Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Việc sử dụng mạng xã hội Facebook của cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay: Luận văn ThS. Báo chí và truyền thông: 603201

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

LÊ TUẤN DUNG

VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

LÊ TUẤN DUNG

VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ VIỆT NAM
HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

Hà Nội – 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền – Chủ nhiệm Bộ môn PR –
Quảng cáo, khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn
đều do tôi thực hiện hoặc tập hợp từ các nguồn khác và được ghi rõ xuất xứ.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Tuấn Dung


LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các thầy cô giáo
của khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các thầy cô đã truyền dạy cho tôi rất nhiều
kiến thức nền tảng và kỹ năng trong quá trình học tập.
Khi thực hiện luận văn của mình, tôi nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo rất
tận tâm, nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Thị Thanh
Huyền. Cô đã giúp tôi không chỉ về mặt phương pháp nghiên cứu, các tài liệu
liên quan đến đề tài, mà còn tận tình góp ý, chỉ bảo tôi trong quá trình thực
hiện khảo sát cũng như nội dung luận văn, giúp tôi hiểu sâu sắc, cặn kẽ hơn
vấn đề cần nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô!
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các nhà báo đã nhiệt tình giúp tôi hoàn thiện
nghiên cứu này. Nhà báo Nguyễn Hoài Phong – Trưởng văn phòng đại diện

Sông Tiền (báo Tuổi trẻ), nhà báo Võ Hùng Thuật – Phó tổng thư kí tòa soạn
báo Tuổi trẻ, nhà báo Vũ Huyền Linh – Trưởng phòng Marketing báo
VietNamNet, nhà báo Nguyễn Trường Thanh – Trưởng phòng Công tác bạn
xem truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam.
Vì còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu, luận văn sẽ không
tránh khỏi thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cũng
như các bạn để bổ sung, hoàn thiện luận văn của mình tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Tuấn Dung


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AP

: Associated Press
Liên đoàn Báo chí

CNN

: Cable News Network
Mạng Tin tức Truyền hình cáp

Formosa

: Công ty Trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng Nghiệp
Formosa


Bộ Tài nguyên

: Bộ TN & MT

và Môi trường
UBND TPHN

: Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội

VTV

: Vietnam Television
Đài Truyền hình Việt Nam


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên danh mục

Trang

Bảng 2.1 Thống kê số lượng tin bài trên báo Tuổi trẻ và
VietNamNet

67

Bảng 2.2 Thống kê lượng bài đăng và lượng tương tác của công

chúng trên Fanpage báo Tuổi trẻ, VietNamNet và VTV
qua sự kiện “Đề án thay thế 6700 cây xanh Hà Nội”

68

Bảng 2.3 Thống kê bình luận của công chúng trên Fanpage báo
Tuổi trẻ, VietNamNet và VTV qua sự kiện “Đề án thay
thế 6700 cây xanh Hà Nội”

69

Bảng 2.4 Thống kê lượng bài đăng và lượng tương tác của công
chúng trên Fanpage báo Tuổi trẻ, VietNamNet và VTV
qua sự kiện “Sự cố môi trường biển miền Trung”

69

Bảng 2.5 Thống kê bình luận của công chúng trên Fanpage báo
Tuổi trẻ, VietNamNet và VTV qua sự kiện “Sự cố môi
trường biển miền Trung”

70


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT

Tên danh mục


Trang

Biểu đồ 2.1 Số lượng tương tác của công chúng trên Fanpage báo
Tuổi trẻ, VietNamNet, VTV qua sự kiện “Đề án thay
thế 6700 cây xanh Hà Nội”

71

Biểu đồ 2.2 Số lượng tương tác của công chúng trên Fanpage báo
Tuổi trẻ, VietNamNet, VTV qua sự kiện “Sự cố môi
trường biển miền Trung”

72

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ bình luận của công chúng trên Fanpage báo
Tuổi trẻ, VietNamNet và VTV qua sự kiện “Đề án
thay thế 6700 cây xanh Hà Nội”

74

Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ bình luận của công chúng trên Fanpage báo
Tuổi trẻ, VietNamNet và VTV qua sự kiện “Sự cố
môi trường biển miền Trung”

