Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa : Luận văn ThS. Khác: 609001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ỨNG NHẬT LINH

MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ LIÊN THẾ HỆ
TỰ GIÚP NHAU CỦA NGƢỜI CAO TUỔI
HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ỨNG NHẬT LINH

MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ LIÊN THẾ HỆ
TỰ GIÚP NHAU CỦA NGƢỜI CAO TUỔI
HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ KIM HOA


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa.
2. Các nội dung tham khao dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ
ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Ngƣời thực hiện

Ứng Nhật Linh


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu “Mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau của người
cao tuổi huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” là đề tài nghiên cứu dựa trên kết
quả khảo sát tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa do học viên Ứng Nhật Linh
thực hiện. Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, nhưng tôi hy
vọng rằng công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin về mô hình
Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau. Tôi cũng tin tưởng và hy vọng rằng luận
văn sẽ đem lại những kết quả hữu ích về mặt xã hội.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa - người hướng dẫn trực tiếp luận văn của tôi,
cô đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn tôi suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã tham

gia vào nghiên cứu, đã dành thời gian và nhiệt tình chia sẻ thông tin.
Nghiên cứu vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn chỉnh, rất mong nhận được
sự đóng góp ý của thầy cô.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Ứng Nhật Linh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 4
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn................................................. 11
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 12
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ..................................................... 12
6. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 13
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 13
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................... 15
1.1. Khái niệm công cụ .............................................................................. 15
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của NCT ...................................... 16
1.3. Lý thuyết vận dụng ............................................................................. 20
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................ 27
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ

LIÊN THẾ HỆ TỰ GIÚP NHAU ................................................................ 29
2.1. Cấu trúc câu lạc bộ:............................................................................ 29
2.2. Giới thiệu Câu lạc bộ 05 và câu lạc bộ 18 thôn Thái Minh, xã Hà
Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ................................................. 34
2.3. Các mảng hoạt động của mô hình CLB liên thế hệ ......................... 37


2.3.1. Hoạt động chăm sóc sức khỏe ........................................................ 37
2.3.2. Hoạt động sinh kế tăng thu nhập .................................................... 45
2.3.3. Hoạt động nâng cao đời sống tinh thần .......................................... 50
2.3.4. Hoạt động tự giúp nhau, hỗ trợ cộng đồng .................................... 52
2.3.5. Hoạt động về quyền và lợi ích ....................................................... 54
2.3.6. Hoạt động xây dựng nguồn lực cho CLB ...................................... 55
2.3.7. Hoạt động nâng cao nhận thức, kiến thức cho mọi mặt cho thành
viên CLB .................................................................................................. 55
CHƢƠNG 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔ HÌNH CLB LTH
TGN VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CLB LTH TGN ....... 56
3.1. Các yếu tố bên trong ........................................................................... 56
3.1.1. Nhu cầu và lợi ích của người tham gia .......................................... 56
3.1.2. Tính định kỳ, minh bạch. ............................................................... 87
3.1.3. Yếu tố lãnh đạo .............................................................................. 89
3.2. Yếu tố bên ngoài.................................................................................. 91
3.2.1. Sự tham gia của chính quyền địa phương ...................................... 91
3.2.2. Địa bàn hoạt động .......................................................................... 93
3.2.3. Tính cố kết xã hội........................................................................... 95
3.3. Đánh giá khả năng thích ứng của mô hình CLB ............................. 95
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 101
1. Kết luận................................................................................................. 101
2. Kiến nghị ............................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 107

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 110


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CLB

Câu lạc bộ

CLB LTH TGN

Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau

BCN CLB

Ban chủ nhiệm câu lạc bộ

BHYT

Bảo hiểm y tế

TV CLB

Thành viên ban chủ nhiệm

TNV

Tình nguyện viên

TNV CSTN


Tình nguyện viên chăm sóc tại nhà

UBMT TQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBQG NCT

Ủy ban quốc gia người cao tuổi

WHO

Tổ chức y tế thế giới


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ thời ông cha đến nay, NCT luôn là lớp người đóng vai trò to lớn
trong việc lãnh đạo, có ảnh hưởng rất lớn đến trên mọi phương diện, vận
mệnh chính trị của nước nhà và sự phát triển mạnh của đất nước trên các
phương diện khác nhau như kinh tế- xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục… NCT
chiếm một số lượng đông đảo, số lượng NCT lao động lớn, NCT có một kho
tàng kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên, hiện nay sự tăng lên số lượng NCT,
hay già hóa dân số lại đi kèm với nhiều vấn đề như thu nhập cuộc sống, sức
khỏe, nhu cầu giải tỏa tâm lý… của NCT.
Chính vì vậy, người cao tuổi có vai trò vô cung quan trọng trong xã
hội hiện nay, vai trò của NCT rất lớn trong việc phát triển nước nhà. Chính vì
vậy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và tri ân với người cao tuổi, đặc biệt
trong nền kinh tế- xã hội phát triển không ngừng, cũng như sự tăng nhanh
chóng già hóa dân số, các hình thức chăm sóc NCT ngày càng được quan tâm

hơn trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc sống NCT còn
gặp nhiều khó khăn đặc biệt ở nông thôn. Nhiều NCT và gia đình của họ luôn
vất vả đối mặt với vấn đề thu nhập thấp, sức khỏe yếu xuất phát từ nhiều lý do
như thiếu kiến thức tự bảo vệ sức khỏe và hạn chế tiếp cận với các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, đời sống nông thôn khó khăn nên nhiều con
cháu, người trẻ di cư lên thành phố kiếm việc làm để lại quê nhà ông bà, bố
mẹ là NCT. Chính vì vậy, NCT gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự chăm sóc
bản thân, họ phát sinh nhiều nhu cầu cần được đáp ứng khác, đặc biệt họ
mong muốn tiếp cận các dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng
đang ngày một gia tăng.
Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số và
trên thế giới dân số già đang tăng nhanh chóng, ước tính cứ 10 người dân có
1


