Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Văn học Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.1 KB, 91 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan và khẳng định đây là công trình nghiên cứu của
riêng chúng tôi. Các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì
một công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Diện
LỜI CẢM ƠN
Em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo – Tiến sĩ Dương Thị Ánh
Tuyết đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
Em cũng xin chân thành bày tỏ lòng kính biết ơn sâu sắc tới Quý thầy cô
giáo Khoa Khoa học Xã hội, Quý thầy cô giáo của Trường Đại học Quảng Bình
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em bồi dưỡng tri thức và hoàn thành khóa học
của mình.
Thiết tha bày tỏ lòng tri ân sâu nặng tới gia đình, là suối nguồn niềm tin và
khát vọng của em. Cảm ơn bạn bè đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ mình trong
suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những thống kê gần đây cho thấy chủ nghĩa hậu hiện đại ngày càng được
các học giả quan tâm và dành nhiều trang viết. Ở địa hạt văn chương, những
công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại, tìm hiểu các giá trị văn bản
dưới góc nhìn hậu hiện đại tăng dần theo thời gian mà vẫn chưa có dấu hiệu dừng
lại. Đó là vấn đề đầu tiên thôi thúc chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình
đến chủ nghĩa hậu hiện đại.
Nước Mỹ không phải là nơi khai sinh nhưng lại là mảnh đất cho chủ nghĩa
hậu hiện đại phát triển và thăng hoa. Có thể kể đến một loạt những cây bút hậu
hiện đại Mỹ nổi danh như Toni Morrison, Ken Kesey, Paul Auster Cormac,


McCarthy, Barthelme, Don Delilo và không thể không kể đến chủ soái của chủ
nghĩa cực hạn Raymond Carver. Raymond Carver (1938 - 1988) là nhà văn Hoa
Kì, sinh ra tại Oregon, trưởng thành tại Yakima, Waslington. Ông được xem là cây
bút truyện ngắn bậc thầy của Hoa Kì nửa sau thế kỉ XX và là chủ soái của khuynh
hướng (chủ nghĩa) cực hạn (minimalism), người viết về những thảm họa trong đời
sống cá nhân bằng phong cách dung dị kiệm lời, kiệm cảm xúc đến bất ngờ.
Thời thơ ấu Raymond Carver chịu nhiều đắng cay. Ông lập gia đình từ năm
mười chín tuổi. Năm 1958 nhằm thay đổi cuộc sống, Carver đưa vợ và hai con
đến Chico, bang California và giao du với các văn nghệ sĩ. Được sự khuyến
khích của bạn bè, Carver bắt tay vào sáng tác. Ông làm thơ và viết truyện ngắn.
Nhiều tạp chí nhỏ đã nhận in tác phẩm của ông. Năm 1963, Carver tốt nghiệp
Đại học Humboldt, California. Năm 1966, ông nhận bằng thạc sĩ mĩ thuật tại Đại
học Iowa.
Năm 1968, cuốn sách đầu tiên của Carver ra mắt bạn đọc, không phải là
truyện ngắn mà là tập thơ Gần Klamath nhưng không gây được sự chú ý của độc
giả. Mãi tám năm sau, vẫn kiên trì vừa kiếm sống vừa viết, tập truyện ngắn Em
làm ơn im đi, được không? (1977) của Raymond Carver ra đời. Ngay lập tức tên
tuổi của ông được nhiều người biết đến và hâm mộ. Năm 1981, một tập truyện
ngắn nổi tiếng nữa của Carver ra mắt bạn đọc, Mình nói chuyện gì khi minh nói
chuyện tình.
1
Đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Carver là khi truyện ngắn xuất sắc
bậc nhất của ông, “Điều tốt lành nho nhỏ”, được trao giải văn xuôi hư cấu
Carlos Fuentes. Truyện này về sau được tuyển vào tập “Thánh đường” (1984).
Năm 1988, tập tuyển những truyện đặc sắc và những truyện mới sáng tác của ông
“Mình đang gọi từ đâu” ra đời. Đây là tập truyện ngắn cuối cùng trong sự nghiệp
sáng tác của ông.
Được mệnh danh là nhà văn khai sinh ra trường phái Truyện ngắn cực hạn,
Carver được nhiều trường đại học mời đến giảng kĩ thuật viết cho sinh viên như
đại học Berkeley ở Kalifornia, Đại học Texas,…Carver thừa nhận ông đã học kĩ

thuật viết từ William Faulkner, Ernest Hemingway và cả Anton Chekhov. Văn
phong Carver dung dị, trực tiếp. Truyện của ông tựa lát cắt rất thực của cuộc đời.
Các nhân vật của ông – thường được đối chiếu với chính cuộc đời ông – là những
con người thua thiệt và mất mát.
Dẫu sáng tác không nhiều nhưng những cách tân nghệ thuật về thể loại của
Carver đã đưa ông lên vị trí số một của các cây bút truyện ngắn nửa sau thế kỉ
XX ở Hoa Kỳ. Ông được đánh giá là nhà văn xuất sắc và có tầm ảnh hưởng lớn
trên thế giới. Sau khi li dị, Carver lấy người vợ thứ hai Tess Gallagler và chuyển
đến sống tại Port Angeles, Washington. Carver mất năm 1988 vì ung thư phổi.
Ông là một trong những người đã và đang thách thức các quan niệm truyền
thống về truyện ngắn và không ngừng cấp cho khái niệm này nội hàm mới. Chủ
nghĩa hậu hiện đại đang là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi, chưa
được thống nhất; việc nghiên cứu truyện ngắn cực hạn của Raymond Carver là
một điều thực sự có ý nghĩa về cả lí luận lẫn thực tiễn.
Khuynh hướng cực hạn bắt đầu xuất hiện vào thập niên 1960 trong các lĩnh
vực hội họa, điêu khắc, âm nhạc và văn học. Ngay từ khi xuất hiện, chủ nghĩa
cực hạn đã là đề tài nóng bỏng cho nhiều cuộc tranh luận và phê bình. Có những
ý kiến đánh giá cao, tôn vinh, thậm chí đã gắn thuật ngữ cực hạn thành cái mác
thẩm mỹ cho mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật ở vô số nền văn hóa khác nhau.
Tuy nhiên, thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng với nghĩa miệt thị, coi nó là
biểu hiện của sự rã đám của các tác phẩm nghệ thuật.
2
Chủ nghĩa cực hạn được biết đến đầu tiên ở lĩnh vực hội họa và điêu khắc.
Trong văn học chủ nghĩa tối giản xuất hiện muộn hơn. Tuy nhiên nguồn gốc của
nghệ thuật và kĩ xảo mà hình thành nên chủ nghĩa cực hạn trong văn học nói
chung và truyện ngắn nói riêng có thể lần theo bởi các nhà văn như Anton
Chekhov, James Joyce, và Hemingway. Nhưng hơn hết, khái niệm chủ nghĩa cực
hạn chỉ được dùng rộng rãi từ Raymond Carver. Raymond Carver được coi là
“nhà chuyên môn bậc thầy về thể loại này, có thể coi là bậc nhất” (Madision
Bell), là người quy tụ thành công nhất nghệ thuật cực hạn.

