Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Lý thuyết mô hình phát triển bản dạng đồng tính của Vivienne Cass và ứng dụng trong nghiên cứu về người đồng tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 13 trang )

LÝ THUYẾT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BẢN DẠNG ĐỐNG TÍNH

CỦA VIVIENNE CASS VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN cứu
VÉ NGƯỜI ĐÓNG TÍNH
Lê Thị Mai Trang'

1. Dần nhập
ở Việt Narrựheo ước tính; số lượng ngiíời đổng tính và song tính trong độ tuổi 15-59
rơi vào khoảng 1,65 triệu người - chiếm 3% tổng dân số cả n ư ớ c(lS E E , 2012). Như vậy,
cứ 100 người thì có 3-5 người là người đổng tính.Vể mặt luật pháp, mặc dù chưa thừa
nhận hôn nhân cùng giới nhưng quan hệ đồng tính ở Việt Nam không bị tội phạm hóa
(U N D P , 2014). Dựa trên các bằng chứng khoa học, đổng tính cũng đả được Hiệp hội
T âm lý học M ỹ loại khỏi danh sách các bệnh rối loạn tâm thần từ năm 1973 (A PA ,
2 0 1 3 ).T u y nhiên, sự kỹ thị với nhóm thiểu số tính dục này vản rất phổ biến trong xã hội
V iệt Nam. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy: 87% khách thể nghiên cứu vẫn hiểu
sai (ít hoặc nhiểu) vể người đổng tính (Nguyễn T h u Nam, 2012) và chỉ có 33.7% người
dần V iệt Nam ủng hộ người đổng tính kết hôn (Đặng Nguyên Anh, 2013). Chính thái
độ tiêu cực này khiến cho cộng đổng người đổng tính gặp rất nhiéu bất lợi trong cuộc
sống, khiến họ trở thành một nhóm yếu thế trong xã hội (Nguyễn Tuấn Anh và Lê T h ị
M ai Trang; 2014).
Chiếm tỷ lệ nhất định trong cấu trúc dân số, nhưng người đồng tính vẫn là nhóm
xã hội ấn chứa nhiếu bí ẩn và chưa nhận được nhiều sự quan tâm của giới học thuật.
Cho đến cuối năm 2009, vẫn còn rất ít các nghiên cứu về người đồng tính ở Việt Nam.
Nhóm thiểu số tính dục này hầu hết chỉ được nhắc đến rải rác trong một số nghiên cứu
* H V C H , K h o a X ã hộ i h ọ c, T rư ờ n g Đ ạ i h ọ c K h o a h ọ c X ã hội và N h â n văn, Đ H Q G H N .


836

Lê Thị Mai Trang


liên quan đến H IV và hành vi tình dục của người đồng tính nam (M S M : men have sex
with m en). Có thể kể đến các nghiên cứu như Tổng quan về nhóm M S M ở Việt Nam
(D onn Colby và Serge Doussantousse, 2004) hay công trình Đ ối mặt với sự thật - Tình
dục đồng giới nam và H IV / A ID S ở Việt N a m (V ũ Ngọc Bảo và Philippe Girault, 2005).

C h ỉ từ sau năm 2009, cùng với sự phát triển của các phong trào đấu tranh vì quyển
của người đổng tính do các tổ chức xã hội dân sự phát động, số lượng các nghiên cứu vể
chủ đề đồng tính có xu hướng gia tăng (Nguyễn Tuấn Anh và Lê T h ị M ai Trang, 2014).
Hàng loạt các nghiên cứu đã được thực hiện như: Thông điệp truyên thông vê' đổng tính
luyến ái trên báo in và báo mạng (IS E E , 2009), Khó khăn và thách thức trong quá trình
khẳng định xu hướng tình dục của đồng tính nữ tại một số tỉnh miên Bắc Việt Nam (Lê

Hồng Giang và cộng sự, 2 0 0 9 ), Sống trong một xã hội dị tính: câu chuyện từ 40 người nữ
yêu nữ (Nguyẽn Quỳnh Trang và cộng sự, 2010), K ỳ thị và phân biệt đối x ử của nhân
viên y tế qua cung cấp ảịch vụ y tế cho nam quan hệ tình dục đống giới (IS E E , 2011),
Nghiên cứu trực tuyến vê'kì thị, phân biệt đối xử và bạo lực vớ: người đổng tính, song tính và
chuyển giới tại trườnghọc (C C IH P , 2012), Khảo sát thăm dòýkỉến của người dân vẽhôn nhân
cùng giới (Đ ặng Nguyên A nh, 2013).

