Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Tổ chức hợp tác Thượng Hải: Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng : Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế: 60 31 40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ HỌC
---------* * *---------

NGUYỄN HOÀI LINH

TỔ CHỨC HỢP TÁC THƯỢNG HẢI:

Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế

Hà Nội – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ HỌC
---------* * *---------

NGUYỄN HOÀI LINH

TỔ CHỨC HỢP TÁC THƯỢNG HẢI:

Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.40


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thu Mỹ

Hà Nội – 2010

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

8

CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CỦA S.C.O

18

1.1. Cơ sở hình thành của Tổ chức Hợp tác Thƣợng hải:

18

1.1.1. Cơ sở lý luận

18

1.1.2. Cơ sở thực tiễn

25

a. Hợp tác Trung Á trước khi Tổ chức Thượng hải được thành lập


25

b. Bối cảnh quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI đặt ra
yêu cầu tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh Trung Á

31

c. Gia tăng nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế giữa Trung Quốc,
Nga và các nước Trung Á

36

1.2. Hội nghị Nhóm Hiệp ƣớc Thƣợng hải lần thứ 6 (năm 2001)
và sự ra đời của Tổ chức Hợp tác Thƣợng hải

40

1.2.1. Mục đích thành lập

41

1.2.2. Chức năng, nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của S.C.O

42

1.2.3. Đặc điểm của Tổ chức Hợp tác Thượng hải

44

1.3. Ý nghĩa của việc thành lập “Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải”


46

1.3.1. Đối với các nước thành viên

46

5


1.3.2. Đối với an ninh và hợp tác khu vực và thế giới
CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA S.C.O

49
51

2.1. Tình hình phát triển của S.C.O trong 10 năm qua

51

2.1.1. S.C.O từ năm 2001- 2005

51

2.1.2. S.C.O từ năm 2006 – nay

54

2.2. Đánh giá về quá trình phát triển của S.C.O


66

2.2.1. Về xây dựng thể chế

66

a. Cơ cấu tổ chức ngày càng kiện toàn

66

b. Nguyên tắc hoạt động ngày càng chặt chẽ hơn

69

2.2.2. Về phát triển thành viên

70

2.2.3. Về phạm vi hợp tác

72

2.2.4. Một số kết quả hợp tác cụ thể

73

a. Hợp tác an ninh

73


b. Hợp tác về kinh tế

78

c. Hợp tác về năng lượng

78

d. Hợp tác về văn hóa

80

6


CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC TRONG
TƢƠNG LAI

83

3.1. Những thuận lợi và trở ngại đối với sự phát triển của S.C.O
trong những năm tới

83

3.1.1. Thuận lợi

83

a. Thuận lợi chủ quan


83

b. Thuận lợi khách quan

88

3.1.2. Những trở ngại

89

a. Những trở ngại từ bên trong S.C.O

89

b. Những trở ngại từ bên ngoài S.C.O

100

3.2. Các khả năng phát triển của S.C.O trong những năm sắp tới

102

3.3. Một số khuyến nghị về ứng xử của Việt nam với S.C.O

105

KẾT LUẬN

107


TÀI LIỆU THAM KHẢO

109

PHỤ LỤC

114

7


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

SCO

Shanghai Cooperation Organization
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

NATO

North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

NMD


National Missile Defense
Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia

TMD

Theater Missile Defense
Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường

ABM

Anti – Ballistic Missile Treaty
Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo

RATS

The Regional Anti – Terrorist Structure
Cơ cấu chống khủng bố khu vực

BRIC

Brasil, Russia, India, China
Nhóm 4 nước Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
a. Về phương diện thực tiễn:

Từ thế kỷ XV, Trung Á là khu vực độc lập về chính trị, nhưng sang những
năm 1870, phần lớn lãnh thổ đã thuộc quyền kiểm soát của Đế chế Nga. Sự tan rã
của Liên Bang Xô Viết năm 1991 đã mở đường cho sự hình thành các quốc gia
độc lập ở Trung Á, nhưng tình hình phức tạp của quan hệ quốc tế thời kỳ hậu
Chiến tranh lạnh lại làm cho khu vực Trung Á trở thành một khu vực được lưu
tâm trên thế giới.
Trước tiên, khu vực Trung Á có một vị trí chiến lược quan trọng, với biên
giới cận kề với các cường quốc Á – Âu (Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ…) Mặt
khác, khu vực Trung Á nảy sinh những cuộc xung đột vũ trang nghiêm trọng như
chiến tranh Chechnya, các phong trào li khai, tôn giáo cực đoan, khủng bố và tội
phạm quốc tế với những đường dây buôn bán ma tuý và vũ khí xuyên lục địa.
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ, Mỹ
phát động một cuộc chiến chống khủng bố rộng lớn khắp toàn cầu và đặc biệt
hướng vào khu vực Trung Đông và Trung Á. Tất cả những nguyên nhân trên
khiến cho Trung Á trở thành một trong những điểm nóng của thế giới. Vì thế, việc
đảm bảo an ninh cho Trung Á trở nên hết sức quan trọng đối với nền an ninh của
khu vực Á – Âu.
Sau chiến tranh lạnh, các nước Trung Á bao gồm Afganistan và năm nước
Cộng hoà của Liên Xô cũ là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và
Uzbekistan đều là những nước mới thành lập. Sự hợp tác giữa họ tuy đã được
thiết lập nhưng còn lỏng lẻo và chưa sâu rộng. Một số tổ chức hợp tác khu vực
mới ra đời thì nhỏ bé và yếu ớt. Mãi tới năm 1996, Kazakhstan, Kyrgyzstan,

