Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản thế kỷ XIV - XVII : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 50

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------

CHỬ ĐÌNH PHÚC

QUAN HỆ TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN
THẾ KỶ XIV - XVII
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội, 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------

CHỬ ĐÌNH PHÚC

QUAN HỆ TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN
THẾ KỶ XIV - XVII
Chuyên ngành Lịch sử Thế Giới
Mã số: 60 22 50
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHÙNG THỊ HUỆ

Hà Nội, 2009


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU



1

1. Lý do lựa chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

4. Phương pháp nghiên cứu

4

5. Đóng góp của luận văn

5

6. Cấu trúc của luận văn

6

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: LỊCH SỬ QUAN HỆ TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN CHO


7

ĐẾN TRƯỚC THẾ KỶ XIV
1.1. Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản trước thế kỷ II TCN

7

1.2. Quan hệ Trung Quốc- Nhật Bản thế kỷ II TCN - thế kỷ VI: Nhật

8

Bản gia nhập “hệ thống triều cống”
1.2.1 “Hệ thống triều cống” trong lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á

8

1.2.2. Quan hệ Trung - Nhật thế kỷ II TCN - thế kỷ VI

11

1.3. Quan hệ Trung - Nhật thời Tùy Đường (thế kỷ VII - X)

13

1.4. Quan hệ Trung - Nhật thời Tống Nguyên (thế kỷ X - XIV)

15

Tiểu kết


21

Chương 2: QUAN HỆ TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN TỪ THẾ KỶ

23

XIV ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVI


2.1. Quan hệ Trung - Nhật đầu thời Minh (1368 - 1400)

23

2.1.1. Thương mại triều cống và chính sách hải cấm thời Minh

23

2.1.2. Quan hệ Trung Quốc- Nhật Bản đầu thời Minh (1368-1400)

26

2.2. Thời kỳ thương mại triều cống thứ nhất (1401 - 1408)

30

2.2.1. Ashikaga Yoshimitsu thiết lập quan hệ triều cống với Trung Quốc

30

2.2.2. Diễn biến của hoạt động thương mại triều cống


31

2.2.3. Yoshimochi đoạn thuyệt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

35

2.3. Thời kỳ thương mại triều cống thứ hai ( 1435 - 1547)

37

2.3.1. Ashikaga Yoshikazu hồi phục quan hệ với Trung Quốc

37

2.3.2. “Cuộc chiến tranh giành cống nạp” và sự kết thúc quan hệ thương

39

mại triều cống Trung - Nhật
2.4. Tính chất, nội dung và ảnh hưởng của thương mại triều cống

44

Trung - Nhật
Tiểu kết

47

Chương 3: QUAN HỆ TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN TỪ NỬA SAU


51

THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVII
3. 1. Sự phát triển của thương mại tư nhân Trung-Nhật thế kỷ XVI-

51

XVII
3.2. Vấn đề cướp biển trong quan hệ Trung - Nhật

55

3.2.1. Cướp biển và thương mại triều cống Trung - Nhật

55

3.2.2. Chiến tranh chống cướp biển thời kỳ giữa và cuối đời Minh

59

3.3. Chiến tranh Triều Tiên (1592 - 1597)

63

3.2.1. Toyomi Hideyoshi với kế hoạch xâm lược Triều Tiên, chinh phục

63

Trung Quốc



3.2.2. Diễn biến và kết quả cuộc chiến tranh “Kháng Oa viện Triều”

66

3.4. Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh Triều

69

Tiên
Tiểu kết

72

KẾT LUẬN

74

PHỤ LỤC

78

Phụ lục 1: Những sự kiện chính trong quan hệ Trung - Nhật từ năm

78

1299 đến năm 1691
Phục lục 2: Danh sách những đoàn sứ giả Nhật Bản đến Trung Quốc


89

thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1372 - 1386)
Phục lục 3: Danh sách những đoàn thương mại triều cống Nhật Bản

91

phái đến Trung Quốc từ năm 1401 đến năm 1547
Phục lục 4: Danh sách những đoàn sứ giả Trung Quốc đến Nhật Bản từ

94

năm 1369 đến năm 1433
Phụ lục 5: Bảng chú thích tên riêng tiếng Nhật

97

Phụ lục 6: Ảnh minh họa

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

104


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trung Quốc và Nhật Bản là hai cường quốc của châu Á và thế giới,
năm 2007, tổng GDP của hai nước chiếm 3/4 tổng GDP toàn châu Á. Là

hai nước lớn, có quan hệ lịch sử gắn bó từ lâu đời, vì vậy, mối quan hệ
Trung - Nhật có ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện chính trị, kinh tế ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương và thậm chí của cả thế giới.
Đối với cả Trung Quốc và Nhật Bản, trong suốt chiều dài lịch sử
hai nước, quan hệ Trung - Nhật luôn đóng một vai trò quan trọng trong
lịch sử quan hệ đối ngoại và tiến trình phát triển của mỗi quốc gia.
Thế kỷ XIV - XVII là thời kỳ nhà Minh, đầu nhà Thanh trong lịch
sử Trung Quốc, Nhật Bản ở vào cuối thời kỳ Muromachi, thời kỳ An Thổ
Đào Sơn (安土桃山)và đầu thời kỳ Tokugawa. Đây là thời kỳ quan
trọng trong lịch sử quan hệ Trung - Nhật, cũng là thời kỳ lịch sử có nhiều
biến đổi to lớn ở khu vực Đông Á, tác động sâu sắc đến mối quan hệ hai
nước. Quan hệ giữa hai nước trong thời gian 3 thế kỷ có nhiều diễn biến
phức tạp, nhiều bước thăng trầm và để lại nhiều ảnh hưởng đến sự phát
triển của những thời kỳ sau và thậm chí cho đến hiện nay. Vì vậy, nghiên
cứu lịch sử quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản trong thời kỳ này là một
việc có ý nghĩa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước láng giềng “cách nhau bởi
một dải nước hẹp” (“Nhất y đới thủy”), từ sớm nhân dân hai nước đã thiết
lập quan hệ qua lại tương đối mật thiết. Đây là mối quan hệ có lịch sử
phát triển liên tục và lâu dài, nó cũng sớm thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của đông đảo các học giả Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác.

