Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn từ góc nhìn so sánh : Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 602201

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

LÊ THỊ HẠNH

NHÂN VẬT NGHỊCH DỊ TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NAM CAO VÀ LỖ TẤN TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

LÊ THỊ HẠNH

NHÂN VẬT NGHỊCH DỊ TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NAM CAO VÀ LỖ TẤN TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thu Hiền

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác
giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể.
Không có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Học viên

Lê Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô
giáo, TS Nguyễn Thu Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình,
chu đáo và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sự chỉ
bảo tận tâm của cô đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức
cũng như kỹ năng hết sức quý báu để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt
nhất.
Tôi cũng xin được cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý thầy giáo, cô
giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa Văn học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô giáo bộ
môn Văn học Việt Nam, khoa Văn học – những người mà trong thời gian qua
đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè –
những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và
thực hiện thành công luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Văn học Việt
Nam (khóa học 2015 – 2017) đã luôn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cảm
xúc trong những ngày tháng tôi học tập tại mái trường Nhân văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Lê Thị Hạnh

năm 2018


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 3
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 11
5. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 11
CHƢƠNG 1: VĂN CHƢƠNG VỊ NHÂN SINH VÀ BIỂU ĐẠT VỀ
CÁI NGHỊCH DỊ- SỰ GẶP GỠ GIỮA NAM CAO VÀ LỖ TẤN .......... 12
1.1 “Nghệ thuật là tiếng đau khổ kia”: tuyên ngôn nghệ thuật của Nam
Cao …………………………………………………………..……………..13
1.1.1 Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nam Cao ....................................... 14
1.1.2 Trăng sáng - Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao và bước ngoặt
trong hành trình sáng tác .............................................................................. 14
1.2 “Hãy cứu lấy các em”: Lựa chọn dấn thân trong sự nghiệp cầm bút
của Lỗ Tấn ..................................................................................................... 17

1.2.1 Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn ........................................... 20
1.2.2 Nhật kí người điên - biểu tượng về lựa chọn dấn thân trong sự nghiệp
cầm bút của Lỗ Tấn...................................................................................... 20
1.3 Văn chƣơng vị nhân sinh và lựa chọn gần gũi trong biểu đạt về cái
nghịch dị ......................................................................................................... 25
1.3.1 Văn chương vị nhân sinh: điểm gặp gỡ giữa hai nhà văn .................. 27
1.3.2 Cái nghịch dị như một lựa chọn tương đồng trong biểu đạt ............... 27
1.3.2.1 Giới thuyết về khái niệm “nhân vật nghịch dị” .............................. 32
1.3.2.2 Cái nghịch dị như một lựa chọn tương đồng trong biểu đạt ……...32
TIỂU KẾT...................................................................................................... 38

1


CHƢƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT NGHỊCH DỊ TRONG
TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN ............................................... 40
2.1 Nhân vật nghịch dị dƣơng tính ............................................................. 40
2.2 Nhân vật nghịch dị dạng âm tính .......................................................... 52
2.3 Loại hình nhân vật nghịch dị trong sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn
từ góc nhìn so sánh ........................................................................................ 60
TIỂU KẾT...................................................................................................... 64
CHƢƠNG III. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NGHỊCH DỊ
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN ................................ 65
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật nghịch dị dƣơng tính .......................... 66
3.1.1 Miêu tả ngoại hình đa dạng ở nhân vật của Nam Cao ........................ 67
3.1.2 Chuỗi hành động ở nhân vật của Nam Cao ........................................ 71
3.1.3 Độc thoại nội tâm ở nhân vật của Lỗ Tấn........................................... 75
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật nghịch dị âm tính ............................... 77
3.2.1 Miêu tả ngoại hình bằng điểm nhấn.................................................... 77
3.2.2 Miêu tả nét hành động, tâm lý đặc thù................................................ 81

TIỂU KẾT...................................................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam Cao là cây bút văn xuôi hiện thực xuất sắc, là đỉnh cao của nền
văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945. Lỗ Tấn là cây bút có ý
nghĩa mở đầu cho nền văn học mang tính chất hiện đại ở Trung Quốc giai
đoạn 1917 - 1949. Cả hai tác giả đều có đóng góp to lớn trong tiến trình hiện
đại hóa văn học dân tộc
Lỗ Tấn được xem là người đặt nền móng cho nền văn học mang tính
hiện đại của Trung Quốc. Điều day dứt, trăn trở nhất khi cầm bút của ông đó
là vấn đề dân tộc, thức tỉnh tinh thần dân tộc đang bị cầm tù bởi lễ giáo, đạo
đức phong kiến cũ và “phép thắng lợi tinh thần”. Lỗ Tấn không chỉ là một
nhà văn mà còn là một nhà tư tưởng có vị trí quan trọng hàng đầu trong lịch
sử hiện đại Trung Quốc.
Tuy không phải là nhà văn mang ý nghĩa mở đầu và đặt nền móng cho
sự phát triển của một nền văn học đầy mới mẻ như Lỗ Tấn, Nam Cao là cây bút
xuất hiện ở chặng cuối cùng khi các nhà văn cùng thời đã gặt hái được thành
công, nhưng ông được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc, là đỉnh cao của
nền văn học hiện thực Việt Nam. Tinh thần dân tộc của Nam Cao dồn vào cuộc
cách mạng trong văn chương, ông luôn trăn trở về vấn đề nhân cách sống, số
phận con người và không ngừng tìm tòi, cách tân trong sáng tạo nghệ thuật.
Hai nhà văn sống ở những giai đoạn lịch sử khác nhau trong bối cảnh
lịch sử - xã hội không giống nhau ở từng quốc gia, nhưng ở hai nhà văn này
có sự gặp gỡ nhau ở tinh thần cách mạng, ở sự đau đáu với nhân sinh và số

phận con người. Đặc biệt, tư tưởng và tinh thần đó ở hai ông còn được thể
hiện qua hệ thống nhân vật nổi bật trong các sáng tác của từng tác giả, đó là
kiểu nhân vật nghịch dị. Hệ thống nhân vật này, về mặt nội dung, là sự phản
ánh đạo đức, nhân cách của con người và phản ánh cái bối cảnh xã hội đã
nhào nặn lên những con người ấy. Còn về mặt nghệ thuật, những nhân vật này

