Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Tư duy nghệ thuật trong Tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại đương đại : Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 62 22 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 198 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ HẠNH

TƢ DUY NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN NỮ HẢI NGOẠI
ĐƢƠNG ĐẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ HẠNH

TƢ DUY NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN NỮ HẢI NGOẠI
ĐƢƠNG ĐẠI
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số:

62 22 01 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÝ HOÀI THU



Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của một số nhà văn
nữ hải ngoại đương đại là kết quả nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Lý Hoài Thu, chưa từng được công bố trong các công trình
nghiên cứu của các tác giả khác. Các thông tin, kết quả trong luận án là khách quan,
trung thực. Nội dung của luận án có sự tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
được đăng tải trên các tác phẩm và các website theo danh mục tài liệu tham khảo của
luận án. Tôi xin cam đoan, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
NGHIÊN CỨU SINH

Vũ Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả luận án xin gửi lời tri ân sâu sắc
đến PGS. TS. Lý Hoài Thu - người đã tận tình hướng dẫn tác giả luận án trong suốt
quá trình thực hiện đề tài này bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm
túc. Tác giả luận án cũng xin gửi lời cảm ơn tới những thành viên trong Hội đồng
đánh giá luận án các cấp bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tác giả luận án có
những tiến bộ nhanh hơn trên con đường học tập và nghiên cứu.
NGHIÊN CỨU SINH

Vũ Thị Hạnh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 4
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 4
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... 8
5. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................ 9
6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................... 10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 11
1.1. Tổng quan về tƣ duy nghệ thuật ......................................................................... 11
1.1.1. Giới thuyết về tư duy và tư duy nghệ thuật ....................................................... 11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về tư duy nghệ thuật trong văn học Việt Nam ............ 16
1.2. Tổng quan về tiểu thuyết và tƣ duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của một số
nhà văn nữ hải ngoại đƣơng đại ................................................................................ 20
1.2.1. Tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại trong bối cảnh tiểu
thuyết Việt Nam đương đại .......................................................................................... 20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết và tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết
của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại đương đại.............................................. 26
Chƣơng 2. TƢ DUY NGHỆ THUẬT NHÌN TỪ CẤP ĐỘ QUAN NIỆM ............. 33
2.1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực ................................................................... 33
2.1.1. Hiện thực thậm phồn ......................................................................................... 33
2.1.2. Hiện thực huyền ảo ............................................................................................ 39
2.1.3. Hiện thực phân mảnh được nhà văn nghiền ngẫm, thể nghiệm..................... 42
2.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời................................................................... 44
2.2.1. Con người như một nhân vị, bí ẩn, đa diện ...................................................... 44
2.2.2. Con người vô cảm, cô đơn, hoài nghi ............................................................... 48
2.3. Quan niệm về tiểu thuyết..................................................................................... 50
2.3.1. Tiểu thuyết - một phức hợp thể loại chưa hoàn kết ......................................... 50
2.3.2. “Tiểu thuyết mảnh vỡ” ...................................................................................... 53
2.3.3. Tiểu thuyết như một trò chơi tự sự ................................................................... 56

Chƣơng 3. TƢ DUY NGHỆ THUẬT NHÌN TỪ CẤP ĐỘ HÌNH TƢỢNG NGHỆ
THUẬT......................................................................................................................... 61

1


3.1. Hình tƣợng nhân vật trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải
ngoại ............................................................................................................................. 61
3.1.1. Các hình tượng nhân vật cơ bản ....................................................................... 61
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .......................................................................... 76
3.2. Hình tƣợng nghệ thuật giàu tính biểu tƣợng ..................................................... 80
3.2.1. Nước mắt – biểu tượng của nỗi đau nữ giới..................................................... 81
3.2.2. Giấc mơ – biểu tượng của thế giới vô thức thầm kín ....................................... 86
3.2.3. Hồn ma – biểu tượng của thế giới tâm linh huyền ảo...................................... 89
3.3. Thời gian trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại ........ 92
3.3.1. Sự sai trật niên biểu và tính đa chiều của thời gian......................................... 92
3.3.2. Thời gian xảy lặp................................................................................................ 96
3.4. Không gian trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại .... 99
3.4.1. Không gian mang tính phân hóa, khu biệt ....................................................... 99
3.4.2. Không gian mang tính cá thể hóa, tâm linh hóa ............................................ 102
Chƣơng 4. TƢ DUY NGHỆ THUẬT NHÌN TỪ CẤP ĐỘ PHƢƠNG THỨC
TRẦN THUẬT .......................................................................................................... 108
4.1. Đa dạng hóa các hình thức kết cấu ................................................................... 108
4.1.1. Kết cấu đa tầng bậc .......................................................................................... 108
4.1.2. Kết cấu phân mảnh .......................................................................................... 111
4.1.3. Kết cấu xoắn kép .............................................................................................. 115
4.2. Khuynh hƣớng tự thuật ..................................................................................... 117
4.2.1. Nguyên nhân và sự thể hiện ............................................................................ 118
4.2.2. Mô hình của tự thuật ....................................................................................... 122
4.2.3. Vai trò của tự thuật .......................................................................................... 124

4.3. Ngôn ngữ hiện đại hóa ....................................................................................... 128
4.3.1. Sử dụng nhiều tỉnh lược ngữ dụng ................................................................. 128
4.3.2. Tăng cường đặc tính đối thoại, phối hợp, đa âm............................................ 132
4.3.3. Phối kết mạnh mẽ nhiều loại hình ngôn ngữ ................................................. 137
4.4. Giọng điệu giàu sắc thái thẩm mĩ ..................................................................... 139
4.4.1. Giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm, suy tư ....................................................... 139
4.4.2. Giọng điệu trữ tình sâu lắng ........................................................................... 145
4.4.3. Giọng điệu giễu nhại, hài hước ....................................................................... 149

2


KẾT LUẬN ................................................................................................................ 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ................................................................................................................... 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 159
PHỤ LỤC

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn
lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam” [23]. Điều này đã được khẳng định trong Nghị
quyết số 36/NQ – TW và Chỉ thị số 45 – CT/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với
người Việt Nam ở nước ngoài. Trên tinh thần ấy, nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc đã
nhận định rằng: “Người Viê ̣t Nam ở nước ngoài trong mấ y chu ̣c năm qua đã hoàn
thành một khối lượng văn học không thể phủ nhận được . Đó là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của văn
học Việt Nam hiện đại . Cùng với văn học trong nước , văn ho ̣c hả i ngoa ̣i làm nên diê ̣n

