Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

ƯỚC LƯỢNG HÀM CUNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.98 KB, 28 trang )

ƯỚC LƯỢNG HÀM CUNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CHO
CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ
5.1. Đánh giá tổng quan của cuộc nghiên cứu
Để tìm hiểu các nhân tố ảng hưởng đến quyết định cung ứng tín dụng của NH cũng
như ước lượng hàm cung tín dụng cho các DNTN của hệ thống NH, chúng tôi tiến hành
thu thập số liệu và nhận định thực tế từ 13 trên tổng số 28 NH đang hoạt động trên địa bàn
TP. Cần Thơ với 121 hợp đồng tín dụng đã được thực hiện giữa các NH với KH là các DN
thuộc thành phần kinh tế tư nhân của họ.
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ NH Quốc doanh và ngoài quốc doanh xấp xỉ bằng nhau với
các NH quốc doanh chiếm 53,85% và 46,15% còn lại là những NHTMCP. Số liệu về số
hợp đồng tin dụng do từng loại NH cung cấp được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 5.1 Cơ cấu hợp đồng tín dụng theo loại hình ngân hàng
Loại Ngân hàng Số hợp đồng tín dụng (n = 121) Tỷ lệ (%)
NH Quốc doanh 55 45,5
NH ngoài quốc doanh 66 54,5
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007)
Các hợp đồng tín dụng này được ký kết giữa các NH và các đối tượng doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân: với loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm
hữu hạn chiếm đa số.
Bảng 5.2 Cơ cấu hợp đồng tín dụng theo loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp Số hợp đồng tín dụng (n = 121) Tỷ lệ (%)
Doanh nghiệp tư nhân 46 38,0
Công ty cổ phần (CTCP) 21 17,4
Công ty TNHH 44 36,4
Khác 10 8,2
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007)
Bảng số liệu này cho thấy hai loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần
thường phát sinh nhu cầu vốn cho công việc kinh doanh của mình, có thể nói đây chính là
khách hàng thường xuyên của NH trong số những khách hàng (KH) là doanh nghiệp. Các
công ty cổ phần có số tỷ lệ vay vốn NH ít hơn gần phân nửa so với hai loại trên có thể
được giải thích là vì loại doanh nghiệp này có thể giải quyết được một phần nhu cầu vốn


của họ qua thông thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các loại hình doanh nghiệp khác cũng
có phát sinh nhu cầu liên hệ vay vốn đối với các NH.
Nếu Các doanh nghiệp được phân loại theo qui mô như sau:
Mức giá trị
tài sản
Dưới 5 tỷ Từ 5 đến 10 tỷ Trên 10 tỷ
Qui mô
doanh nghiệp
Nhỏ Vừa Lớn
thì các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhiều nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Nếu cộng
dồn tỷ lệ số hợp đồng tín dụng theo qui mô doanh nghiệp, ta thấy các doanh nghiệp vừa và
nhỏ có nhu cầu vay vốn lên đến 66,9%
Bảng 5.3 Cơ cấu HĐTD theo qui mô doanh nghiệp
Qui mô doanh nghiệp Số hợp đồng tín dụng (n = 121) Tỷ lệ (%)
Nhỏ 62 51,2
Vừa 19 15,7
Lớn 40 33,1
Bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh nào thường phát sinh nhu cầu
vốn nhất:
Bảng 5.4 Cơ cấu HĐTD theo lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp
Nhóm ngành nghề kinh doanh Số hợp đồng tín dụng (n = 121) Tỷ lệ (%)
Nông nghiệp, lâm nghiệp,thủy sản 30 24,8
Công nghiệp, xây dụng 24 19,8
Thương mại, dịch vụ 67 55,4
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007)
Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng những doanh nghiệp kinh doanh trong nhóm
ngành Thương mại, dịch vụ là những doanh nghiệp phát sinh nhu cầu về vốn nhiều nhất,
chiếm đa số nhu cầu với 55,4% số hợp đồng tín dụng điều tra được. Hai nhóm ngành nghề
còn lại phát sinh nhu cầu tương đối ngang nhau với khoảng 20% số hợp đồng. Thực tế này
chỉ ra mối liên hệ tương đối chặt chẽ giữa việc phát sinh nhu cầu cần huy động vốn của

