Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN..................................................4
1.1.Tính chuyển đổi của đồng tiền........................................................................................................4
1.2. Đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền.........................................................................................4
1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền:.............................................................6
1.4. Các yếu tố nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền:.....................................................................7
CHƯƠNG II: BÀI HỌC LỘ TRÌNH CỦA TRUNG QUỐC ................................................................................8
VÀ LIÊN HỆ VIỆT NAM................................................................................................................................8
2.1. Lộ trình Trung Quốc........................................................................................................................8
2.2. Liên hệ với Việt Nam qua các giai đoạn:.......................................................................................14
CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ......................................................21
KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI VND..................................................................................................................21
3.1. Nguyên nhân của thực trạng trên:...............................................................................................21
3.2. Mục tiêu nâng cao tính chuyển đổi của VND...............................................................................23
3.3. Giải pháp nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền:.....................................................................23
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................................29
DANH MỤC CÁC BẢNG. BIỂU.......................................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................31
1
Nhóm 4 - CH18G
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam (VND), khắc phục hiện tượng
Đô la hoá là những nội dung có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế, trong đó, phát
triển kinh tế vừa là nền tảng, vừa là mục đích chính, còn nâng cao tính chuyển đổi của
VND và khắc phục hiện tượng Đô la hoá sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền
vững. Mục tiêu “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững”, “tăng khả năng chuyển
đổi của đồng tiền Việt nam, thu hẹp việc sử dụng ngoại tệ trong nước” và “Đẩy nhanh
tiến độ thực hiện nguyên tắc trên đất nước Việt Nam phải thanh toán bằng đồng Việt
Nam” là những mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta đề tại các Văn kiện Đại hội Đảng và
Nghị quyết Đại hội. Mục tiêu chiến lược “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”
với quan điểm “coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm”, và tiếp tục yêu cầu “nâng
dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam” là những bước
đi quan trọng và cấp thiết để đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, thực sự trở
thành nền kinh tế thị trường.
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan
trọng, có những chuyển biến theo xu hướng hội nhập và liên tục đạt mức tăng trưởng khá
cao. Đồng thời, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để tăng tính
chuyển đổi của VND và khắc phục hiện tượng Đô la hoá. Kết quả là niềm tin vào VND
của người dân cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đã được củng cố, quan hệ cung - cầu
ngoại tệ trên thị trường bớt căng thẳng, mục tiêu trên lãnh thổ Việt nam chỉ sử dụng đồng
tiền Việt nam đã có những cơ sở hiện thực. Tuy nhiên, tính chuyển đổi của VND vẫn bị
đánh giá là thấp và hiện tượng Đô la hoá còn chưa được khắc phục một cách cơ bản.
Kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy giải quyết những vấn đề như
vậy hoàn toàn không phải là công việc dễ dàng, có thể thực hiện trong một thời gian
ngắn. Vì vậy việc đề ra lộ trình cụ thể, một hệ thống các giải pháp tổng thể nhằm nâng
cao khả năng chuyển đổi của VND là rất cần thiết.
Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo - PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo, nhóm
tôi đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn, bài
2
Nhóm 4 - CH18G
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam
viết của nhóm không thế tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm 4 rất mong sẽ nhận được sự
góp ý của cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn...
Kết cấu của đề tài như sau:
Chương I: Tổng quan về khả năng chuyển đổi của đồng tiền
Chương II: Thực trạng khả năng chuyển đổi của VND
Chương III: Nguyên nhân, mục tiêu, giải pháp nâng cao khả năng chuyển đổi của
VND
3
Nhóm 4 - CH18G
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN
1.1.Tính chuyển đổi của đồng tiền
Quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá dẫn đến sự ra đời của tiền
tệ. Khi hàng hoá được trao đổi ở phạm ci quốc tế thì xuất hiện nhu cầu trao đổi các đồng
tiền với nhau. Về cơ bản, tiền tệ có ba chức năng chính là: chức năng phương tiện thanh
toán, chức năng phương tiện tính toán và chức năng bảo toàn giá trị. Đồng tiền có tính
chuyển đổi cao được quốc tế sử dụng cả ba chức năng. Người ta sử dụng làm phương
tiện thanh toán theo tập quán quốc tế những đồng tiền mạnh có tính lịch sử do uy tín, vị
thế của nền kinh tế. Các đồng tiền đó cũng được sử dụng như các tài sản tài chính và là
đơn vị tính toán trên thị trường quốc tế. Như vậy, đồng tiền có tính chuyển đổi cao có
đặc điểm là được chấp nhận một cách rộng rãi trong các giao dịch về thanh toán và tiền
tệ trong nước và quốc tế. Đặc điểm này vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ
quan: Về khách quan, đó là đồng tiền mạnh, có uy tín được thị trường tin tưởng chấp
nhận. Về chủ quan, đó là ý của Nhà nước, thông qua quy định về quản lý ngoại hối cho
phép dùng đồng nội tệ mua ngoại tệ trong các giao dịch được phép, hoặc được mang ra
và chuyển đổi ở thị trường quốc tế.