Tuy nhiên những vấn đề về chủ nghĩa cực hạn và Raymond Carver cho đến
nay vẫn còn là điều tương đối mới trong tiếp nhận và phê bình văn học ở Việt
Nam. Chính những vấn đề đó đã thôi thúc chúng tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu “Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver”
như một sự góp thêm vào dòng chảy nghiên cứu về nhà văn Mỹ độc đáo này. Hi
vọng đề tài khóa luận của chúng tôi sẽ mang đến một cái nhìn thỏa đáng, mang
lại những kiến thức bổ ích cho những ai quan tâm tới nhà văn kiệt xuất này.
2. Lịch sử vấn đề
Khuynh hướng cực hạn và văn chương cực hạn của Raymond Carver đã
được đưa vào giảng dạy trong một số Trường Đại học ở Mỹ và là đối tượng của
nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Điều này cho thấy ông được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ hạn
chế và điều kiện thời gian còn hạn hẹp nên chúng tôi chỉ mới tập hợp được một
số tài liệu nhất định.
2.1. Nguồn tài liệu tiếng Việt
2.1.1. Tác phẩm của Raymond Carver
Việc dịch thuật ngày càng nhiều sáng tác của Raymond Carver mà tiêu biểu
là hai tập truyện ngắn “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình” – Dương
Tường và Nguyễn Hạnh Quyên dịch, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn & Nhã
Nam, 2009; “Em làm ơn im đi, được không?” Lâm Vũ Thao dịch, Nhà xuất bản
Văn học & Nhã Nam, 2012. Ngoài ra còn nhiều truyện ngắn, bài viết, phỏng vấn,
tiểu luận được dịch và đăng tải ở tạp chí Văn học nước ngoài, thư viện điện tử
www.evan.com.vn như “Thời của truyện ngắn”, “Kinh nghiệm viết truyện
3
ngắn”, “Nguyên lí viết truyện ngắn” trong đó tác giả bộc lộ cái nhìn phân tích
đầy sắc sảo về truyện ngắn của bản thân và khuynh hướng sáng tác truyện ngắn
đương thời. Bài dịch “Phỏng vấn Raymond Carver” do Claude Grimal thực hiện
đăng trên thư viện điện tử www.evan.com.vn hé mở nhiều điều thú vị về con
người, tư tưởng, quan điểm nghệ thuật… của Raymond Carver. Trong bài phỏng
vấn, nhà văn khẳng định “truyện ngắn không sinh ra từ không khí loãng” [14]

khi nói về những ám ảnh thôi thúc nhà văn cầm bút.
“Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn còn chuyển dịch một số
bài luận của Raymond Carver trong tuyển tập mang tên Fires như Kinh nghiệm
viết truyện ngắn, Về sáng tạo. Carver cho rằng “Để cho các chi tiết được cụ thể
và chuyên chở được nghĩa, ngôn ngữ phải chuẩn xác, chọn lọc kĩ càng. Các từ
có thể kĩ càng tới mức nghe thật bình thường, nhưng chúng vẫn có thể gánh vác;
nếu được dùng đúng, chúng có thể chạm tới mọi cung bậc”” [24].
Ngoài truyện ngắn, thơ của Raymond Carver chủ yếu được dịch và đăng tải
trên thư viện điện tử www.evan.com.vn
So với sự nghiệp sáng tác và công trình nghiên cứu về Raymond Carver thì
những bài dịch thuật trên còn quá ít ỏi, chưa xứng với tầm vóc của nhà văn. Đặc
biệt là mảng thơ của Raymond Carver vẫn còn để ngỏ.
2.1.2. Những công trình nghiên cứu về Raymond Carver
Điểm lại những công trình nghiên cứu trong nước về Raymond Carver
chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu mang tính hệ thống vẫn chưa nhiều. Giáo
sư Lê Huy Bắc được xem là người tiên phong trong địa hạt nghiên cứu về
Carver. Trong lời giới thiệu mở đầu tập Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới, Lê
Huy Bắc đã phân chia truyện ngắn hậu hiện đại thành 3 khuynh hướng: truyện
ngắn huyền ảo, truyện ngắn mảnh vỡ, truyện ngắn cực hạn và xem Raymond
Carver là đại diện tiêu biểu cho truyện ngắn cực hạn. Trong bài tiểu luận “Chủ
nghĩa cực hạn và Raymond Carver” trong “Truyện ngắn lí luận tác gia và tác
phẩm”, tác giả đã phân tích đặc trưng của chủ nghĩa cực hạn trong văn học. Tác
giả đã khẳng định “Chủ nghĩa cực hạn đề cao tính vô ngã trong sáng tạo. Dấu
ấn chủ quan của tác giả càng đến gần hơn với độ không của lối viết thì tác phẩm
càng có giá trị thuyết phục cao hơn”. Từ đó Lê Huy Bắc rút ra kết luận “chủ
4
nghĩa tối giản trong văn học đã đáp ứng được yêu cầu của chủ nghĩa hậu hiện
đại ở chỗ đã chủ trương hạn chế tối đa khả năng hư cấu, khả năng tự sự chủ
quan, khả năng bao quát mọi vấn đề… mà theo cách gọi của Jean-Francois
Lyotard là đại tự sự” [3;59].

Trong bài viết giới thiệu về Raymond Carver đăng trên tạp chí văn học
nước ngoài số 5/2006, Dương Tường đã chỉ ra mối liên hệ giữa Carver và Anton
Chekhov. Ông cho rằng “hầu như chẳng có gì xảy ra trong những truyện kể của
Carver” nhưng đằng sau những ngôn từ giản dị, dứt khoát ấy là cả một chiều sâu
bất tận những suy niệm về cuộc sống, con người. Kiểu cốt truyện ấy gợi đến kiểu
“truyện không có cốt truyện”của nhà văn lớn nước Nga - Chekhov. Đó là một gợi
ý quan trọng cho những ai quan tâm tiếp cận tác phẩm.
Một trong những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, khảo rộng sáng
tác của Raymond Carver là Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Thị Vân Thanh
“Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Raymond Carver”, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, 2006. Đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện và hệ thống về
những đặc sắc nổi bật của truyện ngắn Raymond Carver trong việc xây dựng
nhân vật, ngôn ngữ và cốt truyện của nhà văn. Trong đó có một số kết luận khá
sắc sảo về thế giới nhân vật đổ vỡ, cô độc, nhỏ bé; ngôn ngữ trong hành trình đi
đến sự câm lặng. Đồng thời tác giả cũng đã khẳng định cốt truyện của Raymond
Carver đơn giản, lỏng lẻo với sự tham chiếu của nhiều cốt truyện. Như vậy
những khảo cứu trên của Phan Thị Vân Thanh đã có những đóng góp đáng kể
trong việc nghiên cứu về Raymond Carver ở Việt Nam.
Cũng trong quy mô một luận văn thạc sĩ, tác giả Thế Thị Thùy Dương thực
hiện đề tài “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Raymond Carver dưới
góc nhìn hậu hiện đại” Trường Đại học Sư phạm Huế, 2011. Đề tài tập trung vào
bốn lĩnh vực cơ bản: nhân vật, cốt truyện, trần thuật và tính liên văn bản; tác giả
luận văn đã soi rọi đặc trưng thế giới nghệ thuật của Raymond Carver dưới cảm
quan hậu hiện đại.
Công trình nghiên cứu mới nhất về Raymond Carver là đề tài nghiên cứu
khoa học cấp trường của Tiến sĩ Dương Thị Ánh Tuyết, Trường Đại học Quảng
Bình, 2013 với đề tài “Chủ nghĩa cực hạn trong truyện ngắn của Raymond
5
Carver”. Đề tài đã làm rõ nhiều vấn đề về truyện ngắn cực hạn của Carver trong
vấn đề cốt truyện cực hạn, cực hạn trong ngôn từ người kể, nhan đề cực hạn. Đề