1


Số lượng các công trình nghiên cứu về quan hệ Trung - Nhật rất
phong phú. Một trong những tài liệu sớm nhất về mối quan hệ Trung Nhật thời kỳ này là phần “Nhật Bản truyện” trong Minh sử do Trương
Đình Ngọc biên soạn vào thời Thanh đã ghi lại chi tiết những sự kiện
bang giao trong quan hệ giữa hai nước thời Minh. Học giả Đài Loan

Trịnh Lương Sinh với tác phẩm Nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Nhật
thời Minh, Nxb Văn sử triết, Đài Bắc, 1985 đã khảo cứu sâu sắc và chi
tiết những vấn đề chính trong quan hệ giữa hai nước thời Minh như
thương mại triều cống, nạn cướp biển, chiến tranh Triều Tiên...
Những công trình mới nhất về vấn đề này là Lịch sử quan hệ Trung
Nhật (3 tập) do Tôn Nãi Dân chủ biên, trong đó tập 1 là phần lịch sử quan
hệ Trung - Nhật thời cổ trung đại đã đưa ra nhiều kiến giải mới mẻ về lịch
sử quan hệ hai nước (Tôn Nãi Dân Chủ biên (2006), Lịch sử quan hệ
Trung Nhật, Quyển I, Nxb Văn hiến Khoa học xã hội, Bắc Kinh). Cũng là
một công trình chuyên khảo như Trịnh Lương Sinh nhưng học giả Hách
Tường Mãn lại nhìn nhận mối quan hệ giữa hai nước Trung - Nhật trong
mối quan hệ với hệ thống triều cống xuyên suốt quá trình lịch sử từ cổ đại
tới cận đại (Hách Tường Mãn (2008), Sự thiết lập và tan rã của hệ thống
triều cống - Một cái nhìn khác về lịch sử quan hệ Trung - Nhật, Nxb
Nhân dân Hồ Bắc, Vũ Hán).
Giao lưu văn hóa cũng là một nội dung quan trọng trong lịch sử
quan hệ giữa hai nước, tác phẩm Những quan hệ lớn trong lịch sử giao
lưu văn hóa Trung - Nhật, Quyển Lịch sử do Chu Nhất Lương, Trung Tây
Tiến (Susumu Nakanishi) chủ biên đã khái quát lịch sử giao lưu văn hóa
hơn 2000 năm giữa hai nước.
Học giả người Nhật Bản Kimiya Yasuhiko (Mộc Cung Thái Ngạn)
được coi là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu của Nhật Bản về
lịch sử quan hệ Trung - Nhật với những tác phẩm Trung Nhật giao thông
sử và Lịch sử giao lưu văn hóa Nhật Trung do Thương vụ ấn thư quán

2


biên dịch và ấn hành lần lượt vào các năm 1931 và 1980. Đây là hai công
trình đã khảo cứu nhiều tư liệu cổ và đã phác họa khá đầy đủ, toàn diện

về lịch sử quan hệ chính trị, kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai nước.
Ngoài những công trình tiêu biểu trên, quan hệ Trung Nhật thế kỷ
XIV - XVII còn được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về lịch
sử Trung Quốc, lịch sử Nhật Bản và những vấn đề có liên quan (chính
sách thương mại của Trung Quốc, lịch sử cướp biển Nhật Bản…) của các
học giả Trung Quốc, Nhật Bản và nước ngoài.
Trung Quốc và Nhật Bản đều là những nước có lịch sử quan hệ và
giao lưu văn hóa lâu đời với Việt Nam, vì vậy đã có nhiều công trình
nghiên cứu về lịch sử và văn hóa của Trung Quốc và Nhật Bản. Những
công trình này đã ít nhiều đề cập đến quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản.
tiêu biểu trong số này có: Nguyễn Văn Tần với Nhật Bản sử lược, Vĩnh
Sính với Nhật Bản cận đại và Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hóa,
Nguyễn Văn Hồng với Giao lưu văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Korea,
Việt Nam trong tiến trình lịch sử, Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên): Lịch sử
Nhật Bản, Tác giả Nguyễn Văn Kim với hai tác phẩm Nhật Bản với châu
Á: những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế-xã hội và Chính sách
đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa: nguyên nhân và hệ quả cũng
đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản
thời kỳ này.
Tóm lại, lịch sử nghiên cứu quan hệ Trung-Nhật bao gồm một
nguồn tài liệu phong phú, đây là cơ sở để tác giả luận văn khai thác, tìm
hiểu và nghiên cứu quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản thế kỷ XIV-XVII.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu lịch sử diễn biến và
đặc điểm quan hệ Trung - Nhật trong “hệ thống triều cống”- trật tự quan
hệ quốc tế truyền thống của khu vực Đông Á thời cổ - trung đại.

3



Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản bao gồm nhiều nội dung đan xen,
đa tầng, phức tạp, cả chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự và quan hệ quốc
tế khu vực có liên quan. Luận văn chỉ có thể đề cập đến những nội dung
chủ yếu và nổi bật trong mối quan hệ hai nước từ thế kỷ XIV đến XVII, đó
là “thương mại triều cống”, thương mại tư nhân, vấn đề cướp biển và
chiến tranh Triều Tiên. Trong đó, nội dung quan trọng nhất là quan hệ
giữa hai nước trong khuôn khổ “hệ thống triều cống”, bao gồm chính
sách ngoại giao của Trung Quốc, Nhật Bản, đặc điểm, bản chất và
khuynh hướng phát triển của quan hệ giữa hai nước. Trên cơ sở nghiên
cứu diễn biến quan hệ Trung - Nhật thời kỳ này, luận văn phân tích và lý
giải tính chất phức tạp của quan hệ Trung - Nhật trong thời kỳ này và rút
ra một số đặc điểm nổi bật trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
“Hệ thống triều cống” là trật tự quan hệ quốc tế lấy Trung Quốc
làm trung tâm dựa trên “quan niệm Hoa Di” của Nho giáo đã từng tồn tại
hàng nghìn năm trong thời kỳ cổ - trung đại ở khu vực Đông Á. Đây là
trật tự quan hệ quốc tế chủ yếu ở Đông Á thời tiền cận đại và có ảnh
hưởng to lớn đến sự phát triển của quan hệ quốc tế giữa các dân tộc Đông
Á. Với tư cách là một quốc gia thành viên của khu vực Đông Á, chịu ảnh
hưởng sâu sắc của văn minh Trung Hoa, Nhật Bản đã sớm tham gia vào
“hệ thống triều cống” và đã trải qua các thời kỳ cầu sách phong, thụ sách
phong, cự tuyệt sách phong và cuối cùng là muốn phá vỡ hệ thống này”
[48, tr.3]. Từ việc đặt mối quan hệ Trung - Nhật trong “hệ thống triều
cống”, luận văn tiến hành khảo sát diễn biến quan hệ Trung - Nhật trong
trật tự quan hệ quốc tế này, do đó quan điểm hệ thống là cơ sở để khảo
sát và phân tích những vấn đề trình bày trong luận văn.
Là một đề tài lịch sử, đương nhiên phương pháp chủ yếu được sử
dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử theo quan điểm duy vật lịch sử.

