Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc và tác động với Việt Nam : Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 603102

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.44 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------o0o-------

HOÀNG THỊ CẨM VÂN

CHIẾN LƢỢC “MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƢỜNG”
CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ CẨM VÂN

CHIẾN LƢỢC
“MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƢỜNG” CỦA TRUNG QUỐC
VÀ TÁC ĐỘNG VỚI VIỆT NAM
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHÙNG THỊ HUỆ

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN


Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, các giảng viên, các nhà sƣ
phạm đã tham gia quản lý, giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học
này. Tôi xin cám ơn các thầy cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, cung cấp tài liệu,
hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phùng Thị Huệ đã tận tình
giúp đỡ, hƣớng dẫn đề tài, định hƣớng các vấn đề nghiên cứu trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh
khỏi những sai sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, chỉ dẫn, giúp đỡ của quí
thầy cô giáo để tôi sửa chữa, hoàn thiện luận văn của mình.
Trân trọng cám ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa công bố ở các
công trình nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Thị Cẩm Vân

2


MỤC LỤC

Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................. 5
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 7
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................ 9
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 11
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 12
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ............................................................... 12
7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ................................................................................. 12
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................. 13
CHƢƠNG 1:KHÁI LƢỢC VỀ CHIẾN LƢỢC OBOR……………………….
1.1. Bối cảnh ra đời của chiến lƣợc OBOR ................................................................... 12
1.1.1. Những nhân tố quốc tế .......................................................................................... 12
1.1.2. Yếu tố phát triển của Trung Quốc........................................................................ 17
1.2. Nội dung, mục tiêu của chiến lƣợc OBOR ............................................................ 21
1.2.1. Từ sáng kiến đến Chiến lược “Một vành đai một con đường”......................... 21
1.2.2. Nội dung hợp tác và lộ trình thực hiện của chiến lược OBOR ......................... 23
1.2.3. Mục tiêu bản chất của chiến lược OBOR ........................................................... 27
1.3. Quá trình và kết quả triển khai chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc.................... 32
1.3.1. Triển khai chiến lược OBOR ở trong nước tính đến tháng 6/2017 .................. 32
1.3.2. Triển khai chiến lược OBOR ở ngoài nước tính đến tháng 6/2017.................. 36
Kết luận chƣơng 1: ........................................................................................................... 40
CHƢƠNG 2: PHẢN ỨNG CỦA CÁC NƢỚC, THUẬN LỢI VÀ THÁCH
THỨC ĐỐI VỚI CHIẾN LƢỢC OBOR ...................................................................... 41
2.1. Phản ứng của các nƣớc đối với chiến lƣợc OBOR................................................ 41

3



2.1.1. Nhóm các nước ủng hộ chiến lược OBOR .......................................................... 41
2.1.2. Nhóm các nước không ủng hộ chiến lược OBOR .............................................. 49
2.2. Thuận lợi và thách thức đối với Trung Quốc trong triển khai chiến lƣợc
OBOR................................................................................................................................ 51
2.2.1. Những nhân tốc thuận lợi của chiến lược OBOR .............................................. 51
2.2.2. Những khó khăn, thách thức đối với chiến lược OBOR .................................... 55
2.2.3. Dự báo xu hướng triển khai chiến lược OBOR trong thời gian tới .................. 60
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................................ 62
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƢỢC OBOR ĐỐI VỚI VIỆT NAM .. 63
3.1. Vai trò, vị thế của Việt Nam trong chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc ............. 63
3.2. Tác động của chiến lƣợc OBOR đối với Việt Nam .............................................. 64
3.2.1. Tác động tích cực................................................................................................... 65
3.2.2. Tác động tiêu cực................................................................................................... 68
3.3. Một số hàm ý về chính sách đối với Việt Nam...................................................... 73
3.3.1. Phạm vi và mức độ tham gia chiến lược OBOR của Việt Nam ........................ 73
3.3.2. Một số giải pháp đối với Việt Nam khi tham gia chiến lược OBOR của
Trung Quốc ....................................................................................................................... 74
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................................ 79
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 82

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á
AIIB: Ngân hàng Đầu tƣ Cơ sở hạ tầng châu Á
APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BRICS: Khối bao gồm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc và Nam Phi
CAFTA: Hiệp định khu vực thƣơng mại tự do Trung Quốc - ASEAN
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
EAS: Hội nghị Cấp cao Đông Á
EU: Liên minh châu Âu
EC: Ủy ban châu Âu
FDI: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
FTA: Hiệp định Thƣơng mại Tự do
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GMS: Chƣơng trình hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng
G-7: Nhóm 7 nƣớc (Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Mỹ, Anh)
G-20: Nhóm 20 nƣớc và tổ chức thành viên (Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật
Bản, Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu, Argentina, Australia, Brazil, Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Arab Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ)
IEA: Cơ quan năng lƣợng quốc tế
IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế
KHCN: Khoa học công nghệ
LHQ: Liên Hợp quốc
MPAC: Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN
NDT: Đồng Nhân nhân tệ
OBOR: Một vành đai, một con đƣờng
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
OSCE: Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu

5



PPP: Sức mua tƣơng đƣơng
RCEP: Hiệp định đối tác toàn diện khu vực
SCO: Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải
TPP: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng
TTIP: Hiệp định thƣơng mại và đầu tƣ xuyên Đại Tây Dƣơng
USD: Đồng Đô-la Mỹ
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
WB: Ngân hàng thế giới
WTO: Tổ chức Thƣơng mại thế giới

