ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_________
ĐINH THANH HIẾU
VĂN CHƢƠNG KHOA CỬ
TRONG THI HỘI, THI ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM
Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_________
ĐINH THANH HIẾU
VĂN CHƢƠNG KHOA CỬ
TRONG THI HỘI, THI ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN
Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 62 22 40 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Trần Ngọc Vƣơng
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn
của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Luận án đã đƣợc nghiên cứu nghiêm túc, cầu thị.
Kết quả của các nhà nghiên cứu đi trƣớc đã đƣợc tiếp thu một cách trung thực, cẩn
trọng, có trích nguồn dẫn trong luận án.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận án
Đinh Thanh Hiếu
LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TS. Trần Ngọc
Vƣơng. Xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy!
Xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học trong Hội đồng chấm luận án các cấp đã
thẩm định, nhận xét, góp ý để luận án đƣợc hoàn thiện!
Xin thành tâm tri ân các Thầy Cô và bạn bè, đồng nghiệp đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận án!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận án
Đinh Thanh Hiếu
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
1
Danh mục các chữ viết tắt
3
MỞ ĐẦU
4
1. Lý do chọn đề tài
4
2. Mục tiêu khoa học
5
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
6
5. Đóng góp mới của luận án
7
6. Cấu trúc của luận án
7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ
XÁC ĐỊNH NHỮNG LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN 8
1.1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
8
1.2.
Xác định những lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của luận án
23
Tiểu kết chƣơng một
27
Chƣơng 2. HỆ THỐNG VĂN BÀI THI HỘI, THI ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN
28
2.1. Khái quát về tình hình văn bản hệ thống văn bài thi Hội, thi Đình triều Nguyễn 28
2.1.1. Văn bản văn bài thi Hội triều Nguyễn
29
2.1.2. Văn bản văn bài thi Đình triều Nguyễn
36
2.1.3. Nhận xét chung về tình hình văn bản hệ thống văn bài thi Hội, thi Đình
triều Nguyễn
38
2.2. Khái quát về thể chế và văn thể thi Hội, thi Đình triều Nguyễn
40
2.2.1. Xác lập thể chế thi Hội, thi Đình triều Nguyễn
40
2.2.2. Khái quát về văn thể thi Hội, thi Đình triều Nguyễn
43
2.2.3. Văn thể khoa cử từ góc nhìn tiêu chí tuyển chọn nhân tài
53
Tiểu kết chƣơng hai
59
Chƣơng 3. TRƢỜNG KINH NGHĨA VÀ TRƢỜNG VĂN SÁCH
60
3.1. Trƣờng kinh nghĩa
60
3.1.1. Kinh nghĩa trong thi Hội triều Nguyễn
60
1
3.1.2. Vấn đề rèn tập kinh nghĩa trong khoa cử triều Nguyễn
77
3.1.3. Công dụng của trƣờng kinh nghĩa trong khoa cử
78
3.2. Trƣờng văn sách
82
3.2.1. Thể thức văn sách đạo trong thi Hội triều Nguyễn
82
3.2.2. Thể thức văn sách thi Đình triều Nguyễn
85
3.2.3. Vấn đề rèn tập văn sách trong khoa cử triều Nguyễn
95
3.2.4. Công dụng của trƣờng văn sách trong khoa cử
98
Tiểu kết chƣơng ba
100
Chƣơng 4. TRƢỜNG THƠ PHÚ VÀ TRƢỜNG “TỨ LỤC”
101
4.1. Trƣờng thơ phú
101
4.1.1. Thơ trong thi Hội triều Nguyễn
101
4.1.2. Phú trong thi Hội triều Nguyễn
111
4.1.3. Vấn đề rèn tập thơ phú trong khoa cử triều Nguyễn
121
4.1.4. Công dụng của trƣờng thơ phú trong khoa cử
124
4.2. Trƣờng “tứ lục”
126
4.2.1. Chiếu trong thi Hội triều Nguyễn
127
4.2.2. Chế trong thi Hội triều Nguyễn
132
4.2.3. Biểu trong thi Hội triều Nguyễn
136
4.2.4. Luận trong thi Hội triều Nguyễn
141
4.2.5. Vấn đề rèn tập văn tứ lục trong khoa cử triều Nguyễn
148
4.2.6. Công dụng của trƣờng “tứ lục” trong khoa cử
151
Tiểu kết chƣơng bốn
153
KẾT LUẬN
154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
157
TÀI LIỆU THAM KHẢO
158
PHỤ LỤC
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội
KHXH: Khoa học Xã hội
NXB: Nhà xuất bản
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Tr: Trang
TVQG: Thƣ viện Quốc gia
VNCHN: Viện Nghiên cứu Hán Nôm
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong số các công trình nghiên cứu về giáo dục và khoa cử tại Việt Nam đã công
bố thì các công trình nghiên cứu về chế độ khoa cử có xu hƣớng áp đảo so với các công
trình nghiên cứu về văn chƣơng khoa cử, do vậy hẳn nhiên việc bổ khuyết là cần thiết.
Trong lịch sử khoa cử Việt Nam, triều Nguyễn là một giai đoạn khoa cử Nho học phát
triển thịnh đạt, tƣơng đối lâu dài và liên tục. Trong điều kiện tƣ liệu hiện còn, cũng chỉ có
triều Nguyễn là còn lƣu trữ đƣợc đầy đủ và phong phú nhất hệ thống văn bài thi qua các
khoa thi, với đầy đủ các thể văn khoa cử. Về cơ bản, chế độ thi cử và thể tài văn chƣơng
khoa cử triều Nguyễn đƣợc kế thừa từ các triều đại trƣớc. Mặt khác, những biến động về
chính trị - xã hội nảy sinh dƣới triều Nguyễn là chƣa từng có trong lịch sử chế độ chuyên
chế, nó đã có những tác động lên thể chế và văn chƣơng khoa cử, tạo nên bức tranh đa sắc
mầu trong lịch sử văn chƣơng khoa cử Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu văn chƣơng khoa cử
triều Nguyễn là một điểm nhìn quan trọng để từ đó có thể xem xét toàn bộ văn chƣơng
khoa cử Việt Nam.
Thi Hội và thi Đình là những kỳ thi cấp quốc gia do triều đình chủ trì, tập trung
khảo thí các sĩ tử ƣu tú nhất trong toàn quốc để chọn lựa học vị đại khoa. Có thể xem hệ
thống văn bài thi Hội, thi Đình là tiêu biểu nhất, thể hiện đầy đủ nhất thể thức của toàn bộ
các thể văn khoa cử.
Ngoại trừ các kỳ võ cử, khoa cử Việt Nam nói chung và khoa cử triều Nguyễn nói
riêng là khoa cử văn chƣơng. Ở một chừng mực nào đó, có thể nói văn chƣơng là hạt
nhân của chế độ khoa cử. Khoa cử nhằm mục đích phát hiện nhân tài và tuyển chọn quan
chức, mà công cụ sử dụng là văn chƣơng. Các triều đại chuyên chế muốn xây dựng nền
“văn trị文治” đã “dĩ văn thủ sĩ以文取士” (dùng văn chọn sĩ) để thực thi chế độ “văn
quan trị quốc文官治國” (quan văn trị nƣớc). Do vậy, văn chƣơng khoa cử là loại văn
chƣơng mang nhiều tính đặc thù. Các triều đại đã đúc kết, chọn lựa những thể văn dùng
trong khoa cử sao cho qua đó thí sinh có thể thể hiện tối đa phẩm chất và năng lực, phù
hợp với yêu cầu tuyển chọn bộ máy thừa hành và sử dụng thuận tiện trong khoa trƣờng.