mạo của văn học Việt Nam ngày nay . Sẽ cực kỳ thiếu sót nếu biết văn học Việt Nam
ngày nay mà không biết văn học Việt Nam hải ngoại” [104]. Mặc dù được thừa nhận
như một bộ phận hợp thành nhưng trong tương quan so sánh, nếu văn học trong nước
thường tồn tại với tư cách là dòng văn học chính, giữ vị trí trung tâm, nằm trong
“vùng phủ sóng” của các công trình nghiên cứu thì trái lại, bởi nhiều lí do, việc
nghiên cứu văn học hải ngoại ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Sự rụt rè, thờ ơ
đối với vùng sáng tác này khiến cho văn học ở hải ngoại bị rơi vào “vùng ngoại biên”,
bên lề của sự tập trung nghiên cứu. Tình trạng “cực kỳ thiếu sót” như Nguyên Ngọc
nhận định đã khiến cho việc nghiên cứu thấu đáo về văn học hải ngoại có thêm nhiều
phần ý nghĩa. Nó không chỉ góp phần nuôi dưỡng, duy trì và phát triển một bộ phận
văn học viết bằng tiếng Việt ở nước ngoài mà còn là “một câu thúc nội tại để đưa nền
văn học trong nước phát triển hơn” [104]. Đề tài nghiên cứu về Tư duy nghệ thuật
trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại đương đại là một sự bổ khuyết cho
tình trạng “thiếu sót” đó.
1.2. Trong mấy chục năm qua, cùng với số lượng, chất lượng của không ít tiểu
thuyết hải ngoại đã góp phần khẳng định sự đóng góp đáng kể của văn học hải ngoại
vào kho tài sản chung của văn học Việt Nam. Trong đó, tiểu thuyết của các nhà văn
nữ hải ngoại như Thuận, Đoàn Minh Phượng, Lê Ngọc Mai, Lê Minh Hà…nổi bật lên
như một hiện tượng, chứa đựng nhiều đổi mới quan trọng trong tư duy nghệ thuật.
Cùng với các nhà văn nữ trong nước, những nhà văn nữ kể trên đã thể hiện một cuộc
“tự vượt” của giới nữ để vịnh dự đứng trong hàng ngũ những người đại diện cho
4


khuynh hướng cách tân thể loại. Nhờ những đổi mới tư duy nghệ thuật trên nhiều
phương diện, sáng tác của các nhà văn nữ hải ngoại đã ghi dấu một sự chuyển mình
của tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại. Bên cạnh đó, với sự nhạy cảm, tinh tế, đầy nữ
tính nhưng cũng không kém phần sắc sảo và quyết liệt, trong tư duy nghệ thuật của
các nhà văn nữ hải ngoại còn thể hiện sự thức nhận về bản sắc cá nhân cũng như
những vấn đề liên quan đến giới nữ. Vì vậy, nếu thiếu đi những “bóng hồng” xa xứ

này, diện mạo tiểu thuyết nữ ở Việt Nam nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam đương đại
nói chung sẽ trở nên thiếu sót, không đầy đủ.
1.3. Tư duy nghệ thuật là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong
sáng tạo, nghiên cứu và phê bình văn học. Mỗi một đối tượng nghệ thuật, để được
chiếm lĩnh và sáng tạo ra, trước hết đều nhờ vào tư duy nghệ thuật của nhà văn. Chính
vì thế, tư duy nghê ̣ thuâ ̣t không ch ỉ phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan mà còn
phản ánh trình độ nhận thức, vốn sống, tầm văn hóa, kinh nghiệm cũng như tư chất,
năng lực của người nghệ sĩ. Những yếu tố đó giữ vai trò quan trọng trong việc chỉ
đạo, định hướng, lựa chọn, biểu hiện và sáng tạo nghệ thuật. Và như một lẽ tất yếu,
đổi mới văn học trước hết phải gắn liền với đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn.
Đó chính là lí do vì sao vấn đề đổi mới tư duy (trong đó có tư duy nghệ thuật) lại trở
thành “điểm nóng” trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Với vai trò như
một yếu tố “căn cốt” góp phần tạo nên thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ đổi
mới, việc nghiên cứu về tư duy nghệ thuật thực sự trở thành một hướng nghiên cứu
quan trọng. Mặc dù vậy, ở nước ta hiện nay, những đề tài nghiên cứu văn học chuyên
sâu từ góc nhìn tư duy nghệ thuật vẫn còn khá ít.
1.4. Tiểu thuyết là một thể loại luôn giữ vị trí trung tâm, góp phần làm nên diện
mạo của một nền văn học hiện đại. Tiểu thuyết, theo M. Kundera, là một kiểu phương
pháp phức hợp nhận thức cuộc sống đưa lại những kết quả đáng tin cậy. Tiểu thuyết,
theo R. Laughlin, không chỉ là một thể loại văn học mà còn là một giai đoạn, một cấp
độ mới trong tư duy nghệ thuật của con người về thế giới. Trong mối tương quan với
các thể loại khác, tiểu thuyết là “thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và
chưa định hình….Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa
thể dự đoán được hết những khả năng uyển chuyển của nó” [11, tr21]. Chính khả
5


năng uyển chuyển cũng như bản chất năng động mà tư duy nghệ thuật trong tiểu
thuyết luôn có sự vận động, biến đổi. Xuất phát từ vai trò của thể loại cùng với bản
chất của nó mà tư duy tiểu thuyết đã trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của đông

đảo giới nghiên cứu lí luận, phê bình văn học. Cuối thế kỷ XX, trên thế giới, những
câu hỏi về số phận tiểu thuyết đã trở thành chủ đề quan trọng trên nhiều “bàn tròn”
văn chương (toàn cảnh những tranh luận này được đề cập đến trong Số phận của tiểu
thuyết [178]), khiến “tiểu thuyết nổi lên như một vấn đề lôi cuốn sự chú ý không chỉ
riêng ở Pháp mà nhiều nơi trên thế giới” [281, tr7]. Trong những cuộc hội thảo ấy,
nhiều vấn đề liên quan đến số phận của tiểu thuyết đã được đưa ra bàn luận. Ở Việt
Nam, những vấn đề về thực trạng tiểu thuyết (tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu? Có
hay không vấn đề khủng hoảng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại?) cũng liên tục
được đề cập đến. Tình hình đó làm cho việc nghiên cứu về tư duy nghệ thuật trong
tiểu thuyết trở thành hướng nghiên cứu có tính thời sự.
Chính tính chất, vai trò quan trọng của tư duy nghệ thuật cũng như thực trạng
nghiên cứu về tiểu thuyết nữ hải ngoại đã khiến cho việc nghiên cứu về tiểu thuyết nữ
hải ngoại từ góc nhìn tư duy nghệ thuật trở thành một hướng nghiên cứu quan trọng,
có ý nghĩa thiết thực và cần được thực hiện nhằm ghi nhận đúng mức những đóng góp
và giới hạn của tiểu thuyết nữ hải ngoại.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của
một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại đương đại. Khi nghiên cứu, chúng tôi luôn đặt
tư duy nghệ thuật trong mối quan hệ với đặc trưng thể loại để chỉ ra dấu ấn tư duy
nghệ thuật trên ba cấp độ: quan niệm nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật và phương
thức trần thuật.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam
hải ngoại đương đại. Cũng phải khẳng định rằng, văn học hải ngoại không phải là một
hiện tượng “chỉ có”, “riêng có” ở Việt Nam mà là một hiện tượng cần được xem xét,