6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trung Quốc đã vƣợt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế
giới vào năm 2010, sau Mỹ. Cùng với những thành tựu vô cùng ấn tƣợng
về phát triển kinh tế, Trung Quốc cũng đã có nhiều sự điều chỉnh lớn trong
chính sách ngoại giao, nhằm từng bƣớc khẳng định vị thế và vai trò nƣớc
lớn trên thế giới. Thế và lực của Trung Quốc ngày càng đƣợc củng cố và
phát triển trên trƣờng quốc tế. Sau khi giữ chức Tổng bí thƣ và Chủ tịch
nƣớc Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đề xuất sáng kiến xây dựng “Một
vành đai, một con đƣờng” (OBOR) (Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và
Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI) trong chuyến thăm Kazhastan
(tháng 9/2013) và Indonesia (tháng 10/2013). Trung Quốc đang nỗ lực và
quyết tâm đƣa sáng kiến “Vành đai kinh tế con đƣờng tơ lụa” phát triển
thành chiến lƣợc OBOR mang tầm quốc tế nhằm hiện thực hóa “Giấc mộng
Trung Hoa - phục hƣng dân tộc Trung Hoa vĩ đại” trong thế kỷ XXI. Trung
Quốc xác định, OBOR là một chiến lƣợc trọng điểm quốc gia, là một bộ
phận quan trọng trong chiến lƣợc “trỗi dậy hòa bình”, nên Trung Quốc đẩy

mạnh triển khai thực hiện cả ở trong nƣớc và ngoài nƣớc một cách quyết
liệt, tổng thể, toàn diện, từ đó từng bƣớc định hình khuôn khổ và cơ chế
hóa chiến lƣợc OBOR. Chiến lƣợc này có phạm vi hết sức rộng lớn, bao
trùm ba châu lục Á - Âu - Phi và ba đại dƣơng (Thái Bình Dƣơng - Ấn Độ
Dƣơng - Đại Tây Dƣơng), liên quan trực tiếp, gián tiếp đến hầu hết các
nƣớc của cả ba châu lục, với hàng trăm quốc gia, tổng dân số khoảng 4,5 tỷ
ngƣời, trong đó có khoảng 65 nƣớc nằm trong “trục chính” của chiến lƣợc
này. Để thực hiện chiến lƣợc OBOR, Trung Quốc xác định mục tiêu chung
đó là: Thực hiện đồng bộ các giải pháp, với kinh tế - thƣơng mại là “trọng
tâm”, chính trị - ngoại giao làm “tiên phong”, văn hóa làm “động lực” và
quân sự làm “hỗ trợ”, đẩy mạnh triển khai OBOR, tạo thành hai hƣớng “đi
ra bên ngoài”, đƣa Trung Quốc trở thành “trung tâm kết nối” thế giới, gia
tăng “quyền lực mềm” của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế, từng bƣớc đƣa

7


Trung Quốc trở thành “siêu cƣờng số 1” thế giới trong những thập kỷ tới,
đồng thời hình thành trật tự quốc tế mới do Trung Quốc lãnh đạo, phá vỡ
thế bao vây, cô lập của Mỹ, từng bƣớc đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Thái Bình
Dƣơng... Cho đến nay, chiến lƣợc OBOR đã nhận đƣợc ủng hộ và hƣởng
ứng tham gia tích cực của nhiều nƣớc trong khu vực và thế giới, điều này
đƣợc thể hiện ở những tuyên bố ủng hộ của nhà lãnh đạo các nƣớc, các
thỏa thuận, văn kiện đƣợc ký kết hợp tác trong khuôn khổ chiến lƣợc này
giữa Trung Quốc với các nƣớc cũng nhƣ các tổ chức quốc tế. Trung Quốc
có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai thành công chiến lƣợc này nhƣ có
lãnh đạo tập trung quyền lực (quyền lực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình hiện nay đƣợc đánh giá sánh ngang với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm là
Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình), có tiềm lực tài chính lớn mạnh,
chính sách ngoại giao chủ động, linh hoạt và có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu

về vốn, kỹ thuật công nghệ cho các nƣớc nhằm phát triển hạ tầng cơ sở...
Tuy nhiên, chiến lƣợc này cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả
ở bên trong lẫn bên ngoài, nhất là sự ngăn chặn của Mỹ và đồng minh. Việc
Trung Quốc đẩy mạnh triển khai chiến lƣợc này đã, đang và sẽ tác động
sâu sắc, nhiều mặt đến thế giới, khu vực, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc coi trọng vai trò của Việt Nam, xác định Việt Nam là một
điểm then chốt của chiến lƣợc OBOR, nhất là trong “Con đƣờng tơ lụa trên
biển thế kỷ XXI”. Vì thế, thông qua nhiều kênh khác nhau, Trung Quốc tìm
cách vận động, khích lệ Việt Nam ủng hộ và tham gia tích cực vào chiến
lƣợc OBOR, từ đó tạo hình mẫu để lôi kéo, thúc đẩy các nƣớc khác trong
khu vực ASEAN tham gia vào chiến lƣợc OBOR, bởi hiện nay còn một số
nƣớc ASEAN vẫn lo ngại việc tham gia chiến lƣợc này sẽ khiến cho họ
ngày càng lệ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc, nhất là về kinh tế. Trung
Quốc đã và đang thúc đẩy Việt Nam kết nối giữa chiến lƣợc OBOR với
sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai”. Tuy nhiên, do hai nƣớc vẫn tồn
tại bất đồng trong giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông nên việc Trung
Quốc triển khai chiến lƣợc OBOR tại Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn,

8


thách thức. Là quốc gia gần gũi về địa lý cũng nhƣ nhiều điểm tƣơng đồng
về văn hóa, Việt Nam luôn chịu tác động nhiều mặt cả tích cực và tiêu cực
từ quan hệ kinh tế - thƣơng mại gần gũi, gắn kết với Trung Quốc ngay cả
khi chƣa tham gia vào chiến lƣợc OBOR. Tuy nhiên, nếu tham gia vào
chiến lƣợc này, chiến lƣợc này sẽ tác động nhiều mặt đến Việt Nam, bao
gồm cả tích cực và tiêu cực. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải nghiên cứu,
xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về chiến lƣợc OBOR của
Trung Quốc, từ đó đƣa ra đối sách phù hợp trong tham gia chiến lƣợc này
nhằm tận dụng tối đa thời cơ, không để bị tụt lùi so với xu thế chung của

thế giới, khu vực, đồng thời khắc phục nguy cơ, thách thức mà chiến lƣợc
này có thể mang lại, góp phần quan trọng nhằm duy trì ổn định và phát
triển đất nƣớc.
Việc nghiên cứu, đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện về bản chất
của chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc cũng nhƣ tác động cả tích cực và
tiêu cực đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn cấp thiết. Nó không chỉ làm rõ bối cảnh lịch sử, nội hàm và các
bƣớc triển khai chiến lƣợc OBOR, mà còn phân tích, đánh giá khách quan
về phản ứng của các nƣớc trƣớc chiến lƣợc này, cùng những tác động ảnh
hƣởng của chiến lƣợc này đối với Việt Nam, qua đó gợi mở một số chính
sách đối với Việt Nam. Đó là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài “Chiến
lƣợc OBOR của Trung Quốc và tác động với Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất chiến lƣợc OBOR
đến nay, chiến lƣợc này đã thu hút sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu
trong và ngoài nƣớc. Đã có nhiều chuyên đề, bài viết, bài phỏng vấn của
các chuyên gia, học giả trong và ngoài nƣớc về vấn đề này ở mức độ và
khía cạnh khác nhau, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên
cứu nào đƣa ra những đánh giá về chiến lƣợc này và tác động đối với Việt
Nam mang tính hệ thống, khái quát và toàn diện.

