Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Việt Nam từ năm 1992 đến nay : Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 603102

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*************************************
HOÀNG THỊ HẠNH DƢƠNG

NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN TẠI
VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Hà Nội-2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*************************************
HOÀNG THỊ HẠNH DƢƠNG

NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN TẠI
VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60310206
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Quang Minh

Hà Nội-2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
riêng
tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TS. Phạm Quang Minh.
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Phạm Quang Minh đã
tận tình trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo, các cán
bộ văn phòng Khoa Quốc tế học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Tác giả


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỤC LỤC............................................................................................................. 1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................. 5
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 6

Chƣơng 1: NHỮNG YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH NÊN CHÍNH SÁCH NGOẠI
GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM ........................... 13
1.1. Những khía cạnh lý luận định hình chính sách ngoại giao văn hóa của
Nhật Bản tại Việt Nam .................................................................................... 13
1.1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................... 13
1.1.2. Chính sách đối ngoại và định hướng ngoại giao văn hóa của Nhật
Bản đối với Việt Nam ................................................................................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn định hình nên chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật
Bản đối với Việt Nam ...................................................................................... 18
1.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực ............................................................ 18
1.2.2. Tình hình mỗi nước .......................................................................... 19
1.3. Tổng quan lịch sử quan hệ ngoại giao văn hóa Việt Nam – Nhật Bản .. 22
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1973 ............................................................... 22
1.3.2. Giai đoạn 1973 – 1992....................................................................... 29
Chƣơng 2: NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM
TRONG CÁC LĨNH VỰC TỪ 1992 ĐẾN NAY ............................................... 33
2.1. Ngoại giao văn hóa trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nhân lực ...... 33
2.1.1. Chính sách ngoại giao văn hóa thông qua việc tiếp nhận lưu học
sinh 34
2.1.2. Các chương trình học bổng từ phía Nhật cấp cho phía Việt Nam .. 39
2.1.3. Hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật và nguồn nhân lực tại Việt Nam ............ 52
_Toc505336190

2.2. Ngoại giao văn hóa trong các lĩnh vực nghệ thuật ................................. 57
2.2.1. Các hoạt động ngoại giao văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật của
Nhật Bản tại Việt Nam ................................................................................. 57
2.2.2. Các hoạt động trao đổi nghệ thuật của hai nước và sự hỗ trợ của
1



chính phủ Nhật Bản dành cho lĩnh vực nghệ thuật Việt Nam...................... 66
2.3. Ngoại giao văn hóa trong lĩnh vực du lịch ............................................. 69
2.3.1. Khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản ............................................... 70
2.3.2. Khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản ............................................ 74
2.3.3. Các chính sách hỗ trợ và hợp tác của Nhật Bản với Việt Nam trong
lĩnh vực du lịch ............................................................................................. 79
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CHÍNH SÁCH VÀ HOẠT
ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM ............. 84
3.1. Kết quả của chính sách và hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản
đối với Việt Nam ............................................................................................. 84
3.2. Triển vọng của chính sách và hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật
Bản đối với Việt Nam ...................................................................................... 88
3.2.1. Thuận lợi .......................................................................................... 88
3.2.2. Khó khăn .......................................................................................... 89
3.2.3. Dự báo tình hình hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại
Việt Nam ....................................................................................................... 91
3.3. Bài học rút ra trong việc nâng cao hiệu quả của ngoại giao văn hóa Nhật
Bản đối với Việt Nam ...................................................................................... 93
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 100
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 104

2


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADB

Chữ viết đầy đủ

Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á, Thái Bình Dương

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

ASEM

The Asia – Europe Meeting
Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu

ĐH

Đại Học

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo


JASSO

Japan Student Services Organization
Tổ chức phụ trách về dịch vụ cho sinh viên tại Nhật Bản

JATA

Japan Association of Travel Agents
Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản

JICA

Japan International Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

JNTO

Japan National Tourism Organization
Cơ quan xúc tiến du lịch Nhật Bản

MEXT

Ministry of Education, Culture, Sports, Science and
Technology
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ
Nhật Bản

ODA

Official Development Assistance

Viện trợ Phát triển chính thức

3


TCDL

Tổng Cục Du lịch

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TT

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1: Số lƣợng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
từ năm 2004 – 2016…………………………………………………… 31
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ đóng góp vào GDP của ngành du lịch Nhật Bản
từ năm 2007 đến 2017……………………………………………………64
Biểu đồ 2.3: Số việc làm đƣợc tạo ra từ ngành du lịch lữ hành Nhật Bản
từ năm 2007 đến 2017…………………………………………………. 65
Biểu đồ 2.4: Số lƣợng khách nƣớc ngoài đến Nhật Bản từ
năm 1990 đến 2016……………………………………………………...68
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ % các quốc tịch của khách nhập cảnh
vào Nhật Bản năm 2016…………………………………………………69
Biểu đồ 2.6: Tổng số lƣợng ngƣời Việt Nam đến Nhật Bản

từ năm 2005 đến 2016……………………………………………………69
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu số lƣợng ngƣời Việt Nam đến Nhật Bản
từ năm 2005 đến 2016 (theo mục đích nhập cảnh)………………………70

