Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Lối nói khoa trương trong tiếng Hán (Có liên hệ với tiếng Việt): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
---------***--------

NGUYỄN NGỌC KIÊN

LỐI NÓI KHOA TRƢƠNG TRONG TIẾNG HÁN
(CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, 2015
i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
---------***--------

NGUYỄN NGỌC KIÊN

LỐI NÓI KHOA TRƢƠNG TRONG TIẾNG HÁN
(CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số: 62 22 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


GS,TS. Hoàng Trọng Phiến

Hà Nội, 2015

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi bày xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với ngƣời
hƣớng dẫn khoa học đã dành biết bao công sức và tâm huyết giúp tôi hoàn thành
luận án này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô đã tận tình chỉ bảo động viên tôi
trong quá trình thực hiện công tác nghiên cứu.
Sau hết, tôi xin trọn tình cảm của mình đối với gia đình tôi, bạn bè tôi, và
đặc biệt là vợ và các con tôi, những ngƣời đã sát cánh bên tôi trong suốt chặng
đƣờng đầy gian nan vất vả này.
Tôi xin chân thành cám ơn tất cả mọi ngƣời!
Nguyễn Ngọc Kiên

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực, những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kỳ công trình nào bởi bất kì tác giả nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Ngọc Kiên


iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

S – chủ ngữ
V – động từ
P – vị ngữ
O – tân ngữ
C – bổ ngữ
Ad – tính từ
VP – cụm động từ
NP – cụm danh từ

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân loại thành ngữ so sánh khoa trƣơng trong tiếng Hán...... 96
Bảng 3.2. Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức so sánh ngang bằng
biểu thị khoa trƣơng ............................................................................................ 119

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ 5 siêu chiến lƣợc ..................................................................... 26
Hình 1.2. Chỉ số mức độ lịch sự ........................................................................ 27
Hình 1.3. Thái độ khoa trƣơng .......................................................................... 33
Hình 2.1. Ranh giới khoa trƣơng ....................................................................... 42

Hình 2.2. Sơ đồ khoa trƣơng gián tiếp .............................................................. 58
Hình 2.3. Khoảng giao giữa 3 khái niệm .......................................................... 67
Hình 3.1. Tỉ lệ khoa trƣơng ............................................................................... 71

vii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. i
1. Lí do chọn đề tài và tính cấp thiết của luận án ........................................ 5
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án.................................................. 6
3. Nhiệm vụ của đề tài luận án ................................................................... 6
4. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận án ................................................ 6
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án ................................................... 6
6. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu đề tài luận án ................................... 6
7. Tài liệu nghiên cứu của đề tài luận án .................................................... 7
8. Ý nghĩa khoa học của luận án ................................................................. 8
9. Kết cấu của luận án ................................................................................ 8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN....................................................................... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khoa trƣơng ................................. 9
1.2. Khái niệm về “Lối nói khoa trƣơng” ................................................. 11
1.3. Một số quan niệm về khoa trƣơng ..................................................... 11
1.3.1. Quan điểm của các nhà Hán học v ề khoa trƣơng ........................... 11
1.3.2. Quan điểm của các nhà Viê ̣t ngƣ̃ v ề khoa trƣơng ............................ 12
1.3.3. Quan điểm của ngƣời viết luận án về khoa trƣơng ......................... 14
1.4. Lối nói khoa trƣơng dƣới ánh sáng của lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ 16
1.5. Lối nói khoa trƣơng nhìn từ quan hệ liên nhân .................................. 21
1.6. Lối nói khoa trƣơng nhìn từ chức năng tác động của lời (lực ngôn
trung) ....................................................................................................... 22
1.7. Lối nói khoa trƣơng nhìn từ và phép lịch sự ...................................... 23

1.7.1. Lí thuyết lịch sự trong ngôn ngữ học .............................................. 23
1.7.2. Khoa trƣơng và phép lịch sự .......................................................... 28
1.8. Khoa trƣơng và nguyên tắc hợp tác hội thoại .................................... 32
CHƢƠNG 2: CÁC TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN VÀ CÁCH PHÂN LOẠI
KHOA TRƢƠNG..................................................................................... 35
2.1. Phân biệt thuật ngữ khoa trƣơng với các hiện tƣợng tƣơng tự ........... 35
2.2. Ranh giới giữa lời nói khoa trƣơng và không khoa trƣơng ................ 36
2.2.1. Tiêu chí nhận diện khoa trƣơng ...................................................... 37
2.2.2. Độ của khoa trƣơng ........................................................................ 38
2.3. Khoa trƣơng và trí tƣởng tƣợng ......................................................... 43
1


2.4. Nhân tố văn hóa trong lối nói khoa trƣơng ........................................ 44
2.5. Yếu tố tục trong lối nói khoa trƣơng.................................................. 48
2.6. Cách phân loại lối khoa trƣơng .......................................................... 50
2.6.1. Phân loại lối nói khoa trƣơng trong tiếng Hán ............................... 50
2.6.1.1. Phân loại khoa trƣơng theo ý nghĩa ............................................ 51
2.6.1.2. Phân loại khoa trƣơng theo hình thức ......................................... 54
2.6.1.3. Phân loại khoa trƣơng theo mƣ́c độ ............................................. 56
2.6.2. Phân loại lối nói khoa trƣơng trong tiếng Việt ............................... 58
2.6.2.1. Phân loại khoa trƣơng theo ý nghĩa ............................................ 59
2.6.2.2. Phân loại khoa trƣơng theo hình thức ......................................... 61
2.6.2.3. Phân loại khoa trƣơng theo mƣ́c độ ............................................. 62
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA NGỮ NGHĨA - NGỮ PHÁP
CỦA LỐI NÓI KHOA TRƢƠNG ............................................................ 65
3.1. Điều kiện tạo nên lối nói khoa trƣơng ............................................... 65
3.2. Các yếu tố tạo nên lối nói khoa trƣơng .............................................. 67
3.2.1. Ba yếu tố ngữ nghĩa cơ bản ............................................................ 67
3.2.2. Cơ sở ngữ nghĩa của khoa trƣơng .................................................. 68

3.2.3. Điểm khoa trƣơng........................................................................... 69
3.3. Khoa trƣơng ở cấp độ từ .................................................................... 70
3.3.1. Sử dụng tính từ biểu thị khoa trƣơng .............................................. 71
3.3.1.1 Tính từ biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Hán ............................... 71
3.3.1.2. Liên hệ với “bẩn”, “ngứa” và tính từ biểu thị khoa trƣơng trong
tiếng Việt .................................................................................................. 71
3.3.2. Sử dụng số từ biểu thị khoa trƣơng ................................................. 72
3.3.3. Sử dụng động từ biểu thị khoa trƣơng ............................................ 74
3.3.3.1. Động từ biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Hán ............................ 74
3.3.3.2. Động từ biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Việt ............................. 76
3.3.4. Sử dụng lƣợng từ biểu thị khoa trƣơng ........................................... 77
3.3.4.1. Lƣợng từ biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Hán ........................... 77
3.3.4.2. Đơn vị từ biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Việt .......................... 81
3.3.5. Sử dụng đại từ biểu thị khoa trƣơng ............................................... 82
3.3.5.1. Đại từ biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Hán .............................. 82
3.3.5.2. Đại từ biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Việt ............................... 83
2