C ác nghiên cứu trên đã phần nào phác họa cuộc sống của người đồng tính ở
V iệ t N am : H ọ là ai? M ối quan hệ của họ với bạn bè, gia đình, đổng nghiệp và cộng
đồng như thế nào? Những khó khănvà trải nghiệm của họ về sự kì thị, phân biệt đối xử?
X ã hội nhìn nhận như thế nào vể người đổng tính? Các nghiên cứu đã khẳng định sự
tổn tại của người đổng tính cũng như muôn vàn khó khăn mà họ gặp phải. T u y nhiên,
số lượng nghiên cứu vẫn còn hạn chế so với các để tài liên quan tới các nhóm yếu thế
khác. Đ iểu này khiến các học giả, nhà nghiên cứu, N C S , học viên cao học, sinh viên và
những người quan tâm gặp nhiểu khó khăn trong quá trình tìm kiếm thông tin, tài liệu
liên quan đến người đổng tính ở Việt Nam. Đặc biệt, rất ít nghiên cứu chú trọng tới việc
ứng dụng các lý thuyết liên quan đến người đồng tính để phân tích đặc điểm tâm lý,
hành vi và nhu cẩu đặc thù của họ. N ói cách khác, mặc dù các lý thuyết và mô hình vể

người đông tính được biết đến và ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu quốc tế; ở
V iệt Nam , các lý thuyết này còn rất xa lạ và ít được biết tới.
Tro n g bối cảnh này, việc hệ thống hóa và giới thiệu các lý thuyết vế người đồng
tính là yêu cầu cấp thiết, nhằm hỗ trợ người làm nghiên cứu xây dựng nến tảng lý luận
khoa học có cơ sở cho các nghiên cứu thuộc mảng để tài đổng tính. Bài viết dưới đầy đi sâu


LÝ THUYẾT MÕ HÌNH PHÁT TRIỂN BẢN DANG ĐỐNG TÍNH CỦA

837

phân tích lý thuyết mô hình phát triển bản dạng đồng tính (Hom osexual Iđentity
M odel) của Vivience Cass - một lý thuyết được đánh giá là tiêu biểu và có tẩm ảnh
hưởng nhất trong hệ thống các lý thuyết về người đổng tính.

2. Lý thuyết mô hình phát triển bản dạng đồng tính
Vivience Cass là nhà tầm lỷ học và tình dục học người ú c . Bà nổi tiếng các nghiên cứu
liên quan đến hành vi tình dục của con người, trong đó, được biết tới nhiều nhất là M ô hình
phát triển bản dạng đổng tính (Homosexual Identity M odel). Thuật ngữ bản dạng đổng tính

được một số nhà nghiên cứu giới thiệu từ đấu những năm 1970 như Bell (1973), Weinberg
(1974), Warren ( 1974) nhưng chỉ đến khi xuất hiện trong M ô hình của Cass ( 1979) thì
thuật ngữ này mới được biết đến rộng rãi. Bản dạng đổng tính là sự tự ý thức của cá nhân về
xu hướng tình dục đổng giới và cách thê’ hiện xu hướng tình dục đó ra bên ngoài. Cho đến
nay, lý thuyết mô hình phát triển bản dạng đồng tính của Vivience Cass vẫn được đánh giá
là lý thuyết có ảnh hưởng và được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu vể người đổng

tính trên toàn thế giới (Brent L. Bilodeau và cộng sự, 2005).
Trong mô hình phát triển bản dạng đồng tính của Cass, bà mô tả đặc điểm tâm lý và
hành vi của người đồng tính từ khi phát hiện xu hướng tình dục của mình cho đến khi công

khai với mọi người. Mô hình này được áp dụng cho cả người đồng tính nam và đổng tính
nữ. Theo Cass, mỗi người đổng tính thường phải trải qua 6 giai đoạn đặc thù đê’ có thề phát
triển bản dạng đổng tính một cách đầy đủ và toàn diện nhất (Vivience Cass, 1979).
Bảng 1: Mô hình phát triển bản dạng đồng tính của Vivience Cass


838

Lê Thị Mai Trang

1/ Giai đoạn bối rối: Người đồng tính bắt đấu có những cảm nhận đầu tiên vể xu

hướng tình dục “khác biệt” của mình. Họ cảm thấy bị thu hút vể mặt tình cảm và có
ham muốn tình dục với người cùng giới. K h i nhận thấy điều này, họ ngạc nhiên, phân
vân và cảm thấy hỗn loạn với cảm xúc phức tạp của mình. Họ không muốn tin rằng
mình là người đổng tính. H ọ tìm mọi cách chối bỏ, phủ nhận bằng việc cố ép bản thân
yêu người khác giới; tránh tìm đọc thông tin về người đồng tính. Một số người trong giai
đoạn bối rối thậm chí có thái độ dè bỉu, kì thị người đồng tính.
2/ Giai đoạn so sánh: Cá nhân dần chấp nhận việc mình là người đồng tính. T u y nhiên,
họ vẫn chưa quen với ý nghĩ này và vẫn có những so sánh, nuối tiếc nhất định giữa việc
“là người đổng tính” và “là người dị tính”. Người đồng tính trong giai đoạn so sánh
thường cảm thấy cô đơn và thất vọng về bản thân mình. V ì thế, họ tự cô lập, sống tách
biệt với mọi người.
3 / Giai đoạn dung nạp: Trong giai đoạn nàyj người đồng tính cởi mở hơn trong việc

chấp nhận xu hướng tinh dục đồng giới của mình. H ọ chủ động tiếp cận các thông tin
liên quan đến đồng tính, tìm đọc tài liệu, tham gia vào các diễn dàn. Người đồng tính ở
giai đoạn dung nạp cũng bắt đầu tìm kiếm những người bạn đóng đẳng, những người có
cùng xu hướng tình dục thiểu số giống họ. Họ cảm thấy bớt cô đơn và lạc lõng vì nhận
ra rằng "mình khôngphài là người duy tihăt".

