Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Chủ trương của Đảng trong quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1993 đến năm 2011 : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 56

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

LÊ THỊ THÚY

CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG TRONG
QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT BẢN
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2011

Chuyên nghành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Minh

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những
kế t luận trong luận văn chưa từng được công bố trong bấ t
cứ công trình nào.
Tác giả

Lê Thi ̣Thúy


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy , Cô
ở khoa Lịch Sử , trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân Văn



– Đa ̣i ho ̣c

Quố c gia Hà Nô ̣i đã tâ ̣n tình giảng da ̣y và hướng dẫn trong thời gian ho ̣c
tâ ̣p ta ̣i Khoa .
Đặc biệt , tác giả luận văn xin bày tỏ

lòng biết ơn sâu sắc đối với

PGS.TS. Phạm Quang Minh, Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân Văn, đã dành
nhiề u thời gian và công sức hướng dẫn tác giả hoàn thành luâ ̣n văn này.
Chủ trương của Đảng trong quan hệ văn hóa Việt Nam

- Nhật Bản từ

năm 1993 đến năm 2011 là một vấn đề khó và còn mới mẻ , chưa đươ ̣c nhiề u
nhà khoa ho ̣c đề câ ̣p đế n . Mă ̣c dù đã cố gắ ng hế t sức , song do những ha ̣n chế
của bản thân nên không tránh khỏi những thiếu sót . Vì vậy, tác giả rất mong
nhâ ̣n đươ ̣c ý kiế n đóng góp để luâ ̣n văn đươ ̣c hoàn chin̉ h hơn.
Hà Nội, tháng 3 năm 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 6
6. Đóng góp của luận văn. ............................................................................. 6

7. Bố cục của luận văn. .................................................................................. 6
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN TRƢỚC
NĂM 1993 ........................................................................................................ 8
1.1. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trƣớc năm 1993 ................................ 8
1.1.1. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trước năm 1973............................... 8
1.1.2. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ năm 1973 đến trước
năm 1993 .................................................................................................. 12
1.2. Yếu tố văn hoá trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ...................... 17
1.2.1. Văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay ........................ 17
1.2.2. Văn hóa trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ................................ 22
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 26
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHỮNG THÀNH TỰU
CỦA QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN
1993 – 2011 ..................................................................................................... 27
2.1. Nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1993
đến năm 2011.............................................................................................. 27
2.1.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................. 27
2.1.2. Bối cảnh trong nước ....................................................................... 32
2.2. Chính sách ngoại giao văn hoá của Đảng trong quan hệ với Nhật Bản .... 36
2.2.1. Chính sách chung của Đảng về mở rộng giao lưu văn hóa. ........... 36


2.2.2. Quá trình triển khai quan hệ văn hóa với đối tác Nhật Bản ........... 44
2.3. Kết quả thực hiện quan hệ văn hoá Việt Nam - Nhật Bản ............. 57
2.3.1. Đẩy mạnh giao lưu văn hóa, nghệ thuật ......................................... 57
2.3.2. Hợp tác trao đổi trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực .. 63
2.3.3. Hợp tác trao đổi trên lĩnh vực khoa học công nghệ ....................... 73
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 77
Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM NHẬT BẢN .................................................................................................... 79
3.1. Một số kinh nghiệm chủ yếu .............................................................. 79

3.2. Hạn chế ................................................................................................ 84
3.3. Khuyến nghị ........................................................................................ 90
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 96
KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107


DANH MỤC NHƢ̃ NG CHƢ̃ VIẾT TẮT
APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation (Diế n đàn hơ ̣p tác kinh tế châu
Á – Thái Bình Dương)

ASEAN

The Association of Southeast Asian Nations (Hiê ̣p hô ̣i các quố c gia
Đông Nam Á)

ASEM

Asia – Europe Meeting
Hô ̣i nghi Ạ́ - Âu

CNH – HĐH

Công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa

CNXH


Chủ nghĩa xã hội

FDI

Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ

UNESCO

chức giáo du ̣c, khoa ho ̣c và văn hóa Liên hơ ̣p quố c )

KH&CN

Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn

ODA

Official Development Assistance (Hỗ trơ ̣ phát triể n chiń h thức)

TBCN

Tư bản chủ nghiã

WTO

World Trade Organization (Tổ chức Thương ma ̣i Thế giới)

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt và nhất là từ khi toàn cầu hóa trở
thành xu thế tất yếu của thế giới, sự biến chuyển mạnh mẽ của tình hình thế
giới yêu cầu các quốc gia phải điều chỉnh quan hệ đối ngoại của mình. Việt
Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong xu thế hội nhập đang diễn ra sôi
động, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương thực hiện chính sách đối
ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, văn hóa được xem là
một trong yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của đất nước . Văn hóa
không chỉ thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu mà còn của chính phủ và
nhiều tổ chức quốc tế. Giao lưu văn hóa đã thực sự trở thành một trong những
quy luật vận động tất yếu khách quan và phổ biến trong sự phát triển của các
nền văn hóa ở mỗi quốc gia, dân tộc. Trong quá trình hình thành và phát triển,
mỗi nền văn hóa đều cố gắ ng tích lũy, gạn lọc những tinh hoa văn hóa của các
nền văn hóa khác, tiếp thu biến đổi để làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc
mình, từ đó góp phần làm phong phú văn hóa nhân loại. Do đó, giao lưu văn
hóa là một trong những quy luật sống còn, một động lực cho sự tồn tại và phát
triển của mỗi nền văn hóa. Hiện nay, hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra
sôi động, văn hóa và việc mở rộng quan hệ văn hóa đang tham gia ngày càng
sâu đậm hơn vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Hơn nữa, giao lưu văn
hóa đang trở thành “sức mạnh mềm” đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy kinh tế, xã hội, duy trì hòa bình và ổn định quốc gia. Bởi vậy, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã đưa ra quan điểm: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã
hội”. Trong thập niên đầu thế kỷ 21, với sự phát triển mạnh mẽ của nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, với sự hội nhập quốc tế sâu
rộng của đất nước, chúng ta đã và đang phát huy sức mạnh của văn hóa trong