Tên bảng
Bảng 2.1: Thống kê số sinh viên quốc tế ngắn hạn tại Nhật Bản năm 2016…………….33
Bảng 2.2: So sánh các học bổng chính phủ Nhật………………………………………..45
Bảng 2.3: Số việc làm đƣợc tạo ra năm 2016 từ ngành du lịch
lữ hành các nƣớc trên thế giới………………………………………………...65
Bảng 2.4: Top 20 nƣớc có chỉ số cạnh tranh nhất về du lịch và lữ hành năm 2017……...66
Bảng 2.5: Điểm đánh giá về môi trƣờng phát triển du lịch – lữ hành
ở các nƣớc Đông Á & Thái Bình Dƣơng……………………………………...67

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo một số nghiên cứu, mối liên hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản có thể
có từ rất sớm vào thời kỳ đồ đá mới. Dấu ấn về sự thông thƣơng và giao lƣu
giữa ngƣời dân hai nƣớc thể hiện rất rõ nét ở Hội An khi ngƣời Nhật đặt chân
đến đây vào thế kỷ XVI. Đã có rất nhiều ghi chép lịch sử và cả các công trình
đậm chất Nhật Bản ở Hội An ngày nay.
Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại
giao với Nhật Bản. Quan hệ hai nƣớc đã từng trải qua thăng trầm nhƣng những
năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ. Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những
đối tác hàng đầu. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật
Bản 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trƣởng trung bình 13,9%/ năm. Nếu
nhƣ năm 2006, kim ngạch thƣơng mại hai chiều Việt Nam - Nhật Bản đạt 9,93
tỷ USD thì nay đã đạt đến con số khoảng 30 tỷ USD và dự kiến năm 2020 sẽ đạt

tới 60 tỷ USD1. Nhật Bản cũng là nhà tài trợ ODA (viện trợ phát triển chính
thức) lớn nhất cho Việt Nam trong nhiều năm liền. Việt Nam đang là quốc gia
đứng đầu cả về số lƣợng và tổng kinh phí trong các quốc gia nhận viện trợ trên
thế giới mà JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) đang hợp tác hỗ trợ.
Bên cạnh đó, hợp tác, giao lƣu giữa chính phủ và nhân dân hai nƣớc vẫn
tiếp tục diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực nhƣ giáo dục, du lịch, nghệ thuật, thể
thao, v.v... Hai nƣớc duy trì thƣờng xuyên các chuyến viếng thăm tiếp xúc của
các lãnh đạo cấp cao. Việt Nam và Nhật Bản cũng đã hợp tác chặt chẽ trong các
vấn đề khu vực và quốc tế, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phƣơng. Năm
2009 hai nƣớc đã thiết lập khuôn khổ Quan hệ đối tác chiến lược và đến năm
2014, Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang và Thủ tƣớng Shinzo Abe đã nhất trí

1

Thanh Thanh, Thương mại, đầu tư Việt Nam – Nhật Bản giữ nhịp độ tăng trưởng cao,
Báo
Công thƣơng, truy cập ngày 7/2/2017
6


nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới: Quan hệ đối tác chiến
lƣợc sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.
Có thể thấy rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nƣớc trên mọi lĩnh vực vẫn
còn rất nhiều. Việc nghiên cứu chính sách ngoại giao của Nhật Bản nói chung
và chính sách ngoại giao của Nhật Bản với Việt Nam nói riêng là vấn đề cấp
thiết, phục vụ kịp thời cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc.
Trong khi đó, làn sóng toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và sâu rộng ở
hầu khắp các nƣớc trên thế giới, tình hình chính trị toàn cầu và sự cân bằng
quyền lực của các cƣờng quốc cũng biến động liên tục. Các chính phủ đã nhận
thức sâu sắc về sức mạnh quốc gia và bản sắc văn hóa của mình. Cụm từ “sức

mạnh mềm” (hay “quyền lực mềm”) trở nên phổ biến và đƣợc thảo luận rất sôi
nổi những năm gần đây cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của nó. Các
nƣớc đã tìm tòi những cách ứng xử trong môi trƣờng quốc tế nhằm sử dụng
“sức mạnh mềm” một cách hiệu quả nhất – đó chính là sự phát huy sức mạnh
của hệ giá trị quốc gia: bao gồm các giá trị về văn hóa, về thể chế xã hội, về
chính sách quốc gia (đối nội và đối ngoại),… để cạnh tranh với thế giới.Trong
đó, văn hóa có một sức mạnh to lớn, là một “sức mạnh mềm” đƣợc nhiều nƣớc
nghiên cứu áp dụng. Khái niệm “ngoại giao văn hóa” ngày nay đã trở nên quen
thuộc. Việc thực hiện “ngoại giao văn hóa” là điều mà tất cả các chính phủ buộc
phải quan tâm thực hiện khi xây dựng chính sách đối ngoại.
Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật Bản đã thực hiện nhiều chủ
trƣơng, chƣơng trình ngoại giao văn hóa ở cấp độ thế giới cũng nhƣ khu vực.
Cùng với sự phát triển vƣợt bậc của nền kinh tế, vị thế và hình ảnh nƣớc Nhật
trên trƣờng quốc tế cũng có nhiều thay đổi theo hƣớng tích cực. Các chính sách
và hoạt động ngoại giao văn hóa của chính phủ nƣớc này góp một phần rất lớn
vào kết quả đó.
Nhƣ vậy, khi hợp tác Việt Nam – Nhật Bản ngày càng đa dạng và khăng
khít, cộng với sự tác động của tình hình thế giới và khu vực và tình hình mỗi