1 NCT, dự đoán đến năm 2050 cứ 8 người dân có 1 NCT và đến năm 2150 cứ
3 người dân có 1 NCT (HAI, 2016, báo cáo đánh giá tổ chức hỗ trợ NCT
quốc tế tại Việt Nam). Cùng với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cũng
không ngừng tăng lên về cả mặt số lượng cũng như tỷ lệ. Hiện nay theo Quốc
tế dự báo tốc độ già hóa ở Việt Nam nhanh hơn so với dự báo của Việt Nam
là Việt nam có tốc độ già hóa dân số cao nhất thế giới và đến năm 2033-2034,
số NCT tử 60 tuổi trở lên sẽ lớn hơn số trẻ em dưới 15 tuổi. Trong đó số
lượng NCT là nữ lớn hơn nam; năm 2014, nhóm tuổi 60-69 cứ 1 cụ ông có
1.3 cụ bà, nhóm 70- 79 tuổi, cứ 1 cụ ông có 1,5 cụ bà và từ 80 tuổi trở lên cứ
1 cụ ông có 1 cụ bà (theo tổng điều tra dân số và nhà ở, 2009). Tháng 4 năm
2014, tỷ lệ người từ đủ 60 tuổi trở lên chiếm 10,45% tổng dân số (khoảng
9,462,236 người) và dự kiến tăng gấp đôi trong 20 năm tới do tỷ lệ sinh và tử
vong giảm mạnh và tuổi thọ cao (HAI, 2016, báo cáo đánh giá về NCT).
Đặc biệt, tại thành phố Thanh Hóa với số lượng người cao tuổi khá
lớn, Thanh hóa thuộc 10 tỉnh có chỉ số già hóa dân số lớn nhất, 2014 (theo

điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014). Tại đây, NCT có 40,520 người chiếm
10,1% dân số nói chung, chiếm 11,77% so với dân số thường trú; hội viên
chiếm 91,65% nhiều người là Cựu chiến binh, thương binh, nạn nhân chất độc
màu da cam dioxin, trong đó có 34% NCT có lương hưu, năng động trong
môi trường xã hội phát triển, có 14,36 % hưởng trợ cấp xã hội, còn số còn lại
sống chủ yếu nhờ phụ thuộc vào con cái, ít được tiếp xúc giao lưu với bên
ngoài, quanh năm hiu quạnh trong căn nhà khép kín (HAI, 2017, báo cáo kết
quả hoạt động CLB liên thế hệ tự giúp nhau).
Nhiều NCT nông thôn vẫn tiếp tục làm việc, kiếm tiền nuôi bản thân và
các thành viên khác. Một số NCT có sự hỗ trợ của con cái họ vẫn có nhu cầu
được khẳng định vai trò bản thân, họ muốn cống hiến, tham gia các hoạt dộng
xã hội.Vì vậy, NCT đang ngày càng thể hiện rõ vai trò ở gia đình và cộng

2


đồng. Mặc dù vậy, một số NCT vẫn nghèo, khoảng 22,3% NCT sống trong
các hộ nghèo theo chuẩn quốc gia (UBQG NCT, 2014). Khoảng 67,2 % NCT
cho biết sức khỏe của họ yếu và rất yếu. Vấn đề sức khỏe cũng làm gia tăng
nghèo đói đối với NCT vì làm hạn chế khả năng lao động khiến họ không thể
làm các công cần nhiều sức lao động. Hiện nay tại các cơ sở y tế chi phí khám
chữa bệnh cao, cơ sở y tế xa xôi, cơ sở y tế hạn chế nên NCT có xu hướng ít
được khám sức khỏe định kỳ, điều này dẫn đến nguy cơ sớm bị bệnh mãn
tính, nếu được phát hiện sớm bệnh có thể phòng tránh được và kiểm soát kịp
thời. Tỷ lệ bị các bệnh không lây nhiễm tiếp tục tăng đối với NCT, khoảng 77
% số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm xảy ra ở NCT trên 60 tuổi
(WHO, 2011).
Sự gia tăng nhanh chóng số lượng NCT ở độ tuổi cao với nhiều khó
khăn trong cuộc sống hàng ngày do các bệnh mãn tính và tổn thương về xã
hội, làm gia tăng nhu cầu cần được chăm sóc cao, cần các dịch vụ xã hội và