9


Qua nghiên cứu, tìm kiếm, khai thác tài liệu phục vụ viết đề tài luận văn
thấy rằng, có một số bài viết, công trình nghiên cứu, tài liệu viết về chủ
trƣơng, mục tiêu, nội dung và các bƣớc triển khai chiến lƣợc OBOR có thể
kể đến nhƣ: Văn kiện Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai
kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI do Ủy

ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại
Trung Quốc công bố năm 2015 đƣợc đăng tải trên trang web:


/>
các

bài

viết

trên

website

nhƣ bài “Mục tiêu thực sự của Trung Quốc:
Học thuyết Monroe tại châu Á” (4/9/2014); “Trung Quốc và tham vọng trật
tự an ninh mới tại châu Á” của tác giả Timothy R; Wang Yanchun,
“Reconstructing China‟s trade”, Caijing, 2 February 2015; CBBC (2015),
“One Belt One Road: A Role for UK Companies in Developing China‟s
New

Initiative”,

China

-

Britain


Business

Council,

Ban chấp hành Trung
ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc (2016), Văn kiện “Kiến nghị của Ban
chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội quốc dân 5 năm lần thứ 13”; “Bàn về chiến lƣợc
“Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỉ 21” của Trung Quốc”, tác giả Đức Cẩn,
Phƣơng Nguyễn (2015), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 5(165), tr.73-80;
bài “OBOR: The Internationalization of China‟s SOEs” của tác giả N.Sze
và F.Wu đăng trên Tạp chí Deloitte Perspective năm 2015; bài viết
“President Xi Jinping‟s Belt and Road Initiative: A Practical Assessment of
the Chinese Communist Party‟s Roadmap for China‟s Global Resurgence”
của tác giả Johnson, C.K đƣợc đăng trên CSIS Report tháng 3/2016...
Bên cạnh đó, có nhiều bài viết về phản ứng của các nƣớc đối với chiến
lƣợc OBOR; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai chiến
lƣợc này nhƣ: cuốn sách “OBOR - Chiến lƣợc của Trung Quốc và Hàm ý
chính sách đối với Việt Nam” của Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành (2017), Nxb Thế
giới; bài viết “Những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai chiến

10


lƣợc OBOR và đối sách của Trung Quốc” của Từ Cƣơng, Nghiên cứu viên
Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc (2017), Tạp chí
“Nghiên cứu tham khảo quốc tế” số ra tháng 5/2017 - tác giả Trƣơng Khiết
(2015), “Đánh giá về OBOR từ góc độ tình hình an ninh và chiến lƣợc
xung quanh”, Nxb Khoa học xã hội; bài viết “OBOR and the Philippines
under Duterte” đăng trên Tạp chí ASEAN Focus tháng 4/2016; bài viết

“China‟s Belt and Road Initiative and Its Implications for Africa” của nhóm
tác giả Demissie, Alexander, Moritz Weigel and Tang Xiaoyang đăng trên
Tạp chí WWF Study tháng 12/2016; bài viết “Europe and China‟s New Silk
Roads” của tác gải Frans-Paul van der Putten đăng trên ETNC Report tháng
12/2016…
Ngoài ra, còn có một số tài liệu viết về tác động của chiến lƣợc OBOR
đối với Việt Nam và hàm ý chính sách đối với Việt Nam nhƣ: Nguyễn Danh
Huy (2015): “Huy động nguồn lực xã hội đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông”, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Vấn đề phát triển hạ tầng
giao thông - Nhu cầu vào giải pháp, Hà Nội; Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành (2017),
“OBOR - Chiến lƣợc của Trung Quốc và Hàm ý chính sách đối với Việt
Nam”, Nxb Thế giới; bài viết “Tác động của sáng kiến Vành đai và Con
đƣờng”

đối

với

Đông

Nam

Á

đăng

trên

trang


web

; Bài viết “Tham gia OBOR: Tỉnh táo, không
nóng vội” của tác giả Nguyễn Việt đăng trên (website của
Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách), các bài phát biểu của học giả Việt
Nam, Trung Quốc và quốc tế tại một số hội thảo, diễn đàn trong nƣớc và khu
vực đề cập về vấn đề này.
Đây là những tƣ liệu quan trọng để tác giả tham khảo trong quá trình
học tập, nghiên cứu và viết đề tài luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá bản chất và tác động của chiến lƣợc “Một vành đai một con
đƣờng”, trên cơ sở đó đƣa ra một số kiến nghị chính sách đối với Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

11


Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích nội dung, mục tiêu cốt lõi, các bƣớc triển khai của Trung
Quốc đối với chiến lƣợc OBOR .
- Phân tích, đánh giá phản ứng của các nƣớc trƣớc chiến lƣợc OBOR,
thuận lợi và thách thức đối với chiến lƣợc này.
- Phân tích, đánh giá một số tác động ảnh hƣởng của chiến lƣợc OBOR
đối với Việt Nam. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp với Việt Nam
trƣớc tác động của chiến lƣợc này.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là chiến lƣợc OBOR của Trung
Quốc. Về phạm vi nghiên cứu, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ,
đề tài tập trung phân tích, đánh giá mục tiêu, nội dung cốt lõi, các bƣớc
triển khai của Trung Quốc đối với chiến lƣợc OBOR, phản ứng của các

nƣớc đối với chiến lƣợc này và tác động của nó với Việt Nam từ khi Trung
Quốc đề xuất chiến lƣợc OBOR (2013) đến tháng 6/2017.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Luận văn vận dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết
hợp với phƣơng pháp phân tích - tổng hợp. Đồng thời, luận văn vận dụng
một số lý thuyết về quan hệ quốc tế, đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh
quốc tế và khu vực đang biến động đa chiều, phức tạp.
Các nguồn tài liệu đƣợc sử dụng:
- Các bài viết của các chuyên gia, học giả Trung Quốc và quốc tế về
chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc;
- Các văn kiện chính thức của Trung Quốc về chiến lƣợc OBOR;
- Ngoài ra, còn có nguồn tham khảo từ các tạp chí trong và ngoài nƣớc,
mạng Internet.
7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống chiến lƣợc OBOR, luận văn
cố gắng: (1) Đánh giá mục tiêu bản chất của chiến lƣợc OBOR và thái độ
phản ứng của các nƣớc liên quan đối với chiến lƣợc này; (2) Hệ thống hóa