1


đối ngoại nhằm thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước. Quan hệ văn hóa của Việt Nam được xác định là việc triển khai các
hoạt động văn hóa do Nhà nước làm chủ đạo nhằm đạt được những mục tiêu
chính trị, kinh tế, văn hóa phù hợp với yêu cầu chung của công tác đối ngoại.
Quan hệ về văn hóa bao gồm những hoạt động chính là mở đường, khai thông
quan hệ với các nước và khu vực chưa có nhiều quan hệ với nước ta; xúc tiến,
tăng cường và làm sâu sắc hiểu biết với các quốc gia; quảng bá hình ảnh đất
nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế; vận động để Việt Nam có
nhiều di sản được UNESCO công nhận và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Không nằm ngoài xu thế trên, Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có
một nền văn hóa với nhiều điểm tương đồng. Mối quan hệ bang giao lâu
đời và nhờ yếu tố văn hóa đã làm cho hai dân tộc xích lại gần nhau trong
quá trình phát triển đất nước. Tuy mối quan hệ này không phải lúc nào
cũng phát triển, thậm chí còn bị gián đoạn vì những lí do lịch sử nhưng
bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cùng với sự chuyển biến của tình
hình thế giới và tình hình hai nước, quan hệ Việt Nam - Nhật bản đã có sự
biến đổi đáng kể theo hướng không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho cả hai
nước mà còn góp phần quan trọng vào trong quá trình thúc đẩy hòa bình,
ổn định và thịnh vượng chung của khu vực.
Trước đây, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản chủ yếu tập trung trên lĩnh
vực kinh tế. Nhưng từ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI quan hệ này đã được
mở rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Việc đi sâu nghiên
cứu, quá trình hợp tác về văn hóa Việt Nam - Nhật Bản sẽ làm sáng tỏ đường
lối chủ trương của Đảng, những thành tựu đạt được, bên cạnh đó nhận thức
được những hạn chế, thiếu sót và rút ra một số kinh nghiê ̣m lich
̣ sử về chủ

trương của Đảng trong quan hê ̣ đố i ngoa ̣i . Điều đó sẽ tăng cường sự hiểu biết

2


lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản , tăng thêm tình hữu nghị,
hòa bình, cùng phát triển.
Với những lý do đó, tôi cho ̣n đề tài “Chủ trương của Đảng trong quan
hê ̣ văn hóa Viê ̣t Nam - Nhâṭ Bản từ năm 1993 đến năm 2011”, để thực hiện
đề tài luận văn cao học chuyên nghành lịch sử Đảng của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Với chặng đường gần 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản
đã được giới học giả trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu, nhiều bài
viết, nhiều công trình nghiên cứu đã xuất bản thành sách và đăng tải trên các
tạp chí.
Công trình xuất bản thành sách như:
Vĩnh Sính, Việt Nam và Nhật Bản - giao lưu văn hóa, Nxb Văn nghệ
TP. Hồ Chí Minh, 2001. Công trình gồm nhiều bài tiểu luận của tác giả phân
tích những yếu tố giúp nước Nhật trở thành cường quốc tư bản ; nhâ ̣n xét về
văn hóa Việt Nam dưới con mắt của người Nhật , về vai trò và hoa ̣t đô ̣ng của
Phan Bội Châu và phong t rào Đông Du trên đất Nhật đầ u thế kỷ XX … Qua
những bài tiểu luận xuất sắc và phần khảo dịch công phu của Vĩnh Sính,
người đọc có thể hiểu được đôi nét về nền văn hoá Nhật Bản, cũng như có cái
nhìn đối chiếu ngược lại với văn hoá Việt Nam.
Mô ̣t công trình khác là của Nguyễn Văn Kim, Quan hệ Nhật Bản với
Đông Nam Á thế kỷ XV - VIII, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2004, đã khảo
cứu về quan hê ̣ Nhâ ̣t Bản và Đông Nam Á trong mô ̣t giai đoa ̣n đầ y biế n đô ̣ng ,
là cơ sở cho quan hệ sau này.
Kimura Hirôshi - Furuta Motoo - Nguyễn Duy Dũng, Những bài học về
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Nxb Thống Kê, 2005. Công trình tập trung

nghiên cứu chủ yếu về vai trò và tác động của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
trong bối cảnh hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời xác
định vị trí của mỗi quốc gia trong quan hệ ngoại giao hai nước.
3