3


được xây dựng thành hệ thống như là một biện pháp, thủ pháp nghệ thuật để
tạo nên ấn tượng về sự dị hợm, quái lạ hay sự châm biếm sâu cay. Nhân vật
nghịch dị trong sáng tác của hai nhà văn chủ yếu là những con người nghèo
khổ (cả những người nông dân hay những người tri thức có học hành). Tuy
rằng mức độ đậm nhạt của chất nghịch dị cũng như các kiểu nghịch dị trong
tác phẩm của hai tác giả có sự khác biệt khá lớn, tuy nhiên không thể phủ
nhận rằng kiểu nhân vật này là kiểu nhân vật phổ biến và thể hiện những ý đồ
nghệ thuật sâu sắc trong sáng tác của hai tác giả.
Ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình so sánh giữa Nam Cao và Lỗ
Tấn, vấn đề so sánh về nhân vật cũng đã được một số nhà nghiên cứu điểm
qua. Cũng đã có các công trình nghiên cứu về nhân vật nghịch dị trong tác
phẩm của từng tác giả, nhưng chưa có công trình nào đặt vấn đề về so sánh
kiểu nhân vật nghịch dị trong sáng tác của hai nhà văn này, đây chính là
khoảng trống trong nghiên cứu của các công trình đi trước để chúng tôi tập
trung đi sâu khai thác.
2. Lịch sử vấn đề
Nam Cao và Lỗ Tấn là hai tác giả lớn của nền văn học Việt Nam và
Trung Quốc nên điều tất yếu là đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác
phẩm và sự nghiệp của hai tác giả này.
Sáng tác của Nam Cao đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ: từ phương
pháp sáng tác, thi pháp học, tự sự học, tâm lý học hay diễn ngôn và dụng học…

Có thể kể đến các công trình như luận án tiến sĩ Một số tác phẩm của Nam Cao
dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và dụng học của Vũ Lăng, phân tích
theo ký hiệu học như Thử đọc Chí Phèo của Nguyễn Đức Dân.
Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao được chú ý từ 1941 với lời tựa của Lê
Văn Trương cho tập Đôi lứa xứng đôi do Nxb Đời Nay ấn hành tháng 2/1952.
Nam Cao thực sự trở thành đối tượng của khoa văn học với bài Nam Cao
của Nguyễn Đình Thi trong Mấy vấn đề văn học (Nxb Văn nghệ - H.1956). Tô

4


Hoài trong các bài viết Chúng ta mất Nam Cao, Người và tác phẩm Nam Cao
nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa con người nhà văn với tư tưởng nghệ
thuật, giữa hiện thực cuộc sống với những điều được phản ánh trong tác phẩm.
Năm 1961, Hà Minh Đức có chuyên luận đầu tiên về Nam Cao với tiêu
đề Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc.Trong chuyên luận ông khẳng định
“sự kết hợp chặt chẽ và thường xuyên những yếu tố tiến bộ về tư tưởng với
những sáng tạo về nghệ thuật cho Nam Cao một phong cách đặc biệt: phong
cách một nhà văn hiện thực tâm lý”.
Nhà nghiên cứu Phong Lê cũng khẳng định tài năng của Nam Cao qua
công trình nghiên cứu Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao.Trong giáo
trình Lịch sử văn học Việt Nam Nguyễn Hoàng Khung khẳng định sự xuất
hiện của Nam Cao trong văn học “như là người đại diện tiêu biểu nhất của
trào lưu hiện thực phê phán”.
Nghiên cứu từ góc độ loại hình học, các tác giả thường chia hệ thống
nhân vật trong sáng tác của Nam Cao thành hai nhóm chính đó là người nông
dân với bi kịch tha hóa và người tri thức với bi kịch sống mòn. Trong lời mở
đầu cho tập Truyện ngắn Nam Cao Nxb Văn học, 1975 Hà Minh Đức cũng
chia hệ thống nhân vật trong sáng tác của Nam Cao theo hướng trên. Phong
Lê trên Tạp chí văn học năm 1986 có đăng bài Người trí thức kiểu Nam Cao

và sự chiến thắng của chủ nghĩa hiện thực, năm 1987 ông tiếp tục đăng bài
Tình cảnh người nông dân và tình cảnh các làng quê tiền cách mạng. Hà Văn
Đức trong một bài viết về Nam Cao cũng khẳng định hai loại nhân vật trong
sáng tác của Nam Cao là người nông dân và người trí thức nghèo…Nghiên
cứu về nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao, các nhà nghiên cứu đã đi
sâu vào nội dung tư tưởng, nghệ thuật xây dựng nhân vật như Hà Văn Đức đã
nêu lên bi kịch của người nông dân, trí thức và chú ý đến nghệ thuật miêu tả
tâm lý của Nam Cao. Phan Văn Tường trong Phong cách nghệ thuật Nam
Cao đã phân tích nỗi trăn trở da diết về thực trạng sống của con người và tầm

5


nhìn nhân văn mới, chủ nghĩa hiện thực nhân văn trong nghệ thuật xây dựng
nhân vật, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ của Nam Cao…
Về kiểu nhân vật nghịch dị trong tác phẩm của Nam Cao, trong phạm vi
khảo sát tư liệu của chúng tôi thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
chuyên sâu và có hệ thống về chủ đề này, mà mới chỉ được đề cập một cách
chừng mực trong các bài viết mang tính tổng quan, khái quát. Cụ thể, Vương
Trí Nhàn có bài Những biến hóa của chất nghịch dị trong văn Nam Cao được
in trong sách Nghĩ tiếp về Nam Cao, trong bài viết đó ông khẳng định Nam
Cao đã nhìn thấy sự quái dị trong hàng loạt hiện tượng đời sống. Có khi đó là
những con người, sự kiện được phơi bày như một quái tượng đập vào mắt như
nhân vật Thiên Lôi, Đức trong Nửa đêm, Trạch Văn Đoành trong Đôi móng
giò...có khi đó là cái quái dị khoác cái áo thông thường, hòa tan vào cái hàng
ngày như trong Một bữa no cái ăn đã bị đẩy lên với thử thách lương tâm.
Vương Trí Nhàn gọi đó là sự kỳ quặc ở dạng dương tính và âm tính. Trong
bài viết này, Vương Trí Nhàn cũng nói rõ lý do vì sao ông sử dụng thuật ngữ
“nghịch dị” chứ không phải “quái dị”, “kì dị. Bên cạnh đó tác giả cho rằng có
một sự liên hệ giữa cái kì dị và cái mòn mỏi trong văn Nam Cao. Theo ông

mối liên hệ đó còn thể hiện ở ba giai đoạn: : Cái trì trệ, sống mòn lúc đầu – Sự
cựa quậy, muốn thay đổi – Kết cục: tình thế bi đát hơn thì bao trùm trong cả
ba giai đoạn hiện thực ấy là chất nghịch dị. Xem xét văn học Việt Nam nửa
đầu thế kỉ XX như một quá trình thì giai đoạn Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố là sự thường biến còn đến Vũ Trọng Phụng, Nam
Cao thì đã le lói có dấu hiệu của sự đột biến, dị biến.
Trần Thị Việt Trung trong bài viết Về các nhân vật dị dạng trong sáng
tác của Nam Cao cho rằng trong truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao xuất
hiện nhiều nhân vật xấu xí, kì dị là thể hiện tính chất khốc liệt, tàn bạo của xã
hội Việt Nam trong thời kỳ đen tối nhất. Nhà nghiên cứu cũng khẳng định
không có sự gặp gỡ giữa thi pháp nghệ thuật này của Nam Cao với truyện cổ