Khoa cử với nội dung chọn sĩ bằng văn chƣơng nhƣ thế đã hƣớng sự học của xã hội vào
bồi dƣỡng và rèn tập văn chƣơng. Để quyết khoa, sĩ nhân đều phải tăng cƣờng kỹ năng
sáng tác và thuần thục các thể loại văn học. Số đông kẻ sĩ, trí thức, nòng cốt của lực lƣợng
sáng tác văn học tiến thân bằng khoa cử, gắn bó với khoa trƣờng. Không khí coi trọng văn
4
chƣơng phổ khắp trong toàn xã hội. Nó có ảnh hƣởng qua lại và tác động đến sáng tác văn
học và các hoạt động trƣớc thƣ lập ngôn khác. Ở thời hiện đại, với góc nhìn có thể không
đồng đẳng, văn chƣơng khoa cử thƣờng bị đánh giá là khuôn sáo, gò bó, trống rỗng, ít giá
trị, thậm chí bị coi là tiêu biểu cho sự hủ lậu…Nhƣng một bộ phận văn chƣơng đã tồn tại
trên dƣới một nghìn năm, đƣợc chính quyền sử dụng nhƣ khuôn thƣớc nhằm xem xét đức
(phẩm chất) và năng (tài năng) của trí thức, đƣợc hầu hết sĩ nhân miệt mài rèn tập thì
đƣơng nhiên phải có tính hợp lý và giá trị tự thân của nó. Tình trạng “thứ văn chƣơng
ngày xƣa trẻ con cũng đều rèn tập thì ngày nay có khi ngƣời bạc đầu cũng không chấm
câu nổi” [362, tr 1] là thực tế và đáng tiếc trong văn hóa và học thuật. Văn chƣơng khoa
cử thực chất là gì, rèn tập ra sao, tiếp cận bằng cách nào và lấy gì làm tiêu chí để đánh giá
văn chƣơng khoa cử, công dụng của nó trong thể chế khoa cử… là những câu hỏi mà
muốn trả lời cần có sự khai thác, dịch thuật và nghiên cứu nghiêm túc, cũng nhƣ sự “thể
nhập, hội thông, trầm tiềm” về văn hoá đến độ. Có thể nói, khoa cử và văn bài khoa cử
nhƣ một thứ trầm tích văn hoá cần có cách khai thác. Đến thời điểm hiện tại, có thể đã có
một độ lùi cần thiết để nhìn nhận lại, đánh giá lại những vấn đề đó.
Cho đến nay, văn chƣơng khoa cử vẫn còn khá xa lạ với số đông độc giả, kể cả
những nhà nghiên cứu. Rõ ràng có một sự đứt gãy về văn hoá. Việc cố gắng, dù là nhỏ bé
để có thể hy vọng nối lại phần nào sự đứt gãy đó chắc chắn là một việc làm có ý nghĩa.
Đó là lý do lựa chọn đề tài, cũng là tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn của đề tài luận án
“Văn chƣơng khoa cử trong thi Hội, thi Đình triều Nguyễn”.
2. Mục tiêu khoa học
Trên cơ sở trực tiếp khảo sát nguồn tƣ liệu Hán Nôm, luận án nghiên cứu văn
chƣơng khoa cử qua hệ thống văn bài thi trong khoa cử đại khoa (thi Hội, thi Đình trong
khoa thi Tiến sĩ) của triều Nguyễn, tập trung làm rõ “tứ trƣờng văn thể”1 (kinh nghĩa, văn
sách, thơ phú, “tứ lục”) của khoa cử triều Nguyễn, qua đó góp phần nhận chân diện mạo
của văn chƣơng khoa cử, đặt trong mối quan hệ với những yêu cầu tuyển dụng quan chức
của thể chế chuyên chế.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu văn chƣơng khoa cử triều Nguyễn qua hệ thống văn bài thi
Hội và thi Đình trong khoa thi Tiến sĩ văn của triều Nguyễn hiện còn lƣu trữ đƣợc.
1
Trong chế độ khoa cử, mỗi khoa thi đƣợc tổ chức thành nhiều kỳ thi, gọi là trƣờng (ba trƣờng hoặc bốn trƣờng tùy
theo chế độ quy định). Mỗi trƣờng thi một hoặc một số thể văn.
5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Trong giới hạn, luận án tập trung chủ yếu vào “tứ trƣờng văn thể”
khoa cử truyền thống (kinh nghĩa, văn sách, thơ phú, “tứ lục” với tám thể văn: kinh nghĩa,
văn sách, thơ, phú, chiếu, chế, biểu, luận trong các khoa thi Hội, thi Đình từ triều Minh
Mệnh đến triều Thành Thái). Một số nội dung mới đƣợc đƣa vào khoa trƣờng trong giai
đoạn cải lƣơng khoa cử dƣới triều Duy Tân, Khải Định (1909 – 1919), luận án có đề cập
đến để đảm bảo tính tổng thể, nhƣng không nằm trong phạm vi nghiên cứu sâu của luận
án.
Về tƣ liệu: Tƣ liệu nghiên cứu của luận án là hệ thống văn bài thi Hội, thi Đình
triều Nguyễn hiện còn nằm trong các tuyển tập hoặc rải rác trong các thi văn tập cá
nhân…tập trung lƣu trữ chủ yếu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thƣ viện Quốc gia.
Đây là nguồn tƣ liệu chính để luận án khảo sát, nghiên cứu. Trong số đó, có một số bài
văn sách thi Đình đã đƣợc dịch và công bố, chúng tôi xin đƣợc phép sử dụng (có dẫn
nguồn). Còn lại, chúng tôi thực hiện phiên dịch phần lớn để nghiên cứu.
Những công trình nghiên cứu, dịch thuật về giáo dục, khoa cử, và rộng ra là về
triều Nguyễn, về Nho giáo, về văn học, lịch sử và lịch sử tƣ tƣởng…là những tƣ liệu tham
khảo quan trọng.
Luận án cũng tham khảo các công trình nghiên cứu của Trung Quốc và khu vực về
khoa cử, văn thể khoa cử, điển chƣơng chế độ, kể cả văn bài thi trong khoa cử Trung
Quốc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản
sau:
Các thao tác của ngữ văn học Hán Nôm để phiên, dịch, chú, minh giải các văn bài
khoa cử.
Các thao tác mô tả, phân tích, thống kê, định lƣợng để làm rõ thực thể các thể văn
khoa cử.
Phƣơng pháp văn bản học để khảo sát, thống kê, xác định trữ lƣợng văn bản văn
bài thi Hội, thi Đình triều Nguyễn và độ tin cậy của nguồn tƣ liệu nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu từ chƣơng học để thẩm bình văn chƣơng khoa cử.
Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, đặt văn bài khoa cử triều Nguyễn trong diễn trình
văn chƣơng khoa cử Việt Nam và khu vực.
6
Phƣơng pháp tiếp cận liên ngành, nghiên cứu văn bài khoa cử trong mối liên hệ
nhiều mặt với văn học, văn hoá, lịch sử, lịch sử tƣ tƣởng…
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã tổng quan đƣợc lịch sử vấn đề nghiên cứu văn chƣơng khoa cử nói
chung và văn chƣơng khoa cử đại khoa triều Nguyễn nói riêng.
Luận án đã làm rõ về hệ thống văn bài thi Hội, thi Đình triều Nguyễn, bao gồm
tổng quan tình hình văn bản văn bài thi Hội, thi Đình triều Nguyễn, đánh giá sơ bộ và
bƣớc đầu thống kê trữ lƣợng văn bài thi Hội, thi Đình triều Nguyễn hiện còn lƣu trữ; khái
quát về thể chế và văn thể thi Hội, thi Đình triều Nguyễn, gắn với các tiêu chí tuyển chọn
nhân tài.
Luận án đã cơ bản làm rõ “tứ trƣờng văn thể” (kinh nghĩa, văn sách, thơ phú, “tứ
lục”, với tám thể văn: kinh nghĩa, văn sách, thơ, phú, chiếu, chế, biểu, luận) trong thi Hội,
thi Đình triều Nguyễn, bao gồm: hệ thống đề thi, thể thức, sự rèn tập thể tài trong giáo
dục khoa cử, công dụng của các trƣờng thi đó trong khoa cử….qua đó làm rõ các thể tài
văn chƣơng khoa cử triều Nguyễn trong mối quan hệ với yêu cầu tuyển chọn quan chức,
chuẩn mực kiểm tra – đánh giá…, đặt trong diễn trình văn chƣơng khoa cử Việt Nam và
khu vực.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án có cấu trúc gồm bốn
chƣơng:
Chƣơng một: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan và xác định những lĩnh vực
nghiên cứu chủ yếu của luận án.
Chƣơng hai: Hệ thống văn bài thi Hội, thi Đình triều Nguyễn.
Chƣơng ba: Trƣờng kinh nghĩa và Trƣờng văn sách.
