Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Phong trào Mùa xuân Ả Rập tại Syria: thực trạng, nguyên nhân và tác động đến Việt Nam : Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế : 60 31 02 06

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

DƢƠNG THỊ BÍCH DIỆP

PHONG TRÀO MÙA XUÂN Ả RẬP TẠI SYRIA:
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:Quan hệ quốc tế

Hà Nội - 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

DƢƠNG THỊ BÍCH DIỆP

PHONG TRÀO MÙA XUÂN Ả RẬP TẠI SYRIA:
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS – TS Nguyễn Thanh Hiền

Hà Nội - 2013

2


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƢỚC SYRIA ........................................ .................18
1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................................................... 18
1.1.1. Lãnh thổ, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên........ …………............................…18
1.1.2. Dân số, dân cƣ, dân tộc.................................................................................................. 20
1.2. Đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển…………………....…...……....22
1.2.1. Thời kỳ đầu Thiên chúa Giáo đến thời kỳ Ottoman .............................................. 22
1.2.2. Thời kỳ uỷ trị Pháp đến 1967 ...................................................................................... 24
1.2.3. Syria dƣới sự cầm quyền của dòng họ Al Assad (1970 đến nay)......................... 25
1.3. Các đặc điểm của Syria thời kỳ trƣớc biến động Mùa xuân Ả Rập ............................... 28
1.3.1. Đặc điểm Kinh tế xã hội................................................................................................ 28
1.3.2. Đặc điểm Chính trị ......................................................................................................... 32
1.3.3. Quan hệ đối ngoại .......................................................................................................... 35
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................................. 40
CHƢƠNG 2: KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI SYRIA: THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC KỊCH BẢN TƢƠNG LAI........................................................ 41
2.1. Khu vực Trung Đông với Phong trào Mùa xuân Ả Rập .................................................... 41
2.1.1.Khái quát về Phong trào Mùa xuân Ả Rập......................................................41
2.1.2. Nguyên nhân các biến động tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi .... .....................44
2.1.3.Hệ quả của các biến động tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi................................47

2.2. Cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội tại Syria từ năm 2011 đến nay................................51
2.2.1.Thực trạng cuộc khủng hoảng tại Syria từ năm 2011 đến nay................................51
2.2.2. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng tại Syria…………...........………………..58
3


2.2.3.Hệ quả của cuộc khủng hoảng tại Syria ....................................................................... 84
2.2.4. Các kịch bản cho tƣơng lai của Syria…………………….........….........…..92
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................100
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO MÙA XUÂN Ả RẬP TẠI SYRIA TỚI
VIỆT NAM ...................... ..............................................................................................................101
3.1. Quan hệ Việt Nam – Syria trƣớc năm 2011 ....... ..............................................................101
3.1.1. Quan hệ Ngoại giao ....................................................................................................101
3.1.2. Quan hệ Kinh tế ...........................................................................................................102
3.2.
Cuộc khủng hoảng
nước.....................................104

Syria



ảnh

hưởng

tới

quan


hệ

hai

3.2.1.Về chính trị và đối ngoại…………………………….…...……......104
3.2.2.Về Kinh tế………………………………………………………….106
3.3. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng Syria ......................................107
3.3.1. Về việc dung hòa mối quan hệ và lợi ích của các tôn giáo, sắc tộc .................... 107
3.3.2. Về vấn đề an ninh quốc gia và thực hiện dân chủ hóa.......................................... 108
3.3.3. Về chính sách đối ngoại ............................................................................................. 111
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................................................... 112
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 117
PHỤ LỤC......................................................................................................................................... 125

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên
viết tắt

Tên tiếng Việt

Tến tiếng Anh
Arab League

Liên đoàn Ả Rập

The Chinese People's Political


Hội nghị Hiệp thƣơng Chính trị Nhân

Consultative Conference

dân Trung Quốc

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FSA

Free Syrian Army

Quân đội tự do Syria

GAFTA

Greater Arab Free Trade Area

Khu vực tự do thƣơng mại Đại Ả Rập

IMF

International Moneytary Fund

Qũy tiền tệ quốc tế


NATO

North
Atlantic
Organization;

Khối quân sự Bắc Đại Tây Dƣơng

AL
CPPCC

NCRC

Treaty

National Council of Revolution
Control

Hội đồng chỉ huy cách mạng quốc gia
Nhà xuất bản

NXB
SSSC

Syrian Security Supreme Court

Tòa án An ninh tối cao nhà nƣớc Syria

SNC


Security National Council

Hội đồng an ninh quốc gia

UNSC

United Nations Security Council

Hội đồng bảo an Liên hợp quốc

United Nations Security Council

Nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hiệp

Resolution

quốc

UNSM

United Nation Special Mision

Phái bộ đặc biệt của Liên hợp quốc

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thƣơng mại thế giới


UNSCR

5


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng, Biểu
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ cơ cấu dân tộc Syria năm 2005

Trang
22

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ cơ cấu tôn giáo tại Syria

22

Biểu đồ 1.3: Biểu đồ kết cấu dân số theo độ tuổi của Syria

23

Bảng 1.4:

Số liệu đầu tƣ chứng khoán và giá trị các cuộc M&A của một số 31

nƣớc Trung Đông năm 2010
Bảng 1.5:

Biểu đồ cơ cấu kinh tế Syria


33

Bảng 3.1:

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Syria giai đoạn 2006 - 2008

100

Bảng 3.2:

Cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu Việt Nam – Syria năm 2008

100

Ảnh
Ảnh 1: Syria trên bản đồ thế giới
Ảnh 2: Bản đồ nƣớc Cộng hòa Ả Rập Syria
Ảnh3: Bản đồ phân bố các tôn giáo tại Syria
Ảnh 4: Bản đồ phân bố các nhóm sắc tộc tại Syria
Ảnh 5: Bản đồ phân bố dầu khí khu vực Trung Đông
Ảnh 6: Bản đồ dầu khí và hiện diện quân sự của Mỹ tại Trung Đông
Ảnh 7: Hệ thống chính trị của chính quyền Bashar Al Assad
Ảnh 8: Cấu trúc chính trị của lực lƣợng quân đối lập tại Syria
Ảnh 9: Bản đồ chiến sự Syria
Ảnh 10: Syria sau hai năm nội chiến