6


tích như Sọ Dừa, Chàng Cóc vì nhân vật trong cổ tích là những nhân vật xinh
đẹp và tốt bụng chỉ là bọc trong vẻ ngoài xấu xí còn nhân vật trong truyện
ngắn Nam Cao thì dị dạng cả về ngoại hình và tâm hồn. Nhân vật trong truyện
ngắn Nam Cao không có sự đối lập giữa chất thực và chất mơ như Nhà thờ
đức bà Pari. Phan Văn Tường cũng có bài viết Nhân vật nghịch dị trong tác
phẩm Nam Cao in trong Kỉ yếu khoa học hội nghị các nghiên cứu sinh Ngữ
văn Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết có điểm qua một số
nhân vật nghịch dị tiêu biểu trong các sáng tác của Nam Cao và một số biện
pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật nghịch dị ấy.
Như vậy, các bài viết trên đều chỉ ra rằng trong sáng tác của Nam Cao có
sự tồn tại của kiểu nhân vật nghịch dị nhưng chỉ điểm qua một vài nhân vật
nghịch dị tiêu biểu. Các nhà nghiên cứu cũng đều cho rằng xây dựng nhân vật
nghịch dị là cách để Nam Cao tố cáo xã hội bất công, thối nát và nhận định
dạng nhân vật này chính là sản phẩm của xã hội Việt Nam giai đoạn đó.
Nếu ở Việt Nam, Nam Cao là một trong những tác giả được các nhà

nghiên cứu dành nhiều bút mực thì hLỗ Tấn cũng là cái tên được nhắc đến rất
nhiều không chỉ ở Trung Quốc. Lỗ Tấn là người mở đường cho văn học hiện
đại Trung Quốc. Khi nói đến sáng tác của ông, chúng ta không thể bỏ qua
truyện ngắn – nơi mà con người và tài năng nghệ thuật của nhà văn được thể
hiện rõ, nhất là trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Truyện ngắn của Lỗ Tấn
không những được dịch ra nhiều thứ tiếng mà còn thu hút sự tìm tòi, khám
phá của giới phê bình, nghiên cứu văn học trên thế giới trong đó có Việt Nam
ta. Với nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, họ đã từng
bước chỉ ra sự đóng góp, tài năng cũng như sức sống kì diệu của truyện ngắn
Lỗ Tấn. Tuy nhiên do những hạn chế về ngôn ngữ khó tiếp cận với những tài
liệu Trung văn, các nghiên cứu khảo sát ở đây, chỉ tập trung vào nghiên cứu ở
Việt Nam.
Về nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn, các nhà nghiên cứu thường chia
thành ba nhóm đó là hình tượng người nông dân, người trí thức và phụ nữ. Về

7


nhân vật nghịch dị trong sáng tác của Lỗ Tấn chỉ có duy nhất một bài viết của
Lê Nguyên Cẩn Thế giới nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn Lỗ Tấn đăng
trên tạp chí Văn học 10/2001. Bài viết phân tích và chỉ ra một số nhân vật
nghịch dị trong sáng tác của Lỗ Tấn cũng như một số biện pháp nghệ thuật để
xây dựng loại nhân vật này.
Từ góc nhìn so sánh đã có một số công trình nghiên cứu so sánh về
truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn tập trung về vấn đề loại hình nhân vật,
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Ở Trung Quốc, theo sự tìm hiểu của chúng tôi
thì có luận văn So sánh nhân vật AQ và nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn
của Lỗ Tấn và Nam Cao của Nguyễn Thành Đạt tại Đại học Sư phạm Hoa
Trung năm 2011. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian, điều kiện nghiên cứu
cũng như sự khác biệt về ngôn ngữ chúng tôi chưa thể khảo sát kĩ lưỡng công

trình này. Ở Việt Nam, tiêu biểu nhất có lẽ là luận án của Lư Cẩm Anh So
sánh văn xuôi tự sự của Lỗ Tấn và Nam Cao. Trong luận án, tác giả đã khái
quát sáng tác của Lỗ Tấn và Nam Cao trong bối cảnh nền văn học hiện đại
Trung Quốc và Việt Nam, chỉ ra nội dung tư tưởng của văn xuôi tự sự Lỗ Tấn
và Nam Cao khi viết về người tri thức và người nông dân. Trong chương thứ
ba của luận án tác giả tìm hiểu hình thức nghệ thuật của văn xuôi tự sự Lỗ
Tấn và Nam Cao qua cốt truyện, kết cấu, thủ pháp miêu tả nhân vật và ngôn
ngữ nghệ thuật. Trong phần viết về thủ pháp miêu tả nhân vật, tác giả đã dành
một phần nhỏ viết về Nam Cao với thủ pháp đặc tả chân dung những nhân vật
dị dạng. Ở đây, tác giả chỉ điểm qua một vài nhân vật dị dạng như Chí Phèo,
Thị Nở, Lang Rận, Thiên Lôi…với sự dị dạng về ngoại hình và cũng chưa đề
cập đến các nhân vật dị dạng trong truyện của Lỗ Tấn.
Luận văn thạc sĩ của Trần Lê Hoa Tranh với đề tài Tìm hiểu những điểm
tương đồng và dị biệt về mặt thi pháp nhân vật phụ nữ trong truyện Lỗ Tấn và
Nam Cao (Đại học KHXH và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, 1998) đã đi
sâu vào thi pháp nhân vật phụ nữ trong sáng tác của hai tác giả.