doanh nghiệp và việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của DN. Nhiều chuyên gia đã nhận
định hiện nay số lượng doanh nghiệp đặng ký kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ ngày
càng nhiều và lĩnh vực kinh doanh được lưa chọn nhiều nhất là lĩnh vực thương mại, dịch
vụ; bởi vì đây là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi ít vốn đầu tư ban đầu và không cần phải có số
vốn lưu động qua cao. Lựa chọn hình thức kinh doanh này phù hợp với số vốn ban đầu
tương đối ít của nhà kinh doanh, bên cạnh đó, việc vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu
động cũng tương đối dễ dàng hơn, do đó ngày càng nhiều DN tham gia kinh doanh trên
lĩnh vực này, và từ đó làm phát sinh nhu cầu vốn càng nhiều.
Nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp tập trung vào các khoản vay có thời hạn
trung bình một năm chiếm đa số (69,4%) trong các hợp đồng tín dụng điều tra được (tương
đương với một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp). Có khoảng 19,8% số hợp
đồng tín dụng có thời hạn dưới một năm và phần còn lại chiếm 80,2% là các khoảng tín
dụng trung dài hạn, bao gồm cả các khoảng tín dụng kéo dài 12 tháng đã nói trên.
Bảng 5.5 Thời hạn của hợp đồng tín dụng
Thời hạn Số HĐTD (n = 121) Tỷ lệ (%)
Dưới một năm 24 19,8
Từ một năm trở lên 97 80,2
Một năm 84 69,4
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007)
Nhìn chung, mục đích vay của các doanh nghiệp là để bổ sung vốn lưu động với
80,2% trong tổng số hợp đồng tín dụng, hoàn toàn phù hợp với thời hạn chiếm đa số là 1
năm đã nêu trên. Bên cạnh đó, có 17,3% nhu cầu vay là để mua sắm trang thiết bị, tài sản
cố định, đầu tư tài chính, sửa chữa, nâng cấp thiết bị máy móc... và nhiều mục đích khác.
Phần còn lại là các hợp đồng nhằm mục đích bổ sung vốn kinh doanh, tức là vốn kinh
doanh dài hạn của doanh nghiệp.
Bảng 5.6 Mục đích vay của các Doanh nghiệp
Mục đích vay Số HĐTD (n = 121) Tỷ lệ (%)
Bổ sung vốn lưu động 97 80,2
Bổ sung vốn kinh doanh 3 2,5
Mục đích khác 21 17,3

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007)
Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập các số liệu về khả năng thanh toán của DN khi làm
thủ tục xin vay, mức độ tín nhiệm của NH đối với doanh nghiệp khi cho vay, và những
nhân tố định lượng khác đóng vai trò thiết yếu trong một hợp đồng tín dụng đó là: Số tiền
DN mong muốn vay, Tổng tài sản, Vốn chủ sở hữu, doanh thu và cuối cùng yếu tố thể hiện
quyết định cho vay của NH là tổng số tiền NH giải ngân cho Doanh nghiệp.
Nhìn chung, khi tiến hành nộp hồ sơ xin vay NH, DN có sự chuẩn bị tương đối kỹ
về khả năng thanh toán nợ hiện hành của mình, một yếu tố góp phần tạo nên sự tin tưởng
vào DN của NH. Thực tế cho thấy có đến 99% các hợp đồng cho vay ra được đảm bảo
bằng khả năng thanh toán trung bình và cao của doanh nghiệp, trong đó khả năng thanh
toán tốt của DN chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn. Điều này cho thấy về phía doanh nghiệp, họ
rất cố gắng trong việc chứng tỏ khả năng trả nợ cho khoản vay nhằm tạo được uy tín với
đối tác NH của mình và đạt được mục đích cuối cùng là có được số vốn cần thiết.
Bảng 5.7 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán Số HĐTD (n = 121) Tỷ lệ (%)
Cao 94 77,7
Trung bình 26 21,5
Thấp 1 0,8
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007)
Còn về phía ngân hàng, để đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận họ chấp nhận
cho vay đối với 98,3% các đối tượng DN tạo được sự tín nhiệm (bao gồm sự tín nhiệm
được đánh giá trung bình và cao) và chỉ có 1,7% DN mặc dù phía NH có mức tín nhiệm
thấp nhưng vẫn được vay.
Bảng 5.8 Mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp
Mức độ tín nhiệm Cao Trung bình Thấp
Số HĐTD (n = 121) 79 40 2
Tỷ lệ (%) 65,3 33,0 1,7
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007)
Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu cho thấy rằng NH cho vay tín chấp đối với các doanh
nghiệp chỉ chiếm một con số rất thấp là 5%, các hồ sơ tín dụng còn lại (95%) DN đều phải