6


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Phong trào Mùa xuân Ả Rập nổ ra cuối năm 2011 là làn sóng cách mạng
mạnh mẽ với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình chống chính phủ liên
tiếp, khiến khủng hoảng chính trị leo thang ở nhiều nƣớc Trung Đông – Bắc
Phi. Hàng loạt các rối loạn dân sự và can thiệp quân sự nổ ra đã đẩy tình hình
khu vực vào tình trạng mất ổn định nghiêm trọng, tác động mạnh mẽ đến tình
hình quan hệ quốc tế. Sự bùng nổ của phong trào Mùa xuân Ả Rập đƣợc nhìn
nhận nhƣ một dấu mốc "vô tiền khoáng hậu" trong lịch sử thế giới Ả Rập nói
chung và khu vực Trung Đông – Bắc Phi nói riêng. Khởi đầu là sự kiện
Mohamed Bouazizi - một thanh niên Tunisia tự thiêu để phản đối nạn tham
nhũng và sự ngƣợc đãi của cảnh sát. Sự kiện này đã nhanh chóng thổi bùng lên
làn sóng biểu tình cách mạng ở nhiều nƣớc Ả Rập nhƣ Ai Cập, Lybia, Yemen,
Bahrain, Jordan … với kết quả bƣớc đầu là sự thay đổi nhân sự chủ chốt trong
bộ máy chính quyền ở nhiều nƣớc. Điển hình nhƣ sự ra đi của Tổng thống Zine
Ben Ali sau "Cách mạng hoa nhài" ở Tunisia (2/2011), chính quyền Mubarak
bị lật đổ ở Ai Cập (2/2011), chính quyền Yaki Kadafi bị thay thế ở Lybia…
Sau phong trào Mùa xuân Ả Rập, cuộc nội chiến Syria hiện nay đang là
một trong những tâm điểm của quan hệ quốc tế, đƣợc đánh giá là vấn đề có tác
động quan trọng tới sự ổn định của khu vực Trung Đông. Là một đất nƣớc có
vị trí chiến lƣợc trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi và có mối quan hệ ngoại
giao đặc biệt với nhiều cƣờng quốc trên thế giới, Syria không thể đứng ngoài
vòng xoáy trên. Cũng chính vì những nét đặc thù của riêng mình mà trong
chuỗi biến động chính trị, xã hội của phong trào Mùa xuân Ả Rập, cuộc khủng
hoảng kinh tế, xã hội, quân sự tại Syria đã biến thành cuộc nội chiến kéo dài

7


chƣa có hồi kết với sự tham gia và phản ứng vô cùng phức tạp của nhiều cƣờng
quốc với nhiều toan tính khó lƣờng…

Với Việt Nam, Syria đã sớm thiết lập quan hệ ngoại giao từ những năm
1960. Đặc biệt, Syria là một trong số ít các nƣớc ở khu vực Trung Đông – Bắc
Phi sớm có hiệp định thƣơng mại song phƣơng với Việt Nam. Vì vậy việc lựa
chọn quan điểm nhƣ thế nào trƣớc tình hình Syria và nghiên cứu nhằm rút ra
những kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế từ bài học của Syria là điều mà chính
phủ Việt Nam cần quan tâm.
Cho đến nay, cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội tại Syria vẫn đang là
sự kiện mang tính thời sự thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả thế giới và chƣa
có hồi kết. Nhận thức đƣợc tầm ảnh hƣởng và xu hƣớng phát triển của phong
trào Mùa xuân Ả Rập tại Syria đối với khu vực và thế giới trong hiện tại cũng
nhƣ tƣơng lai, tác giả đã chọn đề tài: “Phong trào Mùa xuân Ả Rập tại Syria:
thực trạng, nguyên nhân và tác động đến Việt Nam”. Việc nghiên cứu một cách
toàn diện, sâu sắc cuộc khủng hoảng chính trị tại Syria là cần thiết, không chỉ
có ý nghĩa về mặt thực tiễn mà còn góp phần cung cấp những luận cứ về mặt lý
luận khoa học trong vấn đề nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại và mối tƣơng
quan lực lƣợng của các cƣờng quốc trên thế giới tại những khu vực chính trị
nhạy cảm.
Về ý nghĩa khoa học: Cuộc khủng hoảng Syria là một “trƣờng hợp
nghiên cứu điểm” trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, có thể dùng để chứng
minh cho các quan điểm của chủ nghĩa hiện thực. Ngoài ra, qua việc phân tích
cuộc khủng hoảng Syria và đánh giá các kịch bản tƣơng lai của nó, luận văn
cũng muốn làm rõ hơn việc áp dụng phƣơng pháp phân tích cấp độ vào một
trƣờng hợp cụ thể trong quan hệ quốc tế.
Về ý nghĩa thực tiễn: Về cơ bản, cuộc khủng hoảng Syria ít có ảnh
hƣởng trực tiếp đến Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập

8


quốc tế ngày càng sâu rộng, chính sách hợp tác phát triển với khu vực Trung

Đông - Châu Phi ngày càng đƣợc chú trọng, cuộc khủng hoảng Syria cần đƣợc
phân tích toàn diện hơn nhằm rút ra bài học thực tiễn trong quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, đối với một khu vực thiếu ổn định và nhiều mâu thuẫn chồng chéo
nhƣ Trung Đông – Bắc Phi, việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã
hội của các quốc gia Trung Đông trong đó có Syria, cũng nhƣ các nguyên nhân
gây mâu thuẫn chính của khu vực có ý nghĩa quan trọng tới quyết định tăng
cƣờng đầu tƣ, thâm nhập thị trƣờng Trung Đông và hoạch định chính sách đối
ngoại của Việt Nam với mỗi quốc gia trong khu vực cũng nhƣ với Syria.
Về lý thuyết, phân tích cuộc khủng hoảng Syria theo các cấp độ phân
tích quan hệ quốc tế có thể giúp chúng ta nhận định đúng đắn hơn về nguyên
nhân và thực trạng của cuộc khủng hoảng Syria và qua đó tìm ra một đáp án
hợp lý cho câu trả lời “Tại sao sau hơn hai năm khủng hoảng, chính quyền
Tổng thống Bashar Al Assad vẫn tiếp tục tồn tại trong khi nhà cầm quyền của
các quốc gia Trung Đông khác chịu tác động của phong trào Mùa xuân Ả Rập
đã lần lƣợt bị thay đổi?”. Cùng với việc kết hợp phân tích vấn đề trên với diễn
biến tình hình và quan điểm của một số cƣờng quốc liên quan trong quá trình
giải quyết vấn đề Syria, luận văn cũng cố gắng đƣa ra một số nhận định về số
phận của Syria trong tƣơng lai gần.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với việc sở hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ và vị trí địa chiến lƣợc rất đặc
biệt của mình, không phải đến tận khi phong trào Mùa xuân Ả Rập bùng nổ thì
Syria mới trở thành đề tài nghiên cứu nóng bỏng của khu vực Trung Đông –
Bắc Phi.
Ngay từ những năm 80 -90 của thế kỉ cho đến nay, đã có rất nhiều bài
nghiên cứu về thực trạng chính trị, kinh tế, xã hội của Syria dƣới sự cầm quyền
của Đảng Baath và chính quyền Assad. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung

9



phân tích sự bất cập và những vấn đề nổi cộm trong chính sách cầm quyền của
Đảng Baath dƣới thời Al Assad cũng nhƣ những yêu cầu cấp thiết cần phải tiến
hành cải cách. Có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
“Kinh tế chính trị Syria dưới thời Assad” (The Political Economy of
Syria Under Assad) của Volker Perthes phát hành năm 1997. Theo Volker
Perthes, Syria dƣới thời Assad là một trong những cƣờng quốc quan trọng của
khu vực Trung Đông. Mặc dù sự phát triển chính trị của nó đã là một chủ đề
gây tranh cãi nhiều nhƣng vẫn không có nghiên cứu toàn diện nào về nền kinh
tế chính trị của Syria và sự phát triển của đất nƣớc này từ năm 1970 cho đến
nay. Bắt đầu với việc phân tích sự phát triển kinh tế và thay đổi chiến lƣợc phát
triển, Perthes thảo luận về sự thay đổi theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong
những năm 1980 của Đảng Baath. Ông đặc biệt quan tâm đến quan hệ cấu trúc
nhà nƣớc và xem xét bản chất nhà nƣớc, cơ cấu chính trị và các cơ chế và động
lực của việc ra quyết định chính trị. Perthes lập luận rằng mặc dù sẽ không xảy
một sự thay đổi trong cơ cấu quyền lực của Asad, chế độ của ông đã tạo ra các
tổ chức cho phép một kết hợp hợp lý trơn tru nhằm giải quyết các vấn đề của sự
tƣơng tác giữa chuyển đổi kinh tế và thay đổi chính trị.
“Syria: Sự sụp đổ của gia đình Assad” (Syria: The Fall of the House of
Assad) của David W. Lesch 1 phát hành năm 2005. Trong cuốn sách này,
Lesch mô tả "bức tranh buồn" của Syria hiện tại. Ông này nhận định rằng trong
những năm qua kể từ thành công của cha mình, Tổng thống Bashar "đã cố gắng
phát triển tầm quan trọng đặc biệt của mình và tin tƣởng vào những ảo tƣởng
phát triển Syria dƣới chế độ độc tài." Với tính khách quan mang sắc thái tiêu
cực, Lesch đã ghi lại sự sụp đổ chính trị nhanh chóng của Syria từ năm 2000
đến nay. Khi cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lan rộng đến Syria, chính phủ
David W. Lesch là giáo sư về lịch sử Trung Đông tại Đại học Trinity và đã xuất bản rất
nhiều cuốn sách về Trung Đông.
1

10



Assad không đi theo con đƣờng mà các nhà lãnh đạo và quân đội của các quốc
gia Ả Rập khác nhƣ Tunisia, Ai Cập đã làm. Một khía cạnh rất quan trọng mà
Lesch nhấn mạnh là những đánh giá của ông về vị trí của Syria trong nền địa
chính trị toàn cầu. Lesch gọi Syria là đồng minh trong "trục đối kháng" cùng
với Iran, Hezbollah và Hamas. Có lẽ quan trọng hơn là mối quan hệ của Syria
với các cƣờng quốc lớn: cung cấp một căn cứ hải quân cho Nga và mua vũ khí
từ Nga, Trung Quốc là nƣớc nhập khẩu lớn thứ ba của Syria, phục vụ nhƣ cửa
ngõ của Thổ Nhĩ Kỳ vào thế giới Ả Rập. Tất cả những gì đƣợc biết về tƣơng
lai trƣớc mắt của Syria là rất bi quan. Nền kinh tế đang trong đống đổ nát, dòng
ngƣời tị nạn và dƣờng nhƣ không ai biết gì về hình dung một chính quyền thay
thế trong tƣơng lai nhƣ thế nào. Cuốn sách đã đem lại những phân tích quan
trọng về Syria trong bối cảnh hiện nay và viễn cảnh tƣơng lai.
“Sự thật về Syria” (The truth about Syria) của Barry Rubin 2 phát hành
năm 2007. Trong cuốn sách này Barry Rubin mô tả Syria nhƣ một mô hình
của chế độ độc tài Ả Rập. Những biểu hiện bạo lực vô cớ, tàn ác, tình trạng mị
dân phục vụ mục đích củng cố sức mạnh của ngƣời cai trị đƣợc thể hiện rất
rõ."Sự thật về Syria. “ là một đóng góp quan trọng trong hệ thống các nghiên
cứu về Syria hiện đại trong đó cung cấp đánh giá sâu sắc về chính trị Syria, về
các chính sách nội bộ tàn bạo đặc trƣng cho sự cai trị 30 năm của nhà lãnh đạo
Syria Hafez Al Assad đƣợc con trai ông là Bashar Al Assad kế thừa đến nay.
“Sự thật về Syria” là nghiên cứu sâu sắc, cung cấp nhiều thông tin quan trọng
về thực trạng của Syria. Vào thời điểm khi cuộc tranh luận về Syria và chế độ
của nó đƣợc phát triển khắp châu Âu và Mỹ trong đó ông can đảm tập hợp
2 Barry Rubin là một nhà bảo xuất chúng về Trung Đông và là tác giả của Cuộc chiến lâu dài cho Tự Do, Yasir Arafat, Bi
kịch của Trung Đông, và Sự căm ghét Mỹ. Bài báo của ông đã xuất hiện trong The New York Times, Washington Post, Los
Angeles Times, Ngoại giao và nhiều ấn phẩm khác. Ông là thành viên của Hội đồng Quan hệ đối ngoại và là biên tập viên
của Tạp chí Quan hệ Quốc tế Trung Đông.


