Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Cải cách mở cửa ở Vân Nam (Trung Quốc) và quan hệ hợp tác Việt Nam - Vân Nam : Luận văn ThS. Khu vực học: 60 31 50

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 167 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự động viên,
quan tâm và chỉ dẫn tận tình của PGS.TS Đỗ Tiến Sâm.
Trong suốt quá trình học chương trình đào tạo thạc sỹ, tôi đã nhận được
sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cán bộ đào tạo và giảng dạy của
khoa Đông Phương học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Trong suốt thời gian qua, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ và động viên
của đông đảo người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất đối với tất cả
những sự giúp đỡ và quan tâm này.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á
ADF: VAY ƯU ĐÃI
ASEAN: HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
BCIM: HỢP TÁC BĂNGLAĐÉT – TRUNG QUỐC-ẤN ĐỘ- MIANMA
CBTA: HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI QUA BIÊN GIỚI
CHDCND: CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN
CNXH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
CHXHCN: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
COC: BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Ở BIỂN ĐÔNG
DOC: TUYÊN BỐ VỀ CÁCH ỨNG XỬ Ở BIỂN ĐÔNG
ĐCS: ĐẢNG CỘNG SẢN
EU: LIÊN MINH CHÂU ÂU
FDI: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
GDP: TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI
GMS: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG MỞ RỘNG
HSK: THI TRÌNH ĐỘ HÁN NGỮ


LCITP: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI VÀ DU
LỊCH TỈNH LÀO CAO
NDT: NHÂN DÂN TỆ
OCR: VAY TÍN DỤNG THÔNG THƯỜNG
OSZD: TỔ CHỨC HỢP TÁC ĐƯỜNG SẮT
UBND: UỶ BAN NHÂN DÂN
USD: ĐÔ LA MỸ


SFA – TFI: KHUNG CHIẾN LƯỢC VỀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG
MẠI VÀ ĐẦU TƯ TRONG TIỂU VÙNG GMS
XNC: XUẤT NHẬP CẢNH
XNK: XUẤT NHẬP KHẨU
TFS: HÃNG PHIM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TNHH: TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
VAT: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
VCCI: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VDC: CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU
WHO: TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN
Trang
BẢNG 1: Kêt cấu dân số theo độ tuổi của Vân Nam
BẢNG 2: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Vân Nam giai

3
26

đoạn 2003 - 2007

BẢNG 3: Giá trị công nghiệp và tốc độ tăng trưởng của Vân

27

Nam giai đoạn 2003 - 2007
BẢNG 4: Đầu tư tài sản cố định toàn xã hội và tốc độ tăng

29

trưởng giai đoạn 2003 – 2007 của Vân Nam
BẢNG 5: Tổng kim ngạch hàng hoá bán lẻ toàn xã hội và tốc độ

30

tăng trưởng giai đoạn 2003 - 2007
BẢNG 6: Thu nhập khả dụng bình quân của cư dân thành thị và

31

tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2003 - 2007
BẢNG 7: Thu nhập thuần bình quân của cư dân nông thôn và

31

tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2003 - 2007
BẢNG 8: Ưu hoá trọng điểm nâng cấp kết cấu sản xuất

43

BẢNG 9: Ưu hoá “bốn tập hợp” nâng cấp kết cấu sản xuất


44

BẢNG 10: Kim ngạch Xuất nhập khẩu Việt Nam – Vân Nam

74

giai đoạn 1992 - 2001


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở VÂN NAM

1

.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội của Vân Nam

1

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1

1.1.2. Điều kiện xã hội:

2


1.1.3. Ưu thế và vai trò của Vân Nam

5

1.1.3.1. Ƣu thế về địa lý

5

1.1.3.2. Ƣu thế về lịch sử - xã hội

7

1.1.3.3. Ƣu thế về cơ chế hợp tác và chính sách

10

1.1.3.4. Ƣu thế về khai thác tài nguyên hợp tác bổ trợ kinh tế

22

1.2. Quá trình cải cách mở cửa ở Vân Nam – thành tựu và triển vọng

25

1.2.1. Thành tựu cải cách mở cửa ở Vân Nam

25

1.2.1.1. Về cải cách kinh tế:


25

1.2.1.2. Về mở cửa đối ngoại:

33

1.2.2. Triển vọng phát triển kinh tế xã hội Vân Nam trong thời gian tới

41

1.2.2.1. Phƣơng châm phát triển của Vân Nam

41

1.2.2.2. Mục tiêu các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu

43

1.2.2.3. Phƣơng hƣớng phát triển mở cửa đối ngoại

45

CHƢƠNG 2: QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – VÂN NAM

49

2.1. Quá trình phát triển của quan hệ Việt – Trung và tác động tới quan

49


hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam từ 1991 tới nay
2.2. Quan hệ hợp tác Việt Nam –Vân Nam từ 1991 tới nay – quá trình và

59

thành tựu
2.2.1. Quan hệ đối ngoại – an ninh

59


2.2.1.1. Quan hệ chính trị - đối ngoại

59

2.2.1.2. Quan hệ quốc phòng – an ninh

63

2.2.2. Quan hệ hợp tác kinh tế

65

2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng

65

2.2.2.2. Quan hệ thƣơng mại

72


2.2.2.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu

72

2.2.2.2.2. Thương mại điện năng

78

2.2.2.2.3. Hoạt động xúc tiến thương mại

80

2.2.2.3. Hợp tác du lịch

84

2.2.2.4. Quan hệ đầu tƣ và hợp tác kinh tế kỹ thuật

88

2.2.3. Quan hệ giao lưu và hợp tác văn hoá

91

2.2.3.1. Giao lƣu văn hoá

91

2.2.3.2. Hợp tác trao đổi giáo dục


94

2.3. Triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam

97

2.3.1. Những vấn đề tồn tại trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam

97

2.3.1.1.Cơ sở hạ tầng không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển hợp tác

97

kinh tế thƣơng mại.
2.3.1.2.Phối hợp chính sách thiếu đồng bộ, hoàn bị và linh hoạt

99

2.3.1.3.Mức độ hiện thực hoá các chƣơng trình hợp tác còn thấp

100

2.3.1.4.Hoạt động thƣơng mại – du lịch chƣa tƣơng xứng với tiềm năng

101

và tiềm ẩn nhiều nguy cơ
2.3.1.5.Hợp tác kỹ thuật - đầu tƣ còn hạn chế

2.2.2. Triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam
2.2.2.1. Hoàn thiện thể chế - cơ chế hợp tác
2.2.2.2. Cải thiện điều kiện giao thông vận tải và quản lý cửa khẩu