7


nƣớc, chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Việt Nam và hoạt
động ngoại giao văn hóa của họ tại Việt Nam trở thành một trong những trọng
tâm trong quan hệ hai nƣớc. Sự quan tâm của chính phủ Nhật đối với vấn đề
này có xu ngày càng tăng.
Với mong muốn có một cái nhìn tổng quát hơn về quan hệ giữa Việt Nam và
một đối tác lớn là Nhật Bản, tác giả lựa chọn đề tài “Ngoại giao văn hóa của
Nhật Bản tại Việt Nam từ năm 1992 đến nay”, từ đó dự đoán triển vọng hợp tác
của hai nƣớc và đề xuất một số phƣơng pháp nâng cao hiệu quả của công tác

ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Việt Nam, cũng nhƣ những gì Việt Nam có
thể học hỏi đƣợc từ đất nƣớc bạn.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Luận văn đƣợc thực hiện với mục đích làm sáng tỏ nguyên nhân Nhật Bản
quan tâm đến chính sách ngoại giao văn hóa đối với Việt Nam, đánh giá quá
trình thực hiện và hiệu quả của các hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản
tại Việt Nam từ khi hai nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay và tác động
của những hoạt động này đối với quan hệ hai nƣớc. Trên cơ sở đó, luận văn đề
xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy và phát huy hiệu quả hoạt động ngoại giao
văn hóa của Nhật Bản ở Việt Nam.
3. Lịch sử nghiên cứu
Từ năm 1971 đến nay, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đều công bố Sách xanh
ngoại giao (Diplomatic Bluebook) hàng năm – tài liệu công khai chính thức về
các quan điểm và chính sách, chiến lƣợc ngoại giao của chính phủ. Tuy nhiên
đây chỉ là văn bản mang tính chất đề cƣơng cho chính sách đối ngoại của Nhật
Bản đối với các nƣớc nói chung.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản
(1973 – 2013), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã xuất bản một tài

8


liệu tóm tắt về hợp tác giữa hai nƣớc trong lịch sử hiện đại. Đây cũng chỉ là tài
liệu ngắn điểm qua các sự kiện chính và thành tựu nổi bật trong quan hệ hai
nƣớc.
Số công trình nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam
của các học giả ngƣời Nhật đã đƣợc xuất bản tại Việt Nam là không nhiều, chỉ
có thể kể đến nhƣ Những bài học về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản của Kimura
Hiroshi, Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam 1951 – 1987 của Shiraishi M. Số còn lại
chủ yếu là các bài báo cáo tại các hội thảo chuyên ngành tổ chức tại Việt Nam

và Nhật Bản.
Về phía Việt Nam, đã có không ít công trình nghiên cứu của các học giả
với chủ đề văn hóa lịch sử và quan hệ đối ngoại của Nhật Bản đƣợc công bố
trong một số sách và tạp chí chuyên ngành.
Trong cuốn “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh
lạnh”, tác giả Ngô Xuân Bình đã giúp độc giả có một cái nhìn toàn cảnh về
chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong một giai đoạn biến động tƣơng đối dài.
Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và tương lai, do Ngô Xuân
Bình và Trần Quang Minh viết đã phân tích quan hệ và hợp tác giữa hai nƣớc
trong các lĩnh vực khác nhau, về các bài học trong tiến trình hợp tác, kinh
nghiệm hợp tác, cũng nhƣ những thời cơ và thách thức cho tƣơng lai.
Bài viết Vai trò của công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản của tác giả Hoàng
Minh Lợi đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 5 đã xem xét vị trí và
tác động của “công nghiệp văn hóa” trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Một số suy nghĩ về văn hóa truyền thống và ngoại giao Nhật Bản đƣợc
đăng lên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 4 (35). Tác giả Nguyễn Đức Dƣơng đã
liên hệ, so sánh văn hóa truyền thống với đƣờng lối chính sách và hoạt động
ngoại giao của chính phủ.
Nhƣ vậy, mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về ngoại giao cũng nhƣ
văn hóa Nhật Bản nhƣng các sách hay bài nghiên cứu hầu hết đều nhấn mạnh