tài đã góp phần làm rõ những đặc điểm của chủ nghĩa cực hạn, và những biểu
hiện của chủ nghĩa cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver. Từ đó góp
phần hình thành phương thức các tác phẩm văn chương được viết theo khuynh
hướng cực hạn.
Điểm qua một số công trình chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu trong
nước đã tiệm cận dần với nghiên cứu trên thế giới về Raymond Carver, khai phá
những con đường đến với trang viết của nhà văn, đưa ra những nhận định sắc
sảo. Tuy nhiên, như trên đã nói việc dịch thuật và những công trình nghiên cứu
kể trên vẫn còn khiêm tốn và mang tính khơi mở so với tầm vóc và sức lan tỏa
của cây bút người Mỹ này.
2.2. Nguồn tài liệu tiếng Anh đã được dịch sang tiếng Việt
Qua việc tìm hiểu trên các trang web và các tài liệu có liên quan về tác giả
Raymond Carver chúng tôi thu thập được một số tài liệu tiếng Anh đã được dịch
sang tiếng Việt như sau.
Những sáng tác đầu tiên của Raymond Carver được công chúng chú ý và
trở nên phổ biến hơn sau bài bình luận trong mục điểm văn của Irving Howe,
biên tập tờ Thời báo New York. “Trong bài viết Stories about our loneliness
(Những câu chuyện về nỗi cô đơn) trên thời báo New York số ra ngày 11/9/1983,
Irving đã chỉ ra đặc trưng truyện ngắn của ông, về “độ cảm xúc ít ỏi, những rung
động giống nhau, không gian của ông là những thành phố đậm chất Mỹ, bán
công nghiệp và đang bị tàn phá.” Nhân vật chủ yếu là những con người cô đơn,
luôn nỗ lực giao tiếp nhưng thất bại. Nhà bình luận sách nhấn mạnh “Nhân vật
của Carver có vốn từ vựng rất khiêm tốn do vậy họ không thể giải phóng cảm
xúc mà chỉ có thể bộc lộ mình qua hành vi”. Đây là một gợi dẫn quan trọng cho
các nhà nghiên cứu. Sự hạn chế của ngôn ngữ, hay “sự hạn hẹp của giọng điệu”
thể hiện những đứt gãy, bất lực trong quá trình giao tiếp, tình trạng khuôn hạn tự
thân của con người”. “William Stull – giáo sư, chuyên gia về Raymond Carver ở
Mỹ với tiểu luận “Raymond Carver cuộc đời và sự nghiệp” đã cung cấp cái nhìn
6
toàn diện cho bạn đọc về con người, cuộc đời, tác phẩm, phương pháp sáng tác

và hành trình đi tìm những cách tân mới mẻ của ông.”
Bên cạnh những bài viết về cuộc đời và tiểu sử của nhà văn, các nhà phê
bình còn làm sáng tỏ sự độc đáo trong nội dung tư tưởng và phong cách nghệ
thuật của Raymond Carver. Một trong những chủ đề của truyện ngắn Raymond
Carver được giới phê bình quan tâm là chủ đề về tình yêu. “Fred Marramarco
trong bài tiểu luận “Carver’s couples talk about love” (Những cặp đôi của
Raymond Carver nói về tình yêu) đã đi sâu vào chủ đề tình yêu trong truyện của
Raymond Carver. Ông cho rằng “tình yêu trong truyện của Raymond Carver mang
gam màu lạnh khô cằn. Nó làm thất vọng những độc giả có ý định kiếm tìm sự nóng
bỏng qua những nhan đề mời gọi”. Tác giả cũng chỉ ra những cặp đôi tan vỡ hay
gạn nứt tạo nên thế giới nhân vật đặc trưng của Raymond Carver.” [17;7]
“Vấn đề tình yêu và sự thiếu vắng của nó đã trở đi trở lại trong nhiều bài
nghiên cứu về truyện ngắn của Carver. Trong bài viết ““This love word”: sexual
politics and silence in early Raymond Carver” (Lời yêu này: sách lược tình dục
và im lặng trong Raymond Carver buổi đầu), Kirk Nesset đã nhận ra tình yêu và
chứng bệnh của nó được Carver coi là một “nỗi ám ảnh”. Tác giả đã phân tích
một loạt các tác phẩm cụ thể để thấy được thế giới tình yêu trong truyện ngắn
Carver là một thế giới đổ vỡ với những bi kịch như ngoại tình, lừa dối, thiếu
đồng điệu, tẻ nhạt trong tình dục…” [17;8]
“L. Stull, Gregory P.Lainbury dựa vào lí thuyết liên văn bản để tiếp cận
toàn bộ sáng tác của Raymond Carver trong luận văn tiến sĩ “Liên văn bản trong
không, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của Raymond Carver” (2006). Nhà
nghiên cứu đã khảo sát sự liên kết giữa sáng tác của ông với kiểu xây dựng
không gian, thời gian trong sáng tác của Hemingway, kiểu nhân vật của Carver
với kiểu nhân vật phi lí của Kafka. Trong đó nhà nghiên cứu đã khẳng định
Carver tiếp thu từ hai bậc thầy Hemingway và Kafka cách xây dựng không gian
bị bỏ quên đậm chất Mỹ, sự lạc lỏng, cô đơn, nghịch dị của thân phận người
trong cuộc sống. Trong chương cuối, người viết tập trong khai thác sự liên đới
của cuộc sống thực của nhà văn với trang viết, nhấn mạnh các mối quan hệ con
cái với cha mẹ, cha mẹ với con cái. Từ đó lí giải một số chi tiết thường xuất hiện

7
trong sáng tác của ông, sự đổ vỡ gia đình, nỗi cô đơn của những con người trong
xã hội Mỹ…” [7;8]
Tên tuổi của Raymond Carver gắn liền với chủ nghĩa cực hạn, chính vì thế
rất nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề này. Trong bài viết “Now you
see him, now you don’t, now you do again: the evolution of Raymond Carver’
minimalism” (Bây giờ bạn hiểu anh ta, bây giờ bạn không hiểu, bây giờ bạn lại
hiểu: sự tiến triển của chủ nghĩa cực hạn của Raymond Carver), nhà nghiên cứu
Adam Meyes đã khẳng định chủ nghĩa cực hạn không phải là sự nghiệp văn
chương của Raymond Carver. “Nếu chúng ta nhìn lại tất cả các tác phẩm
Carver đã xuất bản thông qua tuyển tập truyện ngắn gần đây nhất được xuất bản
của ông, “Mình đang gọi từ đâu”, chúng ta thấy rằng sự nghiệp của ông không
phát triển theo chiều hướng của một hình chóp lộn ngược. Nó giống một cái đồng
hồ cát nhiều hơn – rộng mở ban đầu, bó hẹp dần ở giữa, và rồi mở rộng trở lại.”
Nói một cách khác, Adam Meyes nhấn mạnh chủ nghĩa cực hạn chỉ là giai đoạn
giữa với tập truyện tiêu biểu “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình”. [17;8]
Từ việc điểm qua những công trình nghiên cứu ở trên chúng tôi nhận thấy,
là một nhà văn lớn của Mỹ nửa cuối thế kỉ XX, Raymond Carver đã có ảnh
hưởng sâu sắc đến các thế hệ nhà văn sau này, nhưng lịch sử nghiên cứu về
Raymond Carver ở Việt Nam dường như chỉ mới bắt đầu. Với mong muốn được
góp phần vào hành trình nghiên cứu của Raymond Carver, chúng tôi trân trọng
tiếp thu và xem thành quả nghiên cứu của những cây bút đi trước là nền tảng, dẫn
đường để chúng tôi thực hiện đề tài “Kiểu nhân vật cực hạn trong truyện ngắn
của Raymond Carver”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề chủ nghĩa cực hạn trong truyện ngắn Raymond Carver là một vấn đề
rộng. Toàn bộ thế giới nghệ thuật của Raymond Carver đều ghi dấu ấn của chủ
nghĩa cực hạn. Tuy nhiên trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, trong sự
giới hạn về trình độ và thời gian nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu kiểu

nhân vật cực hạn trong truyện ngắn của Raymond Carver.
8
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chọn khảo sát hai
tập truyện “Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình” và “Em làm ơn im đi,
được không?” - đây là hai tập truyện ngắn tập trung nhất nguyên tắc sáng tác chủ
nghĩa cực hạn của Raymond Carver. Bên cạnh đó chúng tôi còn lựa chọn một số
tác phẩm tiêu biểu trong một số tập truyện khác của Raymond Carver được đăng
tải trên thư viện điện tử www.evan.com.vn
4. Phương pháp nghiên cứu
Lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx làm nền tảng, chúng tôi tiến
hành khóa luận với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thi pháp học, tự sự học.
Khóa luận cũng được tiến hành bằng một số phương pháp cụ thể như: khảo
sát, thống kê, phân loại, phân tích, bình giá, tổng hợp.
Các thao tác này được sử dụng một cách có hệ thống, ngoài ra, trong khi thực
hiện đề tài chúng tôi cũng không loại trừ một số gợi ý của phê bình trực giác.
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận là một bước kế thừa những nghiên cứu trước đó về truyện ngắn
của Raymond Carver, đề tài góp phần làm rõ đặc điểm của nhân vật cực hạn
trong truyện ngắn của Raymond Carver.
Khóa luận sẽ là tài liệu bổ ích trong việc học tập, nghiên cứu về Raymond
Carver đối với những ai thực sự quan tâm tới vấn đề này.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu
trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1: Nhân vật cực hạn thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về con
người.
Chương 2: Nhân vật cực hạn thể hiện qua không - thời gian nghệ thuật.
Chương 3: Nhân vật cực hạn thể hiện qua cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ.
9