A /G iai đoạn thừa nhận: Người đồng tính chấp nhận xu hướng tình dục của mình

một cách tích cực hơn, không còn thái độ tiêu cực và tâm lý bẫt hạnh như trước. T h ay vì
nghĩ “mình bị đổng tính”, họ tự nhủ với bản thân: “mình là người đổng tính và mình sẽ ổn
thôi". Họ hạn chế dẩn sự tương tác với người dị tính, thay vào đó, tăng cường sự giao

tiếp với người đổng tính. Họ tìm cách "hòa nhập" với cộng đồng thiểu số tính dục, cảm
thấy thoải mái hơn khi xuất hiện ở nơi công cộng vớí nhóm người đồng tính. Trong giai
đoạn này, người đổng tính có thể công khai xu hướng tình dục của mình với một số đối
tượng thân thiết có chọn lọc. V ì vậv, họ bắt đầu có những trải nghiệm đầu tiên về việc bị
phân biệt đối xử và kỳ thị.
s / Giai đoạn tự hào: Mong muốn được lộ diện, công khai xu hướng tình dục cùa

người đồng tính trở nên mạnh mẽ. Họ tự hào vì mình là người đồng tính, vì sự "khác
biệt" của mình. Họ chia thế giới thành hai phẩn riêng biệt: '‘đổng tính” và ",không đống
tính". Bởi những trải nghiệm từ sự ki thị và phân biệt đổi xử đến từ xã hội, một số người

đồng tính có thê’ có thái độ tiêu cực với người dị tính như: tức giận và căm ghét


LÝ THUYẾT MÕ HÌNH PHÁT TRIỂN BẢN DANG ĐỔNG TÍNH CÙA

839

người dị tính, cho rằng người dị tính là xấu xa, thiến cận. Những người đổng tính ở giai
đoạn tự hào có xu hướng tự hào quá vế bản thân mình. Ho gia tăng sự tương tác với
cộng đồng đổng tính, hạn chế đến mức tối đa sự kết nối xã hội vớ i người dị tính.
ố / Giai đoạn hòa nhập: Giai đoạn này đánh dẩu sự cân bằng trở lại của người đổng
tính. H ọ bớt đi cảm xúc thù địch, trở nên khoan dung hơn, gia tãng sự hợp tác và tương
tác với người dị tính. K h i bước vào giai đoạn hòa nhập, người đồng tính thường cởi mở

và công khai xu hướng tình dục với những người xung quanh (gia đình; bạn bè; đồng
nghiệp . . . ) . Vấn đề mà người đồng tính gặp ở giai đoạn hòa nhập cũng giống như bất kỳ
người dị tính nào khác: Công việc của tôi có ổn định không? Gia đình tôi có hạnh phúc
không? Là m thế nào để tôi có thể tìm người yêu, kết hôn và có con?

Các giai đoạn được Vivienne Cass trình bày theo dạng nối tiếp sáu bước, và chỉ khi
hoàn thành một giai đoạn thì người đồng tính mới chuyển sang các giai đoạn tiếp theo.
Theo Cass, nếu dừng lại ở một giai đoạn, người đồng tính sẽ bị “ mắc kẹt” trong giai
doạn đó và không thể phát triển bản dạng lên mủc cao hơn. Cass cũng cho rằng; giai

đoạn 6 khó để đạt đến; nhưng là mục tiêu mà người đống tỉnh Ịuốn hướng tới để có một
bản dạng “khỏe mạnh” (Vivience Cass, 1979).
Mô hình của Cass không phải là mô hình đầu tiên dề cập đến sự phát triển bản
dạng của người đổng tính.Trước và sau Cass, đã có một số nhà nghiên cứu xây dựng mô
hình vể sự phát triển bản dạng của nhóm thiểu số tính dục này 'B e ll, 1973; Weinberg và
W illiam s, 1974; W arren, 1974; D ’Augelli, 1994).Tuy nhiên, chỉ đến khi mô hình của
Cass được đưa ra, thuật ngữ bản dạng đổng tính mới được quan tâm và ứng dụng rộng
rãi trong các nghiên cứu vể người đồng tính trên toàn thế giỏi (B ren t L . Bilodeau và
cộng sự, 2005). Đáng chú ý, mô hình này lý giải đặc điểm tâm lý và hành vi của người
đổng tính, nhưng không phải là tâm lý và hành vi nói chung, mà gắn liền với quá trình
“lộ diện” (thuật ngữ gốc trong tiếng Anh là “come-out”, trong một số tài liệu được dịch
là “công khai”). Đ ây là một quá trình đặc thù và rất quan trong trong đời sống của các
nhóm thiểu số tính dục (M orrow & Messinger, 2006). Theo Sha.llenberger( 1996:204),
lộ diện bao gồm quá trình tự nhận thức và tự chấp nhận bản thản như một người đổng tính
chứ không chi nói riêng quá trình công khai xu hướng tình dục I ổi người khác. V ì thế, mô
hình phát triển bản dạng đồng tính của Cass đôi khi còn được gọi là mô hình các bước
lộ diện (M o rro w & Messinger, 2006), bắt đầu khi người đong tính tự lộ diện với bản
thân cho đến khi lộ diện công khai với xã hội.