11


bằng chứng cho thấy việc không thể đối phó với Syria hoặc thay đổi hành vi
của quốc gia này. Cuốn sách đã bóc tách triệt để các hành vi tâm lý của chế
độ, các công cụ chế độ độc tài này đã sử dụng trong quá khứ và hiện tại để duy
trì quyền lực.
“Syria và Mỹ: Mối quan hệ của Mỹ và Syria từ thời Wilson đến thời
Eisenhower”(Syria and the USA: Washington's Relations with Damascus from
Wilson to Eisenhower) do Sami Moubayed phát hành năm 2009. Cuốn sách mô
tả những năm đầu của mối quan hệ Syria - Mỹ nhƣ những hy vọng tiêu tan.
Mối quan hệ đã có của Syria và Mỹ trải qua nhiều thăng trầm: ấm áp dƣới thời
Woodrow Wilson, hầu nhƣ không tồn tại dƣới thời Warren Harding và Calvin
Coolidge, hồi sinh dƣới thời Franklin Roosevelt khi Syria đứng về phía Đồng
minh tuyên bố chiến tranh với Đức quốc xã. Sau chiến tranh thế giới II, mối
quan hệ thay đổi khi Mỹ bị cáo buộc đã tham gia vào hàng loạt các cuộc đảo
chính làm rung chuyển nƣớc cộng hòa trẻ từ năm 1949. Tham gia và quyền tự
quyết là những quy tắc của trò chơi trong thời kỳ hậu Wilson nhƣng điều này
nhanh chóng chuyển thành hoạt động gián điệp trong Chiến tranh Lạnh khi Mỹ
nhìn nhận Syria nhƣ một tiền đồn của Liên Xô ở Trung Đông.Với nghiên cứu
ban đầu, cuốn sách này rất cần thiết cho các học giả nghiên cứu Trung Đông, lịch
sử ngoại giao Mỹ và quan hệ quốc tế thế kỷ hai mƣơi.
“Chính sách và quyền lực ở Syria: Vấn đề tình báo, quan hệ ngoại giao
và nền dân chủ của thế giới Trung Đông thời hiện đại” (Power and Policy in
Syria: Intelligence Services, Foreign Relations and Democracy in the Modern
Middle East) của Radwan Ziadeh 3 phát hành năm 2010. Trong cuốn sách này,
3

Radwan Ziadeh là một giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm nhân quyền Carr của Đại học
Harvard, giáo sư thỉnh giảng tại Chatham House (Viện Hoàng gia Quan hệ Quốc tế) tại

London và cũng là giám đốc sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và chiến lược Syria ở
Washington DC, và đã được một thành viên cao cấp của Viện Hòa bình Hoa Kỳ. Ông là
người nhận giải thưởng Tự do MESA (2009).

12


Radwan Ziadeh trình bày một phân tích mới và sâu sắc về cơ cấu chính trị ở
Syria nhƣ một nhà nƣớc độc quyền "chuyên chế" và các cơ cấu hành chính
với môi trƣờng quan liêu mà thông qua đó chính quyền Syria thực hiện sự
kiểm soát tập trung từ khi Tổng Hafez Al Assad tiến hành cuộc đảo chính
không đổ máu năm 1970 . Nhận thức đƣợc Syria có một vị trí quan trọng giữa
một Trung Đông bị bao vây bởi hàng hoạt căng thẳng khu vực sau cuộc chiến
chống khủng bố toàn cầu, vị Tổng thống này đã ban bố luật tình trạng khẩn cấp
nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình, đƣa ra một bộ máy nhà nƣớc chuyên chế
cứng rắn và duy trì cho đến ngày nay dƣới sự kiểm soát của con trai ông –
Tổng thống Bashar Al Assad. Bên cạnh đó, sách cũng tập trung vào các hoạt
động tình báo của Syria có ảnh hƣởng đáng kể đến chính sách và các quyết
định pháp lý, ra quyết định về mô hình chính sách đối ngoại, đặc biệt là với
Mỹ. Đây đƣợc đánh giá là cuốn sách cần thiết cho tất cả những ngƣời quan
tâm tới Syria, quan hệ quốc tế Trung Đông hiện đại và nghiên cứu về an ninh.
Radwan Ziadeh cũng vừa xuất bản cuốn “Vai trò của Syria trong sự
chuyển mình của Trung Đông: Đàm phán hòa bình Syria – Israel” (Syria's
Role in a Changing Middle East: The Syrian-Israeli Peace Talks) năm 2013.
Cuốn sách này cung cấp một phân tích lịch sử kĩ lƣỡng có giá trị trong giai
đoạn này của chính trị Trung Đông và ngoại giao quốc tế, cũng nhƣ đánh giá
các tác động tiềm năng của một thỏa thuận hòa bình trong kinh tế và chính trị
xã hội Syria.Trong sự trỗi dậy của Mùa xuân Ả Rập năm 2011, cuộc đấu tranh
tìm kiếm vai trò lãnh đạo của thế giới Ả Rập đã mang một ý nghĩa mới cũng
nhƣ một khả năng mới cho vấn đề hiện tại về tiến trình hòa bình Ả Rập-Israel.

Vào những năm 1990 khi Mỹ dẫn đầu trong công cuộc “thiết lập” hòa bình ở
Trung Đông, các cuộc đàm phán giữa Syria và Israel đã nhiều lần chạm tới một
thỏa thuận hòa bình. Khuôn khổ cho một thỏa thuận hòa bình tiềm năng đƣợc
thành lập thông qua các cuộc đàm phán song phƣơng nhƣng sau khi sự sụp đổ
13


của hội nghị thƣợng đỉnh Assad-Clinton năm 2000, thỏa thuận này trở nên bấp
bênh. Cuốn sách của Radwan Ziadeh đã đi theo suốt các cuộc đàm phán, từ hội
nghị Madrid năm 1991, hội nghị thƣợng đỉnh Assad-Clinton, và xa hơn nữa, để
thấy chính sách ngoại giao của Syria đã thay đổi nhƣ thế nào với sự gia tăng
quyền lực của Bashar Al Assad, mối quan hệ với Iran và Mahmoud
Ahmadinejad , vụ ám sát Rafiq Al Hariri của Lebanon và cuộc chiến Iraq…
“Cuộc đấu tranh quyền lực tại Syria: Đặc điểm chính trị và xã hội dưới
thời Assad và Đảng Baath “ (The Struggle for Power in Syria: Politics and
Society Under Asad and the Ba'th Party) của Nikolaos van Dam