104
104
105
106


2.2.2.3. Đẩy mạnh hợp tác thƣơng mại
2.2.2.4. Hợp tác kinh tế - kỹ thuật với trọng tâm là ngành khoáng
sản và nông nghiệp
2.2.2.5. Tăng cƣờng hợp tác du lịch
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

108
111
113
114


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kể từ khi chính sách cải cách mở cửa được thực hiện, Trung Quốc
đã chuyển mình mạnh mẽ và ngày càng tương xứng với vị thế và tiềm lực
vốn có của mình. Ngày nay, Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ tư trên
thế giới, giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong

cân bằng quyền lực và giải quyết các vấn đề chung toàn cầu. Trong khi
đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong vòng hai thập kỷ qua, Trung
Quốc đang phải giải quyết các vấn đề nổi lên như sự chênh lệch giàu
nghèo, giữa các vùng miền nông thôn và thành thị, miền Đông – miền
Trung - miền Tây đất nước. Trung Quốc cũng phải đối mặt với các thách
thức về suy giảm môi trường cũng như thiếu hụt năng lượng. Giải quyết
các thách thức này, Trung Quốc đã điều chỉnh chiến lược phát triển của
mình với mục tiêu xây dựng một xã hội hài hoà nhằm đạt được 5 sự cân
bằng: giữa thành thị và nông thôn, vùng nội địa và ven biển, phát triển
kinh tế và xã hội, con người và môi trường thiên nhiên, phát triển bên
trong và hội nhập. Tích cực tham dự và thể hiện vai trò chủ chốt trong
các chương trình hợp tác khu vực đồng thời phối hợp phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực biên giới còn chậm phát triển là cách thức Trung
Quốc lựa chọn nhằm đạt được cả 5 sự cân bằng trên.
Vân Nam nằm ở Tây Nam của Trung Quốc, có tiềm năng to lớn để
phát triển kinh tế xã hội đồng thời lại nằm ở vị trí địa lý đặc thù, là ngã ba
có khả năng nối liền ba vùng kinh tế đang phát triển năng động nhất của
châu Á nói riêng và của thế giới nói chung là Trung Quốc (mà nối dài ra
là Đông Bắc Á) – ASEAN – Nam Á (trong đó Ấn Độ đang nổi lên như
một cực tăng trưởng quan trọng). Sự phát triển của Vân Nam không chỉ
quan trọng đối với Trung Quốc mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự


phát triển của toàn khu vực nhất là với các nước láng giềng có chung
đường biên giới với Vân Nam như Việt Nam.
Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam – Trung Quốc
đang ngày càng được khẳng định và củng cố. Tăng cường hợp tác song
phương trong điều kiện toàn cầu hoá (khi cả hai nước tích cực tham gia
vào chuỗi sản xuất toàn cầu, khẳng định vị thế quan trọng hơn trên
trường quốc tế và cùng trở thành thành viên của WTO) lẫn khu vực hoá
(với sự ra đời và nâng tầm hợp tác nhanh chóng của các chương trình hội

nhập ASEAN – Trung Quốc) là nguyện vọng chung đồng thời cũng là xu
thế tất yếu. Vân Nam và Việt Nam có nhiều mối liên hệ về địa lý, lịch sử,
xã hội và kinh tế, đặt trong các chương trình hợp tác Việt Trung đang
được thiết kế và hiện thực hoá, Vân Nam càng nổi lên như một đối tác
quan trọng của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đi sâu triển khai một cách
toàn diện những nghiên cứu về Vân Nam và mối quan hệ hợp tác Việt
Nam – Vân Nam là một nhu cầu bức thiết và cấp bách, không chỉ có ý
nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn vô cùng to lớn.
Chính bởi lẽ đó, luận văn này lựa chọn đề tài nghiên cứu là Cải cách
mở cửa ở Vân Nam (Trung Quốc) và quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân
Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu ở trong nước:
Các nghiên cứu về Vân Nam và quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân
Nam chỉ mới được khởi động và triển khai trong thời gian gần đây, chủ
yếu là từ khi chương trình hợp tác GMS bắt đầu đi vào giai đoạn thực
chất, khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc được thoả thuận hình
thành và nhất là kể từ sau khi chiến lược hợp tác “hai hành lang một vành
đai” được hai nước Việt Nam Trung Quốc đưa ra và hưởng ứng. Điểm


đặc biệt của các nghiên cứu này là ngay đối với các nghiên cứu của nước
ngoài (mà ở đây là Trung Quốc) thì một số lượng khá lớn cũng đã được
dịch Việt hoá và giới thiệu rộng rãi tại các Hội thảo, diễn đàn hoặc trong
các tạp chí, ấn phẩm nghiên cứu tại Việt Nam. Các nghiên cứu hiện được
thực hiện song song tại hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ
quan nghiên cứu với những công trình đáng chú ý là:
- Khối cơ quan quản lý nhà nước:
Bộ Kế hoạch đầu tư là cơ quan chủ quản cấp nhà nước của hợp tác
GMS và Hai hành lang - Một vành đai trong đó Vụ Kinh tế đối ngoại –

Phòng các Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFI) là đầu mối quốc gia của Việt
Nam tham gia chương trình hợp tác GMS và Phòng Hội nhập kinh tế
Châu Á, Châu Mĩ là đầu mối quốc gia của Việt Nam tham gia chương
trình hợp tác Hai hành lang - Một vành đai. Giữ vai trò điều phối cấp
quốc gia, các nghiên cứu tại đây chủ yếu xoay quanh các dự án và hoạt
động gặp gỡ hội thảo các cấp khác nhau, trong đó Bộ tài liệu “Hợp tác
kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng – tài liệu tổng hợp” công bố vào
tháng 10/2008 là đầy đủ và bao quát hơn cả. Điểm hạn chế là các nghiên
cứu và phân tích thường tập trung vào cơ sở hạ tầng, đồng thời các dữ
liệu và phân tích so sánh dữ liệu về Vân Nam lại thường sử dụng dữ liệu
tượng trưng của cả Trung Quốc, không thể hiện được rõ nét tình hình
Vân Nam và đối sánh tương quan giữa Vân Nam với các nước, trong đó
có Việt Nam.
Các đơn vị quản lý cấp tỉnh cũng tích cực tham gia vào lĩnh vực
nghiên cứu này, theo đó, những công trình nghiên cứu về quan hệ riêng
rẽ của Vân Nam với một số địa phương như Lào Cai, Quảng Ninh, Hải
Phòng v..v… đã được công bố, chi tiết và có giá trị tham khảo cao. Tuy
nhiên, những công trình này thường mang tính cục bộ và thiếu bao quát.