Dương Phú Hiệp - Ngô Xuân Bình, 25 năm quan hệ Việt Nam Nhật Bản 1973 - 1998, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999. Tác giả đã
khái lược được mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nhất là giai đoạn từ
năm 1973 đến nay. Đồng thời phân tích được tiềm năng của hai nước
trong quá trình hợp tác.
Ngô Xuân Bình - Trần Quang Minh, Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản quá
khứ, hiện tại, tương lai, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005. Phân tích cơ sở
để tạo lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản là kinh tế, chính trị,
văn hóa. Và qua đó, phân tích quan hệ hai nước trên 3 lĩnh vực tương ứng.
Ngoài các công trình trên , còn rất nhiều bài báo đăng trên các tạp chí
chuyên nghành, ví dụ như:
Tạp chí Hữu nghị, đặc san “35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam Nhật Bản”, số 48, tháng 9/ 2008.
Hồ Việt Hạnh, Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thông qua một số cuộc
gặp quan trọng, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11 năm 2008
Phạm Hồng Thái (2008), Những chặng đường văn hóa Việt Nam - Nhật
Bản, tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11 năm 2008.
Nhìn chung, các công trình nói trên đều phân tích một cách sâu sắc
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lịch sử và từ khi thiết lập quan hệ ngoại
giao (1973) đến nay. Tuy nhiên, những công trình hầu hết mới chỉ tập trung
phân tích quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, còn
quan hệ văn hóa hai nước chưa được đề cập đến nhiều.
Một số công trình đăng tải trên tạp chí đã đề cập tới mối quan hệ văn
hóa Việt Nam - Nhật Bản song mới chỉ đề cấp đến những kết quả đạt được từ
khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, chưa cho thấy được chủ trương của
Việt Nam mở rộng quan hệ giao lưu văn hóa với Nhật Bản.


4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trình bày một cách hệ thống quan điểm và chủ trương cũng như việc
thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ về văn
hóa với đối tác Nhật Bản từ năm 1993 đến năm 2011. Từ đó, luận văn sẽ đánh
giá kết quả thực hiện chính sách và đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy
mạnh hơn nữa mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói chung và quan hệ văn
hóa nói riêng trong tương lai.
Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
Khái quát về quan hệ Việt Nam

- Nhâ ̣t Bản và yế u tố văn hóa trong

quan hê ̣ Viê ̣t - Nhâ ̣t trong bố i cảnh quố c tế mới.
Phân tić h chủ trương , chính sách của Đảng trong quan hệ văn hóa vớ i
Nhật Bản từ năm 1993 đến nay và việc triển khai thực hiện chủ trương đó
trong thực tế .
Đánh giá thành công , hạn chế của quan hệ văn hóa Việt Nam

- Nhật

Bản, đồ ng thời đề xuấ t mô ̣t số kiế n nghi ̣ nhằ m thúc đẩ y quan hê ̣ văn hóa V iệt
Nam - Nhâ ̣t Bản trong tương lai.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các quan niệm về văn hóa,
giao lưu văn hóa, chủ trương của Đảng trong quan hệ văn hóa giữa Việt Nam

- Nhật Bản và kết quả đạt được.
Về thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của luận văn bắt đầu từ năm 1993.
Đây là thời gian sau khi Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam sau
nhiều năm gián đoạn vào tháng 11 năm 1992. Mặc dù, viện trợ chủ yếu trên
lĩnh vực kinh tế, nhưng đã giúp cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản khai thông
trở lại và phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Thời
điểm kết thúc là năm 2011- đây là thời điểm tác giả thực hiện đề tài luận văn.

5


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận văn được thực
hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; các đường lối, quan điểm, chiến lược, nghị
quyết của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quan hệ văn hóa và vai trò của giao
lưu văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Luận văn đã sử dụng các phương pháp lịch sử logic, tổng hợp, phân
tích, thống kê nhằm đánh giá khách quan chính xác quá trình thực hiện những
chủ trương, chính sách của Đảng trong quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản.
6. Đóng góp của luận văn.
Luận văn tập trung làm rõ các quan niệm về văn hóa, giao lưu văn hóa
và vai trò của giao lưu văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Đồng thời, luận văn đã hệ thống được chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước trong mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản. Qua đó thấy
được sự nhạy bén của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó,
luận văn góp phần cung cấp thêm cứ liệu khoa học xung quanh việc tìm hiểu
đường lối phát triển văn hóa và chính sách hội nhập quốc tế của Đảng Cộng
sản và Nhà nước Việt Nam.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và cho những ai quan
tâm tìm hiểu mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Nhật Bản.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được chia làm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1: Luận văn đề cập tới quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời kỳ
trước năm 1993 và yếu tố văn hóa trong mối quan hệ bang giao hai nước.
Chương 2: Chương này phân tích những nhân tố quốc tế cuối thế kỷ
XX đầu thế kỷ XXI tác động tới chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản
6


và Nhà nước Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay. Chương này
cũng hệ thống n hững chính sách của của Đảng về ngoại giao văn hóa nói
chung và quan hệ văn hóa với Nhật Bản nói riêng, đồ ng thời phân tić h những
thành tựu đạt được trong quá trình triển khai quan hệ văn hóa với Nhật Bản.
Chương 3: Luận văn đánh giá những hạn chế trong quá trình mở rộng
quan hệ văn hóa với Nhật Bản, từ đó, rút ra những kinh nghiệm và nêu lên
một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản
trong thời gian tới.

7


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN
TRƢỚC NĂM 1993
1.1. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trƣớc năm 1993
1.1.1. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trước năm 1973
Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có quan hệ kinh tế, văn hóa từ lâu