Chƣơng bốn: Trƣờng thơ phú và Trƣờng “tứ lục”.
7
CHƢƠNG MỘT
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ XÁC ĐỊNH
NHỮNG LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN
Văn chƣơng khoa cử trong thi Hội, thi Đình triều Nguyễn nói riêng cũng nhƣ văn
chƣơng khoa cử triều Nguyễn và văn chƣơng khoa cử nói chung, mà hạt nhân là hệ thống
bài thi trong các kỳ thi này trƣớc nay đã đƣợc giới nghiên cứu trong và ngoài nƣớc lƣu
tâm và đề cập đến trong nhiều công trình với nhiều cấp độ và khía cạnh khác nhau: đề cập
đến nội dung thi, văn bài thi trong các công trình tổng quan về văn học, văn hóa, chính trị,
xã hội và các công trình chuyên biệt về giáo dục, khoa cử; nghiên cứu các thể tài văn
chƣơng khoa cử nói chung và văn chƣơng khoa cử triều Nguyễn nói riêng; nhận xét, bàn
luận về văn chƣơng khoa cử; sƣu tầm, phiên dịch và công bố các văn bài khoa cử triều
Nguyễn; sử dụng văn bài khoa cử triều Nguyễn làm tƣ liệu cho các nghiên cứu chuyên
biệt khác…Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu, đánh giá tổng
quan các công trình đi trƣớc và xác lập những hƣớng tiếp cận của luận án.
Không kể những ghi chép tƣờng tận về khoa cử và văn chƣơng khoa cử trong
những tài liệu quan phƣơng và đa dạng đƣơng thời nhƣ Khâm định Đại Nam hội điển sự
lệ欽定大单會典事例, Đại Nam thực lục大单實錄, Minh Mệnh chính yếu明命政要,
Quốc triều khoa bảng lục國朝科榜錄, Quốc triều Hương khoa lục國朝鄉科錄…cùng hệ
thống tuyển chọn văn bài thi và văn bài mẫu, khi mà khoa cử vẫn đang vận hành nhƣ một
thể chế tuyển sĩ chủ yếu của chế độ và những ấn phẩm ấy là một phần của thể chế khoa cử
hiện hành - sẽ là những tƣ liệu gốc quan trọng nhất để triển khai nghiên cứu trong luận
án, phạm vi khảo sát ở đây là những công trình lấy khoa cử và văn chƣơng khoa cử làm
đối tƣợng giới thiệu, nhận định, khảo sát, nghiên cứu đƣợc công bố chủ yếu từ đầu thế kỵ
XX.
Những giới thiệu khái quát về nội dung thi và các thể văn trong khoa cử đã đƣợc
đề cập đến ở mức độ khái lƣợc trong những những công trình về văn hóa, văn học, chính
trị, xã hội và những công trình về giáo dục, khoa cử Việt Nam. Số lƣợng công trình nhƣ
thế này rất lớn, chúng tôi đã có đề cập kỹ tại Tiểu luận tổng quan trong chƣơng trình đào
tạo của mình. Tại chƣơng này, luận án đi sâu vào những công trình trực tiếp về văn
chƣơng khoa cử và văn bài thi Hội, thi Đình triều Nguyễn.
1.1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
8
1.1.1. Những nhận xét, luận bàn về văn chương khoa cử
Trong lĩnh vực này, nổi bật có hai nhóm ý kiến. Nhóm ý kiến thứ nhất là những
nhận xét mang tính phê phán của chính các nhà khoa bảng từ trong lòng chế độ khoa cử
vào đầu thế kỵ XX. Nhóm ý kiến thứ hai là những nhận xét của các nhà nghiên cứu vào
cuối thế kỵ XX, đầu thế kỵ XXI, coi văn chƣơng khoa cử là một bộ phận của văn học, là
bộ phận văn chƣơng chính thống của nhà nho.
Nhóm ý kiến thứ nhất - xuất phát từ những đòi hỏi bức thiết của thời đại, khoa cử
không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu của đời sống, trong khi chế độ khoa cử và văn chƣơng
khoa cử vẫn là định chế tuyển sĩ đƣơng thời - chủ yếu là những phê phán khoa cử và văn
chƣơng khoa cử từ chính các nhà khoa bảng có xu hƣớng duy tân. Đến đầu thế kỵ XX,
những tệ lậu của việc học, việc thi, chế độ khoa cử truyền thống đã bộc lộ hết tất cả những
gì là lạc hậu lỗi thời của nó. Các chí sĩ duy tân, phần nhiều là các nhà khoa bảng đã lên
tiếng phê phán, phủ định thể chế và văn chƣơng khoa cử một cách mạnh mẽ nhất bằng
nhiều hình thức, hoặc qua những kiến nghị gửi triều đình, hoặc qua văn thơ mang tính
tuyên truyền cổ động, …. tiêu biểu có thể kể đến những ý kiến của Huỳnh Thúc Kháng,
Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Phan Bội Châu…Các phê phán chủ yếu
nhắm vào sự vô dụng, bất hợp thời nghi của thứ văn chƣơng này, khi nó hiện hữu vẫn
đang là công cụ “tuyển chọn hiền tài” của chế độ.
Năm 1903, Tham biện Cơ mật viện Thân Trọng Huề dâng sớ lên triều đình Thành
Thái xin chỉnh đốn học quy thí pháp, đề xuất bỏ thi Hội, thi Đình mà xin cho các Cử nhân
đƣợc thi Tiến sĩ theo cách thức làm luận án và bảo vệ luận án trƣớc Hội đồng [116, tr 408
– 409]. Năm 1904, Văn minh tân học sách của Đông kinh Nghĩa thục nêu ra sáu đƣờng
để mở mang dân trí, trong đó đƣờng thứ ba là sửa đổi phép thi [93, tr 165 – 166]. Năm
1905, Cao Xuân Dục dâng Sớ nghị xin sửa đổi phép thi, phép học, đề nghị cải cách
chƣơng trình học và thi, kiến nghị bỏ các môn chế nghĩa, phú, “để tập trung sức lực vào
học các tân thƣ quan trọng”, văn thể khoa cử tập trung vào sách, luận với các nội dung
mới [27, tr 68 – 82]. Năm 1907, trong Từ bẩm xin sửa đổi phép thi để cổ vũ sĩ phong và
hợp với thời thế, Ngô Đức Kế đã phân tích về thời thế xƣa nay, thế giới đã đổi thay mà
khoa cử vẫn giữ nguyên nhƣ mấy trăm năm trƣớc là bất hợp, vô ích. Qua đó, ông kiến
nghị nên đình bãi những văn thể vô ích với thời thế nhƣ chế nghĩa, thơ, phú, chiếu, biểu,
mà chỉ chuyên thi sách, luận, hỏi những việc lớn trong kinh sử và những thực học về
9
chính trị, công thƣơng, cách trí….và bãi bỏ hết những thể lệ trƣờng quy gò bó [155, tr 22
– 29]….Điều dễ nhận thấy là, những phê phán văn chƣơng khoa cử của các nhà chí sĩ duy
tân đầu thế kỵ XX là phê phán về mặt tác dụng của văn chƣơng khoa cử với tƣ cách là
một công cụ tuyển hiền, tập trung vào khía cạnh lạc hậu, không đáp ứng đƣợc yêu cầu
đƣơng thời của nó chứ không phải phê phán chính bản thân văn chƣơng khoa cử.
Sau khi khoa cử bị đình bãi, hồi cố lại văn chƣơng khoa cử thời đã qua, mới đôi
chỗ có những nhận định về chính bản thân loại văn chƣơng đó. Trong bài Khái luận về
văn học chữ Hán ở nước ta, Phan Khôi cho rằng văn chƣơng chữ Hán của ta, trong đó hạt
nhân là văn chƣơng khoa cử chỉ thiên về thứ tiểu xảo văn chƣơng [93, tr 327 – 330]. Trên
Tạp chí Tri Tân số 111 ra tháng 9 năm 1943, Hoa Bằng đăng bài Lối văn cử nghiệp khác
với lối văn ngoài trường ốc thế nào. Trong bài viết này, tác giả không giới thiệu hay phân
tích một thể tài văn khoa cử nào, mà chú trọng đến cái tinh thần và thể cách của văn
chƣơng cử tử [13].