3.3.6. Sử dụng thành ngữ khoa trƣơng ..................................................... 83
3.3.6.1. Thành ngữ khoa trƣơng trong tiếng Hán ..................................... 83
3.3.6.2. Thành ngữ khoa trƣơng trong tiếng Việt ...................................... 91
3.4. Khoa trƣơng ở cấp độ câu.................................................................. 92
3.4.1. Câu dùng bổ ngữ trình độ để biểu thị khoa trƣơng ......................... 92
3.4.2. Sử dụng câu phức điề u kiê ̣n (条件复句) biểu thị khoa trƣơng ........ 98
3.4.2.1. Câu phức điề u kiê ̣n bi ểu thị khoa trƣơng trong tiếng Hán ........... 98
3.4.2.2. Câu phức điều kiện biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Việt ................. 99
3.4.3. Câu phức giả thiết biểu thị khoa trƣơng ....................................... 100
3.4.3.1. Câu phức giả thiết biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Hán .......... 100
3.4.3.2.Câu phức giả thiết biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Việt ............ 102

3.4.4. Sử dụng so sánh tu từ biểu thị khoa trƣơng .................................. 103
3.4.4.1. So sánh tu từ biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Hán ................... 103
3.4.4.2. So sánh tu từ biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Việt ................... 113
3.4.5. Sử dụng nhân cách hóa, vật cách hóa biểu thị khoa trƣơng .......... 114
3.4.5.1. Nhân cách hóa, vật cách hóa biểu thị khoa trƣơng trong tiếng
Hán ........................................................................................................ 114
3.4.5.2. Nhân cách hóa, vật cách hóa biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Việt
............................................................................................................... 115
3.4.6. Sử dụng hoán dụ biểu thị khoa trƣơng .......................................... 116
3.4.6.1. Hoán dụ biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Hán .......................... 116
3.4.6.2. Hoán dụ biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Việt .......................... 117
3.4.7. Sử dụng cƣờng điệu biểu thị khoa trƣơng (连…也/都... ) ............ 117
3.4.7.1. Cƣờng điệu biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Hán ..................... 117
3.4.7.2. Cấu trúc nhấn mạnh biểu thị khoa trƣơng trong tiếng Việt ........ 121
3.4.8. Cách biểu đạt khoa trƣơng thời gian ............................................ 122
3.4.8.1. Cách biểu đạt khoa trƣơng thời gian trong tiếng Hán ............... 122
3.4.8.2. Cách biểu đạt khoa trƣơng thời gian trong tiếng Việt................ 123
CHƢƠNG 4: KHOA TRƢƠNG TỪ BÌNH DIỆN DỤNG HỌC ............. 126
4.1. Khoa trƣơng và vấn đề dụng học ..................................................... 126
4.2. Khoa trƣơng trong văn viết.............................................................. 127
4.2.1. Khoa trƣơng trong thơ.................................................................. 127
4.2.1.1. Khoa trƣơng trong thơ tiếng Hán .............................................. 127
3


4.2.1.2. Khoa trƣơng trong thơ ca tiếng Việt .......................................... 132
4.2.2. Khoa trƣơng trong văn xuôi ......................................................... 134
4.2.2.1. Khoa trƣơng trong văn xuôi tiếng Hán ...................................... 134
4.2.2.2. Khoa trƣơng trong văn xuôi tiếng Việt ..................................... 142
4.3. Sử dụng khoa trƣơng trong giao tiếp (khẩu ngữ) ............................. 144

4.3.1. Sử dụng khoa trƣơng để đe dọa , thách thức, cảnh cáo ................. 144
4.3.2. Sử dụng khoa trƣơng để nịnh hót .................................................. 146
4.3.3. Sử dụng khoa trƣơng để hứa hẹn, thề nguyề n , cam kế t ................. 149
4.3.4. Sử dụng khoa trƣơng khi chƣ̉i th ề, chƣ̉i đổng .............................. 152
KẾT LUẬN ............................................................................................ 156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .............................................................................................. 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 160

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và tính cấp thiết của luận án
Mặc dù trải qua những bƣớc thăng trầm trong quan hệ nhƣng sự giao lƣu và
hợp tác đa phƣơng diện giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng mở rộng và phát
triển; việc học tập, nghiên cứu tiếng Hán đối với ngƣời Việt Nam cũng nhƣ việc học
tập, nghiên cứu tiếng Việt đối với ngƣời Trung Quốc đã trở thành một nhu cầu hết
sức cần thiết giúp cho hai nƣớc có điều kiện tìm hiểu, trao đổi và học tập lẫn nhau.
Là những ngƣời Việt Nam học tiếng Hán lại tham gia công tác giảng dạy
tiếng Hán cho ngƣời Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, cần phải thƣờng xuyên kết hợp
chặt chẽ giữa học tập, giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ Hán từ góc độ
của ngƣời Việt Nam; đặc biệt là, tiếng Việt và tiếng Hán là hai ngôn ngữ đơn lập,
phân tích tính nhƣng khác nhau về nguồn gốc. Từ đó tăng cƣờng hiểu biết cơ sở lí
tính của các hiện tƣợng ngôn ngữ, lấy thành quả ngôn ngữ để soi sáng cho quá trình
học tập và giảng dạy. Đồng thời, từ những vấn đề nảy sinh trong thực tế sử dụng
ngôn ngữ đi nghiên cứu tìm lời giải đáp.
Trong giao tiếp, khi chúng ta nghe “Bao giờ chạch đẻ ngọn đa, Sáo đẻ dƣới
nƣớc thì ta lấy mình”, hoặc “Chỉ mành treo chuông…” thật ấn tƣợng. Khi nghe
ngƣời Hán nói: 天空中下起了豆大的雨点 (Trên trời rơi xuống những hạt mƣa to

bằng hạt đậu) cũng không kém phần hấp dẫn. Đó là lối nói khoa trƣơng.
Chúng tôi nhận thấy lối nói khoa trƣơng là một vấn đề hết sức lí thú: ngoài
chức năng là phƣơng tiện giao tiếp nó còn phản ánh cách tƣ duy của ngƣời bản ngữ.
Chúng tôi chọn đề tài: Lối nói khoa trƣơng trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng
Việt) với hi vọng rằng, thông qua nghiên cứu lối nói khoa trƣơng trong tiếng Hán ở
các bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa, ngữ dụng, kết hợp liên hệ với lối nói khoa
trƣơng trong tiếng Việt, có thể đóng góp thêm tiếng nói có tính gợi mở cho các công
trình nghiên cứu tiếp theo; đồng thời phần nào giúp cho những ngƣời học tập,
nghiên cứu tiếng Hán tại Việt Nam và những ngƣời học tập, nghiên cứu tiếng Việt
tại Trung Quốc có thêm tƣ liệu nghiên cứu về ngôn ngữ và cả về góc độ văn hóa.