4



Luận văn vận dụng phương pháp luận lịch sử và phương pháp nghiên cứu
lịch sử cụ thể cùng phương pháp lôgic để phân tích mối liên hệ giữa các
sự kiện theo quan niệm đồng đại và lịch đại trên cơ sở khảo sát các nguồn
tư liệu. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu
khác như: phương pháp logic, phương pháp so sánh, phương pháp thống
kê… để thể hiện rõ chủ đề nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn:
1. Với việc trình bày những nội dung chủ yếu là mối quan hệ giữa
hai nước trong khuôn khổ “hệ thống triều cống” và những vấn đề có liên
quan như chính sách “hải cấm”, cướp biển, chiến tranh Triều Tiên…
trong thời gian khoảng 3 thế kỷ, luận văn tái hiện lại một thời kỳ quan
trọng và phức tạp trong tiến trình lịch sử của quan hệ giữa Trung Quốc và
Nhật Bản.
2. “Hệ thống triều cống” với Trung Quốc là trung tâm dựa trên nền
tảng tư tưởng Nho giáo là một trật tự quan hệ quốc tế từng tồn tại hàng
nghìn năm trong lịch sử khu vực Đông Á. Luận văn tìm hiểu những đặc
điểm và tính chất của quan hệ Trung - Nhật trong trật tự quan hệ quốc tế
này.
3. Nghiên cứu diễn biến lịch sử quan hệ Trung - Nhật trong ba thế
kỷ để rút ra những đặc điểm và bản chất của quan hệ này trong khuôn khổ
“hệ thống triều cống”.
4. Trên cơ sở nghiên cứu quan hệ Trung - Nhật thời kỳ này góp
phần lý giải nguyên nhân, đặc điểm khuynh hướng diễn biến của quan hệ
Trung - Nhật trong những thời kỳ sau.

5



6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn chia làm 3
chương:
Chương 1: Lịch sử quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản cho đến trước
thế kỷ XIV
Chương 2: Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản từ thế kỷ XIV đến nửa
đầu thế kỷ XVI
Chương 3: Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản từ nửa sau thế kỷ XVI
đến thế kỷ XVII

6


Chương 1
LỊCH SỬ QUAN HỆ TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN
CHO ĐẾN TRƯỚC THẾ KỶ XIV
1.1. Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản trước thế kỷ II TCN
Trung Quốc và Nhật Bản đều là hai quốc gia cổ xưa ở khu vực
châu Á, có lịch sử và văn hóa phát triển lâu đời, khoảng cách về địa lý
giữa hai nước rất gần gũi, hiện nay thường được gọi là những nước láng
giềng “cách nhau bởi một dải nước hẹp” (nhất y đới thủy-“一衣带水”). Bởi
vì vị trí địa lý gần gũi, nhân dân hai nước đã thiết lập quan hệ qua lại với
nhau cách ngày nay khoảng hơn 2.000 năm.
Lịch sử giao lưu văn hóa Trung Nhật có văn tự ghi lại, chí ít cũng
có hơn hai nghìn năm. Trong cuốn sách “Sơn hải kinh” thời Chu - Tần đã
có ghi lại “Oa thuộc Yên”. Trong “Hán thư, Địa lý chí” ra đời vào thế kỷ I
có ghi lại sớm nhất về quan hệ Trung-Nhật. “Hán thư” ra đời vào thế kỷ
III đã ghi lại ghi lại tỉ mỉ về phong tục và quan hệ Trung-Nhật. Sử liệu ghi
lại rõ ràng việc sứ giả của Oa đến kinh đô nhà Hán là “Hậu Hán thư, Oa
truyện” và “Tam quốc, Ngụy thư, Oa nhân truyện”.

Từ thời kỳ đồ đá, văn hóa Nhật Bản đã tiếp nhận sự truyền bá của
van hóa đến từ Đại lục Trung Quốc mà không ngừng phát triển, đến thời
kỳ này, do Triều Tiên đã xác lập được ưu thế chính trị, văn hóa đại lục
càng được truyền bá mạnh đến quần đảo Nhật Bản với nhiều hình thức
phong phú, ví dụ vua các nước ở bán đảo Triều Tiên để thực hiện mục
đích chính trị mà cống hiến các văn vật mới; văn hóa do “người quy hóa”
đến từ bán đảo Triều Tiên mang đến; văn hóa do các phần tử trí thức Nhật
Bản đến bán đảo Triều Tiên mang về… Văn hóa truyền vào, cho dù là về
văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất đều có ảnh hưởng vạch thời đại đối
với văn hóa Nhật Bản” [67, tr.44]. Về phương diện văn hóa tinh thần, chữ
Hán, thư tịch, Nho giáo, Phật giáo truyền bá vào Nhật Bản đã quyết định

7


tính chất của văn hóa Nhật Bản sau này. Về phương diện vật chất, các kỹ
thuật nông nghiệp như thủy lợi, nuôi tằm…, các loại kỹ thuật công nghệ
như kiến trúc, điêu khắc, luyện kim, làm đồ sứ… đều có những đóng góp
to lớn trong việc nâng cao trình độ cuộc sống.
Theo những sử liệu thời cổ đại ghi chép lại, cuối thời Xuân Thu
(770 TCN-475 TCN) đến thời Tần (221 TCN-206 TCN), một số người
nước Ngô và Việt ở vùng Giang Nam đã vượt biển đến Nhật Bản. Họ
nương theo gió mùa hoặc dòng hải lưu để đi đến đảo Kiu Xiu sinh sống.
Những người dân của nước Ngô và nước Việt lần lượt kéo đến định cư ở
Nhật Bản tạo thành những nét gần gũi về tập tục của hai bờ biển, người
Ainu (Nụy) tự xưng là hậu duệ của người Ngô và “Đông Hải thông đạo
nên là một trong những tuyến đường quan trọng trong giao lưu văn hóa”
từ bờ biển phía Đông của Trung Quốc trực tiếp đến Kiu Xiu [33, tr. 4].
Thời Hán (206 TCN-220), giao lưu giữa Trung Quốc và Nhật Bản
trên thực tế có hai con đường: Một là con đường chính thức thông qua

bán đảo Triều Tiên, người Nhật Bản đến quận Lạc Lãng hoặc quận Đới
Phương, sau đó theo đường bộ đến Lạc Dương triều cống; Hai là con
đường dân gian với việc người Nhật Bản cổ đại lợi dụng các dòng hải lưu
đến Trung Quốc để buôn bán [33, tr. 5].
1.2. Quan hệ Trung Quốc- Nhật Bản thế kỷ II TCN - thế kỷ VI: Nhật
Bản gia nhập “hệ thống triều cống”
1.1.1 “Hệ thống triều cống” trong lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á
Năm 221 TCN, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc,
quốc gia đa dân tộc với người Hán là chủ thể đã hình thành. Trong nước,
nhà Tần thực hiện sự thống nhất về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa,
bên ngoài mở rộng sự bành trướng xâm lược đối với các dân tộc xung
quanh. Tư tưởng Hoa Di cũng theo đó mà được áp dụng để xử lý mối
quan hệ với các nước xung quanh, từ đó đã xác lập trật tự quốc tế trên cơ