Vào nửa sau thế kỵ XX, văn chƣơng khoa cử thi thoảng có đƣợc nhắc đến trong
các công trình nghiên cứu giáo dục, văn học, lịch sử…nhƣng chỉ là thoáng qua, để phê
phán nhƣ một thứ tiêu biểu cho sự hủ lậu của giáo dục phong kiến. Hầu nhƣ không có
công trình hay bài viết nào chuyên sâu về lĩnh vực này. Phải đến những thập niên cuối
cùng của thế kỵ XX mới có những ý kiến, nhận xét thật sự có chiều sâu và những công
trình bƣớc đầu chọn văn chƣơng khoa cử làm đối tƣợng nghiên cứu.
Nhóm ý kiến thứ hai là những nhận xét của các nhà nghiên cứu vào cuối thế kỵ
XX, đầu thế kỵ XXI, coi văn chƣơng khoa cử là một bộ phận của văn học, là bộ phận văn
chƣơng chính thống của nhà nho. Văn chƣơng khoa cử có vị trí, vai trò và ảnh hƣởng đến
sự phát triển của văn học, cần phải có những nghiên cứu, nhận chân về bộ phận văn học
này một cách thỏa đáng, khi chế độ khoa cử chấm dứt đã qua thời gian ngót một thế kỵ và
giới nghiên cứu đã có một độ lùi cần thiết. Tiêu biểu cho nhóm ý kiến này là những nhận
xét của Trần Đình Hƣợu. Ông đã có những ý kiến nhận định hết sức quan trọng, mang
tính chất căn cơ, làm định hƣớng cho việc nghiên cứu bộ phận văn học này. Ông viết:
Đối với văn học, một thiết chế có ý nghĩa quyết định đến cả vận mệnh là chế độ
khoa cử. Để chọn ngƣời làm việc trong bộ máy nhà nƣớc, chế độ chuyên chế từ đời
Hán đã đề ra tiêu chuẩn hiếu hạnh, hiền lƣơng, phƣơng chính, minh kinh và năng
văn để lựa chọn qua các kỳ thi….Hiếu hạnh, hiền lƣơng, phƣơng chính là tiêu
10
chuẩn đạo đức; minh kinh là học thuộc và hiểu nghĩa kinh điển Nho gia, còn năng
văn là có khả năng viết văn chƣơng theo yêu cầu của nhà nƣớc. Theo yêu cầu của
nhà nƣớc tất nhiên là viết thành thạo các loại giấy tờ quan dụng. Thế nhƣng trong
cách cai trị của nhà nƣớc theo Nho giáo, các giấy tờ quan trọng từ chiếu, cáo của
vua, biểu của các quan cho đến cả báo cáo, chỉ thị của quan lại không những phải
viết theo nội dung tràn đầy tinh thần tƣ tƣởng Nho gia mà còn là với hình thức chải
chuốt theo yêu cầu tác phẩm văn học. Nhà vua cần ngƣời có tài văn chƣơng để viết
chiếu chỉ, để chép sử. Đó là loại văn chƣơng cao quý nhất …Nhà nƣớc lấy văn
chƣơng chọn quan lại, văn chƣơng quan dụng quy định yêu cầu về nội dung và
nghệ thuật của văn chƣơng trong các kỳ thi. Sĩ tử muốn có công danh – và ngoài
công danh thì họ cũng không còn con đƣờng nào khác – đua nhau dùi mài làm văn
cử tử - về sau định hình thành văn thơ phú lục hay thơ, phú, văn sách, kinh nghĩa.
Đòi hỏi nhƣ vậy đối với văn học dẫn chúng ta ngày nay đứng trƣớc một hiện tƣợng
lạ: nhiều bài viết ngày nay chúng ta chỉ có thể coi là tƣ liệu lịch sử, hoàn toàn
không phải là tác phẩm văn học lại đƣợc đƣơng thời và cả trong lịch sử lâu dài coi
là tác phẩm nghệ thuật cao nhất. Tính chất quan liêu của nhà nƣớc chuyên chế mở
ra con đƣờng công danh cho đám sĩ tử ngày càng đông đảo biến xã hội thành một
xã hội trọng văn, coi thƣờng mọi thứ thực nghiệp khác….Văn chƣơng cử tử là thứ
văn chƣơng khô khan, dùng khuôn phép định sẵn viết về những nội dung kinh điển.
Nhƣng đó là văn chƣơng chính thống, chính đạo. Hàng trăm thế hệ những ngƣời đi
học, đi thi phải coi chỉ nó mới là văn chƣơng. …Còn có chế độ khoa cử thì không
có một thứ văn chƣơng phi chính thống nào tranh đƣợc địa vị tôn quý của văn thơ
phú lục cử tử, làm yếu đƣợc tính chất đạo lý, tính chất công thức của văn học….
[56, tr 35-36, tr 41].
Chế độ chuyên chế, chế độ khoa cử cùng với quan niệm văn học Nho giáo đã ổn
định một hệ thống thể loại văn học khác với hệ thống thơ, kịch, tiểu thuyết nhƣ ta
hiểu ngày nay. Văn thơ phú lục có một cách truyền bá, một quan hệ tác giả - công
chúng khác thơ, kịch, tiểu thuyết. Với thực tế văn học nhƣ vậy, nhiều khái niệm lý
luận văn học mà ta vận dụng để nghiên cứu nó cần đƣợc hiểu cụ thể. Làm văn có
khác sáng tác, nhà nho viết văn có khác nghệ sĩ, tác giả, công chúng, phong cách
đều có những nét cụ thể khác…[56, tr 50].
11
Những ý kiến trên của Trần Đình Hƣợu có sức ảnh hƣởng mạnh mẽ trong giới
nghiên cứu chuyên ngành, đƣợc trích dẫn trong hầu hết các công trình nghiên cứu có đề
cập đến văn chƣơng khoa cử sau đó.…Trong luận án Phó tiến sĩ của mình, Nguyễn Văn
Thịnh coi những nhận xét của Trần Đình Hƣợu là đã phân tích đƣợc một phần quan trọng
của quan niệm nhà Nho về văn chƣơng khoa cử, và ông nhấn mạnh thêm: “Việc nhà nho
không những coi văn chƣơng khoa cử đích thực là văn chƣơng mà còn là thứ văn chƣơng
chính thống, chính đạo nhất đã chi phối một cách sâu sắc toàn bộ văn chƣơng khoa cử từ
nội dung trƣớc thuật tới cách thức tiếp nhận đánh giá loại văn chƣơng này” [149, tr 102].
Trần Nho Thìn cũng khẳng định tính chất chính thống của văn chƣơng khoa cử: “Các bài
thơ, phú, văn sách, bất kể bằng chữ Hán hay chữ Nôm…làm trong các kỳ thi do triều đình
tổ chức tại kinh đô Thăng Long – nếu ta có thể xem đó là một loại sáng tác văn học – đều
thuộc phạm vi văn học cung đình, mang tính chất chính thống” [145, tr 24 – 25]. Ông
cũng khẳng định khoa cử cũng nhƣ văn chƣơng khoa cử có vai trò quan trọng trong việc
bồi dƣỡng lực lƣợng sáng tác văn học: “Các tác giả văn học trung đại đều học tập, rèn
luyện văn chƣơng để thi đỗ, ra làm quan. Trong mỗi ông quan tiềm ẩn một tác giả văn
chƣơng và trong mỗi ngƣời có tài văn chƣơng ấy tiềm ẩn một nhà chính trị, một ông
quan… Sáng tác văn thơ đã đƣợc kẻ sỹ làm quen ngay từ quá trình rèn tập để đi thi, sau
đó lại tiếp tục gắn liền với sự lập thân, lập nghiệp của kẻ sỹ. Chủ trƣơng đƣờng lối chọn
ngƣời của triều đình phong kiến các đời bằng thi văn chƣơng là một nhân tố quan trọng
hình thành thói quen, kỹ năng sáng tác ở kẻ sỹ…” [145, tr 191-192].