8


Phạm Tú Châu trong bài viết Đôi diều so sánh giữa AQ và Chí Phèo đã
lý giải từ thực tế hoàn cảnh lịch sử, văn hóa của hai nước dẫn đến sự khác
nhau khi ở AQ là phép thắng lợi tinh thần còn ở Chí Phèo lại là sự đấu tranh,
chống đối tự phát. Thế lực địa chủ cường hào ở Trung Quốc và Việt Nam
cũng khác nhau cho nên Chí Phèo thì ăn vạ còn AQ thì bị cụ cố Triệu, bác coi
đền ăn vạ. Chí Phèo và AQ đều phản kháng nhưng đều thất bại vì chưa được
ánh sáng của lý trí soi sáng, họ hàng động suy cho cùng là vì miếng ăn chứ
không phải vì lý tưởng gì cao xa cho nên hai nhân vật này không mang tính
phản phong. Nếu ước mơ của họ có trở thành hiện thực thì Chí Phèo và AQ
cũng trở thành địa chủ mà thôi.

Ngoài ra sự so sánh về nhân vật AQ và Chí Phèo cũng được nhắc đến rải
rác trong một vài bài viết khác. Chẳng hạn Trần Tuấn Lộ trong bài viết Qua
truyện ngắn Chí Phèo bàn thêm về cái nhìn hiện thực của Nam Cao đãcho rằng,
mặc dù Nam Cao không chịu ảnh hưởng bởi Lỗ Tấn (vì thời gian Nam Cao viết
Chí Phèo thì AQ chưa được giới thiệu vào Việt Nam) nhưng liên tưởng Chí
Phèo với AQ là tự nhiên vì họ đều là những người tứ cố vô thân, uống rượu,
lưu manh, có tính tự đắc, và AQ gặp cô tiểu như Chí Phèo gặp Thị Nở.
Như vậy có thể thấy rằng việc phân tích hệ thống nhân vật nghịch dị
trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn mới chỉ dừng lại ở các bài viết
ngắn chưa được phân tích kĩ. Việc so sánh giữa hai tác giả đã có nhưng chưa
có công trình nào so sánh về nhân vật nghịch dị trong sáng tác của hai tác giả.
Trong bối cảnh các nghiên cứu như trên, chúng tôi thực hiện luận văn Nhân
vật nghịch dị trong sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn từ góc nhìn so sánh với
mong muốn bổ khuyết các nghiên cứu mang ý nghĩa so sánh về hai tác giả
quan trọng trong Văn học Việt Nam và Văn học Trung Quốc này.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đặt ra vấn đề nghiên cứu này chúng tôi muốn đi sâu vào một hướng
nghiên cứu khác về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ

9


Tấn bên cạnh việc phân chia nhân vật thành nhân vật người nông dân, nhân
vật người tri thức, nhân vật phụ nữ…để cung cấp cho người đọc cái nhìn đa
dạng, toàn diện hơn về sáng tác của hai nhà văn lớn.
Nghiên cứu nhân vật nghịch dị trong sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn sẽ
cho thấy sự tương đồng, dị biệt của hai tác giả khi xây dựng loại nhân vật
nghịch dị và kiến giải về sự giống và khác nhau đó, từ đó làm nổi bật nét
riêng, sự độc đáo trong việc xây dựng nhân vật của mỗi nhà văn.

Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp cho những người quan
tâm nghiên cứu về kiểu nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn của từng tác giả
Nam Cao, Lỗ Tấn nói riêng, cũng như nghiên cứu so sánh về truyện ngắn của
hai nhà văn này nói chung. Trên cơ sở này, luận văn cũng góp phần bổ sung
thêm một kết quả nghiên cứu cho lĩnh vực nghiên cứu so sánh văn học Việt
Nam và Trung Quốc ở từng quốc gia.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhân vật nghịch dị trong truyện
ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Do mục tiêu của luận văn, ở công trình này chúng tôi chỉ khảo sát các
sáng tác của Nam Cao (trước Cách mạng Tháng 8) tức là giai đoạn sáng tác
khi nhà văn đã thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn và sáng tác theo
khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa. Tuy nhiên giai đoạn này, nhà văn chưa
giác ngộ cách mạng và các sáng tác của ông tời kì này chủ yếu hướng tới vấn
đề nhân sinh, về thân phận, số phận con người chứ chưa phục vụ cách mạng.
Về Lỗ Tấn, các truyện ngắn ở hai tập Gào thét và Bàng hoàng phản ánh
thời kì lịch sử khoảng từ cách mạng Tân Hợi năm 1911 đến trước 1925-1927.
Đây là hai tập truyện quan trọng trong cuộc đời cầm bút của Lỗ Tấn, khi ông
mới bước chân vào con đường sáng tác với những quan niệm nghệ thuật mới
mẻ. Sau này ông sáng tác các thể loại khác chứ không quay về truyện ngắn nữa.

10


Cụ thể chúng tôi khảo sát các truyện ngắn trong Nam Cao – tác phẩm
(tập I, II), Nxb Văn học, 1975 và Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn (Trương
Chính dịch), Nxb Văn học, 1994. Cần chỉ rõ việc lựa chọn các văn bản này
gắn với giai đoạn nào trong sáng tác của hai nhà văn, gắn với sự thay đổi quan
niệm sáng tác, hoặc thể hiện quan niệm sáng tác như thế nào

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học trong nghiên cứu nhân vật
Trong luận văn, người viết áp dụng phương pháp này vào việc tìm hiểu những
yếu tố nghệ thuật trong việc xây dựng nên các nhân vật nghịch dị của hai tác
giả Nam Cao và Lỗ Tấn.
- Phương pháp loại hình học
Luận văn chỉ nghiên cứu các nhân vật nghịch dị trong phạm vi thể loại truyện
ngắn của hai tác giả
- Phương pháp so sánh
Luận văn so sánh những điểm tương đồng, dị biệt của các nhân vật nghịch dị
trong sáng tác của hai nhà văn.
- Phương pháp lịch sử - xã hội
Đặt sáng tác của hai tác giả trong bối cảnh lịch sử xã hội hai nhà văn sinh
sống, vào sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong tiến trình
văn học.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1. Văn chương vị nhân sinh - sự gặp gỡ giữa Nam Cao và Lỗ Tấn
Chương 2. Các loại hình nhân vật nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao và
Lỗ Tấn
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật nghịch dị trong truyện
ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn

11


CHƢƠNG 1: VĂN CHƢƠNG VỊ NHÂN SINH VÀ BIỂU ĐẠT VỀ
CÁI NGHỊCH DỊ- SỰ GẶP GỠ GIỮA NAM CAO VÀ LỖ TẤN
Nam Cao và Lỗ Tấn là những nhà văn lớn, tác phẩm của họ không chỉ có

giá trị về nghệ thuật mà hơn thế nó còn có ý nghĩa về nhân sinh. Vị nhân sinh
trong tác phẩm của hai tác giả không chỉ là sự đồng cảm, thương yêu con
người mà nó còn ở khía cạnh khác, trước tiên đó là giúp con người hiểu rõ
mình, cả cái tốt và những khuyết nhược, những thói hư tật xấu của mình và
hoàn cảnh mình đang lâm vào, cũng tức là chỉ rõ tình cảnh biến dạng cả về
ngoại hình lẫn tính cách mà sự khốn cùng để lại trên người mình. Vị nhân
sinh trong văn Nam Cao và Lỗ Tấn không thiên về sự vuốt ve an ủi, đánh vào
tình thương mà nó hướng vào nhận thức, vào đời sống tinh thần của người
đọc. Vị nhân sinh ở đây là sự thức tỉnh con người, để họ hiểu rõ chính bản
thân mình.
Để mọi người nhận ra những khuyết nhược, những thói hư tật xấu và
nghịch cảnh của bản thân, của dân tộc, cả hai tác giả đã tìm đến kiểu nhân vật
nghịch dị như một sự lựa chọn tương đồng để biểu đạt dụng ý của mình. Ở Lỗ
Tấn, ông hướng đến giải quyết vấn đề “quốc dân tính”, chỉ ra sự mê muội,
thói ích kỉ và chủ nghĩa AQ của người dân, bởi vậy, nhân vật của Lỗ Tấn chủ
yếu được khắc họa ở sự nghịch dị về tính cách, tâm lý. Ngược lại, Nam Cao
nhấn mạnh sự tha hóa, bế tắc của con người trước hoàn cảnh sống, do đó,
nhân vật của ông được khắc họa có sự dị dạng, tha hóa từ ngoại hình đến tính
cách, nhân phẩm, đó như là hệ quả của hiện thực khắc nghiệt để lại trên
những con người nghèo khó.
1.1 . “Nghệ thuật là tiếng đau khổ kia”: tuyên ngôn nghệ thuật của
Nam Cao
1.1.1 .Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
Nam Cao (1917 – 1951) quê ở làng Đại Hoàng, Hà Nam. Sinh ra ở một
vùng quê nghèo, gia đình cũng nghèo khó ông là người con duy nhất trong gia

12


đình được đi học. Cuộc sống ngay từ nhỏ của Nam Cao đã phải đối mặt với

đói nghèo, bệnh tật “áo cơm ghì sát đất”. Thi trượt Thành Chung, ông bỏ quê
đi Sài Gòn kiếm sống với khát khao to lớn, tuy nhiên khó khăn, bệnh tật khiến
ông phải quay lại làng quê.Nam Cao ôn thi lại và đậu bậc Thành Chung. Lại
do vấn đề sức khỏe nên Nam Cao không được nhận vào công chức. Ông xin
dạy ở một trường tư do một người họ hàng mở. Quãng thời gian dạy học này
chính là lúc Nam Cao hiểu rõ hơn nỗi khổ tâm của người trí thức giàu hoài
bão, khát vọng nhưng lại bị thực tế cuộc sống đè bẹp những khát vọng lớn lao
ấy, khiến họ trở thành những con người tầm thường, ích kỉ trước cuộc sống
cơm ăn áo mặc. Khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, trường học bị đóng
cửa, Nam Cao nghỉ dạy, sống chật vật bằng nghề gia sư, viết văn…có những
lúc thất nghiệp. Năm 1943 Nam Cao ra nhập Hội văn hóa cứu quốc.Khi
phong trào văn hóa cứu quốc bị khủng bố mạnh, Nam Cao trở về quê và tham
gia phong trào Việt Minh ở địa phương.Trong cách mạng tháng Tám, Nam
Cao tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch
xã.Sau đó ông được điều động công tác tại Hội văn hóa cứu quốc.Tháng 11
năm 1951, ông hi sinh trên đường đi công tác vào vùng địch hậu khi mà cuốn
tiểu thuyết lớn ông ấp ủ vẫn chưa được hoàn thành.
Thời điểm Nam Cao sống và sáng tác, đất nước đã rơi vào tay thực dân
Pháp. Từ đó, nước ta còn trở thành thuộc địa của Nhật – Pháp. Xã hội Việt
Nam lúc ấy tăm tối, ngột ngạt dưới ách thống trị của bọn thực dân phát xít và
phong kiến tay sai. Nhân dân sống lầm than trong tình trạng một cổ ba tròng.
Sức người, sức của từ nông thôn đến thành thị đều bị vơ vét đến kiệt quệ để
phục vụ cho chiến tranh. Nam Cao là người tận mắt chứng kiến sự nghèo đói,
lạc hậu khổ sở và sự chuyển mình đầy đau đớn của xã hội lúc ấy, ông cũng là
người chứng kiến thời đại bão táp cách mạng và sự thắng lợi vinh quang của
cách mạng tháng Tám.

13



Kể từ khi bước chân vào làng văn đến khi qua đời, Nam Cao đã có mười
lăm năm gắn bó với nghiệp văn. Ông khởi đầu văn nghiệp từ 1936 với truyện
ngắn Cảnh cuối cùng tiếp đó là Hai cái xác (bút danh Thúy Rư, in trên Tiểu
thuyết thứ bảy). Sau đó các sáng tác tiếp theo của tác giả lần lượt ra mắt bạn đọc
kể cả thơ và truyện cho thiếu nhi với các bút danh Xuân Du, Nguyệt, Nhiêu Khê.
Tuy nhiên phải đến tập truyện Đôi lứa xứng đôi (1941)thì tên tuổi của Nam Cao
mới được khẳng định. Có nhà nghiên cứu đã so sánh tập truyện này như giấy
phép đưa Nam Cao bước vào làng văn, sánh bên các nhà văn đã nổi danh như
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng…
Trước cách mạng, Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính là người nông
dân bị bần cùng hóa và người trí thức nghèo. Ở đề tài thứ nhất, nổi bật lên là
các tác phẩm: Chí Phèo(1941), Trẻ con không được ăn thịt chó (1942), Lão
Hạc (1943), Một bữa no (1943), Một đám cưới (1944)...Viết về đề tài này,
Nam Cao tập trung khắc họa bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam đói
nghèo xơ xác trong những năm 1940-1945 cùng số phận của những người
nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Những
con người khốn khổ ấy càng hiền lành, càng nhẫn nhục chịu đựng thì càng bị
chà đạp phũ phàng. Viết về người nông dân, Nam Cao đã chân thực khi thể
hiện cả những điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ. Ông không tô hồng,
không bôi nhọ và phơi bày mọi thứ một cách công bằng nhất, thực nhất, qua
đó lên án mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến đã hủy hoại nhân hình, nhân
tính, làm xói mòn nhân cách của những người dân lương thiện.
Về đề tài người trí thức nghèo, có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như
Những truyện không muốn viết (1942), Trăng sáng (1943), Đời thừa (1943),
Quên điều độ (1943), tiểu thuyết Sống mòn (1944). Qua những tác phẩm này,
Nam Cao đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người tri thức nghèo. Đó
là những giáo khổ trường tư, những nhà văn túng quẫn, những viên chức
nghèo…Người tri thức trong tác phẩm của Nam Cao phần lớn đều là những