Tích cực tham gia nghiên cứu về Vân Nam và quan hệ hợp tác Việt Nam
– Vân Nam hơn cả là tỉnh Lào Cai, bên cạnh việc phối hợp tổ chức hàng
loạt những diễn đàn - hội thảo - toạ đàm về lĩnh vực này với sự tham gia
của cả các chuyên gia Việt Nam và Trung Quốc, Lào Cai đã xây dựng hệ
thống Cơ sở dữ liệu Tây Nam Trung Quốc trong đó tập hợp khá đầy đủ
dữ liệu về Vân Nam, những bài phát biểu và phân tích của các chuyên gia
trong nước và chuyên gia Trung Quốc đã được Việt hoá về nhiều mặt
trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam. Điểm hạn chế của Cơ sở dữ
liệu này là hiện không tiếp tục được cập nhật và do đó, tài liệu số liệu chỉ
tạm dừng ở thời điểm năm 2004 và các quan điểm phân tích khó tránh

khỏi hạn chế tại thời điểm đó.
- Khối cơ quan nghiên cứu: Viện khoa học xã hội Việt Nam mà đặc
biệt là Viện nghiên cứu Trung Quốc đã nghiên cứu quan hệ Việt Nam –
Vân Nam từ khá sớm với nhiều nghiên cứu công phu. Đáng kể nhất là hai
cuộc hội thảo khoa học về chủ đề này: “Phát triển hai hành lang, một
vành đai kinh tế Việt - Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Trung
Quốc” vào năm 2006 và “Các giải pháp phát triển hai hành lang, một
vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới” vào năm
2007. Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc cũng liên tục đăng tải các công
trình nghiên cứu có liên quan của các học giả trong và ngoài nước, tiêu
biểu là các công trình: Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung
Quốc trong tiến trình khu vực hoá của Doãn Công Khánh; Quan hệ Việt
Nam – Trung Quốc và việc xây dựng “hai hành lang một vành đai kinh
tế” của Đỗ Tiến Sâm, Hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN và Vân Nam
với “hai hành lang, một vành đai” của Chu Chấn Minh v..v… Tuy vậy,
cho tới nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào của Việt
Nam về tình hình kinh tế - xã hội của Vân Nam từ cải cách mở cửa cho tới


nay, bên cạnh đó, các nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Vân Nam tuy
phong phú nhưng trong giới hạn nội dung ngắn thường chỉ tập trung vào
một vài luận điểm vấn đề cụ thể hoặc khái lược tình hình chung thiếu chi
tiết.
Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc: Các nghiên cứu về cải cách mở
cửa ở Vân Nam rất toàn diện, phong phú và đa dạng do tầm quan trọng
của các nghiên cứu này trong phục vụ trực tiếp cho công tác hoạch định
chính sách, quản lý nhà nước và nghiên cứu tuyên truyền. Đáng kể nhất
là các nghiên cứu được công bố trong Kế hoạch 5 năm các giai đoạn
(trong đó gần nhất và toàn diện nhất là Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 từ
2006-2010) của tỉnh Vân Nam và trang thông tin riêng kỷ niệm 30 năm

cải cách mở cửa Vân Nam của chính quyền tỉnh (địa chỉ
/>Về phần các nghiên cứu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam,
chủ yếu thực hiện dưới hình thức các công trình nghiên cứu đăng tải tại
các tạp chí nghiên cứu chủ yếu về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
của Trung Quốc như “Đông Nam Á tung hoành”, “Nam dương vấn đề
nghiên cứu”, “Đương đại Á Thái”, “Quốc tế kinh tế hợp tác”, thường
được lồng ghép trong nhiều tầng quan hệ hợp tác, từ hợp tác Trung Quốc
– ASEAN, hợp tác Vân Nam – GMS tới quan hệ Việt – Trung, hợp tác
Hai hành lang - Một vành đai v..v…Điểm thú vị là trong các tạp chí này,
các nghiên cứu của nhiều tác giả Việt Nam cũng đã được viết - dịch sang
tiếng Trung. Tuy vậy, các nghiên cứu trực tiếp về quan hệ Việt Nam –
Vân Nam còn rất khiêm tốn về số lượng và nội dung.
Tình hình nghiên cứu cho thấy, với cả hai mảng nghiên cứu của đề
tài này là cải cách mở cửa ở Vân Nam và quan hệ hợp tác Việt Nam –
Vân Nam, hiện ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nghiên cứu trong


nước hay một công trình nghiên cứu nước ngoài được giới thiệu ở trong
nước nào nghiên cứu trực tiếp và bao quát vào hai nội dung kể trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn đặt mục đích nghiên cứu là góp phần xây dựng một hệ
thống dữ liệu bao quát về tình hình cải cách mở cửa của Vân Nam (Trung
Quốc) và mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam kể từ khi hai nước
bình thường hoá quan hệ cho đến nay và những triển vọng trong tương lai.
Để thực hiện được mục đích đó, luận văn đặt ra những nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản là:
- Nghiên cứu khái quát về tình hình Vân Nam trong cải cách mở cửa;
- Phân tích những ưu thế nổi trội của Vân Nam với tư cách là tiền đề
thuận lợi cho phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác khu vực;
- Nghiên cứu khái quát về quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam kể

từ khi hai nước Việt Trung bình thường hoá quan hệ tới nay;
- Phân tích những vấn đề đang còn tồn tại trong quan hệ hợp tác
Việt Nam – Vân Nam và dự báo triển vọng phát triển của quan hệ hợp tác
này trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm tỉnh Vân Nam (Trung
Quốc) và mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với tỉnh Vân Nam.
Phạm vi nghiên cứu của từng đối tượng bao gồm:
- Đối với tỉnh Vân Nam: nghiên cứu tình hình cải cách mở cửa của
tỉnh Vân Nam.
- Đối với quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam: nghiên cứu quan
hệ hợp tác kể từ khi hai nước Việt Nam – Trung Quốc bình thường
hoá quan hệ (năm 1991) tới nay.
5. Phương pháp nghiên cứu


Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận văn vận dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Phương pháp phổ biến trong nghiên cứu kinh tế - xã
hội được sử dụng là phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, lôgíc
và các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm khác.
Luận văn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học có liên quan tới một số nội dung của đề tài. Luận văn tiến hành
thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu trong và ngoài nước cần thiết.
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ là một nghiên cứu tổng quát
và cụ thể về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vân Nam, một nghiên cứu
tổng hợp và cập nhật về quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam kể từ khi
hai nước bình thường hoá quan hệ cho tới cuối năm 2008. Những thông

tin, số liệu, phân tích và dự báo triển vọng của luận văn có giá trị tham
khảo cho việc hoạch định các chính sách đối ngoại và cho các nghiên cứu
có liên quan.
Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu
nghiên cứu và tham khảo cho sinh viên - học viên các ngành có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các bảng số liệu, các hình và
các từ viết tắt, các phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn được chia thành 2 chương như sau:
Chương 1: Cải cách mở cửa ở Vân Nam (Trung Quốc).Chương
này gồm hai nội dung lớn. Một là tập trung nghiên cứu các điều kiện tự
nhiên và xã hội của Vân Nam, trên cơ sở đó phân tích những ưu thế của
tỉnh này trong việc phát triển kinh tế xã hội và thể hiện các vai trò đối nội


- đối ngoại. Hai là tập trung nghiên cứu tình hình Vân Nam kể từ khi
thực hiện cải cách mở cửa cho tới nay đồng thời phân tích kế hoạch và
triển vọng phát triển trong thời gian tới của tỉnh này.
Chương 2: Quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam. Chương này
gồm ba nội dung lớn. Một là nghiên cứu khái quát về quan hệ hợp tác
Việt Nam – Trung Quốc kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ cho
tới nay với tư cách là tiền đề, bối cảnh cho đối tượng nghiên cứu chính là
quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam. Hai là nghiên cứu những thành
tựu chủ yếu trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam kể từ 1991 đến
nay, bao trùm các lĩnh vực đối ngoại – an ninh, kinh tế (thương mại, đầu
tư, hợp tác kỹ thuật, du lịch) và văn hoá – giáo dục. Ba là phân tích
những vấn đề tồn tại trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Vân Nam và triển
vọng phát triển của quan hệ hợp tác này trong thời gian tới.
Do đề tài nghiên cứu mang tính thời sự cao và vẫn đang tiếp tục
được triển khai, nguồn tư liệu phong phú những vẫn cần được bổ sung và

cập nhật thêm, với thời gian có hạn cùng sự hiểu biết và kinh nghiệm của
người nghiên cứu còn nhiều hạn chế, luận văn khó tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các chuyên gia và
độc giả để tiếp tục phát triển và hoàn thiện đề tài nghiên cứu có ý nghĩa
này.


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở VÂN NAM
.1.

Điều kiện tự nhiên – xã hội của Vân Nam

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Tên gọi tắt của Vân Nam là “Vân” hoặc “Điền”, nằm ở biên giới Tây Nam của
Trung Quốc. Tổng diện tích 394 nghìn km2, chiếm 4,1% tổng diện tích toàn quốc.
Phía Đông giáp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Quý Châu, phía Bắc
trông sang tỉnh Tứ Xuyên qua con sông Kim Sa, phía Tây Bắc giáp Khu tự trị Tây
Tạng, phía Tây giáp Myanma, phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với Lào và Việt
Nam, có 4.061 km đƣờng biên giới trên đất liền.
Địa thế của tỉnh Vân Nam là phía Bắc cao, phía Nam thấp, chênh lệch độ cao lớn.
Phía Nam độ cao so với mặt nƣớc biển nói chung là 1.500-2.200m, phía Bắc khoảng
3.000-4.000m. Trong diện tích đất đai toàn tỉnh, sơn địa chiếm khoảng 84%, cao
nguyên gò đồi chiếm 10%, bồn địa khe lũng chiếm khoảng 6%, bình quân nằm ở độ
cao 2.000 m so với mực nƣớc biển. Trong 128 đơn vị hành chính bao gồm 127 huyện
(thành phố, khu) và thành phố Đông Xuyên, ngoài hai khu vực là Ngũ Hoa và Bàn
Long của thành phố Côn Minh thì tỷ trọng đất núi đồi đều chiếm trên 70% diện tích
đất, không có một huyện một khu nào là thuần tuý bằng phẳng.
Hệ thống sông ngòi chằng chịt,cực kỳ phức tạp. Trong toàn tỉnh có hơn 600 sông
lớn nhỏ trong đó lớn nhất có 180 sông chủ yếu đều là xuất phát từ thƣợng nguồn để

đổ ra biển. Có 6 hệ thống sông lớn: sông Kim Sa - Trƣờng Giang, sông Nam Bàn –
Chu Giang, Nguyên giang - Hồng Hà, sông Lan Thƣơng – sông Mê kông, Nộ giang –
sông Tát Nhĩ Ôn, sông Độc Long, sông Đại Doanh, sông Thuỵ Lệ - Irrawady. Đặc
điểm của các hệ thống sông này là chủ yếu bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và
chảy theo hƣớng Bắc – Nam, khác với xu hƣớng Tây – Đông của phần lớn hệ thống
sông của Trung Quốc.
1