12


kết quả bƣớc đầu của OBOR để dự đoán khả năng triển khai chiến lƣợc
OBOR trong thời gian tới; (3) Đƣa ra một số kiến nghị chính sách đối với
Việt Nam trong quá trình tham gia chiến lƣợc OBOR.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Khái lƣợc về chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc
Trong chƣơng này tác giả giới thiệu khái quát về bối cảnh ra đời của
chiến lƣợc OBOR, trong đó phân tích và làm rõ các nhân tố tình hình thế

giới, khu vực và nhất là tình hình Trung Quốc có ảnh hƣởng, tác động trực
tiếp đến sự hình thành của chiến lƣợc này. Bên cạnh đó, tác giả sẽ đi sâu
phân tích, đánh giá và làm rõ nội dung và mục tiêu cốt lõi của chiến lƣợc
OBOR, các bƣớc triển khai chiến lƣợc này của Trung Quốc trong thời gian
qua ở cả trong và ngoài nƣớc.
Chƣơng 2: Phản ứng của các nƣớc, thuận lợi và thách thức đối với
chiến lƣợc OBOR
Trong chƣơng này tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thái độ và phản ứng
của các nƣớc đối với chiến lƣợc OBOR, trong đó sẽ đi sâu phân tích thái độ
và phản ứng của 2 nhóm nƣớc khác nhau: nhóm nƣớc ủng hộ, nhóm nƣớc
không ủng hộ chiến lƣợc này. Tác giả cũng đánh giá về thuận lợi và thách
thức của Trung Quốc trong triển khai chiến lƣợc OBOR, trên cơ sở đó đƣa
ra một số dự báo về khả năng triển khai chiến lƣợc này của Trung Quốc
trong thời gian tới.
Chƣơng 3: Tác động của chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc với Việt
Nam
Trong chƣơng này, tác giả sẽ đƣa ra đi sâu phân tích tác động, ảnh
hƣởng của chiến lƣợc OBOR đối với Việt Nam bao gồm những tác động
tích cực, tiêu cực, từ đó đƣa ra một số kiến nghị chính sách đối với Việt
Nam trong quá trình tham gia vào chiến lƣợc này nhằm phát triển kinh tế
xã hội trong thời gian tới.

13


CHƢƠNG 1
KHÁI LƢỢC VỀ CHIẾN LƢỢC
“MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƢỜNG” CỦA TRUNG QUỐC
1.1. Bối cảnh ra đời của chiến lƣợc OBOR
1.1.1. Những nhân tố quốc tế

- Tình hình thế giới có nhi u biến đ i mạnh m , phức tạp và mau l , cạnh
tranh giữa các nước lớn ngày càng gia tăng, xu thế đa cực hóa ngày càng r
n t cuộc cách mạng khoa h c công nghệ và xu thế toàn c u hoá phát triển
mạnh m , tác động sâu rộng đến h u hết các quốc gia, khu vực...
Từ đầu thế kỷ XXI, xu hƣớng “đa cực” ngày càng hình thành rõ nét xuất
phát từ sự nổi lên của các xu hƣớng liên kết, hợp tác toàn cầu và các cƣờng quốc
mới nhƣ Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazil...
Mỹ suy giảm sức mạnh toàn diện trong tƣơng quan so sánh với các cƣờng
quốc khác. Theo đó, nền kinh tế Mỹ lâm vào khó khăn, vị thế nền kinh tế “số 1”
thế giới của Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Mặc dù hiện nay, Mỹ vẫn là nền
kinh tế “số 1” thế giới, tính chung cả về tổng GDP, tiềm lực vốn và KHCN...
nhƣng vị thế đó đang đứng trƣớc những thách thức không nhỏ, ngày càng bị thu
hẹp với các trung tâm quyền lực khác. Từ chỗ chiếm khoảng 50% GDP của thế
giới sau chiến tranh thế giới thứ II, giảm xuống còn 32% năm 2000 và hiện nay,
Mỹ chỉ chiếm khoảng gần 20% GDP toàn cầu. Năm 2000, GDP của Mỹ gấp 12
lần GDP của Trung Quốc, nhƣng đến năm 2010 gấp 2,5 lần và đến năm 2016 chỉ
còn hơn 1,5 lần (Mỹ là 18,858 nghìn tỷ USD, Trung Quốc là 11,383 nghìn tỷ
USD)[1]. Bên cạnh đó, vị thế chính trị và uy tín của Mỹ trên trƣờng quốc tế ngày
càng suy giảm, quan hệ của Mỹ với một số đồng minh, đối tác trên thế giới và khu
vực cũng không thực sự gắn kết nhƣ trƣớc. Ngoài ra, sức mạnh quân sự của Mỹ
ngày càng suy giảm trong tƣơng quan so sánh với các cƣờng quốc khác cùng với
sự xuất hiện, phát triển của các xu hƣớng mang tính toàn cầu và của các chủ thể
phi nhà nƣớc đang thách thức sự “độc tôn” của Mỹ.
1. />
12


Nƣớc Nga dƣới thời Tổng thống Putin và Medvedev đã và đang trỗi dậy
mạnh mẽ, từng bƣớc khôi phục địa vị cƣờng quốc chính trị, kinh tế và quân sự, có
vị thế ngày càng cao trên trƣờng quốc tế, trở thành một nhân tố quan trọng thúc