CHƯƠNG 1
NHÂN VẬT CỰC HẠN THỂ HIỆN TRONG QUAN NIỆM
NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
Là một trào lưu quan trọng của chủ nghĩa hậu hiện đại, khuynh hướng chủ
nghĩa cực hạn (Minimalism) còn được dịch là chủ nghĩa tối giản (chủ nghĩa thiểu
tố) hoặc nghệ thuật cực hạn (Minimal Art) bắt đầu xuất hiện vào thập niên 1960
trong các lĩnh vực hội họa, điêu khắc, âm nhạc. Các họa sĩ và nhà điêu khắc
thuộc khuynh hướng này đều tập trung vào việc loại bỏ dấu ấn chủ quan của
nghệ sĩ.
Trong văn học, chủ nghĩa cực hạn xuất hiện muộn hơn. Tuy khuynh hướng
này thường được cho là có mầm mống từ Anton Chekhov – nhà văn Nga với
những kiệt tác như Người đàn bà có con chó nhỏ, Một chuyện đùa…phát triển
qua Anderson (1876-1941), tác giả Hoa Kỳ với những truyện ngắn Quả trứng,
Chết trong rừng …và đặc biệt là Hemingway (1899-1961) với Con mèo trong
mưa…tuy nhiên Raymond Carver được xem là người thành công nhất các
nguyên tắc tiêu biểu của chủ nghĩa cực hạn. Chương này chúng tôi sẽ tập trung
làm rõ về những kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver.
Nhân vật trong truyện ngắn có vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nói nhân
vật là xương sống, là linh hồn của mỗi tác phẩm. Nhân vật cũng là người phát
ngôn cho tư tưởng của nhà văn, thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả về
cuộc đời và con người. Vì vậy, văn học không thể thiếu nhân vật vì đó chính là
phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Thông
qua nhân vật nhà văn thể hiện nhận thức của chủ thể sáng tạo nghệ thuật đối với
hiện thực khách quan. Nhân vật chính là người dẫn dắt độc giả đi vào thế giới
riêng của đời sống lịch sử nhất định nào đó.
Truyện ngắn cực hạn của Raymond Carver chủ yếu đề cập đến những người
thuộc phân khúc bình lưu trong xã hội. Đó là những thân phận có cuộc sống bấp
bênh, chịu tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ của biến động kinh tế, xã hội, luôn
sống trong áp lực bị thất nghiệp, trong sự tan rã của các mối quan hệ gia đình, xã
hội đẩy đến lề cuộc sống trở thành những người thất nghiệp, cô độc, bị phụ bạc.

Mỗi trang viết đề cập đến những hoàn cảnh khác nhau nhưng chung quy lại nhân
10
vật của Raymond Carver đều là những con người chấn thương, mảnh vỡ, cô đơn,
có nỗi đau riêng và họ luôn khao khát tìm kiếm hạnh phúc bản thể với khát vọng
vượt thoát hư vô.
Nhân vật trong truyện ngắn của ông là những người hầu bàn, người đưa thư,
công nhân xưởng cưa, nhân viên văn phòng, người thất nghiệp, chồng và vợ,
người tình và bồ bịch… Đó là những con người bên lề cuộc sống, mờ nhạt,
khiêm nhường, nhút nhát, họ là ốc đảo cô đơn của thế giới tan vỡ luôn trong một
hành trình vô tăm tích tìm kiếm hạnh phúc và bản thể… Họ là những người già
cô độc, những con người bị phụ bạc, họ bất mãn, chán chường trước cuộc sống
và họ đang muốn thoát khỏi thực tại, thoát khỏi hư vô, họ là những người bất
hạnh trong cuộc sống hôn nhân tan vỡ… Mỗi trang viết của Raymond Carver đề
cập đến những hoàn cảnh khác nhau nhưng chung quy lại họ là những con người
mảnh vỡ, chấn thương, bất hạnh, mất mát, có nỗi đau riêng và bị xô đẩy đến tình
trạng bi đát.
1.1. Nhân vật đổ vỡ
Chủ nghĩa hậu hiện đại trình bày một đời sống ngổn ngang, bất trắc, nơi lí
tưởng và các giá trị truyền thống bị đổ vỡ, nơi con người chỉ là những mảnh vỡ
số phận, những cá thể, không nhân danh, không đại diện cho bất kì ai. Với cảm thức
đó, nhân vật đổ vỡ trở thành kiểu nhân vật của chủ nghĩa hậu hiện đại (văn học hậu
hiện đại khước từ kiểu nhân vật có tính điển hình, nhân vật lí tưởng hoặc là triệt tiêu
nhân vật hoặc là xây dựng kiểu nhân vật dị biệt, méo mó).
Raymond Carver là đại biểu xuất sắc của truyện ngắn hậu hiện đại Mỹ theo
khuynh hướng chủ nghĩa cực hạn. Truyện ngắn của ông hạn chế đến mức tối đa khả
năng hư cấu, khả năng bao quát. Ông gợi mở nhiều vấn đề cho độc giả nhiều hướng
tiếp cận khác nhau. Truyện của ông viết về những con người nhỏ bé trong xã hội, họ
đang bị mắc kẹt trong những bộn bề của cuộc sống thường nhật. Thế giới đời
thường trong truyện của ông mang màu sắc bi quan và tuyệt vọng.
Trong truyện ngắn của Raymond Carver nhân vật đổ vỡ chiếm số lượng

trang viết rất lớn. Tất cả họ hầu hết đều không bình thường, họ bị chấn thương
lớn về mặt vật chất và tinh thần. Đó là những mảnh vỡ được chắp nối một cách
vô tình. Nếu như các cây bút hiện đại hướng đến sự phản ánh cuộc sống và tìm
11
phương pháp sắp xếp lại theo một trình tự nhất định dựa trên nguyên tắc riêng
của bản thể thì các nhà hậu hiện đại lại có xu hướng phản chiếu cuộc sống và
mặc nhiên công nhận sự tồn tại của nhiều hệ hình giá trị trong thế giới hỗn mang.
Với cảm quan đó, các nhà hậu hiện đại không ngoại trừ Raymond Carver luôn
đặt ra vô số những “đổ vỡ”, những “chấn thương” trong sáng tác của mình.
1.1.1. Đổ vỡ trong đời sống vật chất
Nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver là những nhân vật nhỏ bé,
gần gũi, nhiều khi nhân vật không có tên, không có gì đặc biệt. Đó có thể là đứa
bé sinh nhật, là ông bố, bà mẹ (Tắm) ; là cô ả vận đồ Jean; gã quần Jean (Sau đồ
Jean); thằng nhỏ, con nhỏ (Mọi thứ dính vào ông); tên bảo vệ (Thanh thản); là cô
nàng tóc nâu, cô nàng nhỏ con (Bảo bọn đàn bà là chúng mình đi chơi); là người
cha, là con trai (Túi quà)…Hầu hết họ đều gặp những sang chấn về vật chất: Bị
thất nghiệp (Vitamins; Những người đi thu tiền), bệnh tật, nghiện thuốc, nghiện
rượu (Mình đang gọi từ đâu); cụt tay, bị con bỏ rơi (Kính ngắm); bị vợ phản bội
(Em làm ơn im đi, được không?); bị chồng phản bội (Vọng lâu), li dị vợ (Sao
không nhảy đi?), phải đối diện với cái chết của người thân (Tắm, Những giấc
mơ) Có thể thấy rằng nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver là
những người phải chịu mất mát và bất trắc trong cuộc sống, họ phải đối mặt với
những đổ vỡ nghiêm trọng trong đời sống vật chất.
Truyện “Kính ngắm” là hình ảnh người đàn ông cụt tay đi chụp ảnh dạo.
Với điều kiện sinh hoạt khó khăn của người bị khiếm khuyết, hai bàn tay của ông
được thay thế bằng hai cái móc crôm. Vậy mà ông vẫn phải cầm máy ảnh đi gõ
cửa từng nhà để kiếm lấy miếng cơm manh áo qua ngày. Mất mát và đau thương
chưa dừng lại ở đó, ông còn phải đối diện với nghịch cảnh là những đứa con của
ông đã khôn lớn và bỏ nhà đi hết, không ai chăm sóc ông lúc tuổi già. Đó cũng
chính là hoàn cảnh của ông chủ nhà tội nghiệp. Người chủ nhà đau khổ, cô đơn