6



nhìn nhận trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, ở đề tài này, tác giả luận án giới hạn chỉ
nghiên cứu trong phạm vi một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại đương đại.
Mặc dù giới nghiên cứu hiện nay vẫn còn chưa thật sự thống nhất trong quan
niệm về văn học hải ngoại (các quan niệm này đã được Nguyễn Thị Tuyết Nhung
trình bày khá cụ thể trong Tổng quan của luận án Văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ
1975 đến nay), ở luận án này, người viết đồng tình với quan niệm của tác giả Nguyễn
Thị Tuyết Nhung khi cho rằng văn học Việt Nam hải ngoại chính là cụm từ dùng để
chỉ sáng tác văn học viết bằng tiếng Việt và của người Việt ở nước ngoài. Quan niệm
này đã nhấn mạnh đến ba yếu tố quan trọng trong việc xác định phạm vi nghiên cứu
của đề tài: tác phẩm viết bằng tiếng Việt; của người Việt và ở nước ngoài. Điều đó
giúp cho người viết loại trừ khỏi phạm vi nghiên cứu sáng tác của người Việt ở nước
ngoài nhưng viết bằng những ngôn ngữ khác (tiếng Anh, tiếng Pháp…).
So với văn học trong nước, văn học Việt Nam ở hải ngoại khá “khiêm tốn” về
số lượng. Mặc dù vậy, vùng văn học này vẫn có một đời sống khá phong phú, đa dạng
với những “nét chỉ” riêng và được ghi dấu với sự xuất hiện của nhiều tác phẩm có giá
trị. Trước Đổi mới, văn học Việt Nam hải ngoại chủ yếu được sáng tác, xuất bản ở
nước ngoài và hướng đến thiểu số độc giả người Việt ở nước ngoài. Sau 1986, cùng
với chủ trương hội nhập và mở cửa, văn học Việt Nam hải ngoại đã hướng đến phục
vụ đông đảo độc giả trong nước. Chủ đích ấy được thể hiện thông qua việc các nhà
văn viết bằng tiếng Việt, viết về người Việt và xuất bản trong nước. Trong số đó,
không ít tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại đã giành được những giải thưởng
văn chương quan trọng.
Từ thực tiễn đó, tác giả luận án đã xác định cụ thể hơn phạm vi nghiên cứu của
luận án dựa trên các tiêu chí: tiêu chí thể loại (tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết);
tiêu chí chủ thể sáng tác (các nhà văn nữ ở hải ngoại); tiêu chí thời gian (tác phẩm ra
đời sau 1986); được viết bằng tiếng Việt, xuất bản trong nước và có những đổi mới
trong tư duy nghệ thuật. Trên cơ sở những tiêu chí đã đặt ra, luận án tập trung khảo
sát 12 tiểu thuyết của bốn tác giả nữ tiêu biểu là Thuận, Lê Ngọc Mai, Lê Minh Hà,
Đoàn Minh Phượng. Sáng tác của các nhà văn nữ này không chỉ đáp ứng tất cả những


7


tiêu chí đã đặt ra mà còn là những tác phẩm tiêu biểu, đại diện cho khuynh hướng đổi
mới, cách tân nghệ thuật tiểu thuyết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của
một số nhà văn nữ hải ngoại đương đại nhằm những mục đích cụ thể sau:
Thứ nhất: chỉ ra dấu ấn tư duy nghệ thuật trên cấp độ quan niệm. Để đạt được
mục đích này, nhiệm vụ đặt ra đối với tác giả luận án là phân tích và làm rõ quan
niệm của nhà văn về hiện thực, con người và tiểu thuyết.
Thứ hai: chỉ ra dấu ấn của tư duy nghệ thuật trên cấp độ hình tượng nghệ thuật.
Để đạt được mục đích này, nhiệm vụ đặt ra đối với tác giả luận án là phân tích hình
tượng nhân vật, hình tượng nghệ thuật mang tính biểu tượng, không gian, thời gian
của tác phẩm.
Thứ ba: chỉ ra dấu ấn của tư duy nghệ thuật trên cấp độ phương thức trần thuật.
Để đạt được mục đích này, nhiệm vụ đặt ra đối với tác giả luận án là phân tích các
hình thức tổ chức kết cấu, phương thức trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu.
Cuối cùng: chỉ ra những cách tân, đóng góp trên lĩnh vực đổi mới tư duy nghệ
thuật của các nhà văn nữ hải ngoại cho tiểu thuyết nữ Việt Nam nói riêng và tiểu
thuyết Việt Nam đương đại nói chung. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng bước đầu chỉ ra
những giới hạn trong sáng tác của các nhà văn nữ kể trên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án đã sử du ̣ng kế t hơ ̣p nhiề u phương pháp nghiên cứu sau:
Thứ nhất: phương pháp tiế p cận thi pháp học . Đây là phương pháp nghiên cứu
chủ đạo, đươ ̣c vâ ̣n du ̣ng xuyên suố t luâ ̣n án . Với đề tài này, người viế t đã nghiên cứu
tư duy trong ma ̣ch nố i t ừ quan niệm nghệ thuật đến việc xây dựng các hình tượng
thẩm mĩ và lựa chọn các thao tác kĩ thuật thuộc thi pháp thể loại. Những lựa cho ̣n về
hình tượng thẩm mĩ cùng những hin
̀ h thức nghê ̣ thuâ ̣t biểu đạt đươ ̣c coi như là sản

phẩ m của sự chỉ đa ̣o bởi tư duy và s ự chi phối của nó thông qua hệ thống quan niê ̣m
mang tiń h đinh
̣ hướng . Trong luâ ̣n án , người viế t c ũng xác định góc độ tiếp cận chủ
yế u là phương tiê ̣n và phương thức nghê ̣ thuâ ̣t : thi pháp thể loa ̣i , nhân vật, kế t cấ u ,
không gian , thời gian , ngôn ngữ ... Phương pháp này là con đường giúp người viết
8


khám phá đặc điểm nghệ thu ật nổ i bâ ̣t ở trên và đă ̣t các đ ặc điểm, lý giải các đặc điểm
trong tiń h chin̉ h thể , tính quan niệm.
Thứ hai: phương pháp loại hình . Một trong những yêu cầu của luận án là làm
rõ loại hình tư duy , kiể u tư duy trong sáng tác của các nh à văn nữ nhằm chỉ ra điểm
tương đồ ng trong tư duy nghê ̣ thuâ ̣t của các nhà văn nữ hải ngoa ̣i . Các tác giả thuộc
phạm vi khảo sát đều là nữ (loại hình học t ác giả) và các tác phẩm đều là tiểu thuyết
nên giữa chúng có sự tương đồ ng nhấ t đinh
̣ về đă ̣c điể m thể loa ̣i

(loại hình học thể

loại).
Thứ ba: phương pháp tiể u sử . Tác giả luận án sử du ̣ng phương pháp tiể u sử
nhằ m chỉ ra mố i liên hê ̣ giữa các nhà vă n với các yế u tố trong tác phẩm. Trên cơ sở
những mố i liên hê ,̣ sự trùng lă ̣p về thông ti n tiể u sử giữa tác giả , người kể chuyê ̣n và
nhân vâ ̣t trong các tiể u thuyế t , người viế t đã chỉ ra

khuynh hướng tự thuật trong

những tiể u thuyế t thuô ̣c pha ̣m vi khảo sát . Khi chỉ ra đặc điểm này, người viế t nhâ ̣n
thấ y đó chính là mô ̣t trong những đă ̣c điể m nổ i bâ ̣t trong ph


