Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Cái cười trong ca dao người Việt : Luận án TS. Văn học dân gian: 5 04 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.72 MB, 213 trang )

ĐẠI H Ọ C Q L Ố C GIA HÁ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XĂ HỘI VẰ N H AN

vịn

PIỈẠ M T H Ị HẰNG

CAI cưửl TRONG CA DAO NGUTỜI VII ĩ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
M ã số: 5.04.07

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ NGỮ VAN

Ngưòỉ hướng dẫn khoa học:
GS.TS. N GU YỄN XUÂN K ÍN H

HA VỌI - 2003


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẨU
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án.............................................................. 10
4. Phạm vi nghiên cứu và tư liệu khảo sát.................................................. 10
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 11
6. Những đóng góp mới của luận án............................................................ 12
7. Bố cục của luận án..................................................................................... 12
Chương một : M Ộ T s ố VÂN ĐỂ LÝ LUẬN
1.1. Cái cười - cái hài và



vấn để ca dao cưòi...................................... 13

1.1.1. Cái cười

- yếu tố nội tại chủ quan của cái h à i........................ 13

1.1.2. Cái cười

- cái hài trong nghệ thuật............................................... 16

1.1.3. Cái cười

- cái hài và vai trò của nó trong đời sống xã hội........... 21

1.1.4. Cái cười - cái hài trong ca dao và tên ơọi “ca dao cười ” ............... 24

1.2. Ca dao hiện đại và cái cười trong ca dao hiện đại....................... 29
1.2.1. Mối quan hệ V H D G với VH viết, truyền thống và cách tân... 29
1.2.2. Việc phân kỳ trong ca dao và cái cười trong ca dao hiện đại.. 36
1.2.3. Phân biệt ca dao hiện đại với ca dao cổ truyền và thơ lục bát 40

Chương hai: NỘI DUNG CỦA CÁI CƯỜI TRONG CA DAO
2.1. Nội dung của cái cười trong ca dao cổ tr u y ề n .............................. 49
2.1.1. Cái cười khôi hài, giải trí............................................................... 50
2.1.2. Cái cười phê bình giáo dục............................................................ 55
2.1.3. Cái cười tố cáo, phản kháng..........................................................74
2.2. Nội dung của cái cười trong ca dao 1945-1975............................. 82



2.2.1. Những nội dung được tiếp nối từ ca dao cười cổ truyền............ 82
2.2.2. Những nội dung mới của cái cười trong ca dao 1945-1975.... 84
Chương ba : N G H Ệ T H U Ậ T TẠO DỰNG CÁI CƯ ỜI
3.1. Nghệ thuật tạo dụng cái cưòi trong ca dao cổ truyền................. 113
3.1.1. Gây cười bằng cách tạo dựng mâu thuẫn.....................................113
3.1.2. Kết cấu tương phản và kết thúc đột ngột..................................... 119
3.1.3. Gây cười thông cách sử dụng từ n s ữ ........................................ 130
3.1.4. Các thủ pháp đố vui, cường điệu, so sánh, yếu tố tục............. 142
3.2. Nghệ thuật tạo dựng cái cười trong ca dao 1945-1975........... 153
3.2.1. Những yếu tố truyền thống......................................................... 153
3.2.2. Những yếu tố cũ tiếp tục được phát triển.................................... 157
3.2.2.1. Sự đan xen các thành ngữ, tục ngữ....................................... 157
3.2.2.2.. Dùng câu hỏi ở cuối tác phẩm..............................................159
3.2.2.3. Lối tả thực.................................................................................. 161
3.2.2.4. Lối châm biếm thời sự chính trị............................................ 162
3.2.3. Những yếu tố cách tân trong nghệ thuật tạo dựng cái cười

164

3.2.3.1. Bài học giáo huấn cuối tác phẩm .............................................. 165

3.2.3.2. Hiện tượng phỏng nhại..............................................................166
3.2.3.3. Lối vắt dòng................................................................................. 173
3.2.3.4. Nghệ thuật lệch chuẩn................................................................. 176

K Ế T L U Ậ N .......................................................................................................184
CÔN G T R ÌN H CỦA N CS CÓ LIÊN QUAN ĐÊN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU T H A M K H Ả O

194

196


I

M Ỏ ĐẨU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong kho tàng văn học dàn gian nsười Việt, ca dao chiếm vị trí quan
trọng. Bên cạnh việc thể hiện thành cône các quan hệ tốt đẹp của con người,
ca dao còn là tiếns cười sảng khoái cúa mọi lớp người trong dân chúng. Cái
cười ấy nhằm xoa dịu bớt nhữnơ đắn° cay. vất vả trong cuộc sổng hàng ngàv,
góp phần hạn chế những thói hư tật xấu trons nội bộ nhân dân và tố cáo
những cảnh bất công, lên án mặt trái của nhũng cơ chế tổ chức xã hội, kể cả
các tôn giáo hay ý thức hệ,... Với những 2Ĩá trị như vậy, cái cười trong ca dao
là sự hỗ trợ đắc lực cho các thể loại khác như truyện cười, vè, hề chèo,...

trong văn hóa dân gian và các thể loại trào phúng khác của văn học thành
văn.
Ngoài ra, ca dao cười cũng có vị trí quan trọng trong nhà trường, nó
được giảng dạy từ bậc học phổ thôns cho đến đại học (chuyên ngành ngữ
văn), ở xã hội hiện đại, nhu cầu hiểu biết của học sinh, sinh viên về ca dao
cười không phải là ít. Cuộc sons mới trong bối cảnh cô n s nghiệp hóa, khu
vực hóa và quốc tế hóa khẩn trươnơ, sỏi dộ ns cũng đặt ra nhu cầu giải trí.
cười vui trong cuộc sống, trong nghệ thuật của quần chúng công, nông, binh,
trí thức ngày một cao mà quá trình nghiên cứu về nó hiện tại chỉ mới đáp úns
được một phần yêu cầu nhất định. Đã có không ít những chuyên luận, luận
án tiến sĩ chủ yếu viết về ca dao trữ tình của các tác giả Vũ Ngọc Phan,
Nguyễn Xuân Kính, Bùi Mạnh Nhị, Phạm Thu Yến,... nhưnơ riêng về ca dao
cười thì chưa có tác giả nào trình bàv một cách có hệ ihốnsí, chi tiết tronơ
một công trình có bề dày tươns xứng. Tron" khi ấy, cái cười vẫn đang có mặt

trong cuộc sống hôm nav và chắc chắn sẽ còn tồn tại lâu dài. Chính vì những

lẽ đó, chúng tôi đã chọn “Cấỉ cười trong ca dao người Việt” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề


1

Cái cười tronơ ca dao tuy chưa được các nhà nghiên cứu quan tàm một
cách có hệ thống nhưna ở một số góc độ nhất định, nó cũng đã tạo được sự
chú ý của họ. Đầu tiên có lẽ phãi nói đến quan điểm cúa Trương Tửu trong

Phê bình Tô' Tàm của Song A n in trong Loa 25-7-1935 khi ông nhận xét
rằng: “Những câu ca dao tục n°ữ, bông lơn, mánh khóe, theo ý tôi, chính lủ
sự trả thủ của dân chúng đối với quan niệm nhản sinh khô khan của tôn giáo.
Những câu ve vãn, bỡn C(ĩt, Ìiìĩững bài ca than thân trách phận, những khúc
hát ai oán của cô thôn nữ nhỡ nhàng tình duxên, những ngạn ngữ phóng
đãng, táo bạo, ta thườnq nghe vẳng bên trong lũy tre xanh. Tất cả đêu chứng
thực rằng dân chúng Việt Nam vàn khao khát sống một cuộc đời đầy đủ hơn,
lý thú hơn cái đời nhân tạo ngoài xã hội (của nhà Nho). Họ có một tâm hồn
rào rạt, biết câm xúc tất cá nhữn° tình tha thiết của loài /7X7/07"{trích theo
67, tr.9}.
Năm 1940 trong cuốn Kinh Thi Việt Ncim{61), Nguyễn Bách Khoa
(tức Trương Tửu) cũng dành cả một chương viết về người phụ nữ Việt Nam
chống nam quyền và phần nào nói lên được hình b ó n s những người đàn bà
nổi loạn trong khi cố tình đạp đổ cái hình tượng đàn ông với một thái độ
cương quyết, cực đoan, trắng trợn nhung khá hài hước. Và ở một chương

khác trong khi bàn về “nhữniị cách phô diễn của nqười Việt N am ” ông viết:

“Tóm lại, dân Việt Nam đã phô diễn tình V theo ba th ể cách đặc biệt: thể
tương phản; th ể trào pỉìihìíỊ; thể trữ tình, ta thán”{61, tr. 191 ].
Bảy nãm sau, trong cuốn Văn nghệ binh dân Việt N am , dưới góc độ
khai thác nội dung ý thức và ý nghĩa xã hội của văn nghệ bình dân nói chung,
Trương Tửu đã nêu bật xu hướng phản kháng trật tự phong kiến trong văn
nghệ bình dân. Ông chia văn nshệ bình dân làm hai bộ phận. Một bộ phận là
văn nghệ trung nônỉỉ với tính cách nửa vời trong đấu tranh chống phonơ kiến.
Bộ phận còn lại có thái độ cực đoan hơn, triệt để hơn, phá hoại hơn trong sự
phản kháng trật tự phong kiên vi những đắng cay, đói khổ, tủi nhục mà họ
phải chịu. Đó là bộ phận văn nchệ bán cố nônơ và cùng dân. Tuy chưa dành


3

riêng một mục bàn về cái cười trong văn học dân gian nói chung và ca dao
nói riêng, nhưns khi phàn tích giá trị nội dung của văn nghệ bình dân,
Trương Tửu đã nhìn rõ: “Những con người uất ức nàx bằng thử khí giới dộc

nhất là tiếng cười của mình đã chống đối lại các thầy tu, với tiếng cười khanh
khách, cười ngặt nghẽo, cười gập đôi người lại, cười chảy nước mắt ra, cười
tục tn r { 123, tr.57}. Hòa lẫn trong việc phân tích các giá trị nội dung của văn
nghệ bình dân, tiếng cười trong ca dao chỉ mới được nhắc đến như một sự
điểm xuyết nhẹ nhàng bởi đó chưa phải là vấn đề chủ yếu mà tác giả muốn
đưa tới cho người đọc trong cuốn sách này.
Đương khi lửa tắt, cơm sôi
Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem.

Trong cuốn Tục n g ữ ca dao dân ca Việt Nam{9Ạ) khi bàn về ba thể cổ
điển phú, tỷ, hứng, Vũ Ngọc Phan có nhắc đến việc ca dao đã miêu tả sự lúng


túng của một phụ nữ rất hài hước qua thể tỷ kín đáo ở câu ca:
Đương khi lửa tắt, cơm sôi
Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem.

Ngoài ra, nhà nghiên cứu không nói thêm điều gì về ca dao cười nữa.
Ớ Hợp tuyển th ơ văn Việt N am trong phần tiểu luận, khi nói về thủ
pháp cường điệu, Vũ Ngọc Phan nhận định: “Ở ỉoại ca dao trào phúng và cả

ở những cáu tục ngữ đả kích rất mạnh vào giai cấp phong kiến thống trị,
nhân dân thường dùng lối nói ngoa hay lối cường điệu hóa”{96, tr.3 6 }.
Trong phần tư liệu về ca dao trào phúng, các soạn giả đã c u n s cấp được 25
bài ca dao có tính chất trào lộng về chuyên vợ ch ồns {96, tr.289-292).
Trong Ván học dân gian, Chu Xuân Diên đã nhìn thấy “đại bộ phận ca

dao trào phúng cố nội dung x ã hội với những mức độ sâu sắc khác nhau
tùy theo đối tượng đả kích là những thói xấu trong nhân dân hay là những
kẻ thừ giai cấ p ”{ 64, tr.468). ô n g cũng khẳng định “Cữ dao trào phúng có
tính chất hiện thực sâu sắc. Hơn nữa ca dao trào phúng có tính chiến đấu
mạnh mẽ. Vì vậy, ca dao trào phúng là một bộ phận quan trọng trong các


4

sáng tác trữ tình dân gian, là một tiếng nói mà ám điệu riêng của nó góp
phần quan trọng vào việc thê hiện đầy đã tâm hổn và tính cách của nhân
dân ta” {64, tr.472Ị.
Trong cuốn Tim hiểu tiến trinh ván học dàn gian Việt Nam ở chương
VI, khi xác định từ thế kỷ XVIII, vè sử và truyện cười của nhàn dân đã muốn
từ giã chê độ phons kiến, Cao Huy Đỉnh nhận xét “cứ/ cười của nhãn dân


phê phán những cảnh lô' lăng trái ngược, hư hỏng tronq sinh hoạt bình
thường của nhân dân, những thói tật cẩn phải được uốn nắn tẩy t n V ị 26,
tr. 166}. Tuy có nêu ra một số dẫn chứng về cái cười trước những cô gái
không đứng đán, những anh chàng xấu nết, những bọn người thực hành văn
hóa tôn giáo, những địa chủ, cường hào, quan lại gian tham,...{26, tr. 166168} nhưng cái cười ấy của ca dao đả kích như thế nào, phê phán ra sao lại
không được Cao Huy Đỉnh phân tích minh họa cụ thể mà nó chỉ như một sự
liên hệ với ca dao đế chứng minh cho vai trò của truyện cười, vè sử trước sự

suy tàn của chế độ phonơ kiến.
Một số nhà nghiên cứu khác trong Lịch sử vãn học Việt Nam, khi phân
tích nghệ thuật ca dao đã nhận xét rằng hình thức lộng ngữ, chơi chữ có thể
tạo ra tiếng cười giòn giã và việc sử dụng lối nói ngoa dụ cũng đáy sự vật tới
màu thuẫn trái tự nhiên. “Ca dao của tơ có nhiều hình tượng t ế nhị, kín đáo

nhưng ca dao của ta cũng có nhiêu tiếng cười ròn rã. Ở đây chúnẹ ta lại gặp
nghệ thuật ngữ ngôn trong lộng ngữ, chơi chữ, trong đối lập hình tượng íự
nhiên và không tự nhiên” {84, t r .4 3 ). Nhưng các tác giả chưa đặt tiếng cười
trong ca dao trào phúng thành một vấn để riêng để nghiên cứu.

Trong cuốn Ván học dân gian Việt N am , Hoàng Tiến Tựu phân loại ca
dao truyền thống nsười Việt thành sáu loại: đồng dao; nghi lễ, phong tục; lao
động; trào phúng bông đùa; ru con và trữ t ì n h {121, tr. 142-143Ị. Tiếc rằns
tác giả mới đi sâu phân tích bốn loại còn ca dao nghi lễ, phong tục và ca dao

trào phúng chưa được phân tích. Nhưng trong giáo trình Văn học dân gian
Việt N am (dùng cho hệ cao đảng sư phạm), ông đã có sự khẳng định về ca