trong chính ngôi nhà của mình - ngôi nhà đã nuôi lớn những đứa con để rồi
chúng lần lượt bỏ đi. Họ là những người phải chứng kiến và trải qua những mất
mát lớn, phải chịu cảnh cô đơn của tuổi già, phải tần tảo để mưu sinh. Họ đang
tìm ở nhau sự đồng cảm và chút sẻ chia của những con người bất hạnh.
12
Trong truyện ngắn “Tắm” là cảnh hai vợ chồng phải đối diện với cái chết
của cậu con trai độc nhất vào chính ngày sinh nhật thứ tám của cậu bé vì bị tai
nạn giao thông. Còn nỗi đau, nỗi mất mát nào lớn hơn khi phải chứng kiến cảnh
từng giây, từng phút tử thần lấy đi mạng sống của con mình. Bầu trời như sụp đổ
dưới chân họ, cả hai vợ chồng đều cảm thấy hoảng loạn về tâm lí. Trong cơn
hoảng loạn tinh thần đó cả hai vợ chồng đã thi nhau về nhà tắm, điều đó chứng tỏ họ
đã không còn tin vào khoa học nữa mà đã tìm về với thế giới tâm linh, mong chờ
một phép màu thay đổi hiện tại. Có lẽ vì quá mất mát nên con người đã rơi vào trạng
thái như thế. Đó còn là nỗi đau, nỗi tuyệt vọng của bố mẹ cậu bé Nelson mà bà mẹ
Ann gặp khi đi tìm hành lang ở cuối bệnh viện. Và chính sau khoảnh khắc tìm quên
ấy, nhân vật lại trở về đối diện với thực tại, tiếp tục chịu đựng.
Truyện ngắn “Mình đang gọi từ đâu” là câu chuyện về ba nhân vật trong
trại cai nghiện, bao gồm “tôi”, J.P và Tiny. Nhân vật “tôi” đã cai nghiện lần thứ
hai, hai người còn lại mới vào lần đầu. Nhân vật “tôi” vì men rượu mà đã đánh
mất nhiều thứ, cả hạnh phúc gia đình lẫn nghề nghiệp. Cuộc hôn nhân đổ vỡ với
người vợ thứ nhất, giờ đây anh đang sống với cô bạn gái bị bệnh ung thư và ngày
càng có nhiều triệu chứng xấu. Anh luôn cảm thấy bất an và cô đơn. Vì cô đơn
trước thềm năm mới mà anh đã xin bạn gái của J.P là Roxy ban tặng cho nụ hôn
với ý nghĩa sẽ mang lại may mắn cho anh. Anh mãi mắc kẹt trong vòng luẩn
quẩn do mình tạo ra mà không hề tìm thấy lối thoát. Nhân vật “tôi” còn mang
một chấn thương khác là đối mặt với cuộc hôn nhân đổ vỡ với người vợ và đang
sống với cô bạn gái bệnh tật. Anh đang hoang mang là nên gọi cho vợ hay là bạn
gái, và không biết nói gì khi họ nghe máy. Nhân vật J.P thì là chuỗi xoay vòng
những chuyến đi của anh, từ J.P trẻ nhỏ đến J.P trưởng thành. Nếu trước đây J.P
vô tình bị rơi vào hố thẳm thì J.P trưởng thành lại bị dồn đẩy vào đó. Theo cách

này hay cách khác, ở vị thế nào đi nữa thì cuối cùng con người vẫn sống trong
một cái giếng cạn với tất cả hoang mang và khổ đau. Con người luôn cảm thấy
bất ổn mặc dù họ đã cố kiếm tìm cho mình một sự đổi khác trong cuộc sống.
Nhân vật của Raymond Carver thường rơi vào trạng thái tuyệt vọng khi gặp phải
những rắc rối bất thường, thậm chí là cả những thứ vụn vặt nhất bởi nhân vật của
ông đã sớm mất điểm tựa. Có lẽ vì vậy mà họ tìm đến rượu và thuốc lá, họ uống
13
để giúp bản thân hưng phấn và lãng quên. Hai vợ chồng trong truyện “Còn cái
này thì sao?” cũng đang rơi vào tình trạng nghiện thuốc lá nặng, họ muốn rời
thành phố để tìm về một vùng quê yên tỉnh, bắt đầu lại từ đầu, công việc, tình
yêu và tất cả. Nhưng vừa mới bắt đầu họ đã cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc.
Raymond Carver cũng như những cây bút hậu hiện đại khác, không đưa ra bất cứ
một giải pháp nào, chỉ đơn thuần thuật lại diễn tiến, đổi thay của tình trạng nhân
vật. Kết thúc truyện vẫn là tình trạng lửng lơ, mắt kẹt của nhân vật trước nỗi đau
ám ảnh. Có khác chăng là họ dần nhận thức được hiện trạng của mình và bắt đầu
có sự đổi thay trong tư tưởng. Nhân vật tôi trong “Mình đang gọi từ đâu” từ chổ
rất thờ ơ, không mong muốn gọi điện đã chủ động nhấc máy và mường tượng về
cuộc nói chuyện sắp diễn ra.
Người đàn ông trong truyện ngắn “Sau đồ jeans” ở trong trạng thái bất an
và tuyệt vọng khi vợ mình đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư. Hàng trăm
câu hỏi cứ xoáy sâu trong con người anh. “Sao không phải là ai khác? Sao
không phải là bọn người tối nay? Sao không phải là cái bọn người bay trong đời
tự do như chim ấy? Sao không phải chúng mà là Edith?” [12;102,103]. Và phần
cuối câu chuyện là hình ảnh người đàn ông đó xỏ những sợi chỉ dài màu xanh qua lỗ
kim và bắt đầu thêu, thêu hết mũi này sang mũi khác. Đó phải chăng là mong ước
ước của họ, họ không ngừng thêu dệt những ước mơ trên nền của khổ đau và bất
hạnh. Chính anh đang hi vọng điều diệu kì sẽ xảy ra với người vợ thân yêu của
mình.
Nhân vật Patti trong truyện ngắn “Vitamins” đang gặp khó khăn về vấn đề
không có việc làm, và cô đang cố gắng tìm việc gì đó để kiếm sống bằng cách gõ

