Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp. Nghiên cứu trường hợp bốn chùa: Dâu, Đậu, Tướng, Dàn : Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN MẠNH HÙNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN – HƢỚNG DẪN
KHÁCH DU LỊCH TẠI CÁC CHÙA THỜ TỨ PHÁP.
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP BỐN CHÙA:
DÂU, ĐẬU, TƢỚNG, DÀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN MẠNH HÙNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN – HƢỚNG DẪN
KHÁCH DU LỊCH TẠI CÁC CHÙA THỜ TỨ PHÁP.
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP BỐN CHÙA:
DÂU, ĐẬU, TƢỚNG, DÀN
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRIỆU THẾ VIỆT


Hà Nội, 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài....................................................................................... 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 12
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................................. 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................ 13
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................... 15
7. Bố cục luận văn .......................................................................................................... 15
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 17
1.1. Lý luận về tổ chức ................................................................................................... 17
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................. 17
1.1.2. Nguyên tắc của vấn đề tổ chức ............................................................................ 18
1.1.3. Những yếu tố tác động đến vấn đề tổ chức .......................................................... 19
1.1.4. Nội dung của công tác tổ chức ............................................................................. 20
1.2. Quan niệm về khách du lịch .................................................................................... 21
1.3. Tổ chức hoạt động tham quan du lịch ..................................................................... 22
1.3.1. Khái niệm ............................................................................................................. 22
1.3.2. Những yếu tố tác động đến tổ chức hoạt động tham quan du lịch ....................... 24
1.4. Tổ chức hoạt động hƣớng dẫn du lịch..................................................................... 27
1.4.1. Khái niệm ............................................................................................................. 27
1.4.2. Hƣớng dẫn viên du lịch ....................................................................................... 28
1.4.3. Những hoạt động trong công tác tổ chức hƣớng dẫn du lịch .............................. 30
1.4.4. Vị trí và ý nghĩa của vấn đề tổ chức hoạt động hƣớng dẫn du lịch ..................... 32
1.4.5. Một số yếu tố khách quan tác động đến vấn đề tổ chức hoạt động hƣớng dẫn du
lịch .................................................................................................................................. 33
1.5. Một số vấn đề về tín ngƣỡng Tứ Pháp .................................................................... 36

1


1.5.1. Lịch sử hình thành và bản chất tín ngƣỡng Tứ Pháp ........................................... 36
1.5.2. Sự phân bố không gian tín ngƣỡng Tứ Pháp ....................................................... 40
1.5.3. Cơ sở hình thành và tồn tại tín ngƣỡng Tứ Pháp ................................................. 41
1.5.4. Một số đặc thù của tín ngƣỡng Tứ Pháp .............................................................. 45
Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................................... 48
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN - HƢỚNG DẪN
KHÁCH DU LỊCH TẠI BỐN CHÙA: DÂU, ĐẬU, TƢỚNG, DÀN .......................... 49
2.1. Những điều kiện phục vụ cho công tác tổ chức hoạt động tham quan – hƣớng dẫn
khách du lịch .................................................................................................................. 49
2.1.1. Một số yếu tố hấp dẫn đóng vai trò là tài nguyên du lịch của các di tích ............ 49
2.1.2. Cơ sở vật chất ....................................................................................................... 66
2.1.3. Nguồn nhân lực .................................................................................................... 68
2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động tham quan................................................................ 71
2.2.1. Các chùa Tứ Pháp với tƣ cách là điểm, tuyến du lịch .......................................... 71
2.2.2. Hoạt động tham quan du lịch ............................................................................... 72
2.3. Thực trạng tổ chức hƣớng dẫn khách du lịch.......................................................... 75
2.3.1. HDV các tổ chức, công ty du lịch ........................................................................ 75
2.3.2. HDV, ngƣời trợ giúp khách du lịch tại điểm tham quan...................................... 76
2.4. Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động tham quan - hƣớng dẫn khách du lịch ...... 77
2.4.1. Ƣu điểm ................................................................................................................ 77
2.4.2. Những hạn chế ..................................................................................................... 77
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................................... 79
Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM
QUAN - HƢỚNG DẪN KHÁCH DU LỊCH TẠI BỐN CHÙA: DÂU, ĐẬU, TƢỚNG,
DÀN ............................................................................................................................... 80
3.1. Những căn cứ cho việc đề xuất ............................................................................... 80
3.1.1. Về mặt khoa học, pháp lý ..................................................................................... 80

2


3.1.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................................... 81
3.2. Những đề xuất nhằm nâng cao tổ chức hoạt động tham quan – hƣớng dẫn tại các
chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn ......................................................................................... 84
3.2.1. Ứng xử văn hóa tại di tích .................................................................................... 84
3.2.2. Một số nội dung tham quan, hƣớng dẫn .............................................................. 89
3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch ......................................................................... 102
3.2.4.Tuyên truyền, quảng bá thông tin về tín ngƣỡng Tứ Pháp ................................. 102
3.3. Một số đề xuất giải pháp khác............................................................................... 104
3.3.1. Đối với công tác quản lý văn hóa và di sản, di tích lịch sử ............................... 104
3.3.2. Công tác bảo tồn và tổ chức hoạt động ở địa phƣơng........................................ 105
3.3.3. Đối với chính quyền cơ sở ................................................................................. 106
3.3.4. Đối với các tổ chức, công ty lữ hành ................................................................. 108
3.3.5. Công tác giáo dục cộng đồng ............................................................................. 108
Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................................... 110
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 113
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 117