5


dao trào phúng với các hình thức nói ngược, trái tự nhiên hướng vào đối
tượng là những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân, đặc biệt là bộ phận ca
dao chống mê tín dị đoan, chốns sư sãi và giai cấp thống trị. “ /Vớ/ ngược

không chỉ có tác dụng gây cười đ ể mua vui giải trí mà cũnq có tác dụnẹ trí
dục, làm cho người ta, nhất là các em nhỏ, hiểu biết lẽ thuận một cách ẹián
tiếp, sống động”{ 122, tr.205 ị. Ca dao trào phúng là bộ phận ca dao “bộc lộ
sự châm biếm, c h ế giễu của nhản dân đôi với nhữn ẹ thói hư tật xấu, nhữnẹ
hiện tượng đáng cười trong đời sống xã hội. Mua vui giải (rí, phê bỉnh giáo
dục, đấu tranh đả kích là những tác dụn° đồng thời cũng là chức nănẹ chunẹ
của bộ phận ca dao nàỵ”{ 122, tr.205Ị.
Trung Hoa, Hồ Lê trong Thú choi chữ{ 41) đã thể hiện được những khả
năng phong phú và đa dạng của ngôn từ thông qua nghệ thuật chơi chữ để
khẳng định nghệ thuật này vừa là trò chơi trí tuệ vừa là phương tiện chuyển

tải những hàm lượng thông tin đặc biệt.
Trong công trình Tiếng cười dàn gian Việt N a m , ở phần tiểu luận,
Trương Chính và Phong Châu, đã dành cho ca dao cười nhiều sự chú ý hơn.
Các ông đã phân tích cái cười trons các loại hình nghệ thuật của văn học dân
gian như truyện cười, vè, ngụ ngôn, ca dao, hề chèo, tuồng đồ và một số
truyện về ông Ó. Với 396 trang sách trong đó phẩn tư liệu chiếm 349 trarm
và nghiên cứu chiếm 42 trang, hai ông đã dành cho ca dao cười 38 trang tư
liệu với 146 bài ca dao{13, tr.311-318} và 3 trang cho giới thiệu, phân
tích {13, tr.21-24}. v ề tiếng cười dàn gian Việt Nam nói chung ở các thể loại,

hai ông đã phàn tích theo bốn tiểu mục. Ớ tiểu mục 1, “Tiếng cười - vũ khi",
hai ông đã phê phán quan điểm về tiếng cười của Nguyễn Vãn Vĩnh trong
chương trình cập nhật hóa Sài Gòn 1972 và quan điểm của nhóm Huỳnh Tịnh
Của cho “tiếng cười là liều thuốc an thẩn”. Ớ tiểu mục 2, nsoài việc xác định
“c/ó/ tượng của tiếng cười” là giai cấp thống trị và các loại thầy, sư sãi, hai

ông cũng cho rằns đối tượng của tiếng cười còn là thói xấu, nhimg kh ôns chi
ra cụ thể tiếng cười chĩa vào các thói xấu ấy trong ca dao như thế nào. Trong


6

tiểu mục 3, các ông đã chỉ ra một số “thủ pháp gâv cườr\ 13, tr.21-24}
nhưng lại chưa phân tích sâu. ở tiểu mục 4: "‘Gạn đục khơi trong'', hai ỏng
cho rằng bản thân yếu tố tục trong ca dao cho dù là sáng tác của ai đi nữa thì
cũng thiếu tính giáo dục. “Đ ể cười cái xấu thì phái vượt lẽn trên cái xấu,

nghĩa là phải tốỉ, phái đẹp, phài cao thượng. Không thế giáo dục bằng những
cói tự nó đã phàn giáo dục...Cho nên việc siãi tầm vân học trào phùng dàn
gian chỉ có thể có V nghĩa kill có thể khai thác được tác dụng giáo dục của
nó”[ 13, tr.40Ị. Hoặc “Có những tác phẩm khêu gọi những cám hứng không
lành mạnh, đó là tiếng cười ác hoặc (ục, cách giải trí ấy quá tám
thường"[ 13, tr.39}. Chúng tôi thiết nghĩ việc “gạn dục khơi trong ' trong quá
trình sưu tầm văn học dân gian là cần thiết. Nhưng như vậy không có nghĩa là
chúng ta chỉ sưu tầm, sử dụng những tác phẩm hay, có quan điểm tư tưởns
phù hợp, còn những tác phẩm có hạn chế (theo quan điểm của một số cá
nhân) thì loại bỏ không sưu tầm, gạt bỏ những tư liệu mà ta “khàng thích".
Việc đó chỉ có lý khi chúng ta tuyển chọn tác phẩm văn học dùng tron? nhà
trường. Hơn nữa, những bài ca dao có yếu tố tục không phải là khôn 2 có
những giá trị nhất định của nó. Mặt khác, trono công trình của mình, Tnrơns
Chính và Phong Cháu vẫn chưa khai thác cái cười mua vui siài trí, chưa khám
phá cái cười chĩa vào thói hư tật xấu - hình như tác eià né tránh nói tói việc
phê bình trong nội bộ nhân dân. Có thể với phạm vi của đề tài mà các ông đặt
ra trong cuốn sách của mình, cái cười trong ca dao nằm ngoài mục đích ấy.
Vì vậy, việc khai thác không đầy đủ, không chi tiết về nó cũng là điều dễ
hiểu.

Gần đây nhất, Đào Thản trong cuốn Ca dao hài hướcị 127} và Phạm

Thu Yến trong Những thế giới nghệ thuật ca daoị 141 Ịcũns đã dành
nhiều sự quan tâm cho ca dao trào phúng. Cùng với việc khai thác một
số yếu tố nghệ thuật, Đào Thản đã đặt tên gọi cho mỗi bài ca dao
theo chủ đề từng tác phẩm và tập trung nhiều hơn vào bộ phân ca dao
giải trí. Phạm Thu Yến thì đã dành 16 trang nói ve ca dao trào
phúng (141, trang 172 đến trang 187. Bên cạnh việc xác định


7

các nội dưng của ca dao trào phúng, Phạm Thu Yến đã khắc họa khái quát

nghệ thuật gày cười của nó qua kết cấu, ngôn ngữ, phóng đại, đổng âm khác
nghĩa. Chúng tôi tán thành nhận định của tác giả: “Cìiúnq ta tìm thấy trong

ca dao trào phúnq trí tuệ sắc sáo, óc thực tiễn, cái nhìn lìài hước, thông minh
thể hiện qua hệ thông nghệ thuật tài hoa, phong phú và trên hết là hiểu được
quan niệm thẩm mỹ truxên thống của nhản dân lao động” {141, tr. 187}.
Ngoài ra, còn có nhiều bài báo, bài tạp chí của các tác giả khác có nhắc
đến vấn đề ca dao cười nhung do mục đích của công trình và do dung lượng
của các bài báo mà các tác giả không có điều kiện đi sâu.
Giai đoạn từ t hán s Tám năm 1945 đến 1975 là giai đoạn có nhiều biến

động của lịch sử, nhữns bài ca dao ra đời trong thời kỳ này chủ yếu viết về
công cuộc xây dựns chủ nshĩa xã hội trên miền Bắc và đấu tranh thống nhất
nước nhà. Trong bối cảnh ấy, ca dao chính là người bạn gần gũi, quen thuộc
của quần chúng lao độn c trên mọi lĩnh vực. Chính vai trò quan trọns của ca
dao đã biến nó trở thành mối quan tâm không chỉ của những người yêu thích

ca dao mà còn của cả các nhà folklore học. Tuy chưa nhiều nhưng đã xuất
hiện một số công trình nghiên cứu, các bài viết đăng tải trên các tờ báo, các

tạp chí về ca dao cười siai đoạn này.
Trong lời bạt Ca dao chông M ỹ {95}, Vũ Ngọc Phan tìm hiểu việc ca
dao chống Mỹ cứu nước đã tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc và
phong cách độc đáo của văn học dân aian như thế nào. Ong đã nhận ra rằng
không cứ phải do nhân dân lao động sáng tác mới là ca dao, mà chủ yếu là
hình thức nghệ thuật của nó phải tiếp thụ truyền thống dân gian và nội duns
của nó phải phù hợp với tâm tình, ý nghĩ và nguyện vọng của nhân dân lao

động. Vũ Ngọc Phan cũng đã có nhắc qua đến sự khác nhau giữa thơ trào
phúng và ca dao trào phúng. Theo ông thì “r a dao trào phúng là một vũ khí
sắc bén của nhân dán khôn‘ị kém gì vè đ ể c h ế giễu, đả kích những thói hư, tật
xấu của một lìỌỉiẹ fì°ười, một tầng lớp người trong xã Ỉỉội, kìù thì là đấu tranh
trong nội bộ nhản dân, kill thì là đấu tranh chốnq ạiai cấp thống trị. Thơ trào