Hồ ao ở Vân Nam cũng rất nhiều, xếp vào hàng một trong những tỉnh nhiều nhất
Trung Quốc. Số lƣợng hồ có diện tích từ 1km2 trở lên có 37 hồ, tổng diện tích mặt
nƣớc là 1.066 km2 với tổng trữ lƣợng nƣớc là 30 tỷ m3.
Vân Nam nằm trên cao nguyên ở vĩ tuyến thấp, vị trí địa lý đặc thù, địa mạo địa
hình phức tạp, khí hậu gió mùa cao nguyên hình thành chủ yếu từ ảnh hƣởng của khí
lƣu áp suất cao từ phía nam Bănglađét. Phần lớn các khu vực trong tỉnh có thời tiết
đông ấm hạ mát với đặc trƣng khí hậu bốn mùa đều nhƣ mùa xuân. Loại hình khí hậu
toàn tỉnh đa dạng phong phú, có tổng cộng 7 loại khí hậu bao gồm bắc nhiệt đới,
nhiệt đới nam Á, nhiệt đới trung Á, nhiệt đới bắc Á, nam ôn đới, trung ôn đới và khí
hậu cao nguyên. Nhiệt độ bình quân từ 5-24 ℃, chênh lệch nhiệt độ giữa phía Bắc và
phía Nam là khoảng 19℃. Lên cao cứ 100 m thì nhiệt độ lại giảm xuống khoảng
0,6℃. Chênh lệch nhiệt độ trong năm nhỏ nhƣng trong ngày lại lớn. Nhiệt độ nóng
nhất bình quân vào mùa hè là 19-22 độ , lạnh nhất bình quân vào mùa đông là 6-8 độ.
Trong khi đó, nhiệt độ trong ngày sẽ thay đổi từ sáng mát trƣa nóng, đặc biệt là vào
hai mùa đông và xuân, chênh lệch nhiệt độ trong ngày có thể đạt tới 12-20℃.
Lƣợng mƣa hàng năm của phần lớn các vùng trong tỉnh là 1.100 mm trong đó chủ
yếu tập trung vào thời gian 3 tháng từ tháng 6-8, chiếm khoảng 60% tổng lƣu lƣợng
mƣa cho cả năm. Từ tháng 11 đến tiết đông xuân vào tháng 4 năm sau là mùa khô,
lƣợng mƣa chỉ vào khoảng 10-20%, thậm chí còn ít hơn. Ngoài ra, do sự thay đổi của
độ cao, phân bố lƣợng mƣa cũng không đồng đều.
Đặc điểm khí hậu này của Vân Nam có điểm tích cực là thích nghi với nhiều loại

cây trồng và kinh tế trồng trọt cũng nhƣ sự phát triển của ngành du lịch. Điểm bất lợi
là ở chỗ mùa mƣa và mùa khô quá tập trung, phân bố không đồng đầu lại đi kèm với
những thiên tai nhƣ lũ quét, đóng băng, mƣa đá v..v… gây nguy hại cho sản xuất
nông nghiệp.
1.1.2. Điều kiện xã hội:
2


Dân số toàn tỉnh tính đến hết năm 2007 là 45,14 triệu ngƣời, tỷ lệ sinh là 13,08‰,
tỷ lệ tử vong là 6,22‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 6,86‰. So sánh với năm 2006,
dân số tăng thêm 310 ngàn ngƣời (so với mức tăng bình quân 397 ngàn ngƣời từ 2000
đến 2007 và mức tăng 484 ngàn ngƣời của năm 2000 so với năm 1999), tỷ lệ sinh
giảm 0,12‰, tỷ lệ tử vong giảm 0,08‰ và tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm 13,08‰.
Điều này cho thấy hiệu quả của nhiều chính sách sinh đẻ kế hoạch hoá giá đình mà
Vân Nam đã thực hiện trong thời gian qua, đồng thời duy trì trạng thái tăng trƣởng ổn
định với tốc độ thấp của tổng dân số.
Năm 1990, tuổi thọ bình quân của ngƣời dân Vân Nam là 64,55 tuổi trong đó nam
giới là 63,41 tuổi và nữ giới là 65,73 tuổi. Đến năm 2000, các số liệu này sau cuộc
điều tra dân số lần lƣợt là 67,55 tuổi, 66,09 tuổi và 69,19 tuổi. Theo tính toán, tuổi thọ
dân số vào năm 2007 đã là 69,41 tuổi, của nam giới là 67,62 tuổi và nữ giới là 71,40
tuổi.
Về kết cấu dân số, năm 2007, số dân trong độ tuổi lao động từ 15-64 của Vân
Nam là 31,0862 triệu ngƣời, chiếm 68,87% dân số toàn tỉnh. So với năm 2000, dân số
trong độ tuổi lao động tăng thêm 2,3 triệu ngƣời và tỷ trọng tăng thêm 0,92%.
Bảng 1: Kêt cấu dân số theo độ tuổi của Vân Nam
Đơn vị:%
Độ

0 - 14 tuổi


15 – 64 tuổi

Trên 65 tuổi

1990

31,65

63,45

4,90

2000

25,97

67,95

6,08

2005

24,07

68,40

7,53

2007


23,51

68,87

7,62

tuổi

Nguồn: Ban Dân số việc làm - Cục Thống kê Vân Nam [51].

3


Về tốc độ đô thị hoá, năm 2007, tỷ lệ thành thị hoá của Vân Nam đạt 31,63%, tăng
8,25% so với năm 2000 và tăng bình quân 1,18% mỗi năm.
Vân Nam là tỉnh có nhiều dân tộc nhất Trung Quốc. Điều tra chọn mẫu dân số
năm 2007 cho kết quả, tổng số ngƣời dân tộc thiểu số ở Vân Nam là 15,1256 triệu
ngƣời, tăng 6,83% so với năm 2000[51]. Cả nƣớc có 56 dân tộc thì Vân Nam đã có
52 dân tộc. Dân tộc thiểu số chiếm 38,07% tổng dân số trong toàn tỉnh. Trên 20 dân
tộc có số dân trên 8000 ngƣời, đó là các dân tộc: Di, Bạch, Hà Nhì, Choang, Thái,
Mông, Lisu, Hồi, La Khố, Wả, Tây, Dao, Tạng, Cảnh Pha, Bố Lang, Phổ Mễ, Nộ, A
Xƣơng, Ki Nô, Mông cổ, Độc Long, Mãn, Thuỷ, Bố y... dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân
Nam phân bố đa dạng, một số dân tộc vừa có những nơi sống tập trung nhất định, lại
vừa sống chung với các dân tộc khác; một số dân tộc tập trung cao độ ở một khu vực,
một châu, thậm chí là trong một huyện, một xã. 25 dân tộc có số dân trên 5000 ngƣời
và có khu vực sống tập trung nhất định. Có 10 dân tộc sống chủ yếu ở khu vực bằng
phẳng và lƣu vực sông biên giới gồm: Hồi, Mãn, Bạch, Nạp Tây, Mông cổ, Choang,
Thái, A xƣơng, Bố Y, Thuỷ, dân số khoảng 4,5 triệu ngƣời; chủ yếu sống tập trung ở
khu vực bán sơn địa có 8 dân tộc là Hà Nhì, Dao, La Khố, Wả, Cảnh pha, Bố Lang,
Đức Ngang, Ki Nô và một bộ phận ngƣời Di, dân số khoảng 5 triệu; chủ yếu sống tập

