Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt) : Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

VƯƠNG DĨNH

(Wang Ying)

ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ PHẬT GIÁO TRONG TIẾNG HÁN
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2013

0


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ PHẬT GIÁO TRONG TIẾNG HÁN
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
VƯƠNG DĨNH
(Wang Ying)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang

Hà Nội - 2013
1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ

Vương

2

Dĩnh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô và các bạn. Với lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khang, người thầy kính mến đã hết lòng
giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô của Khoa Ngôn Ngữ đã luôn động viên

và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp K55 đã động viên
và giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn.

3


MỤC LỤC
Mở đầu……………………………………………………………….7
Chương 1 Cơ sở lý thuyết của đề tài ………………………………………...16
1.1 Mối quan hệ giữa tôn giáo và ngôn ngữ…………………………………...16
1.1.1 Đặc điểm chung…………………………………………………………..16
1.1.2 Ngôn ngữ tạo ra tôn giáo…………………………………………………17
1.1.3 Tôn giáo phát triển ngôn ngữ…………………………………….............18
1.1.4 Nhận xét………………………………………………………………….20
1.2 Khái quát về Phật giáo ở Trung Quốc có liên quan đến tiếng Hán………...20
1.2.1 Sự du nhập vào của Phật giáo vào Trung Quốc………………………….20
1.2.2 Các giai đoan phát triển và sự ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc…...22
1.2.3 Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Hán …………………………23
1.3 Khái quát về Phật giáo ở Việt Nam………………………………………..26
1.3.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam…………………………………26
1.3.2 Các giai đoạn phát triển của Phật giáo Việt Nam………………………..27
1.3.3 Sự ảnh hưỏng của Phật giáo đối với văn hoá Việt Nam………………….29
Chương 2 Đặc điểm cấu trúc của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán

(có đối

chiếu với tiếng Việt)…………………………………………………………..32
2.1 Khảo sát về từ ngữ Phật giáo……………………………………………….32
2.1.1 Phân loại từ ngữ Phật giáo trong Từ điển Phật học tiếng Hán...................32

2.1.2 Phân loại từ ngữ Phật giáo trong Từ điển tiếng Hán hiện đại …………...37
2.1.3 Khảo sát về từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt ………..……….…………40
2.2 Đặc điểm cấu trúc của từ ngữ Phật giáo tiếng Hán………………….……..41
4


2.2.1 Từ phiên âm………………………………………………………............42
2.2.2 Từ hỗn hợp……………………………………………………………….46
2.2.3 Từ dịch nghĩa……………………………………………………………..51
2.2.4 Từ gốc Hán Phật hóa……………………………………………………..56
2.2.5 Thành ngữ Phật giáo……………………………………………………...58
2.2.6 Tục ngữ Phật giáo………………………………………………………...61
2.3 Đặc điểm cấu trúc của từ ngữ Phật giáo tiếng Việt………………………...62
2.3.1 Từ ngữ Phật giáo tiếng Việt………………………………………………62
2.3.2 Thành ngữ và tục ngữ Phật giáo tiếng Việt………………………………66
2.4 Tiểu kết……………………………………………………………………..70
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có
đối chiếu với tiếng Việt)………………………………………………………72
3.1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến nghĩa của từ……………......................72
3.2 Phân loại từ ngữ Phật giáo tiếng Hán theo đặc điểm ngữ nghĩa……...........73
3.2.1 Từ ngữ Phật giáo chuyên dụng…………………………………………..73
3.2.2 Từ ngữ gốc Phật………………………………………………………….75
3.3 Sự phát triển và biến đổi nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng
Việt……………………………………………………………………………..91
3.3.1 Sự Biến đổi nghĩa cơ bản của từ…………………………………………91
3.3.2 Tăng thêm hay giảm ít nét nghĩa của từ………………………………..92
3.3.3 Sự biến đổi phạm vi nghĩa của từ………………………………………93
3.3.4 Sự biến đổi sắc thái tình cảm về mặt nghĩa của từ……………………..93
3.4 So sánh nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
5



hiện đại……………………………………………………………………….94
3.4.1 Nghĩa cơ bản của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng
Việt giống nhau………………………………………………………………95
3.4.2 Nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt có sự
khác nhau……………………………………………………………………...97
3.5 Tiểu kết.......................................................................................................100
Kết luận………………………………………………………………………101
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………...104
Phụ lục………………………………………………………………………..108

6


MỞ

ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới và là một tôn giáo có
lịch sử lâu dài và nội dung phong phú, vì vậy Phật giáo trở thành đề tài nghiên
cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó có ngôn ngữ.
Lịch sử văn hóa của Trung Quốc là lịch sử của sự tiếp xúc với các nền văn
hóa khác nhau trên thế giới trong đó có Phật giáo. Nhờ quá trình giao lưu mà
văn hoá nói chung, ngôn ngữ của Trung Quốc nói riêng cũng chịu ảnh hưởng rất
lớn từ Phật giáo. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo trong
tiếng Hán ở các mặt như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhưng chưa có công trình
nào khái quát chung về đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của từ ngữ Phật giáo
trong tiếng Hán.