8

phúng có những điểm không giống ca dao trào phúng. Thơ trào phúng làm ra
đ ể đả kích những cái ngang trái ở đời, nhằm vào nhữtig con người nhất định ,
chứ không mang tính chất chung như ca dao trào phúng”{95, tr.59Ị. Ngoài
những điều đó ra, tác giả không nói thêm 21 về ca dao trào phúns nữa. v ề tên
gọi của các thể loại ca dao xuất hiện trước và sau 1945, ch úns tôi tán thành
quan điểm của nhà nghiên cứu khi ông cho rằng “ Khác với nhiều thể loại

khác của văn học dân gian xuất hiện trong nhữn° thời kỳ nhất định của lịch
sử, ca dao vẫn tiếp tục ra đời trong các thời đại và biểu hiện tư tưởng, tình
cảm của quần chúng nhãn dân trong công cuộc đấu tranh chính trị và lao

động sản xuất dưới các c h ế độ xã hội khác nhau. Chúng ta có ca dao thời
phong kiến và Pháp thống trị, thường gọi là ca dao truyền thống, ca dao xuất
hiện trong chiến tranh chống thực dân Pháp, tức “ca dao kháng cỉuếrì\'à
hiện nay có “ca dao chống M ỹ cínt nước”{95, tr.38}.
Trong bài Góp phần tìm hiểu ca dao, dân ca chống M ỹ đồng bằng
sông Cửu L o n g ị 19}, Nguyễn Văn Diệu đã điểm qua “tiến° cười đả kích
châm biếm chí khí “iêng hùng”của nhữn° tên lính M ỹ klỉi đụng đầu với lực
lượng hậu bị của cách mạnq miên Nam trên địa bàn đồnq bẳti° sôìiạ Cửu
Long - lực lượng dân quân dư kích anh hùng:
Thằng M ỹ sa xuống hầm chông,
Khóc như cha chết, van ông lạy bà.
Mấy cô du kích nhà ta
Bắt vé phấn khỏi, hát ca vang lừng.
Cố khi còn là tiếng cười châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu cay đối với
bọn giặc xâm lược khi chúng mới bước chân vào vùng đất lặ"{ 19, tr. 55 }.
Trong cuốn Văn học dân gian Việt N a m , Đinh Gia Khánh đã khẳng
định: “Dưới c h ế độ x ã hội chủ nghĩa, tiếng cười hài hước vẩn cân vciỉiẹ lên dê

góp phân tiêu diệt cho bằng hết những tàn dư của c h ế độ cũ thường kéo dài
cuộc sống vô lý của chún°. Vả lại trong xã hội chủ nghĩa , một hiện tượng có


9

sự phát triển của nó trên con đường tiến lên không ngừng của loài người.
Cái tiên tiến hôm qua không tất nhiên là cái tiên tiến hôm nay. Cái tiên
tiến hôm nay có thể trở thành cái lỗi thời ngày mai. Sự mâu thuẫn °iữci cái
cũ và cái mới không bao giờ hết được

tr o n g


cuộc sông của chúng ta. Cho

nên một hiện tượng nảy sinh trong xã hội xã ÌIỘI chủ nẹhĩa, đến một lúc
nào đó có thể chửa đựng mặt bào thủ, và mâu thuẫn nội tại nà\' thường lủ
cơ sở cho tiếng cười hài hước. Tiếng cười hài hước ngày nay có

V

nghĩa

phê bỉnh và tự phê bình sân sắc”[64, tr.368}. Nhimg ca dao 1945-1975
thể hiện tiếng cười ấy như thế nào lại khôns nằm trong phạm vi nghiên
cứu của công trình.

Vũ Ngọc Phan trong Tinh thần chông ngoại xâm của phụ nữ qua
ca dao Việt nam xưa và nay {97, tr.6Ị cũng có nhắc đến hai bài ca dao
vui nhộn về cặp vợ chồng dân quân tự vè, ngoài ra tác siả khôns nói thêm
điều gì về ca dao cười.
Dù đã có một số bài nghiên cứu lẻ tẻ về ca dao sau 1945 và mối quan hệ
giữa ca dao truyền thống VỚI ca dao hiên đại đăng tải trên các tạp chí. các
công trình khoa học, nhưng nhln chune. vẫn chưa có cồng trình nào chuvên
sâu nghiên cứu riêng về cái cười trong ca dao 1945-1975 và mối quan hệ
giữa ca dao cười cổ truyền với ca dao cười giai đoạn này. Chính vì vậy, luân
án là sự bổ sung có hiệu quả những gì chúng tôi vừa nói ở trên.
Như vậy, ở bình diện nghiên cứu, tiếng cười trong ca dao cổ truyền

người Việt đó đây đã được nhắc đến trong một số

CÔI12


trình

VỚI

mức độ

nông, sâu khác nhau. Nhưng ở ca dao cười 1945-1975 dường như sư tâp
trung của các nhà nghiên cứu còn rất ít. hầu như chưa có tác giá nào hướng
sự chú ý của mình về mảng đé tài này trong một cống trình hoãc ít ra là trong
một bài báo cụ thể. Vì vậy, việc tập truns tìm hiểu cái cười trons ca dao một
cách hệ thống, toàn diện cả về nội dung và nghệ thuật là rất cần thiết.
Mặt khác, luận án cũng là sự kế thừa và phát triển luận văn Thạc sĩ{38 Ị. Sư
kế thừa ấy kết hợp với những ý kiến, nhận xét của nhữnơ người đi trước tronơ


10

các công trình đã nêu đã tạo nên những gợi ý quý báu cho chúng tôi tron2
quá trình thực hiện luận án này.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
- Hệ thống hóa vấn đề cái hài với tư cách là một phạm trù mỹ học. phân
tích mối quan hệ giữa cái hài và cái cười.
- Trong phạm vi tài liệu mà tác ơiả luận án có thể tiếp cận được, phân
tích nội dung của cái cười, phân loại nó và phân tích các yếu tố nghệ thuât

tạo dựng cái cười, làm rõ tài năng nơhệ thuật cứa tác giá dân gian.
- So sánh những vếu tố siống và khác nhau trên phương diện nội
dung và nghệ thuật của cả hai bộ phận ca dao cười cổ truyền và ca dao

cười 1945-1975.

4. Phạm vi nghiên cứu và tư liệu khảo sát
4.1. Trong luận án, chúng tòi khai thác phương diện nội dung và
nghệ thuật tạo dựng cái cười trên cơ sở tiếp thu những vấn đề mỹ học về
cái cười.

ở chương một, chúng tôi sẽ trình bày vấn đề về cái hài - cái cười và
những vấn đề về ca dao cười hiện đại. Như 2ÍỚÍ nehiên cứu văn học dân
gian đã xác định, văn học dân gian hiện đai bắt đầu từ sau cách mạng

tháng Tám năm 1945 cho đến nay. Nhưng trong luân án, chúng tôi chì
siới hạn khảo sát ca dao cười hiện đại từ sau cách mạns tháng Tám năm
1945 đến 1975 bời tài liệu về ca dao cười từ sau 1975 đến nav vẫn chưa
được sưu tầm đầy đủ, hơn nữa văn học dàn gian đương đại vẫn còn nhiều
vấn đề chưa thể tổng kết.

4.2. Về tư liệu ca dao cười cổ truyền, trong số 12.487 bài ca đao cười
cổ truyền được tập hợp lại tronẹ bộ “Kho tàng ca dao người Vỉ'ệí” Ị54) có
1.250 bài ca dao cười (chúng tôi chỉ chọn một bản chính, không chọn bản
khác). Đây là tài liệu chính yếu để tiến hành phân tích, khảo sát và chúno

tôi đã công bố trong cuốn “Tiếng cười trong ca dao cô truyền ngưòi
Việt"{40}. Ngoài ra khi cần thiết, chúnơ tối cũng có tham khảo thêm tư
liệu ca dao cười trons sách của các soạn giả Bế Minh Hà{35Ị, Đào
Thản{ 127}.