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT


NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1

HDV

Hƣớng dẫn viên

2

PGS

Phó giáo sƣ

3

Skrt

Sanskrit

4

TS

Tiến sĩ

5

UBND


Ủy ban nhân dân

6

VHTT&DL

Văn hóa thể thao và du lịch

4


DANH MỤC BẢNG
STT

BẢNG SỐ

TÊN BẢNG

TRANG

1

Bảng 2.1

Tổ chức ban quản lý di tích các chùa: Dâu, Tƣớng, Dàn

69

2


Bảng 2.2

Số lƣợng khách quốc tế tới chùa Dâu qua các năm

72

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một nƣớc có nền văn hóa đa dạng và phong phú có nhiều dân tộc,
tín ngƣỡng, tôn giáo, vừa có sự giao thoa vừa có tính bản địa sâu sắc. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, theo nhƣ Thomas L. Friedman thì: “Thế giới là phẳng”, thế
giới đã bƣớc sang kỉ nguyên của thời đại “toàn cầu hóa 3.0” [50, tr 10] mọi vấn đề từ
kinh tế, chính trị, văn hóa, lối sống…đều có sự giao lƣu, ảnh hƣởng, tác động qua lại
giữa hầu hết các dân tộc, đất nƣớc khác nhau trên toàn thế giới. Sinh hoạt tín ngƣỡng,
tôn giáo ngày nay không chỉ bó hẹp ở một thực thể cộng đồng nhất định mà nó diễn ra
với sự giao lƣu ngày càng mạnh mẽ. Một nền văn hóa vừa giữ đƣợc nét đậm đà bản sắc
dân tộc, vừa phát huy đƣợc những giá trị cốt lõi trong quá trình phát triển đất nƣớc, hội
nhập toàn cầu hóa, đó chính là một nhiệm vụ và là mục tiêu mà Đảng ta qua nhiều văn
kiện Đại hội Đảng đã khẳng định.
Hoạt động du lịch của nƣớc ta dựa trên một phần là những giá trị tài nguyên vật
thể và phi vật thể do ông cha gìn giữ để lại đã dần khẳng định là một ngành kinh tế mũi
nhọn và trở thành trọng điểm trong thời gian tới. Tổng lƣợng khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam năm 2012 ƣớc đạt 6.847.678 lƣợt, tăng 13,86% so với cùng kỳ năm 2011
[40, tr. 1], tiếp tục thể hiện đà tăng trƣởng của ngành du lịch nƣớc ta trong bối cảnh nền
kinh tế trong nƣớc và thế giới có nhiều khó khăn, biến động. Việt Nam với thế mạnh về
tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn (tài nguyên du lịch văn hóa) đã hình thành và
phát triển nhiều loại hình du lịch: du lịch biển, du lịch tham quan nghỉ dƣỡng, du lịch

mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa…Trong thời gian tới ở nƣớc ta cùng với
loại hình du lịch biển thì du lịch văn hóa, du lịch tâm linh sẽ là những loại hình du lịch
phổ biến đối với du khách quốc tế và nội địa. Theo PGS. TS Nguyễn Phạm Hùng: (hầu
hết những điểm tham quan, tour du lịch trên nƣớc ta đều có liên quan đến nguồn tài
nguyên du lịch văn hóa). Chính vì vậy xây dựng những tuyến, tour du lịch văn hóa, tâm
linh; hoàn chỉnh những nguồn tài liệu về các điểm du lịch văn hóa, tâm linh, đặc biệt là
6


đối với những điểm tham quan du lịch mang tính đặc thù, là một việc làm cần kíp. Để
từ đó tạo nên cơ sở đầy đủ về nguồn thông tin góp phần phát triển du lịch nƣớc nhà.
Hoạt động tham quan hƣớng dẫn du lịch tại các ngôi chùa, đình, đền…đặc biệt
là các chùa thờ Tứ Pháp đối với ngƣời làm du lịch và với du khách cho đến nay vẫn
trong tình trạng chƣa hiểu rõ hoặc có biết nhƣng chƣa tƣờng tận và sâu sắc về những
nội dung, các khía cạnh truyền tải… Với đối tƣợng mang tính đặc thù nhƣ tín ngƣỡng
Tứ Pháp trong hệ thống các chƣơng trình du lịch, khung tổ chức tham quan, hƣớng dẫn
chƣa đƣợc xem xét, hoặc chƣa đƣợc xây dựng một cách có hệ thống.
Tín ngƣỡng Tứ Pháp là nét văn hóa đặc sắc tồn tại khá phổ biến ở vùng đồng
bằng châu thổ Sông Hồng nƣớc ta. Đó là một hình thái tín ngƣỡng mang nét văn hóa
trong tín ngƣỡng thờ thần nông nghiệp, tín ngƣỡng cầu mƣa, tín ngƣỡng thờ Mẫu của
cƣ dân nông nghiệp từ cổ xƣa có sự kết hợp với Phật giáo - tôn giáo du nhập từ Ấn Độ.
Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, và Pháp Điện tƣợng trƣng cho những
thế lực thiên nhiên: mây, mƣa, sấm, chớp. Qua hình thái tín ngƣỡng này ngƣời nông
dân thể hiện ƣớc muốn cầu cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt, con ngƣời có
cuộc sống sung túc, xã hội phồn thịnh. Nghiên cứu tìm hiểu về tín ngƣỡng Tứ Pháp ở
vùng châu thổ Sông Hồng góp phần làm sáng tỏ hơn về vùng đất, con ngƣời nơi đây
nhằm phục vụ phát triển du lịch cũng là một vấn đề vô cùng có ý nghĩa đối với ngƣời
làm du lịch và du khách. Đối với khía cạnh cung du lịch mà trực tiếp là các nhà tổ
chức, HDV… góp phần hoàn chỉnh công tác tổ chức cho hoạt động du lịch mà đặc biệt
là hoạt động tham quan - hƣớng dẫn tại các ngôi chùa thờ Tứ Pháp – các điểm tham

quan có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo.
Đƣa những giá trị văn hóa đặc sắc trong hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo nói
chung, tín ngƣỡng Tứ Pháp nói riêng vào phục vụ phát triển du lịch. Đây chính là một
phƣơng cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa vô giá của cha ông ta một cách
hữu hiệu. Nâng cao hoạt động tham quan – hƣớng dẫn trong các chƣơng trình du lịch
tại các điểm di tích chùa thờ Tứ Pháp, cung cấp cho ngƣời làm du lịch là: các nhà tổ
7