Các công trình nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo cũng ít khi quan tâm đến từ
ngữ Phật giáo trong tiếng Việt. Quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, nhiều từ ngữ tiếng
Hán được du nhập vào tiếng Việt trong đó có những từ ngữ gốc Phật giáo. Cho
đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ Hán
và Việt trong các lĩnh vực như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp v.v...Tuy nhiên,
chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu về đặc điểm của từ ngữ Phật giáo
trong tiếng Hán đối chiếu với tiếng Việt.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là Đặc điểm
của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt). Luận văn này
hy vọng sẽ có đóng góp nhất định về nghiên cứu từ ngữ Phật giáo trong tiếng
Hán và tiếng Việt.
7


2. Lịch sử nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán
Từ xưa đến nay, ngôn ngữ kinh Phật vẫn ảnh hưởng đến sự phát triển của
tiếng Hán, nhưng mãi đến thế kỳ XX, chúng mới được những nhà ngôn ngữ học
quan tâm. Ở Trung Quốc, lần đầu tiên sử dụng ngữ liệu trong kinh điển Phật
giáo để nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán cận đại là Lã Thục Tương. Năm 1940,
với bài《释<景德传灯录>中“在”,
“著”二助词》 (Thích đăng lục>trung “tại”, “trứ” nhị trợ từ) đã mở ra một hướng nghiên cứu mới về
ngữ pháp tiếng Hán cận đại. Vào thập kỷ 50, hai tác giả Chu Nhất Lương và ông
Tưởng Lễ Hồng đã bắt đầu nghiên cứu về từ vựng trong kinh điển Phật giáo bản
Hán dịch. Đến thập kỷ 80, kinh điển Phật giáo dần dần được nhiều học giả quan
tâm đến, từ năm 1980 đến năm 2006, có khoảng hơn 900 bài nghiên cứu về
“tiếng Hán Phật giáo”. Trong đó, có nhiều nhà ngôn ngữ học đã góp phần cho
việc nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Chẳng hạn, nghiên cứu về mặt ngữ âm
Phạn-Hán, có học giả Dư Mẫn, Thi Hướng Đông, Lưu Quảng Họa v.v… Nghiên

cứu về từ ngữ lịch sử tiếng Hán, có Lương Hiểu Hồng, Tưởng Thiệu Ngu, Chu
Khánh Chi v.v… Nghiên cứu về ngữ pháp của ngôn ngữ trong kinh điển Phật
giáo có học giả Đổng Côn, Táo Guảng Thuận, Chu Khánh Chi v.v… Phạm vi
nghiên cứu được mở rộng đến các lĩnh vực như sự phiên dịch của kinh Phật ảnh
hưởng đến tiếng Hán, sự ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với tiếng Hán. Có
thể nói “tiếng Hán Phật giáo” là kết quả được tạo ra trong quá trình tiếp xúc
ngôn ngữ văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Sự ảnh hưởng của kết quả này
được thể hiện trong ba phương diện: những giai đoạn quan trọng của sự phát
8


triển của tiếng Hán; hệ thống ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng của tiếng Hán; khẩu
ngữ và chữ viết của tiếng Hán.
Thành quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về từ ngữ Phật
giáo có thể kể đến là:
Thứ nhất là từ điển, nổi tiếng nhất và được sử dụng phổ biến nhất là《佛学

大辞典》 “Đại từ điển Phật học”(丁福保 Đinh Phúc Bảo),《佛教大辞典》
“Đại từ điển Phật giáo”(任继愈 Nhiệm Kế Du),
《佛源语词词典》 “Từ điển
từ ngữ Phật nguyên”(孙维张 Tôn Vi Trương),
《成语与佛教》 “Thành ngữ và
Phật giáo”(朱瑞玫 Chu Thụy Mai)《
, 汉语大辞典》 “Đại Từ điển tiếng Hán”
v.v…
Thứ Hai là các công trình như:《佛典与中古汉语词汇研究》 “Nghiên cứu
về Phật điển và từ vựng tiếng Hán trung cổ ” (朱庆之 Chu Khánh Chi),
《佛

经文献语言》 “Phật kinh văn hiến ngữ ngôn”(余理明 Dư Lý Minh),《佛经

释词》“Phật kinh thích từ” (李维奇 Lý Vi Kỳ)《佛教词语的构造与汉语词
汇的发展》 “Cấu trúc của từ ngữ Phật giáo và sư phát triển của từ vựng tiếng
Hán”(梁晓红 Lương Hiểu Hồng),
《俗语佛缘》 “Tục ngữ Phật nguyên”(赵

朴初 Triệu Phác Sơ)v.v…
Thứ ba là các luận văn, luận án. Từ năm 1980 đến năm 2006, đã có đến
hàng trăm luận văn nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo.
- Về ngữ liệu nghiên cứu ngôn ngữ Kinh Phật, đối tượng nghiên cứu của
các học giả có sự khác nhau và phương pháp nghiên cứu theo hướng đồng đại và
lịch đại. Có những học giả nghiên cứu ngôn ngữ kinh Phât trong một giai đoạn
lịch sử, theo thời gian, có thể phân chia ngôn ngữ kinh Phật thành 3 giai đoạn:
9


1) Ngôn ngữ kinh Phật trước thời Hán. Ví dụ :《从早期汉译佛典看中古

表方所的指示代词》 “Tung tảo kỳ Hán Dịch Phật Điển khán trung cổ biểu
phương sở đích chỉ thị đại từ ” (陈文杰 Trần Văn Kiệt ),
《早期汉译佛典语

言研究》 “Tảo kỳ

10



×