đời, có nhiều điểm tương đồng về truyền thống, đặc biệt là truyền thống văn
hóa Á đông. Trong lịch sử, quan hệ hai nước đã trải qua nhiều biến động
thăng trầm, tuy nhiên mối quan hệ đó chưa bao giờ bị gián đoạn hoàn toàn.
Vào nửa cuối thế kỷ XIII, cả hai dân tộc Việt - Nhật đều đã từng bị Đế
quốc Mông Nguyên xâm lược và chúng đã bị đánh bại 3 lần xâm lược Đại
Việt vào các năm 1258, 1285, 1286, và bị đánh bại hai lần ở Nhật Bản vào
các năm 1274 và 1281[37, tr.159]. Trong một chừng mực nhất định, có thể
coi quan hệ Nhật - Việt bắt đầu từ thế kỷ thứ XV [66, tr.70] được đánh dấu
bằng việc buôn bán giữa hai nước thông qua những thuyền buôn đến từ Nhật
Bản. Tuy nhiên, sự có mặt của người Nhật ở Việt Nam và người Việt ở Nhật
Bản thì sớm hơn rất nhiều. Được biết, người Nhật Bản đầu tiên có mặt ở Việt
Nam là ông Nakamaro Abe - một người đã sang học tập tại Trung Quốc đời
Đường [65, tr.12]. Sau khi đã thành tài, ông trở về Nhật Bản. Trên đường hồi
hương, thuyền của ông đã bị dạt vào An Nam (Việt Nam thời bấy giờ). Ông
đã quyết định không trở về Nhật Bản nữa mà trở lại kinh đô Tràng An của
Trung Quốc. Năm 753, ông được Triều đình Trung Quốc cử sang Việt Nam
làm Tiết độ sứ và đã có công trong việc hòa giải những tranh chấp giữa các
dân tộc thiểu số ở vùng biên giới với Vân Nam. Một sự trùng hợp kỳ diệu là
cũng ngay trong thế kỷ này, một người Việt Nam đầu tiên đã có mặt tại Nhật
Bản, đó là một vị cao tăng đến dự lễ khánh thành bức tượng Phật tại chùa
Todaiji của cố đô Nara vào năm 752. Còn được biết, vị cao tăng này đã trình
8


tấu một bản nhã nhạc mà ngày nay vẫn còn được trân trọng lưu giữ bảo tồn
trong Hoàng gia Nhật Bản [70, tr.85]. Thật đáng trân trọng khi những biểu
hiện đầu tiên của sự giao lưu giữa hai dân tộc là những giao lưu văn hóa chứ
không phải là những cuộc giáp chiến binh đao. Tuy nhiên, từ thế kỷ thứ XV,
mối quan hệ hai nước Việt Nam và Nhật Bản được thấy rõ với những tiếp xúc
thương mại và văn hóa có quy mô đáng kể. Giai đoạn này kéo dài đến năm

1635, đây là khoảng thời gian Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy buôn bán với
nước ngoài, nhất là với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam trở
thành một trong những bạn hàng lớn của Nhật Bản lúc bấy giờ và thuyền
buôn của Nhật Bản đã đến nhiều địa điểm, nhất là những vùng ven biển khắp
từ bắc chí nam. Kết quả của quá trình tiếp xúc đó đã hình thành nên những
trung tâm buôn bán sầm uất như Hội An ở Đàng Trong và Phố Hiến ở Đàng
Ngoài. Trong giai đoạn lịch sử này, quan hệ bang giao Việt Nam - Nhật Bản
tập trung nhiều đến khía cạnh giao lưu kinh tế, song rõ ràng về phương diện
văn hóa, Nhật Bản đã để lại những dấu ấn nhất định mà biểu hiện là những
công trình kiến trúc, đồ gốm sứ và nhiều giá trị văn hóa khác vẫn còn được
bảo tồn đến tận ngày nay. Phố cổ Hội An ngay nay vẫn để lại nhiều dấu ấn
đậm nét minh chứng cho mối quan hệ Việt Nam với Nhật Bản lúc bấy giờ.
Ogura Sadao ước tính số người Nhật Bản ở Hội An lúc bấy giờ có khoảng
1000 người [30, tr.14]. Do số người Nhật cư trú khá đông đã hình thành nên
“phố Nhật Bản”, “cầu Nhật Bản” với những ngôi nhà có kiểu dáng kiến trúc
giống ở Nhật Bản.
Do những nguyên nhân, điều kiện lịch sử nhất định, nên nước Nhật kể
từ năm 1635 với việc thi hành chính sách “đóng cửa”, “bế quan tỏa cảng” đã
khiến cho giao lưu kinh tế, văn hóa hai nước Việt Nam - Nhật Bản bị gián
đoạn từ đó cho đến cuối thế kỷ thứ XIX. Sang thế kỷ thứ XX quan hệ Việt Nhật được tiếp nối trở lại nhưng ở thời kỳ này đã mang đậm màu sắc chính
trị. Đó là thời kỳ nước Nhật đã trở thành cường quốc TBCN…dấy lên một
9


phong trào Đông Du đề cao Nhật, học tập Nhật đối với người Việt Nam do
nhà ái quốc Phan Bội Châu khởi xướng. Đối với họ, Nhật Bản là dân tộc cũng
có điều kiện giống với Việt Nam nhưng do tiến hành duy tân khai hóa, tiếp
nhận văn minh kỹ thuật Âu - Mỹ nên đã chẳng những không bị nạn ngoại xâm
phương Tây mà còn trở thành một quốc gia hùng mạnh đánh bại cả đế quốc
Nga "da trắng”. Nhiều người nuôi niềm hy vọng có thể dựa vào Nhật như dựa