4

phát hành

năm 2011. Trong cuốn sách này, Nikolaos van Dam đã khám phá và giải thích
cách các triều đại Assad sử dụng để “cai trị” Syria khoảng nửa thế kỷ XX đến
nay và tiếp tục kiểm soát an toàn mối quan hệ phức tạp của các dân tộc thiểu
số, các phe phái đối lập trong một thời gian dài chƣa từng có nhƣ vậy. Thông
qua việc phân tích chuyên sâu về vai trò của giáo phái, các nhóm sắc tộc, Van
Dam đã ghi lại quá trình phát triển nội bộ đảng Baa'th và các tầng lớp quyền
lực quân sự , dân sự do Đảng Baa'th tiếp quản từ năm 1963 đến nay.Trong bối
cảnh bất ổn ở Trung Đông cũng nhƣ khi đối mặt với các cuộc biểu tình từ
Homs đến Damascus và những nơi khác trên khắp Syria, Đảng Baa'th và Tổng

thống Bashar Al Asad đang thực sự bị cuốn vào một cuộc đấu tranh để bảo vệ
quyền lực ở Syria. Đây là cuốn sách có nhiều đánh giá phân tích khá sâu sắc về
vấn đề chính trị xã hội của Syria.

4 Nikolaos van Dam là một nhà nghiên cứu hàng đầu về Syria và cũng là một nhà ngoại
giao nổi tiếng. Ông từng là Đại sứ Hà Lan tại Indonesia, Đức, Thổ, Ai Cập, Iraq và có rất
nhiều bài nghiên cứu về Syria, Trung Đông đăng trên các tạp chí nghiên cứu quan hệ quốc
tế của thế giới.

14


“Trục liên minh Syria – Iran: Ngoại giao văn hóa và quan hệ quốc tế ở
Trung Đông” (The Syria-Iran Axis: Cultural Diplomacy and International
Relations in the Middle East ) của Nadia von Maltzahn phát hành đầu năm
2013. Kể từ cuộc cách mạng Iran năm 1979, liên minh chặt chẽ giữa Syria và
Iran đã trải qua ba thập kỷ dựa trên lợi ích địa chính trị giữa hai quốc gia và
thƣờng đóng khung trong ngôn ngữ của kháng chiến. Nadia von Maltzahn đã
phân tích quan điểm về những gì Syria và Iran từng thực hiện ở cấp nhà nƣớc
để thúc đẩy giao lƣu phổ biến và sử dụng các công cụ văn hóa nhằm xây dựng
một hình ảnh với các quốc gia khác? Tác giả cũng xem xét động cơ, nội dung
và tầm vóc của ngoại giao văn hóa giữa Syria và Iran để xác định mức độ thành
công mà hai nƣớc đã đạt đƣợc trong việc sử dụng ngoại giao văn hóa làm cầu
nối thế giới quan và triển vọng chính trị của họ. Bằng cách phân tích mức độ
mà một nhà đạo diễn giao lƣu văn hóa có thể thúc đẩy quan hệ song phƣơng ở
Trung Đông, Nadia von Maltzahn cung cấp một phân tích độc đáo của việc
hình thành chính sách và ngoại giao nƣớc ngoài trong khu vực.
“Quan hệ Iraq và Syria: Nền ngoại giao và địa chính trị sau sự sụp đổ
của chế độ Saddam” (Iraq and Syria: Diplomacy and Geopolitics Since the
Fall of Saddam) của James Denselow phát hành năm 2013. Cuốn sách này theo

dõi các mối quan hệ thay đổi và “đầy bão tố” giữa những ngƣời hàng xóm
không mấy hòa hợp sau những ảnh hƣởng từ cuộc xâm lƣợc năm 2003. Vai trò
của chế độ Bashar Al Assad trong cuộc xung đột này thƣờng bị bỏ qua, nhƣng
mối quan hệ chính trị của nó cộng với vị trí địa lý của Syria đã làm cho nó trở
thành một vấn đề quan trọng. Trong bối cảnh cả hai bên thƣờng xuyên phải đối
mặt với bất ổn nội bộ đáng kể, mối quan hệ khá phức tạp giữa Syria - Iraq là
một trong những vấn đề trung tâm của sự ổn định trong khu vực. James
Denselow lập luận rằng không thể phân tích mối quan hệ hiện nay giữa Iraq và
Syria bên ngoài bối cảnh sự hiện diện của Mỹ tại Iraq.

15


Ngoài ra còn những tác phẩm khác đề cập đến Syria nhƣ: “The Baa'th
and Syria From the French Mandate to the Era of Hafez Al Assad, Princeton”
của Robert Olson xuất bản năm 1983 ; “The Struggle for Syria” của Patrick
Seale xuất bản năm 1987; “The Baa'th and the Creation of Modern Syria” của
David Roberts xuất bản năm 1988; “Contemporary Syria: Liberalization
Between Cold War and Peace” của nhà xuất bản Publisher: I.B.Tauris & Co
Ltd năm 1996 ; “Why Syria Goes to War: Thirty Years of Confrontation” của
Fred H. Lawson xuất bản bởi Cornell University Press, năm 1996 ; “Syria's
Peasantry, the Descendants of Its Lesser Rural Notables, and Their Politics”
của Hanna Batatu xuất bản năm 1999; “Assad's Legacy: Syria in Transition”
của Eyal Ziser xuất bản năm 2001 ; “ Syria: revolution from above” của
Raymond Hinnesbusch năm 2002 ; “Syria: issues and historical background”
của John L. Henriques xuất năm 2003; “Syria: Neither Bread Nor Freedom”
của Alan George xuất bản năm 2003; “Historical Dictionary of Syria” của
David Commins xuất bản năm 2004; “Syria Under Bashar Al-Asad:
Modernisation and the Limits of Change” của Volker Perthes xuất bản năm
2004 ; “The New Lion of Damascus: Bashar al-Asad and Modern Syria” xuất

bản năm 2005; “Syria: Ballots Or Bullets? : Democracy, Islamism, and
Secularism in the Levant” của Wieland Carsten xuất bản năm 2006; “Syria,
Second Edition” của Adam Woog xuất bản năm 2009 ; “The Al-Assads'
Syria” của

Kathy A. Zahler xuất năm 2009; “Syria's economy and the

transition paradigm” của Samer Abboud, Ferdinand Arslanian xuất bản năm
2009 ; “The state and the political economy of reform in Syria”, “Changing
regime discourse and reform in Syria” của Trung tâm Nghiên cứu Syria, Đại
học St Andrews xuất bản năm 2009; “Opposition and Resistance in Syria” của
Hans Gunther Lobmeyer xuất bản năm 2009; “Money, Power and Politics in