ương thức tư duy nghê ̣

thuâ ̣t của các nhà văn nữ .
Thứ tư: phương pháp thống kê. Phương pháp thố ng kê đươ ̣c vận dụng nhằm
thu thâ ̣p thông tin , lâ ̣p bảng biểu đối với dữ liệu và lý giải những thông tin thu thập
đươ ̣c. Phương pháp này dựa trên những bảng biể u số liê ̣u thố ng kê mô ̣t cách chin
́ h
xác nên đã góp phần làm tăng sức thuyết phục cho những kết luận có thể được rú t ra
từ n hững phương pháp nghiên c ứu khác đ ồng thời những số liệu thống kê cũng là
minh chứng làm tăng thêm độ tin cậy cho những luâ ̣n điể m.
Thứ năm: vận dụng lý thuyết phê bình nữ quyền. Bên cạnh tiêu chí địa lý, tiêu
chí giới là một căn cứ để chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu. Lấy sáng tác của nữ
giới làm trọng tâm, luận án vận dụng lý thuyết phê bình nữ quyền để soi rọi nhiều vấn
đề liên quan đến người phụ nữ trong văn học (hình tượng thẩm mĩ trung tâm, điểm
nhìn chủ đạo, tâm lý sáng tác, khuynh hướng tự thuật…) từ đó chỉ ra những nét riêng
trong lối viết của các nhà văn nữ.
5. Đóng góp mới của luận án
Từ những mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ là một công trình có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn. Bằng việc đưa ra những phác họa mang tính khái quát về tiểu thuyết
9


nữ hải ngoại, luận án góp phần nhận diện và khái quát một phần diện mạo tiểu thuyết
Việt Nam ở hải ngoại cũng như tiểu thuyết nữ Việt Nam nói chung.
Đặc biệt, qua việc nghiên cứu tư duy nghệ thuật của các nhà văn nữ hải ngoại
từ cấp độ quan niệm, chúng tôi đã chỉ ra những nét chính trong thế giới quan, nhân
sinh quan và cảm quan nghệ thuật của các nhà văn nữ hải ngoại.
Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu tư duy nghệ thuật của các nhà văn nữ hải
ngoại từ cấp độ hình tượng nghệ thuật, tác giả luận án đã chỉ ra những hình tượng
nhân vật chủ đạo cũng như sự vận động của hình tượng trong không gian và thời gian.

Trên cơ sở này, luận án khẳng định những tìm tòi, sáng tạo của nhà văn trong việc
xây dựng nhân vật, không gian, thời gian.
Hơn nữa, những nghiên cứu về sự thể hiện của tư duy nghệ thuật thông qua
việc lựa chọn các thao tác kỹ thuật như kết cấu, phương thức tự thuật, ngôn ngữ,
giọng điệu…tác giả chỉ ra những tìm tòi, sáng tạo về hình thức nghệ thuật trong tiểu
thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại.
Đạt được những mục tiêu trên, luận án đóng góp cái nhìn mang tính hệ thống
hơn về tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại. Đó cũng là sự bổ khuyết cho những
thiếu hụt trong nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam hải ngoại hiện nay.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận án
được triển khai thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tư duy nghệ thuật nhìn từ cấp độ quan niệm
Chương 3: Tư duy nghệ thuật nhìn từ cấp độ hình tượng nghệ thuật
Chương 4: Tư duy nghệ thuật nhìn từ cấp độ phương thức trần thuật

10


Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tƣ duy nghệ thuật
1.1.1. Giới thuyết về tư duy và tư duy nghệ thuật
1.1.1.1. Tư duy và những khái niệm liên quan
Tư duy - cùng với vai trò cũng như tính chất phức tạp của nó, đã trở thành đối
tượng của nhiều ngành nghiên cứu. Từ mỗi góc độ tiếp cận, tư duy được xem xét ở
những khía cạnh, những phương diện khác nhau, từ đó đưa đến những định nghĩa
khác nhau. Bởi vậy mà cho đến nay, việc đưa ra được một định nghĩa mang tính chiết
trung và tường minh về tư duy là một điều không dễ dàng.
Trong Từ điển tiếng Việt, tư duy được định nghĩa là “giai đoạn cao của quá

trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng
những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý” [193, tr1070]. Triết
học Mác – Lênin cũng đã khái quát con đường nhận thức chân lý là con đường “từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó
là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, sự nhận thức hiện thực khách
quan” [21, tr114].
Từ những nền tảng chung của triết học, xã hội học, tâm lý học về tư duy, nhà
nghiên cứu Nguyễn Bá Thành trong Tư duy thơ hiện đại Việt Nam đã đi sâu vào
những cách hiểu khác nhau về tư duy, từ đó nhấn mạnh một định nghĩa mang tính
khái quát của nhà triết học M. Rodentan và P. Iudin như sau: “Tư duy là hoạt động
nhận thức lý tính của con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệ
thống tinh vi của gần 16 tỷ tế bào thần kinh” [229, tr38].
Trong Lý luận văn học, nhà nghiên cứu Trần Khánh Thành từ quan niệm tư
duy là một quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong bộ não con người,
tác giả đã chỉ ra “mục đích của tư duy là nhận thức và phản ánh thế giới khách quan”
[62, tr19]. Tác giả cũng đã tổng kết quá trình tư duy dựa trên nền tảng tư tưởng triết
học Mác – Lênin, từ đó tiếp tục khẳng định: giai đoạn trực quan sinh động là giai
đoạn của những cảm giác, tri giác và biểu tượng; giai đoạn tư duy trừu tượng là giai
đoạn phát triển quan trọng của nhận thức, giúp con người có thể nắm bắt được bản
chất của đối tượng, chiều sâu quy luật hiện thực khách quan.
11


Như vậy, thông qua những định nghĩa trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: tư
duy là một giai đoạn phát triển quan trọng của quá trình nhận thức; mục đích của tư
duy là nhận thức và phản ánh thế giới khách quan; con đường tư duy chính là tìm ra
các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng và con người với thế giới khách quan từ
đó rút ra những tri thức mới nhằm nắm bắt được bản chất của đối tượng, chiều sâu
quy luật của hiện thực khách quan.
Ngoài ra, tư duy còn mang đặc tính kế thừa và luôn vận động. Nhờ tính kế thừa

và luôn vận động, tư duy trở thành sản phẩm có tính tổng hòa của lịch sử nhân loại.
Vì thế, bên cạnh tính cá nhân, gắn liền với từng chủ thể, tư duy còn mang tính dân
tộc, tính thời đại, tính nhân loại. Khẳng định điều này, trong Tư duy thơ hiện đại Việt
Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành đã dẫn ra nhận định của Ph. Ăngghen trong
tác phẩm Chống Duyring như sau: “Tư duy của con người có phải là tư duy riêng của
một cá nhân không? Không phải. Tuy vậy nó vẫn chỉ là tư duy cá nhân của hàng ức
triệu con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai” [229, tr11].
Việc tường minh khái niệm tư duy cũng trở nên khó khăn hơn bởi bao quanh
tư duy còn là một trường các khái niệm kế cận. Tư duy rất gần nghĩa với ý thức
nhưng giữa chúng vẫn có điểm khác biệt (ý thức là tư duy ở trạng thái tĩnh tại, là cái
đã được phản ánh còn tư duy là ý thức ở trạng thái động, là một quá trình, một hoạt
động nhận thức chưa hoàn kết). Tư duy cũng rất gần nghĩa với lí trí nhưng xét về bản
chất, không thể đồng nhất lí trí với tư duy (nói đến lí trí là nói đến “cái lôgic có tính
nguyên tắc của nhận thức” [229, tr39] còn nói đến tư duy là nói đến sự vận động có
tính tổng thể của toàn bộ các yếu tố như tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, lí trí… nhằm
mục đích nhận thức). Tư duy cũng gần nghĩa với tư tưởng nhưng tư tưởng vừa là kết
quả, vừa là xuất phát điểm của tư duy. Tư tưởng thiên về nội dung còn tư duy lại thiên
về phạm trù phương pháp.
Tóm lại, mỗi ngành đều có cách tiếp cận tư duy khác nhau. Tuy nhiên, không
ai có thể phủ nhận rằng, tư duy là giai đoạn phát triển quan trọng trong quá trình
nhận thức nhằm nắm bắt bản chất của đối tượng cũng như chiều sâu quy luật của hiện
thực đời sống. Hoạt động nhận thức ấy ở mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi lĩnh vực khác
nhau sẽ có những đặc trưng phổ biến, tạo thành các phương pháp, cách thức tư duy
12