vào vị cứu tinh của các dân tộc "da vàng" để đánh đuổi thực dân Pháp. Họ
cho rằng, Nhật Bản là một nước “đồng văn, đồng chủng, đồng châu”, là “anh
cả da vàng” và dự định “cầu viện” ở Chính phủ Nhật Bản “binh lính, vũ khí
và tiền bạc” để đánh Pháp. Tuy nhiên, điều mà họ nhận thức được đầu tiên khi
đến Nhật Bản lại là thấy được tầm quan trọng của vấn đề nâng cao dân trí đối
với việc giải phóng dân tộc. Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi
xướng và lãnh đạo đã diễn ra từ năm 1905 đã đưa nhiều thanh niên yêu nước
Việt Nam sang Nhật Bản để học tập. Đông Du của cụ Phan đã có sức ảnh
hưởng mạnh mẽ với phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Vào thời điểm cuối
năm 1908, số lượng học sinh Việt Nam ở Nhật Bản đã lên đến gần 200 người
[41, tr.32]. Thông qua việc “khảo sát thăm các học đường và khảo sát các
công việc chính trị giáo dục của Nhật Bản” mà nhà cách mạng Phan Bội Châu
thực hiê ̣n, phong trào đã cho thấ y tầm quan trọng của vấn đề mở mang dân trí
đối với việc chấn hưng đất nước. Học tập Nhật Bản, mô ̣t số phu yêu nước đã
mô phỏng Nhật Bản để mở Đông Kinh Nghĩa Thục ở Việt Nam. Thông qua
Đông Kinh Nghĩa Thục, hình ảnh một nước Nhật Bản, văn hóa Nhật Bản đã
một lần nữa có dịp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tầng lớp thanh niên yêu nước
Việt Nam. Đông Kinh Nghĩa Thục quả là một nhịp cầu văn hóa đầy ấn tượng
nối liền hai dân tộc Việt - Nhật trong giai đoạn lịch sử đương thời.
Như vậy, có thể coi những năm đầu thế kỷ XX quan hệ Việt Nam Nhật Bản đã mang đậm màu sắc chính trị. Tuy nhiên, đến năm 1909, phong
trào Đông Du bị chấm dứt. Chính phủ Nhật Bản đã gây áp lực với cụ Phan
10


Bội Châu và các học sinh Việt Nam, buộc họ phải rời Nhật Bản. Những năm
sau đó quan hệ giữa hai nước trở nên rất mờ nhạt biểu hiện trên lĩnh vực
thương mại với lượng kim ngạch ít ỏi, cho dù Chính phủ Nhật Bản có mở tòa
lãnh sự tại Hải Phòng năm 1920 và tại Sài gòn vào năm 1921.
Trong những năm Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật đã xâm lược Việt
Nam. Đây là trang đen tố i nhấ t trong lich

̣ sử

quan hệ Việt Nam - Nhật

Bản.Trong những năm chiế m đóng tại Việt Nam, chính quyền phát xít Nhật
cũng đã thực hiện chính sách truyền bá văn hóa Nhật Bản. Tại Hà Nội, Sài
Gòn và các đô thị lớn, người ta bắt đầu được nghe các từ như “võ sỹ đạo”,
“trà đạo”, “nghệ thuật cắm hoa” [40]. Chính quyền thống trị Nhật Bản còn tài
trợ cho nhiều tờ báo như Đông Dương tạp chí, Tạp chí Tây Á, cùng với việc
lôi kéo những nhân sỹ người Việt cô ̣ng tác với bọn phát xít quân phiệt. Bằng
những việc làm như vậy bên cạnh những kết quả tuyên truyền có tính nô dịch,
văn hóa Nhật Bản cũng đã hiện diện tại Việt Nam ở một mức độ nhất định.
Đáng chú ý là trong giai đoạn này đã có một số thanh niên Việt Nam (khoảng
20 người) được đưa sang Nhật để du học. Ngược lại cũng có một số thanh
niên Nhật Bản được đưa sang học tiếng Việt tại Việt Nam [65, tr.14]. Có thể
nói, việc giao lưu học tập này là để phục vụ mục đích thống trị lâu dài của
chính quyền quân Phiệt Nhật Bản ở Việt Nam và Đông Dương nói chung.
Tuy nhiên, tháng Tám năm 1945, phát xít Nhật đã bại trận phải tuyên bố đầu
hàng quân Đồng minh vô điều kiện. Tại Việt Nam, cuộc Cách mạng tháng
Tám thành công đã đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
đem lại chính quyền về tay nhân dân lao động. Nhiều trí thức Việt Nam - sản
phẩm của quá trình đào tạo trong giai đoạn Nhật chiếm đóng đã trở thành
những người có cống hiến to lớn cho sự nghiệp khôi phục và xây dựng kinh tế
và văn hóa của đất nước, đóng góp rất tích cực cho việc hàn gắn, phát triển
nhịp cầu hữu nghị giữa hai dân tộc trong thời kỳ sau đó như Tiến sỹ Lương
Đình Của, Bác sỹ Đặng Văn Ngữ, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Oánh…
11


Năm 1945 đã khép lại một giai đoạn đen tối nhất trong quan hệ giữa hai

nước để bước vào một thời kỳ mới với những giai đoạn phát triển quan hệ
giữa hai nước mang những đặc thù khác nhau.
Kể từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến trước khi hai nước Việt Nhật ký kết hiệp định chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1973),
quan hệ Việt - Nhật tuy vẫn duy trì song sự tiến triển còn rất chậm chạp.
Nguyên nhân chủ yếu là vì các lý do chính trị, khi đó thế giới vẫn còn Chiến
tranh lạnh giữa hai hệ thống XHCN và TBCN. Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc
vào Mỹ để chống lại hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu, trong đó có Bắc
Việt Nam (Việt Nam dân chủ cộng hòa), còn Nam Việt Nam (Việt Nam cộng
hòa) khi đó là liên minh của Mỹ - Nhật. Cũng vì vậy, Nhật Bản đã đứng về
phía Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam, công nhận
chính quyền Sài Gòn và chia sẻ trách nhiệm cùng với Mỹ giúp chính quyền
Sài Gòn đứng vững. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn này chủ
yếu diễn ra với Chính quyền Việt Nam cộng hòa. Và hầu hết, trong giai đoạn
này quan hệ hai nước chỉ diễn ra trên lĩnh vực chính trị, kinh tế.
1.1.2. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ năm 1973 đến
trước năm 1993
Có thể nói trước năm 1973, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có nhiều
thăng trầm. Tuy nhiên, một mốc lịch sử quan trọng đặc biệt đã được mở ra
vào ngày 21 tháng 9 năm 1973, khi Nhật Bản chính thức đặt quan hệ ngoại
giao với miền Bắc Việt Nam [61, tr.59] để rồi sau đó, vào tháng 7 năm 1976
khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất đất nước thì quan hệ đó đã trở thành quan
hệ ngoại giao của hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Trong những năm cuối thời kỳ chiến tranh Việt Nam, mặc dù chính phủ
Nhật Bản thi hành chính sách thân Mỹ, để Mỹ xây dựng căn cứ quân sự phục
vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam trên lãnh thổ Nhật Bản nhưng phong trào
ủng hộ Việt Nam do các lực lượng dân chủ tiến bộ khởi xướng đã diễn ra
12


