Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Địa điểm khảo cổ học Đông Lâm (Hiệp Hòa, Bắc Giang) và một số vấn đề thời đại kim khí ở Bắc Giang: Luận văn ThS. Nhân văn khác: 602203

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.58 MB, 185 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÂN THỊ HẰNG

ĐỊA ĐIỂM KHẢO CỔ HỌC ĐÔNG LÂM
(HIỆP HÒA, BẮC GIANG)
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ SỬ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÂN THỊ HẰNG

ĐỊA ĐIỂM KHẢO CỔ HỌC ĐÔNG LÂM
(HIỆP HÒA, BẮC GIANG)
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở BẮC GIANG

Chuyên ngành Khảo cổ học
Mã số: 60 22 03 17

LUẬN VĂN THẠC SỸ SỬ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Gia Đối

Hà Nội - 2018




LỜI CAM ĐOAN

Sau một thời gian công tác, học tập và nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Nguyễn Gia Đối- Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, tôi đó hoàn thành luận
văn thạc sĩ với đề tài “Địa điểm Khảo cổ học Đông Lâm và một số vấn đề thời đại Kim
khí ở Bắc Giang”. Tôi xin cam đoan, đây là kết quả của quá trình làm việc và nghiên cứu
nghiêm túc. Các kết quả, số liệu nghiên cứu trong Luận văn là trung thực. Các thông tin,
tài liệu trình bày trong Luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày thángnăm 2018
Tác giả

Thân Thị Hằng

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này,ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân, cơ quan, đoàn thể.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp - những người luôn ở bên,
động viên và giúp đỡ về tư liệu cũng như động viên tinh thần tôi trong suốt chặng đường qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khảo cổ học, Lãnh đạo Phòng Biên tập - Trị
sự- Tạp chí Khảo cổ học, nơi tôi công tác vì đã khuyến khích, động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để tôi có thể học tập và hoàn thành khóa học.
Tôi xin cảm ơn Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa Lịch sử, Bảo tàng
Nhân học, nơi tôi đã học tập suốt hai năm qua. Các thầy cô đã luôn ủng hộ, động viên và
truyền cho tôi không chỉ kiến thức mà còn cả kinh nghiệm thực tiễn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang,
Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, UBND xã Hương Lâm và bà con thôn Đông Lâm, xã Hương Lâm,
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vì đã tạo điều kiện để tôi tham gia nghiên cứu tại địa điểm
Đông Lâm.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới TS. Nguyễn Gia Đối, người thầy đã hướng
dẫn, động viên, khuyến khích để tôi có động lực hoàn thành những nghiên cứu của mình,
trong đó có Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn/.
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả

Thân Thị Hằng

2

năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 4
Chƣơng 1.TỔNG QUAN TƢ LIỆU ......................................................................................... 8
1.1. Điều kiện tự nhiên ....... …………………………………………………………. 8
1.2. Hiện trạng di tích ........... …………………………………………………… .…...15
1.3. Quá trình phát hiện, khai quật, nghiên cứu………………………………………..16
1.4. Những nhận định khoa học ……………………………………………………....22
Chƣơng 2.ĐẶC TRƢNG DI TÍCH VÀ DI VẬT ................................................................. 24
2.1. Mô tả hệ thống di tích, di vật ... ……………………………………… … ……….24
2.2. Phân tích, tìm hiểu đặc trưng……………………………………………………..52
Chƣơng 3. DI TÍCH ĐÔNG LÂM TRONG THỜI ĐẠI KIM KHÍ BẮC GIANG….59
3.1. Tính chất, niên đại và các giai đoạn phát triển văn hóa……………………..59

3.2. Vài nét về đời sống vật chất, tinh thần………………………………………62
3.3. Đông Lâm và mối quan hệ văn hóa………………………………………….66
3.4. Một số vấn đề thời đại Kim khí ở Bắc Giang……….……………………….70
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC BẢNG THỐNG KÊ..................................................................................
PHỤ LỤC BẢN VẼ .....................................................................................................
PHỤ LỤC BẢN DẬP HOA VĂN ..............................................................................
PHỤ LỤC BẢN ẢNH..................................................................................................

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1.

Ba

Bản ảnh

2.

Bd

Bản dập

3.


Bv

Bản vẽ

4.

BP

Before present (Cách ngày nay)

5.

CN

Công nguyên

6.

Đk

Đường kính

7.

H

Hố

8.


KCH

Khảo cổ học

9.

KHXH

Khoa học xã hội

10.

L

Lớp

11.

NPHMVKCH

Những phát hiện mới về Khảo cổ học

12.

Nxb

Nhà xuất bản

13.


Tr.

Trang

14.

VKCH

Viện Khảo cổ học

15.

UBND

Ủy ban nhân dân

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thống kê hiện vật Đông Lâm
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp hoa văn mảnh gốm Đông Lâm
Bảng 3.1. Phân loại hiện vật sưu tập đồng tại Bảo tàng Bắc Giang
Bảng 3.2. Phân loại hiện vật đồng sưu tập tại Bắc Giang