cửa từng ngôi nhà để bán vitamin. Hình như cuộc sống của cô chỉ biết đến
vitamin và vitamin, cô bị ám ảnh tới mức phải thường xuyên mơ tới nó. “Em mơ
thấy mình đang bày bán vitamin. Em bán cả ngày lẫn đêm. Chúa ơi, cuộc sống là
gì.” [22]. Đó là những giấc mơ tồi tệ ám ảnh Patti từ ngày này qua ngày khác.
Tình trạng thất nghiệp kéo dài đã gây nên nhiều hệ lụy mà một trong những hệ
lụy điển hình là vấn đề tâm lí. Hầu hết những người rơi vào tâm trạng này trong
truyện ngắn của Raymond Carver đều có những bất thường, hoảng loạn, và
những chấn thương nghiêm trọng.
14
Trong truyện ngắn “Những người đi thu tiền” là cuộc gặp gỡ và trao đổi
của hai người đàn ông thất nghiệp. Người chủ nhà thất nghiệp dài ngày đang chờ
tin việc làm từ mạn Bắc gửi về. Và một người đàn ông thất nghiệp đi tư vấn để
bán máy hút bụi. Người thất nghiệp gặp người thất nghiệp, người không có tiền
đi lừa gạt để moi tiền của người không có tiền. Qua các nhân vật thất nghiệp, bế
tắc trong những trang viết của Raymond Carver đã giúp người đọc cảm nhận
được sự đối lập giữa nét hào nhoáng, phát triển của xã hội bên ngoài với những
khó khăn khi phải đối mặt với nạn thất nghiệp của con người trong xã hội Mỹ
hậu công nghiệp.
Nhân vật đổ vỡ trong đời sống vật chất còn thể hiện ở những mối quan hệ
vợ chồng, quan hệ cha con huyết thống. Người chồng trong “Cơn sốt” phải chịu
cảnh “gà trống nuôi con” khi người vợ bỏ đi theo người khác, triền miên trong
những cơn sốt. Là cảnh người chồng xách túi ra đi trong truyện ngắn “Một điều
nữa thôi”… Những chấn thương này Raymond Carver chỉ gợi ra, trình bày qua
mà không nói rõ nguyên nhân, diễn biến của sự việc. Vậy vấn đề ở đây là gì?
Hàng loạt giả thiết được đặt ra và người đọc luôn ở trong tâm thế phải suy luận,
phải lựa chọn cho mình những kết luận mà theo mình đó là hợp lí. Tác giả để cho
người đọc phải tự kết nối các mảnh ghép lại với nhau để suy đoán lí do những
chấn thương vật chất. Đó là nỗi hoang mang của con người trước cuộc sống, sự
suy sụp và tuyệt vọng, niềm tin và tình yêu giữa người với người trong một xã
hội ngày càng thiếu vắng các giá trị. Đây chính là một trong những tính chất cơ

bản của truyện ngắn cực hạn.
1.1.2. Đổ vỡ trong đời sống tinh thần
Trong nhiều trang viết của mình Raymond Carver đã viết về những nhân
vật bị tổn thương tâm hồn sâu sắc, những đổ vỡ trong đời sống tinh thần. Điều đó
được thể hiện rõ qua các trạng thái tâm lí nhân vật ở thời điểm hiện tại. Tác giả
không miêu tả nhiều về tâm lí nhân vật mà chỉ miêu tả một số hành động bất chợt
như ném đá, nhảy, ngủ, mơ, làm tình… nhưng những hành vi này là kết quả của
một quá trình chấn thương tâm lí lâu ngày bị dồn nén, kìm hãm và nhân vật cảm
thấy khủng hoảng, bất an.
15
Người đàn ông trong truyện ngắn “Sao không nhảy đi?” đang ở trong trạng
thái cô đơn, cần sự sẻ chia, chút hơi ấm tình người sau khi li dị vợ. Ông bày bán
hết tất cả mọi đồ dùng sinh hoạt trong nhà nhưng không phải để kiếm tiền mà
ông muốn bán hết để quên đi quá khứ. Ông không quan tâm tới giá cả mà chỉ cần
người hiểu, sẻ chia cho hoàn cảnh của mình để ông phần nào quên đi nỗi trống
trải, cô đơn của con người bị phụ bạc. Sau cuộc trò chuyện mua bán về những
món đồ thì họ bắt đầu uống whiskey và lời đề nghị của người đàn ông “sao cô
cậu không nhảy đi?”. Họ nhảy ngay giữa sân nhà và trong sự chú ý của những
người đi qua đường. Đắm mình trong những điệu nhạc người đàn ông như muốn
quên đi những buồn đau hiện tại. Người đàn ông không thể chấp nhận được thực
tại đau buồn đang diễn ra với mình, ông nhảy như để trốn chạy hiện tại, làm điều
ngược lại với hiện tại. Đọc “Kính ngắm” độc giả sẽ ngạc nhiên với hình ảnh
người chủ nhà leo lên nóc nhà ném những viên đá và gào lên “bắt đầu”. Khi mọi
ngôn ngữ bị bế tắc thì nhân vật lên tiếng bằng hành động cụ thể. Qua hành động
ném những viên đá, người đàn ông hi vọng bao những tủi hờn và nỗi cô đơn mà
ông đang phải đối mặt sẽ theo viên đá bay đi. Ông muốn thoát ra khỏi cuộc sống
bế tắc, không lối thoát trong hiện tại. Ông yêu cầu người thợ chụp ảnh chụp lại
cảnh đó như một sự chia sẻ của những con người cô đơn với nhau. Hành động đó
còn chứng tỏ ông là người bị dồn nén tình cảm lâu ngày và đang chờ cơ hội để
bùng cháy.

Trong truyện ngắn “Biết bao nhiêu nước ở ngay gần nhà” là trạng thái tâm
lí bất ổn của người vợ khi nghi ngờ chồng mình liên quan tới cái chết của cô gái
xấu số. Cô luôn cảm thấy bất an và ám ảnh như thể có rất nhiều nước đang chảy
quanh mình. Cô đã chọn cách giải quyết trạng thái tâm lí đó bằng việc làm tình
với người chồng trong phòng bếp, ngay sau khi cô đi dự đám tang của cô gái xấu
số trở về. Việc làm tình đó như một nhu cầu sinh lí, một giải pháp tạm thời và bất
chợt, và chắc chắn sau đó cô gái vẫn tiếp diễn trong tình trạng hoảng loạn như
ban đầu. Có thể tìm thấy trong trang viết của Raymond Carver các nấc thang của
quá trình suy sụp. Từ những rạn nứt ban đầu đến sự đứt gãy trong các mối quan
hệ. Nhân vật Sandy trong truyện ngắn “Một điều nữa thôi” chờ đợi một câu nói
của người chồng để xóa đi sự lo lắng, bất an mỗi ngày một chồng lớp trong cô,
16
tìm lại sự sẻ chia và sợi dây ràng buộc cuộc hôn nhân đang trên bờ vực thẳm. Còn
người chồng của cô thì cảm thấy khoảng cách giữa hai người ngày càng xa. Anh ta
không biết phải kết nối từ đâu. Cả hai đang dần trượt dài trong sự tuyệt vọng.
Nhân vật của Raymond Carver cứ mãi quẫn quanh trong hố thẳm do mình
tạo ra, họ bị mắc kẹt trong đó và không biết phải làm gì để thoát ra khỏi sự tẻ
nhạt. Cuộc du hành ngắn của Bill và Jerry (Bảo bọn đàn bà là chúng mình đi
chơi) và các nhân vật trong truyện “Biết bao nhiêu nước ở ngay gần nhà” không
mang lại sinh khí mới mà ngược lại càng đẩy họ xuống sâu hơn của ngục tối. Bill
và Jerry đã kết thúc chuyến du hành ngắn ngủi của mình bằng sự hụt hẫng, buồn
chán: “Anh chẳng biết Jerry muốn gì nhưng sự thể bắt đầu và kết thúc bằng một
hòn đá. Jerry sử dụng cùng một hòn đá cho cả hai – thoạt tiên là cô gái tên
Sharon, rồi đến cô bảo là dành cho Bill” [12;87]. Không chỉ Bill không hiểu
điều Jerry muốn mà ngay chính Jerry cũng không biết mình đang làm gì và cần
gì bởi khi gần đạt được mục đích Jerry lại phá vỡ tất cả. Cả hai nhân vật trong
truyện đều bế tắc trong chính cuộc sống của mình. Họ chán ngán với cuộc sống
hôn nhân tẻ nhạt, muốn tìm cho mình niềm vui riêng nhưng chính họ lại rơi vào
cảnh bế tắc trong chính những điều do mình tạo ra.
Người cha trong “Toa xe lửa” đã cố gắng bỏ qua quá khứ, bước lên chuyến