1.2. Đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền
Việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhập
quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong nước với quốc tế, thúc
đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh nguồn vốn nước ngoài, tạo vị thế cho quốc
gia trên thị trường quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao cũng sẽ làm giảm hiện
tượng “đô la hóa”, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và chính sách
tỷ giá.
Tính chuyển đổi của đồng tiền được đánh giá qua tính chuyển đổi trong nước và
tính chuyển đổi quốc tế:
4
Nhóm 4 - CH18G
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam
Tính chuyển đổi trong nước của đồng tiền thể hiện qua việc được ưa thích sử
dụng và dễ dàng mua ngoại tệ với mức giá thị trường. Điều này một mặt phụ thuộc sự ổn
định về giá trị và sự thuận tiện khi sử dụng đồng tiền, mặt khác phụ thuộc vào việc đươc
phép chuyển đổi ra ngoại tệ trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và khả năng đáp
ứng nhu cầu ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền
của các nước đang phát triển chủ yếu dựa vào việc đánh giá tính chuyển đổi trong nước.
Với các nước này, uy tín, vị thế của đồng nội tệ có thể đánh giá qua chỉ số lạm phát, mức
độ đô la hóa của nền kinh tế, sự phát triển của các thị trường tài chính, trình độ của hệ
thống ngân hàng, mức độ thông thoáng của chính sách quản lý ngoại hối và sự linh hoạt
của tỷ giá hối đoái
Tính chuyển đổi quốc tế của đồng tiền thể hiện ở mức độ phổ biến được sử dụng
làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch thương mại, tài chính quốc tế. Tính
chuyển đổi quốc tế là cấp độ cao, chỉ có một số đông tiền mạnh như USD, EUR, …(còn
được gọi là các đồng tiền tự do chuyển đổi). Đa số các đồng tiền còn lại có tính chuyển
đổi thấp hơn, ở mức độ chuyển đổi trong nước
Tiền tệ tự do chuyển đổi là những tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh
tế có tiền tệ đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền yêu cầu Ngân
hàng nước đó chuyển đổi tự do tiền tệ này ra các tiền tệ nước khác mà không cần phải có
giấy phép. Có hai loại tiền tệ tự do chuyển đổi: tự do chuyển đổi toàn bộ và tự do chuyển
đổi một phần.
Tiền tệ tự do chuyển đổi toàn bộ có thể chuyển đổi ra bất cứ loại tiền quốc gia nào
mà không cần phải thỏa mãn một điều kiện nào, ví dụ như USD của Mỹ, EURO của châu
Âu, GBP của Anh, JPY của Nhật Bản, AUD của Australia, CHF của Thụy Sĩ, CAD của
Canada. Hầu hết đó đều là các đồng tiền mạnh của các nền kinh tế phát triển
và ổn định. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thường quy định đồng tiền thanh
toán là tiền tự do chuyển đổi để tránh rủi ro đồng tiền xuống giá và linh hoạt đổi ra bất cứ
tiền nước nào nếu người xuất khẩu muốn.
5
Nhóm 4 - CH18G
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam
Với tiền tệ tự do chuyển đổi một phần, việc chuyển đổi của nó phụ thuộc vào một
trong 3 yếu tố sau:
- Chủ thể chuyển đổi: có hai loại chủ thể chuyển đổi được luật quản lý ngoại hối
của các quốc gia phân loại là người cư trú và người phi cư trú. Người cư trú phải có được
giấy phép chuyển đổi thì mới đổi được tiền tệ đang nắm giữ, còn người phi cư trú được
quyền chuyển đổi tự do
- Mức độ chuyển đổi: từ hạng mức nào đó do luật quy định trở lên, muốn chuyển
đổi thì phải có giấy phép chuyển đổi ngoại tệ, dưới hạng mức đó thì được tự do chuyển
đổi
- Nguồn thu nhập tiền tệ: các nguồn thu nhập bằng tiền của những người phi cư
trú từ hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ quốc tế, từ hoạt động đầu tư nước
ngoài...tại nước có tiền tệ đó sẽ được chuyển đổi tự do, còn các nguồn thu nhập khác phi
thương mại, phi đầu tư muốn chuyển đổi phải có giấy phép. Ví dụ những tiền tệ
chuyển đổi tự do một phần là PHP- Peso Philippines, TWD- Đô la Đài Loan, THB- Bạt
Thái Lan, KRW- Won Hàn Quốc, IDR- Rupiad Indonesia, EGP- Pound Ai Cập...