8


Tajikistan cùng với Nga và Trung Quốc đưa ra sáng kiến thành lập “Nhóm Hiệp
ước Thượng Hải”, là tiền thân của Tổ chức hợp tác Thượng Hải năm 2001. Kể từ
đó, dư luận ngày càng chú ý hơn tới tổ chức này.
Khi mới ra đời, mục đích và phạm vi hoạt động của Tổ chức Hợp tác

Thượng Hải có thể chỉ bó hẹp ở khu vực các nước thành viên, nhưng trong bối
cảnh quốc tế hiện nay, với việc nhìn nhận của các cường quốc trên thế giới về
“điểm nóng” Trung Á, khu vực này ngày càng được quan tâm nhiều hơn nữa. Từ
khi ra đời năm 2001 tới nay, S.C.O đã phát triển rất nhanh chóng cả về phương
diện thể chế lẫn phạm vi hoạt động.
Trong những năm qua, các thành viên của S.C.O đã góp phần duy trì hoà
bình và ổn định ở Trung Á. S.C.O cũng trở thành nhân tố mà Mỹ và EU phải tính
tới trong quá trình hoạch định chính sách đối với Châu Á nói chung, với Nga và
Trung Quốc nói riêng. Hoạt động của S.C.O cũng tác động tới Đông Nam Á. Vì
thế, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Cebu vào tháng 1/ 2007, vấn đề
thiết lập quan hệ với S.C.O đã được đặt ra và đưa vào Tuyên bố của Hội nghị trên.
Là một nước thành viên ASEAN, Việt Nam chắc chắn sẽ phải tham gia vào
mối quan hệ ASEAN – S.C.O, nếu nó chính thức được thiết lập. Tuy nhiên, ở
nước ta, sự hiểu biết về S.C.O còn rất hạn chế. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự tham
gia của nước ta vào quan hệ ASEAN - S.C.O.
Để đánh giá đúng vị trí của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hiện này, cần
xem xét kỹ hơn về bối cảnh ra đời, quá trình thành lập và phát triển hiện nay của
tổ chức này, đồng thời nghiên cứu về triển vọng phát triển của nó. Đó là những
vấn đề mà người viết quan tâm và mong muốn được tìm hiểu khi viết đề tài luận
văn này.
Nhận thức được nhu cầu hiểu biết đang gia tăng về S.C.O, em muốn chọn
tổ chức này để nghiên cứu và viết luận văn thạc sỹ. Tên đề tài của em là: “Tổ
chức Hợp tác Thƣợng Hải: Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng”.
9


b. Về phương diện khoa học
Việc nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của S.C.O và triển vọng
của nó còn có ý nghĩa quan trọng về phương diện khoa học.
Các kết quả nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và triển vọng của

S.C.O sẽ cung cấp những hiểu biết cơ bản về một mô hình hợp tác khu vực mới ra
đời và phát triển trong bối cảnh hậu chiến tranh lạnh, tại một trong những khu vực
phức tạp nhất thế giới về tôn giáo, sắc tộc, nơi tập trung lợi ích chiến lược và kinh
tế của tất cả các nước lớn trên thế giới hiện nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đây là một đề tài khá mới mẻ. Theo hiểu biết của tôi, cho đến nay, trên thế
giới cũng như Việt Nam cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Sau đây là một số công trình nghiên cứu chính mà người viết có thể tiếp cận được.
Hầu hết là những bài viết và sách của các học giả nước ngoài.
- Sách “Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải: ngôi nhà sức mạnh hay con hổ
giấy” (The Shanghai Cooperation Organisation: Powerhouse or Paper
Tiger?) của tác giả Ingmar Oldberg đề cập đến mục đích và sự phát triển của
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, trong đó ông nêu ra rằng, S.C.O có sự phát triển
dựa trên cơ sở hợp tác về an ninh, đấu tranh chống lại “ba thế lực thù địch”, chống
lại sự can thiệp của phương Tây, và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó,
S.C.O cũng tồn tại những vấn đề và yếu kém về sự ràng buộc trong tổ chức và thể
chế hợp tác còn lỏng lẻo, các khó khăn trong việc mở rộng tổ chức, và đặc biệt là
sự xung đột về quyền lợi của các nước liên quan như Nga, Trung Quốc và các
nước Châu Á khác.
Tác giả cho rằng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải không thể trở thành một liên
minh quân sự như NATO. Tổ chức này còn khá mới và hợp tác kinh tế còn nhiều
hạn chế.
10


Tuy nhiên, tổ chức này có sự tăng trưởng nhanh, sự thiết lập mới và các
chương trình nghị sự mở rộng. Đây cũng là một diễn đàn hữu ích, nơi mà các
quốc gia thành viên có thể tăng cường hợp tác và thảo luận về những khác biệt
của mình. Diễn đàn này cũng giúp giảm bớt những xung đột giữa các thành viên

