Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG TY ANGIMEX VÀ CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.9 KB, 22 trang )

Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu
cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG TY
ANGIMEX VÀ CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH
4.1. Giới thiệu Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
4.1.1 Tổng quan
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG.
- Tên giao dịch quốc tế: AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANY.
- Tên viết tắt: ANGIMEX.
- Biểu tượng của Công ty:
- Trụ sở chính: Số 1, đường Ngô Gia Tự, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- Điện thoại: 84.76.841548 – 841048 – 841286 Fax: 84.76.843239.
- E-mail:
- Website: www.angimex.com.vn
- Mã số thuế: 1600230737-1.
- Lĩnh vực hoạt động chính:
 Tổ chức thu mua, chế biến lúa gạo tiêu thụ nội địa và cung ứng, xuất khẩu trực tiếp
 Kinh doanh làm đại lý xe Honda
 Kinh doanh in bao đóng gói gạo
 Dịch vụ đào tạo công nghệ thông tin
 Dịch vụ và kinh doanh điện thoại di động
 Mua bán và xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng và phân bón
 Xuất khẩu cá và nhập khẩu bã đậu nành.
4.1.2 Quá trình hình thành và một số điểm chính
4.2.1. Quá trình hình thành
- Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu An Giang (Angiang Import – Export Company), viết tắt là
Angimex, được thành lập vào ngày 23/07/1976 theo Quyết định số 73/QĐ-76 do Chủ tịch tỉnh Trần Tấn
Thời ký, với tên gọi ban đầu là Công ty Ngoại thương An Giang. Tháng 9/1976, Công ty chính thức đi
vào hoạt động, trụ sở đặt tại Châu Đốc.
- Năm 1979: Đổi tên thành Công ty Liên hợp xuất khẩu tỉnh An Giang, trụ sở tại thị xã Long Xuyên.
- Năm 1982: Thành lập Trạm giao nhận TP. Hồ Chí Minh (nay là chi nhánh TP.HCM)


- Năm 1988: Đổi tên thành Liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang.
- Năm 1991: Thành lập Công ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU.
- Năm 1992: Đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang.
- Năm 1998: Được Bộ Thương Mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Thành lập đại lý ủy
nhiệm đầu tiên của hãng Honda.
- Năm 2004: Thành lập Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin NIIT – ANGIMEX.
- Năm 2005: Đón nhận chứng chỉ ISO 9001 – 2000. Khai trương đại lý điện thoại S-Fone –
ANGIMEX.
- Năm 2008: Chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần.
GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH:Lê Ngọc Tuyền Trang 1
Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu
cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
Với những cố gắng của mình, Công ty đã được khen thưởng nhiều lần: Huân chương lao động (1983
– hạng ba, 1985 - hạng nhì và 1995 – hạng nhất) và các bằng khen, cờ thi đua của Bộ Ngoại thương, Bộ
Thương mại. Công ty còn được bầu chọn là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín bốn năm liền (2004, 2005,
2006, 2007) và là một trong 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
4.2.2.Sơ đồ quản lý
GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH:Lê Ngọc Tuyền Trang 2
Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu
cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban kiểm soát
Phó Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc
Chi nhánh TPHCM
Phòng Hành chánh
Phòng Nhân sự
Phòng
Phát triển chiến lược

Phòng
Tài chính Kế toán
Bộ phận
Công nghệ thông tin
Bộ phận Marketing
Bộ phận
Chiến lược & Kế hoạch Kinh doanh
Bộ phận Dự án
Giám đốc
lương thực
Giám đốc
Trung tâm Honda ANGIMEX
Giám đốc
Trung tâm Kinh doanh Tổng hợp ANGIMEX
Giám đốc
Trung tâm Đào tạo ANGIMEX
Phòng Bán hàng
Phòng điều hành Kế hoạch
lương thực
GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Lê Ngọc Tuyền
Trang 3 3
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Angimex
Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu
cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
Chi nhánh lương thực ANGIMEX Long Xuyên
Chi nhánh
lương thực ANGIMEX
Thoại Sơn
Cửa hàng ANGIMEX 3
Chi nhánh