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Địa điểm Khảo cổ học Đông Lâm thuộc xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang được phát hiện năm 1968, sau đó được Viện Khảo cổ học kết hợp
với Bảo tàng Bắc Giang khai quật lần thứ nhất năm 1968 và khai quật lần thứ 2 vào
năm 2002. Kết quả của hai cuộc khai quật cho thấy, đây là một di chỉ cư trú của cư
dân thời đại Kim khí với di tồn văn hóa khá phong phú thuộc các giai đoạn phát
triển văn hóa sớm muộn. Tuy nhiên, việc nhận diện đặc trưng, tính chất văn hóa của
địa điểm này vẫn chưa thực sự rõ ràng, có những nhận định khoa học chưa thống
nhất. Chính vì vậy, việc tổng hợp tư liệu, phân tích nghiên cứu chuyên sâu sẽ góp
phần làm sáng tỏ nội hàm văn hóa địa điểm này.
Mặt khác, Đông Lâm hiện biết là di chỉ thời đại Kim khí duy nhất được phát
hiện và khai quật trong số các di tích Kim khí phát hiện tại Bắc Giang, vì vậy, việc
nhận thức chân xác về giá trị khoa học của địa điểm này sẽ có ý nghĩa quan trọng để
hệ thống hóa diện mạo văn hóa thời đại Kim khí ở Bắc Giang. Điều đó cũng góp phần
vào các chương trình quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh.
Hơn nữa, học viên là người sinh ra và lớn lên tại Bắc Giang nên tình yêu quê
hương, con người và văn hóa thúc giục tình cảm và ý chí, mong muốn góp một
phần nhỏ bé cho sự phát triển tỉnh nhà.
Đó là những lý học viên chọn đề tài "Địa điểm khảo cổ học Đông Lâm (Hiệp Hòa,
Bắc Giang) và một số vấn đề thời đại Kim khí ở Bắc Giang" cho Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu các kết quả khai quật, nghiên cứu di chỉ Đông Lâm
- Phân tích, đánh giá chuyên sâu, góp phần làm rõ hơn vấn đề đặc trưng, tính
chất, niên đại, chủ nhân của Đông Lâm.
- Tập hợp tư liệu, góp phần làm rõ hơn diện mạo thời đại Kim khí ở tỉnh Bắc Giang.

4


3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các di tích và di vật khảo cổ học của di tích Đông

Lâm và những phát hiện về thời đại Kim khí ở Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian, Luận văn chủ yếu tập trung vào khu vực di chỉ Đông Lâm
và mở rộng nghiên cứu so sánh với những phát hiện ở Bắc Giang nói riêng và một
số khu vực thuộc các tỉnh lân cận.
+ Về thời gian, Luận văn giới hạn trong phạm vi thời đại Kim khí.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các nguồn tƣ liệu
4.1. Phương pháp luận
- Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
trong nghiên cứu khảo cổ học, để luận giải các vấn đề về biến đổi kinh tế, xã hội, các mối
giao lưu và hội nhập văn hóa của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử trong
phạm vi liên quan đến đề tài.
- Luận văn cũng tiếp cận và sử dụng một số lý thuyết và cách tiếp cận hiện đại
của khảo cổ học phương Tây như Khảo cổ học môi trường, Khảo cổ học cư trú, Khảo cổ
học hành vi, Khảo cổ học kinh tế, Khảo cổ học xã hội để phân tích và lý giải các bối cảnh
môi trường và văn hóa thời tiền sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu truyền thống trong khảo cổ học: điền dã, khai quật, thống kê,
mô tả, phân loại, so sánh… Đây là phương pháp chính để tác giả tiếp cận nghiên cứu di tích.
- Phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành: bên cạnh việc điền dã thu thập
thông tin, hiện vật từ các địa điểm khảo cổ học, tác giả sẽ sử dụng những kết quả nghiên cứu
của các ngành khác như Địa chất, Địa lý - Nhân văn, Dân tộc học, Văn hóa học, Xã hội học
tại địa phương;

5


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sẽ tập hợp những công trình nghiên
cứu về di tích Đông Lâm từ các nguồn khác nhau như sách, chuyên khảo, Kỷ yếu Hội

nghị... Những nội dung liên quan đến di tích này sẽ là nguồn tài liệu chính. Ngoài ra, các
tài liệu thứ cấp như những nghiên cứu về địa chất, môi trường hay các địa điểm có mối
quan hệ với di tích Đông Lâm cũng được phân tích làm cơ sở để nghiên cứu, so sánh các
di tích trong bối cảnh đồng đại hoặc lịch đại của chúng.
- Một số khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn:
+ Tư liệu vật thật (di vật) hiện lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Bắc Giang không đầy đủ.
Bảo tàng hiện chỉ lưu giữ những hiện vật đặc biệt, như đồ đá, đồ đồng, đồ sắt… và chỉ
một số ít mảnh gốm. Vì thế, khi tác giả quay trở lại Bảo tàng để nghiên cứu thì không có
cơ hội được tiếp cận những di vật đã bị bỏ đi, đặc biệt là đồ gốm.
+ Địa điểm này mới chỉ được phát hiện và khai quật rất ít. Vì vậy, những hình ảnh, bản
vẽ, bản dập tác giả sử dụng trong Luận văn chủ yếu từ hai cuộc khai quật năm 1968 và 2002.
+ Dù đã được khảo sát, khai quật nhiều lần nhưng cho đến nay, chưa có một mẫu
than, mẫu đất, mẫu đá, đồng,… nào được phân tích để xác định niên đại tuyệt đối, hay
cho những bằng chứng về môi trường, kỹ thuật, tư liệu bào tử phấn hoa ở di tích Đông
Lâm. Tất cả những đánh giá về di tích này phần lớn dựa vào những so sánh, phân tích,
phân loại loại hình học là chủ yếu .
Tác giả đã cố gắng thu thập tư liệu từ các nguồn khác nhau, tuy nhiên, do những
khó khăn nêu trên Luận văn vẫn còn thiếu nhiều thông tin để phân tích, so sánh, đối
chiếu, đánh giá một cách toàn diện về di tích Đông Lâm. Tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện
trong những nghiên cứu tiếp theo.
4.3. Nguồn tư liệu
- Các báo cáo điều tra, khảo sát và khai quật khảo cổ học, các bài nghiên cứu
về di tích Đông Lâm cũng như các di tích liên quan đó được công bố trên các sách,
tạp chí chuyên ngành và trong các kỷ yếu hội thảo về khảo cổ học.
- Luận văn cũng có tham khảo một số tư liệu có liên quan như địa chất, địa
hình, địa mạo, khí hậu thủy văn, cổ môi trường, … ở khu vực tỉnh Bắc Giang.
6


5. Kết quả và đóng góp của luận văn

- Luận văn tổng hợp, hệ thống hóa các tư liệu và kết quả nghiên cứu và khai
quật di tích Đông Lâm.
- Nghiên cứu sâu hơn, xác định đặc trưng, tính chất văn hóa, niên đại, chủ
nhân của di tích Đông Lâm..
- Tập hợp thêm tư liệu, góp phần làm rõ diện mạo thời đại Kim khí ở Bắc Giang.
6. Bố cục luận văn
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục các chữ viết tắt và danh mục bảng
biểu và tài liệu tham khảo. Luận văn gồm 87 trang, gồm các phần:
Phần mở đầu gồm các mục:
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của luận văn
6. Kết cấu của luận văn
Phần nội dung chính, luận văn được bố cục gồm 3 chương:
- Chương 1. Tổng quan tư liệu
- Chương 2. Đặc trưng di tích và di vật
- Chương 3. Di tích Đông Lâm trong thời đại Kim khí ở Bắc Giang
Ngoài nội dung chính nêu trên, trong luận văn còn có 3 phần phụ lục (Phụ
lục I gồm 13 bảng thống kê; Phụ lục II là 15 bản dập hoa văn gốm; Phụ lục III gồm
60 bản vẽ minh họa; Phụ lục IV gồm 77 bản ảnh) và danh mục 48 tài liệu tham khảo.