75


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG

MẠNG XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ ....... 15
1.1. Tổng quan về mạng xã hội và mạng xã hội Facebook .................... 15
1.1.1. Khái niệm mạng xã hội ............................................................... 15
1.1.2. Mạng xã hội Facebook ................................................................ 16
1.2. Phƣơng thức sử dụng mạng xã hội Facebook của cơ quan báo chí .... 22
1.2.1. Mạng xã hội Facebook là nguồn tin của cơ quan báo chí ........ 23
1.2.2. Mạng xã hội Facebook là phƣơng tiện quảng bá thông tin,
tƣơng tác với công chúng của cơ quan báo chí ................................... 28
1.3. Kinh nghiệm một số cơ quan truyền thông trên thế giới ............... 40
1.3.1. Hãng thông tấn AP ...................................................................... 40
1.3.2. Hãng thông tấn CNN ................................................................... 43
1.3.3. So sánh việc sử dụng mạng xã hội của hai hãng thông tấn báo chí.46
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 48
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK CỦA BÁO TUỔI TRẺ, VIETNAMNET, ........................... 49
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM .............................................................. 49
2.1. Giới thiệu chung về báo Tuổi trẻ, VietNamNet, VTV .................... 49
2.1.1. Báo Tuổi trẻ .................................................................................. 49
2.1.2. Báo VietNamNet .......................................................................... 50
2.1.3. Đài truyền hình Việt Nam (VTV)............................................... 51
2.2. Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội Facebook của các cơ quan
báo chí đƣợc khảo sát ................................................................................ 53
2.2.1. Khai thác nguồn thông tin từ mạng xã hội Facebook .............. 53

1


2.2.2. Xây dựng Fanpage để tƣơng tác với công chúng và quảng bá
thông tin .................................................................................................. 62
2.3. Nhận xét việc sử dụng Facebook của báo Tuổi trẻ, VietNamNet,

VTV ............................................................................................................. 83
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 86
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG
MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ ........... 87
3.1. Một số vấn đề đặt ra trong việc sử dụng Facebook của các cơ quan
báo chí ......................................................................................................... 87
3.2. Xu hƣớng phát triển của báo chí và Facebook ................................ 89
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Facebook trong hoạt
động báo chí ............................................................................................... 94
3.3.1. Giải pháp với các cơ quan quản lý báo chí ............................... 94
3.3.2. Giải pháp với cơ quan báo chí .................................................... 95
3.3.3. Giải pháp với nhà báo ............................................................... 109
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 115
KẾT LUẬN .................................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 119
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 128

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ của khoa học –
công nghệ với sự ra đời của hàng loạt ứng dụng thông minh, trong đó có sự ra
đời của loại hình truyền thông mới mà cụ thể là mạng xã hội. Sự ra đời của
mạng xã hội đã mang đến một cuộc “cách mạng thông tin”, làm thay đổi rất
nhiều cách thức truyền tải, tiếp nhận và chia sẻ thông tin so với các loại hình
truyền thông truyền thống trước đây. Mạng xã hội với những đặc trưng về tốc
độ nhanh, phạm vi tương tác rộng và đa chiều, không phân biệt thời gian
không gian, đang tác động mạnh mẽ tới toàn xã hội.

Do sự tiện lợi, nhanh chóng, sâu rộng, mạng xã hội đã trở thành một
phần tất yếu trong đời sống của hàng tỉ thành viên khắp thế giới và sử dụng
như một tiện ích được ưa chuộng nhất với hơn 2,7 tỉ người chiếm 37% dân số
thế giới. Trong đó, mạng xã hội phổ biến nhất phải kể đến là Facebook có tới
hơn 1,8 tỉ người tính đến tháng 1/2017 [86]. Facebook hiện nay là mạng xã
hội nổi tiếng trên toàn thế giới và đang tăng đột biến về số người dùng tại
Việt Nam với 46 triệu người (tính đến tháng 1/2017) [87]. Mạng xã hội này
đang được sử dụng mọi lúc, mọi nơi, tạo ra sức cuốn hút ghê gớm và tốc độ
lan truyền mạnh mẽ. Sự phát triển nhảy vọt của mạng xã hội nói chung và
Facebook nói riêng đã dẫn đến sự thay đổi mối tương quan giữa người viết tin
và người nhận tin, thay đổi trong cách thức truyền tải thông tin của các cơ
quan báo chí, cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng.
Việt Nam đang trong xu thế hội nhập, phát triển và có những biến đổi
sâu sắc về văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội. Trong đó, báo chí đóng góp
một phần quan trọng không thể thiếu trong công tác thông tin. Báo chí thực sự
là sức mạnh tri thức, thông tin muôn mặt đời sống đến mọi người dân, là cơ

3


quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, là
diễn đàn của nhân dân. Tuy nhiên, trong thời đại khoa học – công nghệ phát
triển với sự ra đời mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới, báo chí
muốn thu hút, lôi cuốn được độc giả thì cần phải thay đổi những phương thức
truyền thông truyền thống, nhanh nhạy bắt kịp xu hướng tiếp nhận thông tin
mới của độc giả.
Các nghiên cứu cho thấy phần lớn các cơ quan báo chí hiện nay đang
sử dụng Facebook như một nguồn tin và một công cụ quảng bá thông tin,
tương tác với công chúng. Nhiều cơ quan truyền thông lớn trên thế giới như
AP, CNN, BBC, Washington Post, New York Times, Daily Telegraph …dù