tàu hiện tại để tìm cho mình một tương lai hạnh phúc – gặp lại đứa con trai sau
bao ngày xa cách nhung nhớ. Ông đã phải liên tục đấu tranh với bản thân mình,
đặt ra vô số giả thuyết về sự kiện này. Kết quả là chiếc đồng hồ Nhật Bản đắt tiền
– món quà mà ông định dành tặng cho con trai đã bị mất, ông không bước xuống
tàu. Những ám ảnh trong quá khứ đã trở thành những đổ vỡ trong đời sống tinh
thần của người cha già đáng thương. Có lẽ nó còn ám ảnh cả người con trai và
bằng chứng là anh cũng không đến sân ga để gặp lại cha mình.
“Túi quà” là cuộc hội ngộ cha con sau bao ngày xa cách cùng lời dốc bầu
tâm sự của người cha có nhiều lỗi lầm lại tương phản với sự vô tình, hờ hững của
người con. Hai người ở hai thế giới riêng biệt, theo đuổi những suy nghĩ và cảm
xúc khác nhau. Người cha dường như độc thoại một mình và người con đang thả
trôi những suy nghĩ của bản thân. Mối quan hệ huyết thống, tình cảm cha con bị
đứt gãy cực độ. Họ đang mang trong mình những nỗi buồn, những chấn thương
17
tâm hồn riêng. Người con trai cũng đang mắc phải những rắc rối tương tự như
người bố trong mối quan hệ gia đình. Điều đó đã được thể hiện qua câu nói của
Les: “tôi nhớ mình đã bỏ quen túi quà của ông ở quán bar. Cũng vậy cả thôi,
Mary không cần kẹo hạnh nhân, Roca hay bất cứ thứ gì khác. Đó là năm ngoái.
Giờ đây cô ấy chẳng cần thiết gì chúng.” [12;59]. Càng lúc anh ta lại càng rơi
vào tình trạng tương tự như chính người cha của mình. Người đọc có thể liên
tưởng đến một cảnh tượng khác. Một ngày Les kể lại cho con mình nghe về sự
đổ vỡ mà anh ta vướng phải, con của Les có thể cũng hờ hững như anh bây giờ
vậy.
Những đổ vỡ trong đời sống tinh thần trong truyện ngắn của Raymond
Carver còn được thể hiện trong những giấc mơ của các nhân vật. Đó là giấc mơ
của Patti vì ám ảnh khi ngày nào cũng đi bán vitamin trong truyện ngắn
“Vitamins”. Là giấc mơ của của Carlyle trong truyện ngắn “Cơn sốt” khi suốt
ngày phải đối mặt với cảnh người vợ bỏ đi và những vấn đề thường nhật như
chăm sóc con cái, tìm người giúp việc. Là giấc mơ của người chồng trong truyện
ngắn “Sợi lông” khi suốt ngày bị ám ảnh bởi sợi lông mắc ở chân răng… Những

giấc mơ là kết quả của một quá trình tâm lí lâu ngày bị dồn nén, kìm hãm và con
người tìm đến nó để mong muốn vượt thoát khỏi những nỗi đau đó.
Nhân vật người mẹ trong tác phẩm “Những giấc mơ” bước ra khỏi căn nhà
ảm đạm, buồn hiu hắt để gieo hạt. Hành động gieo hạt mang tính ẩn dụ, nó ám
gợi đến sự hồi sinh, sức sống mới đang thai nghén trong cơ thể của người mẹ vừa
mất đi hai người con. Như vậy nhân vật trong truyện ngắn của Raymond Carver
có thể vẫn chưa tìm được cho mình một lối thoát thực sự nhưng trong họ đã bắt
đầu có ý niệm vượt thoát và vươn lên. Đó là ánh sáng ở cuối đường hầm, khiến
người đọc luôn có niềm tin ở nhân vật, trang viết.
1.2. Nhân vật cô đơn
Cô đơn là đề tài quen thuộc của mọi nền văn học. Trên thế giới có rất nhiều
tác phẩm viết về nỗi cô đơn nổi tiếng như “Trăm năm cô đơn” của Marquez,
“Lâu đài” của Kafka, “Rừng Nauy” của Murakami… và tất nhiên là không quên
kể đến truyện ngắn của Raymond Carver. Nỗi cô đơn của con người hậu hiện đại
là những ám ảnh đầy nhức nhối trong sáng tác của Raymond Carver. Ông dành
18
rất nhiều trang viết của mình tập trung thể hiện tình trạng của những con người
cô đơn, mang nhiều vết thương về vật chất và tinh thần. Nhân vật trong sáng tác
của Raymond Carver là những con người cô độc khi vẫn sống giữa đồng loại, gia
đình, người thân, bạn bè nhưng không ai thấu hiểu, sẻ chia những niềm đau, mất
mát đó cùng với họ. Mỗi người trong họ là những sinh thể cô đơn giữa xã hội.
Mỗi con người là một thế giới riêng, chính vì thế khát khao thấu hiểu, khát khao
được đồng cảm và sẻ chia của họ càng trở nên mạnh mẽ. Khi không thỏa mãn
được những điều đó con người dễ rơi vào trạng thái hụt hẫng, cô đơn. Họ là
những người già cô độc (Kính ngắm, Túi quà); là những con người cô đơn vì bị
phụ bạc (Em làm ơn im đi, được không?, Vọng lâu, Một điều nữa thôi); họ những
người cô đơn tuyệt cùng đến mức phải dùng điện thoại tìm kiếm những người
không quen để có được một cuộc nói chuyện qua lại (Có phải anh là bác sĩ?)…
Mỗi người trong họ đều là một sinh thể cô đơn đến tận cùng và không có gì có
thể kết nối họ được vì mỗi người trong họ đều cô đơn và đang theo đuổi những

câu chuyện riêng, những suy nghĩ của riêng mình. Đó cũng chính là những điểm
chung của con người trong xã hội hậu công nghiệp.
Hình ảnh người chụp ảnh dạo cụt tay và người chủ nhà cô đơn trong “Kính
ngắm” gợi đến một cặp đôi đáng thương. Hai người đàn ông, một người thảnh
thơi trong ngôi nhà của mình và một người lang thang chụp ảnh dạo để kiếm
sống, qua vài câu nói chuyện họ đã tìm được sự đồng cảm trong nhau, bởi cả hai
đều là những người “đã từng có con” và hiểu rằng “chúng đã bỏ đi”, đó là
chuyện thường. Họ đều là những người cô đơn, thua thiệt và mất mát. Người thợ
chụp ảnh mời chào và chủ nhà đồng ý, hai người đàn ông đó đã làm những điều
rất kì dị, một người đứng trên mái nhà ném đá điên cuồng và hét lên “bắt đầu”
còn một người đứng ở dưới gào lên bất lực “tôi không chụp ảnh động”. Hành
động trèo lên mái nhà ném những viên đá thể hiện sự bất lực, lạc lõng và cô đơn
trong cuộc sống hiện tại. Những viên đá tương đương với những nỗi buồn bực,
đau khổ mà người chủ nhà đang phải gánh chịu. Đó là sự cô đơn của một người
đàn ông tuổi đã xế chiều, bị vợ con bỏ rơi. Ném những viên đá đó đi ngang bằng
với việc ông ta muốn đẩy những nỗi niềm đó đi thật xa và muốn người chụp ảnh
ghi lại những khoảnh khắc ấy như một cách chia sẻ nhưng người chụp ảnh lại
19
không làm được điều đó. Tuy cả hai đang ở trong cùng một hoàn cảnh (tuổi già
cô đơn), cùng có nỗi đau như nhau (bị vợ con bỏ rơi), và mặc dù đã cố gắng nhưng
họ lại không thể sẻ chia cùng nhau. Đến tận phút cuối cùng họ vẫn bế tắc và cô đơn,
vẫn không có ai hiểu họ, cuộc sống của họ sẽ vẫn bị kéo dài trong tình trạng cô
đơn đó.
Sự cô đơn của nhân vật người cha trong truyện ngắn “Túi quà” lại được thể
hiện ở một cung bậc khác. Nhân vật người cha kể lại lỗi lầm của đời mình như
một cách giải bày và thú nhận. Kể lại một cách tỉ mỉ, không giấu diếm, người đàn
ông đó một lần nữa tìm kiếm sự sẻ chia, lời giải đáp nhưng cái ông nhận được chỉ
là hư vô. Lời thú nhận muộn màng và đau khổ của người cha trong truyện mong
muốn tìm lại cho mình sự thanh thản trong những năm tháng cuối đời, mong
muốn xóa bỏ khoảng cách để hòa nhập với cuộc sống, hòa nhập với cậu con trai