Một đồng tiền được chuyển đổi phụ thuộc vào 4 yếu tố. Cụ thể là tự do hoá các
giao dịch vãng lai; nới lỏng các giao dịch tài khoản vốn (nguồn vốn vào - ra không gặp
trở ngại); thả nổi tỷ giá hối đoái; và cuối cùng là phải có thị trường tài chính, đặc biệt là
thị trường hối đoái mở.
1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền:
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng
tiền có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc
tế. Với xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư, đồng tiền có tính chuyển đổi cao có
tác dụng:
- Liên kết kinh tế trong nước với quốc tế;
- Hỗ trợ,thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển;
- Thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nước ngoài;
- Nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế;
6
Nhóm 4 - CH18G
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam
- Làm giảm hiện tượng đô la hoá, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách
tiền tệ và chính sách tỷ giá.
1.4. Các yếu tố nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền:
Khả năng chuyển đổi của đồng triền phụ thuộc vào các yếu tố:
Thứ nhất là đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh
của hàng hoá và dịch vụ. Đây là yếu tố cơ bản,là điều kiện khách quan tạo sức mạnh và
niềm tin lâu dài vào đồng nội tệ;
Thứ hai là các chính sách tài chính - tiền tệ phải hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm
phát và tạo vị thế cho đồng nội tệ, chính sách quản lý ngoại hối thông thoáng phù hợp với
trình độ phát triển của nền kinh tế, trong đó thực hiện một cơ chế tỷ giá linh hoạt;
Thứ ba là các thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị
trường vốn) phải được hình thành, phát triển đồng bộ và hoạt động có hiệu quả;
Thứ tư là các định chế tài chính phát triển, thực hiện các giao dịch tiền tệ một cách
thuận lợi với chi phí thấp.
7
Nhóm 4 - CH18G
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam
CHƯƠNG II: BÀI HỌC LỘ TRÌNH CỦA TRUNG QUỐC
VÀ LIÊN HỆ VIỆT NAM
2.1. Lộ trình Trung Quốc
Trong tiến trình mở rộng kinh tế, Trung Quốc đang nỗ lực đưa đồng Nhân dân tệ
(CNY) trở thành đồng tiền quốc tế, tạo thế cân bằng với đồng USD trong hệ thống tiền tệ
toàn cầu, CNY trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi, đưa Nhân dân tệ thành một trong số
những đồng tiền dự trữ của thế giới, sánh ngang với những đồng tiền như USD hay EUR.
Hành trình điều chỉnh CNY của Trung Quốc qua các giai đoạn:
- 1988: Trung Quốc lập các trung tâm hoán đổi tiền tệ bán chính thức, cho phép
giao dịch đồng CNY ở một tỷ giá sát hơn phản ánh nhu cầu thị trường.
- 1/1/1994: Tỷ giá chính thức và tỷ giá ở các trung tâm hoán đổi được thống nhất,
theo đó đồng CNY bị đánh tụt giá trị khoảng 33% xuống còn 8,7 CNY/USD.
- 4/1994: Thị trường tiền tệ liên ngân hàng đầu tiên được thành lập ở Thượng
Hải. Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường để duy trì đồng CNY ổn định.
- 1/12/1996: Cho phép đồng CNY có khả năng chuyển đổi toàn diện.
- 1994 - 1996: Đồng CNY tăng từ 8,7 lên 8,28 CNY/USD.
- 1997 - 1999: Trung Quốc được đánh giá cao khi giữ đồng CNY ổn định trong
cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
- 2000: Đồng CNY được cho phép có biên độ tỷ giá rộng hơn so với đồng USD,
cụ thể là 8,2760 - 8,2800 CNY/USD.
- 12/2001: Trung Quốc gia nhập WTO và cam kết sẽ dần điều chỉnh chính sách
tiền tệ.
8
Nhóm 4 - CH18G
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam
- 2003: Sức ép tăng mạnh về định giá lại đồng CNY để giúp cân bằng thương mại
toàn cầu.
- 12/2004: Trung Quốc tuyên bố sẽ dần theo cơ chế tiền tệ linh hoạt.
- 21/7/2005: Đồng CNY được nâng giá trị 2,1% lên một “tỷ giá hối đoái thả nổi
có kiểm soát” theo cách gọi của Trung Quốc.
- 7/2008: Ngân hàng trung ương “trói” đồng CNY ở mức 6,83 CNY/USD đối phó
với khủng hoảng
- Tháng 6/2010: Trung Quốc tuyên bố nối lại cải cách tỷ giá hối đoái đồng CNY,
tăng tính linh hoạt tiền tệ.