840

Lẽ Thị Mai Trang

T ự lộ diện với bản thân là giai đoạn khó khăn nhất trong trong quá trình xây dựng
bản dạng tích cực. Trong mô hình của Cass, người đồng tính phải trải qua 4 giai đoạn tự
lộ diện (bối rối, so sánh, dung nạp và thừa nhận) trước khi hoàn toàn chấp nhận bản dạng
đổng tính của mình. Quá trình lộ diện công khai gắn liền với 2 giai đoạn sau (tự hào v.'à
hòa nhập), người đồng tính lúc này phải đối phó với những rủi ro và nguy cơ bị kì thịị,
phân biệt đối xử và bạo lực. Cầu hỏi đặt ra là, tại sao người đồng tính phải lộ diện? Theo
Rust (2003:227), quá trình này rất cần thiết đối với người đổng tính khi họ sóng trong xả
hội độc tôn dị tính, nơi mà người đổng tính từ khi sinh ra đã nghiễm nhiên bị gán với bản
dạng dị tính. Nếu không lộ diện thì họ phải sống với bản dạng “giả” của mình, luôn phải
giấu giếm, giữ bí mật hoặc sống cuộc đời hai mặt (giả vờ yêu người dị tính). Lộ diện giúp
người đống tính được sống thật với bản thần mình, giảm cảm giác cô đơn và kết nối được
với những người đồng tính xung quanh. Lộ diện giúp người đổng tính có một cuộc sống
trọn vẹn và đúng nghĩa hơn. V ì vậy, khi phân tích và ứng dụng lý thuyết mô hình phát
triển bản dạng đổng tính của Cass, cần nhận thức được rằng IĨ1Ôhình nàỵgắn liền với một
quá trình rất đặc thù của người đổng tính - quá trinh lộ diện. Không thê’ tách rời đặc điểm
hành vi và tâm lý của người đồng tính ra khỏi quá trình lộ diện.

3. ứng dụng lý thuyết trong nghiên cứu về người đồng tính
L ý thuyết mô hình phát triển bản dạng đổng tính được ứng dụng rộng rãi trong các
nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (Brent L . Bilodeau và cộng sự, 2005). L ý thuyết
này giúp người làm nghiên cứu dự đoán và phân tích đặc điểm tâm lý và hành vi đặc thù
của người đồng tính. Tro n g bối cảnh các tài liệu và thông tin vể người đồng tính V iệt
Nam còn nhiểu hạn chế, đầy là lý thuyết có vai trò quan trọng, giúp các nhà nghiên xây
dựng nển tảng khoa học có cơ sở cho các nghiên cứu thuộc mảng để tài này.
Đáng chú ý, lý thuyết mô hình của Cass được đánh giá là rất phù hợp với các
nghiên cứu thuộc lĩnh vực công tác xã hội (Denise, 2009). Công tác xã hội (C T X H ) là

một nghể, một hoạt động chuyên môn, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhằm thúc đẩy và
nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Đồng thời; C T X H cũng là một ngành
khoa học với hệ thống lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu đặc thù của ngành (N A SW ,
1999). Trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực C T X H với người đổng tính, mô hình phát
triển bản dạng đồng tính của Cass được sử dụng như một cồng cụ thay thế cho mô hình
bậc thang nhu cầu của M aslow khi tìm hiếu vể nhu cẩu của người đổng tính. L ý thuyết
nhu cầu của Maslow phân tích những nhu cầu mà cả người dị tính và ngưòi đổng tính


841

LÝ THUYẾT MỒ HÌNH PHÁT TRIỂN BẢN DANG ĐÓNG TINH CU A .

đểu có; ví dụ như nhu cầu thê’ lý (ăn, uống, tình d ụ c... ), nhu cấu an toàn cho đến những
nhu cầu ở bậc cao hơn như nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn trọng và nhu cầu phát triển
(Richard Schott, 1992). Trong khi đó. với mô hình cua Cass. đi kèm với 6 giai đoạn
phát triển bản dạng đồng tính là các nhu cầu đặc thù - những nhu cầu mà chi người
đồng tính mới có. Đáng chú ý, các nhu cầu này gắn liến với hệ thống dịch vụ hỗ trợ do
ngành C T X H cung cấp. Để làm rõ vấn đé này, bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu của
đề tài "Nhu cầu và mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của người đổng tính nữ ở H ả Nội từ
góc nhìn của công tác xã hội" - được thực hiện trên cơ sở khảosát Online với 109 người

đổng tính nữ hiện đang sinh sống tại Hà Nội, kết hợp với phỏng vấn sâu 5 người sử
dụng dịch vụ và 5 .người cung cấp dịch vụ C T X H cho người đồng tính nữ1. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, người đổng tính nữ có nhu cầu với các dịch vụ hỗ trợ C T X H , gắn
liền với từng giai đoạn phát triển bản dạng theo mô hình của Vivience Cass như sau:
Bâng 1. Nhu cầu về các dịch vụ công tác xã hội cùa người đồng tính nữ (%)
Dịch vụ hỗ trự