và hợp tác trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố và các vấn đề liên quan khác,
đặc biệt là sự chống phá của Mỹ và phương Tây.
- Sách “Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải” (The Shanghai Cooperation
Organization) do nhóm tác giả Alyson JK Bailes (Anh), Dr Pál Dunay
(Hungary) Dr Pan Guang (Trung Quốc) Mikhail Troitskiy (Nga) biên soạn
bao gồm những nội dung sau:
Các tác giả cho thấy những nét tổng quan (Bối cảnh và mục đích ra đời,
chức năng, các thành viên và các hợp tác về an ninh) của Tổ chức Hợp tác
Thượng Hải với tư cách là một tổ chức hợp tác về an ninh khu vực.
Cuốn sách làm rõ quan điểm của Nga và Trung Quốc về Tổ chức Hợp tác
Thượng Hải. Nga muốn S.C.O tiếp tục hoạt động như một công cụ quan trọng để
trở thành đối tác chiến lược ở phương Tây và là một lực lượng để mặc cả trong
các cuộc đàm phán với Mỹ. Nga sẽ cố gắng cân bằng quyền lực trong S.C.O.
Nhưng điều này làm cản trở nguyện vọng tăng cường tầm ảnh hưởng ở Trung Á
của Trung Quốc.
Các tác giả còn nêu lên vai trò của Trung Quốc trong tổ chức này và nhận
xét rằng, chặng đường của Trung Quốc phía trước là một nhiệm vụ lớn và một
cuộc hành trình dài. Trong tháng 6 năm 2006, tại Hội Nghị Thượng Đỉnh tổ chức
tại Trung Quốc, lãnh đạo các quốc gia thành viên S.C.O và các quốc gia quan sát
viên đã đánh giá hoạt động của 5 năm kể từ khi thành lập Tổ chức Hợp tác
Thượng Hải và 10 năm kể từ năm 1996. Lãnh đạo của Trung Quốc cho rằng,
trong tương lai, S.C.O phải đối mặt với một số vấn đề lớn và cấp bách: sự cần

11


thiết cho một bước đột phá trong hợp tác kinh tế; tăng cường hợp tác an ninh; thúc
đẩy hợp tác văn hóa; và hoạch định một chính sách phát triển thận trọng.
Và cuối cùng, khi xem xét sự thành công của S.C.O cho đến nay và dự tính
trong tương lai phát triển, tác giả chú ý tới ba điểm sau đây: 1) Hợp tác khu vực

cần phải được ổn định thể chế hoá. 2) Thứ hai, khu vực hợp tác an ninh phải được
dựa trên việc xử lý các mối đe dọa an ninh truyền thống cần được kết hợp chặt
chẽ với việc xử lý các mối đe dọa phi truyền thống. 3) Việc duy trì an ninh khu
vực và sự ổn định là cả một điều kiện tiên quyết để bảo đảm thúc đẩy hợp tác kinh
tế và văn hóa khu vực, trong khi đó, hợp tác kinh tế và văn hóa là cơ sở vững chắc
cho hợp tác về an ninh chính trị.
- “Nga và Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải: Con đƣờng đơn độc của
Mascova từ Biskek đến Dushanbe” (Russia and the Shanghai Cooperation
Organization: Moscow’s lonely road from Bishkek to Dushanbe) của Mark
N. Katz. Bài viết cho thấy các hoạt động của Nga dường như bị cô lập từ Hội
nghị Thượng đỉnh năm 2007 tại Bishkek đến Hội nghị năm 2008 tại Dushanbe
của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Tác giả đề cập vấn đề về tình hình quan hệ
đang xấu đi giữa Nga và Mỹ. Trong khi đó, mối quan hệ với Washington của
Trung Quốc, Kazakhsta, Kyrgyzstan lại trở nên tốt hơn. Kể từ Hội nghị Thượng
đỉnh lại Bishkek năm 2007, quan hệ giữa Nga với các nước thành viên S.C.O trở
nên xấu đi. Với Kyrgyzstan, nước này đã tổ chức một cuộc tưởng niệm đối với
những người bị Sa Hoàng giết chết vào năm 1916 nhằm chống lại cảm giác về sự
hiện diện của Nga tại đây.
Một khác biệt quan trọng cũng xuất hiện giữa Moscow và Bắc Kinh. Trung
Quốc đã mua giấy phép của Nga để chế tạo 200 máy bay chiến đấu Su-27. Nhưng
sau khi lắp ráp được 105 chiếc, Bắc Kinh đơn phương hủy bỏ hợp đồng. Mặc dù
trước đây, Trung Quốc là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga nhưng đến
năm 2008, việc buôn bán giảm đi đáng kể.
12


Tổng thống Nga Medvedev khi tới Hội nghị năm 2008 tại Dushanbe đã hy
vọng rằng chính phủ của các nước S.C.O sẽ ủng hộ chính sách của Nga về tình
hình ở Georgia, Abkhazia, và Nam Ossetia.
- Bài nghiên cứu “Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải” của tác giả Andrew

Scheineson. Bài nghiên cứu giới thiệu về vai trò và lịch sử phát triển của Tổ chức
Hợp tác Thượng Hải trong khu vực. Kể từ năm 1996 khi còn là Cơ chế “Nhóm
Thượng Hải 5” cho đến năm 2001 trở thành Tổ chức hợp tác Thượng Hải với sự
tham gia của Uzbekistan, S.C.O đã phát triển hơn cả về thể chế hoạt động và các
lĩnh vực hợp tác. Nhưng tổ chức này vẫn tồn tại những khó khăn. Ví dụ, sự khác
biệt giữa các nước thành viên, các hoạt động còn mờ nhạt không hiệu quả, mâu
thuẫn Nga – Trung vẫn còn tồn tại, điều này làm cho S.C.O muốn phát triển như
NATO thì vẫn là “tham vọng”.
Tác giả cũng đề cập đến việc hợp tác năng lượng giữa các nước thành viên,
thành lập một thị trường “năng lượng thống nhất” để xuất khẩu dầu và khí đốt,
tăng cường các thỏa thuận về hợp tác năng lượng. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc
đều muốn gia tăng sự ảnh hưởng của mình tại khu vực này, tạo nên trở ngại để mở
rộng hợp tác năng lượng S.C.O. Bài viết còn đề cập đến vấn đề mong muốn gia
nhập của Iran và mối quan hệ giữa S.C.O và Afganistan.
Cuối cùng, tác giả bài viết trên nhận định về mối quan tâm của Mỹ đối với
S.C.O. Mỹ luôn muốn duy trì sự có mặt của mình ở khu vực giàu khí đốt này, Nga
và Trung Quốc muốn sử dụng S.C.O để kiềm chế Mỹ tại nguồn năng lượng khổng
lồ này của thế giới. Mặc dù Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tỏ ra muốn chống lại
các chính sách của Mỹ, nhưng một số các quốc gia thành viên của tổ chức này
hoặc của khu vực này vẫn “chào đón” sự hiện diện của Mỹ tại đây với những mục
đích riêng.