chức kinh doanh du lịch, các hƣớng dẫn viên và những ngƣời có liên quan trên phƣơng
diện nhà cung ứng; đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết của ngƣời dân, của khách
du lịch khi đến các di tích này thì việc có một nghiên cứu làm tài liệu tham khảo là
điều rất cần thiết. Vì những lí do đó tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Tổ chức hoạt động
tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp. Nghiên cứu
trường hợp bốn chùa: Dâu, Đậu, Tướng, Dàn.” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu về tín ngƣỡng văn hóa, lịch
sử của các di tích nhƣ chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tƣớng, chùa Dàn, chùa Tổ, hệ thống
chùa có sự giao thoa văn hóa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian cổ xƣa tại khu vực vùng
Dâu… Đây là những đề tài có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà nghiên cứu. Từ các góc
độ khác nhau bằng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu các nhà khoa học, nhà nghiên cứu
đã dần đƣa ra những bằng chứng lịch sử thuyết phục, và họa lại bức tranh về văn hóa,
tôn giáo, tín ngƣỡng cũng nhƣ sự phong phú trong cuộc sống văn hóa tâm linh của
ngƣời dân vùng Dâu – Luy Lâu trong dòng chảy văn hóa Việt Nam.
Trong tác phẩm Lịch sử Phật giáo Việt Nam (2006) của tác giả Lê Mạnh Thát
đã khắc họa toàn bộ tiến trình về lịch sử Phật giáo từ khi du nhập đến khi phát triển và
đến những năm trong thời gian gần đây. Đặc biệt tác phẩm cũng đề cập những nội
dung về sự giao thoa văn hóa, dung hòa giữa Phật giáo và tín ngƣỡng cổ xƣa của ngƣời
Việt Bắc Bộ có liên quan đến hệ tín ngƣỡng Tứ Pháp mà điển hình là tại địa phận tỉnh

Bắc Ninh ngày nay, sau này có sự lan tỏa ra một số tỉnh thành khác trong nội vùng
châu thổ Sông Hồng. Tuy nhiên trong tác phẩm này tác giả cũng chỉ trình bày nội dung
trên nhƣ một sự bổ trợ cho nội dung chính là tìm hiểu Lịch sử Phật giáo Việt Nam
trong tiến trình lịch sử dân tộc. Chính vì vậy những yếu tố về tín ngƣỡng Tứ Pháp đƣợc
nhìn nhận trên góc độ nhà nghiên cứu lịch sử.

8


Tác phẩm Chùa Dâu và nghệ thuật Tứ Pháp của tác giả Phan Cẩm Thƣợng
(2002), đã đề cập rất cụ thể và chi tiết về lịch sử chùa Dâu, nghệ thuật điêu khắc, phản
ánh tín ngƣỡng Tứ Pháp trong từng chi tiết nghệ thuật đƣợc bài trí trong chùa, đình có
liên quan đến tín ngƣỡng Tứ Pháp tại vùng Dâu cũng nhƣ tại một số nơi khác. Tác giả
tiếp cận Tứ Pháp trên phƣơng diện là sự phản ánh, sự soi chiếu niềm tin tín ngƣỡng của
ngƣời dân vùng châu thổ Sông Hồng, đánh giá nghệ thuật của di sản vật thể: tƣợng các
Phật Bà, các bức hoành phi, ngọn tháp Hòa Phong, lễ hội... Với những nét độc đáo về
nội dung, tác giả Phan Cẩm Thƣợng đã đem lại một góc nhìn mới về văn hóa, tín
ngƣỡng Tứ Pháp đối với những ngƣời làm văn hóa. Và đặc biệt với những ngƣời làm
du lịch dựa trên cơ sở những nội dung đó mà hiểu hơn đƣợc về tín ngƣỡng này.
Chùa Dâu – cổ châu, pháp vân, diên ứng tự (2011) của tác giả Nguyễn
Quang Khải và Chùa Dâu lịch sử và truyền thuyết (2011) do tác giả Nguyễn Hữu
biên soạn, Nguyễn Duy Hợp hiệu đính. Hai tác phẩm này với độ dài trên dƣới
100 trang, sách đã đƣa ra những thông tin về lịch sử của ngôi chùa Dâu là ngôi
chùa đƣợc coi là chùa chính trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp tại khu vực tỉnh
Bắc Ninh. Đồng thời cũng đƣa ra những thông tin trong việc tổng hợp những
thần tích, truyền thuyết về những nhân vật có liên quan đến ngôi chùa này và tín
ngƣỡng Tứ Pháp. Hai tác phẩm này cũng chỉ mang tới cho ngƣời đọc một sự trải
nghiệm về một địa danh, một vùng đất mang đậm tính truyền thống tro ng chính
sử cũng nhƣ trong tâm thức dân gian của cƣ dân nơi đây. Với khía cạnh nhìn
nhận từ những câu chuyện nhỏ để phản ánh những thực tế đã diễn ra trong chính

sử đƣợc ghi chép lại cũng là một cách tiếp cận hay khi nghiên cứu về lịch sử tôn
giáo, tín ngƣỡng vùng Dâu.
Một tác phẩm nghiên cứu về mỹ thuật Phật giáo và tín ngƣỡng Tứ Pháp
cung cấp khá nhiều thông tin : Sáng giá chùa xưa mỹ thuật Phật giáo đƣợc xuất
bản năm 2001 của tác giả Chu Quang Trứ. Cuốn sách nghiên cứu này đã đi sâu
9