7


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TƢ LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên
Bắc Giang là một tỉnh miền núi trung du thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.
Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn; phía tây, tây bắc liền kề Thái Nguyên,

phía nam, đông nam là tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh. Bắc Giang có diện tích tự nhiên
3.822,5km2 và dân số 1.563,9 nghìn người (năm 2005), đứng thứ 33 về diện tích và
thứ 15 về dân số trong 64 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bắc Giang vốn là một phần của vùng đất xứ Kinh Bắc, nằm ở phía bắc kinh
thành Thăng Long trong lịch sử. Trải qua năm tháng đổi thay qua các triều đại,
vùng đất này có nhiều tên gọi khác nhau. Thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang
liên bộ lạc, Bắc Giang thuộc bộ Vũ Ninh. Thời Lý - Trần có tên gọi là lộ Bắc Giang.
Sang thời Lê đổi thành phủ Bắc Hà, đến thời Nguyễn là Phủ Thiên Phúc, sau là Đa
Phúc. Tỉnh Bắc Giang được thành lập vào ngày 10 tháng 10 năm 1895.
Năm 1962, Bắc Giang sát nhập với tỉnh Bắc Ninh để trở thành tỉnh Hà Bắc. Năm
1997 trước nhu cầu phát triển, tỉnh Hà Bắc lại tách ra thành 2 tỉnh Bắc Giang
và Bắc Ninh như ngày nay.
Lãnh thổ Bắc Giang trải từ tây sang đông, dài nhất là 120km, tính từ điểm cực
đông - xã An Lạc, huyện Sơn Động đến điểm cực tây - xã Đại Thành, huyện Hiệp Hòa;
từ bắc xuống nam, nơi hẹp nhất dài 20km, tính từ xã Bảo Sơn xuống xã Huyền Sơn
huyện Lục Nam; nơi rộng nhất là 48km, tính từ xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn đến
xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.
Về cơ bản, địa giới tỉnh Bắc Giang được phân định với các tỉnh khác bởi các giới
hạn tự nhiên, thường là những ngọn núi, dòng sông. Phía bắc tỉnh có dãy núi Bảo Đài ngăn
cách các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng của Lạng Sơn với các huyện Lục Nam, Lục Ngạn
của Bắc Giang; phía đông bắc thuộc các huyện Lục Ngạn và Sơn Động giáp với các
huyện Lộc Bình và Đình Lập của Lạng Sơn; phía nam có núi Huyền Đinh - Yên Tử
ngăn cách các huyện Lục Nam, Sơn Động của Bắc Giang với các huyện Chí Linh

8


củaHải Dương, huyện Đông Triều, huyện Hoành Bồ và thị xã Uông Bí của tỉnh
Quảng Ninh. Cũng ở phía nam, đoạn cuối sông Thương và đoạn đầu sông Thái Bình
nối tiếp nhau làm giới hạn giữa huyện Yên Dũng của Bắc Giang với huyện Quế Võ

của Bắc Ninh và huyện Chí Linh của Hải Dương. Ở mặt tây và tây bắc, một phần
quan trọng của dòng sông Cầu làm giới hạn giữa các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên,
Yên Dũng của Bắc Giang với các huyện Phổ Yên của Thái Nguyên, huyện Sóc Sơn
của Hà Nội và các huyện Yên Phong, thành phố Bắc Ninh, huyện Quế Võ của tỉnh
Bắc Ninh [11,tr.15].

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang []
Như vậy, Bắc Giang nằm hoàn toàn trong khu vực nội địa, gần giữa trung tâm
vùng Đông Bắc của miền Bắc Việt Nam. Mặc dù không có bờ biển, nhưng khoảng
cách từ lãnh thổ của tỉnh ra biển cũng không quá xa, cụ thể, phía đông nam từ giới hạn
của Bắc Giang đến vịnh biển Hạ Long, nếu tính theo đường chim bay, có nơi chưa tới
30km. Do đó, Bắc Giang cũng chịu ảnh hưởng khí hậu của biển về nhiều mặt.
9


Về địa chất, địa hình, địa mạo
Bắc Giang là vùng đất có cấu trúc tạo địa chất ít phức tạp và tương đối thuần
nhất. Đất đá trên mặt được tạo thành trong các thời gian địa chất tương đối trẻ. Trên
mặt cắt địa chất kéo dài từ khu vực hồ Cấm Sơn về qua Sơn Động, từ độ sâu 1km
trở lên phân bố chủ yếu là các đất đá trầm tích như sét kết, bột kết, cát kết, cuội sạn
kết…. được lắng đọng từ khoảng 200 triệu năm trở lại đây. Các đất đá cổ hơn phân
bố ở các độ sâu lớn và lộ ra ở vùng rìa phía bắc của tỉnh như huyện Yên Thế và phía
nam, phần giáp với Quảng Ninh. Các đất đá trẻ nhất được hình thành trong kỷ Đệ Tứ, từ
khoảng trên một triệu năm trở lại đây và phân bố dọc các sông suối.
Địa chất của lãnh thổ Bắc Giang ít bị xáo trộn và có chế độ hoạt động tương
đối ổn định. Phần trên vỏ trái đất ở các khu vực Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam cấu
tạo từ các lớp đá trầm tích, nằm nghiêng thoải. Số lượng các đứt gãy đi qua địa phận của
tỉnh không nhiều. Có đứt gãy chạy qua gần thành phố Bắc Giang về phía Quảng Ninh có
tầm hoạt động rộng, hiện đang hoạt động và khả năng phát sinh động đất [11, tr.20].
Vùng đồng bằng và các thềm cao dọc sông, cấu tạo từ các loại đất bồi tích