mạnh mẽ, liên tục và đạt được nhiều kết quả thiết thực. Phong trào được tổ

chức dưới nhiều hình thức khác nhau như biểu tình phản đối chiến tranh xâm
lược của Mỹ ở Việt Nam, quyên góp ủng hộ trẻ em và phụ nữ Việt Nam, biểu
tình không cho Mỹ chuyên chở vũ khí chiến tranh sang xâm lược Việt
Nam…Trong các hoạt động phong phú đó, Hội Hữu nghị Nhật - Việt giữ vai
trò quan trọng trong việc tập hợp nhiều tầng lớp xã hội tiến bộ ở Nhật Bản
ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, việc
thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản đã mở ra một giai đoạn phát
triển tình hữu nghị và thân thiện giữa hai quốc gia. Biểu hiện là ngay trước
khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản đã bắ t đầu viên trợ cho Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa: năm 1971 là 3,6 triệu Yên; năm 1972 là 7,2 triệu Yên;
năm 1973 tăng vọt lên tới 42 triệu Yên [44, tr.236].
Sau năm 1975, trong sự phối hợp với Hội hữu nghị Việt - Nhật, Ủy ban
bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Ủy ban đoàn kết Á - Phi của Việt
Nam…phong trào ủng hộ và đoàn kết với nhân dân Việt Nam ở Nhật Bản vẫn
tiếp tục được duy trì và phát triển. Những hoạt động đó có ý nghĩa cổ vũ công
cuộc khôi phục và xây dựng kinh tế của Việt Nam sau chiến tranh, đồng thời
tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam sớm tham gia hội nhập vào
hoạt động của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế.
Thực hiện chủ trương hướng về các nước láng giềng trong khu vực và
muốn đóng một vai trò tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề châu Á,
tháng 8 năm 1977 trong chuyến đi thăm các nước ASEAN, tại Malina, Thủ
tướng Nhật Bản Fukuda đã đọc một bài diễn văn trình bày quan điểm căn bản
của Nhật Bản đối với Đông Nam Á. Học thuyết Fukuda đã xác định chính
sách ngoại giao Đông Nam Á mới của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh Việt
Nam. Nội dung của học thuyết bao gồm ba nô ̣i dung cơ bản sau:
1. Nhật Bản cam kết không trở thành một cường quốc quân sự và sẽ
đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình ở khu vực châu Á.
13



2. Nhật Bản thiết lập mối quan hệ chân thành và tin cậy lẫn nhau với
các nước Đông Nam Á trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế và văn hóa, xã hội.
3. Nhật Bản sẽ phối hợp tích cực với các quốc gia thành viên khối
ASEAN nhằm tăng cường đoàn kết và tự cường trong các nước này đồng thời
phát triển mối quan hệ với các nước Đông Dương trên cơ sở hiểu biết lẫn
nhau để góp phần vào việc xây dựng một nền hòa bình và thịnh vượng trong
khu vực [6, tr.10].
Diễn văn của Thủ tướng Fukuda ở Manila là tuyên bố đầu tiên của
Nhật Bản thể hiện rõ chiến lược đối ngoại của nước này đối với khu vực
Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Nhật Bản một mặt muốn cải thiện mối
quan hệ với ASEAN, một mặt muốn giữ vai trò cầu nối trong quan hệ giữa
ASEAN và Đông Dương. Trong vòng 6 năm (1973 - 1978) quan hệ Việt Nam
- Nhật Bản diễn ra hết sức thuận lợi. Từ việc bình thường hóa quan hệ ngoại
giao, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã được mở rộng trên một số lĩnh vực.
Tuy nhiên những năm này, Nhật Bản chỉ chú trọng phát triển quan hệ kinh tế.
Tuy nhiên, đầu năm 1979, do “vấn đề Campuchia”, quan hệ Việt Nam Nhật Bản đã bị gián đoạn. Việc quân đội Việt Nam tiến quân vào Campuchia
đã gây ra sự lo ngại đối với thế giới và khu vực, ASEAN lo lắng về “một Liên
bang Đông dương” xuấ t hiện, đe doạ đến an ninh và hòa bình trong khu vực.
Chính phủ Nhật Bản cũng bị bất ngờ trước tình hình diễn ra ở Đông Dương
và cũng phản đối Việt Nam tiến quân vào Campuchia. Ngày 15/1/1979, tại
Hội đồng Bảo an, đại sứ Nhật Bản tại Liên hợp quốc đọc diễn văn kêu gọi
“rút ngay và rút hết toàn bộ quân đội nước ngoài ra khỏi lãnh thổ
Campuchia”[30, tr.158].
Trong vấn đề Campuchia, Việt Nam và Nhật Bản đã có cách nhìn rất
khác nhau. Chính phủ Việt Nam coi đây là nghĩa vụ q uố c tế , giúp nhân dân
Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khơ - me đỏ. Trái lại, Nhật Bản xem
đây là sự vi pha ̣m Hiế n chương Liên Hơ ̣p quố c , liên quan đến hòa bình và ổn
14