Rất cần thiết


Cần thiết

Không cần thiết

Tống

Tư vấn tâm lý

75.23%

24.77%

0.00%

100%

Tư vấn pháp lý

35.78%

40.37%

23.85%

100%

Hỗ trợ kết nối với cộng đồng
người đồng tính - song tính và
chuyển giới


64.22%

34.86%

0.92%

100%

Hỗ trợ nâng cao năng lực

39.45%

56.88%

3.67%

100%

Vận động chính sách

56.88%

38,53%

4.59%

100%

Chăm sóc sức khỏe


40.37%

54.13%

5.50%

100%

Hỗ trợ việc làm

53.21%

38.53%

8.26%

100%

Hỗ trợ cho cha mẹ và người thân

64.22%

33.94%

1.83%

100%

T ừ kết quả khảo sát ở bảng 1 cho thấy, tư vấn - hỗ trợ tâm lỹ là dịch vụ được người đổng

tính nữ quan tâm hơn cả. Điểu này phù hợp với những phân tích của Vivience vể đặc điểm và
nhu cầu của người đổng tính trong giai đoạn: ( ỉ ) Giai đoạn bối rối và giai đoạn (2 ) Giai đoạn so
sánh. Giai đoạn bối rối là khoảng thời gian mà người đổng tính gặp nhiều rối loạn vé tâm lý vì

bắt đầu cảm nhận xu hướng tình dục “khác lạ” của mình, họ có nhiều hành vi phủ nhận và

1 T ê n củ a tất c à n h ữ n g n g ư ờ i c u n g c á p th ỏ n g t in / n h ữ n g n gư ờ i d ư ợ c p h ỏ n g vấ n m à c h ú n g tô i để cậ p đ ến tro n g b ài
v iế t n à y k h ô n g p h ả i là tê n th ật.


842

Lê Thị Mai Trang

chối bỏ mang tính tiêu cực. Người đồng tính trong giai đoạn này có nhu cầu được tiếp
cận các nguồn thông tin chính thống và tài liệu phù hợp về chủ đề đổng tính; giúp họ
hiểu rõ xu hướng tình dục và nhận diện bản dạng của mình. Họ cũng rất cần được tư vấn
- tham vấn tâm lý đê’ giải tỏa cảm giác hoang mang, bối rối, hỗn loạn. Trong khi đó, ở giai
đoạn so sánh, đặc điểm nổi bật củangười đồng tính là cảm giác cô đơn, thất vọng về bản
thần. Họ tự cô lập, sống tách biệt hoặc có ý định tự tử để tìm cách giải thoát.Người đổng
tính lúc này rất cấn nhận được sự tư vấn - tham vấn tâm lý phù hợp đê’ giải tỏa cảm giác
thất vọng, tránh những hành vi tiêu cực. Như vậy, ở cả 2 giai đoạn đẩu trong mô hình phát
triển bản dạng của Vivience Cass, nhu cầu tham vấn - tư vấn tâm lý là nhu cầu lớn nhầt
của người đồng tính. Kết quả khảo sát đã khẳng định điều này khi có tới 75.23% người trả
lời đánh giá dịch vụ này là rất cắn thiết, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các dịch vụ công tác
xã hội được đề cập đến trong nghiên cứu.
D ịch vụ C T X H tiếp theo nhận được nhiều sự quan tâm của người đồng tính nữ
tham gia khảo sát là dịch vụ kết nối cộng đổng (64.22% ). Theo mô hình phát triển bản
dạng đồng tính của Vivience Cass, dịch vụ này gắn liền với giai đoạn: (3 ) Giai đoạn
dung nạp. Người đồng tính dần chấp nhận xu hướng tình dục đông giới và bắt đẩu tìm


kiếm những người đổng đẳng giống mình. N hu cẳu nổi bật trong giai đoạn này là được
tham gia, kết nối, tiếp cận với những nhóm đồng tính trong cộng đồng nơi họ đang sinh
sống. Việc tham gia các nhóm đồng đẳng giúp họ vơi bớt cảm giác cô đơn, lạc lõng
trong xã hội độc tôn dị tính.
Trong giai đoạn ( 4 ) Giai đoạn thừa nhận, nhu cầu của người đồng tính nữ gắn liền
với dịch vụ nâng cao năng lực với một bộ phận lớn khách thế đánh giá dịch vụ rất cấn
thiết (39.45% ) và cần thiết (56.88% ).Theo lý thuyết của Cass, ở giai đoạn này, người
đồng tính nhìn nhận vấn để của mình một cách tích cực hơn. H ọ bắt đấu mong muốn
công khai, lộ diện xu hướng tình dục của mình với một số đối tượng thân thiết như gia
đình, bạn bè. V ì thế, người đổng tính có nhu cầu được nâng cao năng lực để có thế xây
dựng kế hoạch lộ diện một cách hơp lý (Chuẩn bị công khai như thê' nào? Các bước
công khai? Các nguy cơ cẩn lường trước?), có khả năng ứng phó, xử lý các tình huống kỳ
thị và phân biệt đối xử đến từ việc công khai của họ.
Kết quả khảo sát từ nghiên cứu củng chỉ ra những nhu cẩu đặc thù của người đồng
tính nữ trong giai đoạn (6 ) Giai đoạn hòa nhập. Trong giai đoạn này, mô hình của Cass
có sự giao thoa với mô hình của Maslow. Số liệu khảo sát cho thấy, ngoài các nhóm dịch
vụ ở trên, người đồng tính nữ có nhu cầu với các dịch vụ vận động chính sách (56.88% ),


LÝ THUYẾT MÕ HÌNH PHÁT TRIỂN BẢN DẠNG ĐỐNG TÍNH CỦA

843

hỗ trự việc làm (53.21% ), chăm sóc sức khỏe (40.37%)và hỗ trựvà tư vấn pháp lý (35.78%).