14



con người có tài năng, tâm huyết, ôm ấp hoài bão to lớn nhưng không thực
hiện được, thậm chí nhân cách cũng đứng trước nguy cơ bị xói mòn. Đa phần
những tri thức ấy bị dồn vào tình trạng sống mòn, sống thừa…
Thời gian viết và số lượng tác phẩm để lại của ông không nhiều, nếu so
với các tác giả cùng thời thì có thể thấy khối lượng tác phẩm của Nam Cao
thật sự khiêm tốn: hai tiểu thuyết ngắn, dăm bảy chục truyện ngắn, ký, một
kịch, dăm mười truyện ngắn cho thiếu nhi…Số lượng tuy ít ỏi là thế nhưng
những tác phẩm của ông thực sự gây ấn tượng mạnh, luôn ám ảnh người đọc,
tạo khả năng cho người đọc đồng sáng tạo cùng với tác giả. Những trang văn
của Nam Cao thực sự là “những dòng văn xuôi mọc cánh” khiến bao thế hệ
độc giả không ngừng tốn giấy mực khai thác, khám phá và phát hiện các tầng
giá trị của những tác phẩm đã trở thành mẫu mực cho thể loại truyện ngắn,
truyện dài.
Đương thời, so với các nhà văn hiện thực phê phán như Nguyễn Công
Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng…hay các nhà văn trong Tự Lực văn
đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam thì Nam Cao là
người đến muộn. Nhưng ngay từ lúc trình làng, “với một lối riêng” ông đã xác
định được cái riêng độc đáo của mình. Buổi đầu, sáng tác của Nam Cao vẫn
còn bị ảnh hưởng bởi bầu không khí của văn chương lãng mạn lúc đó, tuy
nhiên ông không chạy theo những thị hiếu thời thượng mà nhanh chóng vượt
qua cảm hứng thi vị hóa, duy mĩ hóa lúc bấy giờ.
Nam Cao biết rằng cái giỏi của mình ở đâu, không viển vông, không
mộng mị, tất cả đều được thử thách qua thực tế. Theo lời kể của nhà văn Tô
Hoài trong Người và tác phẩm Nam Cao thì vốn Nam Cao nhút nhát, ít nói
nhưng cũng có những lúc bồi hồi, “con ma thiên tài đến tưng nịnh, xui giục anh,
công kênh anh ngồi lên đầu cuộc sống của mọi người”. Lắm lần chuyện vui
hoặc quá chén, anh chàng gầy gò leo khoeo ấy mặt đỏ lên, “vừa rung đùi vừa
nói băm băm bàn tay, chửi bới rất hùng hổ, coi giời bằng vung, coi ai cũng


15


bằng cứt”. Chẳng vậy mà anh chàng ấy dám phát biểu rằng Gorki viết cũng
xoàng, Lỗ Tấn thì khá hơn một tý, mình sâu tí nữa thì có thể kịp Shekhop Trần
Đăng lạnh như đá. Tiểu thuyết của tao sẽ…và hoa chân múa tay. Nhưng khi cái
“bốc” ấy qua rồi, thì Nam Cao lại trở về lầm lũi, cặm cụi làm việc, suy nghĩ.
Ông xem mình thật đáng xấu hổ quá và thầm chửi bản thân.
Nam Cao là một trong số ít nhà văn có quan điểm cá nhân về việc làm
nghệ thuật và sáng tác theo tôn chỉ đã đưa ra. Sự miệt mài, nhiệt thành với
đời, với văn của ông được thể hiện rõ trên từng trang sách, đó là một trong
những điều góp phần tạo nên thành công của ông trên con đường văn chương.
1.1.2. Trăng sáng - Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao và bước ngoặt trong
hành trình sáng tác
Trăng sáng (viết 1942) được coi là tác phẩm đánh dấu bước ngoặt trong
hành trình sáng tác của Nam Cao.
Nếu như văn chương lãng mạn tiêu cực với tính chất ảo mộng phi hiện
thực của nó xóa nhòa ranh giới giữa hiện thực với văn chương, coi văn
chương là thứ xa rời thực tế, tách rời con người nghệ sĩ và con người xã hội
thì có thể nói Trăng sáng là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao tuyên chiến
với thứ văn chương lãng mạn tiêu cực đó. Trăng sáng là quá trình dằn vặt đầy
đau đớn của nhà văn để đi đến đoạn tuyệt với thứ văn chương thi vị hóa cuộc
sống, chạy theo vẻ đẹp bên ngoài, coi nghệ thuật là “ánh trăng xanh huyền ảo,
nó làm đẹp đến những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa”. Trong lúc các
nhà văn lãng mạn đương thời coi nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật là cái
đẹp chủ quan thì Nam Cao đã ý thức về một nghệ thuật vị nhân sinh, có ích
cho xã hội. Trong Trăng sáng Nam Cao thể hiện rõ quan điểm của người cầm
bút không thể trốn tránh, thờ ơ với sự thật, không thể làm ngơ trước “biết bao
người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết

bao tiếng nghiến rang và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?” [23, tr.
42]. Sự thật tàn nhẫn với biết bao mảnh đời bất hạnh, mỗi người khổ một nỗi