8


sở quan hệ triều cống, lấy Trung Quốc là trung tâm, hoàng đế Trung
Quốc thực hiện sách phong đối với các nước xung quanh, trong khi các
nước thì xưng thần nạp cống.
Như vậy, “hệ thống triều cống” là chế độ và trật tự ngoại giao,
thương mại, chính trị, quân sự, kinh tế, giao lưu văn hóa hình thành trong
lịch sử quan hệ giữa Trung Quốc và nước ngoài thời cổ đại. Ngoại quốc,
ngoại tộc dâng lễ vật đến Trung Quốc gọi là “triều cống”, Trung Quốc
ban thưởng lại lễ vật cho ngoại quốc, ngoại tộc gọi là “hồi tứ”.
Trong số các học giả đề cập sớm nhất đến “hệ thống triều cống” và
có những nghiên cứu sớm về hệ thống này là học giả Nhật Bản Tây Đảo
Định Sinh. Trong quyển 2 của cuốn Lịch sử Nhật Bản xuất bản năm 1962
với tựa đề “Thế giới Đông Á và thể chế sách phong - Đông Á thế kỷ VI VIII”, lần đầu tiên ông đưa ra khái niệm về “hệ thống triều cống”. J.K.
Fairbank gọi hệ thống này là “hệ thống Hoa Di” hoặc “trật tự thế giới

truyền thống của Trung Quốc”, Hoàng Kĩ Liên thì gọi là “trật tự Hoa Hạ
của châu Á” hoặc “hệ thống lễ trị thiên triều” [63, tr. 55]. Ở đây luận văn
sử dụng khái niệm “hệ thống triều cống” để nhấn mạnh đến nội dung
chính là “triều cống”trong trật tự quan hệ quốc tế.
Cơ sở lý luận của “hệ thống triều cống” là tư tưởng Nho gia và
quan niệm tông pháp truyền thống của Trung Quốc. Nguồn gốc sâu xa
của chế độ triều cống bắt nguồn từ chế độ phân phong thời Tiên Tần khi
giai cấp thống trị Trung Quốc quan niệm trong Thi kinh: “Khắp dưới gầm
trời, đâu cũng đất vua; người dân trên mặt đất, đâu cũng là thần dân của
vua” [63, tr. 56]. Từ thời Thương và Chu ở Trung Quốc người đứng đầu
quốc gia (Thiên tử) đã thi hành chế độ phân phong đất đai cho con em và
công thần để thiết lập nên các nước chư hầu. Các nước chư hầu này có
nghĩa vụ phải phục tùng mệnh lệnh và thi hành các trách nhiệm đối với
Thiên tử, trong đó quan trọng nhất là phải định kỳ đến triều cống. Sau đó,
Trung Quốc dần dần áp dụng phương thức phân phong và triều cống này

9


để xử lý mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia xung quanh, kết
hợp với “quan niệm Hoa Di” xem Trung Quốc là nước văn minh nhất
nằm ở giữa, các quốc gia và dân tộc xung quanh lạc hậu, chậm tiến, là
“Man”, “Di” cần được khai hóa.
Nội dụng chính của hoạt động triều cống là các nước phiên thuộc
xung quanh tiến cống lễ vật đối với nước tôn chủ là Trung Quốc theo thời
gian, dùng niên hiệu, niên lịch của vương triều tôn chủ để biểu thị sự thần
phục; trong khi nước tôn chủ tiến hành phong thưởng cho nước phiên
thuộc, dùng đó để biểu thị ân đức của thiên triều. Về mặt chính trị, nước
triều cống sử dụng niên hiệu, lịch pháp của vương triều Trung Quốc, phái
sứ giả đến triều đình Trung Quốc, tiến hành trình bày, thuyết minh đối

với sự chất vấn của triều đình Trung Quốc. Qua đó, các vương triều
Trung Quốc can thiệp vào công việc nội chính của các nước triều cống.
Về mặt kinh tế, nước triều cống cống hiến lễ vật cho vương triều Trung
Quốc; vương triều Trung Quốc ban thưởng lại cho nước triều cống. Về
mặt lễ nghi biểu hiện là sách phong, phong điển, báo tang, tạ ơn…
Như vậy, hệ thống triều cống có cơ sở từ những nhân tố chính trị
và văn hóa truyền thống Nho gia, thời cổ đại phong kiến Trung Quốc đã
sáng tạo ra hệ thống quan hệ quốc tế, hệ thống này gọi là chế độ triều
cống, cũng gọi chế độ phong cống. “Hệ thống triều cống” đã đóng vai trò
như là một mô hình ngoại giao dùng để xử lý quan hệ giữa Trung Quốc
và các nước thời cổ trung đại và đã đưa đến những ảnh hưởng sâu xa đối
với Trung Quốc cổ đại và những quốc gia xung quanh. Cùng với sự phát
triển của quan hệ Trung Quốc với các nước xung quanh, “hệ thống triều
cống” dần phát triển và hoàn thiện.
Nhật Bản là một quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á. Trong lịch sử
phát triển của Nhật Bản, đảo quốc này đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn
minh Trung Hoa và có những mối quan hệ gắn bó mật thiết với nền văn
minh lớn nhất và rực rỡ nhất khu vực. Vì vậy, khi nghiên cứu quan hệ

10


Trung Quốc với các nước Á Đông nói chung và với Nhật Bản nói riêng
không thể bỏ qua ảnh hưởng và sự chi phối của “hệ thống triều cống” đối
với mối quan hệ giữa hai nước.
1.2.2. Quan hệ Trung - Nhật thế kỷ II TCN - thế kỷ VI
Vào thế kỷ I TCN, nhiều tiểu quốc được thành lập trên quần đảo
Nhật Bản. Khoảng thế kỷ II, các tiểu quốc trên quần đảo Nhật Bản dần
được thống nhất dưới chính quyền Yamatai đã bước vào giai đoạn phát
triển đất nước thời kỳ sớm. Sau khi Nữ hoàng Himiko lên ngôi, với mục