N hư vậy, nhu cầu của người đổng tính trở nên dung hòa, củng giống như nhu cầu của
bất kỳ người dị tính khác. Có chăng, vì sự kì thị và phân biệt đổi xử đến từ xã hội khiến
những nhu cầu cơ bản của họ như có công ăn việc làm, được bảo vệ, được chăm sóc ỵ tế,
được tôn trọng và phát triển khó được đáp ứng như người dì tinh. V ì vậy, mong muốn

lớn nhất của người đồng tính là nhận được sự thừa nhận từ pháp luật và cộng đổng, sự
hỗ trợ từ các dịch vụ xã hội đê’ đảm bảo cuộc sống và sự an toàn của họ.
Riêng với giai đoạn ( s ) G iai đoạn tự hào, nghiên cứu chưa đi sâu khảo sát và phân
tích nhu cẩu đặc thù của người đồng tính nữ trong giai đoạn này. T u y nhiên, từ các
phỏng vấn sâu thực hiện với nhản viên C T X H cho thấy: do tự hào thái quá vê' xu hướng
tình dục “khác biệt” của m ình nên một số người đổng tính nữ có thể có thái độ tiêu cực
và nhạy cảm thái quá với nhân viên C T X H là người dị tính:
"H ổi mới bắt đâu làm cùng các bạn ấy, mình đôi lẩn vồ ý nói là "người bị đồng tính" và
"người bình thường".Các bạn tỏ thái độ rất khó chịu. Nói thật là mình không hể cố ý, chỉ do

quen miệng mà thôi. Nhưng cái này cũng không trách (ác bẹn lỉựỵc lặị cũng do mình chưa
chú ý khi giao tiếp. Ngoài ra, một sổ bạn khác thì tỏ ỷ xem thường mình vì cho rằng mình
không hiểu nhiều về cộng đồng đổng tính bâng các bạn" (Nhân viên C T X H 28 tu ổ i).1

Quá nhạy cảm khi tương tác với người dị tính là một trong những vấn đề được
Vivience Cass để cập đến trong giai đoạn tự hào của người đổng t'n h .T ừ sự tự hào thái quá,
họ có thê’ có hành vi căm ghét người dị tính và hạn chế tối đa sự tương tác xã hội với người
dị tính. Trong giai đoạn này, người đồng tính rất cần được hỗ trơ, tham vấn tâm lý đê’ giải
tỏa cảm giác tức giận, thù địch và chống đối cộng dồng dị tính, từ đó lấy lại được sự cân
bằng ở bản thân để có thê’ tiến tới giai đoạn hòa nhập một cách ốn định nhất.

4. Kết luận
Mặc dù được ứng dụng rộng rãi và được thừa nhận trong rất nhiều nghiên cứu, nhưng
mô hình phát triển bản dạng đổng tính của Cass vẫn còn mộ t số hạn chế, cụ thê’ như sau:
Thứ nhất, Cass cho rằng các giai đoạn phải diễn ra theo thứ tự và không có hiện tượng

nhảy cóc. Đây là nguyên nhân chính khiến mô hình của bà gặp nhiều chỉ trích. Trong thực
tế, không phải người đồng tính nào cũng trải qua cả sáu giai đoạn. Degges-White, Rice,

1 P h ỏ n g v ắ n s â u N g u y ê n T h ị H ó n g , 2.8 tu ổ i, n h â n v iê n C T X H , P V S ngày 2 7 / 0 S / 2 0 1 4 .



844

Lẽ Thị Mai Trang

và Myers ( 2000) đã kiểm tra mô hình của Cass và thấy rằng người đổng tính nư không
nhất thiết phải đi qua tất cả các giai đoạn theo đúng trật tự. Họ có thể bỏ qua, quay
ngược hoặc dừng ở một giai đoạn nào đó trong suốt cuộc đời của mình.
T h ứ hai, một điểm hạn chế nữa của lý thuyết là không tính tới sự khác biệt về giới

tính, dân tộc, nghế nghiệp và những đặc điểm khác có thể ảnh hưởng tới bản dạng đồng
tính của một người. Trong khi:
"Các bắn dạng không tách rời mà đan xen với nhau. Bản dạng đổng tính của một người có
sự đan xen với bản dạng giới, bản dạng tôn giáo, bản dạng chủng tộc và những bản dạng khác.
Khi có sự biến đổi ở một bản dạng thì những bản dạng khác củng bị ảnh hưởng' (Rust, 2003:232).