riêng. Trong văn học, tư duy được hiểu là sự vận động có tính tổng thể của các yếu tố
tư tưởng và tình cảm, cảm xúc và lí trí nhằm mục đích nhận thức. Bởi tính kế thừa và
luôn vận động, tư duy vừa mang tính cá nhân vừa mang tính dân tộc, tính thời đại,
tính nhân loại. Vì thế, tư duy không chỉ là một sản phẩm xã hội mà còn là sản phẩm

có tính tổng hòa của lịch sử nhân loại.
1.1.1.2. Phân loại tư duy
Mỗi ngành đều có góc độ tiếp cận tư duy khác nhau nên cũng có những tiêu
chí để phân loại tư duy khác nhau. Thừa nhận tính tương đối trong cách phân loại tư
duy, người viết đề cập đến một vài cách phân loại tư duy cụ thể như sau:
Trong Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, tác giả Nguyễn Bá Thành đã đưa ra hai
cách phân loại. Cách thứ nhất là phân loại từ phương diện triết học, gồm hai nhóm
phương pháp là tư duy siêu hình và tư duy biện chứng. Cách thứ hai là phân loại theo
các hình thái ý thức xã hội, gồm ba nhóm là tư duy khoa học, tư duy nghệ thuật và tư
duy tôn giáo. Trong đó, tư duy khoa học vận dụng trực tiếp phương pháp tư duy lôgic
vào trong các ngành khoa học cụ thể. Tư duy nghệ thuật vận dụng trực tiếp phương
pháp tư duy hình tượng vào các ngành nghệ thuật. Tư duy tôn giáo hướng tới cái vĩnh
hằng, phi hiện thực, cái thiêng, tâm linh.
Trong Lý luận văn học, Phương Lựu chia tư duy ra thành ba bình diện: tư duy
hành động – trực quan, tư duy hình tượng – cảm tính và tư duy khái niệm – lôgic.
Tương ứng với ba bình diện này là ba hình thức: tư duy thực tiễn hàng ngày, tư duy
nghệ thuật và tư duy khoa học. Từ cách phân loại này, tác giả đã khẳng định rằng: tư
duy hình tượng – cảm tính là cơ sở của tư duy nghệ thuật.
Bên cạnh đó, trong Lý luận văn học, xuất phát từ mục đích và phương tiện
nhận thức, nhà nghiên cứu Trần Khánh Thành đã đề xuất quan điểm chia tư duy thành
hai kiểu cơ bản: tư duy lôgic và tư duy hình tượng. Trong đó, “tư duy lôgic là kiểu tư
duy đặc thù của khoa học (…). Tư duy hình tượng là kiểu tư duy đặc thù của nghệ
thuật”[62, tr21].
Mặc dù có những điểm khác biệt trong các cách phân loại tư duy nói trên
nhưng chúng lại gặp gỡ thống nhất trong việc xác định tư duy nghệ thuật là loại hình
tư duy vận dụng phương pháp tư duy hình tượng vào trong các ngành nghệ thuật. Tư
13


duy hình tượng “đảm bảo sự tiếp xúc cảm tính, nhưng cách xa đối với khách thể (…);

đòi hỏi tái hiện khách thể một cách toàn vẹn, tách khỏi hiện thực khách quan, chuyển
nó thành một sự thực của ý thức” [148, tr264]. Vì thế, nó “cho phép người nghệ sĩ
cùng một lúc vừa phát hiện khách thể, vừa bộc lộ thái độ của chủ thể. Mặt khác, (…)
tư duy nghệ thuật có thể sử dụng hư cấu, tưởng tượng để xây dựng những hình tượng
có tầm khái quát lớn lao, tác động mãnh liệt đến người đọc” [148, tr226]. Như vậy, tư
duy nghệ thuật là sự hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan
nên chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan, đồng thời mang
tính chủ quan và cá thể hóa rõ nét. Vì thế, trong tư duy nghệ thuật, hiện thực đời sống
là nguồn gốc của nhận thức, là nội dung của tư duy còn hình thức của nó lại phụ thuộc
vào chủ thể sáng tạo. Chủ thể sáng tạo với các yếu tố như trình độ, năng lực, tư chất,
vốn sống, kinh nghiệm, nhân sinh quan, thế giới quan…sẽ quyết định cách thức,
phương pháp, phẩm chất của tư duy. Hình thức ấy biểu hiện cụ thể thông qua sự nhận
thức, phản ánh, biểu hiện và thể nghiệm, sáng tạo nghệ thuật. Những yếu tố đó, được
dồn nén và kết đọng lại trong tác phẩm nghệ thuật. Bởi vậy, hình tượng nghệ thuật
trong tác phẩm được coi là hình tượng của cảm xúc, chứa đựng “năng lượng” tình
cảm của tác giả còn các yếu tố thuộc phương thức biểu hiện được xem như là những
yếu tố góp phần biểu hiện quá trình tư duy của nhà văn.
Mặc dù không nhằm mục đích phân loại tư duy nhưng trong Văn học như là tư
duy về cái khả nhiên [225, tr124], Trần Đình Sử đã góp phần chỉ ra sự khác biệt giữa
tư duy nghệ thuật và tư duy khoa học. Trên cơ sở quan niệm tư duy “là hành động
xuyên qua hiện thực để tiến đến cái khả năng bị che giấu trong đó” còn “hiện thực với
tư cách là sự thực hiện của những khả năng…Nó tồn tại trong dạng cái dĩ nhiên (cái
đã có) và “cái tất nhiên” (cái bắt buộc phải thế)”, tác giả khẳng định: nếu tư duy trong
khoa học hướng đến nhận thức quy luật, cái tất yếu của hiện thực dưới hình thức khái
niệm, phạm trù, công thức trừu tượng thì tư duy nghệ thuật lại hướng đến nhận thức
về “cái khả nhiên” - “cái có thể như thế” – “cái khả năng” của hiện thực thông qua
hình tượng nghệ thuật. “Cái khả nhiên” với ý nghĩa là “cái có thể như thế”, tự thân nó
không thừa nhận sự tồn tại của “cái khả nhiên” duy nhất nào. Do đó, văn học còn là