13


- “Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải” (Bài viết của Bộ ngoại giao Trung
Quốc)
Bài viết này nêu tổng quát về Tổ chức hợp tác Thượng Hải: nguồn gốc ra
đời, mục đích và nguyên tắc hoạt động, thể chế hoạt động với các cơ quan, chức
năng của các cơ quan này. Hiện nay, S.C.O hợp tác trên nhiều lĩnh vực như an

ninh, kinh tế, giao thông vận tải, năng lượng, văn hóa, giảm nhẹ thiên tai và thực
thi pháp luật. Trong đó, hợp tác về an ninh và kinh tế là hai lĩnh vực được ưu tiên.
Về lĩnh vực đối ngoại, một trong những nguyên tắc của Tổ chức Hợp tác
Thượng Hải là cởi mở và sẵn sàng tiến hành đối thoại, giao lưu và hợp tác trong
mọi hình thức với các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác. Hội đồng Bộ trưởng
Ngoại giao của S.C.O đã thông qua một bản đề án, qua đó, các quốc gia và các tổ
chức quốc tế có thể tham gia các cuộc họp của Hội nghị Thượng đỉnh của bộ
trưởng Ngoại giao của S.C.O và tổ chức này có thể tham gia vào các cuộc họp về
chống khủng bố của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc và các cuộc họp đặc biệt
khác.
Bài viết cũng đề cập đến logo của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, đó là một
biểu tượng tròn gồm một bản đồ của sáu thành viên. Màu xanh lá cây và màu
xanh da trời được chọn để thể hiện mục đích của nó là hòa bình, hữu nghị, tiến bộ
và phát triển.
Với tình hình nghiên cứu như vậy, tài liệu mà người viết sử dụng là dựa
vào những tài liệu nước ngoài, các văn kiện chính thức của tổ chức và các bài viết
trên internet.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hiện đang là một tổ chức có nhiều hoạt động
và được sự quan tâm của các nước lớn trên thế giới. Đây là một tổ chức có ảnh
hưởng sâu sắc và trực tiếp tới hòa bình, ổn định và sự phát triển của các nước
14


S.C.O và khu vực Trung Á, vốn đã tồn tại nhiều bất ổn. Luận văn nhằm giải quyết
một số vấn đề cơ bản sau:
* Phân tích một cách hệ thống và toàn diện về Tổ chức Hợp tác Thượng hải

từ khi được thành lập tới nay

* Làm rõ những đặc điểm của tổ chức này, vai trò và những đóng góp của
nó đối với hòa bình, an ninh và phát triển của Trung Á nói chung, các nước thành
viên nói riêng.
* Dự báo triển vọng phát triển của S.C.O trong những năm sắp tới
* Đề xuất một vài khuyến nghị về ứng xử của Việt nam đối với S.C.O

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quá trình hình thành, phát triển, đặc
điểm và triển vọng phát triển của S.C.O trong những năm sắp tới
Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu về S.C.O từ năm 2001 tới
giữa năm 2010.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình viết luận văn, người viết đã kết hợp các phương pháp
nghiên cứu khoa học khác nhau. Sử dụng các lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận để nghiên cứu đề tài. Ngoài ra,
luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu Quan hệ quốc tế như Chủ nghĩa
Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do… là phương pháp xuyên suốt. Tùy từng vấn đề cụ
thể mà luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp lịch sử,
phương pháp so sánh, thống kê; phương pháp suy luận logic với sự tổng hợp,
thống kê, so sánh, đối chiếu…; phương pháp xử lý thông tin và dự báo…

15


6. Nguồn tƣ liệu để nghiên cứu đề tài
- Các văn kiện chính của S.C.O từ 2001 - 2010
- Các công trình của các tác giả trong và ngoài nước liên quan tới đề tài.
- Các thông tin, tư liệu thu thập trên báo chí chính thức của S.C.O, của các
nước thành viên.

- Các bài nghiên cứu trên các tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu
quốc tế, nghiên cứu Châu Âu, Nghiên cứu Đông Á và Nhật Bản, tạp chí đối
ngoại.... Các bài viết và bình luận trên Tài liệu tham khảo đặc biệt, Tin tham
khảo thế giới của Thông Tấn Xã Việt Nam,....
- Các thông tin, tư liệu trên các website của S.C.O, trang web của Bộ ngoại
giao các nước thành viên và nhiều trang web khác.

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ gồm ba chương.
Chƣơng 1: Quá trình thành lập Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải.
Phân tích cơ sở cho sự hình thành Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, bao gồm
cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Từ những lợi ích chung về an ninh và phát triển
giữa Trung Quốc, Nga và các nước thành viên khác cũng như kết quả hợp tác thu
được qua các năm kể từ khi có sáng kiến “Cơ chế 5 nước” của Trung Quốc, Tổ
chức Hợp tác Thượng Hải đã chính thức được thành lập vào năm 2001. Ý nghĩa
của sự ra đời tổ chức này với các nước thành viên và với quốc tế.
Chƣơng 2: Quá trình phát triển của Tổ chức hợp tác Thƣợng Hải.
Chương 2 nêu lên tình hình phát triển của S.C.O trong 10 năm qua với các
định hướng và các hoạt động cụ thể thông các các Hội nghị Thượng Đỉnh của tổ
chức này. Từ đó, chương 2 đánh giá về quá trình phát triển của S.C.O trên các
phương diện thể chế, phát triển thành viên, phạm vi hợp tác và các kết quả hợp
tác.
16


Chƣơng 3: Triển vọng phát triển của tổ chức trong tƣơng lai.
Đánh giá những khó khăn và thuận lợi trên con đường phát triển của Tổ
chức Hợp tác Thượng Hải, đồng thời dự báo triển vọng phát triển của S.C.O trong
những năm tới. Cuối chương 3 cũng đưa ra một số khuyến nghị về ứng xử của
Việt Nam với S.C.O.