phúc lợi ở mức cao hơn. Bởi vậy, thực tế này đòi hỏi một cách tiếp cận mới
phù hợp với một cuộc sống tích cực và năng động cũng như có thể hỗ trợ lâu
dài cho NCT nghèo, ốm yếu trong các hoạt động hàng ngày để họ có thể sống
tại cộng đồng càng lâu càng tốt. Đảm bảo chất lượng cuộc sống NCT, nhà
nước cũng như các tổ chức trong và ngoài nước đã có những mô hình, dịch vụ
hỗ trợ người cao tuổi trên toàn các phương diện. Mô hình CLB LTH TGN từ
năm 2006 là mô hình hỗ trợ NCT trên các phương diện từ tổ chức Helpage
International -Tổ chức hỗ trợ NCT quốc tế tại Việt Nam, tổ chức đã làm việc
với NCT và phát triển hơn 10 năm và là thành viên của mạng lưới Người cao
tuổi Việt Nam. Mô hình CLB LTH TGN góp phần giải quyết những thức
thách của NCT, giúp NCT có cuộc sống theo phương châm sống vui, khỏe,
sống có ích cho gia đình và xã hội. Mô hình CLB đã được thành lập tại 850
cộng đồng ở 12 tỉnh nông thôn, ven biển, đô thị và miền núi. Các hoạt động

3


của CLB đã mang lại lợi ích cho khoảng 960.000 người trong các mảng sinh
kế, quyền và lợi ích, chăm sóc sức khỏe NCT, trong đó có huyện Hà Trung,
tỉnh Thanh Hóa.
Từ thực trạng Mô hình CLB LTH TGN, tôi nhận thấy những yếu tố bên
trong và những yêu tố bên ngoài tác động đến mô hình, từ đó xem xét mức độ
nhân rộng, thích ứng của mô hình. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài luận văn “Mô
hình Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau của người cao tuổi huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hóa” nhằm làm sáng tỏ những vấn đề trên.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Năm 1800, tác giả M.J.Tenon có công trình nghiên cứu mang tên “Quà
tặng các cụ già, bàn về biện pháp để kéo dài cuộc sống”. Năm 1815, tác giả
P.Fluorons có công trình nghiên cứu “Bàn về tuổi thọ loài người và về lượng

sống trên thế giới”. Năm 1919, tác giả P.Fluorons có công trình nghiên cứu
“Tuổi già xanh tươi”. Trong những nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra thực tế
cuộc sống của NCT và hiên trạng sức khỏe của họ, các tác giả đã đưa ra
những biện pháp chăm sóc sức khỏe cho NCT để kéo dài tuổi thọ cũng như
giúp NCT có được cuộc sống thoải mái hơn. Tuy nhiên, những biện pháp mà
tác giả đưa ra mới dừng ở mức độ chăm sóc sức khỏe và tổ chức các hoạt
động giải trí cộng đồng nhằm giúp NCT khắc phục những khó khăn về mặt
tâm lý nói chung. Ngoài ra, NCT xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, lối
sống khác nhau nên các mô hình hỗ trợ NCT cần khác nhau. Do vậy, khuôn
khổ của các đề đề tài trên chưa đề cập cụ thể đến các hình thức chăm sóc
người cao tuổi để đem đến hiệu quả nhất.
Tác giả Mạc Tuấn Linh có công trình nghiên cứu mang tên “Người già
cô đơn và những vấn đề đặt ra trong chính sách xã hội”, ông đề cập tới hệ
thống an sinh trong nhiều đất nước trên thế giới luôn được quan tâm hàng đầu

4


và trong số đó là an sinh quan trọng dành cho người cao tuổi. Nghiên cứu của
ông phân tích người cao tuổi cao tuổi cô đơn- Họ là những người thiệt thòi và
thiếu thốn về mọi mặt như kinh tế, sức khỏe,…nhưng hơn cả là họ thiếu đi
đời sống tinh thần. Sự trợ giúp của xã hội chỉ góp một phần nhỏ giúp đỡ họ
giảm đi những khó khăn thể chất trong cuộc sống và khó khăn về tinh thần
vẫn chưa được giải quyết và điều này vô hình dung ảnh hướng sâu sắc sức
khỏe người cao tuổi. Trong nghiên cứu của ông đã nêu lên vấn đề ngoài đáp
ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe, kinh tế, thì nhu cầu tham gia các hoạt
động tinh thần tạo niềm vui vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới chỉ
ra mà chưa có mô hình củ thể nào hỗ trợ NCT.
Nghiên cứu “Developing Model of Health Care management for the
Elderly by Community Participation in Isan” Xây dựng mô hình quản lý

CSSK cho NCT có sự tham gia của cộng đồng tại Isan của Chanitta
Soommaht, Songkoon Chantachon và Paiboon Boonchai. Nghiên cứu đã phân
tích và chỉ ra các vấn đề trong quản lý CSSK người cao tuổi tại các cộng đồng
ở Isan cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời các tác giả cũng tiến hành phân
tích sự phát triển của việc CSSK cho NCT là do các tổ chức cộng đồng Isan
đảm nhiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản lý các tổ chức cộng đồng
trong việc CSSK người cao tuổi là phương pháp hiệu quả nhất. Tất cả công
dân cao tuổi trong cộng đồng đều đồng ý rằng, việc chăm sóc y tế được cung
cấp bởi các tổ chức cộng đồng giúp họ thoải mái và ấm áp hơn. Tuy nhiên,
nghiên cứu chưa chỉ ra mô hình cụ thể hay những yếu tố cụ thể tác động đến
hiệu quả của mô hình.
Tại Singapore, theo The Straits Times (New criteria, subsidy cut for
nurseing homes, The Straits Times, June 14, 2004 chính phủ Singapore quan
tâm đến vấn đề già hoá dân số với những chính sách mở rộng chương trình
giáo dục cộng đồng về NCT, giao đất cho các tổ chức phi chính phủ để xây