11


Tư liệu về ca dao từ 1945 đến 1975 đã được một số nhà xuất bản công
bố như: ca dao kháng chiến, ca dao chốns Mỹ, ca dao về đề tài xây clựng chủ
nghĩa xã hội,... Chúng tôi đã đọc nhiều đầu sách ở thư viện các tỉnh cũng như
thư viện trung ương (xem Tài liệu tham khảo) và hệ thống hóa được 354 bài
ca dao cười từ 2.611 bài ca dao giai đoạn từ 1945 đến 1975. Phần lớn những

tư liệu này đã được chúng tôi công bố trong cuốn ‘Ww cười Q uán Dàn"[ 39 Ị. Chúng tôi nghĩ rằng với 354 bài ca dao phong phú về tính chất
này, bước đầu cũng tạm đủ cơ sở để phân tích, nhận diện về số phận của cái
cười trong ca dao 1945-1975 nói riêng và ca dao người Việt nói chung. Tất
nhiên, xét ở một góc độ nào đấy, các tư liệu này vẫn chưa phản ánh đầy đủ
mọi mặt về con người, cuộc sống trong xã hội đương thời bởi nó còn thiẽn về
tuyên truyền chính trị. Trong khi ấy, nhiểu tác phẩm ca dao cười hiện đại vẫn
đang lưu truyền trong lòng quần chúng nhưng VI những lý do nhất định mà
người ta chưa sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu được đầy đủ. Đó cũng là một
thiệt thòi đáng kể cho ngành nghiên cứu văn học dân gian hiện đại.

Những tư liệu đã khảo sát và nghiên cứu trong luận án

sẽ tạo nên cái

nhìn tổng thể về ca dao cười người Việt. Chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ sóp
phần cùng với các công trình nghiên cứu khác khắc họa rõ nét hơn bóng dáng
của cái cười trong folklore Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương
pháp: phương pháp nghiên cứu vãn học dân gian; phương pháp nghiên cứu
liên ngành; phương pháp so sánh. Đặc biệt phương pháp thôns kê được

chúng tôi sử dụng ở mức cao kết hợp với việc phân tích kỹ, hiểu sâu từns tác

phẩm ca dao cụ thể. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
không phải bao giờ các phương pháp nghiên cứu chính xác của khoa học tự
nhiên được áp dụng cũng đem lại hiệu quả. Song, đối với việc nơhiên cứu vãn

học dân gian thì phương pháp thống kê nếu được sử d ụ n s tốt sẽ đem lại hiệu


12

quá khá quan. Mặc dù biết những khá năng lo lớn của việc sử duny các
phương pháp phân tích chính xác, Prốp vẫn thấy rõ những giới hạn cúa chúnư.
Theo ồng, nhữns phương pháp này “c/ỉ/7 có th ế được sử dụng và dem lại kếỉ

quà à ìihữiig nơi mù sự lập lụi có trong mội phạm vi lớn. Điêu này chúng lư có
ớ ỉrong ìigôn ngữ, điểu này chúng ta có ở trong văn học dân g ia ir \ 134,

U-.138}.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Trên



sở nguồn tài liệu phong phú về ca dao cười cổ iruyền, chúng tôi

liến hành hệ Ihống hóa và nghiên cứu sâu thêm những vấn đề về nội duns,, về
nghệ thuật tạo dựng cái cười trong ca dao cổ truyền. Ngoài ra, chúng, lôi còn
tiến hành khai thác những giá trị đặc sắc của một bộ phận ca dao cười sau
1945 mà trước đày chưa được giới nghiên cứu quan tám thóa đárm.

- Khai thác vếu tố truyền thống và cách tân của hai bộ phận ca dao cười

cổ truvền và ca dao cười 1945-1975 trên cả hai phương diện nội dung và n^hê
thuật, từ đó có ihể rút ra những nhận xét mang tính khách quan vể quá trình
lổn tại và phát triển của cái cười trong ca dao người Việt.
- Khai thác các hình ihức diễn xướng mới trong ca dao cười 1945-1975
cùnií các

yếu lổ đã góp phần tạo nên những cách lân sáne, tạo Ironư n^hệ

ihuât oâv cười của nó, từ đó khẳng định những uiá trị tỉnh lô', hấp dẫn của

nuhè thuàt tạo dựn^ cái cười Imng ca dao uiai đoạn này.
7. Bò cục của luận án
Được thể hiện ironíĩ 206 trang, ngoài các phần Mở đẩu - Kết luận Nhữnu cổng trình của NCS có liên quan đến đề tài luận án và Tài liệu iham
kháo, luận án bố cục eồm ba chương:
Chương Một: Một số vấn đề lý luận (trang 13 đến trang 48).
Chương hai: Nội dung của cái cười trong ca dao người Việl (tran^ 49 đến
trang 112).
Chương ba: Nghệ ihuật tạo dựng cái cười trong ca dao nỵười Việt (trang
I 13 đến tranu 183).


13

CHƯƠNG MỘ T

M Ộ T SỐ VÂN ĐỂ LÝ LUẬN
1.1. Cái cưòi - cái hài và vấn đế ca dao cười
1.1.1. Cái cười - yếu tô nội tại chủ quan của cái hài: Cười là một hiện
tượng tâm lý có khi bộc lộ thành tiếng, có khi thâm trầm sâu sắc ở bên trong,
nó là một phản ứng đế biểu hiện thái độ sống của con người trước mỗi hiện

tượng của thế giới khách quan. Có thể nói tiếng cười gắn bó mật thiết, gần
gũi với tất thảy mọi người. Các chuyên gia về tâm lý từ xưa đến nay thường
phàn biệt có nhiều n s u y ê n nhân gây cười khác nhau: cười sinh lý do bị cù
nôn; cười cơ siới do bị nsoại vật kích động; cười bệnh lý do bị điên, bị ức
chế thần kinh hay quá suy nghĩ, uất ức một điều gì đấy. Lại có cả tiếng cười
tâm lý bình thường kiểu như: liCon người có miệng có môi, khi buồn thì khóc,

khi vui thì cười”. Tiếng cười cùng với nước mất biểu hiện trạng thái phong
phú của tâm hồn con người. Tiếng cười bật ra do sự sung sướng, khoái trá
cũnơ như tiếng khóc nghen ngào trong nỗi buồn hay đớn đau, uất ức. Tiếng
cười tâm lv đó phán ánh thái độ, tư tưởng, tình cảm của con người, mang tính
tự phát, ngẫu nhiên. Nếu đem ra xem xét trên phương diện mỹ học, chúng ta
nhận thấy chỉ có một phần trong số tiếng cười ấy mới được gọi là cái cười.
Có tiếng cười chỉ 2âv cười nhưng không mang ý nghĩa mỹ học, ngược lại có
tiếng cười ngoài việc tạo ra được hành động cười man g tính cơ học còn có ý
nghĩa xã hội nhất định xét trên phương diện mỹ học, nó là yếu tố chủ quan
của cái hài. T iếns cười ấy được gọi là ‘"cái cười”. Nếu “ tiếng cười ” chỉ ch uns
tất cả những hiện tượng gây cười dưới các góc độ khác nhau thì “cứ/ cười” lại
được nhận diện theo những tiêu chí nhất định trên phương diện mỹ học. Cũnc
là tiếng khóc, nụ cười nhưng nhiều khi lại đối chỗ cho nhau bởi sự diễn biến
phức tạp trong đời sống tình cảm của con người. Chả thế mà Nguvễn Công
Trứ từng thốt lên: "kill VIII thì khóc, buồn tênh lại c ư ờ n Đú ng là có cái cười


