn Dung (2009), “Chiến
lược, chiến thuật quảng bá marketing du lịch”; Viện nghiên cứu phát triển du
lịch (2005), “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền
quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm”;
Giáo trình Kinh tế Du lịch của tác giả Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh
Hòa, năm 2004, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội; Kinh tế Du lịch của tác giả
Nguyễn Hồng Giáp, năm 2002, Nhà xuất bản Trẻ;
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết kể trên được thực
hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, đa số tập trung nhấn mạnh du lịch với tư
cách là một ngành kinh tế. Trong đó, nội dung chủ yếu là đưa ra hệ thống lý
luận cơ bản về tiềm năng du lịch, về chất lượng chương trình du lịch; những
vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững; cơ sở lý luận và
thực tiễn để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế
quốc dân, cũng như phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
nhằm khai thác tiềm năng du lịch ở một số địa phương; nâng cao chất lượng
chương trình du lịch; các giải pháp và phác họa mô hình phát triển du lịch bền
vững; những định hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam
thành ngành kinh tế mũi nhọn...

11



Các công trình nghiên cứu trước đó đã ít nhiều đề cập đến du lịch Ninh
Bình và quảng bá du lịch, nhưng chưa có công trình nào thực sự đi sâu vào
quảng bá du lịch Ninh Bình dưới góc nhìn báo chí trung ương và địa phương.
Tuy nhiên, bản chất du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là
một hoạt động văn hóa - xã hội... Qua đó cho thấy, vấn đề phát triển du lịch
đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà báo quan tâm. Kế thừa
những thành quả đó, tác giả mong muốn đề tài " Quảng bá du lịch Ninh Bình
dước góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương” sẽ đưa ra cách
nhìn mới, toàn diện, khoa học về công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của
Ninh Bình, nhằm góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển du lịch, coi du
lịch là nghành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đồng thời, luận văn còn có thể đóng
góp cho lý luận chung về ngành du lịch qua góc nhìn báo chí.
Ở Ninh Bình cho đến thời điểm hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên
cứu, xem xét, đánh giá việc quảng bá du lịch Ninh Bình dước góc nhìn của
báo chí địa phương và báo chí trung ương. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài
"Quảng bá du lịch Ninh Bình dước góc nhìn của báo chí địa phương và báo
chí trung ương” thật sự cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn không chỉ
đối với riêng tỉnh Ninh Bình mà còn đối với các tỉnh có nhiều tiềm năng, thế
mạnh về phát triển du lịch trong cả nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận
văn sẽ khảo sát, đánh giá thực trạng quảng bá du lịch Ninh Bình dưới góc
nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương, chỉ ra những ưu điểm và
hạn chế cùng với những nguyên nhân thành công và hạn chế của vấn đề này;
từ đó, đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công
tác quảng bá du lịch Ninh Bình nhằm góp phần vào việc thực hiện thắng lợi

12



nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ hội nhập
kinh tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả xác định cần phải thực hiện những
nhiệm vụ chủ yếu sau:
Nghiên cứu, hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò
của báo chí trong việc tuyên truyền, quảng bá du lịch.
Nghiên cứu, khảo sát thực trạng về tuyên truyền, quảng bá nhằm phát
triển du lịch ở Ninh Bình, dưới góc nhìn báo chí trung ương và địa phương.
Phân tích, đánh giá những thành công, hạn chế trong công tác tổ chức
tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình.
Xác định rõ những nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra trong
công tác tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức tuyên
truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình .
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề quảng bá du lịch Ninh Bình dưới góc nhìn của báo chí địa
phương và báo chí trung ương.
4. 2. Phạm vi
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát các thông
tin về phát triển du lịch trên báo địa phương, bao gồm: báo Ninh Bình, báo
điện tử Ninh Bình, và các báo trung ương: báo in và điện tử Du lịch Việt
Nam, báo điện tử Vnexpress, báo điện tử Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam.
Đây là những tờ báo có nhiều bài viết quảng bá du lịch Ninh Bình. Báo Ninh
Bình là tờ báo ngôn luận của tỉnh Ninh Bình và diễn đàn của người dân tỉnh
Nình Bình; báo Du lịch là tờ báo chuyên về du lịch của Tổng cục Du lịch Việt