vào phản ánh những giá trị kiến trúc, điêu khắc và nhiều giá trị khác của ngôi
chùa. Đặc biệt trong tác phẩm này tác giả Chu Quang Trứ đã đề cập đến những
nghiên cứu về tín ngƣỡng Tứ Pháp tại khu vực vùng Dâu – Luy Lâu xƣa, đồng
thời cũng có những khảo cứu về sự lan tỏa của tín ngƣỡng Tứ Pháp tới các vùng
khác nhƣ Hƣng Yên, Hà Tây cũ, Hà Nội…Những thông tin về tín ngƣỡng Tứ
Pháp đƣợc truyền tải từ sự soi chiếu trong đời sống tâm linh của ngƣời dân bản
địa và thể hiện ra trong kiến trúc, điêu khắc, bài trí tƣợng trong các ngôi chùa
thờ Tứ Pháp. Cũng nhƣ nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thƣợng trong tác phẩm Chùa
Dâu và nghệ thuật Tứ Pháp, tác giả Chu Quang Trứ đi sâu về lịch sử, văn hóa
dân gian, mỹ thuật. Tác phẩm là tài liệu đáng tin cậy cho luận văn.
Tác giả Nguyễn Minh San trong tác phẩm Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt
Nam (1998) cũng là một nghiên cứu sâu về vấn đề hình thành và các hình thức
tồn tại của tín ngƣỡng ở nƣớc ta hiện nay. Bên cạnh việc đƣa đến cho ngƣời đọc
những nội dung về các hệ tín ngƣỡng trong văn hóa dân tộc, ngh iên cứu cũng đã
mô tả lại một cách chi tiết về những hoạt động, lối ứng xử dân gian trong từng
tín ngƣỡng, trong đó có tín ngƣỡng Tứ Pháp. Tín ngƣỡng Tứ Pháp đƣợc tác giả
coi là một nét văn hóa độc đáo của ngƣời Việt vùng châu thổ sông Hồng.
Luận án Nghệ thuật tạo hình tượng nhân dạng thế kỉ XVII trong chùa Việt
ở châu thổ bắc bộ (2011) của tác giả Triệu Thế Việt đã có đề cập đến những hình
thái của tín ngƣỡng cầu mƣa, Tứ Pháp thông qua các hình thái tƣợng nhân dạng
trong một số di tích. Mặc dù là một nghiên cứu thuộc mã ngành nghệ thuật,
nhƣng những nội dung của luận án đã cung cấp cho tác giả luận văn thông tin

khá phong phú về hệ thống tƣợng trong di tích chùa Việt ở châu thổ Bắc bộ nói
chung, tại các chùa thờ Tứ Pháp nói riêng. Luận án là tài liệu tham khảo đắc lực
cho luận văn.

10


Cuốn sách Tổ chức sự kiện của tác giả Lƣu Văn Nghiêm đã đề cập tới những
vấn đề về lý luận, nội dung, những yếu tố tác động tới công tác tổ chức sự kiện. Tổng
hợp lại vấn đề đƣa ra khung tham chiếu cho công tác tổ chức sự kiện. Đề cập đến hoạt
động tổ chức trong ngành dịch vụ là các sự kiện nói chung. Đây là một tài liệu cung
cấp những nội dung khá mật thiết với nghiên cứu luận văn của tác giả.
Tác phẩm Ứng xử văn hóa trong du lịch do tác giả Trần Thúy Anh – chủ biên
(2010) đã tiếp cận đến vấn đề cụ thể trong hoạt động du lịch, đặc biệt là các hoạt động
du lịch văn hóa, đó là lối ứng xử văn hóa của nhà tổ chức du lịch trên phƣơng diện phía
cung du lịch, HDV - ngƣời trực tiếp hỗ trợ và phục vụ đoàn khách, du khách - những
ngƣời trực tiếp tham gia các hoạt động trong một tour du lịch, chƣơng trình tham
quan...Cuốn sách mang tính định hƣớng theo những quy chuẩn về lối ứng xử văn hóa
trong công tác nghiệp vụ của ngƣời làm du lịch mà ở đây đi sâu vào đội ngũ HDV du
lịch. Đề tài luận văn đƣa ra những nội dung nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại
trong hoạt động tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch. Chính vì vậy đây là một tài liệu
hỗ trợ mang tính định hƣớng cho nhiều nội dung của nghiên cứu.
Tác phẩm Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch của tác giả Đinh Trung Kiên đã cung
cấp những nội dung về vấn đề nghiệp vụ cho đề tài. Trong tác phẩm này tác giả đã đƣa
ra những khái niệm cơ bản, những hoạt động của HDV có liên quan mật thiết đến nội
hàm của luận văn là hoạt động tổ chức tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch.
Nghiên cứu về hệ thống tín ngƣỡng dân gian, tín ngƣỡng Tứ Pháp các tác
giả đã đƣa ra những nhận định từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Có những
nghiên cứu đi sâu về nghệ thuật, một số nghiên cứu lại đi sâu vào khía cạnh văn
hóa tâm linh… Tác giả luận văn tiếp thu, kế thừa và coi đây là những tài liệu

tham khảo quý báu trong quá trình nghiên cứu đề tài. Nhìn chung những nghiên
cứu đƣợc tác giả tìm hiểu trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này thấy rằng
chƣa có nhiều nghiên cứu nhìn nhận dƣới góc độ vận dụng những giá trị trong tín
ngƣỡng Tứ Pháp vào phục vụ du lịch, hay những hoạt động du lịch nói chung đã
11


và đang diễn ra nhƣ thế nào tại những vùng, điểm di tích có tồn tại tín ngƣỡng
Tứ Pháp. Nghiên cứu của tác giả trong luận văn với mong muốn tiếp tục bổ sung
một góc nhìn mới dƣới nhãn quan của một ngƣời làm du lịch. Để từ đó có thể
phát huy đƣợc những giá trị độc đáo trong tín ngƣỡng Tứ Pháp và những di tích
thờ Tứ Pháp tại nƣớc ta, mà đặc biệt là khu vực phát sinh tín ngƣỡng này – vùng
Dâu (Bắc Ninh).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Vấn đề tổ chức, hoạt động tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch tại các ngôi chùa
thờ Tứ Pháp, mà điển hình trong luận văn là tại bốn chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn.
+ Những giá trị trong tín ngƣỡng Tứ Pháp, các chùa thờ Tứ Pháp của ngƣời Việt: nội
dung, kiến trúc nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng….phục vụ cho hoạt động tham quan –
hƣớng dẫn du lịch.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Hoạt động tham quan, hƣớng dẫn dựa trên những giá trị văn
hóa: nghệ thuật, tâm linh, lễ hội… trong tín ngƣỡng Tứ Pháp tại các chùa thờ Tứ Pháp.
+ Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trƣờng hợp tại bốn chùa:
Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn cùng hệ thống các di tích tín ngƣỡng Tứ Pháp thuộc tỉnh Bắc
Ninh.
+ Phạm vi về thời gian: Những số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập từ
nhiều nguồn thông tin khác nhau từ những thời gian trƣớc tới năm 2013. Luận văn
đƣợc thực hiện trong thời gian từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục đích:
+ Thông qua việc phản ánh những thực tế về công tác tổ chức và việc thực hiện hoạt
động hƣớng dẫn, tham quan tại các điểm di tích, những nội dung trong nghiên cứu luận