9


vào việc hợp tác giữa hai nƣớc, gần nhƣ chƣa đề cập đến ngoại giao văn hóa với
tƣ cách là một loại “sức mạnh mềm” của quốc gia. Trong khi đó, ở thời đại ngày
nay, ngoại giao văn hóa ngày càng đƣợc sử dụng một cách chủ động và trở
thành một loại “sức mạnh mềm” hiệu quả của quốc gia dó. Luận văn này sẽ đi
theo hƣớng tiếp cận nhƣ vậy.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng: các chủ trƣơng chính sách về ngoại giao văn hóa của chính
phủ Nhật Bản và các hoạt động ngoại giao văn hóa đƣợc thực hiện bởi
các cơ quan thuộc chính phủ hoặc đƣợc chính phủ Nhật Bản bảo trợ.
- Phạm vi:
+ Thời gian: từ năm 1992 đến nay (2016)
+ Không gian: Việt Nam và Nhật Bản
+ Nội dung: ngoại giao văn hóa
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn áp dụng phƣơng pháp tiếp cận của chủ nghĩa tự do về quan hệ
quốc tế, với cấp độ phân tích toàn cầu và trong nƣớc
- Sƣu tầm sách, báo, các báo cáo, văn bản quy định, nghị quyết, chiến lƣợc
phát triển ngoại giao nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng của Nhật
Bản trong các giai đoạn; tìm kiếm thông tin trên các trang web của các cơ
quan chính phủ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Nhật Bản.
- Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh và tổng hợp
dựa trên các dữ liệu tìm đƣợc và biểu đồ hóa, sơ đồ hóa các dữ liệu đó.
- Áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu khu vực, phƣơng pháp phân tích hợp
tác quốc tế, phƣơng pháp lịch sử thông qua việc tìm hiểu và so sánh các
giai đoạn phát triển lịch sử tƣơng ứng với các khung thời gian nghiên cứu
của đề tài.

10


6. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: NHỮNG YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH NÊN CHÍNH SÁCH NGOẠI
GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.1. Những khía cạnh lý luận định hình chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật
Bản tại Việt Nam
1.1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Chính sách đối ngoại và định hƣớng ngoại giao văn hóa của Nhật Bản
1.2. Cơ sở thực tiễn định hình nên chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản
đối với Việt Nam
1.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
1.2.2. Tình hình mỗi nƣớc
1.3. Tổng quan lịch sử quan hệ ngoại giao văn hóa Việt Nam – Nhật Bản
1.3.1. Giai đoạn trƣớc năm 1973
1.3.2. Giai đoạn 1973 – 1992
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 2: NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM
TRONG CÁC LĨNH VỰC TỪ 1992 ĐẾN NAY
2.1.

Ngoại giao văn hóa trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nhân lực.

2.1.1. Chính sách ngoại giao văn hóa thông qua việc tiếp nhận lƣu học sinh
2.1.2. Các chƣơng trình học bổng từ phía Nhật cấp cho phía Việt Nam
2.1.3. Hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật và nguồn nhân lực tại Việt Nam
2.2.

Ngoại giao văn hóa trong các lĩnh vực nghệ thuật

2.2.1. Các hoạt động ngoại giao văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật của Nhật Bản
tại Việt Nam
2.2.2. Các hoạt động trao đổi nghệ thuật của hai nƣớc và sự hỗ trợ của chính
phủ Nhật Bản dành cho lĩnh vực nghệ thuật Việt Nam

11



2.3.

Ngoại giao văn hóa trong lĩnh vực du lịch

2.3.1. Khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản
2.3.2. Khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản
2.3.3. Các chính sách hỗ trợ và hợp tác của Nhật Bản với Việt Nam trong lĩnh
vực du lịch
Tiểu kết chƣơng 2
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CHÍNH SÁCH VÀ HOẠT
ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM
3.1. Kết quả của chính sách và hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối
với Việt Nam
3.2. Triển vọng của chính sách và hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản
đối với Việt Nam
3.2.1. Thuận lợi
3.2.2. Khó khăn
3.2.3. Dự báo tình hình hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại
Việt Nam
3.3. Bài học rút ra trong việc nâng cao hiệu quả của ngoại giao văn hóa Nhật
Bản đối với Việt Nam

12


Chƣơng 1: NHỮNG YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH NÊN CHÍNH SÁCH NGOẠI
GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.1.

Những khía cạnh lý luận định hình chính sách ngoại giao văn hóa

của Nhật Bản tại Việt Nam

1.1.1. Cơ sở lý luận
Là một đảo quốc ở Đông Bắc Á với diện tích không lớn hơn Việt Nam
nhiều, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, thảm họa thiên tai luôn rình rập,
xuất phát điểm cũng là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, Nhật Bản từ cuối
những năm 60 của thế kỷ trƣớc đã vƣơn lên hàng siêu cƣờng về kinh tế và có
phần ảnh hƣởng tƣơng đối trong đời sống văn hóa chính trị, xã hội toàn cầu.
Mặc dù Nhật Bản là nƣớc bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ II, rồi trải
qua cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối những năm 90, hiện nay lùi sau
Trung Quốc trở thành nƣớc có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, nên uy tín của
Nhật Bản cũng bị tác động, nhƣng đất nƣớc này đã kiên trì gây dựng, củng
cố tiếng nói của mình thông qua chính sách ngoại giao suốt nhiều năm qua.
Cũng giống nhƣ các cƣờng quốc Mỹ và phƣơng Tây khác, ngoài việc củng
cố vị thế quốc gia bằng kinh tế, khoa học kỹ thuật, Nhật Bản đã sử dụng
ngoại giao văn hóa nhƣ một “sức mạnh mềm” hiệu quả.
“Ngoại giao văn hóa” thực ra không phải là một khái niệm quá mới mẻ
nhƣng nội hàm của nó lại có khá nhiều ý kiến đa dạng. Nói một cách ngắn
gọn dễ hiểu, “Ngoại giao văn hóa” là hoạt động ngoại giao gắn liền với văn
hóa.
Theo Nhà nghiên cứu Milton C.Cummings Jr- Trung tâm Nghệ thuật &
Văn hóa Mỹ tại Washington, “Ngoại giao văn hóa là sự giao lƣu những tƣ
tƣởng, trao đổi thông tin, nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín
ngƣỡng và các phƣơng diện khác của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn
nhau.”
Còn theo nhà nghiên cứu Simeon Adebolu- Hiệp hội các nhà ngoại giao