5


dựng nhà ở cho NCT, nghiên cứu tính khả thi của việc cung cấp các dịch vụ y
tế và chăm sóc sức khoẻ tại gia đình cho NCT ốm yếu, giảm thuế thu nhập
cho nhân viên chăm sóc NCT. Chính phủ cho rằng hình thành các trung tâm
chăm sóc theo ngày là giải pháp tốt hơn cho sự bảo đảm an sinh xã hội cho
NCT. Trong nghiên cứu này, mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà cho NCT là
mô hình xã hội hóa, nhân viên chăm sóc sức khỏe tại các trung tâm khi đến
chăm sóc tại nhà NCT được trả công. Mô hình này ứng dụng rất tốt tại các
nước phát triển như Hàn Quốc, nhà nước có chủ trương xây nhà dưỡng lão
cho NCT từ năm 1981 nhưng đến năm 1985, Hàn Quốc vẫn chưa có nhà
dưỡng lão chính thức nào. Năm 1989 và năm 1993, Luật phúc lợi của NCT
được sửa đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NCT vốn ngày càng trở nên đa

dạng. Từ đó, các dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà và tại cộng đồng bắt đầu thu
hút được sự quan tâm của xã hội dưới các hình thức phong phú theo ngày, trợ
giúp các công việc tại nhà, chăm sóc tại nhà trong một thời gian ngắn theo
yêu cầu (Sung-Jae Choi 2002). Nhật Bản có tỉ lệ NCT rất cao, hệ thống dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ NCT tại cộng đồng rất phát triển từ dịch vụ tại cơ sở
đến dịch vụ tại nhà như nhà dưỡng lão đặc biệt sử dụng cho NCT có mức độ
lão hoá cao, khuyết tật, sức khỏe tâm thần. Dịch vụ tại nhà gồm các hình thức
đa dạng như hỗ trợ tư vấn hay dịch vụ chăm sóc trực tiếp đáp ứng nhu cầu
NCT. Tại đây, dịch vụ chăm sóc trực tiếp có hai hình thức là dịch vụ đến cơ
sở để được chăm sóc và dịch vụ chăm sóc tại nhà. Tại Trung Quốc nhà nước
và các tổ chức cũng có nhiều loại hình hỗ chăm sóc NCT với nhiều cách thức
đầu tư khác nhau. Thứ nhất, hình thức viện dưỡng lão 100% vốn nhà nước
đầu tư được dành riêng cho cán bộ về hưu. Thứ hai, hình thức viện dưỡng lão
liên kết giữa nhà nước và nhân dân. Hình thức này thu phí cao hơn với thu
nhập của người dân. Ngoài ra, loại hình 100% vốn tư nhân thì kết hợp như một
khu phố dành cho người già, bán hoặc cho thuê phòng, bệnh viện, nhà hàng,
chỗ chơi và chỗ học tập, nhiều người sức khoẻ yếu có thể thuê hộ lý riêng.

6


Từ đó, tôi thấy các hình thức chăm sóc người cao tuổi tại các nước phát
triển rất hay và hiệu quả. Tuy nhiên với đất nước đang phát triển như Việt
Nam, mô hình này sẽ gặp những vấn đề khó khăn như chỉ cung cấp cho bộ
phận NCT có điều kiện kinh tế khá, khu vực thành phố, đủ kinh tế chi trả cho
các dịch vụ xã hội nhưng NCT nông thôn không có khả năng chi trả và tiếp
cận những dịch vụ này. Ngoài ra, các mô hình này chỉ hướng tới chăm sóc
sức khỏe NCT chứ chưa hề sử dụng nguồn lực NCT để họ tham gia hoạt động
của xã hội, chăm sóc sức khỏe lẫn nhau và thoải mãn các nhu cầu khác về đời
sống kinh tế và tinh thần của NCT. Các mô hình trên chưa thúc đẩy chính

nguồn lực là người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số hiện nay.
Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu “Một số đặc trưng của NCT Việt Nam và đánh giá mô
hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng”, tác giả Đặng Vũ Cảnh Linh đã
đưa ra một số vấn đề liên quan đến người cao tuổi, những yếu tố liên quan
đến người cao tuổi và chúng có ảnh hưởng lớn đến đời sống của NCT như
vấn đề già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ và kéo theo nhiều vấn đề khó
khăn trong kinh tế, xã hội cần giải quyết trên thế giới và Việt Nam cũng
không nằm ngoài vấn đề đó. Ông cho rằng có nhiều mô hình chăm sóc người
cao tuổi trên thế giới nhưng mô hình chăm sóc người cao tuổi hiện tại ở nước
ta còn ít, hoạt động đơn lẻ, tự phát, nếu có thì mô hình đó chỉ áp dụng cho
những gia đình NCT có điều kiện kinh tế, hoặc những mô hình chăm sóc y tế
hoặc vui chơi giải trí, những mô hình này luôn xem người cao tuổi là những
người yếu thế, không còn khả năng tham gia các hoạt động xã hội. Mô hình
này đã nêu bật được vai trò của NCT trong cộng đồng, tuy nhiên đề tài vẫn
chưa đưa ra mô hình cụ thể.
Năm 1996 , tạp chí Xã hội học nghiên cứu tác giả Dương Chí Thiện, kết
quả của nghiên cứu cho thấy một số tác động chủ yếu của chính sách ruộng đất