14



sự sáng tạo cái khả nhiên của đời sống. Hướng đến tính đặc thù đó của văn học, tư
duy nghệ thuật luôn mang tính tự do, mềm dẻo, tích cực và sáng tạo.
1.1.1.3. Tư duy nghệ thuật, tư duy thể loại và tư duy tiểu thuyết
Vì tư duy nghệ thuật là sự vận dụng trực tiếp phương pháp tư duy hình tượng
vào trong các ngành nghệ thuật nên đối với mỗi lĩnh vực nghệ thuật, tư duy lại được
chia nhỏ hơn dựa trên đặc trưng của từng nhóm. Trong văn học, việc phân loại tư duy
nghệ thuật thường dựa trên đặc trưng của các thể loại. Nói như Bakhtin, “mỗi một thể
loại thể hiện một thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một cách cảm thụ, nhìn nhận,
giải minh thế giới và con người” [11, tr7]. Thái độ thẩm mĩ đối với hiện thực, cách
cảm thụ, nhìn nhận, giải minh thế giới và con người… theo tinh thần của Bakhtin đều
có mối quan hệ với tư duy thể loại. Theo đó, tư duy nghệ thuật thường gắn liền với
những đặc trưng cơ bản của thể loại, vì thế nó còn là tư duy thể loại, tư duy thơ, tư
duy kịch, tư duy tiểu thuyết…
Trong các loại hình tư duy thể loại, việc nghiên cứu tư duy tiểu thuyết luôn
phải đặt trong mối tương quan với các thể loại khác bởi bản chất phức hợp của thể
loại. Với khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại văn học
khác, tiểu thuyết “lấn át thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình,
biện giải lại và sắp xếp lại trọng tâm cho chúng” [11, tr24]. Nhờ đó, tiểu thuyết trở
thành một thể loại “tham lam” nhất - nó “thâu tóm” thể loại này, thu hút thể loại khác.
Đặc biệt, nghiên cứu về tư duy tiểu thuyết cũng khó khăn hơn bởi thể loại này là “thể
loại duy nhất nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới” [11,
tr22]. Được nuôi dưỡng bởi thời đại mới, đối tượng thẩm mĩ của tiểu thuyết là “cuộc
sống hiện tại không ngừng biến đổi, sinh thành dựa trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân”
[224, tr297]. Bởi vậy, nghiên cứu về tư duy tiểu thuyết là nghiên cứu về tư duy của
“cái hôm nay” với tất cả những ngổn ngang, dang dở, chưa xong, chưa thể kết luận.
“Cái hôm nay, cái thì hiện tại chưa hoàn thành” [11, tr14].
Việc nghiên cứu về tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết có thể được xem xét
trên nhiều phương diện, trong đó, những vấn đề thuộc về chủ thể sáng tạo và tác phẩm

là những vấn đề có tính chất “căn cốt” nhất. Từ phương diện chủ thể, tư duy nghệ
thuật biểu hiện thông qua hệ thống các quan niệm về thế giới, hiện thực, con người,
15


nghệ thuật… nhằm phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của người nghệ sĩ. Chính
hệ thống quan niệm này đã trở thành “hệ quy chiếu” ẩn chìm trong các hình thức nghệ
thuật, chi phối đến việc xây dựng thế giới hình tượng (nhà văn tư duy bằng hình
tượng) và lựa chọn các thao tác kỹ thuật của tiểu thuyết (những yếu tố thuộc về thi
pháp thể loại) để qua đó bộc lộ quan niệm, tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Từ những tiền đề trên, trong đề tài này, chúng tôi tiếp cận tư duy nghệ thuật
trong mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống các quan niệm, thế giới hình tượng và đặc
trưng thi pháp thể loại. Cụ thể hơn, đó không phải là tư duy nghệ thuật chung chung
mà thực chất là tư duy thể loại, tư duy tiểu thuyết. Tuy nhiên, tiểu thuyết là một thể
loại mang trong nó bản chất tổng hợp nên khi nghiên cứu cần có sự kết hợp với tư duy
nghệ thuật trong các loại hình khác đồng thời đặt tư duy nghệ thuật trong mạch nối từ
quan niệm đến việc xây dựng các hình tượng nghệ thuật và lựa chọn các phương thức
trần thuật. Theo con đường này, ta có thể khám phá ra cái hình thức mang tính quan
niệm, phản ánh phương thức tư duy của người nghệ sĩ. Đó cũng là tinh thần mà nhà
nghiên cứu Nguyễn Bá Thành đã khẳng định: “Con đường tiếp cận tác phẩm một cách
hình thức và chứng minh chính hình thức tác giả lựa chọn là thích hợp nhất để diễn
đạt nội dung đó chính là con đường dẫn tới tìm hiểu các thao tác của tư duy nghệ
thuật” [229, tr109].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về tư duy nghệ thuật trong văn học Việt Nam
Trên thế giới , ngay từ thời kì cổ đại, khi tư duy nghệ thuật còn chưa trở thành
một khái niệm trung tâm trong lý luận văn học thì những vấn đề liên quan đến tư duy
nghệ thuật đã được đề cập đến ở cả phương Đông và phương Tây. Ở phương Tây,
Aristotle cùng với công trình Nghệ thuật thi ca đã được xem là người đầu tiên bàn đến
bản chất của nghệ thuật. Cùng với Aristotle, ở phương Đông, trong Văn tâm điêu
long, Lưu Hiệp đã đề ra những yêu cầu về tư duy nghệ thuật (đó là Nguyên đạo,

Trưng thánh, Tôn kinh và Chính vĩ). Những tư tưởng sơ khai này đã tiếp tục được bàn
đến trên các khía cạnh như cảm tính, lý tính, bản năng, vô thức, trực giác, mối quan
hệ giữa nội dung, hình thức…trong nhiều thế kỷ sau đó. Đến giữa thế kỷ XIX, thuật
ngữ tư duy nghệ thuật chính thức xuất hiện. “Thuật ngữ tư duy nghệ thuật đến giữa

16


thế kỷ XIX mới ra đời, nó đã được V.G.Bêlinxki và N.G.Sernưepxki hai nhà lí luận
mĩ học Nga đề cập đến” [229, tr111].
Ở Việt Nam, phải đến giữa thế kỷ XX thuật ngữ tư duy, tư duy nghệ thuật mới
được biết đến thông qua những công trình lý luận triết học, mĩ học phương Tây được
dịch và giới thiệu ở Việt Nam (Sự hình thành của tư duy trừu tượng trong lịch sử phát
triển của xã hội loài người của A.Spiêckin, Nhà xuất bản Sự thật, 1958; Từ điển triết
học, NXB Sự thật, 1955). Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XXI, tư duy nghệ thuật với
tư cách là một đối tượng nghiên cứu chính mới được đề cập phổ biến hơn trong
nghiên cứu văn học.
Trước hế t là trong một vài cuốn sách có tính chất công cụ , mục từ Tư duy nghệ
thuật đã được đề cập đến với tư cách là mô ̣t thuâ ̣t ngữ quan tro ̣ng trong nghiên c

ứu

văn ho ̣c. Đáng chú ý trong đó là cuốn 150 Thuật ngữ văn học do La ̣i Nguyên Ân biên
soạn và Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
đồng chủ biên. Cả hai công trình đều khẳng định tư duy nghệ thuật là một dạng hoạt
động trí tuệ, nhằm sáng tạo tác phẩm nghệ thuật; nét đặc sắc của tư duy nghệ thuật
bộc lộ ở sự chiếm lĩnh thế giới một cách hình tượng cảm tính, ở sự tổng hợp một cách
hữu cơ các kết quả hoạt động của những cơ chế vừa lý tính vừa cảm tính của trí tưởng
tượng; tư tưởng, quan niệm của tác phẩm được xây dựng trên cơ sở tư duy nghệ thuật:
việc lựa chọn các phương tiện biểu hiện cũng dựa trên cơ sở tư duy nghệ thuật…