đẩy quá trình hình thành thế giới đa cực. Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ của
Nga cơ bản ổn định tạo tiền đề để nƣớc Nga tập trung phát triển kinh tế, nâng cao
tiềm lực tổng hợp quốc gia. Mặc dù gặp nhiều khó khăn khi giá dầu thế giới sụt
giảm mạnh trong thời gian qua, nhƣng với nhiều chính sách đƣợc đƣa ra để giảm
thiểu tác động tiêu cực của giá dầu thế giới, nền kinh tế Nga đang từng bƣớc phục
hồi và phát triển, hƣớng tới địa vị nƣớc lớn hàng đầu về kinh tế trong những thập
kỷ tới. Đáng chú ý, hiện nay Nga tiếp tục duy trì địa vị cƣờng quốc quân sự hàng
đầu thế giới, điều này đƣợc thể hiện bằng vai trò và sức mạnh của Nga khi tham
gia vào chiến trƣờng Syria hiện nay. Nga là cƣờng quốc có ảnh hƣởng quan trọng
trong các vấn đề khu vực cũng nhƣ toàn cầu. Có thể khẳng định, thời gian qua
Nga đã “hồi sinh” mạnh mẽ, từng bƣớc khôi phục lại địa vị cƣờng quốc của mình.
Với một lãnh thổ rộng lớn, nền văn hóa tiên tiến, nguồn nhân lực khoa học và trí
tuệ dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú... lại có ảnh hƣởng truyền
thống trên trƣờng quốc tế, nên Nga hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành một cực
quan trọng trong trật tự thế giới đa cực đang hình thành.
Ấn Độ là một trong những nƣớc có tiềm năng trở thành “siêu cƣờng” trong
thập kỷ tới, trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến trình hình thành thế
giới đa cực. Kinh tế Ấn Độ phát triển mang tính “bùng nổ”, đang từng bƣớc trở
thành một trong những đầu tàu của nền kinh tế thế giới. Ấn Độ cũng có tiềm lực
quân sự mạnh, là cƣờng quốc quân sự ở khu vực, hƣớng tới phát triển thành
cƣờng quốc quân sự toàn cầu. Hiện nay, Ấn Độ là một nƣớc lớn có ảnh hƣởng
quan trọng đối với khu vực Nam Á, từng bƣớc vƣơn tầm ảnh hƣởng ra phạm vi
toàn cầu.
EU ngày càng có ảnh hƣởng mạnh trên phạm vi toàn cầu, nhất là về kinh tế.
Liên minh châu Âu gồm 28 nƣớc thành viên, với hơn 500 triệu dân, mặc dù đang
phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức, nhất là sau khi Anh rời khỏi EU,
nhƣng vẫn tích cực thiết lập một thể chế “kiểu liên bang” để trở thành một thực
13



thể chính trị, kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. Một EU thống nhất về
chính trị và kinh tế sẽ trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến trình hình
thành thế giới đa cực. Hiện nay, EU ngày càng trở thành một lực lƣợng chính trị
quan trọng trên trƣờng quốc tế và là một thực thể kinh tế lớn, có vai trò quan
trọng hàng đầu thế giới. EU đang từng bƣớc mở rộng liên kết an ninh, có vai trò
ngày càng quan trọng trong việc bảo đảm an ninh thế giới. EU có đủ khả năng
trở thành trung tâm quyền lực của thế giới, là một cực trong thế giới đa cực.
Nhật Bản tiếp tục duy trì địa vị cƣờng quốc kinh tế, từng bƣớc tăng cƣờng
sức mạnh về chính trị và quân sự để trở thành “cƣờng quốc toàn diện”. Nhật Bản
là nƣớc lớn có ảnh hƣởng quan trọng ở châu Á, cũng nhƣ trên trƣờng quốc tế,
nhất là về kinh tế. Mặc dù từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, kinh tế Nhật
Bản lâm vào tình trạng suy thoái và trì trệ kéo dài, nhƣng nƣớc này vẫn giữ vững
địa vị là cƣờng quốc kinh tế hàng đầu thế giới, với nền KHCN phát triển cao.
Đặc biệt, thời gian gần đây, Nhật Bản chủ trƣơng tăng cƣờng tiềm lực chính trị,
quân sự nhằm xây dựng Nhật Bản thành “cƣờng quốc toàn diện” có sức mạnh
chính trị, quân sự tƣơng xứng với sức mạnh kinh tế. Trong những thập kỷ tới,
Nhật Bản sẽ là một cực trong thế giới đa cực, bởi vì hiện nay Nhật Bản là nƣớc
có tiềm lực kinh tế, KHCN hàng đầu thế giới.
Trung Quốc với tƣ cách cƣờng quốc “số 2” về kinh tế, sức mạnh tổng hợp
của quốc gia ngày càng đƣợc tăng cƣờng và đóng vai trò ngày càng quan trọng
trong “trật tự thế giới mới” đang hình thành, đủ khả năng và tiềm lực để có thể
cạnh tranh trực tiếp vị trí “số 1 thế giới” của Mỹ. Vì vậy, Trung Quốc tất yếu
cũng phải xây dựng cho mình một chiến lƣợc quốc gia mang tầm toàn cầu.
- N n kinh tế thế giới tiếp tục chịu tác động sâu sắc từ cuộc khủng hoảng
kinh tế - tài chính thế giới 2008, vấn đ nợ công của EU diễn biến phức tạp, kinh
tế nhi u nước, kể cả các nước “mới n i” gặp nhi u khó khăn.
Kinh tế thế giới tiếp tục chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ khủng hoảng kinh tế - tài
chính năm 2008. Theo đó, giai đoạn từ năm 2013 - 2015, những nền kinh tế phát
triển lớn nhƣ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Australia... chƣa phục hồi. Tỷ lệ tăng