7


đang tạo ra những điều kiện thuận lợi và hạn chế vào quá trình hình thành an
sinh xã hội mới với NCT ở nông thôn và sự đổi mới trong nền kinh tế- xã hội
nước ta. Từ đó, tác giả thấy được vai trò của gia đình, các tổ chức xã hội và tổ
chức xã hội và hệ thống y tế chăm sóc NCT.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Thế Cường về nguồn lực vật chất
của NCT dựa trên số liệu cuộc khảo sát năm 1996 tại đồng bằng sông Hồng
cho thất, giúp đỡ từ con cái đứng thứ 2 sau nguồn thu từ kinh tế hộ gia đình
nông nghiệp. Ngoài ra còn có nghiên cứu của Trương Sĩ Ánh và cộng sự

năm1997 hay Bùi Thế Cường năm 1999 cho thấy sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các
thành viên trong gia đình quan trọng hơn sự hỗ trợ từ bên ngoài và việc cung
cấp thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác là mói liên hệ khác thường
xuyên giữa NCT và con cái.
Các nghiên cứu liên quan tới đời sống của NCT những năm qua đều
cho thấy một kết quả khá thống nhất là hiện có 50 % số người cao tuổi cơ bản
đảm bảo được đời sống vật chất từ lao động hoặc chế độ trợ cấp, hưu trí của
mình (Điều tra gia đình Việt Nam, 2006; điều tra của UBQG NCT, 2007).
Nhóm NCT còn lại phải nhờ các nguồn hỗ trợ khác từ gia đình và xã hội để
đảm bảo cuộc sống. Việc con cháu hỗ trợ vật chất cho NCT đảm bảo cuộc
sống ở các mức độ khác nhau là thể hiện đạo lý, trách nhiệm và nghĩa vụ của
các thế hệ với ông bà, cha mẹ trong gia đình. Ngược lại, với NCT ở các hoàn
cảnh khác nhau họ cũng có những hình thức, mức độ hỗ trợ, giúp đỡ con cháu.
Một số lượng NCT tại Việt Nam hiện nay trong độ tuồi từ 60-70 vẫn
còn tự thân lao động để kiếm sống, hoặc chăm sóc con cái, cháu chắt, tỷ lệ
NCT đóng vai trò chính về kinh tế khá cao. ( theo kết quả điều tra của Bộ lao
động- Thương binh và xã hội, 2001). Hiện nay, NCT về hưu được nghỉ ngơi,
hưởng tuổi già chiềm tỷ lệ thấp là 4,32%; trong khi NCT ở nông thôn chiếm
1,13%, thành thị chiếm 11,27%. Có tới 51,62% NCT còn giúp đỡ việc nhà; tỷ

8


lệ lên tới 15,82% NCT trông nom, dạy dỗ con cháu học hành (Theo báo cáo
Kỷ yếu hội thảo về người cao tuổi, 1998). Từ năm 2014, NCT tại Việt Nam
có trên 59% NCT từ 60- 69 tuổi có việc làm và 41% NCT trên 70 đang lao
động. Từ tỷ lệ này có thể thấy NCT mong muốn có công việc rất cao, đáng
chú ý NCT từ 60- 69 tuổi muốn lao động kiếm sống nhưng chưa tìm được
công việc nào phù hợp. Có nhiều nguyên nhân xuất phát có thể từ do tuổi cao
sức khỏe yếu nên khả năng lao động giảm, công việc không phù hợp với

chuyên môn, sở trường, có quá nhiều gánh nặng trong gia đình như chăm sóc
cháu, công việc nhà. Nhiều NCT không có tài sản tích lũy và hoàn cảnh gia
đình nghèo khó. Hiện nay, nhiều gia đình đông thế hệ, đặc biệt là NCT đang
đối mặt với tác động của sự thay đổi cơ cấu gia đình, do con cái đi làm ăn xa
nhà, từ 80% (1993) mức sống dân cư xuống còn 69,5% (2011). Nhưng tỷ lệ
số gia đình có ông bà sống và chăm sóc cháu tăng lên đáng kể từ 6,8% lên
7,1%( 2010). Từ những thông số này có thể thấy NCT không chỉ đối mặt với
những vấn đề khó khăn về kinh tế mà còn kéo theo những bất ổn trong đời
sống tình cảm của NCT. ( Theo Lê Văn Khảm trong nghiên cứu “ Vấn đề
người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay ; Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7
(80)- 2014
Ngoài ra có thể làm nổi bật những vấn đề hỗ trợ đời sống NCT, tôi có
tham khảo một số công trinh nghiên cứu sau “Người cao tuổi và các mô hình
chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam” ( theo Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ
em phối hợp cùng Viện nghiên cứu Truyền thông và phát triển năm 2008 –
2009). Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Thành
phố Hồ Chí Minh, với các đối tượng là nhóm cung cấp dịch vụ chăm sóc
người cao tuổi, người sử dụng dịch vụ chăm sóc NCT, cán bộ địa phương và
cộng đồng. Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Truyền thông và Phát triển còn tiếp
tục triển khai nghiên cứu sâu hơn thông qua quá trình khảo sát các mô hình

