Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Vận dụng sách lược Dĩ bất biến ứng vạn biến" của Hồ Chí Tịch trong ngoại giao Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 : Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế: 60 31 40"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.43 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&VN

NGUYỄN THỊ MAI HIỀN

VẬN DỤNG SÁCH LƯỢC “DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN
BIẾN” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG NGOẠI
GIAO VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội- 2010


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................3
MỞ ĐẦU..........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ CỦA SÁCH LƯỢC “DĨ BẤT BIẾN ỨNG
VẠN BIẾN” TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ.............................................11
1.1. Nhận thức chung về sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến”................11
1.1.1. Khái niệm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư tưởng phương Đông
.........................................................................................................................11
1.1.2. Khái niệm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư tưởng ngoại giao Hồ
Chí Minh.........................................................................................................14
1.1.3. Khái niệm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong Ngoại giao Việt Nam......19
1.2. Quá trình vận dụng sách lược “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong lịch
sử đối ngoại Việt Nam...................................................................................21
1.2.1. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp..........................................................21
1.2.2. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ...........................................................27
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG SÁCH LƯỢC “DĨ BẤT BIẾN


ỨNG VẠN BIẾN” TRONG NGOẠI GIAO VIỆT NAM NHỮNG NĂM
ĐẦU THẾ KỶ XXI .....................................................................................33
2.1. Quá trình vận dụng sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong
Ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập (1986 – 2001).............33
2.1.1. Những đặc điểm tình hình chính trị kinh tế thế giới.............................33
2.1.2. Vận dụng sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong ngoại giao
Việt Nam (1986 -2001) ................................................................................. 39
2.2. Quá trình vận dụng sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong
những năm đầu thế kỷ XXI (2001 – nay)....................................................56
2.2.1. Tình hình thế giới và khu vực...............................................................56

1


2.2.2. Đường lối đối ngoại của Đảng .............................................................61
2.2.3. Quá trình vận dụng sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong hoạt
động ngoại giao Việt Nam (từ năm 2001 – nay).............................................66
KẾT LUẬN....................................................................................................80
Tài liệu tham khảo.........................................................................................93

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt


ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển ASEAN

AEC

ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực tự do thương mại
ASEAN

APEC

Asia - Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương

AIA

Aid investment ASEAN

Khu vực đầu tư ASEAN


ASC

ASEAN Security Community

Cộng đồng an ninh ASEAN

ASEM

The Asia-Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á Âu

CIS

Community of Independent States

Cộng đồng các quốc gia độc
lập

EAEC

Europe - Asia Economic Community Cộng đồng kinh tế Á - Âu

EAFTA

East Asian Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do Đông
Á


EAS

East Asian Summit

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

EC

European Common

Cộng đồng Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do


IMF

International Money fund

Quỹ Tiền tệ quốc tế

MIA

Missing in action

Mất tích trong chiến tranh

NATO

North Atlantic Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

Official development aid

3


SNC


Supreme National Council

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc tối
cao Campuchia

UN

United Nations

Liên hợp quốc

WB

World bank

Quỹ Tiền tệ quốc tế

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

4


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, lịch sử đấu tranh vì độc lập và
xây dựng một môi trường hòa bình cho công cuộc xây dựng phát triển đất