đã rất nổi tiếng và có lượng công chúng đông đảo nhưng vẫn có những bước
đi quyết liệt, chủ động như tạo liên kết trang và thiết lập tài khoản mạng xã
hội để tìm kiếm thông tin và quảng bá nội dung, tương tác với công chúng
trên các mạng xã hội. Từ mô hình thực tế trên thế giới, cùng với thực trạng sử
dụng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam, các cơ quan báo chí đã quan tâm
nhiều hơn đến việc sử dụng mạng xã hội trong hoạt động báo chí. Nhiều cơ
quan báo chí lớn như VietNamNet, VnExpress, Tuổi trẻ, Dân trí… đã có
những động thái rất cụ thể nhằm tìm kiếm, quảng bá thông tin và tương tác
với công chúng, trong đó dễ nhận thấy nhất là cách tạo liên kết với các trang
xã hội lớn và thiết lập tài khoản mạng xã hội.
Thế nhưng, hiện nay còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu tập
trung vào việc sử dụng mạng xã hội như một nguồn tin và như một phương
tiện quảng bá thông tin, tương tác với công chúng. Hơn nữa, cũng chưa có
được mẫu khảo sát cho thấy tất cả các loại hình báo chí cơ bản sử dụng
Facebook như thế nào, có sự khác nhau giữa các loại hình báo chí hay không?
Như vậy, vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều, chuyên sâu và vẫn còn
nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Vì vậy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài
4


“Việc sử dụng mạng xã hội Facebook của cơ quan báo chí Việt Nam hiện
nay” khảo sát trên ba cơ quan là báo Tuổi trẻ, VietNamNet và Đài truyền
hình Việt Nam là đại diện cho ba loại hình báo chí, nhằm đưa ra cái nhìn tổng
quan nhất về hình thức truyền thông mới thông qua mạng xã hội cũng như
việc sử dụng mạng xã hội của các cơ quan báo chí hiện nay. Thông qua đó,
tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội trong
hoạt động báo chí phù hợp với xu thế trong kỉ nguyên kỹ thuật số.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, vấn đề mạng xã hội và

việc ứng dụng mạng xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí luôn
nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu quốc tế. Theo khảo sát sơ bộ
của tác giả luận văn, hiện có hàng chục công bố gần đây về vấn đề này. Trong
đó tiêu biểu có thể kể đến những nghiên cứu sau. Cuốn “Inside Reporting”
của tác giả Tim Harrower [84] đề cập tới mạng xã hội trong tương quan với
báo chí. Tim Harrower giải thích cách thức mạng xã hội có thể đóng góp cho
bài báo trong ba giai đoạn: trước, trong và sau khi sản xuất tin bài. Cụ thể: (1)
giai đoạn trước khi sản xuất tin tức như theo dõi các xu hướng, thảo luận đang
diễn ra (2) giai đoạn trong quá trình sản xuất như đăng trực tiếp mọi sự kiện
tin tức đang xảy ra, kêu gọi đóng góp cộng đồng (crowdsource) bằng hình
ảnh, video…(3) giai đoạn sau sản xuất tin tức như đẩy mạnh quảng bá trên
website bằng đường link tới câu chuyện, làm chủ Facebook chat để khuyến
khích các thảo luận mở rộng chủ đề, chia sẻ hình ảnh, video, bình luận hậu
trường.
Một nghiên cứu đáng chú ý khác là “New agencies and Social media:
A relationship with a future?” của tác giả Mag. Christoph Griessner [79].
Thông qua việc nghiên cứu hoạt động của một số hãng thông tấn lớn như AP,
5


AFP, tác giả chỉ ra hai cách sử dụng mạng xã hội của các cơ quan báo chí là
sử dụng mạng xã hội như một nguồn cung cấp thông tin và xây dựng mạng
lưới tin tức trên toàn thế giới, biến công chúng thành “nhà báo công dân”
(citizen journalist).
Joseph Lichterman trong nghiên cứu “Who’s behind that tweet? Here’s
how 7 news orgs manage their Twitter and Facebook accounts” [76] đã tiến
hành phỏng vấn, khảo sát các biên tập viên phụ trách truyền thông xã hội của
bảy hãng thông tấn lớn về việc họ quản lý, sử dụng các tài khoản trên Twitter
và Facebook của mình. Kết quả cho thấy ba cách sử dụng mạng xã hội đang
được các hãng thông tấn báo chí sử dụng là (1) chia sẻ nội dung tin tức, (2)

khuyến khích các cuộc thảo luận trên mạng xã hội và (3) sử dụng mạng xã hội
như một nguồn cung cấp thông tin.
Megan Knight và Clare Cook trong cuốn Social Media for Jounalists:
Principles and Practice [80] đã chỉ ra hai cách sử dụng mạng xã hội của nhà
báo đó là tìm kiếm thông tin tạo ra nội dung tin tức và phân phối thông tin,
trong đó có một cách rất đặc biệt trong việc tìm kiếm thông tin đó là kêu gọi
sự đóng góp cộng đồng (crowdsourcing) và tạo nguồn báo chí dữ liệu (data
journalism).
Lisette Johnston [78] trong nghiên cứu “Social news = Journalism
evolution?” lại nhấn mạnh đến việc sử dụng mạng xã hội như một nguồn
cung cấp thông tin, đặc biệt là sự đóng góp của “báo chí công dân” (citizen
journalism) hay chính là nội dung do người dùng tạo ra (user-generated
content – UGC), được các hãng thông tấn lớn trên thế giới sử dụng ngày càng
nhiều đang góp phần làm thay đổi bộ mặt của báo chí truyền thống.
Steve Paulussen và Raymond A.Harder trong nghiên cứu “Social
media references in newspapers” [83] khẳng định thông tin từ mạng xã hội
đang được sử dụng ngày càng nhiều làm nguồn tin chính cho báo chí. Tuy
6