14


trƣởng ở tất cả các nền kinh tế lớn đều thấp hơn so với mức từng đạt đƣợc trong
giai đoạn trƣớc năm 2008 và cho đến nay vẫn chƣa hoàn toàn hồi phục. Ngoài
ra, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 2008 còn tác động đến thị trƣờng
chứng khoán, thƣơng mại đầu tƣ...
Cuộc khủng hoảng nợ công ở các nƣớc châu Âu bắt đầu từ nửa cuối năm
2009 với sự gia tăng mức nợ công của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Iceland, Italia,
Hy Lạp và Tây Ban Nha) và Hy Lạp là quốc gia đầu tiên rơi vào vòng xoáy này,
với mức thâm hụt ngân sách lên tới 13,6% GDP và nợ công nƣớc này lên tới 236
tỷ Ơ-rô, bằng khoảng 115% GDP. Tháng 11/2010, Iceland chính thức trở thành
nạn nhân thứ hai của cơn bão khủng hoảng nợ công khi phải cầu viện EU và IMF.
Bƣớc sang năm 2011, Bồ Đào Nha tiếp tục là quốc gia thứ ba rơi vào khủng
hoảng khi tuyên bố mức thâm hụt ngân sách đã lên tới 8,5% GDP, cùng với đó,
nợ công cũng đã vƣợt quá 90% GDP. Italia và Tây Ban Nha mặc dù chƣa thực sự
rơi vào khủng hoảng, nhƣng cũng ở trong vòng nguy hiểm. Thâm hụt ngân sách
của Italia vào năm 2011 mới chỉ ở mức 5% GDP, nhƣng nợ công đã xấp xỉ 120%
GDP. Tây Ban Nha nợ công ở mức 72% GDP, trong khi thâm hụt ngân sách lại
rất cao, gần 9% GDP. EC tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone tăng lên mức kỷ lục 12%
trong năm 2013 và 11% trên toàn EU, trong đó Tây Ban Nha là quốc gia có tỷ lệ
thất nghiệp ở mức báo động (27%) trong khi tỷ lệ này tại Áo chỉ là 4,7%. Năm
2013 - 2014, kinh tế Pháp và Cộng hòa Síp đều rơi vào suy thoái, trong đó Pháp
tăng trƣởng âm 0,1% và tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 10,6% năm 2013, lên mức 10,9%
trong năm 2014; thâm hụt ngân sách của Pháp trong năm 2014 là 4,2% GDP.
Cộng hoà Síp cũng rơi vào suy thoái trầm trọng khi GDP giảm 12,6% trong vòng
2 năm (8,7% trong năm 2013 và 3,9% trong năm 2014). Trong khi đó, Tây Ban
Nha không thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng do bong bóng nhà đất kéo dài suốt
một thập kỷ tại nƣớc này gây ra, khi kinh tế nƣớc này giảm 1,5% trong năm 2013;
năm 2014 tăng trƣởng là 4%. Tuy nhiên, theo báo cáo của EC, Hy Lạp lần đầu

tiên đạt tăng trƣởng sau 6 năm suy thoái liên tiếp, đạt mức tăng trƣởng 0,6% trong
năm 2014. Cũng theo báo cáo trên, 5 quốc gia trong khối có mức nợ công cao
nhất là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha.

15


- Hội nhập quốc tế tiếp tục diễn ra mạnh m , trong đó châu Á - Thái
Bình Dương là điểm sáng v phát triển và hội nhập, nhưng cũng là tâm điểm
cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn.
Tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, trở thành xu thế
tất yếu, không thể đảo ngƣợc. Bên cạnh G-7, WTO tiếp tục phát huy vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế - chính trị quốc tế, các cơ chế, tổ chức mới hình thành ngày
càng phát huy vai trò quan trọng hơn, nhất là G-20, BRICS... Tiến trình hội nhập kinh
tế khu vực và liên khu vực cũng đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ, các hiệp định thƣơng mại
tự do khu vực, liên khu vực nhƣ TTIP, RCEP đang từng bƣớc hình thành, tạo động
lực mạnh mẽ cho tiến trình liên kết, hội nhập quốc tế, khu vực...
Châu Á - Thái Bình Dƣơng là điểm sáng về phát triển và hội nhập, nhƣng
cũng là tâm điểm cạnh tranh giật ảnh hƣởng giữa các nƣớc lớn, nhất là Trung
Quốc và Mỹ. Các cơ chế, diễn đàn hợp tác khu vực (APEC, EAS, ASEAN+,
SCO...) tiếp tục đƣợc tăng cƣờng và ngày càng phát huy vai trò quan trọng; sự
hội nhập kinh tế của khu vực cũng ngày càng gia tăng... Tuy nhiên, các “điểm
nóng” ở châu Á - Thái Bình Dƣơng (nhƣ bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông,
Biển Đông,...) vẫn diễn biến phức tạp, luôn đứng trƣớc nguy cơ xung đột tiềm
tàng. Đặc biệt, châu Á - Thái Bình Dƣơng đã trở thành “tâm điểm” tranh giành
ảnh hƣởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ đẩy mạnh triển khai chiến lƣợc “Tái cân
bằng”, tăng cƣờng quan hệ với các đồng minh, mở rộng sự hiện diện quân sự ở
khu vực... nhằm gia tăng kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc. Trong khi đó, Trung
Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong quan hệ với Mỹ, thúc đẩy nâng cao vai trò
của các cơ chế, tổ chức không có sự tham gia của Mỹ (SCO, BRICS, EAS,

AIIB...), nhất là đƣa ra chiến lƣợc OBOR nhằm khẳng định vị thế “trung tâm”
của Trung Quốc, tiến tới thực hiện mục tiêu đẩy Mỹ ra khỏi khu vực...
- Nhu c u c n nguồn vốn vay, viện trợ để phát triển hạ t ng cơ sở của
các nước vẫn rất lớn.
Theo nghiên cứu của Viện chiến lƣợc toàn cầu McKensey (2016), mỗi
năm các nƣớc trên thế giới đầu tƣ hơn 2.500 tỷ USD vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng

16


nhƣ giao thông vận tải, năng lƣợng, nƣớc sạch, viễn thông… Trong giai đoạn
2016 - 2030, ƣớc tính thế giới cần đầu tƣ khoảng 3.300 tỷ USD/năm cho hệ
thống cơ sở hạ tầng liên quan đến kinh tế để hỗ trợ tỷ lệ tăng trƣởng nhƣ kỳ vọng
- con số này tƣơng đƣơng với 3,8% GDP toàn cầu, trong đó các nƣớc mới nổi
chiếm 60% nhu cầu đầu tƣ này[2]. Nghiên cứu năm 2009 của ADB cho thấy,
trong giai đoạn 2010 - 2020, châu Á cần khoảng 8000 tỷ USD đầu tƣ vào cơ sở
hạ tầng. Hiện nay các quỹ đầu tƣ và ngân hàng đầu tƣ phát triển nắm giữ khoảng
120.000 tỷ USD tài sản có thể đầu tƣ vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trong đó 87%
số vốn này thuộc về các định chế tài chính của các quốc gia phát triển, trong khi
nhu cầu về vốn lớn nhất lại đến từ các nƣớc có thu nhập trung bình.
Chính những nhân tố quốc tế trên đã tạo động lực để Trung Quốc hình
thành và thúc đẩy triển khai chiến lƣợc OBOR nhằm gia tăng vị thế, vai trò trên
trƣờng quốc tế, trở thành siêu cƣờng “số 1” thế giới trong tƣơng lai.
1.1.2. Yếu tố phát triển của Trung Quốc
- Trung Quốc phát triển mạnh m , sức mạnh t ng hợp quốc gia được tăng
cường, có ti m năng trở thành “siêu cường” ngang hàng với Mỹ trong những
thập kỷ tới
Thứ nhất, sau hơn 30 năm tiến hành cải cách mở cửa (bắt đầu từ năm
1978), Trung Quốc đã có những bƣớc tiến mạnh mẽ vững chắc. Với nền kinh tế
phát triển tốc độ cao (10%/năm), đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Trung