đích duy trì sự thống trị đối với các nước thần phục đã tích cực liên hệ
với nhà Hán và nhà Tào Ngụy. Theo Hậu Hán thư, phần Đông Di truyện,
năm Kiến Vũ Trung Nguyên thứ 2 (57), Oa Nô quốc đến triều cống,
Quang Vũ phong cho ấn [61, tr. 60].
Trong “Ngụy chí, Oa nhân truyện” đã ghi lại tường tận về địa lý,
lịch sử, chính trị, phong tục… của Oa nhân quốc, trong đó nội dung trung
tâm là tình hình nước Yamatai và nữ vương Himiko của vương quốc đó
và mối quan hệ của nó với các vương triều Trung Quốc. Năm Ngụy Minh
đế Cảnh Sơ thứ 3 (239), Himiko cử sứ giả Nan Thăng Mễ đến kinh đô
nhà Ngụy. Ngụy Minh đế ban cho Himico phong hiệu “Thân Ngụy Oa
Vương” và ấn vàng, phong cho Nan Thăng Mễ là “Suất Thiện trung lang
tướng”, trao cho ấn bạc, đồng thời ban cho các loại lễ vật [74, tr. 62].
Năm Chính Thủy thứ nhất nhà Ngụy, Thái thú Quận Đới Phương Cung
Tôn phái Hiệu Úy Kiến Trung đến nước Yamatai. Đây là lần đầu tiên các
vương triều Trung Quốc phái sứ giả đi sứ Nhật Bản. Sau đó hai bên đều
có sứ giả qua lại thăm viếng lẫn nhau. Năm Thái Thủy thứ 2 nhà Tấn
(266), Oa nữ vương phái sứ giả đến cống, biểu thị sự chúc mừng nhà Tấn
thay nhà Ngụy. Sự đãi ngộ của Ngụy Minh đế hậu hĩnh như vậy có thể là
sự thể hiện sự vui mừng vì lâu người Oa không đến triều cống, muốn lợi
dụng họ để giúp cho việc ổn định tình hình thống trị của họ trên bán đảo
Triều Tiên. Sự kiện này mở đầu cho mối quan hệ hòa bình giữa nhà Ngụy

11


và người Oa. Trong sử sách có ghi lại các sự kiện năm 247, nữ vương
Himiko cử sứ giả đến nhà Ngụy. Những người kế vị Himiko cũng tiếp tục
duy trì mối quan hệ với nhà Ngụy và nhà Tấn sau đó. Sử liệu ghi chép lại
đến năm Tấn Vũ đế Thái Thủy thứ 2 (266) thì người Oa không cử sứ giả
đến Trung Quốc nữa. Từ đó về sau, trong các sử liệu Trung Quốc một

thời gian hoàn toàn không thấy có ghi chép về từ “Oa” cho đến 147 năm
sau vào thời vua Nghĩa Hy nhà Đông Tấn (413) mới lại xuất hiện từ “Oa”
trong các sử liệu. Trong 147 năm hai nước không duy trì mối quan hệ này
nguyên nhân chủ yếu là do tình hình phía Nhật Bản đang diễn ra những
hoạt động thống nhất đất nước và cơ bản là sự diệt vong của nữ vương.
Thời kỳ Nam Bắc triều (317-581) ở Trung Quốc tương ứng với
“thời đại Oa Ngũ Vương” của nước Đại Hòa Nhật Bản trong sử sách
Trung Quốc ghi lại tên của Oa Ngũ Vương là Tán, Trân, Tế, Hưng, Vũ.
Trong Tấn thư có ghi năm Nghĩa Hy thứ 9 (413) “Cao Cú Lệ, Nụy quốc...
đến hiến phương vật”[33, tr. 7]. Đó chính là sự kiện Oa vương Tán phái
sứ giả đến triều đình Đông Tấn hiến phương vật. Năm 421, Tống Vũ đế
Lưu Dục ở Nam triều ban cho Oa vương Tán hiệu “An Đông Tướng quân
Oa quốc vương”. Về sau, Oa vương không ngừng cử sứ giả đến cống
phương vật. Theo thống kê, trong 59 năm thời Lưu Tống, 5 vua Oa đã 10
lần phái sứ giả đến triều cống [74, tr. 62].
Theo sử sách của Trung Quốc ghi chép lại, thế kỷ thứ V đến đầu
thế kỷ VI có 5 vị quốc vương lần lượt thống trị các đảo của Nhật Bản, sử
gọi là “thời đại Oa ngũ vương”. Nhiều học giả ví 5 vị đại vương tương
ứng với 5 vị Thiên hoàng là Nhân Đức, Phản Chính, Doãn Cung, An
Khang, Hùng Lược. Theo ghi chép lại, năm 413 Oa vương Tán lần đầu
tiên cử sứ giả đến Nam triều hiến phương vật. Năm 421 (Lưu Tống Thủy
Sơ) lại cử sứ giả đến triều cống, và được vua Tống hạ chiếu khen ngợi.
Năm 425, 430 Oa vương Tán lại cử sứ giả đến triều cống, trong đó năm
425 cử Tào Đạt đến phụng biểu hiến phương vật. Tào Đạt hiển nhiên là

12


một người Hán di cư đến Nhật Bản, được người Nhật giao nhiệm vụ đảm
nhận là sứ giả đến triều cống là bởi vì ông am hiểu tình hình ở Trung

Quốc (bao gồm ngôn ngữ, quân sự, phong tục tập quán). Sứ giả mang đến
“biểu” của Oa vương, chứng tỏ triều đình Đại Hòa đã sử dụng chữ Hán
trong các văn bản ngoại giao. Sau đó, Oa vương Trân (珍),Tế (济),
Hưng (兴), Vũ (武) cũng lần lượt cử sứ giả đến triều cống [64, tr. 20].
1.3. Quan hệ Trung - Nhật thời Tùy Đường (thế kỷ VII - X)
Sau khi Trung Quốc trải qua phân liệt Nam Bắc triều trong thời kỳ
dài đã đạt được sự thống nhất dưới thời nhà Tùy (581-617). Thời kỳ này,
Nhật Bản đã trực tiếp phái sứ giả đến nhà Tùy. Nhật Bản từ thời kỳ Thiên
Hoàng Hùng Lược (雄略) cử sứ giả đến Nam Triều, trong khoảng gần hai
thế kỷ không cử sứ giả đến Trung Quốc, đến thời kỳ này mới lại hồi phục
quan hệ với Trung Quốc; thế nhưng, việc hồi phục lại quan hệ ngoại giao
có tính chất hoàn toàn khác so với thời kỳ trước. Trước đó mục đích trong
quan hệ với Trung Quốc là để ngăn chặn việc bị mất thế lực trên bán đảo
Triều Tiên. Đến thời kỳ này, mục đích của Nhật Bản trong quan hệ với
Trung Quốc là để tích cực hấp thu nền văn hóa mới, đồng thời chứng tỏ
quốc lực của Nhật Bản sau khi được củng cố, vì vậy thái độ của Nhật Bản
có phần tự tin hơn. Năm 607, Thiên hoàng Thối Cổ đã phái sứ giả đến
nhà Tùy. Năm sau (608) cùng sứ giả nhà Tùy về nước, sứ giả nhà Tùy là
Bùi Thế Thanh đến Nhật Bản. Cùng năm đó Nhật Bản lại cử sứ giả đến
nhà Tùy, trong quốc thư của sứ giả Nhật Bản đến nhà Tùy lần đầu tiên có
câu “Thiên tử nơi Mặt trời mọc gửi thư cho Thiên tử nơi Mặt trời lặn”
[11, tr. 183]. Trong quốc lần thứ hai thì dùng câu “Thiên hoàng phía
Đông cung kính trình bày với Hoàng đế phương Tây” (nguyên văn: Đông
Thiên hoàng kính bạch Tây Hoàng đế-东天皇敬白西天皇). Hàm ý của
câu này ý là ngài là Thiên tử, tôi cũng là Thiên tử, ngài là Hoàng đế, tôi
cũng là Thiên hoàng, đây chính là một sự thách thức mạnh bạo đối với tư
13