lâu đời là nơi thuận tiện cho việc định cư và chủ động trong canh tác sản xuất.
Bắc Giang ít phức tạp như các tỉnh khác ở vùng Đông Bắc. Nơi đây được
chia thành 4 tiểu vùng:
- Khu vực miền núi xâm thực, được nâng lên mạnh thuộc lưu vực sông Lục
Nam. Đây là khu vực núi cao hiểm trở của tỉnh Bắc Giang. Người ta có thể quan sát
thấy các dãy núi như Bảo Đài - Cấm Sơn và Huyền Đinh - Yên Tử chính là đường ranh
giới giữa Bắc Giang với các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương.
Trên núi Huyền Đinh - Yên Tử thuộc đất Sơn Động - Lục Nam có đỉnh Yên Tử
cao 1.063m. Trên núi Bảo Đài - Cấm Sơn có đỉnh Ba Vũi ở Lục Ngạn cao 975m.
Trong khu vực miền núi này, các nhà khảo cổ hầu như chưa tìm thấy các di tích khảo

10


cổ tiền - sơ sử nào. Trong khi đó, các tỉnh liền kề như Lạng Sơn và Hải Dương đều đã
tìm thấy các di cốt người hoá thạch và công cụ thời tiền sử trong các hang động đá vôi.
- Khu vực miền đồi trung du được nâng lên yếu, có địa hình thấp dần từ bắc
xuống nam, từ đông sang tây. Đây là miền trung du được cấu tạo bằng trầm tích đá
gốc. Các ngọn đồi ở đây thường có đỉnh cao 30 - 50m. Trong phạm vi tỉnh Bắc
Giang, giữa các khu vực này với miền núi là đường dọc theo chân núi Huyền Đinh
lên Biển Động, men theo chân núi Bảo Đài lên Bến Lường ở bắc thị trấn Kép. Con
đường phân ranh giới với khu vực phía nam chính là từ Cẩm Lý huyện Lục Nam
đến Lạng Giang, sang Nhã Nam rồi đến đường phân giới với tỉnh Thái Nguyên.
Trong miền trung du của Bắc Giang, đáng chú ý là vùng đồi hai huyện Sơn Động và
Lục Ngạn. Hai huyện này nằm ở trung tâm của vùng trũng An Châu, một vùng được
các nhà địa chất xếp vào hệ tầng "Hố trũng Thái Bình Dương" [11,tr.23].
Vùng trũng An Châu hình thành và phát triển từ kỷ Triat đến Creta, có trầm
tích dày 5 - 8m, có nguồn gốc lục địa phun trào với thành hệ màu đỏ hoặc chứa than.
Thực chất, vùng trũng An Châu là một lòng máng sụt sâu, hai cánh không cân xứng
và hơi chúc nghiêng về phía bắc.

Hiện nay, đi trên đất hai huyện Sơn Động và Lục Ngạn, người ta vẫn còn gặp
các vết tích thành tạo tuổi Jura, kiểu lòng máng uốn cong từ Đại Từ (Thái Nguyên)
qua Lục Ngạn, Sơn Động (Bắc Giang) và lên phía bắc. Trong khu vực này còn gặp
một số hố trũng kiểu chậu, nằm ở phía nam Sơn Động với tích tụ cuội sỏi kết, cát
kết hỗn hợp, dày tời 700m, cấu tạo xiên chéo có nguồn gốc lục địa. Đây là vùng đồi
và núi thấp, bị xâm thực mạnh, đồi có dạng hình mâm xôi, nằm kề nhau bởi các
thung lũng hẹp.
- Khu vực thềm phù sa cổ bị chia cắt yếu. Địa hình chủ yếu là các đồi dốc
thoai thoải lượn sóng, có độ cao dưới 30m, trên nền phù sa của sông Cầu, sông
Thương. Địa hình này biểu thị rất rõ ở các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên và thành phố
Bắc Giang.

11


- Khu vực thềm mài mòn có bị chia cắt yếu có núi sót. Địa hình chủ yếu là
các đồi núi thấp, khá bằng phẳng, có những núi sót như núi Neo ở Yên Dũng (cao
260m), núi Dĩnh Sơn ở Việt Yên.
Về khí hậu
Do nằm ở vùng đệm giữa miền núi Đông Bắc với châu thổ sông Hồng, nên
khí hậu Bắc Giang có tính đa dạng của chế độ hoàn lưu gió mùa nhiệt đới. Mùa
đông ở đây ít mưa, sương muối xuất hiện trên nhiều vùng đồi núi. Mùa hạ nóng ẩm,
mưa nhiều. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của địa hình. Các nhà khí
tượng cho biết, mưa giảm dần từ phía Quảng Ninh về các huyện Lục Ngạn, Sơn
Động và từ phía Hải Dương về huyện Yên Dũng. Lượng mưa trung bình cả năm là
1.300 - 1.800mm. Vùng núi bị chi phối bởi vĩ độ cao và vị thế bức bình phong, nên ít
mưa hơn và khô hanh hơn. Bắc Giang không quá xa biển nên gió biển có nhiều hơi nước
theo thung lũng sông Thương đưa ngược lên phía bắc, đem theo gió lạnh, nên mùa đông
vùng này đến sớm hơn.
Do điều kiện thời tiết thịnh hành là lạnh và khô, nên thường xuất hiện sương

muối. Bên cạnh đó, lượng mưa ở đây ít, nhất là vùng thung lũng khuất nên thường
xuất hiện khô hạn hơn các vùng khác.
Đi trên 4 vùng miền của Bắc Giang người ta có cảm tưởng sẽ lạnh dần, nhất
là từ trung du lên miền núi. Mùa nóng thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9; nhiệt
độ trung bình 27 - 280C. Mùa lạnh từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, nhiệt
độ trung bình 16 - 170C. Sự biến động về giờ nắng trong năm cũng không nhiều, từ
1.530 giờ đến 1.776 giờ. Vùng trung du Bắc Giang khí hậu lạnh vừa và ẩm thuận lợi
cho cây cối và động vật ăn cỏ phát triển [19,tr.8].
Về thuỷ văn
Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Thương và sông
Lục Nam. Đây là 3 con sông chính nằm trong hệ thống sông Thái Bình. Hệ thống