Với bước đi vững chắc của mình, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có nền kinh
tế đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. GDP của Trung Quốc qúy II năm 2010 tăng
10,3%, quý I năm 2010 tăng 11,9% so với cuối năm 2009; trong khi GDP của Hoa Kỳ
quý II năm 2010 chỉ tăng 0,6% và quý I năm 2010 tăng 0,9% so với cuối năm 2009.
Trong khi nhập siêu của Hoa Kỳ vẫn chưa có chiều hướng giảm (tháng 4 năm 2010 nhập
siêu 40,3 tỷ USD, tháng 5 tăng lên 42 tỷ USD và tháng 6 là 49,9 tỷ USD) thì Trung Quốc
liên tục tăng xuất siêu (tháng 4 năm 2010 xuất siêu đạt 1,7 tỷ USD, tháng 5 là 19,6 tỷ
USD và tháng 6 là 20 tỷ USD)
Trong thương mại quốc tế, Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên
cơ sở định giá thấp đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác (đặc biệt với USD) để tạo
lợi thế thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thặng dư cán cân thương mại tạo sự
ổn định và bền vững trong dự trữ ngoại hối.
Bảng 1: Diễn biến tỷ giá, cán cân thương mại, dự trữ ngoại tệ
của Trung Quốc 2002-2009
9
Nhóm 4 - CH18G
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam
(Nguồn: />Với việc duy trì tỷ giá phù hợp đã giúp Trung Quốc luôn đạt được thặng dư
thương mại, kể cả trong giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế thế giới (Cán cân
thương mại thặng dư 261,9 triệu USD trong năm 2007 đến năm 2008 tăng lên 297 triệu
USD, năm 2009 giảm nhưng không đáng kể, đạt 198 triệu USD. Bên cạnh thặng dư cán
cân thương mại liên tiếp qua các năm phải kể đến sự bền vững kho dự trữ ngoại hối của
Trung Quốc (tăng từ 1.528 tỷ USD trong năm 2007 lên 1.946 tỷ USD và tính đến hết
năm 2009, con số này lên đến 2.400 tỷ USD).
10
Nhóm 4 - CH18G
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam
Biểu đồ 1: Tỷ giá CNY/USD trung bình qua các năm
(Nguồn: Reuter)
Một số nước đã hối thúc Trung Quốc nới lỏng kiểm soát tiền tệ hơn nữa,
mục tiêu là giảm sự mất cân đối thương mại và tiết kiệm giữa các quốc gia. Đề xuất này
đã buộc Trung Quốc phải lưu tâm và mới đây đã tiến hành nới lỏng tiền tệ, góp phần tăng
tỉ giá giữa đồng nhân dân tệ với USD. Đồng nhân dân tệ lên giá đã tạo ra khả năng đa
dạng hóa cơ cấu dự trữ quốc gia, hệ quả là đẩy đồng đô la giảm sâu hơn so với các đồng
tiền mới nổi nhưng tăng lên so với euro. Một số Ngân hàng Trung ương vốn đã mua
USD nhằm duy trì việc neo tỉ giá này đã nhanh chóng đa dạng hóa danh mục dự trữ bằng
cách bán 1/3 lượng USD thu được để mua những ngoại tệ khác, chủ yếu là euro vì có rất
ít lựa chọn khác và nếu đồng nhân dân tệ tăng giá thì tương quan euro/đô la sẽ giảm
xuống. Điều này được nhiều nhà đầu tư và đầu cơ kỳ vọng, kết cục là giá vàng đã tăng
lên so với euro, bảng anh và yên nhật trong thời gian qua (bắt đầu từ ngày 23/11/2009).
11
Nhóm 4 - CH18G
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam
Biểu đồ 2: Tỷ giá CNY/USD theo ngày trong 2 tháng đầu năm 2010
(Nguồn: Reuter)
Có nhiều áp lực phải đánh giá lại đồng nhân dân tệ, nhất là sự mất giá gần 40%
của USD trong 8 năm qua thể hiện sự không tương xứng với những ngoại tệ chủ chốt,
trong khi Trung Quốc và nhiều nền kinh tế mới nổi lại neo tỉ giá với USD vốn đang trượt
giá để hỗ trợ xuất khẩu.
Nhằm đạt được mục tiêu của mình, Trung Quốc từng bước thực hiện lộ trình của
mình:
Trước tiên, Trung Quốc
sẽ thúc đẩy hơn nữa cải cách cơ chế tỷ giá hối đoái của
đồng CNY nhằm tăng tính linh hoạt về tỷ giá đồng tiền này trong khi vẫn chú trọng quan
hệ cung - cầu của thị trường.
Tiếp đến là các nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ chương trình cho phép các công ty trong
nước thanh toán các giao dịch quốc tế bằng đồng CNY.
Trung Quốc đã và đang đẩy
mạnh việc sử dụng rộng rãi đồng CNY ở nước ngoài, ký một loạt các hiệp định trao đổi
12
Nhóm 4 - CH18G