13



thƣơng mại Anh “Ngoại giao Văn hóa là một hình thức ngoại giao nhấn
mạnh tới sự thừa nhận văn hóa và hiểu biết lẫn nhƣ là một cơ sở của đối
thoại”.
Ngoại giao Văn hóa cũng là một quá trình hoạt động đối ngoại chủ động,
trong đó, các thiết chế, hệ giá trị và bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc
đƣợc quảng bá ở cấp độ song phƣơng và đa phƣơng.
Ở góc độ quan hệ quốc tế, có thể khái quát ngoại giao văn hóa nhƣ sau:
Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa
để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục
tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là phát triển, an ninh và ảnh hưởng. Hiểu
theo nghĩa rộng hơn, ngoại giao văn hóa có thể bao gồm cả việc giới thiệu
các thành tựu khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, khoa học xã hội… không chỉ
của riêng quốc gia mà còn của các nhóm quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế.
Tại Hội thảo Quốc gia Ngoại giao Văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên
trƣờng quốc tế phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững vào tháng
10/2008, nhiều quan điểm về Ngoại giao Văn hóa của Việt Nam đã đƣợc đƣa
ra thảo luận. Trong đó, nổi bật lên là một số quan điểm: “Ngoại giao văn
hóa là một trong 3 trụ cột của ngoại giao. Gắn kết cùng Ngoại giao Chính
trị, Ngoại giao Kinh tế, Ngoại giao Văn hóa tạo nên một mặt trận chung,
đưa lại kết quả chung của ngoại giao.” Có thể nói, Ngoại giao Văn hóa là
hoạt động ngoại giao làm văn hóa. Điều đó thể hiện cả trong đƣờng lối, chủ
trƣơng, chính sách lẫn trong hoạt động cụ thể, hay “Đi liền với Ngoại giao
Chính trị và Ngoại giao Kinh tế, Ngoại giao Văn hóa là một trong ba trụ cột
của hoạt động ngoại giao và không phải là bộ phận của Văn hóa Đối ngoại.
Đó là việc thực hiện chính sách đối ngoại để đạt mục tiêu chính trị bằng
công cụ văn hóa, biện pháp văn hóa. Trong đó, các giá trị văn hóa sẽ là chỗ
dựa tinh thần bền vững cho hoạt động ngoại giao, làm áp lực với các đối tác
để thực hiện có kết quả cao các chính sách chính trị, kinh tế và văn hóa quốc

14



gia. Nói một cách khái quát, Ngoại giao Văn hóa là hoạt động ngoại giao vì
văn hóa và bằng văn hóa, và là sản phẩm chung của chính sách văn hóa và
chính sách ngoại giao”.
Trong khi đó, thuật ngữ “sức mạnh mềm” hiện nay không còn là một khái
niệm xa lạ. Giáo sƣ Joshef S. Nye của đại học Havard (Mỹ) là ngƣời đầu tiên
đƣa ra khái niệm “sức mạnh mềm” hay “quyền lực mềm” (soft power). Theo
ông, quyền lực mềm hay sức mạnh mềm là “khi một nƣớc để cho nƣớc khác
tự ý đòi hỏi những điều mà nƣớc đó mong muốn, thì nảy sinh cái gọi là
quyền lực thu nạp đồng hóa (cotoptive) hoặc sức mạnh mềm, điều đó hoàn
toàn khác với quyền lực cứng hoặc cƣỡng chế (command) mệnh lệnh nƣớc
khác làm những điều mà mình mong muốn”. Nhƣ vậy đối với một quốc gia
mà nói, sức mạnh mềm tức là chỉ sự hấp dẫn của nó (attraction), chứ không
phải là sự cƣỡng chế (coercion), tức năng lực của một nƣớc thông qua sức
hấp dẫn của bản thân mình, chứ không phải sức cƣỡng chế, thực hiện mục
tiêu dự kiến trong công việc quốc tế”.2
Trong khi sức mạnh cứng là năng lực bắt ngƣời khác phải làm những việc
mà họ không mong muốn, thì sức mạnh mềm là năng lực khiến ngƣời khác
làm những gì mà mình muốn bởi vì bản thân những ngƣời khác cũng muốn
nhƣ vậy. Đó là năng lực mang tính lôi cuốn, không phải là ép buộc. Một
quốc gia có thể đồng thời sử dụng một cách hiệu quả cả sức mạnh cứng và
sức mạnh mềm.
Những thành tố của sức mạnh cứng (tài nguyên cơ bản, lực lƣợng quân
sự, lực lƣợng kinh tế) vốn đã đƣợc các cƣờng quốc vận dụng từ xa xƣa khi
muốn áp chế các quốc gia khác hay phô trƣơng sức mạnh. Những thành tố
của sức mạnh mềm, bao gồm các giá trị văn hóa, chính trị, chính sách ngoại
giao thực chất mỗi quốc gia đều có (hoặc có khả năng tự nâng cao) nhƣng