12


sông Thái Bình có diện tích 12.680km2, độ cao trung bình 150-200m. Nét nổi bật ở
đây là địa hình đồi, chiếm trên 60% diện tích. Mật độ sông suối phân bố không đều,
phân bố theo hình rẻ quạt, quy tụ tại đồng bằng Phả Lại [11,tr.22].
Sông Lục Nam là phụ lưu cấp II, là sông có lượng nước nhiều thứ hai của hệ
thống sông Thái Bình.
Hai bên bờ sông Lục Nam hiện còn gặp những bậc thềm rõ nét. Thềm bậc I,
cao trung bình từ 6 - 10m, bao gồm những những cánh đồng bạc màu vùng Yên
Dũng, Lạng Giang. Những thềm bậc II, cao trung bình 15 - 30m, kéo dài từ Tân Yên
qua Lạng Giang chạy dọc theo thung lũng Lục Nam đến Biển Động, Lục Ngạn. Những
bậc thềm này đều hình thành trên nền đá gốc của kiến trúc địa tầng cổ, do tân kiến tạo nâng
nhẹ. Hầu hết các di vật hậu kỳ thời đại Đá cũ tìm thấy trên mặt đồi gò, thuộc thềm bậc II
sông Lục Nam (Bản đồ).
Sông Thương có tên chữ là sông Nhật Đức. Theo truyền thuyết, sở dĩ có tên
gọi là Sông Thương vì xưa kia các sứ thần của ta đi sang Trung Quốc, gia đình và
bạn bè đều đưa tiễn đến đoạn này. Khi binh lính lên trấn ải biên giới, gia đình cũng

chỉ tiễn đưa đến đây rồi từ biệt lẫn nhau trong tình cảm quyến luyến, thương nhớ.
Khúc sông Cầu chảy qua địa phận Bắc Giang bắt nguồn từ hai nơi, một là
phía nam núi Ngọc Long (Thái Nguyên) rồi đổ vào Hiệp Hoà, chảy quanh co đón
nhận nước từ các chi lưu như sông Hà Châu, sông Gia Cát, sông Trà Lâm rồi chảy
về Yên Phong (Bắc Ninh). Đoạn này gọi là sông Hương La, có bến Vọng Nguyệt và
Như Nguyệt nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Một nguồn nữa là sông
Bạch Hạc trên đất Phú Thọ, chảy qua đoạn này gọi là sông Cà Lồ. Sông Cầu có rất
nhiều nhánh, người ta thống kê được 69 nhánh lớn nhỏ, trong đó có 2 nhánh lớn là
sông Cà Lồ và sông Công.
Đặc điểm tự nhiên và lịch sử huyện Hiệp Hòa

13


Hiệp Hòa là một huyện trung du nằm ở đầu tỉnh Bắc Giang. Huyện lỵ là thị
trấn Thắng cách thành phố Bắc Giang 30km và cách thủ đô Hà Nội 50km theo
đường bộ. Phía đông bắc của Hiệp Hòa giáp huyện Tân Yên, phía đông giáp
huyện Việt Yên, phía nam giáp huyện Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, phía tây nam
giáp huyện Sóc Sơncủa Hà Nội, phía tây bắc giáp các thị xã Phổ Yên và huyện Phú
Bình của tỉnh Thái Nguyên.
Hiệp Hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo
hướng tây bắc xuống đông nam, đồi núi và gò thấp ở một số xã phía bắc, vùng đồng
bằng tập trung ở phía đông nam và giữa huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên của
huyện là 20.110 ha (tức 201 km²). Sông Cầu là sông chính chảy qua địa vực huyện,
có vai trò to lớn đối với kinh tế, lịch sử - văn hóa khu vực này.
Từ thời kỳ vua Hùng, Hiệp Hòa thuộc bộ lạc Tây Âu, nằm trong bộ Vũ Ninh.
Thời thuộc Hán, Hiệp Hòa nằm trong huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ. Thời
Lý, Hiệp Hòa có tên gọi là Phật Thệ nằm trong phủ Bình Lỗ thuộc lộ Bắc Giang.
Thời Trần có tên là Thiện Thệ, thời Lê mới có tên gọi chính thức là Hiệp Hòa thuộc
phủ Bắc Hà. Đến năm 1831 Hiệp Hòa nằm trong phủ Thiên Phúc.

Trấn Kinh Bắc thời Lê gồm 4 phủ: Thuận An, Từ Sơn, Bắc Hà, Lạng
Giang. Phủ Bắc Hà có 180 xã, gồm 4 huyện: Hiệp Hòa, Yên Việt (nay là Việt Yên),
Kim Hoa (nay là Kim Anh), Tiên Phúc (nay là Đa Phúc). Vào thời Lê, Hiệp Hòa là
một huyện nhỏ, chỉ có 22 xã. Năm 1485 đã có 54 xã. Năm 1821 phủ Bắc Hà đổi
thành phủ Thiên Phúc. Năm 1832 hai huyện Yên Việt và Hiệp Hòa lập thành phân
phủ Tiên Phúc, năm 1852 phân phủ này không còn.
Thời nhà Nguyễn, Hiệp Hòa có khoảng 50 - 51 xã đặt trong 9 tổng là Đức
Thắng, Hà Nhuyễn (hay Hà Châu), Cẩm Bào, Mai Đình, Hoàng Vân, Gia Định,
Quế Trạo (hay Quế Sơn), Tiên Thù, Sơn Giao.
Như vậy cho đến cuối thế kỷ XIX phạm vi của Hiệp Hòa tiến sang cả bên kia
sông Cầu. Đầu thế kỷ XX tổng Hà Nhuyễn được chuyển về huyện Tư Nông của
Thái Nguyên (nay là huyện Phú Bình) và tổng Tiên Thù cắt về huyện Phổ Yên.
14