9


chăm sóc NCT tại Huế và Hà Nội qua các buổi tổ chức gặp gỡ, trao đổi và tọa
đàm với đại diện các nhóm xã hội khác nhau, nhằm hoàn thành tốt nhất cho
cuộc nghiên cứu. Trong những năm gần đây nhiều loại hình dịch vụ chăm sóc
NCT được hình thành và hoạt động, đặc biệt là các mô hình nhà nước, tư nhân,
liên kết, nhưng chưa có mô hình hỗ trợ NCT trên toàn khía cạnh.
Tác giả Hoàng Mai Hương có công trình mang tên “ Nhu cầu trợ giúp

của người cao tuổi tại cộng đồng” nghiên cứu vấn đề nhu cầu của người cao
tuổi tại quận Hoàng Mai và quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, nghiên cứu
hướng về quyền sống, lợi ích của con người, truyền thống tôn trọng NCT của
toàn xã hội và hệ thống lý thuyết nhu cầu của Maslow. Nghiên cứu đi sâu tìm
hiểu 5 nhu cầu chính trong rất nhiều các nhu cầu khác nhau của NCT. Từ
nghiên cứu tác giả thấy rằng NCT đều có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, nhu
cầu tình cảm, nhu cầu vật chất, nhu cầu giao lưu và mở rộng hiểu biết. Trong
đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe và tình cảm là hai nhu cầu quan trọng nhất.
Những nhu cầu còn lại đều được NCT quan tâm nhưng chưa phải là nhu cầu
cấp thiết. Đối với Nhà nước, NCT luôn mong muốn có chính sách bảo hiểm y
tế và tăng lương hưu, các khoản trợ cấp, an sinh phúc lợi khi về già. Trong
nghiên cứu này, tác giả chỉ ra được nhu cầu của người cao tuổi trên các khía
cạnh, tuy nhiên, chưa có biện pháp cụ thể để xây dựng hướng huy động kết
nối nguồn lực, tăng cường năng lực thì việc vận động hoàn thiện chính sách
và nghiên cứu đã khẳng định nhu cầu trợ giúp của NCT là vấn đề chính đáng
hiện nay.
Tất cả các nghiên cứu trên, những lĩnh vực, khía cạnh đã được làm sáng
tỏ, việc thực trạng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi còn thấp; NCT còn
đối mặt với nhiều nguy cơ về nghèo đói, bệnh tật và suy giảm tinh thần; mức
độ học vấn của NCT còn thấp, cần có các công cụ để kiểm tra sức khỏe tinh
thần cho NCT; Tất cả NCT đều cần có đời sống tinh thần tốt qua sự tôn

10


trọng, sự quan tâm, chăm sóc, việc làm và thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp đến đời sống tinh thần; và quan trọng hơn là chăm sóc sức khỏe
và tham gia hoạt động xã hội. Tuy đã có nhiều các công trình nghiên cứu
NCT và trợ giúp NCT nhưng các nghiên cứu mới về thực trạng trợ giúp diễn
ra như thế nào, làm được ở mức độ như thế nào, hoặc các mô hình nghiên

cứu đã có nhưng chưa làm nổi bật và hoàn thiện tất cả các khía cạnh, nhu cầu
NCT … Ngoài ra, các nghiên cứu về người cao tuổi gần đây đều chỉ ra rằng
quá trình già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ cao ở Việt Nam. Đi kèm đó là
một số đặc điểm nổi bật của NCT hiện nay như học vấn thấp, tỷ lệ đang làm
việc cao, thiếu thốn nguồn lực hỗ trợ. Từ quá trình tổng quan một số công
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tôi thấy mặc dù đã có nhiều hoạt
động nghiên cứu tìm hiểu, phân tích và đánh giá về Người cao tuổi, tuy nhiên
chưa có đề tài nào nghiên cứu về mô hình hỗ trợ NCT và chỉ ra những yếu tố
tác động đến mô hình và khả năng, mức độ nhân rộng mô hình. Chính vì vậy,
tôi chọn đề tài “Mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau của NCT tại
huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Qua đề tài nghiên cứu này sẽ làm sáng rõ hơn về mô hình xã hội, khả
năng ứng dụng các cấu trúc công tác xã hội vào thực tiễn Việt Nam.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vận dụng và làm sáng rõ một
số khái niệm và lý thuyết như thuyết nhu cầu Maslow, lý thuyết vai trò, thuyết
hệ thống và các phương pháp như phương pháp quan sát và phương pháp
phỏng vấn sâu.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đánh giá thực trạng vận hành của khả năng phát triển mô hình trong
tương quan với môi trường xã hội. Qua đó, đánh giá mô hình CLB LTH TGN
mức độ nhân rộng mô hình CLB LTH TGN ở các tình thành khác.