2


Wantanabe Yasushi and David L. McConnell (2008), Soft Power Superpowers: Cultural
and National Assets of Japan and the United States, M.E.Sharpe, Inc., New York.
15


đến tận thế kỉ XX hầu nhƣ chƣa thực sự đƣợc chú tâm để phát triển đến mức
đƣợc coi là một “sức mạnh” của quốc gia đó.
Ngoài giá trị văn hóa và chính trị – những giá trị tự thân của một quốc gia
trong đó nhất thiết phải có cả văn hóa truyền thống và hiện đại, thì chính
sách ngoại giao là một yếu tố dễ bị chi phối bởi các tác nhân bên ngoài và
cũng dễ thay đổi qua các thời kỳ cầm quyền nhƣng lại có tác dụng sống còn
đối với vị thế trên trƣờng quốc tế và sự phát triển ổn định của một đất nƣớc.
Nhắc đến sự phát triển “sức mạnh mềm” của một quốc gia, chắc chắn phải
kể đến “ngoại giao văn hóa” – chính sách ngoại giao cực kì quan trọng, có
khả năng tiếp cận sâu rộng đến văn hóa đại chúng và nhiều tầng lớp nhân
dân khác nhau.
Khi ngày càng có nhiều quốc gia phát triển hơn, nhân loại bƣớc vào
những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới và nền kinh tế tri thức, hƣớng
tới đối thoại hợp tác nhiều hơn, thì “ngoại giao văn hóa” với tƣ cách là
một“sức mạnh mềm” càng tỏ ra là một lựa chọn tất yếu, khôn ngoan. “Ngoại
giao văn hóa” không chỉ là một lựa chọn đƣờng lối ngoại giao khôn khéo để
thực hiện những ý muốn của các nguyên thủ quốc gia trên bàn đàm phán mà
còn là một cách xây dựng thƣơng hiệu đất nƣớc và là cả một biện pháp đem
lại lợi ích kinh tế cho chính quốc gia đó.
1.1.2. Chính sách đối ngoại và định hướng ngoại giao văn hóa của Nhật Bản
đối với Việt Nam
Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, Đông Nam Á là khu vực thu hút sự
quan tâm đặc biệt của Nhật Bản. So với các nƣớc Mỹ, châu Âu thì sự gần gũi
về địa lý và phần nào nhiều điểm tƣơng đồng về văn hóa đã là một lợi thế

với Nhật Bản. Eo biển Malacca thuộc quyền kiểm soát của các nƣớc Đông
Nam Á là tuyến vận tải biển duy nhất nếu Nhật muốn qua Trung Quốc. Hầu
hết hàng hóa xuất nhập khẩu của Nhật đều phải đi qua vùng biển xung quanh

16


Đông Nam Á. Thêm vào đó, nền kinh tế của các nƣớc Đông Nam Á tuy có
xuất phát điểm không cao nhƣng tốc độ phát triển tƣơng đối nhanh và ổn
định, mối quan hệ hợp tác đa phƣơng giữa các nƣớc trong khu vực cũng
ngày càng đƣợc củng cố. Những thành tựu kinh tế đặc sắc của Nhật Bản sau
chiến tranh rất phù hợp với việc hợp tác với các nƣớc đang cần vốn và kỹ
thuật trong khu vực này. Học thuyết Fukuda công bố tháng 8 năm 1977 đã
tuyên bố công khai lần đầu tiên về chiến lƣợc đối ngoại của Nhật Bản với
Đông Nam Á.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam có một vị trí chiến lƣợc quan trọng ở Đông
Nam Á nên Nhật Bản cũng muốn thúc đẩy quan hệ mạnh mẽ hơn với Việt
Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn là quốc gia đông dân thứ hai ở Đông Nam Á
với dân số tƣơng đối trẻ, tài nguyên thiên nhiên khá phong phú với đƣờng bờ
biển dài, trữ lƣợng dầu mỏ khá đáng kể. Đây là những yếu tố mà một nƣớc
nghèo tài nguyên và khan hiếm lao động nhƣ Nhật Bản cần khi tìm kiếm thị
trƣờng mới.
Là một phần của chính sách đối ngoại, ngoại giao văn hóa lấy văn hóa
làm đối tƣợng và phƣơng tiện để tạo ra hình ảnh tốt đẹp của một quốc gia,
quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia đó tới đông đảo công chúng. Thông
qua các giá trị và hoạt động văn hóa nghệ thuật, giáo dục, ngoại giao văn hóa
cũng đồng thời là một phƣơng tiện để tạo dựng, duy trì và phát triển quan hệ
của một nƣớc với các nƣớc khác trên thế giới. Ngoại giao văn hóa còn là một
hình thức hoạt động đối ngoại chủ động, hƣớng tới việc phổ biến, nâng cao
các thiết chế, bản sắc văn hóa độc đáo của một dân tộc ở cấp độ song

phƣơng và đa phƣơng.
Cùng nằm trong vùng ảnh hƣởng của văn hóa Trung Hoa trong lịch sử,
cùng có nguồn gốc chủng tộc Môn-gô-lô-it da vàng, song với điều kiện thiên
nhiên, vị trí địa chính trị và một số yếu tố tác động khác, nền văn hóa và
chính sách ngoại giao của hai nƣớc có nhiều điểm khác biệt. Vì thế một mặt