nước, nhân dân Việt Nam ngày càng hiểu rõ hơn cái giá của hòa bình và an
ninh cho phát triển. Từ cuối thế kỷ XX sang đầu XXI, vị thế của Việt Nam
ngày càng tăng cao trong khu vực Đông Nam Á và được bạn bè quốc tế tín
nhiệm. Việc Việt Nam đã chính thức trở thành ủy viên không thường trực (đại
diện cho Châu Á) của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (nhiệm kỳ 2008-2009)
với số phiếu ủng hộ gần như tuyệt đối (183/190) và với những gì chúng ta thể
hiện ở vị trí này đã cho thấy Việt Nam đã xử lý rất hiệu quả các vấn đề liên
quan tới an ninh và hòa bình trong khu vực cũng như trên thế giới vì lợi ích
quốc gia và lợi ích của cộng đồng quốc tế.
Nhìn lại lịch sử của dân tộc Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, một thực tế
không thể phủ nhận rằng, nền ngoại giao Việt Nam đã không ngừng trưởng
thành và có những đóng góp rất quan trọng vào sự tồn tại, phát triển của dân
tộc. Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng non trẻ, ngoại giao
Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dìu dắt và trực tiếp lãnh đạo. Sự lãnh
đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với sự tham gia của những học trò ưu tú
của người đã góp phần xuất sắc bảo vệ chủ quyền và nền độc lập của Việt
Nam trong khi thế và lực còn yếu, đồng thời tạo điều kiện tranh thủ thời gian
xây dựng lực lượng để đối phó với tình hình có thể xấu hơn. Hoạt động ngoại
giao phong phú, sôi động nhưng cực kỳ phức tạp của thời kỳ này đã trở thành
mẫu mực về sách lược đấu tranh cùng một lúc với nhiều kẻ thù, lợi dụng mâu
thuẫn trong hàng ngũ đối phương, hòa hoãn và tranh thủ những lực lượng có

5


thể tranh thủ được dù là tạm thời để bảo toàn và củng cố nền dân chủ cộng
hòa, từng bước đưa cách mạng qua khỏi tình thế hiểm nghèo.
Trong suốt hơn 30 năm tiếp theo ( 1954-1975) đấu tranh giành độc lập,
thống nhất tổ quốc và xây dựng đất nước, Ngoại giao Việt Nam đã góp phần

làm rõ phương thức ngoại giao của Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ
Chí Minh được đúc kết từ truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của
dân tôc Việt Nam
Ngay sau khi thống nhất đất nước, trong quá trình đổi mới, nhờ đường
lối độc lập tự chủ, Việt Nam đang thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ “là bạn với tất cả các nước trên thế giới”....Việt
Nam đã tăng cường được thế và lực, nâng cao vị trí quốc tế, mở rộng hợp tác
với các nước, tranh thủ được điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong một thế giới có nhiều đảo lộn sâu sắc và phức
tạp, cơ hội xen lẫn với thách thức, nguy cơ... Trong tình hình bối cảnh quốc tế
có nhiều biến đổi sâu sắc và khá phức tạp, có nhiều xu hướng chính trị đan
xen lẫn nhau, thì việc vận dụng những tư tưởng của tư duy Hồ Chí Minh vào
đường lối và hoạt động ngoại giao Việt Nam lại càng giúp cho các nhà nghiên
cứu và hoạch định chính sách ngoại giao phân tích đúng thời cuộc và thấy rõ
các khả năng phát triển tình hình, xác định đâu là thời cơ, vận hội, đâu là
thách thức và cạm bẫy. Chính vì thế, tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn là sợi chỉ đỏ trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của
Đảng và nhà nước Việt Nam. Nghiên cứu về sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn
biến” của Hồ Chủ tịch trong ngoại giao Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21
và tìm hiểu được mặt mạnh và mặt khiếm khuyết khi áp dụng nguyên tắc này
trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay là việc làm có tính thực tiễn và ý nghĩa
khoa học. Chính vì vậy, là một cán bộ công tác trong ngành đối ngoại, tác giả
đã chọn đề tài: vận dụng sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chủ

6


tịch trong ngoại giao Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21, làm đề tài luận văn
tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu vấn đề luận văn nhằm giải quyết các vấn đề sau:

 Tìm hiểu tính chất và đặc tính căn bản của sách lược “dĩ bất biến, ứng
vạn biến của Hồ Chủ tịch” qua quá trình lịch sử ngoại giao Việt Nam.
 Tìm hiểu sự thừa kế và phát triển của sách lược này trong thời kỳ mới
(những năm đầu thế kỷ 21).
 Bài học nào cần lưu ý và điểm mạnh nào cần phát huy đối với nền
ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ mới.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đây là một đề tài khó và hay, vì thế, những nghiên cứu về tư tưởng chỉ
đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng mới
chỉ là những bài báo khoa học trên những tạp chí nghiên cứu hay những báo
cáo trong các cuộc họp, hội thảo ...
Hiện nay, trong nước, những tác giả đã có những bài viết về vấn đề
này:
- Tác phẩm “Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh” Bộ trưởng ngoại giao
Nguyễn Dy Niên, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2008. Tác giả đã khẳng định,
việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đã giúp Việt Nam nâng cao
khả năng xử lý các vấn đề quốc tế và đối ngoại của đất nước trong giai đoạn
mới, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực luôn biến động sâu sắc và
khó lường. Tác phẩm đã nhấn mạnh “dĩ bất biến ứng vạn biến” là một phương
pháp ngoại giao rất đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phương pháp này bắt
nguồn từ triết lý Phương Đông và đã được cha ông ta vận dụng tài tình trong
bao thế kỷ đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tác giả đã phân tích và nêu rõ
việc thực hiện sách lược “ Dĩ bất biến ứng vạn biến trong hoạt động đối ngoại
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nắm vững mục tiêu, bản lĩnh vững vàng, quyết