nhiên, các nghiên cứu từ trước đến nay mới chỉ tập trung chủ yếu vào việc sử
dụng truyền thông xã hội trong các tình huống cụ thể như breaking - news,
các sự kiện về khủng bố hoặc bầu cử mà ít chú ý đến các hoạt động hàng
ngày. Thông qua khảo sát, tác giả đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về thói quen
sử dụng mạng xã hội thành nguồn cung cấp tin tức thường xuyên, hàng ngày,
hàng giờ cho báo chí.
Thông qua một số nghiên cứu trên đây, có thể thấy mạng xã hội và báo
chí có mối quan hệ chặt chẽ, các nghiên cứu trên đều khẳng định phương thức
sử dụng mạng xã hội của các cơ quan báo chí hiện nay như một nguồn cung
cấp thông tin (bằng việc theo dõi xu hướng, các cuộc thảo luận, kêu gọi đóng

góp cộng đồng) và như một công cụ quảng bá, tương tác với công chúng.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, mạng xã hội đã trở nên quen thuộc với công chúng và
trở thành mối quan tâm của rất nhiều học giả. Nghiên cứu về mạng xã hội
cũng như ứng dụng và tác động của mạng xã hội đến báo chí có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu như:
Cuốn “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại”
của tác giả Nguyễn Thành Lợi [40]. Tác giả đã đưa ra năm vai trò của truyền
thông xã hội đối với báo chí là: (1) Kênh để nhà báo thu thập, khai thác và
kiểm chứng thông tin; (2) Giúp các tòa soạn mở rộng công chúng mục tiêu;
(3) Cầu nối giữa công chúng và tòa soạn (4) Tăng uy tín và danh tiếng cho tòa
soạn; (5) Hội tụ về phương thức truyền thông.
Đỗ Chí Nghĩa và Đinh Thị Thu Hằng trong cuốn“Báo chí và mạng xã
hội” [47] đã đi sâu phân tích tác động qua lại giữa báo chí và mạng xã hội
trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay, trong đó chỉ ra năm tác động của
mạng xã hội đối với báo chí: (1) Cung cấp thông tin cho báo chí; (2) Quảng

7


bá thông tin; (3) Kênh tương tác giữa báo chí và độc giả; (4) Kênh phản biện
với thông tin báo chí; (5) Tác động đến cách thức tác nghiệp của nhà báo.
Nguyễn Thị Trường Giang trong tham luận “Tác động của truyền
thông xã hội tới báo chí” [16] đúc kết được ba tác động của truyền thông xã
hội đến cách sử dụng mạng xã hội của báo chí là: (1) Nguồn cung cấp thông
tin, đề tài; (2) Quảng bá thông tin báo chí; (3) Tương tác với công chúng.
Lê Quốc Minh [44] đã chỉ ra ba phương thức sử dụng mạng xã hội của
cơ quan báo chí, cụ thể là báo VietnamPlus: (1) Công cụ quảng bá thông tin,
xây dựng thương hiệu; (2) Nguồn khai thác, thẩm định thông tin; (3) Kênh
tương tác với công chúng. Trong đó có một phương thức đặc biệt được tác giả

nhắc đến trong chiến lược phát triển là sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ hoạt
động kinh tế báo chí.
Khổng Loan [39] chỉ ra sáu phương thức các tòa soạn sử dụng truyền
thông xã hội: (1) Thu thập thông tin; (2) Cầu nối giữa độc giả - tòa soạn và
các bên liên quan; (3) Xây dựng mạng lưới các nguồn tin và cộng tác viên; (4)
Công cụ để quảng bá, tiếp thị; (5) Xây dựng và quản lý uy tín, danh tiếng; (6)
Tạo dựng/tham gia cộng đồng.
Đồng Mạnh Hùng [31] qua tìm hiểu việc sử dụng lợi thế của mạng xã
hội đã rút ra ba phương thức sử dụng với báo chí, cụ thể là Đài Tiếng nói Việt
Nam: (1) Nơi quảng bá hữu hiệu cho các chương trình; (2) Giúp biên tập viên
có thêm nguồn tin và ý kiến đa chiều về các vấn đề nóng; (3) Nơi kết nối
những tấm lòng, vận động xã hội từ thiện.
Đinh Thị Thúy Hằng [24] cũng nhấn mạnh việc sử dụng những thông
tin trên Facebook cá nhân có thể trở thành nguồn tin cho báo chí, đặc biệt đối
với báo điện tử. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra giải pháp cho các cơ báo chí hiện
nay là phải hợp tác với mạng xã hội để cùng phát triển, nắm bắt công nghệ và
trau dồi kiến thức, kĩ năng tác nghiệp trong môi trường số.
8