có tài sản thế chấp mới được vay. Những trường hợp NH cho vay tín chấp là do đây là
những công ty có được sự bảo lãnh của nhà nước hoặc dự án mang tính quốc tế nào đó.
Bảng 5.9 Sự đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp khi đi vay
Đảm bảo bằng tài sản Có thế chấp Không có thế chấp
Số HĐTD (n = 121) 115 6
Tỷ lệ (%) 95,0 5,0
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007)
Tóm lại, qua khảo sát thực tế về tình hình cung cấp tín dụng của hệ thống NH trên
địa bàn TP. Cần Thơ, tôi rút ra được những nhận xét sau:
- Thứ nhất, nhóm khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay lớn nhất hiện nay là nhóm
DN kinh doanh trên lĩnh vực Thương mại và dịch vụ.
- Thứ hai, thời hạn vay chủ yếu hiện nay trung bình là 1 năm với mục đích chính là để
bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp.
- Thứ ba, để đảm bảo ít gặp rủi ro nhất, NH hầu như chỉ quyết định cho vay đối với các
doanh nghiệp có tài sản thế chấp và tạo được sự tín nhiệm với NH.
5.2. Một số nguyên nhân làm cho Ngân Hàng không (hoặc không thể) cho các
Doanh Nghiệp vay
Theo cuộc phỏng vấn các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Cần
Thơ do Võ Thị Thuý Hiền và Ngô Lâm Hải thực hiện vào 5/2007 thì các nguyên nhân
không vay vốn của của doanh nghiệp được tổng kết như sau:
Bảng 5.10 Nguyên nhân không vay vốn
Nguyên nhân không vay vốn Phần trăm chọn lựa (%)
Không có thói quen vay tiền 62,2
Chi phí vay cao 37,8
Nguyên nhân khác 26,7
Muốn vay nhưng không được vay 24,4
Số tiền được vay quá ít so với nhu cầu 15,6
Không có nhu cầu vay 8,9
Thời hạn vay quá ngắn 11,1
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007

SVTH: Võ Thị Thuý Hiền, Ngô Lâm HảI)
Từ các thông tin trên cùng với thực tế quan sát được, ta có thể rút ra những nguyên nhân
làm cho doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn của NH
5.2.1. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp
- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là việc các DN không muốn
tìm đến đối tác là NH khi phát sinh nhu cầu. Nguyên nhân này còn có thể được hiểu là
tuy cần vốn, nhưng DN không vay NH để có được số vốn đó. Theo một số điều tra cho
biết, DN có rất nhiều kênh huy động vốn bên cạnh kênh huy động NH, đó là vay bạn bè,
người thân; vay theo hình thức mua TSCĐ từ các công ty tài chính; vay các chương trình
tín dụng của các tổ chức, chính phủ nước ngoài...do đó, DN ngày nay có nhiều lựa chọn
hơn trong việc tìm đối tác để huy động vốn. Cùng với một số khó khăn khi muôn tiếp cận
nguồn vốn NH đã dẫn đến việc nhiều DN chọn lựa các kênh huy động vốn khác thay cho
NH. Ngoài ra, cũng có những trường hợp DN không muốn đến vay NH là vì lich sử tín
dụng của họ, họ đã từng đi vay nhưng gặp khó khăn do phía NH từ chối cung tín dụng,
hoặc thủ tục phiền hà... nên dẫn đến việc họ ngại tiếp xúc, hoặc không muốn tìm đến NH.
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những nguyên nhân bi quan hơn, đó là bản thân
DN không muốn vươn lên, không muốn mở rộng sản xuất, với tư tưởng kinh doanh “đủ
xài”, sợ cạnh tranh, ngại tiếp xúc với cái mới ... do đó, họ không có nhu cầu về vốn. Một
dạng DN nữa không có nhu cầu về vốn là do bản thân DN là DN nhỏ lại có vốn cá nhân
của chủ DN cao, tài sản của chủ DN có thể tạo ra được nguốn vốn mà DN đó cần, nên họ
cũng không cần tìm đến NH.
- Nguyên nhân tiếp theo đó là việc DN không đáp ứng được những
yêu cầu về mặt pháp lý: vấn đề nổi bật trong nguyên nhân này chính là việc các DNTN
thường không có, hoặc có ít các tài sản có thể đảm bảo cho món vay của mình. Bên cạnh
đó, còn có nhiều trường hợp NH từ chối nhận hợp đồng vay của DN do thiếu những giấy
tờ liên quan đến tài sản, đến việc chứng tỏ năng lực pháp lý của DN...
- Nguyên nhân nữa đó là việc không nắm rõ những qui định về pháp
lý khi vay nợ của DN. Nhiều DN có thói quen vay nhiều nguồn trong đó có nhiều DN vì
muốn vay được mức tối đa mà nộp đơn vào nhiều NH, làm sai giấy tờ theo yêu cầu pháp
luật, kinh doanhsai mặt hàng...Chính sự thiếu hiểu biết về pháp luật nên khá nhiều DN