7


đoán khôn khéo, mau lẹ và kịp thời để ứng phó thích hợp với từng hoàn cảnh,
từng tình thế, từng đối tượng trong từng trường hợp và vấn đề cụ thể. Dĩ bất

biến ứng vạn biến trong hoạt động đối ngoại là sự kết hợp hài hòa giữa mềm
dẻo và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa chủ động và sáng tạo
trong tấn công ngoại giao, trong nhận biết, tạo dựng và nắm bắt cơ hội để bảo
vệ và thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc” [30, tr.312].
- Bài viết của nguyên Bộ Trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nhân dịp kỷ
niệm 50 năm thành lập ngành ngoại giao, trong đó tác giả đã chỉ rõ: phù hợp
với phương châm “ dĩ bất biến ứng vạn biến” mà Bác Hồ thường căn dặn,
ngoại giao Việt Nam vừa kiên trì nguyên tắc, giữ vững lập trường cơ bản, vừa
linh hoạt trong sách lược, trong bước đi và biện pháp, chấp nhận thắng lợi
từng bước để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn [15, tr.91]. Theo tác giả, sự
mềm dẻo và linh hoạt trong sách lược trên, sẽ không mảy may làm giảm tính
chiến đấu, không hề làm phai mờ bản sắc dân tộc đậm đà vốn là bản chất của
ngoại giao Việt Nam.
- Cũng cần phải kể đến một số công trình khoa học đáng chú ý như cuốn
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao” của Học viện Quan hệ quốc
tế, xuất bản năm 1990, hay như cuốn “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí
Minh về ngoại giao” của Học viện Quan hệ quốc tế, xuất bản năm 2002 và
“Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng
trong giai đoạn mới” của tác giả Nguyễn Dy Niên, xuất bản năm 2001, “Hoạt
động đối ngoại của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia” của tác giả Đặng Văn Thái, xuất bản năm
2004 v.v. Những công trình này thật sự đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong việc
định hướng và tổng hợp tư liệu khi nghiên cứu.
- Ngoài ra, còn có rất nhiều báo và tạp chí, các bài phát biểu đề cập đến vấn
đề này, đã góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ

8


Chí Minh, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh được sâu sắc và toàn diện hơn

trong thời kỳ hội nhập.
Hầu hết những công trình được nêu trên vừa là nền tảng, vừa là động
lực giúp cho tác giả luận văn hoàn thành được vấn đề nghiên cứu đã chọn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận : Duy vật lịch sử, các học thuyết quan hệ quốc tế
 Phương pháp cụ thể : Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
luận văn gồm hai chương:
Chƣơng 1: Những cơ sở của sách lƣợc “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong
Quan hệ Quốc tế
Chương này điểm qua những khái niệm về sách lược “ dĩ bất biến ứng
vạn biến “ trong tư tưởng phương Đông, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong
ngoại giao Việt Nam. Và đi vào phân tích việc vận dụng sách lược “ Dĩ bất
biến ứng vạn biến” trong lịch sử đối ngoại Việt Nam với hai giai đoạn phân
tích chính: (1) Thời kỳ kháng chiến chống Pháp; (2) Thời kỳ đấu tranh chống
Mỹ thống nhất đất nước.
Chƣơng 2: Quá trình vận dụng sách lƣợc “dĩ bất biến ứng vạn biến”
trong Ngoại giao Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI
Đây là phần nội dung chính của đề tài, chương này đi sâu phân tích quá
trình vận dụng sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong thời kỳ đổi mới và
hội nhập cũng với 02 giai đoạn phân tích chính: (1) từ năm 1986 – 2001; (2)
từ năm 2001 - nay. Tổng kết những thành tựu Ngoại giao Việt Nam đạt được
và tập trung vào việc đánh giá những cơ hội và những thách thức khi Ngoại
giao Việt Nam áp dụng sách lược này, từ đó xin đưa ra một số phương hướng
nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng trong những giai đoạn tiếp theo