5


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án
Luận án này giới thiệu bức tranh toàn cảnh lối nói khoa trƣơng trong tiếng
Hán về cách biểu đạt, cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Thông qua việc khảo sát
đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa, luận án góp phần vào việc nghiên cứu lí luận về lối
nói khoa trƣơng, một biện pháp tu từ trong các ngôn ngữ nói chung và trong một
ngôn ngữ cụ thể.
Áp dụng lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ, quan hệ liên nhân vào khảo sát lối nói
khoa trƣơng trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt), nhằm tìm hiểu một lối nói
trong ngôn ngữ giao tiếp và trong văn chƣơng.
3. Nhiệm vụ của đề tài luận án
Để đạt đƣợc những mục đích trên, luận án này có những nhiệm vụ sau:
(a) Hệ thống hóa một số vấn đề lí thuyết có liên quan đến lối nói khoa trƣơng.
+ Khoa trƣơng dƣới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp.
+ Khoa trƣơng nhìn từ quan hệ liên nhân.
+ Lối nói khoa trƣơng nhìn từ chức năng tác động của lời (lực ngôn trung)
+ Khoa trƣơng và lý thuyết lịch sự.

(b) Định nghĩa khái niệm và phân loại lối nói khoa trƣơng trong tiếng Hán
(trong sự liên hệ với tiếng Việt).
(c) Khảo sát đặc điểm của lối nói khoa trƣơng trong tiếng Hán trên các
phƣơng diện ngữ pháp – ngữ nghĩa và bình diện dụng học (có liên hệ với tiếng Việt).
(d) Trong những điều kiện nhất định, khảo sát dịch lối nói khoa trƣơng trong
tiếng Hán sang tiếng Việt thông qua một số tác phẩm văn học nổi tiếng đã đƣợc
dịch sang tiếng Việt của các dịch giả nổi tiếng đã xuất bản ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận án
Luận án nghiên cứu lối nói khoa trƣơng trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng
Việt) ở các cấp độ từ / cụm từ, câu.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các loại diễn ngôn trong tiếng Hán, chủ
yếu là tiếng Hán hiện đại và các diễn ngôn trong tiếng Việt.
6. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu đề tài luận án
Trong luận án này chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau:

6


(1) Phƣơng pháp miêu tả: đƣợc sử dụng trong quá trình miêu tả các cấu trúc
của lối nói khoa trƣơng trong tiếng Hán và trong tiếng Việt.
(2) Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn: đƣợc sử dụng trong quá trình phân
tích các ngữ liệu (ngôn bản, đoạn thoại) có chứa lối nói khoa trƣơng trong mối
tƣơng quan và bối cảnh giao tiếp.
Sử dụng các phƣơng pháp trên, luận án đồng thời tiến hành một số thủ pháp
nghiên cứu sau:
- Thông kê phân loại lối nói khoa trƣơng, qui về các mô hình đầy đủ và
không đầy đủ.
- Phân tích hệ thống hóa: đƣợc sử dụng trong phân tích ngữ liệu, số liệu để
khái quát những đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa ngữ dụng của lối nói khoa trƣơng.

Phần liên hệ, chúng tôi khảo sát và phân tích lối nói khoa trƣơng trong tiếng
Việt, từ đó tìm ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt của lối nói khoa trƣơng trong
hai ngôn ngữ.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi coi tiếng Hán là ngôn ngữ đối tƣợng,
tiếng Việt là ngôn ngữ so sánh.
7. Tài liệu nghiên cứu của đề tài luận án
(a) Tài liệu lý luận: Các sách công cụ, sách lí luận ngôn ngữ, sách chuyên
khảo, chuyên luận và các bài viết có liên quan đến lối nói khoa trƣơng trong tiếng
Hán và khoa trƣơng trong tiếng Việt đã đƣợc công bố ở Việt Nam và Trung Quốc.
(b) Nguồn ngữ liệu:
- Các tác phẩm văn học Trung Quốc, chủ yếu là: “Lỗ Tấn tuyển tập”; “Mạc
Ngôn tuyển tập” bao gồm: “Báu vật của đời”, “Ếch”, “Trâu thiến”; Dƣ Hoa với
“Huynh đệ” và một số tác phẩm văn học đƣơng đại khác. Chúng tôi cũng tham khảo
những bản dịch sang tiếng Việt của các dịch giả nổi tiếng đã xuất bản ở Việt Nam,
nhƣ: Trần Đình Hiến, Vũ Công Hoan, Trần Trung Hỉ, Trƣơng Chính.... Phần thơ
chủ yếu đƣợc trích dẫn từ các tác phẩm thơ ca cổ đại.
Qui ƣớc trình bày: tất cả các ví dụ cả tiếng Việt và tiếng Hán đƣợc đánh số theo
thứ tự và tên tác giả tác phẩm để trong ngoặc đơn ở cuối (…)
Để tiện theo dõi, trong luận án chúng tôi dùng âm Hán Việt phiên toàn bộ tên
ngƣời Trung Quốc sang tiếng Việt.

7


8. Ý nghĩa khoa học của luận án
Luận án góp phần làm sáng tỏ lối nói khoa trƣơng trong tiếng Hán hiện đại
về mô hình, ngữ nghĩa, ngữ dụng và có liên hệ với tiếng Việt. Thông qua nghiên
cứu lối nói khoa trƣơng, tìm hiểu tƣ duy của hai cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.
Luận án này đóng góp thêm tƣ liệu cho những ngƣời làm công tác biên,
phiên dịch, giảng dạy cũng nhƣ những ngƣời học tiếng Hán.