nhưng sau tất cả những điều đó là một khoảng im lặng mênh mông. Nỗ lực xóa
đi những vết hằn quá khứ, những ám ảnh khổ đau, nỗ lực hòa nhập với con người
không phải lúc nào cũng mang lại kết quả bởi con trai không thể hiểu cho ông.
Kết thúc câu chuyện là tiếng thở dài thất vọng của người cha “Con không biết gì cả,
phải không? (…) Con chẳng biết gì sất. Con không biết gì ngoài việc bán sách”
[7;58] và chính bản thân ông cũng đang không biết hết về mình. Sau tất cả những
điều xảy ra vẫn không hiểu được vì sao mình ngoại tình. Không phải do tình yêu,
không phải do rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng. Tất cả đều bất tín nhận thức bởi
mỗi người đều rơi vào khoảnh khắc mê muội khi ý thức bị chôn vùi.
Tình trạng cô đơn ở người già không chỉ thể hiện ở những đứt gãy trong các
mối quan hệ thân tộc mà còn phản ánh những phân khúc rõ rệt giữa các thế hệ
trong xã hội Mỹ. Truyện ngắn “Sao không nhảy đi” thể hiện nỗi cô đơn, tuyệt
vọng của người đàn ông khi phải bán đi tất cả những đồ đạc của mình. “Sao
không nhảy đi?” vừa là một câu hỏi nhưng cũng đồng thời là một lời khẩn cầu
muốn được chia sẻ, bày tỏ, họ muốn tìm thấy niềm an ủi, sự cân bằng tạm thời
trong cuộc sống cô đơn của một người đàn ông vừa mới li dị vợ. Người đàn ông
không hề quan tâm đến việc bán hàng (bằng chứng là ông ta để cho đôi bạn trẻ tự
ra giá, ông không quan tâm đến giá cả của các món đồ) mà chỉ muốn tìm sự chia
sẻ của chàng trai và cô gái. Những bước nhảy trong âm nhạc, sự hiện diện của
20
cặp đôi có thể khiến ông vơi đi nỗi trống trải, đơn lẻ của bản thể. Nhưng đôi tình
nhân trẻ trong câu chuyện không hề quan tâm đến trạng thái đau khổ của một
người già phải bán đi những đồ đạc trong gia đình của mình, họ không thèm để ý tới
nguyên nhân vì sao ông phải bán đồ mà chỉ quan tâm tới giá cả của các món hàng.
Họ cũng không thấu hiểu hết nguyên nhân vì sao ông ấy muốn nhảy giữa sân nhà,
trong không gian bộn bề đồ đạc mà xem đó như là một sự lạ trong cuộc sống này.
Chính hành động và thái độ ấy đang đẩy xa những người già về bên lề của xã hội,
khiến họ ngày càng cảm thấy lạc lõng, cô đơn.
Ngoài những nỗi cô đơn của người già, Raymond Carver còn quan tâm tới
việc thể hiện nỗi cô đơn của những người chồng, người vợ khi phải sống trong

cuộc hôn nhân gia đình không hạnh phúc. Họ luôn cảm thấy chông chênh, bất an,
cô độc và lạc lõng ngay trong chính cuộc sống của họ, ngay với những người
ngày ngày đầu kê vai ấp của mình. Truyện ngắn “Vọng lâu” kể về câu chuyện
của người vợ bị chồng phản bội, chồng của nàng lén lút vụng trộm với người phụ
nữ dọn phòng khách sạn. Và khi mọi chuyện vỡ lỡ nàng cảm thấy thất vọng vô
cùng. Càng thất vọng thì càng cảm thấy cô đơn. Holly hoang mang, cô đơn đến
đỉnh điểm, cô luyến tiếc về những điều tốt đẹp đã mất (cô nhớ lại những tháng
ngày hạnh phúc trong quá khứ, lúc họ còn trẻ với những kế hoạch và mộng ước).
Dường như nỗi cô đơn luôn bám chặt lấy cô dẫu cô có cố gắng vượt qua nhưng
tất cả đều vô ích. Và đã có lúc cô muốn tìm đến với cái chết vì với một cô gái
kiêu hãnh và đầy tự tin như cô không thể chấp nhận được việc chồng mình qua
mặt ngoại tình. Tác phẩm kết thúc vẫn là sự kéo dài tình trạng mắc kẹt của hai vợ
chồng, cả Duane và Holly đều thả trôi việc làm ăn, thả trôi mình trong tình trạng
rạn nứt không thể cứu vãn. Họ cứ chôn vùi bản thể trong men rượu và trong sự
dằn vặt. Họ không thể chia sẻ, giải quyết để tìm lại tiếng nói chung của nhau,
như một “thứ gì đó đã chết trong em” đúng như lời tự bạch của người vợ.
Truyện ngắn “Có phải anh là bác sĩ?” là sự gặp nhau của hai con người cô
đơn trước đó không hề quen biết nhau. Arnold nhận được một cuộc điện thoại từ
người đàn bà cô đơn, bất hạnh, không bình thường và sau vài cuộc điện thoại qua
lại với người này, Arnold tìm đến nhà cô ta. Hai tâm hồn cô đơn gặp nhau, một
bên là người đàn ông xa vợ, một bên là người phụ nữ li dị chồng đang nuôi đứa
21
con nhỏ bệnh tật. Tuy nhiên, cả hai đã không đi đến cùng với hành vi của mình.
Rõ ràng sự thèm muốn của họ không phải là thú vui xác thịt mà là sự đồng cảm
sẻ chia và tìm đến của những tâm hồn cô đơn. Ở đây, người đàn bà cô đơn và
Arnold đều đáng thương giống nhau. Nhân vật trong truyện ngắn của Raymond
Carver luôn kiếm tìm sự kết nối. Người đàn bà luôn tìm mọi cách nói chuyện với
Arnold mặc dù không quen biết và chỉ với bằng một mẫu giấy nhỏ ghi lại số điện
thoại để có được những cuộc nói chuyện qua lại. Điều đó chứng tỏ họ đang cố
gắng để kết nối với nhau, kết nối đồng điệu giữa những tâm hồn cô đơn. Và đó

cũng chính là tình trạng cô đơn của những thân phận con người trong xã hội Mỹ
hậu công nghiệp. Dường như con người luôn là những ốc đảo cô đơn giữa cuộc
sống hậu hiện đại.
Truyện ngắn “Điều tốt lành nho nhỏ” tái hiện kiểu bất hạnh của con người
(người thì con chết, người thì không có con nhưng phải làm quần quật suốt ngày
để kiếm sống…). Những con người bất hạnh này gặp nhau một cách tình cờ.
Trong câu chuyện này, nhờ việc đi đặt bánh sinh nhật và những cú điện thoại vô
tình nhắc nhở về chuyện cái bánh, mà các tâm hồn cô đơn đã gặp nhau, đồng cảm
và sẻ chia cùng với nhau. Người làm bánh là một người cô độc, mọi niềm vui và
nỗi buồn chất đầy cả không gian chật hẹp của xưởng bánh nhỏ. Ông kể cho cặp
vợ chồng nghe về nỗi cô đơn, về cuộc sống không có con cái của mình. Và họ
biết rằng dù đau khổ, cô đơn tới đâu thì con người cũng phải chấp nhận vượt qua
và cố gắng để sống.
Sự cô đơn, buồn chán, nỗi sợ hãi mơ hồ cứ ám ảnh mỗi người khiến họ luôn
cảm thấy cần một chút men để có thể tiếp tục cuộc sống. Nhưng càng tiếp thêm
chất cay nồng vào cơ thể họ lại càng chuốc lấy sự đắng cay và cô độc. Điều đó
được thể hiện rõ trong truyện ngắn “Em làm ơn im đi, được không?”. Đó là tâm
trạng của người chồng khi biết người vợ phản bội mình đã cách đây bốn năm.
Ralph trở nên điên dại, anh cảm thấy cô độc trong chính cuộc sống của mình, và
cảm giác bị phản bội cứ len lỏi trong anh làm anh thấy bực mình. Anh lang thang
trong đêm đến quán rượu, sòng bạc, bị một gã da đen gây sự và đánh cho sưng
mặt, anh về nhà nhưng không ngủ với vợ, sáng hôm sau bọn trẻ thức dậy và thấy
mặt anh thâm tím. Anh bỏ vào phòng tắm và đã nghĩ đến chuyện bỏ đi. Marian
22

×