Honda
Châu Đốc
Chi nhánh
Honda
Long Xuyên
Bộ phận
kinh doanh
Thức ăn
chăn nuôi
Bộ phận
kinh doanh
Điện thoại
Bộ phận
kinh doanh Phân bón
GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Lê Ngọc Tuyền
Trang 4 4
Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu
cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
4.1.3 Sơ lược về ngành xuất khẩu gạo của Công ty
• Mối quan hệ với nền sản xuất nông nghiệp trong nước:
Công ty có lợi thế là có vùng nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nguồn cung
chính cho xuất khẩu, là vùng có diện tích lúa lớn nhất trong cả nước. Nhưng thời tiết thất thường,
hạn hán, lũ lụt cùng dịch bệnh cũng gây nhiều thiệt hại, làm mất mùa, ảnh hưởng phần nào đến
nguyên liệu đầu vào cho việc xuất khẩu gạo. Điều này góp phần làm tăng giá lúa gạo trong những
năm gần đây. (dẫn chứng). Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu từ Campuchia đã giúp bổ sung cho
nguồn cung thị trường.
• Chính sách của Chính phủ:
Ngành lương thực chịu sự điều tiết của Chính phủ về sản lượng xuất khẩu hàng năm, cụ thể
trong năm 2006, 2007 giá cao liên tục và để đảm bảo an ninh lương thực nên Thủ tướng đã có
những lần điều chỉnh tạm dừng xuất khẩu gạo, lần gần đây nhất là vào ngày 2/4/2008. Vấn đề này

đã làm ảnh hưởng hạn chế đến kế hoạch kinh doanh của Công ty trong các thời điểm rất thuận lợi
cho việc xuất khẩu, đó là những lúc giá bán cao, nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh, Công ty có tồn
kho đáp ứng được cho xuất khẩu. Tuy nhiên, với nếp và gạo thơm thì vẫn được cho tiếp tục ký các
hợp đồng xuất khẩu bình thường.
• Tình hình thị trường:
Giá gạo thế giới trong hai năm trở lại đây có những biến động mạnh, đặc biệt là trong thời gian
gần đây. Nguyên nhân là do nhu cầu tăng mạnh, nhất là thị trường Châu Phi, Trung Đông; thêm
vào đó do nguồn cung cũng khan hiếm ở một số nước xuất khẩu, như trường hợp của Thái Lan,
sau khi đẩy mạnh xuất khẩu, đã phải mở cửa kho dự trữ để cung cấp cho nội địa, cả Ấn Độ và Việt
Nam cũng hạn chế xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước. Bên cạnh đó, do tình trạng
đầu cơ trục lợi cũng góp phần đẩy giá gạo tăng cao.
Tại thị trường xuất khẩu, từ tháng 2 đến đầu tháng 5 năm 2008, giá gạo xuất khẩu của Việt
Nam tăng liên tục, trong ba tháng tăng thêm 830 USD/tấn, từ 370 USD/tấn (tháng 2) lên 500-600
USD/tấn (tháng 3) rồi lên 600-800 USD/tấn và cuối cùng là 1.200 USD/tấn (tại cuộc đấu thầu ở
Philippines giữa tháng 4 của Hiệp hội lương thực Việt Nam). Vào lúc này, giá gạo của Thái Lan
cũng đã đạt 1.000 USD/tấn (FOB – 100%B), 980 USD/tấn (FOB 5% tấm). Như vậy, so với cùng
kỳ năm 2007, giá bán gạo của Thái Lan tăng 209%-211%, gạo Việt Nam tăng 220%-223%.
Đối với thị trường nội địa, bên cạnh do giá gạo xuất khẩu tăng còn do tình trạng đầu cơ nên đã
gây ra giá gạo tăng cao trong thời gian gần đây.
• Hoạt động kinh doanh:
Theo cơ cấu hình thức tiêu thụ, Công ty đã đạt được số lượng xuất khẩu như sau:
GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Lê Ngọc Tuyền
Trang 5 5
Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu
cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
Biểu đồ 4.: Biểu đồ hình thức tiêu thụ năm 2006
1
Công ty kinh doanh xuất khẩu gạo với ba hình thức là xuất khẩu trực tiếp, cung ứng và ủy thác.
Trong đó, xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất (71.79%), đến xuất khẩu ủy thác chiếm
24.12% và cung ứng chiếm 4.09%.