12


văn nhằm phục vụ cho việc truyền tải thông tin, giá trị của tín ngƣỡng Tứ Pháp, các di
tích thờ Tứ Pháp đến với du khách một cách tốt hơn.
+ Đƣa ra đƣợc những nội dung trong công tác tổ chức hoạt động tham quan – hƣớng
dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp một cách khoa học và đầy đủ hơn.
- Nhiệm vụ:
+ Trình bày một cách có hệ thống cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về tổ chức hoạt động
tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp.
+ Đề xuất một số nội dung trong công tác tổ chức tham quan – hƣớng dẫn khách du
lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp công cụ
+ Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu: Đối với phƣơng pháp này, trong quá trình
thực hiện, ngƣời nghiên cứu đã có xác định trƣớc về mặt nội dung, cũng nhƣ khía cạnh
khái quát của toàn bộ vấn đề đƣợc đƣa ra trong công trình nghiên cứu. Từ những vấn
đề đã đƣợc khu biệt lại, giúp cho tác giả thực hiện đúng hƣớng trong quá trình thu thập
và xử lí các loại tài liệu khác nhau.
+ Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu: Đây là phƣơng pháp mang
tính công cụ trong nhiều nghiên cứu khoa học. Đối với bất kì một công trình nghiên
cứu nào, và trong luận văn này của tác giả việc sử dụng, trích dẫn…các quan điểm, nội
dung phản ánh, thông tin chính là sự kế thừa có tính chọn lọc của các công trình
nghiên cứu của nhiều tác giả.
+ Phương pháp điền dã: Bên cạnh sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu mang tính
lí luận, thì một nghiên cứu khoa học không thể không thực hiện công tác nắm bắt trực

tiếp đối tƣợng. Để có thể thực hiện nhiệm vụ này, phƣơng pháp điền dã phát huy đƣợc
những ƣu điểm của mình. Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu
trong nội dung phần chƣơng 2 và chƣơng 3.

13


+ Phương pháp điều tra xã hội học: Phƣơng pháp Phƣơng pháp điều tra xã hội học là
một trong nhiều phƣơng pháp có thể giải quyết một phần vấn đề này trong nghiên cứu.
Với những định lƣợng đƣợc đƣa ra trên cơ sở tổng hợp những thông tin, ý kiến về
những nội dung mang tính định tính, thì việc có thể đƣa ra những con số (định lƣợng
hóa) nhƣ vậy cũng phần nào tạo đƣợc tính hình, tính số cho những nhận định không thể
định lƣợng đƣợc. Đồng thời tùy vào nội dung của câu hỏi điều tra mà ngƣời nghiên cứu
có đƣợc những thông tin quý giá phản ánh tính khách quan những thực tế cần minh
chứng, làm rõ trong những vấn đề đƣợc đƣa ra bàn luận về đối tƣợng.
- Nhóm phương pháp tiếp cận
+ Phương pháp khảo tả: Là phƣơng pháp khảo sát và mô tả lại những đối tƣợng trong
quá trình nghiên cứu. Những đối tƣợng nghiên cứu ở trạng thái có thể là tĩnh hoặc
động, có thể đo, đếm, hoặc có thể định lƣợng đƣợc bằng nhiều cách thức khác nhau. Từ
việc khảo sát toàn bộ hoặc một phần đối tƣợng tùy theo mục đích mà ngƣời nghiên cứu
lƣu lại thông tin và mô tả lại bằng nhiều cách thức khác nhau. Mục đích của phƣơng
pháp này là phản ánh một cách đầy đủ nhất về đối tƣợng và những mối liên hệ của
chúng trong phạm vi nghiên cứu đã đƣợc định vị.
+ Phương pháp miêu thuật: Phƣơng pháp miêu thuật đáp ứng đƣợc trong việc phản
ánh lại một cách chân thực nhất đối tƣợng là những sự việc, hiện tƣợng đã đƣợc ngƣời
nghiên cứu hƣớng tới. Phƣơng pháp miêu thuật chính là sự miêu tả lại đối tƣợng, thuật
lại những nội dung hay nói cách khác là sự tái hiện lại những sự vật, hiện tƣợng, trạng
thái của hoạt động…một cách chi tiết trong đó thể hiện đƣợc sự trải nghiệm, nhập thế
của tác giả trong quá trình nghiên cứu.
+ Phương pháp giải mã: Trong quá trình nghiên cứu khoa học, có những vấn đề, sự

vật, hiện tƣợng đƣợc ngƣời nghiên cứu phát hiện, ghi chép lại…sự xuất hiện của nó có
ý nghĩa nhất định. Điều này có thể thấy rất rõ trong các công trình nghiên cứu khảo cổ
học, nhân chủng học, hoặc những nghiên cứu có liên quan đến văn hóa, tâm linh…Vì
vậy phƣơng pháp giải mã là chìa khóa mở ra những lớp cửa, lớp ý nghĩa đƣợc ẩn đi, và
14


đƣa đến cho ngƣời nghiên cứu khả năng xác định đƣợc đúng thông điệp mà đối tƣợng
đã và đang phản ánh.
+ Sử dụng kiến thức liên ngành: Những nội dung phản ánh của đối tƣợng nghiên cứu
đƣợc làm rõ không chỉ dựa vào phƣơng pháp của một ngành khoa học nhất định, mà
cần phải có sự kết hợp của các phƣơng pháp có tính đặc thù của nhiều ngành khoa học
khác nhau. Sử dụng đồng thời nhiều kiến thức chuyên ngành để có đƣợc những góc độ
nhìn nhận khác nhau, những kiến giải về đối tƣợng nghiên cứu. Từ những khía cạnh
khác nhau đó tạo nên một hệ thống thông tin phản ánh tổng thể và đầy đủ về đối tƣợng.
+ Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Mỗi một đề tài nghiên cứu khoa học với
những đặc thù mã ngành khoa học khác nhau lại có những phƣơng pháp chuyên ngành
riêng. Phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành đƣợc sử dụng có tính xuyên suốt toàn bộ
nội dung của nghiên cứu. Nó thể hiện rõ quan điểm, góc độ và khía cạnh nhìn nhận của
tác giả về đối tƣợng đƣợc đƣa ra.
6. Đóng góp của đề tài
- Luận văn đóng góp một phần cho việc nghiên cứu những giá trị văn hoá truyền thống
Việt Nam.
- Luận văn có thể dùng làm tƣ liệu, tài liệu tham khảo trong nghiên cứu những môn
học có liên quan đến văn hoá truyền thống, tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức kinh doanh du lịch, HDV,
khách du lịch.
- Góp phần nâng cao chất lƣợng các tour du lịch có điểm tham quan liên quan tới các
chùa thờ Tứ Pháp. Từ đó hoàn thiện công tác tổ chức các tour du lịch tới điểm tham
quan có tính đặc thù này.