định của toàn Đông Nam Á. Cuối cùng, Nhật Bản quyết định ngừng tài trợ
cho Việt Nam và thực hiện những chính sách hết sức thận trọng đối với các
vấn đề phức tạp trong khu vực. Nhật bản cũng kiên quyết: “Chính sách này sẽ
không thay đổi cho đến khi vấn đề Campuchia được giải quyết” [30, tr.170].
Như vậy, Việt Nam và Nhật Bản đã không tìm được tiếng nói chung trong
việc giải quyết vấn đề Campuchia nên quan hệ hai nước đã xuống tới mức
thấp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trong vòng 10 năm, quan hệ hai nước vẫn được duy trì nhưng rất mờ
nhạt. Về phía Việt Nam vẫn muốn mở rộng mối quan hệ hợp tác nhưng phía
Nhật Bản lại thực hiện biện pháp “đông cứng” tài trợ kinh tế, chỉ duy trì các
cuộc tiếp xúc ngoại giao và viện trợ nhân đạo ở mức độ nhất định. Trong thời
gian này, chính phủ Nhật Bản cũng đã viện trợ y tế, văn hóa và giáo dục quy
mô nhỏ cho Việt Nam.
Đến cuối những năm 1980, trước những thay đổi của tình hình thế giới,
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhất là ở Đông Nam Á, xu thế tăng
cường hợp tác, đối thoại ngày càng giữ vai trò chủ đạo. Các nước đều mong
muốn cùng nhau giải quyết những vấn đề tồn tại một cách hòa bình. Trong
bối cảnh đó, việc Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, rút quân đội khỏi
Campuchia, chủ trương đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế đã có ý nghĩa
tích cực trong việc cải thiện quan hệ với nhiều nước trong đó có Nhật Bản.
Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay, quan
hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trên tất cả mọi
lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Sau năm 1986, có nhiều phái
đoàn các công ty Nhật Bản vào Việt Nam thăm dò tìm cơ hội làm ăn. Năm
1989 có 890 đoàn với 2857 người tới Việt Nam (tăng 55% so với năm 1988
có gần 500 đoàn), năm 1990 có 1150 đoàn với 6144 người Nhật tới Việt Nam.
Đồng thời, Nhật Bản đã tiếp tục viện trợ cho Việt Nam trên các lĩnh vực khác
như: viện trợ kỹ thuật cho khoa nông nghiệp (Đại học Cần Thơ), viện trợ
15



trang thiết bị cho khoa tiếng Nhật (Đại học Ngoại thương), viện trợ nâng cấp
sửa chữa bệnh viện Chợ Rẫy…[30, tr.80].
Sau 10 năm ngưng trệ quan hệ (1979-1989), những biến đổi thuận lợi
trong cục diện quốc tế và khu vực cuối những năm 1980 đã hé mở khả năng
bình thường hóa trở lại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Việt Nam đã quyết
tâm giải quyế t vấn đề Campuchia làm cơ sở triển khai chính sách đối ngoại
của mình. Việc giải quyết vấn đề Campuchia không chỉ bày tỏ thiện chí của
Việt Nam mong muốn hòa bình, ổn định thực sự ở khu vực Đông Dương và
Đông Nam Á, mà còn là bước đi đầu tiên để khai thông quan hệ Việt Nam ASEAN, Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Nhật Bản cùng các nước
tư bản phát triển khác.
Quá trình triển khai rút quân khỏi Campuchia được tiến hành hết sức
nhanh chóng. Hết năm 1989, quân đội Việt Nam đã hoàn tất rút quân khỏi đất
nước Campuchia. Vấn đề Campuchia được giải quyết một cách hòa bình cùng
với tuyên bố nới lỏng lệnh cấm vận của Mỹ chống Việt Nam đã tạo điều kiện
cho quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Nhật Bản chuyển sang một giai
đoạn mới cao hơn trên tất cả các lĩnh vực.
Ngay khi bước sang đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, quan hệ Việt Nam Nhật Bản đã có bước khởi sắc trở lại. Tháng 8/1990, ông Michio Wantanabe chủ tịch ủy ban nghiên cứu chính sách của Đảng tự do Nhật Bản đã sang thăm
Việt Nam đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của Nhật Bản trong việc thúc đẩy
quan hệ với Việt Nam. Cũng trong năm này, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn
Cơ Thạch sang thăm chính thức Nhật Bản [8]. Chuyến thăm này có ý nghĩa
chính trị quan trọng, mở đầu cho một giai đoạn đối thoa ̣i mới giữa hai nước.
Tháng 6 /1992, ngoại trưởng Nhật Bản Nacayama Taro tới Việt Nam.
Ông Taro đã có cuộc hội đàm với bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.
Tại cuộc hội đàm, ông Taro đã hoan nghênh sự nghiệp đổi mới của Việt Nam
và mong muốn phát triển quan hệ hợp tác để thúc đẩy chính sách đổi mới.
16