17


Việt Nam nằm trong nhóm chính sách chung của Nhật Bản đối với châu Á
hay Đông Nam Á, mặt khác lại là một đối tƣợng khác biệt với chính sách
ngoại giao đƣợc cân nhắc riêng.
Không phải đến khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao thì chính sách
ngoại giao của Nhật Bản với Việt Nam mới đƣợc thực thi. Cả hai nƣớc đã
trải qua những thời kỳ biến động trƣớc đó với nhiều thay đổi trong bối cảnh
quốc tế, khu vực, tình hình mỗi nƣớc và mối quan hệ giữa hai chính quyền.

1.2.

Cơ sở thực tiễn định hình nên chính sách ngoại giao văn hóa của
Nhật Bản đối với Việt Nam

1.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, bản đồ chính trị thế giới đã có nhiều thay
đổi. Mỹ vƣơn lên là cƣờng quốc hàng đầu thế giới, các nƣớc châu Âu dù
thuộc phe Phát –xít hay Đồng Minh đều bị ảnh hƣởng nặng nề bởi chiến
tranh. Sự cạnh tranh giữa phe tƣ bản chủ nghĩa do Mỹ “đỡ đầu” và khối các
nƣớc xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu ngày một mạnh mẽ. Hai cƣờng
quốc này đều đã thực hiện những cuộc chạy đua về quân sự cũng nhƣ khoa
học kỹ thuật, trong đó có vũ khí hạt nhân. Những phát minh quan trọng dẫn

đến những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, kỉ nguyên thông tin tiến bộ
của loài ngƣời đã đƣợc ra đời rất nhiều trong giai đoạn này. Song song với
thành quả đạt đƣợc, sự cạnh tranh này cũng tiêu tốn của cả hai phe nguồn
ngân sách cực kỳ lớn.
Thập niên 60 của thế kỉ XX chứng kiến sự cạnh tranh thầm lặng nhƣng
lại vô cùng khốc liệt trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Bên cạnh đó, phong trào
giải phóng dân tộc, giành lại độc lập của một số nƣớc châu Phi khiến cho bối
cảnh toàn cầu biến động.
Sang đến đầu những năm 90, sau sự sụp đổ của Liên Xô, kéo theo đó là
một loạt các nƣớc xã hội chủ nghĩa là thời kỳ Mỹ trở thành cƣờng quốc số

18


một thế giới. Dƣới sự bảo trợ của Mỹ, Nhật Bản đã kết hợp cùng nguồn lực
của chính mình để vƣơn tới thành công vƣợt bậc về mặt kinh tế.
Tuy nhiên đến năm 1997, cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á đã làm chao
đảo nền kinh tế khu vực, và tất nhiên Nhật Bản không phải là ngoại lệ. Bong
bóng phát triển kinh tế làm suy giảm nền kinh tế Nhật Bản, tác động không
nhỏ đến đời sống chính trị - văn hóa – xã hội của nhân dân Nhật.
Sang đến thế kỉ XXI, Trung Quốc và Ấn Độ dần trở thành những ngƣời
khổng lồ mới trên bản đồ kinh tế thế giới. Nhật Bản đã bị đẩy xuống vị trí số
3 trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới bởi sự tham gia của
Trung Quốc. Các nƣớc công nghiệp mới (NIC) đã có sự góp mặt của các đại
diện châu Á nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Các hiệp định hợp tác
song phƣơng, đa phƣơng trong mọi lĩnh vực, các tổ chức kinh tế - văn hóa –
quân sự cấp toàn cầu và khu vực có vai trò và tác động đáng kể, trong một số
trƣờng hợp là cực kỳ quan trọng trong sự thay đổi và phát triển của đại đa số
quốc gia. Trong khi đó, với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ thông
tin, công nghiệp giải trí và văn hóa đại chúng trong bối cảnh toàn cầu hóa,

các quốc gia đều có rất nhiều cơ hội quảng bá hình ảnh và các giá trị văn hóa
– tinh thần của mình.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến “sự trỗi dậy” của Trung Quốc
những năm gần đây, đặc biệt là tham vọng biển với những tranh chấp gia
tăng trên biển Đông. Vấn đề không còn nằm ở an ninh hay quan hệ giữa
Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, ASEAN mà đã trở thành vấn đề
nóng liên quan đến các lợi ích kinh tế, chính trị của các nƣớc khác, trong đó
có Nhật Bản.
Vì vậy với những giai đoạn đầy biến động của thế giới và khu vực, chính
sách ngoại giao của Nhật Bản, bao gồm cả ngoại giao văn hóa đều phải đƣợc
cân nhắc thận trọng.
1.2.2. Tình hình mỗi nước