9



Đề tài vận dụng sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chủ tịch
trong ngoại giao Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 là một trong những đề
tài mặc dù đã có một số công trình khoa học tiếp cận, nhưng đây vẫn là một
đề tài khó, bên cạnh đấy, do trình độ của học viên còn có hạn, mong các thầy,
các cô và bạn bè đóng góp để tác giả luận văn có thể hoàn thành công trình tốt
hơn.

10


CHƢƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ CỦA SÁCH LƢỢC “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN”
TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
Ngày 31-5-1946, trước khi đi Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cụ
Huỳnh Thúc Kháng rằng: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít
lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong
Cụ dĩ bất biến ứng vạn biến” [53, tr.389]. Thấu suốt tư tưởng chỉ đạo của Hồ
Chủ tịch, Cụ Huỳnh đã giải quyết suôn sẻ, hiệu quả, hợp lòng dân mọi sự cố
gay cấn ở trong nước. Từ ngày đấy trở đi, sách lược “dĩ bất biến ứng vạn
biến” đã trở thành một trong những sách lược quan trọng của ngành đối ngoại
của Việt Nam. Với một số câu hỏi đặt ra như: sách lược này đã được hình
thành trên cơ sở nào? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sách lược này như
thế nào trong chỉ đạo công tác ngoại giao của Việt Nam trong những ngày đầu
đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước của dân tộc? Chương một của
luận văn sẽ tập trung phân tích một số nội dung chính sau:
1.1.Nhận thức chung về sách lƣợc “dĩ bất biến ứng vạn biến”
1.1.1. Khái niệm dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư tưởng phương Đông
Xét về thực chất, câu "Dĩ bất biến ứng vạn biến" chỉ là một vế trong đôi
câu đối hoàn chỉnh. Vế thứ hai trong câu đó chính là "Dĩ chúng tâm vi kỷ
tâm" (Lấy tâm chúng sinh làm tâm của mình) trong nền văn hóa, triết học

phương Đông [31, tr.235].
“Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư tưởng phương Đông là một nhận
thức quan trọng – đó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tinh thần và tự
nhiên. Một mặt thì vật chất và ý thức không tách rời nhau. Không có vật chất

11


thì cũng chẳng có ý thức. Ngược lại, không có ý thức thì vật chất như thế nào
ta cũng không biết.
Mặt khác, không chỉ có vật chất, giới tự nhiên, luôn vận động mà ý
thức, tinh thần cũng luôn vận động. Hai cái luôn vận động như vậy, phải làm
thế nào để nắm bắt, nhận thức được cái thứ hai. Đứng trước vấn đề này triết
học Phương Đông đã đưa ra giải pháp như là tập trung tư tưởng, giữ cho tâm
yên tĩnh, tỉnh táo. Như vậy, vấn đề mà triết học phương Đông đề cập đến ở
đây là dùng cái tĩnh trong sáng được tập trung cao độ để nắm bắt cái động, “dĩ
biến bất biến ứng vạn biến”. Dĩ bất biến ứng vạn biến tức là lấy cái bất biến
(không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi). Đây là một
vấn đề khá lý thú so với nhận thức thông thường.
Theo triết học phương Đông, giữa cái "bất biến" và cái “vạn biến" có
mối quan hệ giữa biện chứng. Mối quan hệ giữa bất biến và vạn biến, giữa cái
không thay đổi và cái thay đổi, giữa bản thể và hiện tượng, giữa cái nhất (cái
một) và cái đa (cái nhiều),... là vấn đề trung tâm của triết học xuyên suốt từ cổ
chí kim, từ Đông sang Tây. Đây là một tư tưởng hết sức sâu sắc của triết học,
xuất phát từ quan niệm vạn vật sinh hoá đều do điều lý (quy luật) chi phối,
nếu nắm được điều lý của vũ trụ thì có thể điều khiển được mọi biến hoá của
trời đất (hiện tượng), nghĩa là có thể lấy cái bất biến chế ngự được cái vạn
biến, lấy tĩnh chế động, lấy nhu thắng cương... [47, tr.31].
Ý nghĩa triết lý trên là ở chỗ dù mọi sự vật hiện tượng thiên sai vạn
biệt, phong phú, đa dạng, thay đổi khôn lường nhưng đều xoay quanh trục của