17


CHƢƠNG 1:
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP
TỔ CHỨC HỢP TÁC THƢỢNG HẢI
1.1. Cơ sở hình thành Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải
1.1.1.Cơ sở lý luận
Ý tưởng thiết lập một sự hợp tác chặt chẽ về an ninh giữa Trung Quốc với
Nga và ba nước Cộng hòa Trung Á bao gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan
do Trung Quốc đưa ra. Ý tưởng này được xây dựng trên cơ sở tiếp cận mới về an
ninh của Trung Quốc.
Tại hội nghị với các nhà khoa học Mỹ tổ chức ở Bắc Kinh tháng 3/1997,
đại diện Quân giải phóng đã đề cập tới sự cần thiết có một “khái niệm an ninh
hoàn toàn mới”. Bởi vì, nhận thức về an ninh cần theo kịp với thực tiễn ở Châu Á
- Thái Bình Dương.
Sau đó, tại Tọa đàm Trung Quốc - Canada lần thứ hai (CANCHIS II), tổ
chức ở Toronto vào tháng 1/ 1998, các đại biểu Trung Quốc đã chính thức đưa ra
khái niệm “Tiếp cận an ninh mới”. Theo họ, khái niệm này con đường phù hợp
nhất để tổ chức các mối quan hệ an ninh ở Châu Á - Thái Bình Dương sau chiến
tranh lạnh.
Nội hàm của khái niệm “Tiếp cận an ninh mới” của Trung Quốc bao gồm
bốn điểm sau:
Thứ nhất, quan hệ nhà nước với nhà nước cần đặt cơ sở trên năm nguyên
tắc cùng tồn tại hoà bình, tức là tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, không xâm lược, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng
cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình. Theo quan điểm của Trung Quốc, đó là nền
18



tảng cơ bản và là tiền đề của an ninh. Từ cách nhìn này, việc vun đắp các quan hệ
lành mạnh và ổn định giữa các cường quốc lớn trên thế giới là cơ bản đối với hoà
bình và an ninh cả ở bình diện khu vực và quốc tế.
Thứ hai, các nước cần thúc đẩy hợp tác cùng có lợi và mở cửa kinh tế cho
nhau, từ bỏ chính sách phân biệt đối xử và bất bình đẳng trong các quan hệ kinh tế
và mậu dịch để theo đuổi sự thịnh vượng chung bằng cách thu hẹp dần khoảng
cách phát triển giữa họ với nhau. Điều này là cơ sở kinh tế cho an ninh khu vực và
toàn cầu. Sự rối loạn về tài chính ở Đông Nam Á chứng tỏ an ninh kinh tế là một
yếu tố cấu thành quan trọng của ổn định và phát triển. Việc duy trì một trật tự
kinh tế và tài chính bình thường đòi hỏi không chỉ một chế độ quản lý kinh tế vĩ
mô vững chắc ở cấp độ quốc gia mà cả sự hợp tác tài chính ở cấp độ khu vực,
toàn cầu và tạo ra một môi trường kinh tế ổn định bên ngoài.
Thứ ba, các nước cần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau thông
qua sự đối thoại và hợp tác, tiến hành giải quyết những khác biệt và tranh chấp
bằng biện pháp hoà bình. Đó là con đường thực tế để tăng cường hoà bình và an
ninh.
Cuối cùng, an ninh là tương hỗ. Đối thoại và hợp tác an ninh cần nhằm vào
tăng cường lòng tin thay vì tạo ra đối đầu và không được hướng vào nước khác.
Các nước này cũng không được làm xói mòn lợi ích an ninh của nước khác. An
ninh không thể và không đạt được thông qua chạy đua ưu thế về quân sự.
Trong thế kỷ XX, nhân loại đã trải qua hai cuộc đại chiến, cuộc chiến tranh
lạnh kéo dài hơn 4 thập kỷ và đã phải trả giá quá cao. Lịch sử đã chứng tỏ rằng
các khối quân sự đã thất bại trong việc ngăn ngừa chiến tranh. Những dàn xếp an
ninh đặt cơ sở trên các liên minh quân sự và chạy đua vũ trang đã chứng tỏ không
thể xây dựng hoà bình. Dưới những hoàn cảnh mới, việc mở rộng các khối quân
sự và các liên minh quân sự đã đi ngược lại khuynh hướng của thời đại. Hoà bình