Quốc đã nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, sau đó tiếp tục
vƣợt Pháp, Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào
năm 2010. Từ đó đến nay, Trung Quốc tiếp tục thu hẹp khoảng cách với Mỹ về
GDP (năm 2000, GDP của Mỹ gấp 12 lần của Trung Quốc, nhƣng đến năm
2015 chỉ còn gấp 1,4 lần), vƣợt Mỹ về tổng kim ngạch thƣơng mại và thậm chí
cả quy mô của nền kinh tế nếu tính theo PPP. Ngoài ra, Trung Quốc hiện cũng là
chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

2. Viện chiến lƣợc toàn cầu McKensey (2016), Bridging Global Infrastructure Gaps, June MGI, Tr.12.

17


Trong lĩnh vực KHCN, khoảng cách giữa Trung Quốc với các cƣờng quốc
khoa học tiên tiến trên thế giới không ngừng đƣợc rút ngắn, một số lĩnh vực
KHCN đƣợc xếp vào hàng ngũ tiên tiến của thế giới. Từ năm 2002, trung bình
mỗi năm Trung Quốc thu đƣợc hơn 20.000 thành quả thuộc các lĩnh vực năng
lƣợng, nông nghiệp, môi trƣờng... Trung Quốc cũng đạt đƣợc nhiều thành tựu rất
đáng ghi nhận nhƣ: Trở thành quốc gia thứ 3 đƣa ngƣời lên vũ trụ, triển khai xây
dựng Trạm vũ trụ “Thiên Cung” và hệ thống định vị “Bắc Đẩu” (đã đƣa vào sử
dụng trên lãnh thổ Trung Quốc, hiện đang hƣớng tới cung cấp dịch vụ cho các
nƣớc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng), phóng vệ tinh lƣợng tử đầu tiên
trên thế giới, siêu máy tính “Thiên Hà” nhanh nhất thế giới, tàu lặn “Giao Long”
có khả năng lặn sâu nhất thế giới...
Thứ hai, Trung Quốc có tiềm lực quân sự ngày càng lớn mạnh. Trong hai
thập niên trở lại đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng trung bình ở
mức hai con số, đƣa nƣớc này trở thành quốc gia có chi phí quốc phòng lớn thứ
2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Bên cạnh lực lƣợng lục quân đông nhất thế giới đang
từng bƣớc đƣợc cơ giới hóa, Trung Quốc ngày càng chú trọng phát triển các lực
lƣợng chiến lƣợc nhƣ Không quân, Tên lửa và đặc biệt là Hải quân.

Thứ ba, vị thế và tầm ảnh hƣởng của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế ngày
càng lớn mạnh. Sau khi tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đã từ bỏ quan
điểm “chiến tranh thế giới không thể tránh khỏi”, sớm xác định “hoà bình và
phát triển là xu thế của thời đại” và chuyển sang đƣờng lối đối ngoại hoà bình,
độc lập, tự chủ, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá quan hệ, với mục tiêu tạo dựng môi
trƣờng quốc tế có lợi để phát triển kinh tế, từng bƣớc tăng cƣờng tiềm lực tổng
hợp quốc gia, xây dựng Trung Quốc thành một cƣờng quốc khu vực, là một cực
trong thế giới đa cực, từng bƣớc trở thành cƣờng quốc thế giới đủ sức cạnh tranh
vai trò và ảnh hƣởng với Mỹ. Với chủ trƣơng “trỗi dậy hòa bình”, Trung Quốc
từ chỗ bị cộng đồng quốc tế cô lập sau sự kiện Thiên An Môn đã dần vƣơn lên
trở thành một quốc gia có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hình hệ
thống chính trị, an ninh quốc tế trong thế kỷ XXI. Hiện nay, Trung Quốc đã xác
lập đƣợc ảnh hƣởng của mình ở tầm toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
18


Trung Quốc là một trong những nƣớc thiết lập đƣợc nhiều quan hệ đối tác toàn
diện, đối tác chiến lƣợc, đối tác chiến lƣợc toàn diện nhất trên thế giới. Mặc dù
còn nhiều hoài nghi về tính thực chất của các mối quan hệ này, nhƣng không thể
phủ nhận thực tế rằng Trung Quốc đã trở thành “đối tác hàng đầu” đối với nhiều
quốc gia, không chỉ các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển ở châu Phi,
châu Á mà cả với những quốc gia phát triển ở châu Âu cũng không phải ngoại
lệ. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, ảnh hƣởng của Trung Quốc càng
đƣợc thể hiện rõ ràng hơn, nhất là tại một số quốc gia nhƣ Myanmar,
Campuchia, Lào...
- Trung Quốc đẩy mạnh đi u chỉnh chiến lược, gia tăng ảnh hưởng, cạnh
tranh mạnh m với Mỹ trên phạm vi toàn c u.
(1) Cá nhân và ê-kíp lãnh đạo Tập Cận Bình quyết tâm hiện thực hóa “Giấc
mộng Trung Hoa”. “Giấc mộng Trung Hoa” đã đƣợc ông Tập Cận Bình sử dụng
khi trở thành Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11/2012 và

trong diễn văn đầu tiên trên cƣơng vị Chủ tịch nƣớc vào tháng 3/2013. Ngày
19/8/2013, Tổng Bí thƣ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố: “Việc
hiện thực hóa Giấc mộng Trung Hoa về sự phục hƣng dân tộc vĩ đại có nghĩa là
Trung Quốc trở thành một đất nƣớc thịnh vƣợng, một quốc gia đƣợc tiếp sức
sống mới và có nhân dân hạnh phúc”. [3]
(2) Đẩy mạnh điều chỉnh chiến lƣợc đối ngoại, chuyển từ “giấu mình chờ
thời” sang “chủ động hành động” nhằm khẳng định vai trò cƣờng quốc của
Trung Quốc, đƣa ngoại giao Trung Quốc từ vị thế “chạy theo quy tắc của thế
giới” sang “tạo lập trật tự quan hệ quốc tế và quy tắc quan hệ quốc tế mới”[4]...
Mục tiêu chính sách đối ngoại chuyển từ chủ yếu phục vụ duy trì ổn định và phát
triển đất nƣớc sang vừa phục vụ phát triển đất nƣớc, vừa phục vụ nâng cao vị thế
nƣớc lớn và quyền phát ngôn của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế. Thứ tự ƣu
tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc có sự điều chỉnh quan trọng, đƣa

3. />4. Johnson, Christopher K (2014), “Decoding China‟s Emerging „Great Power‟ Strategy in Asia”, Report of
the CSIS Freeman Chair in China Studies, June, Tr.19-21.