nó, đó là bản thể, cái mà Trang Tử gọi là "Chốt của đạo" [31,tr.67]. Trong
mối quan hệ giữa bản thể và hiện tượng thì bản thể là bất biến, không sinh
không diệt; còn các hiện tượng biến chuyển không ngừng nay còn mai mất,
trong mỗi nền triết học, cái bất biến – bản thể không thêm không bớt này
được gọi bằng những cái tên khác nhau, chẳng hạn như “Brahman” trong triết

12


học Ấn Độ, “Đạo” trong học thuyết Lão Trang, “Thái cực” trong Kinh dịch,
“vật chất” trong chủ nghĩa duy vật , “tâm” trong chủ nghĩa duy tâm”...
Phép biện chứng duy vật thường chú trọng nhiều hơn về trình bày sự
phát triển biện chứng của sự vật, coi mâu thuẫn, vận động là tuyệt đối, thông
nhất, đứng im là tương đối. Trong thực tế vận dụng, đôi khi chúng ta lại có
phần coi nhẹ, thậm chí bỏ qua cái "bất biến" (tức là cái thống nhất, đứng im
vốn là điều kiện tồn tại của sự vật).
Triết lý "Dĩ bất biến ứng vạn biến" còn một khía cạnh nhận thức luận
khá quan trọng mà ít người bàn tới. Theo nghĩa đen: Dĩ bất biến ứng vạn biến
là, lấy cái động đối phó với cái “manh động”, theo nghĩa bóng: Người hay là
người bình tĩnh sáng suốt, lập trường vững chắc thì có thể đối phó được mọi
sự thay đổi xung quanh mình. Phép biện chứng duy vật Mác xít cũng đề cập
đến các cặp mâu thuẫn và thống nhất, vận động và đứng im, nhưng mối quan
hệ giữa bất biến và vạn biến trong phép biện chứng của Hồ Chí Minh có
nguồn gốc chủ yếu từ trong triết học phương Đông và Việt Nam. Xưa Lý
Thánh Tông, khi đi lo việc biên cương ở phương Nam, có dặn lại nhiếp chính
Ỷ Lan: "Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định" [31, tr.256 ], ý nói cứ lấy nhất
tâm bất biến (là một lòng lo giữ việc nước) thì có thể đối phó với vạn biến (dù
có dữ dội như sấm sét).
Cái bất biến trong nhận thức chính là cái tâm bình tĩnh, tỉnh táo, trong
sáng, sáng suốt, minh mẫn. Với cái tâm này (bất biến) thì có thể ứng với cái

vạn biến, tức nhìn nhận sự vật hiện tượng biến đổi bên ngoài rõ ràng hơn,
khách quan hơn, đúng đắn hơn. Không thể nhìn vạn vật một cách chính xác,
khách quan khi cái tâm đầy dục vọng, tham vọng đen tối, đầy cá nhân ích kỷ.
Triết học phương Đông ví cái tâm bất biến như mặt hồ phẳng lặng, yên tĩnh,
trong veo, không một gợn sóng, từ đó những viên cuội dưới đáy hồ cũng hiện