Tính theo cơ cấu loại gạo, Công ty xuất khẩu gạo cao cấp 5%-10% tấm, gạo cấp trung bình
15% tấm, gạo cấp thấp 25% tấm, gạo sắt, gạo thơm, nếp và tấm.
Bảng 4.1: Tỷ trọng xuất khẩu gạo qua các năm 2003, 2004, 2005 và 2006
2
Chỉ tiêu 2003 Tỷ trọng 2004 Tỷ trọng 2005
Tỷ
trọng 2006
Tỷ
trọng
Gạo 5% 37,633 11.34% 63,055 24.34% 87,490 27.47% 74,583 41.79%
Gạo 10% 45,614 13.75% 6,469 2.50% - - - -
Gạo 15% 109,600 33.03% 81,364 31.41% 115,990 36.42% 34,288 19.21%
Gạo 25% 109,828 33.10% 84,218 32.51% 81,846 25.70% 52,481 29.41%
Tấm 1,778 0.54% 17,805 6.87% 26,793 8.41% 11,321 6.34%
Nếp 12,500 3.77% 4,757 1.84% 4,493 1.41% 2,149 1.20%
Gạo sắt - - - - - - 2,164 1.21%
Gạo thơm - - - - - - 1,475 0.83%
Tấm nếp - - - - 1,182 0.37% - -
Jasmine 526 0.16% 925 0.36% 701 0.22% - -
Gạo khác 14,363 4.33% 480 0.19% - - - -
1 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 và phương hướng năm 2007 của Công ty ANGIMEX
2 Tổng hợp từ các Báo cáo của Công ty Cố phần Xuất Nhập An Giang
GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Lê Ngọc Tuyền
Trang 6 6
Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu
cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
Tổng cộng 331,842 100.00% 259,073 100.00% 318,495
100.00
% 178,461
100.00

%
Trong đó, gạo 5%, 15% và 25% luôn chiếm tỷ lệ cao. Trong khi gạo 5% có xu hướng tăng dần
thì gạo 15% và 25% thu hẹp dần, điều này là do Công ty chủ trương xuất khẩu gạo cao cấp, có giá
trị gia tăng cao với kim ngạch xuất khẩu cao hơn các loại gạo cấp thấp. Đồng thời cũng do các thị
trường Công ty xuất đến có những yêu cầu cao về chất lượng gạo.
• Thị trường xuất khẩu trực tiếp
Bảng 4.2: Sản lượng xuất khẩu gạo trực tiếp tại các thị trường
3
ĐVT: tấn
Thị trường 2003 2004 2005 2006
Châu Á 269,469 71,104 144,408 84,159
Châu Phi 4,000 142,030 152,905 78,255
Châu Đại Dương - - - 5,650
Châu Âu 245 - 118 3,234
Châu Mỹ - - - 5,000
Tổng 273,714 213,134 297,430 176,298
Thị trường chủ yếu của Công ty là Châu Á, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng sau đó có xu
hướng giảm dần, vì Công ty chủ trương mở rộng sang các thị trường khác. Đó là thị trường Châu
Phi, qua bốn năm liên tiếp Angimex đã tăng số lượng xuất, từ 1.46% tổng số lượng tiêu thụ năm
2003 tăng lên 44.39% vào năm 2006. Đến năm 2006, Công ty mở rộng sang hai thị trường mới là
Châu Đại Dương với 5650 tấn và Châu Mỹ với 5000 tấn.
4.2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Công ty ANGIMEX
Để đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của Angimex, ta đánh giá trên hai mặt là
công nghệ thông tin và website.
4.2.1. Công nghệ thông tin
Để có thể thấy được hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của một doanh nghiệp, ta có thể
xem xét trên bốn nhân tố là nhận thức, nhân lực, nối mạng và nội dung. Đây còn được gọi là 4N
trong thương mại điện tử. Sau đây, ta sẽ xem xét ứng dụng công nghệ thông tin trong Công ty
Angimex với 4N
4.2.2. Nhận thức