Như vậy, bản dạng đông tính có mối quan hệ tương tác và chịu ảnh hưởng bởi các bản
dạng khác tổn tại trong cùng một con người. T u y nhiên, ảnh hưởng này khòng hề được
nhắc đến trong mô hình của Cass. Mô hình được dùng chung cho cả người đống tính nam
và người đổng tính nữ mà không tính đến sự khác biệt về giới và giới tính. Trong khi, thực tế
cho thấy, trải nghiệm về sự phát triển bản dạng của đồng tính nam và đóng tính nữ có sự
khác biệt. Gonsiorek ( 1995) phát hiện ra rằng sự phát triển bản dạng đồng tính ở người
đông tính nam diẻn ra đột ngột hơn, rõ ràng hơn nhưng lại mang tính phù định nhiều hơn.
Còn với người đồng tính nữ, họ thường mơ hồ và hay nhảy cóc giữa các giai đoạn.
T h ứ ba, không chi mô hình của Cass mà đa phẩn các mô hình phát triển bản dạng

đồng tính khác đểu bị chỉ trích vì tính rập khuôn. Rust ( 2003) cho rằng các mô hình tạo
nên khuôn mẫu và định kiến khi đánh giá về sự phát triển bản dạng của người đồng tính.
L ý thuyết của Cass cho rằng các giai đoạn là cẩn thiết đê’ xây dựng một bản dạng đồng

tính khỏe mạnh, và giai đoạn 6 được hướng tới như một mục tiêu của mô hình. Do dó, với
những người đồng tính không trải qua cả 6 giai đoạn, hoặc khòng đi đến giai đoạn cuối
cùng, họ có thề bị đánh giá là chưa phát triển bản dạng một cách đấy đủ và tích cực.
Như vậy, lý thuyết mô hình phát triển bản dạng đổng tính của Cass khỏng chỉ được
ứng dụng đế dự báo đặc điểm tâm lý và hành vi của người dông tính, mà còn có thể
được sử dụng đế phân tích nhu cáu của họ về các dịch vụ C T X H . T u y nhiên, trong quá
trình áp dụng lý thuyết vào nghiên cứu, cần chú ý một số điểm như sau:
T h ứ nhất, không nên áp dụng lý thuyết một cách rập khuôn, máy móc. Người làm

nghiên cứu cẩn nhận thức được tính cá biệt của từng trường hợp. Ngưòi đổng tính
không nhất thiết phải trải qua cả sáu giai đoạn hoặc tuân thủ các giai đoạn theo trật tự


LÝ THUYẾT MỖ HÌNH PHÁT TRIỂN BẢN DANG ĐÓNG TÍNH CỦ A...

845

sáu bước. Họ có thể bỏ qua, quay ngược hoặc dừng lại ở một giai đoạn nào đó trong
suốt cuộc đời của mình.
T h ứ hai, mặc dù mô hình của Cass không tách biệt giữa người đổng tính nam và

dồng tính nữ, nhưng người làm nghiên cứu khi áp dụng lý thuyết cần chú ý tới sự khác
biệt này. H iện nay, có một số mô hình bổ trợ cho mô hình của Cass như mô hình phát
triển bản dạng đồng tính nữ của M c Carn - Fassinger hoặc mô hình phát triển bản dạng
đồng tính nam của WiUiam - Weinberg (M orrow & Messinger, 2006). Để xây dựng luận
cứ khoa học một cách toàn diện và đa chiếu cho đế tài nghiên cứu, người làm nghiên cứu
nên tham khảo các lý thuyết bổ trợ này.
T h ứ ba, khi phần tích nhu cầu của người đồng tính, cần kết hợp cả hai mô hình

phát triển bản dạng đồng tính của Cass và mô hình bậc thang nhu cầu cùa Maslow.

Người đồng tính cũng là con người, do đó, ngoài những nhu cầu đặc thù (được miêu tả
qua mô hình của Cass), họ cũng có những nhu cáu cơ bản mà bất kỳ con người nào đểu
có (được miêu tả qua mô hình của M aslow). Không nên loại trừ và chỉ sử dụng một lý
thuyết để phân tích, tránh cách tiếp cận phiến diện.
T hứ tư, các học giả, người làm nghiên cứu, N C S, học viên cao học và sinh viên nên

tích cực ứng dụng lý thuyết mô hình phát triển bản dạng đồng tính của Cass nói riêng
và các lý thuyết vể người đồng tính nói chung đê’ làm tăng ý nghĩa khoa học của để tài.
Đồng thời, các nghiên cứu là cơ sở đê’ chứng minh; hoàn thiện và bổ sung luận cứ khoa
học cho các lý thuyết, tạo tiền để để xây dựng và phát triển hệ thống lý luận liên quan
đến người đồng tính ở Việt Nam.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1.

American Psychological Association, Sexual orientation, homosexuality and
bisexuality, N ew York, 2013.

2.

Bell, A , Hom osexualities: T h eỉr range and character, Lincoln: Ưniversity of Nebraska
Press, 1973.

3.

Brent, L . Bilodeau & Kristen A.Renn, Anaỉysis of L G B T Identitỵ Development
Models and Im plicationsỊor Practicce, New Directions for Student Services, 2005.

4.