Nguyễn Thành Lợi [42] trong tham luận của mình cũng khẳng định
thông tin trên mạng xã hội là nguồn tin cho báo chí. Từ đó, tác giả đề xuất hai
phương pháp để ứng xử với thông tin trên mạng xã hội là: Làm sạch môi
trường truyền thông và tăng cường “khả năng miễn dịch” cho công chúng.
Nguyễn Thị Cẩm Nhung [49], trong luận văn của mình bằng phương
pháp phân tích nội dung các bài báo trên báo VnExpress, Tuổi trẻ Online đã
cho thấy tác động của Youtube tới các báo điện tử ở bốn nội dung: (1) Thay
đổi cách thức thu thập thông tin; (2) Tác động đến nội dung thông tin; (3) Tạo
sức ép cạnh tranh về mặt kinh tế và khả năng cung cấp thông tin; (4) Tác
động đến xu hướng phát triển của tờ báo. Tuy nhiên hạn chế của luận văn là

mới chỉ khảo sát mạng xã hội Youtube mà chưa soi về mạng xã hội Facebook
như tác giả nghiên cứu.
Dương Nam Hoàng [27] trong luận văn đã phân tích thực trạng tác
động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của báo điện tử Việt Nam hiện
nay: (1) Cung cấp nguồn tin cho báo điện tử và kiểm chứng nguồn tin kĩ càng;
(2) Giúp thông tin trên báo điện tử lan truyền nhanh chóng, hiệu quả; (3) Việc
xử lý thông tin phản hồi để nắm bắt dư luận xã hội trở nên dễ dàng hơn. Từ
đó, đóng góp giải pháp về xử lý thông tin của báo điện tử: (1) Báo điện tử
phải định hướng thông tin trên mạng xã hội; (2) Giữ vững định hướng của
trang báo, đảm bảo nguyên tắc thông tin; (3) Xây dựng khung pháp lý và hoàn
thiện cơ chế, chính sách; (4) Xây dựng đội ngũ biên tập viên chuyên nghiệp
xử lý thông tin trên mạng xã hội; (5) Nhà báo phải đảm bảo nguyên tắc đạo
đức trong lựa chọn, xử lý thông tin; (6) Đầu tư, phát triển các mạng xã hội
Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn chỉ mới nghiên cứu trên một loại hình báo chí
là báo điện tử mà không soi chiếu với các loại hình báo chí khác như tác giả
nghiên cứu.

9


Đồng Thanh Hoàn [26] tiến hành khảo sát tác động của mạng xã hội
đến hệ thống báo in của lực lượng công an trên hai phương diện tích cực (thúc
đẩy đổi mới tổ chức hoạt động, áp lực tích cực về quy trình tác nghiệp, tăng
sức hấp dẫn thông tin, tương tác với độc giả) và tiêu cực (chạy theo thông tin
giật gân câu khách, nhà báo bị chi phối về thời gian cho mạng xã hội, cạnh
tranh về bạn đọc và lượng phát hành). Tuy nhiên, luận văn cũng mới chỉ dừng
lại ở việc nghiên cứu trên một loại hình báo chí là báo in mà chưa có sự so
sánh với loại hình báo chí khác.
Ngoài những nghiên cứu kể trên, còn có nhiều công trình khác liên
quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm luận văn của Hoàng Thị Hải Yến [69],

Bùi Thu Hoài [25], Hoàng Thị Kim Khánh [33], Ma Thị Yến [70].
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng mạng
xã hội của báo chí cả trong và ngoài nước nhưng còn nhiều vấn đề còn chưa
được làm rõ như các loại hình báo chí khác nhau sử dụng mạng xã hội
Facebook như thế nào, có điểm gì giống và khác nhau trong sử dụng giữa các
loại hình. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng dừng lại ở việc nghiên cứu chung về
các mạng xã hội và chưa tập trung khai thác cụ thể vào Facebook, mạng xã
hội lớn nhất toàn cầu hiện nay. Đây là hướng nghiên cứu tổng quan hơn cho
các loại hình đồng thời đi sâu vào nghiên cứu mạng xã hội Facebook. Do vậy,
luận văn “Việc sử dụng mạng xã hội Facebook của cơ quan báo chí Việt
Nam hiện nay” của tác giả không trùng lặp với những đề tài có trước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm khẳng định thêm về mối quan hệ chặt chẽ giữa báo
chí và mạng xã hội. Đồng thời luận văn chỉ ra những lưu ý cần thiết trong việc
sử dụng mạng xã hội Facebook đối với những cơ quan báo chí khác nhau
trong việc sử dụng mạng xã hội Facebook như một nguồn tin và như một
10