16


Early Islamic Syria: A Review of Current Debates” của John F. Haldon xuất
bản năm 2010…
Là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo và tồn tại nhiều vấn đề mâu
thuẫn tiềm ẩn xuất phát từ lý do tôn giáo, sắc tôn, các nghiên cứu về vấn đề
xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Syria cũng đƣợc nhiều học giả quan tâm phân tích:
“The Islamic Struggle in Syria” của Dr. Umar F. Abd-Allah xuất bản năm
1984; “Islamic Reform : Politics and Social Change in Late Ottoman Syria:
Politics and Social Change in Late Ottoman Syria” của David Dean Commins
năm 1990; “The Kurds in Syria: The Forgotten People” của Kerim Yildiz xuất
bản bởi Palgrave Macmillan năm 2005 , “The Kurdish and Islamist Questions”
của Robert W. Olson xuất bản năm 2001 ; “ The Kurds of Syria: Political
Parties and Identity in the Middle East” của Harriet Alsop xuất bản năm 2013.
Bên cạnh các vấn đề nội tại của Syria, quan hệ của Syria với các nƣớc
láng giềng trong khu vực và các cƣờng quốc trên quốc tế cũng đƣợc khai thác

triệt để, nhất là khi phong trào Mùa xuân Ả Rập lan khắp khu vực. Có thể điểm
qua một số quan hệ tiêu biểu nhƣ sau:
Vấn đề giữa Syria và Iraq: “Ba'ath Versus Ba'ath: The Conflict Between
Syria and Iraq” của Eberhard Kienle xuất bản năm 1990; “Syria and the War
in Iraq” của Farrah Hassen xuất bản năm 2007 ; “Iraq and Syria: Diplomacy
and Geopolitics Since the Fall of Saddam” của James Denselow xuất bản năm
2013.
Vấn đề giữa Syria và Lebanon: “Post-colonial Syria and Lebanon: The
Decline of Arab Nationalism and the Triumph of the State” của Youssef
Chaitani xuất bản năm 2007; “Syria, the Land of Lebanon” của Leary Gaston
xuất bản năm 2009; “Syria and Lebanon: International Relations and
Diplomacy in the Middle East” của Taku Osoegawa xuất bản năm 2013.

17


Vấn đề giữa Syria và Iran: “Syria and Iran: Middle Powers in a
Penetrated Anoushiravan Ehteshami” của Raymond A. Hinnebusch Regional
System xuất bản năm 2002 ; “Syria and Iran: Diplomatic Alliance and Power
Politics in the Middle East” của Jubin M. Goodarz xuất bản bởi I.B.Tauris &
Co Ltd năm 2006; “The Syria-Iran Axis: Cultural Diplomacy and International
Relations in the Middle East” của Nadia von Maltzahn xuất bản bởi I.B.Tauris
& Co Ltd xuất bản năm 2013.
Vấn đề giữa Syria và Israel: “Syria and Israel : From War to
Peacemaking: From War to Peacemaking” xuất bản năm 1999; “Israel and
Syria: The Military Balance and Prospects of War” của Anthony H.
Cordesman.
Vấn đề Syria và khu vực Trung Đông Bắc Phi: “Syria and the Middle
East Peace Process” của Alastair Drysdale xuất bản năm 1991 ; “Modern
Syria: From Ottoman Rule to Pivotal Role in the Middle East”của Moshe

Ma'oz xuất bản năm 2009; “Syria and the Doctrine of Arab Neutralism: From
Independence to Dependence’’ của Rami Ginat xuất bản bởi Sussex Academic
Press năm 2010; “Power and Policy in Syria: Intelligence Services, Foreign
Relations and Democracy in the Modern Middle East” của Radwan Ziadeh
xuất bản năm 2012; “Secret War in the Middle East: The Covert Struggle for
Syria, 1949-1961” của Andrew Rathmell xuất bản năm 2013; “Syria's Role in
a Changing Middle East: The Syrian-Israeli Peace Talks” của Radwan Ziadeh
xuất bản năm 2013.
Vấn đề giữa Syria và Mỹ: “Syria and the USA: Washington's Relations
with Damascus from Wilson to Eisenhower” của Sami Moubayed xuất bản
năm 2002; “Syria, the United States, And the War on Terror in the Middle East
“ của Robert G Rabil xuất bản năm 2006; “Syria: Background and U. S.
18


Relations” của Jeremy M. Sharp xuất bản năm 2010; “Syrian foreign policy
and the United States” của Trung tâm nghiên cứu Syria, Đại học St Andrews
xuất bản năm 2010.
Vấn đề giữa Syria và Nga: “Soviet Union - Syria Relations” của Tabqa
Dam, Tartus xuất bản năm 1991; “Soviet Union and the Arab-Israeli Conflict”
do General Books LLC xuất bản năm 2010.
Năm 2010, Mùa xuân Ả Rập bùng phát và tràn qua các nƣớc Trung
Đông - Bắc Phi nhƣ một cơn lốc trong đó có Syria. Những bất ổn tại Syria kéo
dài từ năm 2011 đang dẫn tới nguy cơ bùng nổ nội chiến, đặc biệt sau sự kiện
Nga và Trung Quốc bác bỏ nghị quyết trừng phạt quốc gia Trung Đông này mà
Liên hợp quốc muốn thông qua. Bên cạnh đó, Tổng thống Bashar Al Assad
đứng trƣớc áp lực từ chức từ phƣơng Tây và phe đối lập Syria. Đó là thực tế
chính trị hiện nay và chƣa thấy một giải pháp hữu hiệu có thể làm tình hình tại
quốc gia Trung Đông này lắng dịu. Liệu một kịch bản của Lybia thứ hai có thể
xảy ra. Sẽ có một sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào tình hình Syria ? Syria



vị

trí

quan

trọng

nhƣ

thế

nào

trong

thế

giới

Ả Rập? Một cuộc chiến xảy ra tại Syria sẽ tác động gì tới khu vực cũng nhƣ
các vấn đề chính trị luôn nóng bỏng tại Trung Đông? Cho đến nay đó vẫn là
những vấn đề đang đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, phân tích đặc biệt
là giới nghiên cứu của các nƣớc có lợi ích liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới
cuộc khủng hoảng tại Syria nhƣ Mỹ, Nga, Iran, Trung Quốc…
Những bài viết đƣợc đăng tải từ năm 2011 đến nay đã đề cập đến câu trả
lời ở các góc độ và mức độ khác nhau:
Năm 2011: “The war in Syria” của Commondore Charles Napier, K.C.B xuất

bản bởi Harrison and Co., Printer ; “Assad’s Departure No Guarantee of
Change for Syria” của Aron Lamm đăng trên The Epoch Times năm 2011;