19



lâu dài cần được đảm bảo, đó là yêu cầu khẩn thiết mà khái niệm An ninh mới cần
vun đắp [18, tr.34].
Tiếp cận an ninh mới là sản phẩm của quá trình đổi mới tư duy về An ninh
ở Trung Quốc.
Trên cơ sở tiếp cận mới về an ninh, tháng 1 năm 1997, các quan chức, các
nhà khoa học và đại diện quân Giải phóng Trung Quốc đã xây dựng nên khái
niệm an ninh mới (New concept of security).
Khái niệm này là sự phát triển năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và sẽ
trở thành cơ sở lý luận để xây dựng khuôn khổ an ninh quốc tế trong thế kỷ mới.
Hạt nhân của Khái niệm an ninh tương hỗ của Trung Quốc là sự tin cậy lẫn nhau,
cùng có lợi, bình đẳng và phối hợp.
i) Sự tin cậy lẫn nhau
Theo quan điểm của Trung Quốc, sự tin cậy lẫn nhau sẽ được cải thiện
thông qua đối thoại, an ninh chung sẽ được thực hiện thông qua hợp tác. Sự tin
cậy lẫn nhau đòi hỏi chân thành là gốc rễ, sự tin cậy là hàng đầu. Mỗi quốc gia từ
bỏ tư duy chiến tranh lạnh, chính trị cường quyền và vượt ra ngoài sự khác biệt về
lý tưởng và hệ thống xã hội, không nghi ngờ lẫn nhau và không có thái độ thù
địch nhau. Các nước cần đối thoại về chính sách an ninh và phòng thủ, cần thông
báo cho nhau về những hoạt động quan trọng. Họ cần tích cực thiết lập các cơ chế
hợp tác an ninh và đối thoại khu vực thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin
và xây dựng an ninh để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau.
ii) Lợi ích tương hỗ chỉ ra rằng để phù hợp với khuynh hướng toàn cầu hoá,
tất cả các nước cần tôn trọng lợi ích an ninh của bên kia khi duy trì lợi ích quốc
gia của mình, tạo điều kiện an ninh cho bên kia hiện thực hoá lợi ích an ninh của
họ, thiết lập an ninh toàn cầu trên cơ sở lợi ích chung và an ninh chung
iii) Bình đẳng: Bất kỳ nước nào dù to hay nhỏ, lớn hay bé, đều phải tuân
thủ nguyên tắc là một đối tác bình đẳng trong xã hội quốc tế. Tất cả các nước cần
20



tôn trọng lẫn nhau, đối xử với nhau một cách bình đẳng, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau và thúc đẩy khuynh hướng dân chủ hoá trong đời sống quốc
tế .
iv) Phối hợp: Tất cả các nước cần thực hiện hợp tác sâu rộng để đối phó với
các vấn đề quan ngại về an ninh, với những thách thức trong an ninh toàn cầu. Họ
cần loại bỏ các mối nguy hiểm tiềm ẩn và giải quyết tranh chấp thông qua các
biện pháp hoà bình để ngăn ngừa chiến tranh, xung đột vũ trang và để hiện thực
hoá an ninh bền vững trên toàn cầu. [18, tr.34]
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi khái niệm an ninh mới là cách tiếp cận
thích hợp về hợp tác an ninh khu vực và xem Hiệp ước Thượng hải như là ví dụ
về khái niệm này trong thực tế.
Khái niệm an ninh mới được các nhà chính trị và quân sự cao cấp của
Trung Quốc ra sức tuyên truyền. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trì Hạo Điền đã sử
dụng khái niệm trên trong diễn văn tại Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng Nhật Bản
vào tháng 1 năm 1998. [19, tr.16] Khái niệm này được ông lặp lại trong diễn văn
đọc tại Singapore tháng 11/ 1998, khi khẳng định rằng con đường đúng đắn để
đảm bảo an ninh là tăng cường niềm tin thông qua đối thoại, tìm kiếm thông qua
hợp tác để tôn trọng chủ quyền của nhau, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp
hoà bình nhằm theo đuổi sự phát triển chung. Trong diễn văn đọc tại Hội nghị giải
trừ quân bị tại Gieneve tháng 3/ 1999, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã miêu tả hạt
nhân của khái niệm an ninh mới như là sự tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng
và hợp tác. Ngày 13 tháng 10 năm 1999, Phái viên Trung quốc tại Liên Hợp Quốc
Shen Guofang đã nói tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 54 rằng “Trung
Quốc phản đối khái niệm an ninh cũ đặt cơ sở trên các liên minh quân sự và tích
tụ vũ khí”. Ông đã gắn khái niệm an ninh mới với sự phản đối của Trung quốc về
phòng thủ tên lửa, bổ sung Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (Anti – Ballistic

21



Missile Treaty ABM) và các hoạt động quân sự do khối NATO khởi xướng nhằm
chống lại Serbia [22, tr.24].
Khái niệm an ninh mới của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với
nhận thức mới của Nga về an ninh và khác một cách cơ bản với tiếp cận an ninh
của Mỹ.
Với Mỹ, sau sự kiện ngày 11/9/2001, vai trò của liên minh Nhật – Mỹ
được mở rộng hơn nữa, Mỹ coi việc chống chủ nghĩa khủng bố, phòng trừ sự phổ
biến vũ khí hủy diệt quy mô lớn… là các vấn đề trọng tâm, đồng thời còn muốn
gây ảnh hưởng đến Trung Quốc và Nga cũng như các nước nằm trong “tầm
ngắm” chiến lược của Mỹ.
Năm 1992, cựu ngoại trưởng Mỹ J. Baker đã có chuyến thăm bốn ngày tới
Trung Á. Năm 1994, Mỹ cùng Kazakhstan thiết lập quan hệ “bạn bè dân chủ”.
Trong tháng 9/ 1997, đã có một cuộc tập trận mang tên Centrazbat – 97 với sự
tham gia của Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia, Latvia, Uzbekistan, Kazakhstan và
Kyrgyzstan tại lãnh thổ Kazakhstan và Uzbekistan. Mục đích thật sự của cuộc tập
trận này là Mỹ muốn khẳng định sự có mặt về quân sự của mình tại Trung Á.
Tháng 8/1997, Cục tình báo Trung Ương Mỹ (CIA) đã chắp nối những cuộc mật
đàm về dầu khí ở vùng bờ biển Caspi sau khi đã cho điệp viên len lỏi khắp các
khu vực ở Nga, Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan với mục đích thu thập
thông tin về trữ lượng dầu khí. Từ đó, chính quyền Mỹ xác định Trung Á là “đặc
khu lợi ích đặc biệt” của Mỹ, phải triệt tiêu để loại bỏ ảnh hưởng của Nga ở đây.
Như vậy, Mỹ muốn tranh giành quyền lợi và địa vị khu vực Trung Á, nơi
truyền thống vốn thuộc ảnh hưởng của Nga và có quan hệ tốt với Trung Quốc từ
ngày xưa qua “Con đường tơ lụa”. Ý đồ của Mỹ muốn thâm nhập vào khu vực
Trung Á để làm suy yếu đi vai trò của Nga ở khu vực đồng thời kìm hãm sự vươn
lên của Trung Quốc.
22