Các nhà nghiên cứu cũng có những nhận định đáng lƣu ý về mức độ ảnh hƣởng,
chi phối của văn chƣơng khoa cử đến sáng tác văn học và các hoạt động trƣớc thƣ lập
ngôn của các nhà nho, và những ảnh hƣởng của văn chƣơng khoa cử là không thể bỏ qua
trong việc nghiên cứu văn chƣơng nhà nho. Trần Đình Hƣợu viết: “Rèn luyện suốt đời
làm đối, viết tứ lục, biền ngẫu, hơi thơ Đƣờng, giọng phú Hán, các nhà nho khi viết văn –
đều là viết tự do, không phải để thi cử - dầu là để nói những cảm xúc rất riêng tƣ, những
sự việc rất độc đáo nhƣ nhiều trƣờng hợp của những bài thơ tức cảnh, ngẫu hứng trong
các thi tập vẫn tìm cái hay trong giữ vững khuôn sáo, tìm cái tân kỳ trong sự gọt rũa
khuôn sáo. Vì có thế mới là hay chữ, mới là văn chƣơng” [56, tr 50]. Phan Ngọc phân tích
số các thi văn tập trong kho sách Hán Nôm, nhận xét đa phần đều có dính dáng, hoặc trực
tiếp hoặc gián tiếp đến khoa cử. Ông viết: “Cha ông ta vì quen với thi cử nên khi làm một
12
bài thơ trao đổi lúc gặp nhau, kể lại một chuyện cũ, viết một bài phú thì bất giác quay trở
lại với những mô hình quen thuộc họ học từ nhỏ” [88, tr 272-273].
Từ đó, vấn đề phải nghiên cứu bộ phận văn chƣơng này đƣợc các nhà nghiên cứu
đặt ra với một thái độ nghiêm túc. Thực chất của văn chƣơng khoa cử là gì? Giá trị và ảnh
hƣởng của nó thế nào? Địa vị của nó trong văn chƣơng truyền thống? Những tiêu chí mỹ
học của văn chƣơng khoa cử? Một loạt những vấn đề cần phải đƣợc làm rõ trong một tổng
thể nhƣng chƣa có những nghiên cứu đến độ. Trần Ngọc Vƣơng nhận định:
Điều thật sự đáng tiếc – hơn thế, đáng lo ngại – là cho đến nay ta chƣa có đƣợc một
công trình nghiên cứu thật sự nghiêm túc, đáng tin cậy nào về mỹ học của văn
chƣơng khoa cử truyền thống. Cả mỹ học của văn chƣơng trung đại nói chung đều
chƣa đƣợc tìm hiểu thấu đáo, nên sự khác biệt to lớn của văn chƣơng truyền thống
với hai thiên niên kỵ rƣỡi ở Trung Quốc và hàng thiên niên kỵ ở các nƣớc đồng văn
trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam đã không đƣợc thức nhận ở trình độ sâu sắc
cần thiết. Bên cạnh những mặt trái, mặt “hủ bại” của văn chƣơng cử tử, mà từ đầu
thế kỵ XX, do nhu cầu duy tân, các nhà chí sĩ và nối theo đó là giới trí thức tân học
đã cực lực phê phán, giờ đây, với một độ lùi đủ để xác lập những tiêu chí khách
quan cần thiết, phải trở lại tìm hiểu thật công phu và nghiêm túc những cái đẹp cho
dù “nhất khứ bất phục phản” của cả một thời đã qua [180, tr 483]…
1.1.2. Nghiên cứu chung về văn chương khoa cử
1.1.2.1. Giới thiệu văn thể khoa cử dưới góc độ thể loại văn học
Là một bộ phận trong hệ thống các thể loại văn học, văn chƣơng khoa cử cũng
đƣợc giới thiệu một cách khái lƣợc trong một số công trình về thể loại văn học, tiêu biểu
có: Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính, xuất bản lần đầu năm 1930, có giới thiệu khái
quát các thể kinh nghĩa, văn sách, văn tứ lục; mỗi thể có trích lục mấy bài văn phân tích
làm ví dụ. Thể kinh nghĩa và văn sách trích lục các bài văn kinh nghĩa, văn sách Nôm
[14]. Quốc văn cụ thể của Bùi Kỵ xuất bản lần đầu năm 1932 dành chƣơng 6 giới thiệu
hai thể văn chuyên biệt của khoa cử là kinh nghĩa và văn sách, trích lục hai bài văn Nôm.
Các chƣơng 4, 5 giới thiệu thể phú và thể văn tứ lục là những văn thể có liên quan đến
khoa cử [75]. Thơ ca Việt Nam – hình thức và thể loại của Bùi Văn Nguyên – Hà Minh
Đức xuất bản lần đầu năm 1965 cũng có giới thiệu sơ lƣợc các thể thơ, phú, chiếu, chế,
13
biểu, kinh nghĩa, văn sách [91]. Chuyên thể khoa cử là kinh nghĩa và văn sách giới thiệu
trong sách này cơ bản không khác Việt Hán văn khảo và Quốc văn cụ thể.
Các tác giả Phan Kế Bính và Bùi Kỵ vốn xuất thân là các nhà khoa bảng trong
khoa cử truyền thống (Cử nhân, Phó bảng) nên những giới thiệu, phân tích của họ về văn
chƣơng khoa cử từ góc độ thể loại là rất quan trọng cho việc nghiên cứu lĩnh vực này. Tuy
nhiên, do yêu cầu riêng về mục đích biên soạn và độc giả hƣớng tới nên những giới thiệu
và phân tích trong các công trình này chỉ mang tính khái lƣợc, và tác phẩm đƣợc dẫn
chứng để phân tích là các tác phẩm Nôm (viết chơi theo kiểu diễu nhại văn khoa trƣờng)
để ngƣời đọc hiện đại dễ hình dung, chứ không phải là bài thi đích thực trong khoa cử. Vì
vậy, nó chƣa thực sự phản chiếu đƣợc cái “thần” của văn trƣờng thi.
Công trình Các thể văn chữ Hán Việt Nam do Trần Thị Kim Anh và Hoàng Hồng
Cẩm biên soạn, xuất bản năm 2010 có giới thiệu các văn thể liên quan đến khoa cử nhƣ
phú, chiếu, chế, biểu. Đặc biệt hai chuyên thể khoa cử là kinh nghĩa và văn sách đƣợc giới
thiệu chi tiết hơn các công trình trƣớc, dẫn dụng nhiều nhận xét về các văn thể này của các
nhà nho trong thƣ tịch Hán Nôm, đặc biệt là ý kiến của Phạm Đình Hổ [3].
Ngoài ra, trên một số bài viết hoặc công trình chung khác, do những mục tiêu khác
nhau, các thể văn khoa cử cũng có đƣợc đề cập đến, nhƣng ở mức độ khái quát, mang tính
giới thiệu và dẫn dụng tƣ liệu, dẫn lại những nhận xét của cổ nhân về các thể văn này (đặc
biệt là những ý kiến nhận xét của Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút), nhƣ bài viết
Sách văn và kinh nghĩa trong khoa trường Nho học ở nước ta của Trần Thị Kim Anh đăng
trên Tạp chí Hán Nôm số 2 năm 2009 [2]; chuyên luận Giáo dục và khoa cử Nho học thời
Lê ở Việt Nam qua tài liệu Hán Nôm của Đinh Khắc Thuân [157].
1.1.2.2. Nghiên cứu về văn chương khoa cử
Khá sớm ngay sau khi khoa thi cuối cùng kết thúc, một số học giả thuộc thế hệ cựu
học hoặc giao thời tân - cựu đã có những đề cập, giới thiệu chuyên biệt về các thể tài văn
chƣơng khoa cử, nhƣ một kỵ niệm về thứ văn thể một đi không trở lại. Trên phần Quốc
ngữ số 95 của Tạp chí Nam phong ra tháng 5 năm 1925 có đăng bài Cuộc thưởng kinh
nghĩa Nôm của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục [103]. Bài viết đã giới thiệu một số thể cách
văn kinh nghĩa bát cổ là Tiệt hạ, Tiệt thượng hạ, Phân giảng, Hấp hạ, Kính hoa thủy
nguyệt qua việc soạn và phân tích giới thiệu năm bài bát cổ Nôm cho năm đề tục ngữ .