Cass Vivience C ; Homosexual identitv íbrmation: A theoretical modeLỊournaỉ of
Homosexuality, 2 1 9 -235,1979.


846

5.

Lẻ Thị Mai Trang

C C IH P , Nghiên cứu trực tuyến về kì thị, phân biệt đối xử và bạo lực với người đồng
tính, song tính và chuyển giới tại trường học, Báo cáo tóm tắt nghiên cứu của Trung

tâm Sáng kiến - Sức khỏe và Dần số, 2012.
6.

Colby, Donn & Serge, Doussantousse, Men who have sex with men in Vietnam: a
review. Online published on PubMed (February, 2004), USA, 2004.

7.

D ’Augelli, Lesbian, gay, and bisexual identitỉes over the lifespan: Psychohgical
perspectives, Oxíord ư niversity Press, N ew York, 1994.

8.

Degges-White, s., Rice, B., & Myers, J. E , Revisiting Cass’ theory of sexual identitỵ
íormation: A study o f lesbian development.Ịournal o f Mental Health Counsdling,
2 2 (4 ), 318-333,2000.


9.

Denise L . Levy, G ay and Lesbian Identity Development: An Overvievv for Social
Workers, Ịourn al ofH um an Behavior in the Sociaỉ Environmetit, 19:8, 978-993, 2009.

10. Đặng Nguyên Anh, Kết quả trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhân cùng gicị, Bài
trình bày tại H ội thảo "Quan điểm xã hội vê hôn nhân cùng giới”, Hà Nội: ngày
26/3/2014.2013.
11. Gonsiorek; J. c , Gay maỉe identities: Concepts and issues, In A. R, 1995.
12. IS E E , Thông điệp truyền thông vê đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng, Nxb Thế
giới, 2009.
13. IS E E , K ỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế qua cung cấp dịch vụ y tế chủ nam
quan hệ tình dục đổng giới, Nxb T h ế giới, 2011.

14. IS E E , Sơ lược vể cộng đổng người đổng tính ở Việt Nam, T ờ thông tin, Hà Nội, 2012.
15. Lê Hồng Giang và Nguyễn Thanh Giang, Khó khăn và thách thức trong quá trình
khẳng định xu hướng tình dục của đồng tinh nữ tại một số tỉnh miên Bắc Việt N an. Hà
Nội. Báo cáo nghiên cứu cùa Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học vể Giới -

Gia đình - Phụ nữ và V ị thành niên, 2009.
16. Lê Hồng Giang, Đồng tính nữ và quan hệ đồng tính, Nxb Thời đại, 2010.
17. Morrow, D . F ., & Messinger, L , Sexual orientation and gcnảer expression in social
work practice: ịVorking with gay, ỉesbian, bisexuaị and transgender people, Cokmbia

University Press, N ew Y o rk, 2006.


LỶ THUYẾT MÔ HÌNH PHÁT ĨRIẾN BẢN DẠNG ĐÓNG TÍNH CỦA

847


18. National Association of Social Workers, Code of ethics (rev. ed.), Washington, D C :
Author, 1999.
19. Nguyễn Qụỳnh Trang và Nguyễn T h u Nam, Sống trong một xã hội dị tính: câu
chuyện từ 40 người nữ yêu nữ, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2010.

20. Nguyễn T h u Nam, “T h ái độ xã hội với người đổng tính”. Bài trình bày tại H ội thảo
"Quan điểm của xã hội Việt Nam về đồng tính và hôn nhân cùng giới", Hà Nội:

ngày 13/12/2012. 2012.
21. Nguyễn Tuấn Anh & Lê T h ị Mai Trang, “Nhu cẩu và mức độ tiếp cận của người
đổng tính nữ đối với dịch vụ công tác xã hội”. K ỷ yếu H ội thảo khoa học Quốc tế:
"Thực tiễn và H ộ i nhập trong phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam ". Hà N ội: Nxb

Thanh niên, 2014, tr.473-482.
22. Richard Schott, Abraham Maslow, humanistic psychology, and organization
leadership: a Jungian perspective. Joumal of Humanistic Psychology 32: 106-120,
1992.
23. Rust, p. c , ĩin d in g a sexual identity and community: Therapeutic implications and
cultural assumptions in scỉentific models ofcoming out. In L. D, 2003.

24. Shallenberger, D, Reclaiming the spirit: The ịoumeys o f gay men and lesbian
women toward integration. Quữ/ịíaíive Sociology: 1 9 2 - 195, 1996.
25. U N D P , Ư S A ID , Báo cáo quốc gia L G B T Việt Nam - L à L G B T ở châu Ả, Bangkok,
2014.

26. V ũ Ngọc Bảo và Philippe Girault, Đối mặt với sự thật - T ìn h dục đổng giới nam và
H IV / A ID S ở Việt Nam, Nxb T h ế giới, Hà Nội; 2005.

27. Warren, Q Identity and community in the gay world, New York: John W iley and Sons,

1974.
28. W einreich, p and Saunderson, w , Analỵsing Identity: Cross-Culturaị Societal and
Clinical Contexts, Routledge London, 2003.

29. W illiam , C .J and Weinberg, M .s , Maỉe homosexuals: Theirproblem and adaptations,
Harper&Rovv, NevvYork, 1974.



×