7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
phần nội dung của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
15


Chương 2. Thực trạng tổ chức hoạt động tham quan hƣớng dẫn tại các chùa: Dâu, Đậu,
Tƣớng, Dàn
Chương 3. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức tham quan – hƣớng
dẫn khách du lịch tại các chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn

16


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý luận về tổ chức
1.1.1. Khái niệm
Về khái niệm “tổ chức”, đây không phải là một khái niệm mới trong nghiên cứu
khoa học. Song đối với khoa học du lịch và với vấn đề mà luận văn tập trung nghiên
cứu thì cần phải có cách nhìn nhận đúng hƣớng trong nội hàm của khái niệm này. Tác
giả đã thu thập, nghiên cứu các quan niệm có nghĩa khá gần trong khoa học du lịch.
Bên cạnh đó tác giả cũng có sự tiếp cận khái niệm, trên cơ sở dùng phƣơng pháp
nghiên cứu liên ngành, mà ở đây là khoa học quản lý.
Khái niệm “tổ chức” thƣờng đƣợc nhắc tới trong quản lý và là một phần quan
trọng của khoa học quản lý. Với ý nghĩa thông thƣờng “tổ chức” là một khái niệm
dùng để chỉ một đơn vị trong xã hội: hành chính sự nghiệp, đơn vị kinh doanh, cơ
quan, trƣờng học…là những kết cấu phân cấp của xã hội trong đó các thành viên bắt
buộc phải có những hoạt động hợp tác, sự tƣơng tác với nhau.
Trên phƣơng diện quản lý học đi sâu vào phƣơng diện chức năng, thì tổ chức để

chỉ việc nghiên cứu xem làm thế nào để tiến hành phân công, sắp xếp trình tự hợp lý để
đạt đƣợc mục tiêu và mục đích đã đƣợc đề ra trong quá trình thực hiện một công việc
nhất định. Cùng nghĩa này trong trích dẫn của viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý
có đƣa ra một số khái niệm về “tổ chức”: “tổ chức là một kết cấu đƣợc xây dựng theo
mục tiêu chung và tiến hành phân công nhiệm vụ, xác định chức trách, trao đổi thông
tin, kết hợp hỗ trợ làm việc đối với toàn bộ nhân viên trong tổ chức một cách hợp lý
sao cho có thể thu đƣợc hiệu quả cao nhất khi thực hiện mục tiêu…tổ chức là cả một
quá trình hay hoạt động hình thành kết cấu tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu chung một
cách hiệu quả”[41, tr. 43]. Theo những quan điểm này thì vấn đề quá trình sắp xếp và
việc thực hiện những nội dung đã đƣợc đƣa ra theo một trình tự nhằm đạt hiệu quả tối
ƣu trong công việc chính là những yếu tố quan trọng nhất của khái niệm “tổ chức”.

17


Trong hoạt động dịch vụ, du lịch, khái niệm “tổ chức” đƣợc sử dụng phổ biến,
song để khái quát vấn đề này thành những khái niệm tổng quát thì có rất ít tài liệu nhắc
tới. Tác giả Lƣu Văn Nghiêm trong cuốn “tổ chức sự kiện” đã đƣa ra khái niệm tổng
quát: “Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm sự kết hợp các hoạt động lao động với
tƣ liệu lao động cùng với việc sử dụng máy móc thiết bị, công cụ lao động thực hiện
các dịch vụ đảm bảo toàn bộ các công việc chuẩn bị và các hoạt động sự kiện cụ thể
nào đó trong thời gian và không gian cụ thể nhằm chuyển tới đối tƣợng tham dự sự
kiện những thông điệp truyền thông theo yêu cầu của khách hàng mục tiêu” [25, tr. 9].
Qua khái niệm này, tổ chức sự kiện đƣợc coi là một quá trình hoạt động. Quá trình này
có sự xác định về các yếu tố: thời gian, tƣ liệu lao động, các công việc chuẩn bị tới các
hoạt động sự kiện, không gian cụ thể diễn ra các hoạt động. Trong quá trình đó, các
hoạt động đƣợc thực hiện theo một kịch bản, kế hoạch đã đƣợc chuẩn bị trƣớc. Tất cả
các yếu tố nêu trên đều nhằm vào việc truyền tải thông điệp đến đối tƣợng tham dự.
Trong khoa học du lịch khái niệm “tổ chức” cũng đƣợc sử dụng với cả hai nghĩa
đã đƣa ra trên đây. “Tổ chức” chỉ những đơn vị thực hiện các hoạt động có liên quan

tới ngành dịch vụ du lịch. “Tổ chức” với nghĩa thứ hai đƣợc sử dụng nhƣ là một quá
trình sắp xếp và thực hiện các hoạt động nhƣ: ăn, lƣu trú, tham quan, hƣớng dẫn… mà
những vấn đề này là những hợp phần tạo nên hoạt động du lịch nói chung.
Với đề tài luận văn “Tổ chức hoạt động tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch
tại các chùa thờ Tứ Pháp. Nghiên cứu trƣờng hợp bốn chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn”
thì khái niệm về “tổ chức” theo nghĩa thứ hai phản ánh đúng hƣớng và sát với nội hàm
của đề tài.
1.1.2. Nguyên tắc của vấn đề tổ chức
- Nguyên tắc mục tiêu nhất quán
Trong quá trình tổ chức thực hiện một công việc mà mục tiêu đã đƣợc đƣa ra thì
sự phân định và liệt kê toàn bộ công việc cần thiết phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất
quán giữa công việc và mục tiêu. Những công việc đƣợc đƣa ra phải hỗ trợ và nhằm
18