phương tiện quảng bá thông tin, tương tác với công chúng. Ngoài ra, qua quá
trình nghiên cứu, tác giả đóng góp, đề xuất những giải pháp cụ thể cho cơ
quan báo chí mà luận văn khảo sát cũng như gợi ý bài học kinh nghiệm cho
các cơ quan báo chí khác.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn phải thực hiện những
nội dung cụ thể sau đây: Thứ nhất, hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn
của vấn đề mạng xã hội, phương thức sử dụng mạng xã hội của các cơ quan
báo chí. Thứ hai, tiến hành khảo sát thực trạng việc sử dụng Facebook của ba
cơ quan báo chí báo Tuổi trẻ, VietNamNet và Đài truyền hình Việt Nam để

thấy những điểm giống và khác nhau giữa các cơ quan báo chí thuộc các loại
hình khác nhau như thế nào trong việc sử dụng Facebook. Thứ ba, đưa ra giải
pháp, khuyến nghị đối với từng cơ quan báo chí và những bài học kinh
nghiệm cho các cơ quan báo chí khác.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu việc sử dụng mạng xã hội Facebook của
cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay, cụ thể trong việc sử dụng Facebook như
một nguồn tin và phương tiện quảng bá thông tin, tương tác với công chúng.
Đối tượng khảo sát là ba cơ quan báo chí đại diện cho ba loại hình báo
chí, báo Tuổi trẻ, VietNamNet, Đài truyền hình Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các trang Facebook (Fanpage) cả ba cơ quan báo chí nói trên từ tháng
1/2015 đến tháng 12/2016. Để giải quyết các vấn đề trên, trong khi diện
nghiên cứu rộng nên tác giả chọn hai trường hợp cụ thể là: Đề án thay thế
6700 cây xanh Hà Nội năm 2015 và Sự cố môi trường biển miền Trung liên
quan đến Công ty trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng Nghiệp Formosa năm
11


2016 để thấy sự kết nối thông tin giữa kênh phát chính và Facebook của các
cơ quan báo chí.
Trong đó, tác giả chỉ khảo sát những Fanpage chính thức có dấu tích
xanh xác nhận. Với báo Tuổi trẻ, khảo sát trang: Tuổi trẻ
Với báo VietNamNet, khảo sát trang:
VietNamNet và Tin tức Online
Với VTV, khảo sát trang: VTV
– Đài Truyền hình Việt Nam Báo
điện tử VTV Chào buổi sáng
Thời sự VTV

Trung tâm tin tức VTV24
24VTV News
/>5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước về báo chí truyền
thông. Đồng thời, luận văn được nghiên cứu và phát triển dựa trên kế thừa hệ
thống lý thuyết về truyền thông, mạng xã hội, các loại hình báo chí đã được
công bố.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Các sách, công trình nghiên
cứu, bài báo khoa học, khóa luận, luận văn…liên quan đến mạng xã hội, các
loại hình báo chí, chủ yếu để phục vụ chương 1 luận văn.
Phương pháp phân tích nội dung: Nghiên cứu hai trường hợp điển hình
về Đề án thay thế 6700 cây xanh Hà Nội năm 2015 và Sự cố môi trường biển
miền Trung liên quan đến Công ty trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng
12


Nghiệp Formosa năm 2016 trên hai bình diện là trên kênh phát chính và trên
các Fanpage để thấy sự tiếp nối giữa hai phương tiện này như thế nào về số
lượng và nội dung tin bài.
Phương pháp phỏng vấn sâu : Thực hiện ba phỏng vấn sâu với các nhà
báo là người phụ trách các Fanpage được khảo sát gồm: Nhà báo Võ Hùng
Thuật – Phó tổng thư kí tòa soạn báo Tuổi trẻ đồng thời là người phụ trách
hoạt động truyền thông xã hội; Nhà báo Vũ Huyền Linh – Trưởng phòng
Marketing báo VietNamNet đồng thời là người phụ trách các hoạt động
truyền thông; Nhà báo Nguyễn Trường Thanh - Trưởng phòng Công tác bạn
xem truyền hình, Ban Thư ký biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam đồng thời
là người phụ trách Fanpage chính.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần khẳng định một số cơ sở lý luận hiện có về mạng xã
hội và hoạt động báo chí. Luận văn góp phần bổ sung và phát triển hệ thống
lý thuyết về việc ứng dụng hiệu quả mạng xã hội nói chung và Facebook nói
riêng trong hoạt động báo chí, có giá trị tham khảo về mặt lý luận đối với các
cơ sở đào tạo, nghiên cứu báo chí, truyền thông.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn làm rõ cách thức sử dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt
động báo chí. Trên cơ sở khảo sát thực tế, với số liệu cụ thể, tác giả sẽ phân
tích, đánh giá và đưa ra một số giải pháp cho các cơ quan báo chí tham khảo
trong chiến lược sử dụng mạng xã hội, phần nào giúp các báo đài có cái nhìn
xác thực hơn về vai trò của mạng xã hội trong hoạt động báo chí.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục,
phần nội dung chính được kết cấu thành ba chương cụ thể:
13