16


khổ riêng, đau một nỗi đau riêng khiến Nam Cao không thể làm ngơ mà viết
ra thứ văn chương phỉnh nịnh, giả dối, tô hồng hiện thực như ánh trăng lừa
dối khiến cảnh vật hoang tàn cũng trở lên thơ mộng. Xác định rõ thiên chức
của người cầm bút nơi mình, Nam Cao cũng như nhiều nhà văn khác lúc bấy
giờ đã đi ngược lại với các cây bút lãng mạn tiêu cực. Vũ Trọng Phụng nói
rằng “Tiểu thuyết là sự thực ở đời”, Ngô Tất Tố kêu gọi “Hãy ngó mắt đến
những kẻ hạ lưu thôn quê”…Còn Nam Cao thì sâu sắc đưa ra quan điểm
“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa
dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm
than” [23, tr. 42]. Đó là tuyên ngôn nghệ thuật khẳng định việc chối bỏ
khuynh hướng văn học chạy theo thị hiếu tầm thường, khẳng định thiên chức
của người nghệ sĩ nơi tác giả và quan niệm văn chương vị nhân sinh của ông.
Tiếp theo Trăng sáng, Đời thừa đánh dấu sự phát triển trong quan điểm
nghệ thuật của nhà văn. Nam Cao đã ý thức được trách nhiệm nặng nề, lớn
lao của người nghệ sĩ trong từng trang viết của mình. Người nghệ sĩ chân
chính sáng tạo không chỉ vì mưu sinh kiếm sống mà trước hết là vì nhu cầu, là
sự thôi thúc cần phải được viết từ bên trong. Dù có những khi “áo cơm ghì sát
đất” thì cũng không thể viết một cách buông thả vì người nghệ sĩ một khi đã
buông thả, dễ dãi qua loa trong cách viết thì trong cuộc sống ắt hẳn cũng đánh
mất chính mình. Xây dựng nhân vật Hộ, Nam Cao muốn nhấn mạnh ý nghĩa
cao quý của nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật: “Văn chương chỉ dung nạp
những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những gì chưa có” [23, tr. 69]. Đồng thời tác giả cũng lên án thứ văn
chương “vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài

ý thông thường, quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi”
[23, tr. 69].
Như vậy thì sau chặng đường sáng tác đầu tiên, Nam Cao đã dứt khoát
rời bỏ khuynh hướng lãng mạn thoát ly và đến với khuynh hướng hiện thực.

17


Khi ông hướng ngòi bút của mình trở về với cuộc sống hiện thực, với những
kiếp người nhỏ bé thì ngòi bút vị nhân sinh ấy cũng chưa bao giờ dễ dãi với
chính mình. Nam Cao không hề rụt rè khi phê phán thứ văn chương tả chân
hời hợt, nông cạn, không chạm vào cái sâu kín bên trong, cái bản chất mà chỉ
tả được cái bề ngoài. Các nhân vật, hoàn cảnh và sự việc trong sáng tác của
Nam Cao, do vậy luôn rất thật, thật như chính cuộc sống vậy, nhưng nó cũng
không phải là một trường hợp cụ thể nào mà là điển hình cho nhiều số phận.
Nam Cao đã đúc kết, đưa ra những tiêu chuẩn để làm nên một tác phẩm văn
chương có giá trị: “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả
các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó
phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn
khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người
gần người hơn” [23, tr. 76]
1.2 . “Hãy cứu lấy các em”: Lựa chọn dấn thân trong sự nghiệp cầm
bút của Lỗ Tấn
1.2.1. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tự là Dự Tài, Lỗ Tấn là bút danh của
ông khi viết Nhật kí người điên đăng trên tạp chí Tân thanh niên năm 1918.
Ông xuất thân trong một gia đình sĩ phu phong kiến đã sa sút. Cha của Lỗ Tấn
là Chu Bá Nghi, học đến tú tài nhưng không ra làm quan, mẹ ông là Lỗ Thụy,
người thôn quê, tự học đến trình độ có thể xem sách được. Bà là người có ảnh
hưởng lớn đến Lỗ Tấn, bút danh của ông cũng là lấy từ họ mẹ. Lỗ Tấn thông

minh, hiếu học, thông thạo Tứ thư, Ngũ kinh, Sử kí...Sớm phát hiện ra sách
giáo khoa thuở đó dạy học sinh những điều bất nhân bất nghĩa, đặc biệt những
truyện trong Nhị thập tứ hiếu Lỗ Tấn đã nảy sinh sự căm ghét lễ giáo phong
kiến và nhen nhóm tư tưởng cần phải chống lại nó.
Lỗ Tấn đặt chân tới Nam Kinh năm 1898, đúng năm xảy ra cuộc Biến
pháp Mậu Tuất. Ban đầu ông theo học trường Thủy sư (chuyên đào tạo kĩ sư

18


hàng hải), chưa đầy một năm, cảm thấy không có hứng thú gì với các môn
học ở đây ông đã chuyển sang học trường Khoáng lộ (chuyên đào tạo kĩ sư
hầm mỏ). Tại đây Lỗ Tấn tiếp thu được nhiều kiến thức khoa học tự nhiên và
xã hội của phương Tây, đọc được nhiều sách báo nói về tự do dân chủ. Lỗ
Tấn tốt nghiệp trường Khoáng Lộ với hai tấm bằng xuất sắc và được cử sang
Nhật du học.
Sang Nhật, Lỗ Tấn theo học ngành thuốc vì muốn chữa bệnh cho những
người dân nghèo khổ. Trong một buổi xem phim thời sự về chiến tranh Nga –
Nhật, nhìn thấy cảnh tượng người dân Trung Quốc vui cười, háo hức xem
cảnh một người Trung Quốc khác làm gián điệp bị chém đầu thì Lỗ Tấn nhận
ra rằng căn bệnh tinh thần của quốc dân còn nguy hiểm hơn, trầm trọng hơn
bệnh tật. Khi tinh thần u mê, tư tưởng lầm lạc thì có khỏe mạnh cường tráng
cũng chỉ là thứ để người ta đem chém đầu thị chúng, cũng chỉ là thứ vui mừng
khi thấy đồng bào mình đổ máu mà thôi. Vì nhận thức ấy nên Lỗ Tấn nhanh
chóng bắt tay vào hoạt động văn chương. Năm 1907, Lỗ Tấn manh nha ý
tưởng thành lập tạp chí văn nghệ lấy tên là Phục sinh nhưng do thiếu tiền và
phương tiện nên ý tưởng này chưa thực hiện được. Ông tham gia viết bài cho
các tạp chí khác, trong đó có nhiều bài có giá trị, nổi bật là hai bài Bàn về sự
thiên lệch của văn hóa và Sức mạnh của dòng thơ Mara. Ông cũng tích cực
tham gia các hoạt động của Quang Phục hội.