kết quả là việc hoàn thành mục tiêu mà thực hiện. Đối với những phần việc không hoặc
ít liên quan tới mục tiêu cần loại bỏ hoặc giảm thiểu tới mức tối đa.
Trong hoạt động du lịch nói chung và hoạt động tham quan, hƣớng dẫn khách
du lịch nói riêng các tổ chức du lịch, công ty du lịch, khách du lịch và những ngƣời có
liên quan cần phải thực hiện đến mức cao nhất nguyên tắc nhất quán trong mục tiêu đạt
tới, từ đó mới tạo đƣợc sự chuyên nghiệp trong toàn bộ chƣơng trình du lịch.
- Nguyên tắc hiệu quả
Trong quá trình thực hiện bất kì một công việc, nhiệm vụ nào thì vấn đề hiệu
quả sau quá trình làm việc đƣợc đặt lên hàng đầu. Để có thể đạt đƣợc mục tiêu đƣợc
đƣa ra có nhiều cách thực hiện khác nhau, song quá trình thực hiện công việc để đạt
đến mục tiêu đó một cách tối ƣu nhất mới đƣợc coi là hiệu quả. Nguyên tắc hiệu quả
chính là cơ sở cho sự sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
1.1.3. Những yếu tố tác động đến vấn đề tổ chức
- Tính phức tạp của công việc
Đối với những công việc mà để đạt đến mục tiêu cần phải trải qua nhiều công

đoạn, cần nhiều sự phối hợp giữa các bộ phận, nguồn lực. Vấn đề tổ chức, sắp xếp,
phân định các phần việc, các nguồn lực cho từng khâu đƣợc thực hiện cũng phức tạp
hơn rất nhiều. Mỗi một công đoạn, phần việc đƣợc thực hiện theo một trình tự, có thể
là diễn ra độc lập, đồng thời hoặc đan xen với nhau.
- Công việc đòi hỏi phải có kĩ năng cao
Quá trình hoạt động, làm việc có những phần, công việc đòi hỏi ngƣời thực
hiện, gọi chung là nhân lực phải đạt đƣợc một trình độ nhất định mới có thể hoàn thành
tốt, đạt hiệu quả cao khi làm việc. Điều này có thể lấy công việc của một HDV du lịch
làm ví dụ. Để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu vô cùng đa dạng, làm cho khách du lịch
thuộc mọi đối tƣợng khác nhau có thể thỏa mãn đƣợc những nhu cầu chính đáng trong
quá trình thực hiện chuyến du lịch, chuyến tham quan đòi hỏi ngƣời HDV phải là
những ngƣời có kinh nghiệm trong hoạt động hƣớng dẫn, có kĩ năng trong hoạt động
19


giao tiếp, ứng xử… Nhƣ vậy yếu tố đòi hỏi kĩ năng trong công việc khiến công tác tổ
chức cũng phải có sự chuẩn bị, sắp xếp một cách chính xác nguồn lực để thực hiện tốt
phần việc, công việc đƣợc định ra.
- Phương pháp thực hiện công việc
Trong quá trình tổ chức, cách thức và phƣơng pháp thực hiện công việc cũng là
yếu tố quan trọng để đạt đến mục tiêu. Đề ra các nội dung phần việc, thứ tự tiến hành
chỉ là bƣớc đầu của công tác tổ chức. Phần việc tiếp theo mang tính định hƣớng, có
tính xuyên suốt quá trình thực hiện, đến khi kết thúc công việc chính là phƣơng pháp
thực hiện công việc. Đây chính là kim chỉ nam để đạt đƣợc tính hiệu quả trong công
việc.
1.1.4. Nội dung của công tác tổ chức
- Xây dựng và đưa ra một lịch trình thực hiện cụ thể
Tính hiệu quả, sự hoàn thành nhiệm vụ là mục tiêu của một hoạt động, công
việc. Để đạt đƣợc mục tiêu chủ thể thực hiện cần lập nên một lịch trình thực hiện các
hoạt động, nhằm xử lý từng bƣớc những vấn đề gặp phải trên lộ trình tới mục tiêu.

Một lịch trình làm việc phải đƣợc liệt kê cụ thể các vấn đề về: thời gian, địa
điểm, nhân lực thực hiện, cơ sở cho việc thực hiện.... Dựa vào những thông tin đã đƣợc
định hình rõ nhƣ vậy, việc thực hiện các hoạt động sẽ tạo nên tính logic, khoa học.
- Xác định các lưu ý trong quá trình thực hiện
Trong quá trình thực hiện các hoạt động, công việc, vấn đề tổ chức cũng đã
lƣờng trƣớc những yếu tố cần tránh, yếu tố phải thực hiện đúng hƣớng và đầy đủ, hoặc
những yếu tố có thể là tác động ngoại cảnh đến quá trình thực hiện. Xác định, nắm bắt
đƣợc đầy đủ và chi tiết những yếu tố này sẽ tạo cho việc thực hiện đúng hƣớng, không
có nhiều trở ngại.
- Công tác chuẩn bị
Trong công tác tổ chức, sự chuẩn bị về toàn bộ các mặt tác động đến quá trình
diễn ra các hoạt động hƣớng tới mục tiêu đƣợc hoạch định. Thông thƣờng là sự xác
20