Luận án này đóng góp thêm tƣ liệu cho những ngƣời nghiên cứu về văn hóa
tìm hiểu về tƣ duy và ngôn ngữ trong hai cộng đồng nói tiếng Việt và tiếng Hán.
Đóng góp một phần tƣ liệu cho những ngƣời làm công tác giảng dạy và học
tập tiếng Hán. Gợi mở hƣớng nghiên cứu tiếp theo về một lối tu từ cho ngƣời học
tại Việt Nam và Trung Quốc.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án này gồm 4
chƣơng đƣợc phân bố nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan
Chƣơng 2: Các tiêu chí nhận diện và cách phân loại lối nói khoa trƣơng
Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của lối nói khoa trƣơng trong
tiếng Hán
Chƣơng 4: Khoa trƣơng từ bình diện dụng học

8


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khoa trƣơng
Hiện nay, ở Trung đã có nhiều tác giả nghiên cứu về khoa trƣơng. Tiêu biểu
nhất phải kể đến các công trình sau:
1) 夸张辞格研究 (Nghiên cứu tu từ khoa trƣơng), Luận văn Thạc sĩ của 徐
松江 (Từ Tùng Giang), Đại học Sƣ phạm Hoa Trung. Trong luận văn này, ngoài
việc nêu định nghĩa, tác giả còn nêu bật cơ sở ngữ nghĩa và phân loại khoa trƣơng.
Ngoài ra, tác giả còn nói đến sức hấp dẫn của nghệ thuật và nguyên tắc vận dụng
khoa trƣơng.
2) 夸张:日常言语交流的礼貌策略 (Khoa trƣơng: chiến lƣợc lịch sự trong
giao tiếp hàng ngày) luận văn Thạc sĩ của 王一清 (Vƣơng Nhất Thanh), Đại học Sƣ
phạm Thƣợng Hải. Trong luận văn này, ngoài phần tổng quan đƣợc viết khá công
phu, tác giả nhấn mạnh khoa trƣơng nhƣ một phép tu từ xuất hiện ở mọi nơi và nhƣ

một hành động phối hợp, khoa trƣơng và sự châm biếm, khoa trƣơng là sự thật hay
giả dối. Tác giả cũng chỉ rõ quan hệ liên nhân: chiến lƣợc đe dọa thể diện và chiến
lƣợc lịch sự; tác giả còn nhấn mạnh phép lịch sự trong giao tiếp khi sử dụng khoa
trƣơng. Tác giả chỉ rõ: có thể dùng danh từ tính từ, động từ, số từ và trạng từ biểu
thị khoa trƣơng. Ngoài ra, còn có thể dùng so sánh tu từ, ẩn dụ, so sánh hơn, so sánh
nhất.
3) 汉语夸张式成语研究 (Nghiên cứu thành ngữ khoa trƣơng trong tiếng
Hán) luận văn thạc sĩ của 龙彦波 (Long Nhan Ba) , Đại học Sƣ phạm Thƣợng Hải.
Trong luận văn này, tác giả nêu phƣơng pháp nghiên cứu và lí luận ngôn ngữ áp
dụng vào nghiên cứu thành ngữ. Sau đó tác giả chỉ rõ đặc trƣng, tính chất và chủng
loại của thành ngữ khoa trƣơng. Tác giả miêu tả kết cấu và ngữ nghĩa của thành ngữ;
cuối cùng là cơ chế tri nhận của thành ngữ khoa trƣơng.
4) 汉语夸张辞格的语义研究 (Nghiên cứu ngữ nghĩa của phép tu từ khoa
trƣơng trong tiếng Hán) của 刘辉 (Lƣu Huy) đăng trên Tạp chí “Tu từ học” . Trong
công trình này, tác giả đã giới hạn và định nghĩa khoa trƣơng, phân biệt giữa khoa
trƣơng với phép ẩn dụ. Điểm nhấn của công trình này là yếu tố ngữ nghĩa và đặc
điểm ngữ nghĩa của khoa trƣơng. Phân tích quan hệ kết cấu ngữ nghĩa, kết cấu bề
sâu và kết cấu bề mặt của quan hệ ngữ nghĩa. Tác giả nêu các kiểu ngữ nghĩa của
9


khoa trƣơng trong đó tác giả nhấn mạnh: a) nghĩa so sánh và nghĩa phán đoán b)
nghĩa tập hợp và nghĩa hƣ chỉ c) nghĩa tu từ và nghĩa từ vựng. Cuối cùng tác giả đƣa
ra cơ chế lí giải ngữ nghĩa của khoa trƣơng.
5) 汉语言学中夸张的语义要素与运用原则 (Yếu tố ngữ nghĩa và nguyên
tắc vận dụng của khoa trƣơng trong tiếng Hán) tác giả 王生龙 (Vƣơng Sinh Long)
bài đăng trên bán nguyệt san “Văn học và Thời đại”. Nội dung chủ yếu của chuyên
luận này là tác giả nêu bật cơ sở ngữ nghĩa của khoa trƣơng, điều kiện khoa trƣơng
cũng nhƣ độ của khoa trƣơng. Cuối cùng là những những nguyên tắc ứng dụng của
khoa trƣơng trong giao tiếp hàng ngày.

6) 夸张修辞的态度意义研究 (Nghiên cứu ý nghĩa thái độ của phép tu từ
khoa trƣơng) của 布占廷 (Bố Chiếm Đình), đăng trên tạp chí “Tu từ học đƣơng đại”
của Đại học Thanh Đảo, Sơn Đông. Tác giả làm nổi bật cơ chế hoạt động của khoa
trƣơng, sự biểu đạt ý nghĩa thái độ và thái độ của ngƣời nói với sự thực trong lời nói
khoa trƣơng.
7) 夸张的英汉对比研究 (Nghiên cứu đối chiếu Anh Hán về khoa trƣơng)
của Từ Cƣờng (徐强) Đại học Tô Châu. Ở công trình này tác giả so sánh phép lịch
sự trong khoa trƣơng, khoa trƣơng gây hứng thú trong giao tiếp và khoa trƣơng biểu
thị lịch sự.
8) 夸张 修 辞的 语 义 对比 研 究 ( Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa khoa
trƣơng trong tiếng Anh và tiếng Hán) của 黄晓平 (Hoàng Hiểu Bình)đăng trong
“Tạp chí chuyên đề” của Đại học Sƣ phạm Liễu Châu. Trong bài báo này tác giả phân
chia khoa trƣơng và đối chiếu ngữ nghĩa khoa trƣơng trong tiếng Anh và tiếng Hán.
9) 中国古典诗歌中的夸张 (Khoa trƣơng trong thơ ca cổ điển Trung Quốc)
của 陈友冰 (Trần Hữu Băng). Trong bài viết, tác giả nêu bật vẻ đẹp thẩm mĩ của
khoa trƣơng, phân biệt khoa trƣơng, trong đó có khoa trƣơng phóng to, thu nhỏ và
khoa trƣơng thời gian. Bài báo nêu rõ, về khoa trƣơng thuần túy gồm có khoa
trƣơng động tác, khoa trƣơng tâm lí, khoa trƣơng các con số, khoa trƣơng mƣợn
điển cố. Về khoa trƣơng gián tiếp có ẩn dụ, so sánh, đối ngẫu, bài tỉ, tƣởng tƣợng
và nhân hóa để biểu thị. Vận dụng khoa trƣơng, tác giả nêu cơ sở hiện thực, những
tiết chế tâm lí và những điều mới mẻ trong khoa trƣơng.