13



Nam; báo điện tử Vnexpress là tờ báo có số lượng bạn đọc nhiều hàng đầu
Việt Nam với 30 triệu lượt người đọc thường xuyên, có chuyên mục về du
lịch; báo điện tử Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam là kênh thông tin của
Chính phủ đến người dân trong và ngoài nước. Quá đó thuận tiện cho việc
đánh giá về quảng bá du lịch Ninh Bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương
và báo chí trung ương hiện nay.
Thời gian khảo sát từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2017. Du lịch Ninh
Bình có nhiều sự kiện đặc biệt trong khoảng thời gian này. Quần thể danh
thắng Tràng An mới được công nhận là di sản thế giới, tạo sức bật cho du lịch
của tỉnh và cuốn hút sự quan tâm của báo chí, cũng như của công chúng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các văn kiện nghị quyết,
chỉ thị của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch.
Cơ sở lý luận trực tiếp của vấn đề nghiên cứu là vai trò của báo chí đối với
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó vai trò quan trọng đối với quảng bá
du lịch địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu, cụ thể sau đây:
Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket đối với khách du
lịch đến Ninh Bình với số lượng 300 người, tiệp cận bằng cách gửi phiếu điều
tra qua dữ liệu khách du lịch đến Ninh Bình từ các công ty du lịch trong tỉnh
Ninh Bình.
Phương pháp khảo sát tài liệu: được sử dụng để tiếp cận các giáo trình,
các tài liệu và các công trình nghiên cứu của những người đi trước nhằm rút
ra những vấn đề lý luận cần thiết.


14


Các phương pháp phân tích nội dung thông điệp: khảo sát thống kê,
phân tích các bài báo viết về du lịch Ninh Bình trên các tờ báo địa phương và
báo trung ương trong diện khảo sát.
Phương pháp phỏng vấn sâu để thu nhận những ý kiến đánh giá của
lãnh đạo các cơ quan báo chí trong diện khảo sát và lãnh đạo các cơ quan
quản lý nhà nước về du lịch Ninh Bình, các phóng viên của các báo viết về du
lịch Ninh Bình.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề,
quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương
và báo chí trung ương. Đề tài nghiên cứu thành công, sẽ góp phần đánh giá
đúng thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình
dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương. Trên cơ sở đó,
đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác tuyên truyền về phát triển du lịch, đặc biệt là nâng cao nhận thức của
chính quyền địa phương và người dân trong việc xây dựng môi trường du lịch
bền vững.
Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ quan báo chí trong tỉnh và
kể cả ngành Du lịch Ninh Bình có thêm những thông tin đánh giá về chất
lượng và hiệu quả trong hoạt động của mình. Thông qua đó, có cách tiếp cận
nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thông tin tuyên truyền theo hướng
phù hợp hơn, đồng thời khuyến khích tạo ra những sản phẩm báo chí hay,
hấp dẫn và thiết thực, đưa du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương.


15


Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của báo chí
trong hoạt động quảng bá du lịch.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo
chí địa phương và trung ương.
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp khuyến nghị nâng cao chất
lượng thông tin quảng bá du lịch Ninh Bình trên báo chí.

16


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
CỦA BÁO CHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ DU LỊCH NINH BÌNH
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm quảng bá
Quảng bá: theo từ điển Tiếng Việt là phổ biến rộng rãi bằng các
phương tiện thông tin (21, tr. 802).
Quảng bá được hiểu là sự phổ biến rộng rãi về một đối tượng nào đó
bằng các phương tiện chuyển tải thông tin, nhằm thu hút sự chú ý, từ đó tạo ra
nhu cầu tiêu dùng. Quảng bá là cách thức của một doanh nghiệp, một địa
phương, một vùng, miền hay ngành kinh tế, một quốc gia nhằm tạo ra và duy
trì một hình ảnh sản phẩm trước công chúng, có lợi cho việc kinh doanh trên
thị trường. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc thực hiện
chính sách về quảng bá là hoạt động cần thiết quan trọng.
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với việc ra nhập
nhiều tổ chức thế giới, việc bắt tay hợp tác cùng phát triển là xu thế khách
quan. Vì vậy quảng bá là hoạt động cần thiết, quan trọng ở phạm vi vĩ mô lẫn