14

rơi nước mắt kiểu như “cười như cậu Tú hỏng thi” và có những siọt nước mắt
trào ra vì sung sướng, vì hạnh phúc theo kiểu '''khóc như cô á n°ày đi lcív
chồng”. Cái cười này gắn chặt với tâm lý, tư duy, với quan điểm chính trị,
đạo đức, thẩm mỹ của con người trons từng hoàn cảnh và giai đoạn lịch sử

nhất định. Nó kh ôn s chỉ giúp cho sự thư giãn của trí não mà còn có ý nghĩa

phê phán, tố cáo xã hội quyết liệt.
Từ lâu, việc nghiên cứu “cá/ hài" dưới góc độ mỹ học đã có cả một bề
dày với những thành tựu rõ rệt. Thời cổ đại, A-ri-xtốt xem cái đáng cười
(khách thể) là những “sai lầm và kỳ quặc'1 nhưng “không gây hậu quả
nghiêm trọng”. Mỹ học thời Phục Hưng nhấn mạnh tính khách quan của “cái
hài” và “/‘//<77 điểm khoái chá” của con người trước cái đáns cười. Mỹ học
duy tãm của Pla-ton xem “cái hài” là cái không phù hợp với lý tưởng tự do
của tầng lớp quý tộc. Can-tơ nhấn mạnh mặt chủ quan của "cái h à r và cho
rằng “cái cười” là hiệu quả của một trạng thái tình cảm, tâm lý. Hê-ỵhen lại
khám phá ra mối quan hệ giữa cái hài và những điều kiện lịch sử - xã hội đã
làm nảy sinh ra nó. Còn mỹ học Mác-Lênin xem “cái hài” là một trong
những phạm trù cơ bản, phản ánh dưới hình thức giễu cợt giá trị thẩm mỹ tiêu
cực của những hiện tượng xã hội khôns phù hợp với tiến trình phát triển lịch
sử - xã hội khách quan. Trong những hiện tượng này có sự mâu thuẫn ơiữa
bản chất lạc hậu, phản nhân đạo với sự tự tin mình hợp lý, hợp thời và tự bộc
lộ mâu thuẫn đó ra bẽn ngoài. “Sửdụng cái cười theo tinh tìừìn của lý tưởng
xã hội chủ nghĩa có một ỷ nghĩa đặc biệt quan trọng: Nó giúp chúng ta phê
phán, đả kích những th ế lực thù địch của cách mạng vù mỉa mai châm biếm
những tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu, những cái lỗi thời, tàn dư của x ã hội cũ
và những tỉiứ “t ệ ” mới nảy sinh trong cuộc đấu tranh d ể x â \ dựng xã hội
m ở r \ 111, tr.96}. Mỹ học Mác-Lênin đã xác định trong quan hệ thẩm mv
của cái hài có sự tương ứng giữa cái cười (chủ thể) và cái đáng cười (khách


15

thể). Giá trị thẩm mỹ của “cái hài” được biểu hiện cụ thể thông qua “Cá/
cười đả /."ích”; “Cái cười châm biếm": “Cái cười qiễu cợt" và “Cữ/ Cííờ/

Vỉ/i” { l l l , tr.98}. “Cá/

đả kí ch” có cường độ phê phán mạnh mẽ nhất

nhằm phủ định triệt để đối với giai cấp thống trị và những lực lượng thù địch
nhằm ngăn chặn sự phát triển của con người và xã hội; “Cữ/ cười châm biếm ’
có sự phê phán ở mức thấp hơn nhằm sửa chữa, cải tạo ngay bản thân đối
tượng sây cười; “Cứ/ cười giễu cợt” có tính cảm thông và khuyên nhủ trước

các hiện tượng hài đời thường một cách kín đáo, nhiều khi rất tế nhị; “Cái
cười vui” cảm xúc phê phán hòa vào cảm xúc vui tươi làm “phấn chấn tinh
thần”{ 111, tr.98-99}. Trên thực tế chúng ta có thể xếp cái cười

đả

kích và cái cười châm biếm vào chung cùng một loại bởi tính chất và mức độ
của chúng. Nếu “Cữ/ cười đả /ách”, liCái cười cìỉâm biếm'' là sự phản kháng,
tố cáo đối với giai cấp thống trị và những lực lượng thù địch đang ngăn chặn
sự phát triển của cuộc sống, con người và xã hội; “Cá/ cười giễu cợt” là sự
phê bình mang tính giáo dục trons nội bộ nhân dân với mục đích nhằm sửa
chữa, cải tạo ngay bản thân đối tượng gâv cười, nhiều lúc còn mang tính cảm
thôns, khuyên nhủ các hiện tượng hài đời thường một cách kín đáo, tế nhị thì
“Cái cười vui” chính là sự thư giãn về mạt tinh thần, nó không chỉ có tác
dụng giải trí, khích lệ mà còn có tác dụng khẳng định, ngợi ca. Như vậy,
trong cái cười không chỉ có yếu tố phủ định, mà còn có cả yếu tố khẳng định.
Là yếu tố chủ quan của cái hài, ílcái cười” đương nhiên phải có mối quan hệ
mật thiết với “cái hài”. Trong cái hài tất yếu phải có tiếng cười, nhung trong
tiếng cười không phải lúc nào cũng có cái hài. Cái hài là cái xấu được biểu
hiện ra trong một hoàn cảnh đặc biệt bởi những mâu thuẫn đặc biệt gây nên
cảm giác kinh ngạc, tức cười. Chúng ta chỉ có được “cái hài”, “cái cười ” nếu


đứng trên bình diện mỹ học của vấn đề. “Yếu tố chủ quan trong quan hệ
thẩm mỹ VỚI các hiện tượng hài là sự xúc cảm và định giá phủ định dưới hình


16

thức cười nhạo, giễu cợt - cái cười”{ 111, tr. 94). Cơ sở xã hội - khách quan
gợi ra “cái cười” nằm ngay ở mâu thuẫn bên trong của hiện tượng hài và mâu
thuẫn của hiện tượng này với thế giới bên nsoài. Mâu thuẫn của khách thế
hài nằm ngay trons mâu thuẫn vốn có của sự vận động và phát triển của bản
thân hiện thực xã hội. Đó chính là cơ sở chủ yếu của cái đáng cười trong
quan hệ với nhận thức xã hội nói chung và nhận thức thẩm mỹ nói riêng.
Hônôrê de Bandắc nhấn mạnh “cười là tinh thần của lòng dũng cảm”.
N.G.Ser-nư-sép-xki cho rằng “Khi cười nhạo cái xấu, chúng ta trở nên cao
hơn «ớ” {N.G.Ser-nư-sép-xki, toàn tập, M, 1949, tập 2, tr. 191. Dẫn theo 93.
tr.230}. Còn Gu-ra-nich thì khẳng định “Cáỉ cười - vũ khí của người mạnh”.
Và Iu. B. Bô-rép cũng cho thấy “Cứ/ cười đòi hỏi phải có sự hưởng ứng, cố
thính giả, có sự giao ỉ lũi. Chính do đấy mà cái cười tỏ rơ là một trong những
hình thái có sức tác động mạnh nhất của dư luận x ã hội... Cái cười chân
chính có vai trò tổ chức dư luận xã hội, tập trung sự chú ỷ của dư ỉưận này
vào những khuyết điểm, vào nhữnẹ hiện tượnq xã hội tiêu cực”{2, tr.458459}. Ớ nước ta, nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng: “cái cười bật ra khi

người ta khám phá ra mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượnq, %iữa nội dunq
bên trong và sự biểu hiện bên ngoài”[ 102, tr. 169}. Là yếu tố chủ quan của
“cá/ hài”, chúng tôi cho rằng “cái cười” có thể dùng để chỉ các yếu tố nghệ
thuật khi chúng ta xem xét vấn đề trên nhiều phương diện dưới góc độ mỹ
học.
1.1.2.


Cái cười - cái hài trong nghệ thuật: Nếu cái hài là một phạm trù

mỹ học phản ánh những hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống thì trào
phúng lai là “một loại đặc biệt của sáng tác vãn học và đổng thời cũng là
một nguyên tắc phàn ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa
mai, phóng đại, khoa trương, hài hước...được sử dụng đ ể c h ế nhạo, chí trích,
t ố cáo, phân kháng ... những cái tiêu cực, xấu xa, lổi thời, dộc ác tronq xã