10


10) 李白为何特别喜欢夸张?(Vì sao Lí Bạch đặc biệt thích khoa trƣơng )
của tác giả 丁启阵 ( Đinh Khải Trần) đăng trên tạp chí “Văn hối”. Trong bài viết,
ngoài các phép khoa trƣơng trong thơ Lí Bạch nhƣ phép tỉ dụ và sử dụng các con số
tác giả còn chỉ ra tám nguyên nhân vì sao Lí Bạch thích khoa trƣơng.
Có thể nhận thấy, ở các công trình kể trên mỗi tác giả đều tiếp cận và miêu

tả khoa trƣơng ở các góc độ khác nhau, tuy nhiên chƣa có tác giả nào viết về khoa
trƣơng cả về bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Theo chúng tôi đƣợc biết, cho đến nay ở Trung Quốc cũng chƣa có luận án
nào viết về khoa trƣơng có cả phân loại, ngữ nghĩa ngữ dụng.
Trong các sách tu từ tiếng Việt, các tác giả đều đề cập đến khoa trƣơng;
chẳng hạn, các tác giả Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Hữu Đạt.
Đáng chú ý nhất là bài báo “Lố i nói phóng đại trong tiế ng Viê ̣t” của Đào Thản trên
Tạp chí Ngôn ngữ (1990). Trong bài báo này tác giả đã nêu định nghĩa, chia thành
hai loại: khoa trƣơng ở mức độ thấp và khoa trƣơng ở mức độ cao.
Ở Việt Nam hiện nay vẫn chƣa có một luận văn, luận án hoặc một chuyên
khảo nào viết về khoa trƣơng trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt).
1.2. Khái niệm về “Lối nói khoa trƣơng”
Khoa trương (hyperbole) có xuất xứ từ tiếng Hi Lạp, đƣợc giải thích trong từ
điển Oxford: “Lời nói cƣờng điệu nhằm một tác động đặc biệt và không để đƣợc
hiểu theo đúng nghĩa đen. Ví dụ: I’ve invited millions of people to my party: Tôi đã
mời hàng triệu ngƣời đến dự bữa tiệc.” [87,tr.828]. Ở đây, “millions” (hàng triệu)
rõ ràng là con số khoa trƣơng, phi thực tế nhƣng lại đƣợc cả cộng đồng nói tiếng
Anh chấp nhận với ý nghĩa “rất nhiều ngƣời đến dự bữa tiệc”.
Nói rõ hơn, khi cần nhấn mạnh làm nổ i bâ ̣t đă ̣c trƣng, tính chất của đối tƣợng,
ngƣời ta cố tình nói quá s ự thật; viê ̣c nói quá ở đây có th ể là phóng to ho ặc thu nhỏ
đố i tƣơ ̣ng cầ n miêu tả. Ví dụ:
(1) 白发三千丈 / 缘愁似 个长。 (李白《秋浦歌》)
(Tóc trắng ba ngàn dặm / theo sầu dài lê thê.)
1.3. Một số quan niệm về khoa trƣơng
1.3.1. Quan điểm của các nhà Hán học về khoa trương
Theo các tác giả Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông thì : “Trong thƣ̣c tế sƣ̉
dụng ngôn ngữ , khi cần nhấn mạnh một ý nào đó, ngƣời ta cố ý nói quá sự thật;
11



viê ̣c nói quá ở đây có th ể là phóng to ho ặc thu nhỏ đối ngƣời , sƣ̣ vậ t hoặc hiê ̣n
tƣợng, tƣ́c đố i tƣợng cầ n miêu tả . Lố i nói này đƣ ợc gọi là khoa trƣơng ; nghĩa là,
trên cơ sở hiê ̣n thƣ̣c khách quan đ ối với đặc trƣng của sự vật, hiê ̣n tƣợng, ngƣời ta
tô vẽ một cách hợp tình hợp lí làm cho ngƣời đọc cảm thấy cái điề u nói ra có một
ấn tƣợng sâu sắc nhƣng vẫn chân thực có thể tin cậy đƣợc”.[100, tr 515]
Tác giả Vƣơng Hy Kiệt thì cho rằng : “Khoa trƣơng là cố ý nói quá sƣ̣ thật ,
hoặc phóng to hoặc thu nhỏ sƣ̣ thật . Mục đích của khoa trƣơng l à làm cho ngƣời
nghe/ đọc có một ấ n tƣợng sâu sắ c đố i với nội dung biể u đạt của ngƣời nói

/ viế t.

Chẳ ng hạn ,“天无三日晴/地无三尺平” (Trời không có ba ngày nắ ng / Đất không
có ba thƣớc bằng phẳng ) nói về đặc điểm thời tiết và địa h ình của Qúy Châu , là lối
nói khoa trƣơng. ” [136, tr. 296]
Tác giả Trƣơng Huy Chi thì cho rằng : “Khoa trƣơng là nói quá sƣ̣ thật , là
phƣơng thƣ́c biể u đạt mà vì một yêu cầ u nào đó ngƣời ta cố ý phóng to hoặc thu
nhỏ hình tƣợng, đặc trƣng, tác dụng, mƣ́c độ, số lƣợng của các sƣ̣ vật. Khoa trƣơng có
vẻ nhƣ không phù hợp với thực tế
, nhƣng nế u vận dụng hợp lý có thể miêu tả sâu sắ c bản
chấ t sƣ̣ vật, làm tăng thêm sức hấp dẫn của ngôn ngữ
.” [154, tr.320]
Bàn về “Khoa trƣơng trong thơ ca cổ điển Trung Quốc”, tác giả Trần Hữu
Băng cho rằng: “Khoa trƣơng là một thủ pháp tu thƣờng đƣợc vận dụng trong thơ
ca. Khoa trƣơng do các tác giả vận dụng trí tƣởng tƣợng phong phú, trên cơ sở
hiện thực khách quan, tiến hành phóng to hoặc thu nhỏ hình tƣợng sự vật hoặc tính
chất, mức độ nào đó, lấy một đặc trƣng của sự vật, là cách thức tu từ nêu bật tình
cảm mãnh liệt của tác giả.”[93, tr. 2]
Nhƣ vâ ̣y, quan điể m của các nhà Hán ngƣ̃ về khoa trƣơng là tƣơng đố i thố ng
nhấ t: nói quá sự thật trong đó có thể phóng to hoặc thu nhỏ sự vật, hiện tƣợng, tức là
đối tƣợng cần miêu tả nhằm gây ấn tƣợng đối với ngƣời nghe, ngƣời đọc.