Trình bày chính sách của Việt Nam với Nhật Bản, Bộ trưởng ngoại giao

Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố: “Việt Nam chủ trương tăng cường quan hệ hợp
tác với Nhật Bản trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, ổn định và
hợp tác giữa các nước trong khu vực. Trong bối cảnh mới của tình hình quốc
tế và khu vực, việc hai nước hướng về tương lai, cùng ra sức tăng cường phát
triển quan hệ là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước” [74].
Sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, đó
là tháng 11/1992, Quốc hội Nhật Bản chính thức thông qua nghị quyết nối
lại ODA cho Việt Nam. Việc nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam được
thực hiện trên nhiều lĩnh vực đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của
quan hệ bang giao hai nước.
Tóm lại, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản có cội nguồn từ trong lịch sử.
Mặc dù có một quá trình lịch sử hàng trăm năm, quan hệ Việt Nam - Nhật
Bản không phải lúc nào cũng thuận lợi, tốt đẹp mà đã trải qua những bước
thăng trầm gắn liền với biến cố của mỗi quốc gia và chịu tác động của tình
hình khu vực và thế giới. Cuối năm 1992 đánh dấu một mốc quan trọng trong
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, mở đầu một giai đoạn mới (từ năm 1993 đến
nay) trong đó quan hệ hai nước được đẩy mạnh và phát triển nhanh nhất trong
lịch sử bang giao hai nước.
1.2. Yếu tố văn hoá trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
1.2.1. Văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
Văn hóa là một khái niệm vô cùng rộng và phong phú. Cùng với sự
phát triển của lịch sử, khái niệm văn hóa không ngừng được mở rộng và biến
đổi. Có lẽ vì văn hóa là một hiện tượng vừa rộng lớn, vừa trừu tượng và phức
tạp, vừa đa dạng và luôn luôn vận động và phát triển.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam thường viện dẫn
định nghĩa văn hóa của E. B. Tylor; sử dụng và chịu ảnh hưởng nhiều nhất
khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh và của UNESCO. Năm 1871, E.B.
17



Taylor đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc
người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm
lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [16, tr.13].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng góp một định nghĩa có giá trị lớn : “Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, mặc, ở và
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [48, tr.431]
Năm 1994, tại hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicô, UNESCO thống
nhất đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp những
đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm…khắc họa nên
bản sắc của một cộng đồng gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia, xã
hội…” [5, tr.87].
Trong thời đại ngày nay, các quốc gia, dân tộc đều nhận thức sâu sắc về
vai trò của văn hóa; xem văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát
triển xã hội; xem phát triển văn hóa nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội và xem mở
rộng hợp tác văn hóa như là quy luật tất yếu để phát triển nền văn hóa của
mỗi quốc gia, dân tộc. Bởi vậy, giao lưu văn hóa chính là để làm giàu thêm
bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Giao lưu văn hóa là khái niệm chỉ sự giao lưu, tiếp xúc giữa các cộng
đồng thuộc các dân tộc, quốc gia có nền văn hóa khác nhau; là sự dung hợp,
tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng, góp phần tăng cường sự hiểu
biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa, tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú,
đa dạng. Thực chất đó là “ hoạt động nhằm trao đổi, giới thiệu những sản
18



phẩm, những giá tri ̣ văn hóa (vật chấ t và tinh thầ n ); đưa những sản phẩm ,
những giá trị đó vào đời sống văn hóa của nhau - giữa dân tộc này với dân
tộc khác, tạo ra cơ hội thực tế cho sự cảm nhận, cảm thụ, lĩnh hội những nét
đặc sắc văn hóa của nhau” [3, tr.64]. Giao lưu văn hóa quốc tế là hoạt động
giao lưu văn hóa được thực hiện giữa các nền văn hóa của quốc gia dân tộc
trên phạm vi khu vực hoặc toàn cầu. Chủ thể chính của giao lưu văn hóa quốc
tế là các chính phủ, các nhà nước thông qua đường lối, chính sách đối ngoại
Giao lưu văn hóa là quy luật của sự vận động và phát triển văn hóa. Xét
trên bình diện văn hóa là một hoạt động của con người mà lịch sử xã hội loài
người luôn vận động và phát triển theo nguyên tắc trao đổi, theo đó văn hóa đòi
hỏi có sự giao lưu, tiếp xúc thường xuyên và không chấp nhận sự khép kín.
Mô ̣t nề n văn hóa sẽ chế t nế u không có sự giao lưu, tiế p xúc. Đặc trưng nổi bật
của văn hóa là tiếp xúc và giao lưu . Vì vậy, nhu cầu trao đổi và giao lưu văn
hóa; tiếp nhận những cái mới lạ, bổ ích và cần thiết là một xu hướng có tính
khách quan lịch sử, phản ánh nhu cầu của sự tồn tại và phát triển. Xét trên bình
diện văn hóa là hệ giá trị, các sản phẩm văn hóa phải đi được vào đời sống,
được dung hòa, được cảm thụ và lưu truyền rộng rãi trong công chúng. Có như
vậy các giá trị văn hóa đó mới có thể tồn tại một cách có ích. Xét trên bình diện
văn hóa là quá trình sáng tạo thì sáng tạo phải luôn gắn liền với cách tân đổi
mới, phát triển nhằm tạo ra cái mới, khai phá ra những con đường mới, vượt ra
khỏi sự trì trệ để vươn tới cái mới mẻ. Muốn bồi đắp năng lực sáng tạo của văn
hóa cần vừa phải phát huy truyền thống, bản sắc vừa phải tiếp cận với những
giá trị mới, hiện đại của thế giới và khu vực. Khép kín, biệt lập là tự đưa văn
hóa vào trong tình trạng kém phát triển dẫn đến diệt vong.
Giao lưu văn hóa chính là quá trình giới thiệu, quảng bá các giá trị, sản
phẩm văn hóa của mình ra với các nền văn hóa khác và tiếp thu một cách có
chọn lọc các giá trị văn hóa từ bên ngoài. Quá trình này có thể diễn ra một

19



×