17

hội”{36, tr.30ố}. Như vậy, trào phúng là một loại hình nghệ thuật mang tính
tổng hợp, được tập hợp dưới một cái tên chung của nhiều dạng thức của cái
cười khác nhau. Trào phúng xét theo nshĩa nôm na của ngôn từ là việc dùng
lời lẽ kín đáo, bóng bảy để cười nhạo, mỉa mai đối tượns sây cười nhầm phủ
định nó, không hề có yếu tố khẳng định, ngợi ca. Văn học trào phúng là lĩnh
vực rộng bao gồm từ truyện cười đến tiểu thuyết, hài kịch và thơ trào phúng,
chàm biếm... các thể loại ấy được thể hiện với những cung bậc đa dạng của
cái hài. Đối tượng của trào phúng là cái hài. Chính cái hài với những phương
thức biểu hiện khác nhau đã tạo ra loại sáng tác văn học đặc biệt. VI vậy,
nhiều khi nói tới văn học trào phúng là người ta nghĩ đến cái hài, hoặc nói tới
cái hài thì có sự liên tưởng ngay đến trào phúng. Nhưng nói như vậy không
có nghĩa rằng trào phúng và cái hài là một mà thực ra chúng có nhiều điểm
khác nhau. Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác vãn học còn cái hài
là một phạm trù mỹ học phản ánh một hiện tượng phổ biến của thực tẽ đời
sống vốn có khả nãng tạo ra tiếng cười ở những cung bậc và sắc thái khác
nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự thiếu cân đối trên phương diện xã hội - thẩm
mỹ mà trong đó bản thân đối tượng có thê có mâu thuẫn hoặc một trong
những mạt của nó đối lập với những lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp.
Chúng ta đều biết cái cười được phãn ra nhiều cấp độ. Mỗi cấp độ ấy

biểu hiện sắc thái tình cảm, ý nghĩa xã hội và quan điểm chính trị khác nhau.
Tùy vào đối tượng gây cười và thái độ của chủ thể sáng tác mà cái cười được
biểu hiện ớ dạne nọ hay dạng kia, hoặc đan xen phối hợp giữa các yếu tố ấv
một cách hài hòa. Một mặt tùy theo bản chất của khách thể, và mặt khác tùy
theo những mục đích của chủ thể, có thể phân rõ trons quan hệ thẩm mỹ
nhằm biểu hiện cái hài ba kiểu thái độ cơ bản đó là đả kích, châm biếm; hài
hước, giễu cợt và vui vẻ, ngợi ca.
Hêghen, nhà triết học, mỹ học cổ điển Đức đã xác định nét đặc trưng
của thể văn châm biếm, đả kích là

“ các

tác giả đã c ố gắng bộc lộ thái độ căm


18

phẫn có tính chất đạo đức chống lại cái thê giới xung quanh... bằng cách
trình bày cái th ế giới hư hỏng như là đang giãy giụa chống lại tình trạng hư
hỏng của mình”{ 32. tr.786-787}. M. F. Ốp-xi-an-nhi-cốp cũng đã khẳng
định “vớ/ tính cách một thể loại văn học tập trung cao độ sự phê phán xã
hội”... “châm biếm là cấp độ của sự trừng phạt bằng cái cười”{93. tr.234}.
Như vậy, là một dạng của vãn học trào phúng, đả kích châm biếm là dùng lời
lẽ sắc sảo, cay độc thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của những đối
tượng và hiện tượng này hay hiện tượns khác trong xã hội. So với hài hước
thì châm biếm có mức độ gay gắt và hình tượng nghệ thuật cũng mang ý
nghĩa sâu sắc hơn. Đối tượng của cái cười châm biếm là thói hư tật xấu với
thái độ đả kích, phủ định, tố cáo. Tất cả những gì lỗi thời mà vẫn cố làm ra vẻ
hợp thời đều làm bật ra tiếng cười châm biếm khi người ta phát hiện ra mâu
thuẫn giữa tấm áo choàng giả mạo với thực tiễn. Vì thế, cái cười châm biếm

là vũ khí sắc bén để tống vào quá khứ những gì lỗi thời, giả dối. v ề phương
diện xã hội, các tác phẩm châm biếm chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của nhân dân,
của tư tưởng tiến bộ trong lịch sử. Giai cấp thống trị trong thời kỳ suy vong
đang ra sức bám lấy địa vị cũ để cố tỏ ra cần thiết đối với xã hội, chính điều
đó đã biến nó trở thành một vai hề trên sân khấu cuộc đời. Cái cười đả kích,
châm biếm lúc này đã chứng tỏ “giai đoạn cuối cùng của một hình thái lịch
sử toàn th ế giới, đó là tấn hài kịch của nó” (Các Mác, Phê phán triết học
pháp luật của Hê ghen, Toàn tập, tập I, Tr.418. Dẫn theo 65, tr.84} và đó là
cách “đ ể cho nhân loại rời bỏ quá khứ một cách vui I’ẻ” {65, tr.84). Cái cười
ấy vạch rõ sự thất thế của đối tượng gây cười, giúp mọi người nhìn thấy rõ

hơn sự diệt vong tất yếu của nó, góp phần đánh đổ nó để mở đường cho lịch
sử tiến lên. Những gì cản trở sự tiến bộ của xã hội đều trái với lý tưởng thẩm
mỹ và đều trở thành đối tượng của cái cười này. Nhưng nói như vậy không có

nghĩa là cứ mỗi khi cái cười dả kích, châm biếm xuất hiện đều chứng tỏ đã
đến “giai đoạn cuối cùng của một hình thái lịch SIT mà ngay cả trong lòng


19

xã hội mới, cái cười ấy vẫn trở nên cần thiết cho sự phát triển của lịch sử. Bởi
nó không chỉ chĩa mũi nhọn vào giai cấp lỗi thời, hết sứ mệnh lịch sử mà còn
hướng vào cả những giai cấp chưa lỗi thời nhưns đã có nhữns tật xấu nằm
ngay trong lòng nó. Vì thế, cái cười trào phúng châm biếm có ý nghĩa sâu
sắc, nó vừa có vai trò hạn chế sự phát triển của lịch sử, vừa có vai trò tích cực
đối với sự phát triển của xã hội.
Nếu châm biếm, đả kích là “vậ/7 dụng sự phê phán đặc biệt bằn<ị cảm
xúc nhằm phủ định đối tượng tronẹ bản chất của nó”{2, tr.531 Ị, phản kháng
quyết liệt những gì không phù hợp với lý tưởng chính trị và đạo đức tiến tiến

của thời đại thì hài hước, giẽu cợt lại có tác dụng hoàn thiện hiện tượng, loại
trừ những khuyết điểm còn tổn tại trong nó, “vậ/2 dụng sự phê phán đó nhằm
khẳng định đôi tượng trong bản chất của nó”[2, tr.531Ị. Hài hước là “một
dạng của cái hài, có mức độ pỉiê phán nhẹ nhàng, chủ yếu ẹâv cười, mua
vui”{36, t r . l l 4 Ị trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa, cân đối giữa nội dung và
hình thức, bản chất và hiện tượng. Trong hài hước, phép biện chứng của trí
tưởng urợns hé mở cho ta thấy đằng sau cái tầm thường là cái cao quý, sau
cái buồn cười là nỗi đau. Nó không chỉ giúp cho sự hoàn thiện đối tượng mà

còn góp phán khảng định cái đẹp, vun đắp cái mới đâm chồi nảy lộc. Cái
cười hài hưó'c chỉ thực sự có ý nghĩa sâu sắc khi nó làm được những việc đó.
Nếu hài hước là một cung bậc của cái cười nói chung thì mỉa mai lại là
phương thức biểu cảm của cái hài trong văn học trào phúng. Nó là “phương
thức biểu cám mà

V

nghĩa đánh giá đích thực ngược hắn với

V

nghĩa bê mặt

của phát ngôn, là sự phản đối, phủ định dưới mặt nạ tán dương, khẳnẹ
đ ịn ir \2 4 , tr.33-35 Ị. Sự đối lập giữa phản đối và tán dương càng lớn thì sức
mỉa mai càng mạnh. Lôi nói ngược của mỉa mai như nén sức mạnh phản đối
lại để cho nó bùng lên mạnh mẽ trong ý thức người tiếp nhận nhưne lại tạo
được một bề ngoài mát mẻ, dí dỏm và chính điều đó đã tạo nên hiệu quả giáo

dục cao nhất cho tiếng cười hài hước này.