13


lên rõ ràng; còn cái tâm đầy dục vọng đen tối, chao đảo, giống như mặt hồ nổi
sóng, cát bụi mù mịt, bởi vậy, nhìn sự vật hiện tượng dưới đáy hồ không rõ,
tức không nhìn ra đặc biệt là bản chất của sự vật hiện tượng.
Vậy "dĩ bất biến ứng vạn biến" theo cách nói của triết học Phương
Đông, có thể hiểu "bất biến" là quy luật, vì chỉ có quy luật (tự nhiên, xã hội,
tư duy) là tồn tại lâu đài, là hầu như bất biến, còn "vạn biến" là hiện tượng, là
sự biểu hiện đa dạng của quy luật, cho nên có thể đưa vào quy luật mà lý giải
hiện tượng hay ngược lại, từ phân tích vô vàn hiện tượng có thể tìm ra quy
luật tương ứng. Ý nghĩa nhân sinh sâu xa của triết lý này còn là ở chỗ, trong
cuộc sống nên nắm giữ cái lớn lao, đừng có sa vào những cái vụn vặt nhất
thời, nên đứng ở chốt (cái bất biến) mà quan sát, từ đó dung hòa, quân bình
vạn vật. Những bậc thánh nhân luôn đứng ở cái bất biến mà quan sát cái vạn
biến, dùng bất biến ứng phó với cái vạn biến, do đó mà thánh nhân trường
cửu (bất biến). Không nắm được cái bất biến mà suốt đời cứ chạy theo cái vạn
biến thì cả đời mõi mệt [31, tr.243].
1.1.2. Khái niệm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tƣ tƣởng ngoại giao
Hồ Chí Minh
Dĩ bất biến ứng vạn biến là một phương pháp ngoại giao rất đặc sắc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, bắt nguồn từ triết lý phương Đông và đã được cha ông
ta vận dụng tài tình trong bao thế kỷ đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu và tiếp tục phát triển, đã vận dụng hiệu quả và

sáng tạo triết lý và kinh nghiệm “lấy cái không thể thay đổi để ứng phó với
muôn sự thay đổi” [20, tr.367] để chỉ đạo cách mạng Việt Nam vượt qua
những giai đoạn khó khăn, để bảo vệ nhà nước và chính quyền cách mạng
Việt Nam non trẻ, để tranh thủ mọi cơ hội có thể được nhằm cứu vãn hoà
bình, xây dựng thế và lực sẵn sàng đối phó và khắc phục mọi thử thách.

14


Người chỉ rõ: “Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta
thì linh hoạt”.[20, tr.234]. Linh hoạt trên cơ sở giữ vững nguyên tắc để vừa
đảm bảo giữ vững được nguyên tắc, vừa thực hiện được lợi ích của quốc gia
dân tộc. Cái bất biến trong hoạt động đối ngoại là chủ quyền quốc gia và lợi
ích dân tộc. Vì thế, muốn “ứng vạn biến” thì phải xác định được giới hạn của
nhân nhượng, đánh giá đúng về mình và đối tác, về chiều hướng chuyển biến
của so sánh lực lượng, về cái thuận và nghịch của tình hình quốc tế trong từng
giai đoạn và thời điểm cụ thể, từ đó xác định bước đi thích hợp.
Thực hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong hoạt động đối ngoại của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nắm vững mục tiêu, bản lĩnh vững vàng, quyết đoán
khôn khéo, mau lẹ và kịp thời để ứng phó thích hợp với từng hoàn cảnh, từng
tình thế, từng đối tượng trong từng trường hợp và vấn đề cụ thể. Dĩ bất biến
ứng vạn biến trong hoạt động đối ngoại là sự kết hợp hài hoà giữa mềm dẻo
và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa chủ động và sáng tạo trong
tấn công ngoại giao, trong nhận biết, tạo dựng và nắm bắt cơ hội để bảo vệ và
thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Cái bất biến ở Hồ Chí Minh tập trung ở bốn yếu tố liên hệ mật thiết với
nhau, không tách rời nhau, đó là độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ. Điều này
thể hiện rõ trong câu đầu tiên trên mọi văn bản từ khi lập quốc: Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa/ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Nước Việt Nam là một nước dân
chủ, nước độc lập, mọi người được tự do, hạnh phúc. Trước hết là độc lập, bởi

lẽ nếu không có độc lập, tức bị vong quốc, mất nước, đất nước trong cảnh nô
lệ lầm than thì làm gì có tự do, lấy đâu ra tự do, hạnh phúc, dân chủ. Chính vì
vậy, nước bị mất độc lập thì việc đầu tiên là phải giành cho bằng được độc
lập, và trong hoàn cảnh như vậy, độc lập cho đất nước là cái bất biến số một
hàng đầu. Theo nghĩa này, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố “cái mà tôi cần
nhất là Tổ quốc tôi được độc lập. Có độc lập rồi thì mới nói đến tự do, tự do