tưởng Hoa Di truyền thống của Trung Quốc. Theo phương thức ngoại

giao thông thường, đây có thể nói là hành động thiếu sách lược, nhưng nó
lại thành công khi nhà Tùy đã phái sứ giả đến Nhật Bản đồng thời cho
phép phía Nhật Bản cử lưu học sinh đến Trung. Năm 608, Tùy Dượng đế
phái Bùi Thế Thanh đến thăm Nhật Bản và nhận được sự tiếp đãi nhiệt
liệt của Thái tử Sotoku. Khi Bùi Thế Thanh về nước, Thánh Đức Thái tử
lập tức tổ chức đoàn sứ giả do Tiểu Dã Muội Tử dẫn đầu hộ tống đi cùng,
đồng thời cử theo 8 lưu học sinh. Năm 614, phía Nhật Bản lại phái đoàn
sứ giả thứ tư đến Trung Quốc, đây là đoàn sứ giả Nhật Bản cuối cùng đến
nhà Tùy. Không lâu sau đó nhà Tùy đổ (năm 617), nhưng quan hệ giữa
hai nước tiếp tục có bước phát triển mới thời Đường.
Năm 618, khi triều Đường lên thay triều Tùy ở Trung Quốc thì ở
Nhật Bản cũng xuất hiện những thay đổi về chính trị. Năm 628, Thiên
hoàng Thối Cổ chết, năm sau họ Tô Ngã lập Thư Minh đế lên ngôi. Năm
630, Tô Ngã phái sứ giả đến Trung Quốc để thiết lập quan hệ ngoại giao
với nhà Đường. Việc sứ giả Nhật Bản đến khiến Đường Thái Tông cự kỳ
vui mừng, ông đã sai người đưa sứ giả Nhật Bản về nước và ban cho
Nhật Bản nhiều tặng phẩm. Sự kiện này đã mở đầu cho thời kỳ sôi động
trong quan hệ Trung - Nhật thời Đường với những đoàn sứ giả Nhật Bản
đến Trung Quốc. Từ năm 630 đến năm 894, số lần Nhật Bản cử sứ giả
đến Trung Quốc là 19 lần [68, tr. 62-65].
Sự giao lưu giữa Trung Quốc và Nhật Bản thời Đường chủ yếu
thông qua việc Nhật Bản cử sứ giả đến nhà Đường. Trong sử liệu của
Nhật Bản, “khiển Đường sứ” (“遣唐使”) thời kỳ đầu gọi là “khiển Đại
Đường đại sứ”, “tây hải sứ”, “nhập Đường sứ”, sau đó mới chính thức gọi
là “khiển Đường sứ”. Cũng giống như sứ giả của các nước khác, triều
Đường gọi là “sứ triều cống”.
Thành viên của đoàn sứ giả đến Đường bao gồm: (1) Quan viên: 1
đại sứ, 1 đến 2 phó sứ, 1 đến 4 phán quan, 1 đến 4 lục sự. Có thời kỳ
14



ngoài đại sứ còn có 1 giáp sứ hoặc chấp tiết sứ. Họ phụ trách ngoại giao,
thương mại với triều Đường và những sinh hoạt thường ngày của đoàn
đại biểu. Giáp sứ, chấp tiết sứ, đại sứ và phó sứ là nhân vật quan trọng có
hể hoàn thành nhiệm vụ hay không, phong độ tao nhã và tu dưỡng tương
đối sâu về phương diện tri thức và lễ nghi của Trung Quốc rất quan trọng.
(2) Nhân viên đi cùng. Có lưu học sinh, lưu học tăng, phiên dịch, chủ thần,
thầy thuốc, thầy âm dương, họa sĩ, xạ thủ, nhạc sĩ, thợ ngọc, thợ gốm, thợ
đóng thuyền, tạp sự, thủy thủ…
Sứ đoàn Nhật Bản đến triều Đường đã tập trung những nhân tài ưu
tú của Nhật Bản đương thời về các lĩnh vực ngoại giao, học thuật, khoa
học kỹ thuật, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật, hàng hải… để đảm bảo hoàn
thành sứ mệnh ngoại giao, tiếp thu văn hóa tiên tiến của nhà Đường, nâng
cao tỉ lệ thành công của chuyến đi với mức độ cao nhất.
Thành viên của đoàn khiển Đường sứ (không bao gồm thủy thủ)
đều phải trải qua sự tuyển lựa nghiêm ngặt, là những nhân tài có tài năng
xuất chúng, trong thời gian họ lưu lại Trung Quốc họ sẽ học được kỹ
thuật văn hóa tiên tiến đem về Nhật Bản. Vì vậy, đối với các phương diện
chế độ, pháp luật, tôn giáo, giáo dục, văn học, âm nhạc, thư pháp, mỹ
thuật công nghệ, sử học, y dược, lịch pháp, kiến trúc, phong tục ăn mặc…
của Nhật Bản họ đều có ảnh hưởng sâu rộng.
“Khiển Đường sứ” ngoài đem về văn hóa kỹ thuật tiên tiến còn
đem về nhiều bảo vật quý, có một số vẫn còn được lưu giữ ở Nara. Hoạt
động thương mại của họ về mặt khách quan đã thúc đẩy giao lưu vật chất
giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
1.4. Quan hệ Trung - Nhật thời Tống Nguyên (thế kỷ X - XIV)
Mặc dù chế độ “khiển Đường sứ” chấm dứt nhưng sự giao lưu
giữa nhân dân hai nước không hề bị gián đoạn, ngược lại sự qua lại giữa
các tăng lữ, thương nhân hai nước càng mật thiết. Trong khoảng thời gian