vi mô. Vì thông qua quảng bá, có thể làm thay đổi nhận thức, hiểu biết trong
các tầng lớp xã hội.
Trong lĩnh vực du lịch, một mặt nó thu hút sự chú ý từ phía khách, mặt
khác góp phần định hướng cả về phía “cung”, việc xây dựng sản phẩm du
lịch, định hướng phát triển du lịch phù hợp với xu hướng chung.
Mục tiêu của quảng bá du lịch thể hiện ở việc nâng cao được hình ảnh
của một quốc gia, một vùng miền, một khu vực, hay nói cách khác là hình ảnh
của điểm đến nhất định nào đó và đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút
khách du lịch.

17


1.1.2. Khái niệm tuyên truyền
Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô định nghĩa tuyên truyền theo nghĩa
rộng tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết
học, khoa học, nghệ thuật…nhằm biến những quan điểm, tư tưởng ấy thành ý
thức xã hội, hành động cụ thể của quần chúng. Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền
là sự truyền bá những quan điểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng một
thế giới quan nhất định và phù hợp với lợi ích của họ.
Trong cuốn Nguyên lý tuyên truyền của Phân viện Báo chí và tuyên
truyền, (H2003, tr1) có nêu: Tuyên truyền chính là tuyên truyền chính trị,
tuyên truyền tư tưởng mà mục đích của nó là hình thành ở đối tượng tuyên
truyền một thế giới quan nhất định, một kiểu ý thức xã hội nhất định và cổ vũ
tính tích cực xã hội của con người. Thực chất, tuyên truyền chính là sự truyền
bá hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm giác ngộ, động viên mọi người
tích cực tham gia xây dựng xã hội mới .
Tuyên truyền thực chất là truyền bá hệ tư tưởng, làm cho hệ tư tưởng
của giai cấp thống trị chiếm lĩnh trong đời sống tinh thần của tuyệt đại đa số
nhân dân. (Nguyên lý tuyên truyền Tr40)

Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa công tác tuyên truyền một cách ngắn
gọn: Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân tin,
dân làm (Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về báo chí. Tr25)
Trong cuốn Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý.
Tr6), GS.TS Nguyễn Văn Dững nhìn nhận: Tuyên truyền là sự hỗ trợ tích cực
một vấn đề, một sự nghiệp và cố gắng làm cho những người khác cùng ủng
hộ vấn đề, sự nghiệp đó. Đó cũng là nhóm các hoạt động truyền thông mà
người làm giới truyền thông lên tiếng, làm cho mọi người chú ý đến vấn đề
quan trọng và hướng những người có quyền ra quyết định vào một giải pháp

18


hợp lý. Trong cuốn PR - lý luận và ứng dụng của TS. Đinh Thị Thúy Hằng
[tr59] có nêu: Tuyên truyền là hoạt động có chủ đích của một giai cấp, một
chính đảng. Không có tuyên truyền phi giai cấp, nằm ngoài sự lãnh đạo của
Đảng. Theo Từ điển Tiếng Việt là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi
người tán thành, ủng hộ, làm theo. Chúng có thể là tiếng nói, hình ảnh, tập
hợp các con số, các ký hiệu, các đại lượng đo lường…
1.1.3. Khái niệm về du lịch
Trong ngôn ngữ nhiều nước du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với
nghĩa là đi một vòng. Khái niệm này được Latinh hóa thành tornus và sau đó
thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Theo liên hiệp Quốc các tổ
chức lữ hành chính thức( International Union of Official Travel Oragnization:
IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa
điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức
không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma _ Italia ( 21/8 – 5/9/1963),
các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan
hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và

lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay
ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi
làm việc của họ.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: họat động du lịch là tổng hoà
hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội
nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du
lịch làm điều kiện.
Luật Du lịch của Việt Nam ban hành năm 2005 (điều 4, chương I) đưa
ra khái niệm “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con