Năm 1902 tổng Sơn Giao giải tán đưa vào tổng Đức Thắng và nhập hai xã Quảng
Lâm, Hòa Lâm thành xã Ngọc Thành. Liền sau thời gian đó Hiệp Hòa nhận về hai
tổng của Việt Yên là Đông Lỗ, Ngọ Xá. Năm 1920, Hiệp Hòa lập thêm Tổng Ngọc
Thành.
Dưới thời Pháp thuộc số tổng vẫn như vậy nhưng bớt đi một số đất đai làng
xã ở phía bắc, nhưng lại lấy thêm đất đai làng xóm ở phía đông thuộc Yên Thế và
phía nam thuộc Việt Yên. Vào khoảng năm 1900 huyện lỵ của Hiệp Hòa vẫn còn
nằm ở xã Trung Trật (làng Giật bây giờ), đó là trung tâm của vùng đất cũ. Nhưng
sau này huyện lỵ Hiệp Hòa chuyển lên thị trấn Thắng để thành trung tâm của vùng
đất đã bớt và thêm.
Đến thời kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa, các xã trong huyện luôn luôn xảy
ra sự tách gộp do dân số phát triển và đổi tên các xã, các làng. Cuối năm 1945,
chính quyền bỏ đơn vị hành chính là tổng và tổ chức thành 18 xã, dưới xã là thôn.
Địa điểm khảo cổ học Đông Lâm thuộc thôn Đông Lâm, xã Hương Lâm,
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Tọa độ địa lý của di tích Đông Lâm là: 21 027’259”

vĩ Bắc; 105095’109” kinh Đông. Đây vốn xưa kia là một cánh rừng (tên gọi Đông
Lâm - rừng phía đông). Đông Lâm nằm trên vùng đất thuộc vùng đồng bằng xen kẽ
đồi núi thấp (bán sơn địa) của huyện Hiệp Hòa. Đây cũng là một trong hai dạng địa
hình đặc trưng của Bắc Giang. Địa hình này có tác động rất lớn đến tầng văn hóa
của di tích. Đông Lâm phân bố trên quả gò thấp, cao từ 0,8-1,5m. Có nơi chỉ cao
hơn mặt ruộng xung quanh 0,5km. Di tích cách sông Cầu 2km theo đường chim bay,
sát với phía bắc của di tích trước kia là một cánh đồng thấp, nhân dân gọi là cánh
đồng Trầm. Đây là dấu vết của một đầm nước xưa kia, lâu ngày đất phù sa và các
khu vực xung quanh dồn đến bồi lấp tạo nên các cánh đồng như ngày nay. Khu vực
này trở thành nơi cung cấp thực phẩm cho cư dân Đông Lâm. Chính điều kiện tự
nhiên thuận lợi, cư dân Đông Lâm thuộc thời Đồng Đậu, Gò Mun đã định cư lâu dài
ở đây và để lại một tầng văn hóa dày hơn 1m [9,tr.44].
1.2. Hiện trạng di tích

15


Di chỉ Đông Lâm phân bố trên một khu đất cao ở phía Bắc xóm Chùa (trước
là xóm Đông Tiến) thuộc hợp tác xã Đông Lâm, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hoà,
tỉnh Hà Bắc, cách con đường chiến lược từ thị trấn Thắng đi bến phà Mai Hạ về
phía tay phải khoảng 800m và cách sông Cầu khoảng 2km theo đường chim bay về
phía bắc - tây bắc. Toàn bộ khu di chỉ rộng khoảng 10.000m2: phía bắc tiếp giáp với
khu vực cánh đồng Trầm, phía nam giáp với Gò Chùa, và luỹ đất bao bọc xung
quanh xãm Chùa; phía tây tiếp giáp với đình Đông Lâm và khu vực Bãi Ái; và phía
đông là khu ruộng thấp chạy men theo xóm Khoai (trước là xóm Đại Đồng). So với
những thửa ruộng ở xung quanh, khu di chỉ này hiện tại vẫn còn cao hơn khoảng
0,8m đến 1,5m; Về phía bắc tuy có thấp dần song vẫn còn cao hơn khoảng 0,5m
[11,tr.92].
Trước đó khu gò có di chỉ này đã được nhân dân địa phương san bạt để trồng
hoa màu, đã làm lộ ra lớp trên cùng của tầng văn hoá và một số hiện vật bằng đá,

đồng cùng rất nhiều mảnh gốm thô. Trong những năm sơ tán ở đây (1966) trường
Nghiệp vụ Bộ Công nghiệp nhẹ lại đào giếng và khá nhiều giao thông hào cắt sâu
xuống tầng văn hoá và đổ từ dưới lên rất nhiều hiện vật khảo cổ khác (giáo, lưỡi câu, mũi
tên bằng đồng, gốm thô, gốm và gạch thời thuộc Hán v.v.).Sau đó, do việc sử dụng làm
khu vực nghĩa địa gần đây cũng như việc xây dựng ngôi chùa Đông Lâm và hiện tại
do việc trồng trọt của nhân dân nên phần phía trên của khu di tích đã bị hủy hoại.
Tầng văn hoá di chỉ hiện nay lộ ngay trên mặt đất, lớp đất trồng trọt hiện tại chính là
lớp trên cùng của tầng văn hoá. Về cơ bản toàn bộ khu di tích còn tương đối nguyên
vẹn, tầng văn hoá (nhất là những lớp ở phía dưới) còn được bảo tồn tốt.
1.3. Quá trình phát hiện, khai quật, nghiên cứu
Hoạt động nghiên cứu khảo cổ học ở Bắc Giang đã bắt đầu từ những năm 60
của thế kỷ XX. Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng Bắc Giang nằm ở vị trí địa
lý quan trọng của những nền văn minh thời Kim khí, do vậy việc nghiên cứu do vậy
việc nghiên cứu ở đây đã đạt được những kết quả quan trọng.
Phát hiện quan trọng và đáng lưu tâm nhất là địa điểm Đông Lâm (xã Hương
16