15


ngắn khoảng 70 năm sau khi “khiển Đường sứ” chấm dứt (894) đến khi
nhà Đường diệt vong (907), sử sách đã ghi nhận hơn 37 lần sự qua lại
giữa nhân dân hai nước [64, tr. 77].
Sau khi triều Đường diệt vong (907), Trung Quốc trải qua thời kỳ
Ngũ Đại thập quốc đầy hỗn loạn (907). Thời kỳ này nước Ngô Việt ở
phía Nam sông Trường Giang với điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho
phát triển thương mại biển đã đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ với
Nhật Bản. Theo khảo sát, trong nửa thế kỷ từ khi nhà Đường diệt vong
đến khi nhà Tống thành lập, thương thuyền của Ngô Việt đã đến Nhật
Bản hơn 15 lần [64, tr. 77]. Nhà cầm quyền Ngô Việt muốn thông qua
những thương nhân thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Nhật Bản,
các vua của Ngô Việt đều có thư từ qua lại với Thiên hoàng và đại thần
Nhật Bản.
Năm 960, Triệu Khuông Dẫn thành lập triều Tống, cơ bản thống
nhất đất nước đã tạo ra điều kiện thuận lợi để hai nước Trung - Nhật thiết
lập quan hệ ngoại giao, nhưng Nhật Bản lại áp dụng thái độ tiêu cực về
mặt quan hệ quốc tế, dùng pháp luật hạn chế nghiệm ngặt sự giao lưu với
nước ngoài. Do đó, từ cuối thời Heian (nửa sau thế kỷ X) đến thời Mạc
phủ Kamakura (1192 - 1333), Nhật Bản không có quan hệ chính thức với
triều Tống ở Trung Quốc (960 - 1279). Thời gian này triều đình Nhật Bản
không cử các đoàn sứ giả đến Trung Quốc, nhưng quan hệ giữa hai nước
vẫn không hề bị gián đoạn. Nhà Tống và Nhật Bản tuy không thiết lập
quan hệ ngoại giao nhưng giữa hai triều đình vẫn có lễ vật trao đổi qua lại
thông qua các nhà sư. Ngoài ra, những hoạt động thương mại của thương
nhân hai nước cũng đã góp phần quan trọng trong việc duy trì tính liên
tục trong giao lưu văn hóa Trung - Nhật thời kỳ này.
Trong “Tống sử, Nhật Bản truyện” có ghi lại sự kiện các thuyền

buôn của Nhật Bản đến Trung Quốc vào các năm 1176, 1183, 1200, 1202

16


[64, tr. 78]. Từ đó có thể hình dung ra được tình hình phát triển của hoạt
động thương mại giữa nhà Tống và Mạc phủ Ashikaga.
Thời kỳ này, những chủng loại hàng hóa của nhà Tống đưa đến
Nhật Bản rất nhiều, bao gồm tiền đồng, hương liệu, dược liệu, đường cát,
trà… Trong đó, mặt hàng tiền đồng là đáng chú ý hơn cả. Đến thời Bắc
Tống, tiền đồng của Trung Quốc đã bắt được xuất khẩu ra nước ngoài với
số lượng lớn, triều đình tuy đã ra lệnh hạn chế nhưng đến thời Nam Tống
(1127-1279) đã xuất hiện hiện tượng “tiền hoang”. Tiền của nhà Tống lưu
thông rất rộng rãi.
Nhật Bản cũng có rất nhiều hàng hóa thông qua hoạt động thương
mại này được đưa vào Trung Quốc, trong đó sản phẩm công nghệ là
nhiều nhất, các sản phẩm tinh xảo của Nhật Bản như thủy tinh, quạt,
kiếm… đều rất được người Tống ưa chuộng. Nhà thơ nổi tiếng nhà Tống
là Âu Dương Tu có một bài thơ “Bài ca về kiếm Nhật Bản” đã khen ngợi
về sự tinh xảo của kiếm Nhật Bản [30, tr. 242]. Giữa các nhà sư nhà Tống
và Nhật Bản cũng thường tặng cho nhau những sản phẩm công nghệ.
Ngoài ra, các mặt hàng như gỗ quý, vàng dùng để xây dựng tự viện cũng
là sản phẩm Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc.
Thời Ashikaga, sự giao lưu giữa các tăng lữ rất nhộn nhịp, đã xuất
hiện rất nhiều nhà sư Nhật Bản nổi tiếng đến Trung Quốc thời Tống. Họ
đi thuyền đến Trung Quốc học tập Phật giáo và văn hóa của Nam Tống
rồi mang về Nhật Bản.
Các nhà sư Nhật Bản đến Trung Quốc thời Tống thời kỳ đầu thời
Ashikaga kế thừa truyền thống của các nhà sư đến Trung Quốc thời Bắc
Tống, tức di tham quan các thánh địa, tìm hiểu Phật giáo. Nhiều nhà sư

nổi tiếng của Nhật Bản đều từng đến Trung Quốc thời Tống như Tuấn Nãi
(俊艿) đã ở lại Trung Quốc 13 năm, sau khi về nước đã phát triển Luật
Tông và trở thành nhân vật tiêu biểu đến Trung Quốc học tập Luật Tông
thời Tống. Sau đó, có rất nhiều đệ tử của ông đến Trung Quốc học tập về
17


Phật giáo thời Tống. Về Thiền Tông có Vinh Tây (荣西) cũng từng đến
Trung Quốc học tập về Phật giáo, sau khi về Nhật Bản đã xây dựng các
chùa Thọ Phúc, Kiến Nhân và đóng vai trò là người giúp cho sự hưng
thịnh của Thiền Tông Nhật Bản. Kế thừa ông còn có rất nhiều nhà sư đến
Trung Quốc học hỏi Phật pháp khiến cho phong trào đến Trung Quốc học
tập Phật giáo của các nhà sư Nhật Bản đạt đến cao trào.
Các nhà sư Nhật Bản đến Trung Quốc thời Tống ngoài học tập Phật
giáo còn thu thập rất nhiều kinh Phật và điển tịch mang về Nhật Bản,
trong đó quan trọng nhất là “Đại tạng kinh”. “Đại tạng Kinh” truyền vào
Nhật Bản đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đến ngành in ấn của Nhật
Bản. Ngoài ra, các nhà sư Nhật Bản còn đưa về nước hàng ngàn cuốn
kinh điển của các tông phái khác như Luật Tông, Thiên Đài tông, Hoa
Nghiêm tông [64, tr. 99].
Thời Nam Tống, Nho giáo phát triển, các kinh điển của Nho giáo
cũng được các nhà sư Nhật Bản đưa về nước. Tuấn Nãi đã từng mang về
hơn 200 cuốn sách về kinh điển của Nho giáo. Những kinh điển này có
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học Ngũ Sơn thời kỳ sau.
Ngoài kinh điển và thư tịch, các nhà sư Nhật Bản đến Trung Quốc
thời Tống còn mang về nước nhiều dụng cụ dùng trong nghi lễ của Phật
giáo, sản phẩm công nghệ và các đặc sản. Theo ghi chép lại, Tuấn Nãi
từng ba lần đến Trung Quốc đã đem về nhiều hạt xá lợi và những bức
tranh thủy mặc về tượng La Hán mà về sau rất có ảnh hưởng đối với
phong cách đắp tượng La Hán của Nhật Bản. Ngoài ra, trong các hàng