Ngày 19 tháng 10 năm 1936, Lỗ Tấn đã mãi mãi ra đi trong sự tiếc nuối
của hàng triệu người Trung Quốc nói riêng và của những người yêu mến nhà
văn trên thế giới nói chung.
Nói đến sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn, trước hết phải kể đến tiểu thuyết
“tấm bia vẻ vang trên lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc”. Trừ năm thiên
tiểu thuyết lịch sử trong Chuyện cũ viết lại thì hầu hết các sáng tác của ông
đều thuộc thời kì đầu, chủ yếu là nói tới hai tập Gào thét và Bàng hoàng. Gào
thét trừ truyện Vá trời (về sau in vào tập Chuyện cũ viết lại) ra, gồm mười bốn

19


thiên viết từ năm 1918 đến 1922, đây là tập tiểu thuyết đầu tiên của Lỗ Tấn,
“là tiếng thét trợ uy do đồng cảm với những kẻ nhiệt tình”. Thật ra, năm 1903,
lúc mới 23 tuổi, Lỗ Tấn đã mượn gương nghĩa dũng ở nước khác (Hồn
Spartes) để thức tỉnh tinh thần hấp hối của Trung Quốc. Sức mạnh của dòng
thơ Ma-ra (Phần) viết năm 1907 cũng là một tiếng thét phản kháng. Bàng
hoàng gồm mười một thiên viết từ năm 1924, lúc mặt trận văn hóa mới đã
xảy ra chia rẽ, một mình ông “đi đi lại lại trong sa mạc mênh mông, ý chí
chiến đấu đã nguội lạnh đi không ít mà chiến hữu mới thì ở đâu chưa thấy”.
Tuy vậy, ông vẫn vác kích chiến đấu và tìm ra lối thoát.
Hai tập Gào thét và Bàng hoàng phản ánh cả một thời kỳ lịch sử khoảng
từ cách mạng Tân Hợi 1911 đến trước năm 1925-1927. Thời kỳ này,cách
mạng Tân Hợi đã hoàn toàn tỏ ra bất lực, cách mạng dân chủ mới do giai cấp
vô sản lãnh đạo bắt đầu với vận động Ngũ tứ. Thời kỳ bão táp cách mạng còn
chưa tới, giai cấp vô sản bấy giờ còn chưa kết hợp với nông dân, đông đảo
nhân dân còn sống cuộc đời đau khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
Theo Nam xoang bắc điệu tập thì ở tập Bàng hoàng, kĩ thuật viết có vẻ
khá hơn trước, con đường tư tưởng hình như cũng không bị câu thúc nhưng ý
chí chiến đấu đã nguội lạnh đi không ít, mang theo ít nhiều sắc thái thương

cảm, phản ánh cái tâm cảnh bực bội của Lỗ Tấn trước sự nửa đường biến tiết
của rất nhiều chiến hữu của ông.
Khoảng thời gian 1934-1935, Lỗ Tấn viết năm truyện: Phi công (Phản
đối chiến tranh, 1934), Trị thủy, Hái rau vi, Xuất quan, Khởi tử(1935). Về sau
thêm vào ba truyện viết từ trước: Vá trời (1922), Lên cung giăng và Luyện
kiếm (1926), in thành tập Chuyện cũ viết lại. Những truyện này tuy tả người
xưa việc xưa nhưng không chỉ là tiểu thuyết lịch sử. Lỗ Tấn đã mượn hình
thức lịch sử để công kích sự thống trị tối tăm của chính phủ phản động Quốc
dân đảng và bộ mặt tàn độc xấu xa của bè lũ tay sai cũng như những kẻ gọi là
“học giả”, “danh lưu”.

20


Nếu truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết của Lỗ Tấn là tấm bia vẻ
vang trên văn học sử hiện đại của Trung Quốc thì sự cống hiến của tạp văn
của ông cho nền văn học hiện đại Trung Quốc, có lẽ, còn vượt qua cả tiểu
thuyết. Tạp văn Lỗ Tấn chiếm hơn hai phần ba sáng tác của ông, bao gồm 650
bài, với 15 tập, sáng tác rải rác trong suốt hai mươi năm hoạt động văn nghệ.
Tạp văn là một thể loại văn học nảy sinh từ cuộc cách mạng tư tưởng và văn
hóa Ngũ Tứ. Trước Lỗ Tấn, đã có người viết tạp văn, song chưa dựng được
ngọn cờ. Chính nhờ công lao và tài năng của Lỗ Tấn mà thể loại tạp văn có
một vị trí độc lập như các thể loại khác. Cù Thu Bạch từng nói: “Thể loại tạp
cảm sẽ nhờ Lỗ Tấn mà trở thành tên gọi thay cho loại luận văn có tính chất
văn nghệ”. Thời kì đầu, Lỗ Tấn viết 5 tập tạp văn. Nhiệt Phong thu thập
những bài “Tùy cảm lục” đăng trên tạp chí Tân thanh niên từ tháng 4 năm
1918. Phần là những bài tạp văn từ 1907 đến 1925, dấu vết của một phần đời
sống của Lỗ Tấn mà ông muốn chôn vùi nó vào một nấm mồ, mong mỏi cái
thời đại đáng nguyền rủa ấy qua đi. Hoa cái tập viết trong hoàn cảnh gặp
nhiều trở ngại nghiêm trọng, trải qua nhiều gian nan mới đăng được. Hoa cái

tập tục biên ghi chép sự đi lên của tư tưởng và tinh thần chiến đấu của Lỗ Tấn,
cũng là tài liệu quý báu về đấu tranh tư tưởng văn hóa trong thời kì 19251927 của lịch sử vận động cách mạng hiện đại Trung Quốc. Nhi dĩ tập thu
thập những bài Lỗ Tấn không dám nói toạc vì “máu ở Quảng Châu năm 1927
làm mắt trừng miệng ngọng” (Lời tựa Tam nhàn tập). Từ sau 1928 đến 1936,
Lỗ Tấn viết đến 9 tập tạp văn: Tam nhàn tập, Nhị tâm tập, Nam xoang Bắc
điệu tập, Hoa biên văn học, ba tập Thả giới đình tạp văn, Tập ngoại tập và
Tập ngoại tập thập di. Tạp văn của Lỗ Tấn được coi là “luận văn có tính chất
văn nghệ”. Vì vậy sức hút của nó đến tư chính hai yếu tố chính luận và văn
nghệ.
Ngoài tiểu thuyết và tạp văn thì Lỗ Tấn cũng để lại 75 bài thơ hầu hết
đều thuộc thơ cổ.

21


×