dù muốn nhưng cũng không huy động vốn từ phía NH được. Điều này còn cho thấy mức
độ quan tâm đến việc tìm được nguồn để huy động vốn của DN còn tương đối thấp.
- Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như trình độ, năng lực quản lý
của bộ máy quản lý DN còn yếu kém; phương án sử dụng vốn hoặc phương án kinh
doanh không đủ hiệu quả để NH có thể cho vay; năng lực tài chính của DN không lành
mạnh; không minh bạch trong chế độ kết toán, kiểm toán; DN không tạo được mối liên
hệ thường xuyên với NH (nay vay NH này, mai lại vay NH khác)....
5.2.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
- Nguyên nhân phổ biến nhất là do chính sách kinh doanh của NH,
mỗi NH có chính sách cân đối giữa rủi ro - lợi nhuận khác nhau nên số tiền duyệt cho DN
vay khác nhau, và lãi suất cũng khác nhau. Thông thường NH vì đảm bảo lợi nhuận và ít
rủi ro nên chủ yếu cho DN vay ngắn hạn với lãi suất tương đối cao, thêm vào đó là sự
rườm rà của thủ tục nên nhiều DN tìm kiếm vốn từ những kênh huy động khác.
- Nguyên nhân thứ hai là do NH chưa có đầy đủ thông tin về doanh
nghiệp để làm cơ sở tín nhiệm cho vay. Ngoài ra, là do DN không đủ tài sản để thế chấp
mà uy tín vẫn chưa đủ để NH cho vay tín chấp.
- Trình độ của cán bộ tín dụng chưa đồng bộ, nên có nhiều ý kiến
khác nhau về các hợp đồng hoặc dự án kinh doanh của DN, dẫn đến có nhiều ý kiến khác
nhau về việc cho vay hay không cho vay 1 KH làm cho nhà quản trị không đưa ra được
quyết định kị thời, kéo dài thời gian xem xét hợp đồng tín dụng.
- Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến việc tiếp
cận tín dụng của DN như chức năng của NH bị hạn chế cho vay đối với một số DN, do
vốn huy động của NH không đủ điều kiện cho vay....
5.3. Một số giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa DN và NH
Để có thể đưa ra được giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa DN và NH
trong mối quan hệ cung - cầu tín dụng, chúng ta xem xét các tiêu chí nào được NH sử
dụng để đánh giá khách hàng và sự đánh giá của họ về mức độ quan trọng của những tiêu
chí đó. Biết được cơ sở đánh giá KH của NH, DN có thể chuẩn bị tốt về mọi mặt nhằm
đạt được mục đích vay vốn của mình.
Bảng 5.11 Các chỉ tiêu thường được NH sử dụng đển đánh giá KH

Chỉ tiêu
Số ngân hàng
(n = 16)
Tỷ lệ
(%)

×