1.3.2. Quan điểm của các nhà Viê ̣t ngữ về khoa trương
Trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, Cù Đình Tú cho rằng ,
“khoa trƣơng là cách tu từ dùng sự cƣờng điệu qui mô của đối tƣợng đƣợc miêu tả
so với nhƣ̃ng biể u hiê ̣n biǹ h thƣờng nhằ m mu ̣c đić h nhấ n ma ̣nh vào mô ̣t bản chấ t
nào đó của đối tƣơ ̣ng đƣơ ̣c miêu tả.” [82, tr. 204]
Cù Đình Tú còn nhấn mạnh, khi sƣ̉ du ̣ng cũng nhƣ khi phân tích khoa trƣơng
không đƣơ ̣c dƣ̀ng la ̣i ở sƣ̣ “quá lời” , “sƣ̣ phóng đa ̣i” bởi vì cƣờng điê ̣u qui mô chỉ là
12


phƣơng tiê ̣n, là công cụ biểu đạt : phải hƣớng tới mục đích của sự biểu đạt là nhằm
làm rõ hơn bản chất của đối tƣợng. Theo ý nghiã đó thì khoa trƣơng không phải là nói
dố i, nói sai sự thật mà làmnổ i rõ một bản chấ tnào đó của đối tƣợng.
Theo Đào Thản [70, tr.1] thì “phóng đại (còn gọi: khoa trƣơng, thậm xƣng,
ngoa ngƣ̃, cƣờng điê ̣u) là dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần
nhƣ̃ng thuô ̣c tính của khách thể hoă ̣c hiê ̣n tƣơ ̣ng nhằ m mu ̣c đích làm nổ i bâ ̣t

bản

chấ t của đố i tƣơ ̣ng cầ n miêu tả , gây ấ n tƣơ ̣ng đă ̣c biê ̣t ma ̣nh mẽ . Khác hẳn với nói
điêu, nói khoác về tính chất , đô ̣ng cơ và mu ̣c đích , phóng đại không phải là xuyên
tạc sự thật để lừa dối . Nó không làm cho ngƣời ta t in vào điề u nói ra , mà chỉ cốt
hƣớng cho ta hiể u đƣơ ̣c điề u nói lên.
Cơ sở của phóng đa ̣i là tâm lí của ngƣời nói muố n rằ ng điề u mình nói ra gây
đƣơ ̣c sƣ̣ chú ý và tác đô ̣ng cao nhấ t , làm ngƣời nhận hiểu đƣợc nội dung và ý nghĩa
đến mức tối đa.” [70, tr.2]
Các tác giả Đinh Tro ̣ng La ̣c, Nguyễn Thái Hòa thì cho rằ ng , “ngoa dụ còn có
tên go ̣i phóng đại , khoa trƣơng , thậm xƣng , tƣ́c là phƣơng thƣ́c cƣờng điê ̣u mô ̣t
mƣ́c đô ̣, tính chất, đă ̣c điể m nào đó của sự vật.
Ngoa dụ xuấ t hiê ̣n trong khẩ u ngƣ̃ gầ n nhƣ là mô ̣t biê ̣n pháp tăng cƣờng biể u

cảm. Chẳ ng ha ̣n: rét nhƣ cắt ruột, vui nổ trời, quét sạch bong, ngon dễ sợ, đánh nhƣ̀
đòn, gầ y trơ xƣơng , chế t một cái , giàu nứt đố , lƣời chảy thây , nhanh nhƣ điê ̣n , sôi
gan tím ruột , đe ̣p khủng khiế p , mày đáng lột da , nói bán trời không văn tự v .v…”
[47, tr.214]
Trong “Phong cách học tiếng Việt , tác giả cho rằng, “ngoa dụ (còn gọi là
phóng đại, thậm xƣng, khoa trƣơng, tăng ngữ, hay nói nhấn) là cách cƣờng điệu qui
mô, tính chất, mức độ của những hiện tƣợng đƣợc miêu tả” [47, tr.174].
Bề ngoài, ngoa dụ tỏ ra nói quá sự thật (không phải nói sai sự thật), nhƣng
bên trong ngoa dụ làm cho hiện tƣợng trở nên thực hơn, bởi vì qui mô của hiện
tƣợng càng đƣợc mở rộng thì bản chất của nó càng đƣợc bộc lộ rõ. Nhƣ vậy, cƣờng
điệu qui mô của hiện tƣợng miêu tả không phải là mục đích của sự biểu đạt, mà chỉ
là phƣơng tiện giúp cho sự biểu đạt đi sâu vào bản chất của sự vật.
Tác giả cũng khẳng định rằng, ngoa dụ vừa mang chức năng nhận thức vừa
mang chức năng biểu cảm. Nó đƣợc dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác
nhau, từ khẩu ngữ tự nhiên, ngôn ngữ chính luận cho đến ngôn ngữ nghệ thuật.
13


Ngoa dụ có thể dùng trong châm biếm. Ở đây, cƣờng độ mức độ của cái xấu
lên thì mâu thuẫn sẽ bộc lộ ra rõ nét hơn. Ví dụ:
(2) Con rận bằng con ba ba
Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh
(Ca dao)
Trong Phong cách học tiế ng Viê ̣t hiê ̣n đại , Hƣ̃u Đa ̣t cho rằ ng: “khoa trƣơng
hay phóng đại là biện pháp nói giảm hay nói quá sự thật nhằ m diễn tả sƣ̣ vâ ̣t hiê ̣n
tƣơ ̣ng dƣới cái nhìn châm biế m hoă ̣c hi vo ̣ng khách quan” [13, tr. 312]. Ví dụ:
(3) Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồ ng yêu chồ ng bảo râu rồ ng trời cho
(Ca dao)
Nhƣ vậy, theo cách hiểu của chúng tôi thì, khoa trƣơng hay phóng đại của

Hữu Đạt bao gồm cả “nói giảm” và “nói quá sự thật”. Điểm này khác với phóng đại
của Đào Thản, chỉ bao gồm “phóng to sự vật”. Tác giả luận án này đồng tình với
quan điểm của Hữu Đạt.
1.3.3. Quan điểm của người viết luận án về khoa trương
Nhƣ trên đã trình bày, khoa trƣơng hay còn go ̣i là nói quá , là cƣờng điệu quy
mô, tính chất , mƣ́c đô ̣ của nhƣ̃ng sƣ̣ vâ ̣t , hiê ̣n tƣơ ̣ng miêu tả . Khoa trƣơng có tác
dụng làm nổi bật những ý cần diễn đạt . Tuy nói quá nhƣng vẫn phản ánh đƣơ ̣c và
đúng bản chấ t của sƣ̣ vâ ̣t hiê ̣n tƣơ ̣ng . Khoa trƣơng luôn mang đâ ̣m phong cách và
dấ u ấ n của cá nhân hoă ̣c cô ̣ng đồ ng sƣ̉ du ̣ng ngôn ngƣ̃ . Ví dụ:
(4) 我自己列出一个菜谱,每桌八凉碟、八热盘,最后一盆汤。 袁腮看
罢,笑道:兄弟,你这一套不行。你请的是一群农民,个个都是麻袋肚子。
这点东西,刚够填牙缝的。你听我的,别弄这么多样数,只管大块肉、大碗
酒地往 上招呼,庄户人赴宴,好的就是这个。你弄得那么精致,一人一筷子
就没了,没得吃,干候着?那可就丢了大丑了。(莫言《蛙》)
(Tôi là ngƣời quyế t đi ̣nh thƣ̣c đơn : Mỗi mâm tám món nguội , tám món nóng
và cuối cùng là canh. Viên Tai xem qua thƣ̣c đơn, nói:
- Ngƣời anh em à , cậu đãi thế này không xong đâu . Khách mời của cậu đều
là nông dân , bụng ai cũng chứa đƣợc cả bao tải thức ăn . Nhƣ̃ng mó n này chỉ vƣ̀a
đủ dính răng thôi. Cậu hãy nghe tớ , đƣ̀ng có bày đặt nhiề u món làm gì , chỉ cần cục
14