trung ở khu vực núi có 6 dân tộc là Mông, Lisu, Tạng, Phổ mễ, Nộ, Độc Long và một
bộ phận ngƣời Di, dân số khoảng 4 triệu. Cả tỉnh không huyện nào chỉ có một dân tộc;
riêng dân tộc Hồi và dân tộc Di thì tuyệt đại đa số các huyện trong cả tỉnh đều có.
Đặc điểm xã hội của Vân Nam, tƣơng ứng với lịch sử phát triển phức tạp trên một
vùng quang cảnh địa lý đa dạng, mang nhiều điểm phong phú và đặc thù. Số lƣợng
đông đảo các dân tộc thiểu số cùng với lịch sử cộng cƣ lâu dài trên mảnh đất này đã
sớm mang lại cho Vân Nam nhiều lợi thế về dung hợp văn hoá, tạo nên những sản
phẩm du lịch, sản phẩm hàng hoá đặc thù độc đáo với tiềm năng khai thác vẫn còn rất
to lớn. Nhƣng mặt khác, những vấn đề phức tạp của một xã hội ít đồng nhất lại phân
bố trong một vùng địa lý rộng lớn với điều kiện khác biệt nhau sẽ phân tán sức phát
4


triển tập trung của toàn tỉnh. Đồng thời, với vị trí là một tỉnh biên giới, liền kề với các
quốc gia láng giềng bằng những địa hình khá hiểm trở và lịch sử biến động các dân
tộc thiểu số giữa các nƣớc phức tạp, làm sao để giữ vững ổn định xã hội, phát triển
xã hội hài hoà nơi mà mọi công dân thuộc các dân tộc đều đƣợc hƣởng thành quả của
cải cách và phát triển kinh tế một cách bình đẳng là nhiệm vụ nặng nề đầy thử thách
mà chính quyền tỉnh và chính quyền trung ƣơng phải luôn nỗ lực thực hiện.
1.1.3. Ưu thế và vai trò của Vân Nam
Những đặc điểm tự nhiên và xã hội đã sớm tạo cho Vân Nam nhiều ƣu thế và lợi
thế để phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, đặt những đặc điểm điều kiện ấy trong bối
cảnh tƣơng quan với các địa phƣơng khác của Trung Quốc, với vị trí địa đầu đối
ngoại của Trung Quốc và với các quốc gia láng giềng trong khu vực, Vân Nam càng
có thêm nhiều ƣu thế để khẳng định vai trò của mình trong phát triển kinh tế Trung
Quốc nói riêng và phát triển kinh tế khu vực cùng thịnh vƣợng nói chung. Những ƣu
thế riêng của Vân Nam đan cài và hoà hợp với nhau trong nhiều lĩnh vực, có thể phân
tách thành 5 ƣu thế chủ đạo: ƣu thế về địa lý, về lịch sử - xã hội, về cơ chế hợp tác và
chính sách, về khai thác tài nguyên và bổ trợ kinh tế
1.1.3.1. Ƣu thế về địa lý

Về vị trí địa lý, Vân Nam giống nhƣ một viên ngọc bảy sắc, trạm trổ ở phần giao
nhau giữa Đông Nam Á và một phần đại lục Nam Á, là con đƣờng đất liền để Trung
Quốc tiến vào bán đảo Trung Nam (tức Đông Dƣơng), bán đảo Trung Á, đồng thời là
cánh cửa quan trọng để các nƣớc Đông Nam Á, Đông Á tiến vào Trung Quốc. Vân
Nam là bộ phận hợp thành của 3 vành đai kinh tế khu vực lớn là vành đai kinh tế
Trung Hoa, ASEAN, liên minh kinh tế 7 nƣớc Nam Á, là con đƣờng mà khu vực Tây
Nam rộng lớn của Trung Quốc tất phải đi qua để đến với khu vực Đông Nam Á và
Nam Á và ngƣợc lại.
Vân Nam là một trong những tỉnh tiếp giáp với nhiều nƣớc láng giềng nhất, có
đƣờng biên giới dài nhất trên toàn quốc. Phía Tây Nam tỉnh Vân Nam tiếp giáp với
5


Myanma, phía Nam tiếp giáp với Lào, Việt Nam, chiếm gần 1/5 trong số 14 quốc gia
tiếp giáp trực tiếp với Trung Quốc. Độ dài toàn bộ đƣờng biên giới là 4060 km,
chiếm 1/5 độ dài đƣờng biên là 22.000 km trên đất liền của Trung Quốc. Theo số liệu
của Trung Quốc, đƣờng biên giới Vân Nam – Myanma dài 1997 km, Vân Nam – Lào
dài 710 km, Việt Nam – Vân Nam dài 1353 km[57]; còn theo số liệu của Việt Nam,
tổng chiều dài đƣờng biên giới Việt – Trung là 1406 km (trong đó đoạn Việt Nam –
Vân Nam dài khoảng 800 km). Có 8 châu/thành phố biên giới với tổng cộng 26
huyện/thành phố biên giới, tiếp giáp với ranh giới đƣờng sông có 11 huyện/thành phố
và tiếp giáp thổ nhƣỡng với 6 tỉnh (bang) và 32 huyện (thành phố, thị trấn) của các
nƣớc láng giềng. Vân Nam hiện có 12 cửa khẩu quốc gia cấp I, 8 cửa khẩu quốc gia
cấp II, 90 con đƣờng và 103 cặp chợ biên giới có đầy đủ điều kiện tiếp xúc với bên
ngoài với một mạng lƣới mở cửa bao gồm cả đƣờng thuỷ, bộ và đƣờng hàng không
[56]. Trong 31 tỉnh thành trong cả nƣớc, Vân Nam có số lƣợng cửa khẩu cấp I đứng
thứ 4, chỉ xếp sau Quảng Đông, Hắc Long Giang, Quảng Tây và Tân Cƣơng. Đƣờng
biên giới dài hơn 4000 km nối liền với các nƣớc Đông Nam Á xung quanh, so với các
vùng biên giới trên đất liền khác của Trung Quốc, vừa không có trở ngại núi cao,
sông lớn, không có trở ngại vùng sa mạc rộng mênh mông, cũng không có các vùng