19


Một nƣớc Nhật Bản thua trận trong Thế chiến II, thất bại với tƣ tƣởng
„Đại Đông Á” và loại bỏ lực lƣợng quân đội chính quy trong hiến pháp sửa
đổi đã lựa chọn đƣờng lối phát triển nhƣ thế nào? Trong ba nguồn sức mạnh
cứng, kinh tế là thành tố nổi bật nhất của quốc đảo này. Tài nguyên thiên
nhiên nghèo nàn với “đặc sản” là các trận động đất đƣơng nhiên không thể là
một “sức mạnh cứng”. Lực lƣợng phòng vệ Nhật Bản có tiềm lực và kỹ thuật
công nghệ đều thuộc loại mạnh của thế giới, song lại không đƣợc coi là quân
đội chính thức. Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh đã nhanh chóng khởi sắc
nhờ đƣờng lối đúng đắn và sự trợ giúp của các cƣờng quốc (đặc biệt là Mỹ).
Với sự thành công về mặt kinh tế, bộ mặt xã hội Nhật Bản cũng đã có nhiều
thay đổi. Công nghiệp Nhật Bản tập trung vào nền sản xuất công nghệ cao,
tạo ra những mặt hàng giá trị và có thƣơng hiệu toàn cầu, đặc biệt là trong
lĩnh vực sản xuất ô tô, thiết bị điện máy, điện tử, mỹ phẩm. Những thƣơng
hiệu nhƣ Mitsubishi, Toyota, Honda, Sony, Panasonic, Shiseido, ... dẫn trở

nên quen thuộc với cả ngƣời tiêu dùng châu Á và phƣơng tây, kể cả Mỹ.
Thƣơng mại dịch vụ trong các ngành nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, giải trí cũng
vƣơn ra ngoài nƣớc Nhật. Tầng lớp giàu có tăng lên nhanh chóng và các thói
quen tiêu dùng phƣơng tây xuất hiện ngày một nhiều. Số lƣợng các cửa hàng
kinh doanh đồ xa xỉ và doanh thu từ những thƣơng hiệu này ở Nhật thuộc
loại lớn nhất thế giới. Sự phát triển này dẫn đến nhu cầu mở rộng thị trƣờng
của khối doanh nghiệp và truyền thông đại chúng ra nƣớc ngoài. Đồng thời,
đây cùng là nền tảng để Nhật Bản có đủ tiềm lực quảng bá văn hóa với nhân
dân thế giới.
Mặt khác, sự tham gia của Nhật Bản vào chính trị, an ninh quốc tế nói
chung và Đông Nam Á nói riêng đƣợc thể hiện một cách tƣơng đối mềm
mỏng.
Tuyên bố an ninh chung giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ đƣợc đƣa ra năm
1996, sau đó nối tiếp bằng “Phƣơng châm hành động mới” năm 1997. Đến

20


tháng 5 năm 1999, tiến trình “định nghĩa lại” liên minh Nhật – Mỹ đã đƣợc
hoàn tất với 3 đạo luật liên quan do Quốc hội Nhật Bản thông qua. Liên
minh này đóng vai trò cơ bản nhất trong việc đảm bảo chính sách an ninh
của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI.
Ngoài ra, đối với các nƣớc trong khu vực cũng đƣợc mở rộng và tăng
cƣờng. Nhật Bản đã can dự vào các vấn đề an ninh khu vực với hoạt động
gìn giữ hòa bình tại Cam-pu-chia năm 1993. Năm 2000, Nhật đã chủ trì
“Hội nghị Khu vực Chống Cƣớp biển và Cƣớp Vũ trang trên Tàu thủy” với
sự tham gia của Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, ASEAN, Srilanka,
Bangladesh. Năm 2004, Nhật tham dự vào Hiệp ƣớc Hữu nghị và Hợp tác
(TAC) tại khu vực Đông Nam Á. Năm 2007, Nhật Bản và Australia đã ký
kết Hiệp ƣớc an ninh tăng cƣờng và phối hợp chống khủng bố, chia sẻ thông

tin tình báo, cứu hộ cứu nạn. Việc mở rộng hợp tác với NATO cũng đƣợc
mở rộng hơn.
Về phía Việt Nam, từ khi cuộc chiến với Pháp, sau đó là Mỹ diễn ra cho
đến khi kết thúc, lập lại hòa bình, xây dựng đất nƣớc, tình hình trong nƣớc
và chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Mỹ, các nƣớc phƣơng Tây và
các nƣớc trong khu vực đã có nhiều biến đổi và trực tiếp ảnh hƣởng đến
quan hệ ngoại giao với Nhật Bản.
Việc Nhật Bản từng chiếm đóng Việt Nam trong một thời gian cũng là
một vấn đề nhạy cảm trong lịch sử tuy phía Nhật Bản đã thừa nhận sai nhƣng
không đƣợc nhắc đến nhiều trong nƣớc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền Nam – Bắc, chính phủ Nhật đã nhanh
chóng “làm thân” với chính quyền miền Nam Việt Nam do Mỹ hậu thuẫn
bởi Nhật Bản là một đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Á. Những năm gần
kết thúc và sau chiến tranh, chính phủ Nhật đã có những thay đổi nhất định
trong chính sách. Tuy nhiên việc Việt Nam lựa chọn là nƣớc xã hội chủ
nghĩa dƣới lá cờ của Liên Xô, cùng cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979 và

21


×