19


Năm 2012: “The Arab Spring: Comparing U.S. Reactions in Libya and Syria”
của David N. Wilson; “The Syrian Rebellion” của Fouad Ajami; “Syria - A
Decade of Lost Chances: Repression and Revolution from Damascus Spring to
Arab Spring” của Carsten Wieland; “Revolt in Syria: Eye-Witness to the
Uprising” của Stephen Starr;
Năm 2013: “Religion and State in Syria: The Sunni Ulama from Coup to
Revolution” của Thomas Pierret; “Global Security Watch – Syria” của Fred H.
Lawson; “Where Would Bashar al-Assad Go If He Were Overthrown?”
của Alison Tahmizian Meuse ….
Nhìn chung, phần lớn các tác phẩm nêu trên (chủ yếu đƣợc xuất bản
hoặc công bố ở Anh, Mỹ) tuy cung cấp và phân tích nhiều thông tin nhƣng chủ
yếu phân tích theo từng nhóm chủ đề dựa trên quan điểm lợi ích của từng nhóm
quốc gia và mang yếu tố khách quan theo hƣớng cáo buộc chế độ hiện tại của
Tổng thống Assad nhằm gây sức ép buộc Tổng thống Assad phải từ chức.
Tại Việt Nam, trƣớc phong trào Mùa xuân Ả Rập, đề tài Syria chƣa đƣợc
quan tâm, nghiên cứu. Kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội tại Syria
bùng phát vào năm 2011, các học giả quân sự cũng nhƣ các nhà nghiên cứu
quan hệ quốc tế đã dành sự quan tâm đặc biệt cho sự kiện này, chủ yếu là các
bài viết dƣới dạng tin tức thời sự, bài phân tích ngắn trên các tạp chí chuyên
ngành.Tập trung nhiều nhất là các bài phân tích của viện nghiên cứu Trung
Đông và Châu Phi, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế của Học viện ngoại giao, Bản
tin đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam..Trong đó có một số bài viết tiêu biểu
nhƣ sau: “Cuộc khủng hoảng Syria và những toan tính quốc tế” của PGS - TS
Nguyễn Thanh Hiền đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Đông-Châu Phi số

11,12 tháng 12/2012; ;“Islam giáo trong các biến cố chính trị ở Syria” của
Nguyễn Quang Dũng đăng trên tạp chí ; “Syria trước bước ngoặt quyết định”
của Đại tá Lê Thế Mẫu đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Đông-Châu Phi số

20


tháng 8/2012 ; “Quan hệ liên minh chiến lược Iran – Syria trong biến động
chính trị tại Syria năm 2011” của Lê Quang Thắng đăng trên tạp chí Nghiên
cứu Trung Đông-Châu Phi số tháng 6/2012; “Đi tìm một giải pháp cho vấn đề
Syria” của Đỗ Sơn Hải đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Đông-Châu Phi số
tháng 2/2013...
Nhìn chung, ở Việt Nam cho đến nay vẫn chƣa có một công trình lớn
nào nghiên cứu toàn diện về Syria. Vì vậy, học viên đã chọn chủ đề “Phong
trào Mùa xuân Ả Rập tại Syria: Thực trạng, nguyên nhân và tác động tới Việt
Nam” làm đối tƣợng nghiên cứu cho luận văn của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là phong
trào Mùa xuân Ả Rập tại Syria. Tuy nhiên để phục vụ mục đích nghiên cứu đó,
đề tài còn nghiên cứu các đối tƣợng khác liên quan: khu vực Trung Đông –
Bắc Phi, một số quốc gia có liên quan và tác động đến cuộc biến động kinh tế chính trị - xã hội tại Syria năm 2011: Mỹ, Nga, Trung Quốc và cả các thể chế
quốc tế nhƣ Liên hợp quốc, NATO, Liên đoàn Ả Rập…
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những biến động
chính trị xã hội của Syria từ năm 2011 là chủ yếu. Tuy nhiên, để có cái nhìn hệ
thống, đề tài cũng nghiên cứu tình hình Syria trƣớc khi có phong trào Mùa
xuân Ả Rập và đƣa ra một số dự báo về tƣơng lai của quốc gia này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng chủ yếu ở đây là các phƣơng
pháp nghiên cứu đất nƣớc học, nghiên cứu cấp độ trong quan hệ quốc tế và
phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành.

Bên cạnh đó, đề tài còn áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu phổ biến
khác nhƣ phƣơng pháp phân tích, so sánh, logic, tổng hợp, hệ thống hóa và
phƣơng pháp dự báo.

21


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu: mục tiêu chính của luận văn là phân tích thực
trạng , nguyên nhân và tác động của cuộc khủng hoảng chính trị , xã hội tại
Syria từ năm 2011. Để phục vụ mục tiêu này, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể nhƣ sau:
- Tìm hiểu bối cảnh mới của khu vực Trung Đông – Bắc Phi do phong
trào Mùa xuân Ả Rập mang lại, bao gồm: diễn biến chính, thực trạng, nguyên
nhân và hệ quả của phong trào Mùa xuân Ả Rập tại khu vực Trung Đông – Bắc
Phi nói chung.
- Nghiên cứu tổng quan về Syria, bao gồm các đặc điểm về địa lý, tự
nhiên, lịch sử hình thành và các đặc điểm cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội
của Syria thời kỳ trƣớc phong trào Mùa xuân Ả Rập.
- Nghiên cứu phong trào Mùa xuân Ả Rập tại Syria: thực trạng, nguyên
nhân, dự báo các kịch bản.
- Tìm hiểu vai trò đặc biệt quan trọng của Mỹ - Nga tại Syria cùng ảnh
hƣởng của các nƣớc lớn khác và của các tổ chức quốc tế, khu vực đối với Syria.
- Chỉ ra những tác động của cuộc khủng hoảng chính trị , xã hội tại Syria
đối với thế giới, khu vực và Việt Nam.
- Tìm hiểu các bài học kinh nghiệm có thể rút ra đối với Việt Nam từ
thực tiễn của cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội tại Syria.
6. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, đề tài đƣợc kết cấu thành 3
chƣơng với những nội dung nhƣ sau:

Chƣơng 1: Tổng quan về đất nƣớc Syria
Chƣơng 2: Cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội tại Syria: Thực trạng,
nguyên nhân và các kịch bản tƣơng lai.
Chƣơng 3: Tác động của Phong trào Mùa xuân Ả Rập tại Syria đối với
Việt Nam.