định các yếu tố: về nguồn nhân lực - là các chủ thể thực hiện, yếu tố hỗ trợ trong quá
trình thực hiện, thời gian và không gian, đối tƣợng tác động chính trong toàn bộ quá
trình diễn ra nhiệm vụ.
- Xác định nội dung trong quá trình thực hiện
Các yếu tố trên đây chỉ là những phần khung cho quá trình thực hiện một hoạt
động, công việc nhất định. Xác định và đƣa ra đƣợc các nội dung, gọi tên đƣợc các
công việc, phần việc cần phải thực hiện là vấn đề chính của công tác tổ chức. Trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ, dựa vào các nội dung đã đƣợc xác định theo một trình tự
sắp xếp giúp cho chủ thể thực hiện đầy đủ và đúng định hƣớng đạt tới hiệu quả khi kết
thúc công việc.
1.2. Quan niệm về khách du lịch
Tại các điểm tham quan du lịch, đặc biệt là điểm du lịch tâm linh đối tƣợng
khách rất đa dạng. Với những hình thức khác nhau, khách tham quan có thể là đi theo
tour trọn gói, đi theo dạng Open tour, hoặc tự tổ chức đi tham quan, đi thăm thân và kết
hợp tham quan… Đối với đối tƣợng là khách tự do, vãng lai đi tham quan các khu du

lịch tâm linh mục đích chính của họ chủ yếu là để thỏa mãn sự tò mò, khám phá, thỏa
mãn nguyện tâm linh của họ. Vì vậy hoạt động tham quan của đối tƣợng khách này hầu
hết chỉ mang yếu tố ngẫu hứng không theo một lịch trình cụ thể nào khi đến điểm tham
quan. Trong luận văn này nội dung tổ chức hoạt động tham quan – hƣớng dẫn đƣợc đề
cập hƣớng tới đối tƣợng là khách du lịch thực sự. Do đó để có những nội dung phù hợp
với đối tƣợng nghiên cứu, luận văn cũng cần phải định hƣớng rõ về đối tƣợng đến với
điểm du lịch. Để từ đó thống nhất đƣợc các phần nội dung của đề tài.
Nhà xã hội học Cohen lại quan niệm: “Khách du lịch là một ngƣời đi tự nguyện,
mang tính nhất thời, với mong muốn đƣợc giải trí từ những điều mới lạ và thay đổi thu
nhận từ một chuyến đi tƣơng đối xa và không thƣờng xuyên”. [49, tr. 164-183]
Một khái niệm khác về du khách đƣợc đƣa ra bởi National Tourism Resources
Review Commission: “Du khách là ngƣời đi xa ít nhất 50 dặm để kinh doanh, giải trí,
21


lo công việc riêng tƣ hay bất kỳ lí do gì ngoại trừ việc đi lại hàng ngày cho dù có ở lại
đêm hay không” [32, tr. 20].
“Du khách là ngƣời từ nơi khác đến với /kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ
những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình và /vô hình của thiên nhiên và / của cộng
đồng xã hội. Về phƣơng diện kinh tế, du khách là ngƣời sử dụng dịch vụ của các doanh
nghiệp du lịch…”.[32, tr. 20]
Mục 2 điều 4 Luật du lịch 2005: “Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp
đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi
đến”. Cũng theo Luật du lịch điều 34 có đƣa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế và
khách du lịch nội địa: “1. Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch
quốc tế. 2. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 3. Khách du lịch quốc tế là
ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch; công
dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch.” [24,
tr. 2, 15]

Nhƣ vậy đối với khách du lịch thì tiêu chí thẩm nhận những giá trị vô hình, hữu
hình tại điểm tham quan cùng với việc sử dụng dịch vụ tại nơi đó, là những yếu tố quan
trọng nhất. Song cũng cần có những nhận định về đối tƣợng khách du lịch đƣợc đề cập
trong luận văn chính là những ngƣời đến thẩm nhận những giá trị vô hình, hữu hình, sử
dụng dịch vụ tại điểm tham quan, đồng thời trong quá trình tham quan có sự hỗ trợ của
HDV tuyến, HDV tại điểm… những ngƣời có liên quan trong hoạt động hƣớng dẫn
tham quan tại điểm di tích, mà cụ thể trong nghiên cứu này là tại các chùa thờ Tứ Pháp.
1.3. Tổ chức hoạt động tham quan du lịch
1.3.1. Khái niệm
Để có thể đƣa ra khái niệm này trƣớc hết phải làm rõ về hoạt động tham quan du
lịch. Hoạt động tham quan là một trong nhiều hợp phần của hoạt động du lịch. Tùy
thuộc vào mục đích của chuyến đi, cơ cấu đoàn khách, sở thích của du khách…mà có
22


những đối tƣợng tham quan khác nhau. Trong hầu hết các tour du lịch, tham quan du
lịch là nội dung chính của chuyến đi. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm
tham quan du lịch. Dƣới đây là một vài quan điểm.
“Tham quan du lịch là hoạt động của khách du lịch đến những điểm tham quan
đƣợc xác định dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời có nghiệp vụ và trình độ chuyên môn
nhằm tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu nhất định trong chƣơng trình du lịch của mình khi
trực tiếp quan sát đối tƣợng tham quan và nghe thuyết minh” [21, tr. 122].
Theo mục 5 trong điều 4 về giải thích từ ngữ dùng trong Luật du lịch của nƣớc
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 44/2005/QH 11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
có quy định: “Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài
nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thƣởng thức những giá trị của tài nguyên du
lịch”. [24, tr. 2]
Những quan niệm trên đây có thể thấy rằng một chƣơng trình tham quan,
chuyến tham quan du lịch cũng có những căn cứ về mặt thời gian, đó là hoạt động diễn
ra trong một khoảng thời gian nhất định thông thƣờng là trong ngày. Điều này có thể

phân biệt với một tour, hay một chƣơng trình du lịch. Nếu một tour du lịch có thể đƣợc
chia thành: tour du lịch ngắn ngày, tour du lịch dài ngày thì một chuyến tham quan du
lịch là nội hàm, là một phần của tour du lịch. Trong các giai đoạn thực hiện một
chƣơng trình du lịch (giai đoạn 1: thỏa thuận với khách; giai đoạn 2: chuẩn bị thực
hiện; giai đoạn 3: thực hiện chƣơng trình du lịch; giai đoạn 4: những công việc sau kết
thúc chƣơng trình) [46, tr. 28, 29], hoạt động tham quan thuộc giai đoạn 3. Có thể có
nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề phân định giữa một tour du lịch và một chuyến
tham quan du lịch. Trong luận văn này tác giả sử dụng hoạt động tham quan du lịch là
một hình thức hoạt động của du khách đƣợc diễn ra trong thời gian ngắn thông thƣờng
là trong ngày, dƣới sự hỗ trợ của HDV và những ngƣời có liên quan tại điểm tham
quan, giúp du khách thẩm nhận những giá trị, thỏa mãn nhu cầu tại điểm tham quan,
đối tƣợng tham quan.
23


×