Ban giám đốc Công ty đã nhận ra vai trò quan trọng của công nghệ thông tin, nên Công ty đã
có những sự đầu tư thích hợp vào lĩnh vực này từ những năm trước đây. Đến hôm nay, công tác
quản lý, kinh doanh, nghiệp vụ của Công ty đã đi vào quá trình ứng dụng công nghệ thông tin một
cách thông suốt. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên cũng đã tham gia các khóa học tin học ngắn hạn
nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng vi tính, kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc.
3 Tổng hợp từ các Báo cáo của Công ty Cố phần Xuất Nhập An Giang
GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Lê Ngọc Tuyền
Trang 7 7
Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu
cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
Bảng 4.3: Danh mục đầu tư trang thiết bị của ANGIMEX 2007-2009
4
ĐVT: Triệu đồng
Stt Danh mục Vốn đầu tư Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Đầu tư máy móc thiết bị 12.000 4.000 4.000 4.000
2 Nâng cấp trang thiết bị 9.000 3.000 3.000 3.000
3 Đầu tư công nghệ thông tin 3.000 1.000 1.000 1.000
Tổng cộng 24.000 8.000 8.000 8.000
Trong những ba năm tới, Công ty sẽ chi cho việc đầu tư công nghệ thông tin 3 tỷ đồng, trải đều
qua ba năm. Việc đầu tư này cho thấy công ty có sự quan tâm cải tiến công nghệ thông tin cho
mình.
Chiến lược phát triển Công ty sau khi cổ phần có đề ra việc cần phải hoàn thiện việc ứng dụng
tin học vào chương trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Chiến lược nhân sự cũng đề cập
đến vấn đề đào tạo, nâng cao kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin. Việc đề ra những
chiến lược này cũng góp phần cho thấy sự quan tâm của Công ty đối với việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý, kinh doanh. Trong những năm qua Công ty đã thực hiện và chạy thử
website của mình, đến nay, Công ty chuẩn bị đưa ra website chính thức hoàn chỉnh sau một thời
gian chạy thử, chỉnh sửa.
4.2.3. Nhân lực
Hiện nay, công việc quản lý công nghệ thông tin trong Công ty do phòng Phát triển chiến lược

tiếp nhận. Công việc này được giao cho 01 nhân viên.
Bên cạnh đó, các nhân viên trong Công ty đều có khả năng sử dụng vi tính khá tốt. Năm 2005,
Công ty đã hoàn thành công tác đào tạo tin học cơ bản cho 90 cán bộ công nhân viên Công ty
nhằm nâng cao khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ, với
sự hỗ trợ từ Trung tâm Phát triển công nghệ thông tin NIIT – ANGIMEX. Cũng từ phía Trung tâm,
Công ty được hỗ trợ tư vấn, cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin (viết phần mềm, thiết kế
web, xây dựng giải pháp,..) khi có cần thiết.
4.2.4. Nối mạng
Hiện nay, Công ty đang sử dụng dịch vụ đường truyền ADSL của hai nhà cung cấp VNPT và
Viettel. Trong đó, đường truyền của Viettel là chính, Công ty đã thiết lập mạng riêng ảo VPN trên
đường truyền này nhằm phục vụ chủ yếu cho mảng Kế toán của công ty. VPN sẽ giúp tăng tính
bảo mật trong việc truyền thông tin kế toán giữa trụ sở chính và các xí nghiệp, chi nhánh, cửa
hàng. Còn đường truyền của VNPT dùng để Công ty giao tiếp thông tin với bên ngoài như truy cập
web, e-mail, chat,…
Hình thức giao tiếp chính trong Công ty là e-mail, Công ty có hai hình thức e-mail là online
(trực tuyến) và offline (ngoại tuyến). E-mail online dùng để giao tiếp với khách hàng, đối tác, phía
4 Nguồn: Bản công bố thông tin Công ty Xuất Nhập khẩu An Giang
GVHD: Th.S Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Lê Ngọc Tuyền
Trang 8 8

×