Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài giảng điện tử là gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.98 KB, 4 trang )

ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Trong những năm gần đây và đặc biệt là từ năm học 2009-2010
Bộ GD-ĐT có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy thì
phong trào soạn bài giảng điện tử được giáo viên hưởng ứng một cách tích
cực và đã thành phong trào sôi nổi, rộng khắp. Nhiều thầy, cô giáo khắp mọi
miền đất nước đều quyết tâm tự học, tự nghiên cứu để tiếp cận với phương
pháp soạn, phương pháp giảng bằng phương tiện điện tử với chương trình
phần mềm Powerpoint. Việc thực hiện bài giảng điện tử trong các tiết thao
giảng, đánh giá đang được các trường, tổ chuyên môn khuyến khích và
đánh giá cao. Trong thời gian qua có một bộ phận thầy, cô giáo soạn bài
giảng điện tử đúng hướng, tiết dạy hấp dẫn thu hút được học sinh, học sinh
cũng rất tích cực, tự giác hoạt động trong tiết học. Tuy nhiên, hiện vẫn có
thể nói vẫn còn đa số thầy, cô giáo soạn, giảng không đúng với yêu cầu.
Nguyên nhân do đâu?
Theo tôi có nhiều nguyên nhân khiến quý thầy cô soạn giáo án điện
tử không đúng yêu cầu.
Thứ nhất, chưa phân biệt giáo án điện tử và bài giảng điện tử. Nhân
đây tôi xin nhắc lại ngắn gọn hai khái niệm này.
Giáo án: Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm
2001, Tr. 104) giáo án là kế hoạch và dàn ý bài giảng của giáo viên được soạn
trước ra giấy để tiến hành dạy học trong một hoặc hai tiết lên lớp. Trong giáo
án thường ghi chủ điểm, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung chi tiết
sắp xếp theo trình tự lên lớp, phương pháp và thủ thuật dạy - học của giáo
viên và học sinh, công việc kiểm tra và đánh giá, ngoài ra còn chỉ ra những
dụng cụ, thiết bị cần thiết phải dùng.
Nội dung của giáo án phải trả lời được bốn câu hỏi: dạy để làm gì?
(mục tiêu); dạy cho ai? (đối tượng học tập); dạy cái gì? (nội dung); dạy như
thế nào? (phương pháp giảng dạy)
Bài giảng: Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm
2001. Tr. 14) Bài giảng là một phần nội dung trong chương trình của một môn
học được giáo viên trình bày trước học sinh. Các yêu cầu cơ bản đối với bài


giảng là: định hướng rõ ràng về chủ đề, trình bày có mạch lạc, có hệ thống và
truyền cảm nội dung, phân tích rõ ràng, dễ hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể
có liên quan và tóm tắt có khái quát chúng, sử dụng phối hợp nhiều thủ pháp
thích hợp như thuyết trình, chứng minh, giải thích, đàm luận, làm mẫu, chiếu
phim, mở máy ghi âm, ghi hình v.v. Bài giảng luôn được xem như một đơn vị
nội dung của chương trình có độ dài tương ứng với một hoặc hai tiết học.
Khi ta thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào đó trên đối tượng
học sinh cụ thể trong một không gian vào thời điểm nhất định thì được coi là
ta đang thực hiện một bài giảng. Như vậy, giáo án là tĩnh, bài giảng lại động.
Một giáo án chỉ có thể trở thành bài giảng khi nó được thực thi. Hay nói một
cách văn chương, nếu coi giáo án là “kịch bản” thì bài giảng được coi là “vở
kịch được công diễn”. Bài giảng là tiến trình giáo viên triển khai giáo án của
mình ở trên lớp.
1
Chính vì chưa phân biệt rõ ràng hai khái niệm này nên có thầy, cô
giáo khi lên lớp đã trình diễn luôn các phần không nên trình chiếu như giới
thiệu “mục tiêu yêu cầu của bài học”, các bước làm việc của thầy, của trò…
Hoặc do hiểu sai mà nhiều giáo viên đánh đồng bài giảng điện tử với bài trình
chiếu Powerpoint thông thường, có thầy cô giáo soạn bài giảng lên lớp như
bài soạn của các báo cáo viên dẫn đến thay vì “đọc chép” nay lại “chiếu
chép” gây nên sự nhàm chán phản tác dụng của bài giảng điện tử.
Thứ hai, biên tập nội dung trình chiếu không đúng với yêu cầu “phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Ví dụ khi khai
thác các kênh hình ảnh, phim tư liệu hoặc các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô
phỏng… thay vì biên tập để gợi mở, nêu vấn đề nhằm phát huy tính chủ động,
sáng tạo của học sinh thì giáo viên lại cung cấp theo kiểu thông báo, cho xem
thiếu tính hấp dẫn.
Thứ ba, do lỗi trong thiết kế các hiệu ứng khi thầy giáo chỉ đạo cho trò
thi công một công đoạn nào đó nhằm để chiếm lĩnh một nội dung kiến thức
nào đó nhưng khi thầy “nhấn phím”, “nhắp chuột” thì màn hình lại xuất hiện