19


người ngoài nơi cứ trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở
thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi
du lịch của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác
nhau và từ nhiều góc độ khác nhau.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm chung về du lịch: “Du lịch là tổng
hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa
khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa
phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch”.
1.1.4. Quảng bá du lịch
Quảng bá du lịch là thực hiê ̣n công tác giới thiê ̣u rô ̣ng raĩ khắ p tấ t cả
mọi nơi để mọi người đều biết . Công tác quảng bá du lịch là hoạt động cung
cấp, truyền đạt thông tin tới du khách, giúp họ biết đến các điểm du lịch, sản
phẩm dịch vụ du lịch và lên kế hoạch tham gia các chương trình du lịch trong
hành trình tìm hiểu khám phá những điều khác lạ.

Do vâ ̣y, viê ̣c quảng bá du lich
̣ có tầ m quan tro ̣ng khá to lớn : vừa giúp
cho mo ̣i người ở trong và ngoài nước biế t đế n tiề m năng du lich
̣ của Ninh
Bình nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung mà quyế t đinh
̣ thực hiê ̣n chuyế n
du lich,
̣ vừa góp phầ n đưa kinh tế ngày càng phát triển.
1.2. Tiềm năng và vai trò của du lịch Ninh Bình đối với phát triển
kinh tế - xã hội địa phƣơng
Trong những năm qua, du lịch đã khẳng định được vai trò quan trọng
hàng đầu đối với sự phát triển của tỉnh Ninh Bình. Ngành du lịch đã góp phần
làm cho “nồi cơm” của người dân và “ngân sách” địa phương thêm phình to,
cùng với đó là lợi ích về chính trị, văn hóa.

20


Ninh Bình là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, gồm cả tự
nhiên và nhân văn, với diện tích gần 1.400km2, nhưng hội tụ nhiều di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh có giá trị đặc biệt.
Đặc điểm về địa hình kết hợp với các thành phần tự nhiên khác như hệ
thống thủy văn, lớp phủ thực vật, cùng với bàn tay và khối óc của sự đoàn kết
cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống ở Ninh Bình sáng tạo và gìn
giữ trong dòng chảy của cuộc sống đã tạo cho Ninh Bình có được tiềm năng
du lịch đa dạng và phong phú. Tiêu biểu như một số công trình:
Quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An: diện tích trên 1.961 ha, với
quần thể hang động đặc sắc, các dải đá vôi, các thung và những dòng sông
ngòi đan xen vào nhau tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng. Độc
đáo ở chỗ, đây là Khu du lịch mới được phát hiện, đưa vào hoạt động và khai

thác, vẫn còn nguyên nét nguyên sơ, kỳ thú.
Núi chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn): Chùa ở vị trí đẹp,
sơn thuỷ hữu tình với năm cái nhất: Chùa lớn nhất, tượng to nhất (100 tấn
đồng), nhiều tượng nhất (500 pho tượng La Hán), chuông to nhất, giếng ngọc
lớn nhất, thể hiện tính độc đáo hiếm có của một khu du lịch văn hoá tâm linh.
Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan): Có diện tích 22.200
ha, trong đó 1/2 là núi đá vôi cao từ 300 đến 648 m so với mặt biển. Đây là vườn
quốc gia đầu tiên của Việt Nam, với hệ động thực vật phong phú, đa dạng.
Cố đô Hoa Lư: Là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền ở nước
ta, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích trải rộng
khoảng 400ha. Nơi đây có đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc
đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở
thế kỷ 17 - 19 và Đền thờ vua Lê Đại Hành (cách đền vua Đinh khoảng
300m), phía trước mặt đền là núi Đèn, sau lưng là núi Đìa. Điều đặc biệt ở

21


×