Lâm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang). Địa điểm này được khai quật lần đầu vào
năm 1968. Qua nguồn tư liệu về địa tầng, di tích, di vật, các nhà khảo cổ học nhận
định: "Địa điểm khảo cổ học Đông Lâm có niên đại thuộc phạm trù thời đại đồng
thau, về tính chất địa điểm này có những yếu tố của loại hình văn hóa Gò Mun".
Trong những năm 70-80 của thế kỷ XX, các nhà Khảo cổ học thuộc Viện
Khảo cổ học đã kết hợp cùng với một số cán bộ của Bảo tàng Bắc Giang đã tiến hành
khảo sát các huyện Sơn Động, Lục Ngạn. Bước đầu đã phát hiện một số di tích, di vật
thuộc văn hóa Sơn Vi.
Vùng ven sông Cầu, giáp ranh với Bắc Ninh đã phát hiện 2 di tích thuộc giai
đoạn Phùng Nguyên muộn, Đồng Đậu sớm ở ven sông Cầu, đó là các địa điểm Má
Lẻ (Đạo Ngạn, xã Quang Châu, huyện Việt Yên) và địa điểm Nam Ngạn (xã Quang
Châu, huyện Việt Yên).

Năm 1976, tại xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa đã phát hiện một chiếc trống đồng loại I
Heger.
Trong những năm 80-90 của thế kỷ XX, một số cuộc phúc tra và khảo sát
vùng Lục Ngạn - Sơn Động cũng đã được tiến hành bởi các nhà khảo cổ học thuộc
Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh.
Năm 1999-2000, một số di vật đá và trống đồng cũng được phát hiện tại các
xã Hồng Sơn, Mai Chủng thuộc huyện Hiệp Hòa.
Năm 2002, Bảo tàng Bắc Giang và Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật
Đông Lâm lần thứ II. Cuộc khai quật lần này, cung cấp thêm nhiều giá trị cho Khảo
cổ học tiền sử Hiệp Hòa nói riêng và Bắc Giang nói chung.
1.3.1. Cuộc khai quật lần thứ nhất
Tháng 3 năm 1968, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hà Bắc khai
quật địa điểm Đông Lâm lần thứ nhất với 3 hố khai quật có diện tích trên 80m2.

17


Vì thời gian và tính chất của đợt khai quật này chủ yếu là thăm dò, nên chưa
tiến hành khai quật với quy mô lớn vào vị trí trung tâm của khu di tích, mà chỉ khai
quật một số hố ở rìa ngoài với ý định tìm hiểu bước đầu. Tại phía bắc, đoàn khai
quật tiến hành khai quật hai hố, mỗi hố rộng 25m2 (5x5) nằm sát nhau; tại phía đông,
ngay sau chùa Đông Lâm, đào một hố rộng 30m2 (6x5). Cả ba hố theo đúng hướng
bắc - nam. Hố ba cách hố một và hai khoảng 100m về phía đông nam [31,tr.2].
Tùy theo sự san bạt nhiều hay ít mà tầng văn hoá có độ dày mỏng khác nhau:
ở hố 1 và hố 2 tầng văn hóa trung bình dày khoảng 0,8m đến 1,1m (chỗ mỏng nhất
là 0,6m - vách phía đông của hố 1; chỗ dày nhất là 1,40m vách phía nam của hố 2).
Ở hố 3 tầng văn hóa trung bình dày khoảng 1,30 đến 1,50m (chỗ mỏng nhất là
1,15m - vách phía tây; và chỗ dày nhất là 1,80m - vách phía bắc). Tầng văn hoá có
màu đen xẫm, chứa nhiều mảnh gốm thô, rải rác có cả gốm thời Bắc thuộc cùng đồ
đá, đồ đồng và dấu vết than tro[31, tr.2-3].

Tầng văn hoá di tích dày trung bình từ 0,8-1,7m, chia làm 3 lớp văn hóa khá
rõ rệt:
- Lớp trên cùng là lớp đất trồng trọt (hay còn gọi là lớp canh tác) dày từ
0,10m đến 0,30m có màu nâu nhạt. Ở lớp này có mộ táng và các mảnh gốm văn
thừng màu vàng xám nhạt.
- Lớp giữa dày từ 0,20m đến 0,60m, có màu đen xám. Lớp văn hóa này chứa
rất nhiều hiện vật đá, đồng, gốm,…
- Lớp cuối cùng dày từ 0,30m đến 0,60m, có màu vàng nhạt (ranh giới giữa
lớp 2 và lớp 3 không rõ ràng).
- Sinh thổ là lớp đất sét vàng rắn, chắc, có nhiều hố đất đen đào sâu xuống bề
mặt sinh thổ.
Ở các lớp phía trên, tầng văn hoá bị xáo trộn khá nhiều. Ngoài loại gốm thô,
đồ đồng, đồ đá, rải rác ở cả ba hố vẫn còn tìm thấy gốm có hoa văn in ô trám đơn,

18


trám lồng, xương cá, ô vuông nhỏ sắc cạnh và gạch thời Hán, có cả mảnh gốm tráng
men màu xanh ngọc hoặc da lươn thời Lý - Trần và sành, gạch thời hiện đại. Từ độ
sâu 0,70m đến 1,10m trở đi, tầng văn hoá nhạt dần và không có dấu vết của sự xáo
trộn; ở độ sâu này, đồ đá và đồ đồng tìm được rất ít (nhất là hố 3), còn đồ gốm (chủ
yếu là các mảnh vỡ) rất nhiều. Dựa vào số liệu thống kê, thì tỷ lệ hiện vật theo chất
liệu giữa các lớp không đều nhau[11, tr.92].
Điều đáng lưu ý là lẫn lộn trong các lớp đất của tầng văn hoá (nhất là từ độ sâu
0,50m trở xuống), có từng đám nhỏ đất sét màu vàng, có khi màu đỏ gạch, rải rác khắp
cả hố khai quật, giống như ở di chỉ Đồng Đậu và một số di chỉ đồng đại khác.
Các loại di tíchgồm các hố đất đen xuất lộ ở bề mặt sinh thổHố 2 và 3; các di tích
bếp lửa và tàn tích xương, răng động vật. Ngoài ra còn có một số di tích mộ táng nhưng
đều nằm trong các lớp gần bề mặt thuộc thời Hán - Lục Triều và muộn hơn.
Các loại di vậtphát hiện được trong lần khai quật này gồm 283 hiện