đất đóng băng, quanh năm bốn mùa đều có thể dễ dàng ra vào nội địa các nƣớc Đông
Nam Á, Nam Á, là con đƣờng tự nhiên có ƣu thế về điều kiện địa lý trên đất liền của
Trung Quốc.
Vân Nam là khu vực thƣợng lƣu của nhiều con sông lớn chảy ra vùng ven biển
Đông Nam Trung Quốc và các nƣớc Đông Nam Á. Vân Nam có 6 hệ thống sông
xuyên quốc gia là: Trƣờng Giang, Chu Giang, Mêkông, Irrawaddy, sông Hồng; hơn
600 sông lớn nhỏ trong nội địa, là tỉnh có hệ thống sông nhiều nhất, nguồn tài nguyên
nƣớc phong phú nhất trên cả nƣớc. Vân Nam có 63 sông có giá trị khai thác vận tải,
đặc biệt là các sông: sông Lan Thƣơng- Mêkông, Nguyên Giang - sông Hồng và sông
Đại Doanh - Irrawaddy, có giá trị khai thác về vận tải biển đƣờng dài quốc tế và liên
6


vận. Trong 5 năm trở lại đây, tổng luợng hàng vận chuyển xuất nhập khẩu vận tải
biển quốc tế của sông Lan Thƣơng- Mêkông đạt 2 triệu tấn, kim ngạch thƣơng mại
đạt trên 10 tỷ NDT, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho các nƣớc và ngƣời dân ở vùng
ven sông. Theo ƣớc tính của Bộ Giao thông Trung Quốc, đến năm 2010, lƣợng hàng
hoá vận chuyển theo đƣờng thuỷ quốc tế trên sông Lan Thƣơng-Mêkông sẽ đạt 1,5
triệu tấn, số lƣợng hành khách vận chuyển đạt 400 nghìn lƣợt ngƣời. Từ Hà Khẩu
(Vân Nam) xuôi dòng tới Hải Phòng (Việt Nam), với hành trình đƣờng thuỷ dài 486
km, vận tải thuỷ trên Nguyên giang-sông Hồng là cảng thông ra biển gần nhất của
Vân Nam, có thể xây dựng thành con đƣờng vận tải thuỷ liên vận thông ra biển thuận
tiện nhất của Vân Nam. Môi trƣờng bên ngoài của con đƣờng liên vận trên bộ và
đƣờng thuỷ sông Irrawaddy nối Côn Minh-Trung Quốc với Rangoon Mynanma đã
khai thông, khi hai nƣớc Trung Quốc-Myanma ký hiệp định liên vận thì con đƣờng
buôn bán từ Trung Quốc thẳng tới Ấn Độ Dƣơng sẽ đƣợc khai thông nhanh chóng.
Ngoài ra, tuyến vận tải thuỷ sông Kim Sa-Trƣờng Giang nối Hoa Đông với biển
Đông Thái Bình Dƣơng, con đƣờng vận tải thuỷ Châu Giang qua Hoa Nam tiến vào
biển Nam Thái Bình Dƣơng…cũng có giá trị và tiềm năng khai thác vận tải quan
trọng.

1.1.3.2. Ƣu thế về lịch sử - xã hội
Trong lịch sử, Vân Nam chính là cánh cửa của Tây Nam Trung Quốc và là điểm nút
nối Trung Quốc với Đông Nam Á và Đông Á.
Ngay trƣớc khi con đƣờng tơ lụa Tây Bắc khai thông, những ngƣời dân đầu tiên ở
Tây Nam đã mở ra một “Con đƣờng Thục-Thân Độc” (đất Thục tƣơng ứng với địa
phận Tứ Xuyên ngày nay, Thân Độc là tên gọi cũ của Ấn Độ) từ Thành Đô Tứ Xuyên
đến ven hồ Điền Trì-Vân Nam, qua Đại Lý, từ Bảo Sơn vào Myanma, Thái Lan rồi
vƣơn tới Ấn Độ và bán đảo A rập, là tuyến đƣờng giao thông trên bộ với bên ngoài
sớm nhất của Trung Quốc với tổng chiều dài 200 km. Đƣợc khai thác từ thời Tây
Hán hơn 2000 năm trƣớc, do nó bắt nguồn từ bình nguyên Thành Đô phát triển dệt
7


tơ lụa, lại nổi tiếng với nghề kinh doanh tơ lụa, nên còn đƣợc các nhà lịch sử gọi là
“Con đƣờng tơ lụa phƣơng Đông”. Từ đó trở đi, Vân Nam trở thành con đƣờng quan
trọng trong thƣơng mại và trao đổi giữa Trung Quốc với Myanma, Ấn Độ và cả các
nƣớc phƣơng Tây.
Hơn 2000 năm nay, con đƣờng lâu đời nối liền Trung Quốc với Đông Nam Á,
Đông Á này chƣa hề bị gián đoạn. Phật giáo truyền từ Ấn Độ vào Vân Nam thông
qua con đƣờng tơ lụa phía Nam, thƣơng gia Trung Quốc và nƣớc ngoài trao đổi hàng
hoá thông qua con đƣờng lâu đời này, dân tộc địa phƣơng sống xuyên biên giới, kết
hôn với nhau và qua lại lẫn nhau. Một yếu tố quan trọng khác thúc đẩy giao lƣu văn
hoá , trao đổi kinh tế giữa Vân Nam với các nƣớc láng giềng là các đợt di cƣ của các
tộc ngƣời thiểu số và ngƣời Hoa.
Vân Nam là cửa ngõ thông thƣơng với các quốc gia Ấn Độ với vùng Trung
Nguyên Trung Quốc nên hàng hoá của các nƣớc Tây Á, Trung Á, Trung Quốc giao
lƣu qua sông Hồng khá phổ biến. Trên tuyến biên giới lƣu vực sông Hồng, các triều
đại phong kiến Việt nam, Trung Quốc đều xây dựng một số trung tâm buôn bán lớn.
Qua sông Hồng, hàng hoá của Giao Chỉ đã vận chuyển cung cấp cho Nam Chiếu, Đại
Lý quốc các mặt hàng chủ yếu là muối, vỏ sò, ngọc ngà, châu báu, các sản phẩm của

biển... Hàng hoá của Nam Chiếu, Đại Lý vào Lào Cai và xuống vùng đồng bằng Việt
Nam chủ yếu là các mặt hàng, đồ sắt (vũ khí, đồ sinh hoạt...) và tơ lụa. Suốt từ thế kỷ
10 đến thế kỷ 19, Nhà nƣớc quân chủ độc lập Việt Nam đều luôn áp dụng chiến lƣợc
“Hoà hiếu với phƣơng Bắc”. Do đó quan hệ văn hoá, kinh tế ở vùng biên giới đƣợc tự
do trao đổi.
Cuối triều Thanh và đầu Dân Quốc, con đƣờng tơ lụa phƣơng Nam một thời vẫn
rất sầm uất, các địa phƣơng nhƣ Đằng Xung, Bảo Sơn… đã trở thành các thị trấn
thông thƣơng sầm uất thời đó do có sự phát triển của con đƣờng này. Đƣờng bộ Vân
Nam-Myanma, đƣờng bộ Trung - Ấn sau này đều đƣợc sửa và xây dựng dọc theo con
đƣờng cũ này. Ngày 9/6/1885, hiệp ƣớc Thiên Tân giữa Pháp và Trung Quốc đƣợc ký
8