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc ứng dụng mạng xã hội
trong hoạt động của cơ quan báo chí
Trong chương 1, tác giả sẽ hệ thống hóa các lý thuyết về mạng xã hội,
mạng xã hội Facebook, đồng thời chỉ ra hai phương thức sử dụng mạng xã hội
của các cơ quan báo chí hiện nay là sử dụng mạng xã hội Facebook như một
nguồn cung cấp thông tin và như một phương tiện quảng bá thông tin, tương
tác với công chúng. Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu kinh nghiệm sử dụng
mạng xã hội của một số cơ quan truyền thông trên thế giới là AP và CNN.
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội Facebook của báo
Tuổi trẻ, VietNamNet, Đài truyền hình Việt Nam
Trong chương 2, tác giả sẽ giới thiệu chung về ba cơ quan báo chí trên

và khảo sát thực trạng việc sử dụng mạng xã hội Facebook của ba cơ quan
báo chí đó trong khai thác thông tin từ Facebook và xây dựng Fanpage để
quảng bá thông tin và tương tác với công chúng. Từ đó rút ra một số nhận xét
trong việc sử dụng Facebook của ba cơ quan báo chí.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội
Facebook của các cơ quan báo chí
Trong chương 3, tác giả sẽ rút ra một số vấn đề qua khảo sát ở chương
2, chỉ ra một số xu hướng phát triển của báo chí và Facebook trong tương lai.
Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng Facebook
trong hoạt động báo chí cho cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí và cá
nhân nhà báo.

14


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG
MẠNG XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ
1.1. Tổng quan về mạng xã hội và mạng xã hội Facebook
1.1.1. Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội theo tiếng Anh gọi là Social Network, xuất hiện từ những
năm 90 của thể kỉ XX và bùng nổ mạnh mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây,
mạng xã hội đã không còn xa lạ đối với người dùng Internet. Tuy vậy, xung
quanh thuật ngữ cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau:
Theo từ điển Oxford, mạng xã hội (social network): 1) là một mạng
lưới của các hoạt động tương tác xã hội và mối quan hệ cá nhân; 2) là một
website hay ứng dụng khác được thiết kế chuyên dụng cho phép những người
sử dụng giao tiếp với nhau bằng việc đăng tải thông tin, bình luận, tin nhắn,
hình ảnh [81].
Giáo sư Nicole B. Elison – Khoa Nghiên cứu Thông tin – Truyền thông
đại học Bang Michigan (Mỹ) thì cho rằng, mạng xã hội là những dịch vụ trên

nền tảng web cho phép các cá nhân: (1) xây dựng hồ sơ thông tin công khai
(hoặc bán công khai) bên trong một hệ thống giới hạn, (2) kết nối với những
người sử dụng khác để chia sẻ điều gì đó, (3) thấy được các kết nối của mình
và các hoạt động mà những người sử dụng mạng xã hội kết nối với mình thực
hiện. Hình thức kết nối cụ thể có sự khác biệt nhất định giữa các website
mạng xã hội khác nhau [33, tr.18].
Cuốn “Báo chí và mạng xã hội” đưa ra khái niệm: “Mạng xã hội
(social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet
lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và
thời gian” [47, tr.7].

15


Bàn đến khái niệm này, PGS.TS Mai Quỳnh Nam nhìn nhận: “Không
nên hiểu mạng xã hội chỉ ở khía cạnh thông tin điện tử. Mạng xã hội có thể
hình dung như là khái niệm chỉ mối quan hệ liên đới giữa con người với nhau
về một vấn đề nào đó trong xã hội”[49, tr.13].Quan điểm này trùng với ý kiến
của tác giả Peter K.Ryan trong cuốn “Social networking”. Tác giả Peter
K.Ryan cũng cho rằng: “Mạng xã hội là một nhóm người kết nối vì một lý do
cụ thể nào đấy. Với việc phát minh ra radio, tivi và đặc biệt là Internet, con
người có thể thiết lập và duy trì sự liên kết vượt qua những giới hạn về không
gian trong lịch sử trước đây”[49, tr.13].
Mục 29, Điều 3, Nghị định 72/2013/NĐ – CP của Chính phủ ban hành
ngày 15/7/2013 giải thích: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông
tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung
cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch
vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat)
trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự
khác” [50].