vật ,trong đó có 59 đồ đá, 56 đồ đồng, 116 đồ gốm nguyên/phục nguyên, một số đồ
trang sức bằng xương răng động vật và16.643 mảnh gốm.
1.3.2. Cuộc khai quật lần thứ 2
Cuộc khai quật Đông Lâm năm 2002 trên diện tích 100m2 với 3 hố khai quật và 3
hố thám sát: Hố I có diện tích 36m², hố II diện tích 38m2 (hố này được mở rộng từ hố thám
sát II) và hố III diện tích 20m², hai hố thám sát I, III còn lại có diện tích mỗi hố là 3m².
1.3.2.1.Cấu tạo tầng văn hóa và di tích xuất lộ tại các hố khai quật
Hố khai quật I
Địa tầng của hố khai quật I theo vách nam từ trên xuống dưới như sau [Bv.1]
- Lớp đất mặt: đất canh tác màu nâu nhạt, độ dày trung bình 0,1m - 0,2m,
hiện nay đang được trồng rau cải, khoai lang, dâu... Trong lớp đất này có gạch, ngói,
gốm sứ thời Bắc thuộc, không có gốm thô hay hiện vật tiền sử [11, tr.93].

19


Lớp văn hoá: đất màu nâu sẫm, dày trung bình khoảng 1m - 1,2m, chứa
nhiều hiện vật gốm, đá, đồng, xương ... Một số chỗ trong tầng văn hóa có những mảng
đất sét vàng, đất vàng nghệ, một số hố đất đen, nhưng nhìn chung không có những xáo
trộn lớn.
Vách tây về cơ bản không khác các khu vực khác, nhưng có 2 hố xáo trộn
kích thước lớn, các hố xáo trộn này đã được xử lý trước khi cho khai quật tiếp tục.
- Sinh thổ: đất sét vàng, rắn chắc; có một số hố đất đen ở sâu trong lớp đất
này. Những hố đất đen này không có hình thù nhất định, kích thước trung bình
khoảng 30-40cm, có hố dài khoảng 90cm, độ sâu trung bình khoảng 30 - 40cm.
Trong tầng văn hoá của hố khai quật I còn có vết tích của một nền đất sét
vàng được nện rất chặt, một vài dấu vết của bếp và các tàn tích di cốt động vật.
Hố khai quật II
Hố khai quật II có hình chữ nhật, diện tích 36m2 (4m x 9m) nằm ở khu vườn
sân sau của chùa và cách mép góc chùa khoảng 20m về phía tây bắc.. Ngoài ra, ở

phần đầu phía tây của hố II, đoàn khai quật đã đào để lấy một đoạn vách về phục vụ
trưng bày, diện tích khoảng 2m². Vì thế, tổng diện tích thực tế khai quật của hố II là
38m². Diện tích mở thêm này không được đánh số. Hố II cũng có hướng chính bắc
như hố khai quật I. Các ô được chia cũng tương tự như hố I.
Lấy vách đất phía nam làm điển hình, địa tầng của hố II cơ bản giống với địa
tầng của hố I, từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp mặt: đất canh tác màu nâu nhạt dày trung bình 5cm - 10cm, hiện nay đang
được trồng dâu, chứa gạch, ngói, gốm sứ thời Bắc thuộc, không có hiện vật tiền sử.
- Lớp văn hoá: đất màu nâu sẫm, mỏng hơn tầng văn hoá của hố 1, khoảng
50cm - 60cm, chứa nhiều hiện vật gốm, đá, đồng, xương... Một số chỗ trong tầng

20


văn hóa có những mảng đất sét vàng, đất vàng nghệ, một số hố đất đen, nhưng nhìn
chung không có những xáo trộn lớn.
- Sinh thổ: đất sét vàng, rắn chắc; có một số hố đất đen ở sâu trong lớp đất
này giống như ở hố I. Bề mặt sinh thổ không phẳng mà hơi nghiêng từ đông sang
tây, cho thấy thực trạng của di tích trước khi con người sinh sống ở đây.
Tại Hố II còn phát hiện vết tích của một số mộ táng. Những vết tích mộ táng xuất
lộ là những cụm gốm, chạc gốm, xương cốt người bị mủn nát, 3 dấu vết mộ táng như vậy
phát hiện trong hố II, không rõ biên mộ và xương cốt không nguyên vẹn.
Hố khai quật III
Hố khai quật III mở ở mặt trước của chùa, cách mép sân chùa khoảng 12m về phía tây
nam. Hố hình chữ nhật, diện tích 20m2 (5m x 4m), hướng chính bắc như hố I và II, hố III được
chia thành 20 ô, mỗi ô 1m². Các ô cũng được ký hiệu như hố I, II.
Lấy vách nam làm điển hình, địa tầng của hố III cơ bản giống I và II, từ trên
xuống dưới như sau:
- Lớp đất mặt: là đất canh tác màu nâu xám, có độ dày trung bình 10cm 20cm, trồng rau cải và khoai lang. Trong lớp đất này có gạch, ngói, gốm sứ thời Bắc
thuộc, không có hiện vật tiền sử.

- Lớp văn hoá: đất màu nâu sẫm, dày trung bình khoảng 1,3m - 1,4m, chứa
nhiều hiện vật gốm, đá, đồng, xương. Tầng văn hóa tương đối bằng phẳng, ít bị xáo
trộn, ngoại trừ ở phần vách tây có một hố xáo trộn ở phía trên của tầng văn hóa,
cách mặt đất khoảng 60cm.
- Sinh thổ: đất sét vàng, rắn chắc, tương đối bằng phẳng. Có một số hố đất
đen ở sâu trong lớp đất này giống như hố I và II.
1.3.2.2. Hiện vật của đợt khai quật lần 2
Cuộc khai quật lần thứ hai thu được 165 hiện vật (Bảng 1), trong đó có 46
hiện vật đồng, 30 hiện vật đá, 88 hiện vật gốm, 1 hiện vật bằng xương và một số

21


×