Với Nga, chính sách đố i ngoa ̣i của Nga ngay trong những năm 90 của thế kỷ
XX đã đươ ̣c điề u chin
̉ h nhiề u lầ n. Lúc đầ u , chính phủ Nga thực hiện đường lố i
ngoại giao mà thế giới gọi là “hướng Tây” , với ý nghĩa đặt quan hệ với phương
Tây lên vi ̣trí hàng đầ u . Trong những ưu tiên đố i ngoa ̣i , các nhà lãnh đa ̣o Nga đã
coi mố i quan hệ với c ác nước Tây Âu và Mỹ là quan hệ “hữu nghi”̣
minh chiế n lươ ̣c” v ới hy vọng tìm được sự giúp

, là “Liên

đỡ của phương Tây để nhanh

chóng phu ̣c hồ i nề n kinh tế trong nư ớc . Nhưng họ đã vỡ mộng , phương Tây chỉ
dùng viện trơ ̣ nhỏ gio ṭ làm cái mồ i thúc đẩ y Nga đi sâu vào con đư ờng chố ng chủ
nghĩa xã hội , cắ t giảm dầ n dầ n đế n thủ tiêu kho vũ khí ha ̣t nhân , biế n các nước
Đông Âu trong khố i Varsava cũ thành thành viên của NATO hoặc EU , tách biệt
hẳ n Nga với châu Âu. Chính sách đố i ngoa ̣i có tính chấ t đầ u hàng phương Tây
cộng với tình tra ̣ng khủng hoảng kinh tế kéo dài làm cho tiế ng nói của Nga kh ông
còn tro ̣ng lươ ̣ng trên trường quố c tế . Tư tưởng bài Mỹ , đề cao bản sắc Nga trỗi
dậy gây nê n một sức ép lớn đối với các nhà lãnh đạo, mở đầ u cho những tranh
luận sôi nổ i về việc điề u chỉnh đư ờng lố i đố i ngoa ̣i.
Từ năm 1995 đến 1999, thời kỳ phư ơng Tây tăng cư ờng quan hệ với các
nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ và n ỗ lực thực hiện ý đồ “ ngăn không cho xuất
hiện trên lãnh thổ của Liên Xô mộ t liên minh mới của Nga ” bằ ng cách xây dựng
những lực lươ ̣ng quân sự ma ̣nh trên vùng lãnh thổ kề sát Nga

. Cùng lúc đó tổ

chức Hiệp ước Bắ c Đa ̣i Tây Dươn g (NATO) tranh thủ tiế n ma ̣nh về phía Đông ,
bấ t chấ p phản ứng dữ dội của người Nga . Điề u này đương nhiên ảnh hưởng đế n

lơ ̣i ích điạ – chính tri ̣của Nga. Nhưng do Nga chưa đủ sức tranh giành vai trò lãnh
đa ̣o toàn cầ u nên Moscow phải thực hiện một “đường lối phòng thủ địa
trị”. Một mặt , Nga buộc phải từ bỏ điạ vi ̣ưu thế

- chính

(nhiề u người còn go ̣i là “bá

quyề n”) đố i với các nước Đông Âu và các nư ớc cộng hoà thuộc Liên Xô cũ , “làm
quen” với thực tế giờ đây Nga chỉ là một trong những đố i tác của các nước láng
giề ng, ở Trung Á cũng như trong không gian “hậu Xô Viết” , tức là quan hệ của
23


Nga với các nước này gắ n với chính sách và lơ ̣i ích của nhiề u quố c gia . Mặt khác,
Nga cố gắ ng tranh thủ các quan hệ với phư ơng Tây và Mỹ , thu hút đầ u tư , bàn
nhiề u tới việc gia nhập Tổ chức Thương Ma ̣i thế giới (WTO) để hiện đại hoá đất
nước, nhằ m đưa Nga trở la ̣i vi ̣trí cư ờng quố c, cả về kinh tế lẫn chính trị.
Như vậy, cả Trung Quốc và Nga đều cho rằng thúc đẩy quá trình đa cực
hoá là có lợi cho việc một trật tự thế giới mới, ổn định, dân chủ không đối đầu,
chính nghĩa và cân bằng. Khuynh hướng này phù hợp với lợi ích cơ bản của tất cả
các nước. Trong khi đó Mỹ đang làm hết sức mình để duy trì thế giới một cực và
địa vị siêu cường duy nhất.
Hai nước đều coi mối quan hệ của họ là tương hỗ và quan hệ của họ với các
nước khác phù hợp với khái niệm mới về an ninh. Trung Quốc và Nga cho rằng
quan hệ hữu nghị của họ đặt trên cơ sở phi đối đầu, không nhằm vào nước thứ ba.
Tuy nhiên, Mỹ tiếp tục sử dụng lý thuyết cân bằng quyền lực như là một trong
những biện pháp chính để duy trì địa vị bá chủ thế giới và tăng cường liên minh
quân sự với các đồng minh và được nhằm vào nước thứ ba.
Trung Quốc và Nga đều nhìn an ninh nội địa của họ từ một tầm nhìn rộng