Các định nghĩa trên dù diễn đạt khác nhau nhưng đều tập trung vào ba
đặc điểm chính của mạng xã hội là tính trực tuyến, tính liên kết và tính truyền
thông. Do vậy, tổng hợp từ các định nghĩa trên, tác giả luận văn đề xuất định
nghĩa sau đây: Mạng xã hội là không gian trực tuyến, nơi các cá nhân liên kết
với nhau không phân biệt không gian và thời gian. Sự kết nối này được thực
hiện thông qua các hoạt động truyền thông bao gồm hoạt động chuyển tải và
chia sẻ thông tin, quan điểm, bình luận, nhận xét, đánh giá…Qúa trình này
diễn ra liên tục hướng tới sự thay đổi nhận thức và hành vi của các cá nhân
và các nhóm; đồng thời góp phần xây dựng hình ảnh cá nhân.
1.1.2. Mạng xã hội Facebook
1.1.2.1. Vai trò và sự phát triển của mạng xã hội Facebook
16


Sự phát triển của công nghệ tạo ra các phương tiện truyền thông mới.
Với báo chí hiện đại, công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng, mang yếu tố
sống còn đối với hoạt động báo chí. Công nghệ tác động mạnh mẽ từ cách tạo
ra sản phẩm báo chí đến việc tiếp nhận sản phẩm đó của công chúng. Nhắc
đến điều này không thể không kể đến học giả người Canada, Herber Marshall
McLuhan. Năm 1964, ông xuất bản cuốn Understanding Media: The
Extensions of Man, đã làm cả thế giới giật mình với tuyên ngôn “Phương tiện
chính là thông điệp”.
McLuhan đã thấy được: Về lâu dài, nội dung của phương tiện truyền
thông sẽ bớt quan trọng so với bản thân phương tiện đó trong việc tác động
tới cách nghĩ và hành xử của chúng ta. McLuhan viết: “Tác động của công
nghệ không xảy ra ở cấp độ quan điểm hay khái niệm”. Thay vào đó, công
nghệ làm biến đổi “mô hình nhận thức một cách liên tục và không gặp sự
kháng cự nào”[51, tr.9].
Nghiên cứu của McLuhan vẫn giữ nguyên ý nghĩa ở hiện tại. Thế kỉ
XXI chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại với

sự ra đời của hàng loạt thiết kế thông minh, trong đó phải kể đến sự phát triển
ngày càng lớn mạnh của mạng xã hội. Bên cạnh đó, thế giới ngày càng phẳng
và xã hội luôn có nhiều biến động, nhu cầu về thông tin mọi mặt của con
người càng lớn. Đứng trước xu thế đó, các cơ quan truyền thông phải thay đổi
cách thức chuyển tải để mang lại hiệu quả tối đa về mặt thông tin cho công
chúng.
Sự hội tụ của kỹ thuật số, sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của Internet
và sự ra đời của hàng loạt công nghệ truyền thông mới trong một thập niên
vừa qua đã có ảnh hưởng to lớn đến cách thức sản xuất và phát hành nội dung
báo chí trong thế kỷ 21. Để có thể vươn lên dẫn đầu trong bối cảnh hiện nay
thì một cơ quan báo chí phải có khả năng phục vụ công chúng ở bất cứ nơi
17


đâu và bất cứ khi nào công chúng muốn. Là một chuyên gia chỉ trong một
kênh giờ đây là không đủ và một cơ quan báo chí chỉ có thể đạt được ảnh
hưởng thực sự bằng cách áp dụng một mô hình kinh doanh truyền thông đa
nền tảng – multiplatform media.
Báo chí đa nền tảng (multiplatform media) là xu hướng báo chí người
đọc có thể tiếp cận mọi lúc mọi nơi trên tất cả các nền tảng khác nhau với
những thiết bị khác nhau. Để tiếp cận thông tin, công chúng có thể đọc báo từ
báo giấy, báo điện tử; Đọc trên nhiều thiết bị, từ máy tính, thiết bị cầm tay
(smartphone, iPad, Notebook...). Với người làm báo, không đơn thuần tin tức
chỉ là chữ (text), hình ảnh (image), video/clip mà được mở rộng ra nhiều hình
thức truyền tải hơn...
Nhu cầu, thị hiếu cũng như hành vi của công chúng đã thay đổi, vì thế
việc phát hành nội dung báo chí trong thời đại hiện nay không còn bó hẹp
trong một phương thức – ví dụ chỉ là báo in, phát thanh truyền hình hoặc điện
tử – mà thay vào đó là việc chuyển tải bằng nhiều dạng thức và các phiên bản
trên rất nhiều nền tảng kỹ thuật số. Xu hướng đa nền tảng cũng ảnh hưởng

đến các nguồn đầu tư và các phương thức sử dụng nguồn lực, nó cũng giúp
các cơ quan truyền thông khai thác tối đa tài nguyên của mình trong khi tiết
kiệm được chi phí, và phục vụ công chúng một cách hiệu quả hơn.
Chiến lược đa nền tảng (multiplatform) với đòi hỏi thông tin phải xuất
hiện bất cứ nơi nào có độc giả, và chủ động đưa tin đến với độc giả thay vì
cách tiếp cận truyền thống là độc giả tìm đến với thông tin, thực tế lại đang
đưa báo chí trở về với nguyên tắc cơ bản nhất của mình: coi độc giả là ưu tiên
số 1 (audience-first).
Sự ra đời và vươn lên mạnh mẽ của mạng xã hội Facebook trong thời
gian gần đây đã mở ra một giải pháp cho các cơ quan báo chí truyền thông.
Nhờ sự phát triển của Facebook, các cơ quan báo chí tương tác nhiều hơn với
18


×