thịt to , chén rƣợu lớn là đƣợc rồi . Cậu bày đặt sang trọng quá nhƣng lại ít , mỗi
ngƣời gắ p một đũa là sạch veo, sau đó thì làm sao? Mấ t mặt lắ m.)
Ở đây, tác giả đã khoa trƣơng về bữa tiệc sinh nhật con gái bằng các chi tiết
“bụng chứa đƣợc cả bao tải thức ăn”, “những món này chỉ vừa dính răng”, “mỗi
ngƣời gắp một đũa là sạch veo”. Những chi tiết trên đều không đúng với thực tế,
ngƣời nói, ngƣời nghe cũng không tin là nhƣ vậy, nhƣng nó lại gây đƣợc ấn tƣợng
mạnh mẽ. Nếu viết: “Những ngƣời nông dân ăn rất khỏe, nếu làm ít thức ăn họ chỉ
ăn một loáng là hết” thì đoạn văn sẽ hết sức bình thƣờng và dễ gây cảm giác nhàm

chán, khó lôi cuốn ngƣời đọc.
Nói chung, tác giả luận án này hoàn toàn tán đồng với quan điểm của các học
giả về khoa trƣơng và đề xuất một định nghĩa về khoa trƣơng nhƣ sau:
“Khoa trƣơng là một cách nói / viết khi biểu đạt trái ngƣợc logic hoặc thực tế
khách quan để phóng đại nội dung cần miêu tả. Khoa trƣơng để biểu thị ý tƣởng, cố ý
làm nổi bật đặc trƣng bản chất của sự vật nhằm mục đích nhất định.”
Chúng tôi cũng rất tâm đắc với nhận xét của Đào Thản khi tác gi ả này ví von
hình ảnh: “Phóng đại đƣợc dùng nhƣ một biện pháp cần thiết , không thể thiế u trong
nhiề u phong cách ngôn ngƣ̃ khác nhau , chỉ trừ phong cách ngôn ngữ khoa học . Tuy
nhiên trong khoa học lại không thể thiế u các phƣơng tiê ̣n và thiế t bi ̣ phóng đại nhƣ
kính hiển vi và các khí cụ quang điện khác.
Và chính cái điều tƣởng nhƣ nghịch lý này lại có thể giúp chúng ta hiểu rõ
thêm ý nghiã và tác dụng của phóng đại trong ngôn ngƣ̃ .” [70, tr.2]
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằ ng, phóng đại của Đào Thản chỉ có nghĩa là làm
cho sƣ̣ vâ ̣t to ra . Hay nói đúng hơn, tác giả này cũng nhƣ các tác giả Việt Nam
không quan tâm nhiều tới chuyện phóng to hay thu nhỏ; mà nếu có thu nhỏ đối
tƣợng thì vẫn cứ là phóng đại. Chẳ ng ha ̣n, khi ngƣời Hán nói:
(5) 他饿得都可以把一头大象给吃了。
thì ngƣời Việt nói: Nó đói đế n mƣ́c có thể ăn hế t một con voi.
Theo chúng tôi , lố i nói khoa trƣơng (hay phóng đại ) phải đƣơ ̣c hiể u một
cách chi tiết hơn; tƣ́c là ngoài phóng to, nó còn bao gồ m cả nói giảm tƣ́c thu nhỏ đố i
tƣơ ̣ng cầ n miêu tả . Chẳ ng ha ̣n, khi ngƣời Hán nói: 我家房子小得像烟合一样 (Nhà
tôi bé nhƣ bao thuốc lá), thì ngƣời Việt nói: Nhà tôi bé bằng cái mắt muỗi. Ở đây,
sự thu nhỏ lên đến hàng triệu triệu lần , vì thực tế không có c ái nhà nào chỉ to bằng
15


bao diêm hay bằng mắ t muỗi cả . Hoă ̣c, câu trên có một cách diễn đạt khác: 我家房
子连蚂蚁都进不去 (Nhà tôi ngay cả con kiến cũng không chui vào đƣợc).
Bởi vâ ̣y, chúng tôi cho rằng khi nói khoa trƣơng thì bản thân nó đã bao hàm cả

phóng to và thu nhỏ đối tƣợng. (Vấ n đề này sẽ đƣơ ̣c chúng tôi làm rõở chƣơng 2).
Theo chúng tôi, trong tất cả các định nghĩa về khoa trƣơng (của ngƣời Trung
Quốc và ngƣời Việt Nam) mà chúng tôi biết, định nghĩa của Đào Thản là hay nhất và
khái quát nhất khi ông cho rằng nó hƣớng ngƣời nghe đến điều nói lên chứ không phải
điều nói ra. (Điều này liên quan tới vấn đề ngữ dụng mà chúng tôi sẽ làm rõ ở chƣơng 4).
Ví dụ:
(6) 电是煤发的,煤是人挖的,挖煤不容易,地下三千尺,如同活地狱,
贪官污吏黑窑主,窑工性命贱如土。每块煤上都沾着鲜 血!(莫言《蛙》)
(Điê ̣n tƣ̀ than đá mà ra , than đá là do ngƣời đào lên , đƣơ ̣c mô ̣t xẻng than
chẳ ng dễ chút nào , phải đào sâu đến ba ngàn thƣớc , chui vào đó ch ẳng khác nào
xuố ng điạ ngu ̣c…!)
(7) 我的眼前, 只有两只宝葫芦一样饱满油滑, 小鸽子一样活泼丰满瓷花
瓶一样润泽光洁的乳房. (莫言《丰乳沸腾》)
(Trƣớc mắt tôi chỉ có hai bầu vú đầy đặn mƣợt mà nhƣ hai quả hồ lô,
sinh động nhƣ đôi chim bồ câu, bóng đẹp nhƣ hai bình hoa sứ.)
Qua các ví dụ ví dụ (6), (7) Mạc Ngôn đã sử dụng số từ và mô ̣t loa ̣t nhƣ̃ng so
sánh để khoa trƣơng khi nói v ề nỗi vất vả của những ngƣời công nhân mỏ và làm
tôn vẻ đe ̣p của “báu vâ ̣t của đời”.
1.4. Lối nói khoa trƣơng dƣới ánh sáng của lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ
Theo Diệp Quang Ban [4,tr. 29], giao tiếp là hiện tƣợng phổ biến trong các
kiểu xã hội, đó là tiếp xúc giữa các cá thể trong một cộng đồng để truyền đạt một
nội dung nào đó. Giao tiếp là một trong những đặc trƣng của xã hội, giúp phân biệt
xã hội với các quần thể không phải xã hội.
Nói rõ hơn, giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin diễn ra giữa ít nhất hai ngƣời
giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và một tình huống nhất định.
R. Jakobson (1960), trong một công trình nghiên cứu đã đƣa ra một mô
hình giao tiếp nhƣ sau:

16



NGỮ CẢNH
chức năng quy chiếu
NGƢỜI PHÁT
chức năng cảm xúc

THÔNG ĐIỆP
chức năng thi học

NGƢỜI NHẬN
chức năng tác động

……………………………………….
TIẾP XÚC
chức năng đƣa đẩy

chức năng siêu ngôn ngữ
Nhƣ vậy, ngƣời tạo lập văn bản (nói và viết) cần quan tâm đầy đủ đến sáu
yếu tố cần thiết có mặt trong quá trình giao tiếp bằng lời, đó là: ngƣời phát, ngƣời
nhận, thông điệp, ngữ cảnh, tiếp xúc, mã.
“Ngƣời phát” do một kích thích nào đó mà gửi “thông điệp” (lời nói ra) đến
“ngƣời nhận” và hƣớng tác động của ngƣời nói đến ngƣời nhận.
“Thông điệp” trong giao tiếp là lời nói mang tin từ ngƣời phát đến ngƣời
nhận, chức năng thi học gắn với bản thân thông điệp, với cấu trúc của thông điệp,
tức là với cách tổ chức hình thức và tổ chức nội dung của thông điệp. Chẳng hạn
ngôn ngữ dùng trong văn chƣơng nghệ thuật khác với ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực
hành chính – công vụ. Đây là chức năng chủ đạo trong nghệ thuật dùng từ ngữ; nó
hoạt động nhƣ một thành tố bổ trợ trong tất cả các chức năng còn lại, và ngƣợc lại
các chức năng kia cũng tham gia vào nghệ thuật dùng từ ngữ.
“Ngữ cảnh” mà lời nói đề cập là việc, vật, hiện tƣợng, không gian, thời gian

đƣợc phản ánh trong lời nói, cho nên ngữ cảnh có tác dụng giải thích nội dung của
thông điệp. Ngữ cảnh phải đƣợc ngƣời nhận nhận biết, và ngữ cảnh có thể là bằng
ngôn từ trong thông điệp, hoặc có thể ngôn từ hóa đƣợc (tức là cho phép diễn đạt
đƣợc bằng ngôn từ.
“Mã” là thứ ngôn ngữ đƣợc dùng, nó phải hoàn toàn hoặc ít ra là phần nào
đó có tính chất chung đối với cả ngƣời phát lẫn ngƣời nhận để họ có thể hiểu nhau.
Trong những lời ngƣời phát nói ra có thể có những từ ngữ có những ý mà ngƣời
nhận chƣa rõ, chẳng hạn hai ngƣời có thể là bạn cũ, ngƣời nghe có thể hỏi lại “Bạn
cũ nào?”

17


“Tiếp xúc” là đƣờng kênh vật lí (nhƣ dây điện hay không khí khi ta nói với
nhau) và mối quan hệ tâm lí giữa ngƣời phát và ngƣời nhận, chúng quy định khả
năng thiết lập và duy trì sự giao tiếp.
Trong giao tiếp, ngôn ngữ thực hiện những chức năng khác nhau. Mỗi chức
năng của ngôn ngữ lại có mối liên hệ trực tiếp với một trong những bộ phận cấu
thành của sơ đồ giao tiếp trên. R. Jakobson cho rằng, trong giao tiếp, ngôn ngữ có 6
chức năng tƣơng ứng theo thứ tự với các nhân tố giao tiếp trong sơ đồ của ông đƣa
ra là: biểu cảm (emotive), thi học (poetic), quy chiếu (referential), đƣa đẩy (phatic),
và siêu ngôn ngữ (metalingual). (Xem hình vẽ)
Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ theo thời gian, “giao tiếp” đƣợc nhận
thức lại một cách đầy đủ hơn theo đúng nghĩa của nó. Hoạt động giao tiếp của con
ngƣời đƣợc Lyon phát triển có những điểm khác với lƣợc đồ của R. Jakobson nhƣ sau:
Tín hiệu truyền

Tín hiệu nhận

X ….THỂ PHÁT…........KÊNH……..THỂ NHẬN…….Y

NHIỄU
Trong sơ đồ trên, X là nguồn hay chủ thể phát tin. Y là nguồn hay chủ thể
nhận tin. Khác với Jakobson và những ngƣời khác, J Lyon phận biệt: chủ thể phát
với thể phát ở bên phát, chủ thể nhận với thể nhận ở bên nhận. Theo đó, chủ thể
phát là ngƣời phát đích thực hay chủ ngôn của một phát ngôn hay ngôn bản; còn
thể phát chỉ là ngƣời trung gian truyền đạt nội dung chủ thể phát tới bên nhận, do
đó, thể phát còn đƣợc gọi là ngƣời truyền ngôn. Tƣơng tự, chủ thể nhận là ngƣời
nhận đích thực hay ngƣời thụ ngôn, còn thể nhận là ngƣời trung gian truyền tin giữa
hai bên, do đó, còn đƣợc gọi là ngƣời tiếp ngôn. Chẳng hạn, A muốn báo tin T cho
B, nhƣng lại sai con là A’ đến báo tin đó; A’ đến nhà B nhƣng lại nhờ con của B là
B’ truyền đạt lại tin T cho bố anh ta. Ví dụ này đƣợc minh họa theo sơ đồ sau:
A………….A’……………(T)………………B’………………B
Trong sơ đồ giao tiếp của Lyon, sự phát hiện ra các nhân vật ngƣời phát đích
thực và ngƣời nhận đích thực đánh giá một bƣớc tiến bộ quan trong trong nhận thức
của con ngƣời về cơ chế ngôn giao. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên
cứu lời nói khoa trƣơng.
Sơ đồ trên là sơ đồ giao tiếp bốn nhân vật (chủ ngôn – ngƣời truyền ngôn –
ngƣời tiếp ngôn - ngƣời thụ ngôn). Lời nói khoa trƣơng cũng chính là một thông
18


×