hóa mà các nhà sư mang về nước còn có rất nhiều các loại trà, Vinh Tây
đã đem phương pháp trồng trà và uống trà từ Trung Quốc về Nhật Bản và
viết cuốn sách “Ghi chép về uống trà dưỡng sinh” khiến cho phong tục
uống trà được lưu hành rộng rãi.
Bên cạnh số lượng lớn các nhà sư Nhật Bản đến Trung Quốc thời
Tống còn có không ít các nhà sư Trung Quốc đến Nhật Bản. Theo nghiên
18


cứu của Mộc Cung Thái Ngạn, thời kỳ Ashikaga có tổng cộng 14 nhà sư
Tống đến Nhật Bản [68, tr. 369-370]. Trong đó sớm nhất là Lan Khê Đạo
Long và đệ tử là Nghĩa Công Chiêu Nhân đến Nhật Bản năm 1246 đã
được các tướng quân Nhật Bản coi trọng và năm 1253 được mời làm trụ
trì chùa Kiến Trường. Sau Đạo Long có một số nhà sư nổi tiếng khác đến
Nhật Bản là Phổ Ninh từng ở lại Nhật Bản 5 năm và cũng nhận được sự
tín nhiệm của các tướng quân Nhật Bản, ông cũng là người có ảnh hưởng
lớn đến sự kết hợp giữa Thiền Tông và võ sĩ Nhật Bản. Ngoài ra còn phải
kể đến nhiều nhà sư khác như Tĩnh Chiếu, Chính Niệm, Tổ Nguyên…
cũng từng đến Nhật Bản. Sau khi họ đến Nhật Bản đã góp phần quan
trọng vào sự phát triển của Thiền Tông Nhật Bản trong giới võ sĩ.
Thế kỷ XIII, trong kế hoạch bành trướng của mình, triều Nguyên
(1279-1368) đã có tham vọng xâm lược Nhật Bản. Trong chính sách đối
với Nhật Bản, nhà Nguyên chủ trương “tiên lễ hậu binh” (ban đầu cử sứ
giả đến thần phục, nếu không được sẽ xuất binh chinh phạt). Trước khi
phát động tấn công Nhật Bản, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt đã cử sứ giả
đến gửi thư yêu cầu Nhật Bản đầu hàng. Nhưng xuất phát từ lòng tự tôn
dân tộc, phía Nhật Bản đã cự tuyệt yêu cầu này. Thời kỳ này, Nhật Bản
dưới sự thống trị của Mạc phủ Kamakura với sức mạnh tự cường đã tích
cực, chủ động tổ chức kháng chiến chống lại sự xâm lược của quân
Nguyên Mông, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Kết quả, qua hai

cuộc chiến tranh năm 1274 và 1281 với chiến thắng thuộc về Nhật Bản đã
củng cố và tăng cường ý thức độc lập của dân tộc này trong mối quan hệ
với Trung Quốc. Sau chiến tranh, hai nước Trung - Nhật trở thành thù
địch, trong vòng gần một thế kỷ, giữa triều Nguyên và chính quyền Nhật
Bản đã không thiết lập quan hệ ngoại giao.
Không giống với thời Tống, thời Nguyên (1279-1368) thuyền buôn
trong quan hệ thương mại dân gian hai nước hầu như đều đến từ Nhật
Bản. Triều Nguyên phỏng theo chế độ của nhà Tống, đặt Đề cử thị bạc ty

19


tại Quảng Châu, Tuyền Châu, Khánh Nguyên (Ninh Ba) làm cảng thương
mại với Nhật Bản. Nhưng do vị trí địa lý, tuyệt đại bộ phận thuyền buôn
Nhật Bản đều đến Khánh Nguyên. Cảng thương mại của Nhật Bản vẫn là
Hyogo, do đó thuyền buôn giữa Trung Quốc và Nhật Bản thời Nguyên
chủ yếu qua lại hai cảng này.
Thời Nguyên, thuyền buôn Nhật Bản sau khi đến Trung Quốc sẽ
được Thị bạc ty phát cho một văn bản tương tư như giấy chứng nhận, sau
đó thị bạc ty thu thuế mới được tiến hành trao đổi hàng hóa.
Những hàng hóa mà Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu
là tiền đồng, kinh sách, dụng cụ dùng trong các nghi lễ của Phật giáo, đồ
uống trà, tranh…, trong đó tiền đồng vẫn là một trong những sản phẩm
xuất khẩu chủ yếu. Theo ghi chép của “Nguyên sử”, quyển 208 Nhật Bản
truyện “Nhật Bản cử thương nhân đến để mua đồng” [64, tr. 97] chứng tỏ
tiền đồng của Trung Quốc rất được Nhật Bản ưa chuộng. Mặc dù từng
cấm xuất khẩu tiền đồng ra nước ngoài, nhưng một số lượng lớn tiền
đồng vẫn được đưa đến Nhật Bản thông qua thương mại dân gian.
Số lượng kinh Phật, thư tịch của Trung Quốc đưa vào Nhật Bản
thời Nguyên cũng rất lớn. Bản “Nhất thiết kinh” đưa vào Nhật Bản chính

là do thương nhân Nhật Bản mang về trong thời kỳ này. Các kinh điển
của Nho gia, Đạo gia như “Luận ngữ”, “Lão tử”… cũng đều được đưa
đến Nhật Bản thời Nguyên. Các dụng cụ dùng trong nghi lễ của Phật giáo
và đồ uống trà được lưu hành rộng rãi trong giới tăng lữ và xã hội thương
lưu. Do sự phát triển mạnh của quan hệ hai nước thời kỳ này mà phong
tục uống trà đã được phổ biến rộng rãi tại Nhật Bản. Các hàng hóa từ
Nhật Bản xuất khẩu sang Trung Quốc thời Nguyên mặc dù không có tư
liệu ghi chép lại cụ thể, nhưng về cơ bản giống như các mặt hàng xuất
sang Nhật Bản thời Tống, chủ yếu là vàng, kiếm và các sản phẩm mỹ
thuật công nghệ như đồ khảm trai, quạt…

20


×