nhiều nội dung, trong đó có những nội dung mà thầy và trò chưa kịp đề cập
đến trong các hoạt động trên, dẫn đến “lộ” nội dung.
Thứ tư, thiết kế màu nền, màu chữ không phù hợp với nội dung bài
học, màu nền quá sặc sở trong khi màu chử thể hiện độ tương phản kém, cách
chạy chữ, hiện hình ở slide không nhất quán khi thì từ trên chạy xuống, lúc ở
dưới chạy lên, rồi phải qua trái, trái qua phải. Như thế thì chỉ có gây rối và
phân tán sự tập trung của học sinh vào các kiến thức của bài giảng.
Thứ năm, hầu hết các thầy, cô giáo chưa qua lớp tập huấn về phương
pháp giảng dạy, soạn bài giảng và giáo án điện tử. Cái mà lâu nay thầy, cô
giáo có để giảng dạy được bằng phương tiện điện tử chẳng qua là tự học, tự
rèn luyện. Tự học ở tài liệu, ở trên mạng internet nhất là ở các thư viện bài
giảng điện tử. Các thầy, cô giáo vào thư viện “tải” về rồi tự nghiên cứu, tự
học, sơ chế lại theo cảm tính để rồi thành bài giảng của mình.
….
Vậy để soạn một bài giảng điện tử đúng yêu cầu cần tuân theo những nguyên
tắc nào?
Thứ nhất, giáo viên phải đạt trình độ vi tính ở mức cụ thể như: sử dụng
thành thạo Powerpoint hoặc một số phần mềm soạn bài giảng khác, biết khai
thác các kho tư liệu liên quan đến bộ môn trên internet, biết cắt ghép các
đoạn video cho phù hợp với nội dung bài giảng, đổi đuôi các định dạng
video, âm thanh, hình ảnh cho tương thích với phần mềm Powerpoint hay
các phần mềm thiết kế bài giảng khác.
Thứ hai, nguyên tắc chung trong việc thiết kế bài giảng là đơn giản và rõ
ràng; tinh thần biểu tượng hóa nội dung; nhất quán trong thiết kế; không nên
ra nhiều ý tưởng lớn trong một slide; lựa chọn đồ họa cẩn thận để tránh gây
phân tán sự chú ý của học sinh; chọn màu nền với màu chữ thích hợp thống
nhất trong suốt quá trình dạy học,. Trong bài giảng phải có sự chèn ảnh, chèn
hình, phải có siêu liên kết (hyperlink) nhất là liên kết với video clip mang nội
dung bài giảng một cách phù hợp. Cấu trúc của bài giảng phải rõ ràng tên bài,
2

các đề mục, tiểu mục phải được giữ lại để học sinh theo dõi bài giảng một
cách có lôgic, hệ thống.
Không nên lạm dụng các hiệu ứng hoạt hình theo kiểu bay nhảy, tránh
chọn màu nền lấn áp màu chữ thu hút sự tò mò không cần thiết của học sinh,
phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng
tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tìm ẩn bên trong đối tượng trình diễn qua
việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư
duy của học sinh. Mỗi đối tượng đưa vào bài giảng đều phải chứa đựng ý đồ
sư phạm, nếu chưa trả lời được câu hỏi: đưa đối tượng này vào nhằm mục
đích sư phạm gì thì tốt nhất là bỏ đi.
Nói tóm lại, bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp
nhằm thực thi giáo án điện tử, bài giảng điện tử là tập hợp các học liệu điện tử
được tổ chức theo một kết cấu sư phạm để có thể giúp người học đạt được
kiến thức và kĩ năng cần thiết. Khi đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học
đều được chương trình hoá, do giáo viên điều khiển thông qua môi trường đa
phương tiện với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Nếu như bài giảng truyền
thống là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương
tiện và hình thức dạy - học truyền thống thì bài giảng điện tử là sự tương tác
giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy -
học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Qua đây cũng đề nghị các cấp quản lý giáo dục cũng cần đề ra hình thức
thích hợp để quản lý giáo án điện tử, bài giảng điện tử của giáo viên vừa kích
thích được giáo viên giảng dạy bài giảng điện tử vừa đảm bảo được công tác
quản lý chỉ đạo chuyên môn. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, tổ chức hội
thảo, hội giảng về giáo án điện tử, bài giảng điện tử cho giáo viên đã biết và
chưa biết. Trong đó đặc biệt chú trọng đến phương pháp thiết kế bài giảng
điện tử và phương pháp sư phạm khi trình chiếu bài giảng, cần xây dựng một
số nội dung cơ bản về “lý luận phương pháp giảng dạy điện tử” để làm cơ sở
đánh giá các bài giảng điện tử.
Trên đây là một số quan điểm của cá nhân tôi về bài giảng điện tử với

vai trò đề cao chủ thể học sinh trong việc tìm hiểu kiến thức mới. Rất mong
đồng nghiệp đóng góp để chúng ta có quan niệm đúng đắn hơn về bài giảng
điện tử, từ đó thiết kế các bài giảng điện tử có chất lượng nhằm phục vụ tốt
cho công tác giảng dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp theo hướng đề
cao chủ thể nhận thức – học sinh.
3
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
( Thang điểm 100)
1. Kỹ thuật (30)
- Hình thức ( cấu trúc, màu sắc, hiệu ứng) (10)
- Tư liệu số hóa ( hàm lượng, tính hợp lí) (15)
- Kỹ thuật liên kết (5)
2. Tổ chức dạy học
- Bám sát mục tiêu của chương trình (5)
- Nội dung chính xác khoa học (15)
- Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh (35)
+ Tạo hứng thú (5)
+ Tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo (15)
+ Hệ thống hóa kiến thức ( 5)
+ Rèn luyện kỹ năng cho học sinh (10)
- Tính giáo dục (10)
- Tính thực tiễn (5)
* Nguồn “Những vấn đề cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học” -
PGS.TS LÊ CÔNG TRIÊM
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×