Bằng sự biên soạn công phu, hai công trình nghiên cứu trên đã cung cấp nền tảng lý
luận cơ bản về tư duy nghệ thuật góp phần định hướng cho những công trình nghiên
cứu tiếp theo.
Bên ca ̣nh những cuốn từ điển thuật ngữ văn học, vấ n đề tư duy nghê ̣ thuâ ̣t cũng
đươ ̣c bàn đế n trong mô ̣t số cuố n sách lý luâ ̣n văn ho ̣c quan tro ̣ng . Trong đó, ta có thể
kể đến cuố n Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên

(NXB Đại học Sư phạm,

2010). Trong công trình này, tác giả đã dành trọn chương 8 để bàn về những vấn đề lí
luâ ̣n quan tro ̣ng có liên quan đế n tư duy nghê ̣ thuâ ̣t của nhà văn như

: tư duy hình

tươ ̣ng là cơ sở của tư duy nghê ̣ thuâ ̣t ; những thể nghiê ̣m trong tư duy nghê ̣ thuâ ̣t ; vai
trò của trực giác và vô thức trong tư duy nghê ̣ thuâ ̣t…

Cùng với công trình này, Lý

luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên cũng đã dành không ít thời lượng văn bản để
17


bàn đến tư duy, các kiểu tư duy, yếu tố thường tại trong tư duy nghệ thuật…Có thể
nói, đây là hai công trình lý luận văn học đã giành khá nhiều trang văn bản để bàn về
tư duy nghệ thuật. Tuy nhiên, trong những công trình trên, những vấn đề về tư duy
nghệ thuật mới chỉ được đề cập đến trên phương diện lí thuyết.
Chỉ đến Giáo trình Tư duy thơ hiện đại Việt Nam của tác giả Nguyễn Bá Thành
thì vấn đề tư duy nghệ thuật mới được bàn đến một cách kĩ lưỡng trên cả phương diện
lí luận cũng như thực tiễn. Trong cuố n sách này , tác giả đã đặt ra tin

́ h thời sự của viê ̣c
nghiên cứu tư duy , giải quyết các vấn đề liên quan đến khái niê ̣m tư duy và những
khái niệm kế cận, phân loa ̣i tư duy, đă ̣c điể m cơ bản của các loại hình tư duy. Trên cơ
sở đó, tác giả tập trung bàn luận mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n về tư duy thơ với tư cách là
mô ̣t phương thức biể u hiê ̣n của tư duy nghê ̣ thuâ ̣t , tìm hiểu đặc trưng của tư duy thơ
Viê ̣t Nam qua các th ời kỳ… Có thể nói , đây là công trin
̀ h nghiên cứu công phu , tập
trung và có tính hệ thống hơn cả ở Việt Nam. Nó không chỉ dừng lại tr ong viê ̣c tiế p
câ ̣n tư duy ng hê ̣ thuâ ̣t như mô ̣t vấ n đề lý

luâ ̣n hay mô ̣t thuâ ̣t ngữ đă ̣t nề n tảng cho

nghiên cứu khoa ho ̣c mà tác giả công trin
̀ h đã tiế n xa hơn mô ̣t bước , đi từ lí thuyết lý
luâ ̣n đế n thực tiễn sáng tác và chỉ ra nh ững đặc điểm cơ bản của tư duy nghệ thuật ở
mô ̣t thể loa ̣i lớn (thơ ca ) trong toàn bô ̣ lich
̣ sử phát triể n của nó

. Chính công trình

nghiên cứu công phu này đã đă ̣t những nề n tảng lý luâ ̣n cũng như thực tiễn quan tro ̣ng
cho nhiề u công trình nghiên cứu mang tính vâ ̣n du ̣ng sau này .
Cùng với tư duy nghệ thuật trong thơ, kịch, truyện ngắn… tư duy nghê ̣ thuâ ̣t
trong tiểu thuyết đã trở thành đố i tươ ̣ng nghiên cứu chin
́ h trong m ột số luận văn thạc
sĩ như: Tư duy nghê ̣ thuật tron g tiể u thuyế t của Lê Lựu của Mai Thị Liên; Tiể u thuyế t
hiê ̣n đại – sự hội ngộ các tư duy trong tiểu thuyế t Nguyễn Bình Phương

của Nguyễn


Phước Bảo Nhân; Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà của Lê Thị Loan…
Hầu hết các công trình này mới dừng lại ở việc nghiên cứu về tư duy nghệ thuật trong
tiểu thuyết của từng tác giả trên các phương diện cụ thể (Mai Thị Liên tập trung vào
nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê
Lựu; Nguyễn Phước Bảo Nhân tập trung vào sự hô ̣i ngô ̣ các tư duy trong tiể u thuyế t
Nguyễn Bình Phương …). Những công trình nghiên cứu này đã ghi nhận sự hình
thành của một hướng nghiên cứu mới là nghiên cứu tư duy nghệ thuật trong tiểu
18


thuyết. Tuy nhiên, hầu hết những công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu về tư duy nghệ thuật của từng tác giả riêng rẽ trên những phương diện cụ
thể của tác phẩm. Cùng với đó, việc vận dụng những đặc trưng của tiểu thuyết trong
nghiên cứu về tư duy nghệ thuật chưa được kết hợp một cách nhuần nhuyễn nên đặc
trưng của tư duy tiểu thuyết chưa được tập trung làm rõ.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết
của từng tác giả là những công trình đề cập đến vấn đề đổi mới tư duy nghệ thuật
trong tiểu thuyết. Theo đó, chúng tôi có thể kể đến một số công trình quan trọng như:
Mấy ghi nhận về sự đổi mới của tư duy nghệ thuật và hình tượng con người trong văn
học ta thập kỷ qua của Trần Đình Sử; Đổi mới tư duy tiểu thuyết của Hội nhà văn (tập
hợp những tham luận của nhiều tác giả như: Tiểu thuyết – một thách thức không dễ
vượt qua của Đỗ Chu; Lại bàn về đổi mới tư duy của Hoàng Quốc Hải; Cần đổi mới
cả tư duy tiếp nhận của Phạm Đức; Một vài suy nghĩ về đổi mới tư duy tiểu thuyết của
Nguyễn Đỗ Phú; Suy nghĩ về hiện thực trong đổi mới tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh…); Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi của Mai
Hương; Những trăn trở về đổ i mới tư duy tiể u thuyế t của các nhà văn Viê ̣t Nam hiê ̣n
nay của Nguyễn Thị Hải Phương… Nhìn chung, các công trình đã chỉ ra tình trạng
khủng hoảng của tiểu thuyết đồng thời đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy thể loại nhằm
đưa tiểu thuyết thoát khỏi tình trạng trên.
Nhìn lại l ịch sử nghiên cứu , người viế t nhâ ̣n thấ y tư duy nghê ̣ thuâ ̣t đã


bước

đầu được đề cập đến trong một số giáo trình, từ điển thuật ngữ văn học, sách lý luận
văn học và luận văn thạc sĩ. Việc nghiên cứu về tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết
cũng đã được đặt ra nhưng mới chỉ dừng lại ở sáng tác của một vài cây bút văn xuôi
riêng lẻ. Chưa có một công trình nào vượt khỏi những giới hạn trên để chỉ ra dấu ấn
của tư duy nghệ thuật trong sáng tác của một nhóm tác giả. Với tính chất quan trọng
của việc nghiên cứu về tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết, nhiề u hiê ̣n tươ ̣ng văn học,
tác giả ho ặc nhóm tác giả cũng như các tác phẩm khác cần đư ợc tiế p tu ̣c triể n khai
theo hướng nghiên cứu này để thấ y đươ ̣c nét riêng đ ộc đáo, những đổi mới trong tư
duy nghệ thuật của nhà văn cũng như những đóng góp của các tác giả vào công cuộc
đổ i mới diê ̣n ma ̣o tiểu thuyết hiện nay.
19