14
Tạp chí Tri Tân số 44 ra tháng 4 năm 1942 có đăng bài Vài thể văn khoa cử xưa, số 1 của
Hoa Bằng, giới thiệu sơ lƣợc về thể văn kinh nghĩa bát cổ [12]. Sau đó, trong một thời
gian dài, do đất nƣớc có nhiều biến động, toàn xã hội phải tập trung vào những vấn đề
quan trọng và bức thiết; do quan niệm ít nhiều có thiên kiến, cực đoan, coi nhẹ văn học
Hán văn, mà văn chƣơng khoa cử đƣợc xem là bộ phận văn học khuôn sáo, phù phiếm, lạc
hậu ít giá trị nhất; cũng phải kể đến sự đứt đoạn văn hóa, không nhiều ngƣời hiện đại có
trình độ chữ nghĩa và tri thức Hán học đến độ để có thể hiểu đƣợc văn chƣơng khoa cử
nên việc nghiên cứu lĩnh vực này chìm lắng, rất ít đƣợc đề cập, hầu nhƣ không có một
công trình chuyên biệt nào. Cho đến những năm cuối cùng của thế kỵ XX, vấn đề này mới
bắt đầu đƣợc nhắc đến, xới lại. Nguyễn Văn Thịnh đã có những nghiên cứu bƣớc đầu về
văn bài thi cử của các Trạng nguyên triều Lê sơ, nhƣ bài viết Mấy nét về Trạng nguyên
Lương Thế Vinh [146], Trạng nguyên Nguyễn Trực và bài Văn sách thi Đình [147]….
Công trình có ý nghĩa mở đầu cho nghiên cứu chuyên sâu về văn chƣơng khoa cử
là luận án Phó tiến sĩ khoa học ngữ văn: Bước đầu tìm hiểu văn chương khoa cử thời Lê
sơ của Nguyễn Văn Thịnh năm 1996 [149]. Luận án này sau đƣợc nâng cấp, bổ sung
thành chuyên luận Khoa cử và văn chương khoa cử Việt Nam thời trung đại, xuất bản năm
2010 [152]. Trong công trình này, tác giả đi sâu nghiên cứu về chế độ khoa cử, đặc biệt là
văn chƣơng khoa cử thời Lê sơ. Các thể văn khoa cử đƣợc khảo sát, bao gồm bát cổ văn;
chế, chiếu, biểu; thơ, phú; văn sách. Tuy nhiên, do điều kiện tƣ liệu, các văn thể ngoài văn
sách trong khoa cử Lê sơ còn lại rất ít, nên những nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ sơ
bộ khái quát. Đóng góp lớn nhất và tiên phong của Nguyễn Văn Thịnh là những nghiên
cứu về thể tài văn sách Đình đối. Trên cơ sở khảo sát và phiên dịch các bài văn sách Đình
đối thời Lê sơ còn lƣu trữ, tác giả đã đi sâu nghiên cứu, coi văn sách Đình đối là thể loại
văn chƣơng khoa cử tiêu biểu, nghiên cứu sâu cả phƣơng diện nội dung và bút pháp của
văn sách Đình đối Lê sơ. Do tính ổn định tƣơng đối của các thể tài văn chƣơng khoa cử và
tính điển phạm của văn sách Đình đối Lê sơ, những nghiên cứu về thể tài văn sách Đình
đối của Nguyễn Văn Thịnh có ý nghĩa đặt nền móng cho những nghiên cứu tiếp theo về
đối tƣợng này. Những quan điểm cơ bản về văn sách Đình đối của Nguyễn Văn Thịnh
trong các công trình trên một lần nữa lại đƣợc thể hiện cô đọng trong bài viết Văn chương
khoa cử, sản phẩm đặc trưng của giáo dục Nho học Việt Nam, in trong Văn học Việt Nam
thế kỉ X – XIX - những vấn đề lí luận và lịch sử (Trần Ngọc Vƣơng chủ biên) [179] và
phần tổng luận văn sách Đình đối trong giáo dục khoa cử Thăng Long – Hà Nội (2010),
15
mở đầu cho bộ sách 2 tập Văn sách thi Đình Thăng Long – Hà Nội nằm trong tủ sách
Thăng Long 1000 năm do ông làm chủ trì [153].
Chuyên luận nhỏ mang tên Văn chương khoa cử Việt Nam của Tạ Đức Tú xuất bản
năm 2011 cũng là một cuốn sách chuyên biệt về văn chƣơng khoa cử [166]. Công trình
dành hai chƣơng giới thiệu sơ lƣợc một số vấn đề khoa cử phong kiến Việt Nam và văn
chƣơng khoa cử Việt Nam. Trọng tâm của công trình là giới thiệu và phiên dịch cuốn Văn
hành lược thuật 文衡略述của Trƣơng Vĩnh Ký, đƣợc tác giả cho là “quyển sách tiêu biểu
cho văn chƣơng khoa cử Việt Nam”. Cuốn sách này không nghiên cứu trực tiếp trên văn
bài khoa cử thực mà là chủ yếu giới thiệu cuốn sách Văn hành lược thuật. Rất tiếc là
chuyên luận này có rất nhiều bất ổn trong phần phiên dịch cho cuốn Văn hành lược thuật.
1.1.3. Nghiên cứu chuyên biệt về văn chương khoa cử triều Nguyễn
Cho đến nay, chƣa có một công trình chuyên biệt nghiên cứu một cách có hệ thống
về văn chƣơng khoa cử triều Nguyễn, mà mới chỉ có một số công trình, bài viết, luận văn
nghiên cứu có tính chất bƣớc đầu.
Trong các thể tài văn chƣơng khoa cử triều Nguyễn, đƣợc lƣu tâm nghiên cứu cũng
nhƣ phiên dịch nhiều hơn cả là văn sách, đặc biệt là văn sách Đình đối. Có thể kể đến: Bài
viết Bài văn sách thi Đình của Hoàng giáp Nguyễn Ý – Đình nguyên khai khoa triều
Nguyễn của Đinh Thanh Hiếu in trong Di sản Hán Nôm Huế - Kỵ yếu hội thảo Bảo tồn và
Phát huy di sản Hán Nôm Huế (Tp. Huế, 2003) [42]. Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn
ngành Hán Nôm với đề tài Bước đầu tìm hiểu văn sách Đình đối đời Nguyễn của Đinh
Thanh Hiếu (2003) [43]. Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là các bài văn sách Đình
đối trong các khoa thi Tiến sĩ văn từ triều Minh Mệnh đến triều Thành Thái, là thời kỳ mà
các quy chế và nội dung thi cử vẫn theo mô hình truyền thống. Luận văn đã giới thiệu
khái quát về điển chế thi Đình triều Nguyễn, tổng quan tình hình văn bản, các đặc điểm
của văn sách Đình đối triều Nguyễn, đi sâu khảo sát một số vấn đề nội dung và đặc điểm
về bút pháp của văn sách Đình đối triều Nguyễn trên cơ sở khảo sát và phiên dịch nguồn
tƣ liệu hiện có. Luận văn là công trình đầu tiên bƣớc đầu khảo sát một cách có hệ thống về
văn sách thi Đình triều Nguyễn.
Ngoài ra, cũng có một số bài viết giới thiệu một cách đại lƣợc một số bài văn sách
Đình đối triều Nguyễn, chủ yếu nằm trong các công trình giới thiệu thân thế và sự nghiệp
16
của một số tác gia, nhƣ Giới thiệu bài văn sách thi Đình của Thám hoa Vũ Phạm Hàm
[19], Đọc Văn sách thi Đình của Hoàng giáp Đình nguyên Đào Nguyên Phổ [18] của
Nguyễn Đình Chú, Mấy cảm nghĩ nhân đọc bài Văn sách khoa thi Cát sĩ của Bảng nhãn
Vũ Duy Thanh của Nguyễn Minh Tƣờng [170], …
Ngoài văn sách, ba thể văn dùng trong khoa cử triều Nguyễn là kinh nghĩa bát cổ
văn, phú và luận cũng đã có những bài viết, khóa luận giới thiệu một cách sơ bộ.