19


quan hệ với các nƣớc láng giềng và các nƣớc lớn đang phát triển lên vị trí ƣu tiên
“số 1”. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công tác đối ngoại Trung ƣơng (tháng
11/2014), Tổng Bí thƣ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đƣa quan hệ với các nƣớc láng
giềng và các nƣớc lớn đang phát triển lên vị trí hàng đầu, cho rằng: “Cần thực
hiện tốt công tác ngoại giao láng giềng một cách thiết thực, thúc đẩy cộng đồng
cùng vận mệnh, giữ vững phƣơng châm „thân, thành, huệ, dung‟ trong quan hệ
với các nƣớc láng giềng” và “mở rộng hợp tác và hội nhập chặt chẽ với các
cƣờng quốc đang phát triển chính - nhóm BRICS”. Trên thực tế, Trung Quốc đã
thiết lập quan hệ đối tác chiến lƣợc và đối tác chiến lƣợc toàn diện với hầu hết
các nƣớc láng giềng, các nguồn viện trợ và đầu tƣ lớn của Trung Quốc cũng tập

trung chủ yếu ở các nƣớc trong khu vực, các sáng kiến hợp tác kinh tế, an ninh
mà Trung Quốc đề xƣớng chủ yếu cũng đều hƣớng đến và tập trung vào khu vực
châu Á - Thái Bình Dƣơng.
- Trung Quốc đẩy mạnh đi u chỉnh chuyển đ i phương thức phát triển kinh tế
Thời gian qua, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi phƣơng
thức phát triển kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu, ý đồ chiến lƣợc lớn, đồng
thời khắc phục những hạn chế, tồn tại bên trong và tìm động lực mới cho sự
phát triển kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn tiếp theo. Theo đó, Trung Quốc
điều chỉnh theo hƣớng giảm tốc độ tăng trƣởng từ mức trung bình 9 %/năm
kéo dài liên tục trong 30 năm xuống còn dƣới 7 %/năm, trong năm 2016 là từ
6,5 - 7 %, đồng thời duy trì mức tăng trƣởng trên 6,5 % cho tới năm 2020.
Trung Quốc cũng nâng cấp cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Sau cuộc
khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế thế giới tăng trƣởng
chậm lại khiến chính sách tăng trƣởng kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu và
đầu tƣ của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Trung Quốc đã xác định
dựa nhiều vào tiêu dùng, không còn dựa nhiều vào xuất khẩu nhƣ trƣớc đây
và đồng thời duy trì đầu tƣ ở mức độ hợp lý. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung
Quốc cũng từng bƣớc tiến hành kìm hãm các ngành nghề sản xuất dƣ thừa sau
nhiều năm phát triển kinh tế quá nóng, coi trọng phát triển công nghiệp.

20


Có thể nói, sức mạnh quốc gia ngày càng lớn mạnh cộng thêm những
điều chỉnh mạnh mẽ về chính sách ngoại giao, kinh tế, quân sự của Trung
Quốc thời gian qua chính là điều kiện quan trọng và vững chắc để Trung
Quốc xây dựng và thúc đẩy triển khai chiến lƣợc OBOR.
1.2. Nội dung, mục tiêu của chiến lƣợc OBOR
1.2.1. Từ sáng kiến đến Chiến lược “Một vành đai một con đường”
Ý tƣởng về OBOR xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 07//2013, trong bài phát

biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi thăm Kazakhstan: “Để kết nối
chặt chẽ kinh tế, tăng trƣởng hợp tác và mở rộng phát triển trong khu vực Á Âu, chúng ta nên có một cách tiếp cận sáng tạo và cùng nhau xây dựng một vành
đai kinh tế theo con đƣờng tơ lụa”[5]. Ngày 03/10/2013, trong thời gian thăm
một số nƣớc ASEAN, khi phát biểu tại Quốc hội Indonesia, Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất cùng xây dựng “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế
kỷ 21”. Khu vực Đông Nam Á từ xƣa đến nay vốn đã là đầu mối then chốt của
con đƣờng tơ lụa trên biển, Trung Quốc muốn tăng cƣờng hợp tác trên biển với
ASEAN, dùng tiềm lực của Chính phủ Trung Quốc để xây dựng Quỹ hợp tác
trên biển Trung Quốc - ASEAN, phát triển quan hệ đối tác hợp tác trên biển,
cùng xây dựng “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21”. Trung Quốc nêu quan
điểm thông qua việc mở rộng hợp tác thiết thực, hỗ trợ cho nhau, bù đắp ƣu thế
với các quốc gia ASEAN để cùng nhau hƣởng thụ những cơ hội, cùng nhau
đƣơng đầu với các thách thức, thực hiện cùng phồn vinh, cùng phát triển. Từ đó,
sáng kiến hợp tác kinh tế quốc tế OBOR đƣợc hình thành.
Trung Quốc xác định đây là một chiến lƣợc trọng điểm quốc gia, nên đã
đẩy mạnh triển khai thực hiện cả trong và ngoài nƣớc. Đây là chủ trƣơng lớn, là
bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc “Trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc.
Tháng 3/2015, Quốc vụ viện Trung Quốc ủy quyền cho Bộ Ngoại giao, Bộ
Thƣơng mại và Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia công bố Văn kiện “Tầm
nhìn và hành động cùng xây dựng vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con
5. Johnson, C.K., (2016), “President Xi Jinping‟s Belt and Road Initiative: A Practical Assessment of the
Chinese Comununist Party‟s Roadmap for China‟s Global Resurgence”, CSIS Report, March, 28.

21


×