22


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi sẽ không thể hoàn thiện luận văn này nếu không có sự
giúp đỡ của PGS - TS Nguyễn Thanh Hiền – Tổng biên tập Tạp chí nghiên cứu
Trung Đông và Châu Phi. Ngay từ khi bắt tay vào khai thác đề tài cuộc khủng
hoảng Syria, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS - TS
Nguyễn Thanh Hiền để tôi có thể hoàn thiện luận văn này.
Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc tới các bài nghiên cứu của
những tác giả đi trƣớc đã cung cấp thông tin, nghiên cứu về Hồi giáo, Syria,
khu vực Trung Đông và rất nhiều vấn đề khác liên quan đến cuộc khủng hoảng
Syria hiện nay.
Ngoài ra, trong suốt quá trình học chƣơng trình đạo tạo thạc sỹ, tôi đã
nhận đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cán bộ đào tạo, giảng
dạy của Khoa Quốc tế học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không tránh đƣợc thiếu sót. Rất
mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để tôi
có thể tiếp tục hoàn thiện luận văn của mình một cách tốt nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất đối với tất cả những
sự giúp đỡ và quan tâm này.

23



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƢỚC SYRIA
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Lãnh thổ, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên
Đất nƣớc Syria cổ đại bao gồm toàn bộ vùng Levant (Syria nằm ở cực
đông của Biển Địa Trung Hải, giữa Ai Cập, Arabia ở phía nam và Cilicia ở
phía bắc, kéo dài vào trong lục địa bao gồm cả Mesopotamia). Tuy nhiên, tới
thời Pliny, đất nƣớc Syria rộng lớn bị phân chia thành một số tỉnh độc lập về
chính trị thuộc Đế chế La Mã [16].
Sau nhiều biến động lịch sử, Syria hiện nay đƣợc biết đến là một quốc
gia Hồi giáo thuộc khu vực Bắc Phi – Trung Đông, có đƣờng biên giới giáp
Lebanon và biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía
đông, Jordan ở phía nam và Israel ở phía tây nam.
Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời hơn 5000 năm, đất nƣớc này
luôn có một vị trí địa lý đặc biệt trên bản đồ thế giới:
Thứ nhất, Syria nằm tại giao điểm của các nền văn minh Hồi giáo, Thiên
Chúa giáo, Do Thái giáo và đã từng tham dự vào các biến động giữa các nền
văn minh này trong lịch sử; nói cách khác Syria nằm trên cửa ngõ giao thƣơng
trọng yếu của cả ba châu lục Á – Âu – Phi từ thời cổ đại.
Thứ hai, Syria có bờ biển thông ra Địa Trung Hải, cũng là vùng biển tiếp
giáp của nhiều quốc gia thuộc cả thế giới phƣơng Tây và thế giới Hồi giáo.
Cũng chính vì có vị trí quan trọng nhƣ vậy nên đất nƣớc Syria luôn bị
các cƣờng quốc trên thế giới nhòm ngó và tình hình kinh tế chính trị của đất
nƣớc này cũng vì thế mà xảy ra nhiều bất ổn.
So với nhiều quốc gia châu Phi, Syria không phải là đất nƣớc rộng lớn
với tổng diện tích 185,180 km². Tuy phía tây bắc giáp với Địa Trung Hải khá
xanh tƣơi nhƣng phần lớn diện tích đất của Syria lại là cao nguyên khô cằn
rộng lớn và ở vị trí rất cao so với mặt nƣớc biển. Dù có rất ít sông ngòi nhƣng


24


Syria lại đƣợc hƣởng lợi từ sông Euphrates – con sông lớn của cả khu vực
chảy qua phía đông giúp cho Syria có thể phát triển nông nghiệp. Vì vậy, vùng
đất "Al Jazira" ở đông bắc đất nƣớc và "Hawran" ở miền nam là những khu
vực nông nghiệp quan trọng của Syria, cung cấp lƣơng thực cho toàn bộ đất
nƣớc và đóng vai trò rất lớn trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia
[4, tr.47].
Nguồn tài nguyên của Syria không phong phú nhƣng lại vô cùng quý giá
đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Dầu mỏ lần đầu tiên đƣợc khám phá với số
lƣợng thƣơng mại năm 1956 ở phía đông bắc Syria [46]. Sau khi tiến hành tìm
kiếm và khai thác dầu mỏ tại nhiều nơi, những giếng dầu quan trọng tại Syria
đƣợc hình thành nhƣ giếng Suwaydiyah, Qaratshui, Rumayian và Tayyem gần
Dayr az–Zawr. Cần phải nói rõ các giếng dầu này là một sự mở rộng tự nhiên
từ các giếng dầu Iraq tại Mosul và Kirkuk. Dầu mỏ là nguồn tài nguyên chính
của Syria và cũng là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của đất nƣớc này từ sau năm
1974 với trữ lƣợng đạt 2,5 tỉ thùng, đứng thứ 31 trên thế giới dù đang có xu
hƣớng giảm dần [46]..
Ngoài dầu mỏ, Syria còn một nguồn tài nguyên đáng giá nữa là “khí tự
nhiên” đƣợc phát hiện tại giếng Jbessa năm 1940 với trữ lƣợng ƣớc tính đạt
240 km3, tƣơng đƣơng 22 triệu m3/ngày [46]. Tuy hiện nay khí đốt đƣợc sản
xuất chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu trong nƣớc nhƣng trong cuộc cạnh tranh
khốc liệt về khí đốt của thế giới thì một quốc gia có trữ lƣợng khí đốt rất lớn
nhƣ Syria lại là một nhân tố quan trọng.
Có thể thấy dầu mỏ và khí đốt là nguồn thu chủ yếu và là mặt hàng xuất
khẩu hàng đầu của nƣớc này ra thế giới, đƣợc coi là huyết mạch của nền kinh
tế, tạo ra sự tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định cho Syria . Tuy nhiên, do dầu
mỏ không chỉ có giá trị với Syria mà còn đóng vai trò quan trọng nhất trong
việc tạo ra năng lƣợng, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của tất cả các nƣớc trên


25


×