kết có nhiều điều quy định về buôn bán ở biên giới... Tiếp theo, trong 2 năm 1886,
1887, Pháp lại ký với nhà Thanh các hiệp ƣớc bổ xung nhƣ “Hiệp ƣớc Thƣơng Mại
ký ngày 25-4-1886” và “Hiệp ƣớc bổ xung ký ngày 26.6.1887”. Nhƣng hiệp ƣớc này
có các điều khoản quy định mở cửa vùng biên giới Vân Nam và đẩy mạnh buôn bán,
xuất nhập cảnh.
Ngày 24/7/1889, chuyến tàu Xì lóp (chạy bằng bơi nƣớc) đầu tiên từ Hà Nội đến
Lào Cai an toàn, mở ra hƣớng đầu tƣ mới và tăng cƣờng các tàu chạy bằng hơi nƣớc
trên tuyến sông Hồng. Từ cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp tập trung nghiên cứu xây
dựng tuyến đƣờng (đƣờng sắt Điền - Việt). Năm 1910, sau khi đƣờng sắt Điền - Việt
(đƣờng sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam) đƣợc thông xe toàn tuyến, hàng
hoá đƣợc vận chuyển theo đƣờng sắt từ cửa biển Hải Phòng qua Lào Cai đến Côn
Minh chỉ mất ba ngày rƣỡi, so với vận chuyển đƣờng thuỷ bộ xƣa kia đã giảm đƣợc
26 ngày rƣỡi [31]. Mặt hàng chủ lực trong kinh tế xuất khẩu của Vân Nam thời kỳ đó
là thiếc, các loại gia súc bao bì thuốc chữa bệnh, rau quả khô và tƣơi. Các sản phẩm
than, xi măng, hàng dệt may (ở Nam Định), sản phẩm sơn, hoá học... của Bắc Kỳ
cũng là các mặt hàng quen thuộc xuất khẩu sang Vân Nam. Sự trao đổi kinh tế qua
tuyến đƣờng sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh đã góp phần thúc đẩy sự

ra đời các đô thị mới, các trung tâm thƣơng mại, buôn bán sầm uất. Cảng biển Hải
Phòng nhờ có tuyến đƣờng sắt đã trở thành của biển của cả vùng Tây Nam Trung
Quốc.
Thời kỳ Cận đại là thời kỳ mở cửa mạnh mẽ. Bên cạnh sự trao đổi kinh tế diễn ra
rộng lớn trên tuyến đƣờng sông Hồng và đƣờng sắt Điền - Việt thì sự giao lƣu văn
hoá cũng đƣợc đẩy mạnh. Trong trao đổi kinh tế các thƣơng nhân và số ngƣời di cƣ
từ Vân Nam đến các tỉnh biên giới phía bắc Lào, Việt Nam, Thái Lan và Myanma và
ngƣợc lại vẫn tiếp tục diễn ra. Hai luồng cƣ dân di cƣ đen xen đã thúc đẩy sự giao lƣu
văn hoá .

9


Đặc biệt có thời kỳ Bác Hồ vị lãnh đạo cách mạng Việt Nam và nhiều đồng chí
lãnh đạo cao cấp đã hoạt động tại Côn Minh, trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng
trong nƣớc. Ngoài Hồ Chí Minh, Vân Nam cũng đã tiếp đón nhiều nhà lãnh đạo cách
mạng trong khu vực nhƣ Thakin Nu (Myanma), Norodom Sihanouk (Căm pu chia),
Souvanna Phouma – Souphanouvong - Kaysone Phomvihane (Lào). Thời kỳ cách
mạng ở Việt Nam và Lào, tỉnh Vân Nam còn viện trợ cho một số đơn vị quân đội
nhân dân Việt Nam và quân đội cách mạng Pathet Lào về vũ khí, đạn dƣợc, khí tài
thông tin, quân trang... Trƣờng cán bộ quân chính của Việt Nam thành lập ở Vân
Nam đã góp phần đẩy mạnh giao lƣu văn hoá , xây dựng tình hữu nghị Việt Trung.
Nhiều bộ phim, sách báo, văn hoá phẩm của Trung Quốc đã đến với nhân dân các
tỉnh vùng biên ở Việt Nam – Lào - Myanma, tạo thuận lợi cho giao lƣu văn hoá. Đặc
biệt là sự phối hợp giữa các đơn vị quân đội ở biên giới các nƣớc với Vân Nam truy
quét tàn quân quốc dân đảng, truy quét thổ phỉ đã góp phần xây dựng tình bạn chiến
đấu.
Cho đến nay, trong địa phận tỉnh Vân Nam, ngoài dân tộc Hán, còn có 16 dân tộc
sống xuyên biên giới (trong tổng số 25 dân tộc thiểu số của toàn Trung Quốc), cƣ dân
vùng biên Trung Quốc và cƣ dân vùng biên các nƣớc xung quanh hiểu ngôn ngữ của

nhau, tôn giáo tín ngƣỡng, phong tục tập quán giống nhau, hơn nữa còn kết hôn với
nhau, tự do qua lại, là đặc trƣng văn hoá riêng biệt hiếm gặp ở bất cứ vùng nào khác
của Trung Hoa đại lục.
1.1.3.3. Ƣu thế về cơ chế hợp tác và chính sách
Do tồn tại khoảng cách tƣơng đối lớn giữa các quốc gia trong lĩnh vực nhƣ trình
độ sức sản xuất, kết cấu kinh tế, để đạt đến nhất thể hoá kinh tế hoàn toàn vẫn cần
một quá trình phát triển khá dài. Trong quá trình này, thông qua việc xây dựng thị
trƣờng hàng hoá, thị trƣờng thƣơng mại yếu tố sản xuất chung hoặc thị trƣờng thƣơng
mại mang tính tổng hợp của cả hai, chính sách ngoại thƣơng và chính sách kinh tế vĩ
mô phối hợp giữa các nƣớc, định ra chính sách thƣơng mại, đầu tƣ ƣu đãi hơn đối với
10


×