1.2. Tổng quan về tiểu thuyết và tƣ duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của một số
nhà văn nữ hải ngoại đƣơng đại
1.2.1. Tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại trong bối cảnh tiểu
thuyết Việt Nam đương đại
Nhìn một cách khái quát , tính từ những phác thảo đầu tiên đặt nền móng cho
sự ra đời của tiể u thuyế t hi ện đại ở Việt Nam đến nay thì thể loa ̣i này mới có “tuổ i
đời” gầ n mô ̣t thế kỷ . Trong đó , tiể u thuyế t Viê ̣t Nam đương đa ̣i là một thuật ngữ định
danh, gắ n liề n với tiể u thuyế t thời kỳ Đ ổi mới. Từ sau 1986, đường lố i đổ i mới toàn
diê ̣n đấ t nước trong đó có văn n ghê ̣ đã thổ i luồ ng gió mới vào đời số ng v ăn ho ̣c, mở
ra mô ṭ thời kỳ mới của văn ho ̣c nói chung và tiể u thuyế t nói riêng . So vớ i trước đây ,
tiể u thuyế t bước sang một khúc ngoă ̣t mới, vâ ̣n đô ̣ng theo xu hướng dân chủ hóa .
Vâ ̣n đô ̣ng trong xu hướng dân chủ hóa với tinh thầ n đổ i mới tư duy

và nhìn


thẳ ng và o sự thâ ̣t , tiể u thuyế t có những bước chuyển không nhỏ . Những quan niê ̣m
mới với về văn chương , tiể u thuyế t , nhà văn, hiê ̣n thực , con người…đươ ̣c tự do nảy
nở. Tiể u thuyế t chuy ển mình từ hướng ngoại đến hướng nội, từ cái ta chung đến cái
tôi riêng trong dòng chảy chung của lich
̣ sử . Hiê ̣n thực với tư cách là đố i tươ ̣ng phản
ánh của tiểu thuyết được mở rộng và

mang tính toàn diê ̣n hơn , mở ra những không

gian vô tâ ̣n cho tiể u thuyế t thỏa sức chiế m liñ h, khám phá, khai vỡ . Sự thay đổ i trong
hê ̣ thố ng quan niê ̣m đã đưa đế n sự thay đổ i của tiể u thuyế t trên nhiề u bình diê ̣n , kéo
theo sự thay đổi trong cấu trúc thể loại cũng như sự nở rô ̣ của các bút pháp ngh



thuật. Nhà văn có cơ hội bô ̣c lô ̣ cá tin
́ h sáng ta ̣o thông qua vi ệc tìm kiếm, thể nghiê ̣m
nhiề u hình thức và thủ pháp ngh ệ thuật mới . Đây cũng là một sự “cởi trói” , “giải
phóng” tư tưởng đưa đến những thành tựu đáng kể của tiểu thuyết

. Những sáng tác

của Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Khải, Hồ Anh Thái…đã góp phần khai mở,
mang lại cho tiểu thuyết một diện mạo mới.
Trong tinh thần đổi mới ấy, đầu thế kỷ XXI, tiểu thuyết Việt Nam tiếp tục có
sự nở rộ và phát triển theo nhiều chiều hướng. Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là sự
phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng đổi mới và cách tân hình thức thể loại. Bên
cạnh những nhà văn nam như Nguyễn Khải, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh,
Nguyễn Việt Hà…, khuynh hướng đổi mới và cách tân thể loại đã ghi nhận sự góp

20


mặt đáng kể của những cây bút nữ như Nguyễn Ngọc Tư, Thuận, Đoàn Minh Phượng,
Võ Thị Xuân Hà, Lê Ngọc Mai, Thùy Dương, …. Qua những sáng tác này, ta thấy rõ
một tinh thần “quyết liệt hướng tới mục đích “xé rào” thể loại tiểu thuyết, phá vỡ ranh
giới của hàng loạt quan niệm mang tính định giá (…) có những bước đột phá rõ rệt về
cả nội dung ý nghĩa cũng như hình thức thể hiện. Với những cách tân ở nhiều mức độ
khác nhau, “khuynh hướng cách tân” có những thành tựu đáng kể trong nỗ lực hòa
nhịp cùng dòng chảy văn học đương đại thế giới, với những dấu hiệu rõ rệt của cảm
quan hậu hiện đại trong văn chương” [70, tr296 – 297].
Tựu trung lại, khi đặt tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại trong bối cảnh
tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi nhận thấy các nhà văn nữ đã có sự đóng
góp quan trọng cho sự phát triển và hiện đại hóa thể loại trên nhiều phương diện.
Chính vì thế, họ góp một phần không nhỏ, làm đầy đủ hơn cho diện mạo của tiểu
thuyết Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Để có được những đóng góp đáng kể đó, điều quan
trọng trước hết, nằm trong sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn.
Khác với thế hệ các nhà văn h ải ngoại trước đây, các nhà văn nữ hải ngoại chủ
yếu là những người được đào tạo khá bài bản trong môi trường học thuật chuyên
nghiệp: Thuâ ̣n học cao ho ̣c văn h ọc Anh ta ̣i Đa ̣i ho ̣c Paris 7; cao học văn học Nga tại
Đa ̣i ho ̣c Sorbonne (Pháp); Lê Ngọc Mai tốt nghiệp xuất sắc khoa Văn và trở thành
giảng viên trường Đại học Tổng hợp, tiến sĩ Ngữ văn tại Nga đồng thời là dịch giả của
nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng; Lê Minh Hà tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, từng có nhiều năm làm giáo viên ngữ văn tại trường trung học
Đan Phượng và Hà Nội – Amsterdam…
Không chỉ được đào tạo bài bản trên con đường đến với văn chương, các nhà
văn nữ Việt Nam hải ngoại còn được trải nghiệm nhiều năm ở những nơi được xem
như là “cái nôi” sinh thành của tiểu thuyết, nơi hội tụ những đỉnh cao văn chương
nhân loại, nơi khởi nguồn cho những cuộc cách tân văn học như Nga, Pháp, Đức…
Cùng với đó, các nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại còn có vốn ngoại ngữ đảm bảo cho

các nhà văn có thể đọc thông, dịch thạo những tác phẩm văn chương có giá trị từ
nhiều nền văn học khác (Thuận và Lê Ngọc Mai đều là những dịch giả văn học Pháp
với nhiều tác phẩm dịch nổi tiếng như: Xạ thủ nằm bắn của J.P. Manchette, Mở rộng
21


×