20

Trong khi châm biếm phản kháng quyết liệt, phủ nhận tất cả những gì
không phù hợp với lý tưởng chính trị và đạo đức tiên tiến của thời đại thì khôi
hài lại hoàn thiện hiện tượng, loại trừ những khuyết điếm còn tồn tại trong
nó. “Nỉunig cả hai loại châm biếm và khôi hài đều có một cơ sớ như nhau, cơ
sở nàv là thái độ phê phán đặc biệt bằng cảm xúc, là cảm quan hài kịch và
thẩm mỹ đối với hiện thực”[2, tr.531 Ị. Bên cạnh thái độ đả kích châm biếm
và hài hước, giễu cợt còn có sắc thái khác của cái cười đó là cái cười vui
nhằm giải trí, khích lệ và khẳng định, ngợi ca đối tượng. Đây chính là sự phát
triển của nghệ thuật cái cười trong bước biến đổi của lịch sử, đáp ứng nhu cầu
thẩm mỹ của con người trong môi trường xã hội mới và khẳng định sự tổn tại
trong dạng thức thứ ba của cái cười với mục đích làm “phấn chấn tinh

thầrì'{ 111, tr.9 9 }. Nếu cái cười giải trí làm cho cuộc sống con người thêm
nhiều niềm vui, giúp cho sự thư giãn về mặt tinh thần thì cái cười ngợi ca
hướng tới những tấm gương tiêu biểu, phát hiện ra cái đẹp, tôn tạo cái đẹp và
góp phần nhân rộng cái đẹp trong cuộc sống. Cái cười siải trí, ngợi ca này
không phủ định mà cũng chẳng phc phán đối tượng, ngược lại nó khích lệ,
động viên con người vươn lên trong cuộc sống. Từ đả kích, châm biếm: khôi
hài, giễu cợt đến giải trí, ngợi ca phải chãns nghệ thuật cái cười đă đạt tới
một sự hoàn chỉnh và góp phần tạo nên những sắc thái tình cảm phong phú
khác nhau trong ca dao cười?
Cái cười quả thực có ý nghĩa quan trọng, nó không phải là cái cười của
những con người bị bóc lột, đè nén chỉ còn biết dùng tiếns cười như một sự
phản kháng yếu ớt như quan niệm của một số cá nhân. Nó cũng “không phải
là tiếng cười nẩy sinh do một bực dọc nhất thời; do tính tình nóng nảy và
bệnh hoạn, cũng không phải là tiếng cười tiêu khiển, nhàn tản, vui tươi của

một hạng người nào đó”ị 65, tr 79 ị. Cái cười ấy cho thấy “khi chê ỳ ễ u cái
xấu, chúng ta trở nên cao hơn n ó " {65, tr. 82 Ị. Cái cười chĩa thẳng vào quan
niệm đối kháng với ý thức thẩm mỹ cao đẹp, đồng thời uốn nắn những


21

khuyết tật, mài sắc cảm thụ tinh tế cho con người, nó chĩa mũi nhọn vào
những cái “s a i sai về losic; sai với truyền thống tập tục; sai về đạo đức; sai
về thẩm mỹ (tức cái hài, cái xấu).
1.1.3.

Cái cười - cái hài và vai trò của nó trong đời sống x ã hội: Con

người thường xuyên xuất hiện những sắc thái tình cảm trái ngược nhau: yêu ghét; kính trọng - khinh bỉ; ngợi ca - giễu cợt; đồng tình - phản đối... và họ
đã sử dụng cái bi để lấy nước mắt nêu ra bài học đạo lý, dùng tiếng cười để
uốn nấn lẽ sống và làm trong sạch cuộc sống. Trong nghệ thuật cũng như
trong cuộc sống, hài và bi, cười và khóc như là hai thái cực luôn đối lập
nhưng đồng thời lại có mối liên hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, hài và bi
không phải lúc nào cũng tương đương với cười và khóc. Nếu cái bi phản ánh
xung đột giữa cái thiện và ác, cái cao cả và cái thấp hèn thì cái hài ngược lại,
hướng vào cười nhạo cái xấu xa đối lập với lý tưởng xã hội hoặc chuẩn mực
đạo đức để '"bóc trần tính ươn hèn bên trong của một hiện tượng nhất định,
sự huênh hoang vô bô của nó nhằm tỏ ra ỉrọnẹ đại tronẹ khi thực chất của
nó hoàn toàn không phải t h ể ' [2, tr.440-443}. Như vậy, một hiện tượns; xã
hội được coi là lỗi thời (theo quan điểm triết học), là phản động (theo quan
điếm chính trị), thì sẽ là có Cữí hài

(theo quan điếm mỹ học). Ớ góc độ


mỹ học, nghệ thuật cái hài chính là phươns tiện để bộc lộ những mâu thuẫn,
là hình thái phê phán đặc biệt của cái cười, là sự “trôhẹ rỗnẹ, vô nghĩa ở bên
trong lại được cìie đậy bằng một cái vẻ huênh hoanạ bên nqoài và tự cho
rằng nó có một nội dung, một V nghĩa thực sự vả có quyền tồn tại bất chấp
quy ì n ậ r {65, tr.8 2 }. Cái hài không phải là toàn bộ cái xấu, bởi vì cái xấu nếu
hiện nguyên dạng một cách lộ liễu, trần trụi “như cái toàn bộ xấu thì chỉ lùm
cho người ta kinh tởm” [65, tr.81 Ị khôns thế nào cười được. Còn khi cái xấu
là đối tượng của cái cười thì nó phải chính là sự “che đ ậ ý \ sự “giả vờ" một
cách sâu sắc so với bản chất vốn có của nó. Nói cách khác đó là khi cái xấu
vẫn cố tình che đậy bản chất của mình bằng cái đẹp giả mạo, tự khoe khoang


22

cho mình là tân tiến. Nhưng bỗng nhiên, bộ cánh giả mạo ấy bị lột trần, toàn
bộ bản chất xấu xa của nó bị phơi bày dưới ánh sáng chân lý, khi ấy tiếng

cười nổ ra giòn giã. “Cái hài là một bộ phận của cái xấu nhưng lại không
đành phận x á ìr {6 5 , tr.82}, nó núp dưới bóng cái đẹp và cố sức làm ra đẹp
nhưng lại bị chính cái đẹp tống ra khỏi vương quốc của mình. Như vậy, cái
thấp kém tự nó chưa có tính chất hài, nó chỉ như vậy khi nó có tham vọng
làm ra vẻ cao cả.
Không chỉ xuất hiện trong cái lỗi thời, cái lạc hậu, cái cười còn xuất
hiện ngay cả trong lòng cái mới đang lên. Cái mới “có th ể trỏ thành đối
tượng cười nhạo của loại nghệ thuật chăm biếm hiện thực chủ nghĩa, nến khi
nảy sinh nó đ ã chứa điũiq írono bản thân những tỳ vết không gì gột sạch
được, nến nó đ ã nhiễm quá sân thói ác mà muốn loại trừ thì pỉiải tiêu ìuìv
ngay bản chất của cái mới đ ó " {2, tr.4 4 3 }. Nhiều khi cái cười chỉ đơn giản là
tâm trạng không thỏa mãn giữa những gì đạt được hôm nay và mong ước đạt
tới những gì tốt đẹp hơn ở ngày mai. Cái cười xuất hiện sẽ giúp cho cái mới

hoàn thiện hơn trên bước đường phát triển của nó. “Với tính cách một cảm
xúc cụ thể vả là biểu hiện của cái hài, cái cười có hai mặt: Bẽn cạnh nhãn tỏ
phú định, phá hủy, trong cái cười cỏn có nhân t ố khẳng định, tức sự thỏa
mãn”{93, tr.241}. Trong cái cười có thể có nhân tố phê phán, phủ định
nhưng mặt khác, cũng có thể có nhân tố khẳng định. Cái cười xuất hiện nghĩa
là trong lòng xã hội bắt đẩu có sự dân chủ hoặc là nó báo hiệu sự tan rã tất
yếu của bộ máy cai trị đương thời. Ngay cả trong chế độ xã hội chủ nơhĩa,
cái cười vẫn luôn là người bạn đồns; hành trên con đường phát triển của cộng
đồng. Với cái cười đó, chúng ta có thể tìm thấy lời nhắn nhủ chân tình trong
đấu tranh phê bình nội bộ. Bởi lẽ ở ngay trong chế độ không còn nsười bóc
lột người này, cái tiến bộ hôm nay có thể sẽ trở thành cái lỗi thời, lạc hậu ở
ngày mai.


×