Bài viết: Khoa cử và tri nhận kinh điển Nho gia: Xem xét từ việc thi kinh nghĩa
dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX của Phùng Minh Hiếu (in trong Kinh điển Nho gia
tại Việt Nam, Nguyễn Kim Sơn chủ biên) có thể xem là bài viết đầu tiên đi sâu khảo sát và
phân tích về thể tài văn kinh nghĩa, cụ thể là chế nghĩa bát cổ văn nói chung, và sự vận
hành của việc thi thể văn kinh nghĩa trong khoa cử triều Nguyễn nói riêng [41]. Bài viết
đã có những giới thiệu chung nhất về lai nguyên của thể văn bát cổ, những định chế của
khoa cử triều Nguyễn trong việc thi văn bát cổ, sự tri nhận kinh điển Nho gia, kỹ năng làm
bài văn bát cổ và ví dụ phân tích một bài văn bát cổ bằng chữ Hán thực sự. Bài viết Lược
khảo phú chữ Hán Việt Nam, in trong Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX - những vấn đề lí
luận và lịch sử (Trần Ngọc Vƣơng chủ biên) của Đinh Thanh Hiếu đã dành phần thứ ba
viết về Phú dùng trong khoa cử, lƣợc khảo thể tài phú đƣợc sử dụng trong khoa cử thời
trung đại ở Việt Nam trên những điểm nhìn khái quát nhất [179]. Phú trong khoa cử triều
Nguyễn đƣợc dành một phần lớn trong nội dung này. Năm 2010, dƣới sự hƣớng dẫn của
Đinh Thanh Hiếu, sinh viên Bùi Anh Chƣởng (Khóa QH 2006 - X ngành Hán Nôm –
Khoa Văn học Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đã làm khóa
luận tốt nghiệp với đề tài Thể Luận trong thi Hội triều Nguyễn [21]. Khóa luận đã có
những khảo sát tổng quan về tình hình văn bản và nội dung thể luận trong các kỳ thi Hội
triều Nguyễn từ triều Tự Đức đến Khải Định, bao gồm cả luận chữ Hán và luận chữ Quốc
ngữ.
1.1.4. Những sưu tầm, giới thiệu và dịch thuật văn bài thi Hội, thi Đình triều Nguyễn
Việc sƣu tầm, tập hợp văn bài khoa cử vốn có truyền thống từ lâu đời, với những
thành quả khả quan. Trong kho thƣ tịch Hán Nôm, những tập hợp văn bài khoa cử hay
những tác phẩm phục vụ cho khoa cử chiếm số lƣợng áp đảo. Những tập hợp văn bài, nhất
là những văn bài thi đỗ các khoa thi là những xuất bản phẩm rất đƣợc chờ đón của các sĩ
tử nên rất nhanh chóng đƣợc tập hợp, in ấn sau mỗi khoa thi, cho ra đời những tập Hương
17
thí văn tuyển, Hội thí văn tuyển, Hội Đình văn tuyển… tập hợp theo từng khoa, ấn hành
rất sớm ngay sau khoa thi kết thúc để phục vụ độc giả đang chờ đợi. Ngoài ra cũng có
những tập hợp văn bài theo chiều dài lịch sử, theo triều đại, theo văn thể, với các tên nhƣ
Lịch khoa…, Lê triều…, Quốc triều…, Lịch triều Đình đối văn, Lê triều Hội thí Đình đối
sách văn,..Lịch khoa tứ lục, Hoàng Việt lịch khoa thi phú…để các sĩ tử dùng làm văn
mẫu. Cho đến đầu thế kỵ XX, những sƣu tập loại này vẫn đƣợc tiếp tục, cho đến khi khoa
cử chấm dứt. Những xuất bản phẩm này là một bộ phận của chế độ khoa cử hiện hành.
Công việc sƣu tầm, tập hợp, giới thiệu và dịch thuật văn bài thi cử trong khoa
trƣờng với tƣ cách là một đối tƣợng nghiên cứu diễn tiến rất chậm chạp với không nhiều
kết quả. Những thành quả trong lĩnh vực này vào cuối thế kỵ XX chỉ mang tính chất bƣớc
đầu. Trong thế kỵ XX, không có một đầu sách chuyên biệt công bố văn bài khoa cử. Một
số bài viết giới thiệu lẻ tẻ một vài tác phẩm. Các bản dịch văn bài thi chủ yếu nằm trong
các phụ lục của các chuyên luận, luận văn, luận án về đề tài giáo dục, khoa cử; hoặc nhƣ
một đơn vị tác phẩm trong một thi văn tập cá nhân của một tác gia; hoặc lƣu trữ trong các
phòng tƣ liệu của các đơn vị nghiên cứu, các nhà nghiên cứu…rất ít đƣợc công bố. Sang
những năm đầu thế kỉ XXI, tình hình có khả quan hơn, nhƣng nhìn tổng thể, công tác sƣu
tầm, phiên dịch và giới thiệu các văn bài khoa cử mới đƣợc thực hiện một cách lẻ tẻ, chƣa
hệ thống và thành tựu chủ yếu ở bộ phận văn sách Đình đối.
Về văn bài thi Hội triều Nguyễn, hiện chƣa có một công trình sƣu tầm, thống kê
tổng quan cho bộ phận tƣ liệu này. Những công trình dịch và giới thiệu văn bài thi Hội đã
công bố hầu nhƣ chƣa có. Hiện chúng tôi mới chỉ thấy hai đạo văn sách, một bài sớ, một
bài biểu của khoa thi Hội năm 1919 đƣợc công bố trong phần chữ Nho của Tạp chí Nam
phong số 25 (tháng 7 năm 1919) và sáu bài luận chữ Quốc ngữ công bố trong phần chữ
Quốc ngữ của Tạp chí Nam phong số 24 (tháng 6 năm 1919). Các bài này đã đƣợc Phạm
Văn Khoái sƣu tầm và phiên dịch các bài Hán văn, công bố trong chuyên luận Khoa thi
Tiến sĩ cuối cùng trong lịch sử khoa cử Việt Nam (Kỵ mùi, Khải Định năm thứ tƣ – 1919)
[64]. Ba bài luận Quốc ngữ trong số này trƣớc đó đã đƣợc Nguyễn Thị Chân Quỳnh công
bố trong sách Khoa cử Việt Nam – Tập Hạ - Thi Hội – Thi Đình [124]. Một bài biểu, một
bài luận thi Hội của Lê Khắc Cẩn trong phụ lục luận văn của Nguyễn Thị Kim [69]. Một
phần bài văn sách thi Hội của Nguyễn Quý Tân đƣợc dịch và công bố trong chuyên luận
về tác giả [68]. Ngoài ra, còn có bảy bài văn kinh nghĩa trong kỳ thi Hội của Phan Bội
18
Châu đã đƣợc công bố phần chữ Hán trong Phan Bội Châu toàn tập- Tập 1, nhƣng chƣa
đƣợc phiên dịch [139]…
Do những giá trị đặc thù, thể văn khoa cử đƣợc lƣu tâm giới thiệu, phiên dịch nhiều
nhất là văn sách Đình đối. Có thể kể ra một số bài đƣợc dịch và công bố lẻ tẻ hoặc in
chung trong các thi văn tập nhƣ của Phạm Văn Nghị [53], Trần Bích San [52], Nguyễn
Quang Bích [37], Nguyễn Tƣ Giản [172], Vũ Phạm Hàm [97], Đào Nguyên Phổ [141];
công bố trong các chuyên luận nhƣ bài của Nguyễn Khuyến [45]; trong các phụ lục luận
văn, luận án nhƣ các bài của Nguyễn Hữu Lập, Lê Khắc Cẩn, Vũ Nhự, Bùi Ƣớc, Nguyễn
Tái, Phan Đình Phùng [69].
Trong luận văn Thạc sĩ Bước đầu tìm hiểu văn sách Đình đối đời Nguyễn, Đinh
Thanh Hiếu đã bƣớc đầu sƣu tầm, thống kê số lƣợng và khảo sát nguồn tƣ liệu, lên đƣợc
danh mục và tƣ liệu cho 86 bài văn sách thi Đình triều Nguyễn hiện còn. Các bài văn sách
thi Đình của Nguyễn Ý, Mai Anh Tuấn, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Khuyến, Phạm Nhƣ
Xƣơng, Đặng Văn Thụy đã đƣợc dịch và in trong phụ lục của luận văn này [43]. Đặc biệt
phải kể đến công trình Văn sách thi Đình Thăng Long- Hà Nội do Nguyễn Văn Thịnh
(chủ trì), Đinh Thanh Hiếu, Phùng Minh Hiếu tham gia biên soạn đã lần đầu tiên giới
thiệu và phiên dịch một số lƣợng đáng kể các bài văn sách thi Đình trong lịch sử khoa cử
Việt Nam [153]. Đối với văn sách thi Đình triều Nguyễn, công trình này đã dịch toàn bộ
các bài văn sách thi Đình của các nhà khoa bảng là ngƣời Hà Nội hiện còn, tổng số là 18
bài văn sách của các khoa thi trải suốt dọc lịch sử khoa cử triều Nguyễn từ triều Minh
Mệnh đến triều Thành Thái, cụ thể gồm: Nguyễn Ý, Lê Tông Quang, Hà Tông Quyền,
Hoàng Tế Mỹ, Vũ Tông Phan, Nguyễn Đăng Huân, Ngô Điền, Hoàng Đình Tá, Nguyễn
Tƣ Giản, Hoàng Xuân Hiệp, Nguyễn Tuyên, Vũ Nhự, Nguyễn Kham, Nguyễn Đình
Dƣơng, Đỗ Văn Ái, Nguyễn Viết Bình, Vũ Phạm Hàm, Nguyễn Thƣợng Hiền.