11


Ngoài ra, nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn dưới cái nhìn cộng đồng rằng
người cao tuổi là người già yếu không còn khả năng lao động và nhu cầu của
người cao tuổi cần được đáp ứng đầy đủ.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng và các yếu tố tác động đến mô hình CLB LTH TGN
Trên cơ sở đó đánh giá khả năng thích ứng, nhân rộng của mô hình
CLB LTH TGN.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn.
Thực trạng hoạt động mô hình CLB LTH TGN.
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến mô hình CLB LTH TGN như các yếu
tố bên trong và các yếu tố bên ngoài
Từ đó đánh giá khả năng thích ứng, nhân rộng mô hình CLB LTH TGN.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Mô hình Câu lạc bộ Liên Thế hệ tự giúp nhau tại huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa.
Khách thể nghiên cứu:
NCT tham gia mô hình CLB
Gia đình của NCT
Ban chủ nhiệm CLB
Tình nguyện viên CLB
Hàng xóm
Chính quyền địa phương
Cán bộ tổ chức HAI

12


6. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: nghiên cứu được tiến hành tại câu lạc bộ số 05 và
câu lạc bộ 18 thôn Thái Minh, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Phạm vi thời gian: nghiên cứu từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát tham dự
Tôi tham gia vào tổ chức hỗ trợ người cao tuổi quốc tế tại Việt Nam
với vai trò là tình nguyện viên. Trong thời gian này tôi có xuống cộng đồng
xã Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa để tìm hiểu, tham dự cuộc họp cùng NCT với
vai trò là người quan sát và ghi chép chính xác những gì đã thấy và phỏng vấn
lại. Khi thực hiện nghiên cứu tôi tiến hành quan sát thực trạng mô hình CLB
người cao tuổi đang hoạt động, quan sát buổi sinh hoạt của các tại CLB và để
hiểu hơn về đời sống của NCT. Quan sát cuộc sống sinh hoạt của NCT khi
tham gia vào mô hình này, quan sát khả năng tương tác của các thành viên
CLB với nhau, quan sát các hoạt động sinh kế…
Thông qua các nội dung quan sát trên, nghiên cứu có thể đánh giá được
mức độ đáp ứng nhu cầu của mô hình CLB người cao tuổi. Những quan sát
này góp phần vào sáng tỏ các kết quả nghiên cứu định tính đã thu thập được.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu 25 người.
Trong đó :
Ban chủ nhiệm CLB : 4 người
Thành viên CLB : 10 người
Tình nguyện viên: 4 người
Người thân của NCT : 3 người
Cán bộ địa phương, cán bộ tổ chức HAI và hàng xóm: 4 người

13


Phương pháp phân tích tài liệu:
Thực hiê ̣n viê ̣c phân tích các tài liê ̣u v ề mô CLB LTH TGN từ nhi ều
nguồ n tài liê ̣u khác nhau


như sách báo , trang web , báo cáo quý , báo cáo

thường niên . Từ đó , tôi nhìn nhâ ̣n tổ ng quan về mô hình CLB , và đánh giá
những yếu tố tác động đến mô hình.

14


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm công cụ
Khái niệm Người Cao tuổi
NCT là một nhóm xã hội đặc biệt được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức trên
thế giới cũng như Việt Nam quan tâm. Một số khái niệm tiêu biểu như sau:
Theo quy ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc “ Những người tử đủ 60
tuổi trở lên không phân biệt giới tính là người già. Trong đó, chia thành hai
nhóm tuổi, nhóm tuổi từ 60 đến 74 tuổi là người cao tuổi và tử 75 tuổi trở lên
là người già”.
Theo Đại hội Thế giới và người già tại Viên (thủ đô nước Áo) năm
1982 đã thống nhất quy định những người từ 60 tuổi trở lên (
không phân biệt giới tính) được xếp vào nhóm người già. Mặc dù hiện nay
nhiều quốc gia ở Châu Âu, Châu Mỹ, một số nước Châu Á và một số tổ chức
quốc tế vẫn dùng mốc 65 tuổi để xét người già
Tại Việt Nam, theo Luật Người cao tuổi được Quốc hội nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 6 thông qua và có hiệu
lực thi hành ngày 01/07/2010 thì “Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ
60 tuổi trở lên”.
Để làm rõ hơn về vấn đề người cao tuổi, ngoài ra tôi còn đưa đưa ra
thêm những khái niệm liên quan đến người cao tuổi như:

Tuổi già sinh học
Là tuổi già mà con người ta xuất hiện những biểu hiện suy giảm chức
năng tâm sinh lý, lao động và sinh hoạt.Tuổi già sinh học là khi các hoạt
động sống của con người bị ảnh hưởng bởi các quá trình diễn biến sinh lý tự
nhiên trong cơ thể con người.

15


Tuổi già pháp định
Là tuổi mà pháp luật quy định đối với người lao động ở từng quốc gia,
theo quy định này, những người đạt đến độ tuổi nào đó được chấm dứt các
hoạt động lao động và được quyền nghỉ ngơi. Cá nhân hoặc tổ chức nào vi
phạm quy định này thì bị coi như trái pháp luật, vi phạm pháp luật.
Mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau:
Mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau là một tổ chức xã hội tự
nguyện tại cộng đồng, tập hợp nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi ở cộng đồng,
trong đó phần lớn là người cao tuổi, người thuộc hộ gia đình nghèo, cận
nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, là phụ nữ, với tinh thần tương trợ, giúp
đỡ lẫn nhau nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Thông qua mô hình câu lạc
bộ liên thế hệ tự giúp nhau nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người
cao tuổi, gia đình và cộng đồng của họ, tập trung nhiều hơn vào người cao
tuổi thuộc nhóm dễ bị tổn thương hơn (nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh
khó khăn, phụ nữ đơn thân).
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của NCT
Đặc điểm tâm lý
Tính ổn định: NCT thường có tính nhất quán trong suy nghĩ, vấn đề
này là một phần do kinh nghiệm tích lũy, nếu không hiểu đầy đủ, lớp trẻ sẽ
cho NCT là cố chấp, bảo thủ.
Nhu cầu tinh thần cao: NCT thường coi nhẹ yếu tố vật chất, coi trọng

yếu tố tinh thần, trong một số gia đình, khi con cháu có biểu hiện coi trọng vật
chất hoặc khi có sự tranh chấp về quyền lợi, NCT thường suy nghĩ và đôi khi
làm tổn thương tâm lý tuổi già.
Tính tự ti: do về già, vị trí xã hội giảm sút, nên họ có cảm giác tự ti và
phó mặc cho số phận.