lớn, an ninh là toàn diện, bao gồm chính trị, kinh tế, khoa học, tài chính và IT,
trong đó một số nhân tố an ninh phi truyền thống như kinh tế, khoa học, công
nghệ thông tin... ngày càng quan trọng. Mỹ nhìn an ninh quốc gia từ góc nhìn
hẹp, nhấn mạnh vào các nhân tố an ninh truyền thống và xem ưu thế quân sự là
trụ cột chính để duy trì vị trí siêu cường của Mỹ.
Chính do sự tương đồng trên, Nga đã đáp ứng tích cực trước sáng kiến hợp
tác an ninh Trung Á do Trung Quốc khởi xướng và cùng với nước này đóng vai
trò trụ cột trong Hiệp ước Thượng Hải trước đây và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
hiện nay.

24


1.1.2. Cơ sở thực tiễn
a. Hợp tác Trung Á trước khi Tổ chức Thượng Hải được thành lập
Trước khi S.C.O được thành lập, hợp tác Trung Á đã được xúc tiến trong
khuôn khổ nhóm Hiệp ước Thượng Hải hay còn gọi là Nhóm Thượng hải 5 (bao
gồm Trung quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan.
Lịch sử hình thành của nhóm này như sau :
Ngày 24/04/1996, Tổng thống Nga B.Yeltsin bắt đầu chuyến thăm Trung
Quốc với mục đích củng cố quan hệ song phương và giải quyết vấn đề biên giới
giữa hai nước, vốn đã kéo dài từ nhiều năm. Chuyến thăm này là đỉnh cao trong
mối quan hệ Trung - Nga. Trong chuyến thăm đó, 14 hiệp định hợp tác và 2 hiệp
ước sơ bộ đã được ký kết.
Cũng vào dịp đó, theo sáng kiến của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của
năm nước Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan đã nhóm họp lần
đầu tiên tại Trung tâm triển lãm Thượng Hải. Tại đây, họ đã ký “Hiệp ước tăng
cường sự tin cậy về lĩnh vực quân sự ở vùng biên giới”. Bản Hiệp ước này được
coi là nền tảng cho sự ra đời của cơ chế hợp tác chưa từng có với cái tên là
“Nhóm Hiệp ước Thượng Hải”, hay còn gọi là “Nhóm Thượng Hải – 5”.

Sự ra đời của “Nhóm Hiệp ước Thượng Hải” đánh dấu một sự chuyển biến
trong việc giải quyết vấn đề biên giới giữa các bên.
Trung Quốc là nước đề xuất ra sáng kiến nhóm họp lãnh đạo của các nước
thành viên để bàn bạc và ký Hiệp ước Thượng Hải. Thông qua sáng kiến này,
Trung Quốc mong muốn giải quyết được những vấn đề về biên giới giữa họ với
Nga và Trung Á. “Hiệp ước tăng cường sự tin cậy về lĩnh vực quân sự ở vùng
biên giới” có nội dung như sau: Lực lượng vũ trang ở biên giới của các bên tham
gia Hiệp ước không tấn công lẫn nhau; Hạn chế số lần, phạm vi và quy mô diễn

25


tập quân sự; Thông báo cho nhau những hoạt động quân sự lớn ở khu vực sâu
trong nội địa 100km; Phòng ngừa các hoạt động quân sự nguy hiểm; Tăng cường
quan hệ hữu nghị giữa các lực lượng vũ trang trên khu vực biên giới” [33, tr.51].
Từ nội dung của Hiệp ước Thượng Hải cho thấy rằng, đây chủ yếu là hiệp
ước giữa “hai bên” nhằm giải quyết các vấn đề xung đột giữa Trung Quốc và Nga
về “món nợ” biên giới đã có từ lâu trong lịch sử.
Lịch sử hình thành biên giới Nga - Trung kéo dài suốt từ cuối thế kỷ XVII
đến đầu thế kỷ XX. Hiện nay, đường biên giới này kéo dài gần 4.000 km. Trong
suốt bốn thế kỷ qua, đã có hàng chục hiệp định và nghị định thư được ký kết, bắt
đầu từ Hiệp định Nerchin ký năm 1869 [41, tr.7].
Quan hệ thân thiện Nga - Trung bị tan vỡ vào thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ
XX, khi giữa Trung Quốc và Liên Xô, nảy sinh những bất đồng lớn. Cũng thời
điểm đó, Bắc Kinh đòi 1.540 km2 đất thuộc lãnh thổ Nga mà Trung Quốc cho
rằng Sa hoàng đã cướp của Trung Quốc trong thế kỷ XIX.
Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Phó Thủ Tướng Đặng Tiểu Bình
của Trung Quốc đưa ra ý kiến "khép lại quá khứ, mở ra tương lai" là một điểm
mấu chốt để bình thường hóa quan hệ giữa Liên Xô (từ tháng 8/1991 là Liên bang
Nga) với Trung Quốc, và bắt đầu bước vào giai đoạn giải quyết những vấn đề

biên giới lãnh thổ. Hiệp định ngày 16/5/1991 về vùng biên giới phía đông và hiệp
định ngày 3/9/1994 về vùng biên giới phía tây là bước khởi đầu cho việc giải
quyết thực tế những tranh chấp lãnh thổ.
Cho đến thời điểm năm 1996 khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Thượng
Hải thì giữa Nga và Trung Quốc vẫn còn 33 khu vực tranh chấp nằm ở tỉnh
Armur và hai khu Khabarovsk và Primorie [50, tr.4].

26


×