1.1.5. Những nghiên cứu dùng văn bài thi Hội, thi Đình triều Nguyễn làm tư liệu
Văn bài thi Hội, thi Đình triều Nguyễn cũng đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn tƣ liệu
trong một số công trình nghiên cứu về giáo dục, khoa cử, lịch sử và lịch sử tƣ tƣởng…
Giáo dục Việt Nam thời cận đại của Phan Trọng Báu [10], Việc đào tạo và sử dụng
quan lại của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884 của Lê Thị Thanh Hoà [45] có sử
dụng ít nhiều tƣ liệu văn bài khoa cử (chủ yếu là văn sách Đình đối triều Nguyễn). Thực
19
tế thì ngay cả những công trình chuyên biệt về giáo dục và khoa cử thì thế mạnh khai thác
vẫn là điển chƣơng, chế độ chứ lĩnh vực văn bài đƣợc đề cập rất hãn hữu.
Một số công trình khác về lịch sử tƣ tƣởng cũng có sử dụng văn bài văn sách Đình
đối làm tƣ liệu nghiên cứu nhƣ cuốn Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các
nhiệm vụ lịch sử (Tập 1 của công trình Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ
XIX đến Cách mạng tháng Tám) của Trần Văn Giàu [36], chuyên đề Tình hình xã hội và
tư tưởng Việt Nam dưới thời Tự Đức của Cao Xuân Huy [51].
Luận văn tốt nghiệp lớp chuyên tu Hán Nôm trên đại học của Phạm Thị Kim tại
Ban Hán Nôm năm 1975 với đề tài Những vấn đề chống ngoại xâm qua văn thi Hội, thi
Đình của một số nhà khoa bảng thời Tự Đức là công trình sử dụng văn bài khoa cử làm tƣ
liệu chuyên biệt, tập trung khai thác một số bài thi Hội khoa Nhâm tuất năm Tự Đức thứ
15 (1862) và thi Đình khoa Nhâm tuất (1862), khoa Mậu thìn (1868), khoa Đinh sửu
(1877) [69].
Nguyễn Thế Anh với bài viết: Khái niệm về lương chính ở Việt Nam vào thế kỷ XIX
qua một bài thi khoa thi Đình năm 1865. Tác giả đã triển khai đề tài nghiên cứu của mình
trên cơ sở nội dung bài văn sách Đình đối của Tam nguyên Trần Bích San [6].
Nói chung, cho dù văn bài thi trong lịch sử khoa cử Việt Nam – tuy đã tán thất
nhiều - nhƣng hiện còn lƣu trữ đƣợc với số lƣợng không nhỏ, là nguồn tƣ liệu khá đặc thù
và giá trị cho nhiều ngành khoa học thì thực tế việc khai thác, sử dụng bộ phận tƣ liệu này
trong nghiên cứu còn rất khiêm tốn.
1.1.6. Những nghiên cứu về văn chương khoa cử Việt Nam của người nước ngoài
Khoa cử Việt Nam nói chung cũng nhƣ văn chƣơng khoa cử Việt Nam nói riêng
cũng đã đƣợc các học giả nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…lƣu tâm
nghiên cứu, dƣới góc độ đối tƣợng nghiên cứu, hoặc sử dụng làm tƣ liệu nghiên cứu cho
các công trình chuyên biệt, hoặc giới thiệu trong tổng thể khoa cử khu vực Đông Á. Số
công trình đề cập trực tiếp đến các thể tài văn chƣơng khoa cử Việt Nam không nhiều, chủ
yếu có tính chất nghiên cứu so sánh sự ảnh hƣởng vào các văn thể khoa cử Việt Nam từ
điển tịch và khoa cử Trung Quốc.
20
Bài viết Việt Nam khoa cử dữ Nho gia điển tịch chi truyền thừa – Dĩ Khoa bảng
tiêu kỳ nhân vật cập sách vấn đề mục đích kiểm thảo越单科舉與儒家典籍之傳承–以科
榜標奇人物及策問題目的檢討của Vƣơng Tam Khánh 王三慶– Đại học quốc lập Thành
Công (Đài Loan) tham dự hội thảo Nho học Việt Nam từ hƣớng tiếp cận liên ngành năm
2007 đã khảo sát các đề thi Hội, thi Đình ngự chế của vua Tự Đức trong Thánh chế văn
tam tập 聖製文三集để làm rõ mối quan hệ giữa các đề bài khoa cử Việt Nam với thƣ tịch
Nho gia [176]. Bài viết Trung Quốc khoa cử chế độ đích nam truyền dữ Việt Nam từ phú
sáng tác luận中国科举制度的单传与越单辞赋创作论của Tôn Phúc Hiên孙福轩 đăng
trên Triết Giang đại học học báo浙江大学学报 (Nhân văn xã hội khoa học bản tháng 12
năm 2010) đã từ trên phƣơng diện nội dung thi phú trong khoa cử Trung Quốc tìm hiểu,
đánh giá sự tiếp nhận và những đặc điểm của nội dung thi phú trong khoa cử Việt Nam.
Tác giả đã nêu đặc điểm của phú trong khoa cử Việt Nam là tính đa dạng về mặt thể loại
(phú Hán, phú luật Đƣờng, phú thể Lý Bạch…) và đề tài (vịnh sử, cảnh vật, nghĩ cổ, ký
sự…). Trong bài viết của mình, tác giả đã khảo sát kỹ đề mục phú trong khoa cử triều
Nguyễn thông qua bộ sách Hoàng Việt lịch khoa thi phú 皇越歷科詩賦[342]. Trong công
trình Trung Việt văn hóa giao lưu sử luận中越文化交流史论 của tác giả Lƣu Chí Cƣờng
刘志強 có bài viết Việt Nam Nguyễn triều khoa cử chế độ cập kỳ đặc sắc văn hóa越单阮
朝科举制度及其特色文化. Trong bài viết này, tác giả phân tích đặc điểm nội dung thi
của khoa cử triều Nguyễn là phần nhiều phỏng theo chế độ Minh, Thanh, văn thể và văn
thức lấy Trung Quốc làm tiêu chuẩn, điểm đặc sắc là sử dụng văn thể tứ trƣờng và coi
trọng thơ phú trong khoa cử [315]. Luận án Tiến sĩ với đề tài Khoa cử tại Việt Nam đích
di thực dữ bản thổ hóa – Việt Nam Hậu Lê triều khoa cử chế độ nghiên cứu科举在越单的
移植与本土化–越单后黎朝科举制度研究của Trần Văn陈文 tại Kỳ Nam đại học, bảo
vệ thành công vào tháng 6 năm 2006. Chƣơng 2 của luận án đã dành một phần nghiên cứu
về nội dung thi Hƣơng, thi Hội, thi Đình trong khoa cử Việt Nam từ Trần đến Lê đặt trong
so sánh với nội dung thi trong khoa cử Trung Quốc từ Đƣờng đến Minh [347]. Năm
2015, tác giả Trần Văn陈文lại xuất bản chuyên luận Việt Nam khoa cử chế độ nghiên cứu
越单科举制度研究, nghiên cứu tổng thể về chế độ khoa cử Việt Nam. Chƣơng 7 và
chƣơng 8 sách này dành riêng nghiên cứu về chế độ giáo dục và khoa cử triều Nguyễn,
trong đó có nội dung thi [348].
1.1.7. Đánh giá tổng quan
21