16


Đời sống trí tuệ
NCT có tính ham hiểu biết, họ rất thích theo dõi thông tin thời sự, sách
báo, khoa học kỹ thuật, những trào lưu mới trong xã hội.
Về trí nhớ, họ có sự thay đổi rõ rệt, trí nhớ ngắn hạn giảm đi chút, trí
nhớ dài hạn vẫn ở mức độ cao, họ có tâm lý thích kể những câu chuyện trong
quá khứ, hối tiếc quá khứ, thích trò chuyện, bầu bạn, tuy nhiên họ hay quên
và thường lặp đi lặp lại một câu chuyện.
Họ suy nghĩ khá nhiều, tư duy kém năng động, kém linh hoạt. Hoạt
động tư duy kém hơn những người trẻ tuổi. Nhưng do tuổi cao, tích lũy nhiều
kinh nghiệm sống nên quyết định của họ cương quyết hơn, nhanh hơn và chắc
chắn hơn. Tuy nhiên, họ có hạn chế trong việc tiếp nhận cái mới, đôi khi còn
bảo thủ, lạc hậu.
Đời sống tình cảm
NCT thường hay tủi thân, dễ xúc động, phản ứng tâm lý nhạy bén, vui
buồn dễ dàng, dễ mủi lòng, hờn dỗi, dễ vui, trở về tuổi thơ, bởi NCT sống
thiên về cảm xúc nên họ dễ xúc động khi gặp tình huống lạNgười già thường
phải dựa dẫm rất nhiều vào con cái từ việc ăn uống, đi lại, chăm sóc cơ
thể…Tình trạng này sẽ làm các cụ cảm thấy tự ti, mặc cảm và hay gắt gỏng
nếu chẳng may con cái chăm sóc không kỹ hoặc có thái độ bỏ bê. NCT rất sợ
sự cô đơn, NCT rất dễ thấy cảm thấy rằng mình bị bỏ rơi và quên lãng vì sự
cách biệt giữa các sinh hoạt thời còn trẻ và tuổi già. Do đó, người già rất dễ bị

thất vọng, thích lệ thuộc vào con cái của mình. Vì vậy, chúng ta cần cư xử
một cách tế nhị, tránh làm cho các cụ có cảm giác bị hắt hủi hay ngược đãi.
NCT hay lo xa: Đây là đặc tính về tâm lý của người cao tuổi, do sự
chậm chạp về tư duy và cảm giác bị lệ thuộc, nhờ vả người khác mà các cụ
luôn trăn trở, đôi khi lo lắng đến những chuyện chẳng cần thiết. Các cụ
thường lặp đi lặp lại những yêu cầu, những đòi hỏi, những câu hỏi và từ đó có

17


thể làm con cháu hay người gần cận bực dọc và cau có với các cụ nếu không
hiểu được tâm lý.
Đời sống xã hội
Mối quan hệ xã hội bị thu hẹp, sự thay đổi nhanh chóng của xã hội
khiến họ dễ cảm thấy những hiểu biết, kinh nghiệm của mình bị lỗi thời và có
xu hướng thu hẹp, và họ về hưu chính vì vậy mất đi môi trường giao tiếp với
đồng nghiệp, bạn bè…
NCT thích giao tiếp với con cháu trong gia đình, họ muốn quây quần
bên con cháu, họ gắn bó với cuộc sống tâm linh, dòng họ, láng giềng. NCT
thích tham gia vào các hoạt động đoàn thể, Hôi người cao tuổi, CLB…
Đặc điểm sinh lý
Đặc điểm bệnh tật liên quan đến tuổi già:
Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh tật phát sinh
và phát triển.
Bệnh lý tuổi già có tính chất đa bệnh lý, nghĩa là NCT thường mắc
nhiều bệnh cùng một lúc.
Bệnh ở NCT ít khi điển hình về triệu chứng, do đó dễ làm sai lạc chẩn
đoán, tiên lượng. Bệnh ở NCT bắt đầu thường không ồ ạt, không rõ rệt, kể cả
các triệu chứng chủ quan lẫn khách quan, do vậy phát triển bệnh thường
chậm, có bệnh dễ dàng phát hiện, có bệnh kín đáo hơn, âm thầm hơn, có khi

nguy hiểm hơn, cần đề phòng bỏ sót.
Bệnh ở NCT tuy ở một bộ phận nhưng dễ ảnh hướng đến toàn thân dẫn
đến suy kiệt nhanh chóng, dễ chuyển thành nặng nếu không điều trị đúng
hướng kịp thời. Bệnh NCT dễ có biến bất thường khó lường trước.
Khả năng phục hồi bệnh ở NCT thường kém hơn so với tuổi trẻ, người
trẻ. Do cơ thể vốn suy yếu, đồng thời lại mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh
mãn tính, nên cả khi đã qua giai đoạn cấp tính, sức khỏe thương phục hồi

18


×