15


gắn liền với độc lập, nước có được độc lập thì dân mới được tự do” [21, tr.
247]. Với lý do đó mà Bác luôn nhắc nhở: trước hết là phải giành cho kỳ được
độc lập; tất cả cho độc lập; không có gì quý hơn độc lập, tự do. Mặt khác, độc
lập còn gắn liền với dân chủ. Có độc lập rồi thì mới nói đến chuyện dân làm
chủ; còn nếu không có độc lập thì cũng không thể có dân chủ. Có độc lập mới
xây dựng được một nhà nước mà dân làm chủ và như vậy mới đem lại được
tự do, hạnh phúc cho người dân.
Theo Hồ Chí Minh, có độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh
phúc thì độc lập cũng chẳng để làm gì. Ngược lại, muốn có cái thứ hai thì đầu
tiên, trước hết phải có cái thứ nhất. Cái thứ nhất là tiền đề không thể thiếu
được, nhưng cái thứ hai mới là mục đích cuối cùng. Hồ Chí Minh cho rằng
thắng đế quốc, phong kiến còn tương đối dễ, nhưng thắng bần cùng, nghèo
nàn lạc hậu còn khó hơn nhiều. Từ đó, Hồ Chí Minh cho rằng đã hy sinh làm
cách mạng, thì nên làm cho đến nơi để khỏi phải hy sinh nhiều lần, để dân
chúng được hạnh phúc [46, tr121]. Hồ Chủ tịch đã lấy cái tâm (mong muốn)
của mọi người làm cái tâm (mong muốn) của mình khi Người viết: “Tôi chỉ
có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành" [53, tr.234]. Lô-gíc đó tất yếu dẫn đến tư tưởng
của Người là gắn giải phóng dân tộc (nước độc lập) với chủ nghĩa xã hội (dân

được hưởng tự do, hạnh phúc, dân chủ) - tư tưởng trung tâm, cốt lõi của
Người.
Như vậy, triết lý "Dĩ bất biến ứng vạn biến" trong tư tưởng Hồ Chí
Minh có nghĩa là lấy cái bất biến (cái không thay đổi) ứng phó với cái vạn
biến (cái thay đổi); ứng phó với cái vạn biến nhưng không xa rời, vứt bỏ,
đánh mất cái bất biến; tuyệt đối không thể đem cái bất biến ấy ra mua bán, đổi

16


chác. Hoàn cảnh luôn thay đổi, cuộc sống cũng như sự nghiệp cách mạng
luôn thay đổi, phát triển, bởi vậy, sách lược trong từng lĩnh vực cụ thể cũng
phải mềm dẻo, uyển chuyển, thay đổi (cái vạn biến). Nhưng dù có mềm dẻo,
uyển chuyển, thay đổi như thế nào đi chăng nữa cũng không được quên mục
đích cuối cùng (cái bất biến). Đó là cái nhìn toàn cảnh có tính chất vĩ mô đối
với cách mạng cả nước. Dĩ nhiên, nếu đi sâu vào từng lĩnh vực, phạm vi nhỏ
hơn lại xuất hiện những cái "bất biến" và "vạn biến" ở cấp độ nhỏ hơn, trong
phạm vi hẹp hơn. Từ đó ta có cách nhìn nhận, đánh giá một cách biện chứng,
mềm dẻo, uyển chuyển; nhưng những cái "bất biến" nhỏ này đều phải hướng
đến cái "bất biến" lớn nhất mà ta đã nói ở trên.
Trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền thống Việt Nam, từ
tinh hoa triết học và giá trị văn hóa Đông – Tây, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ
nghĩa Mác – Lê Nin không theo lối giáo điều mà là sự chắt lọc và hòa quyện
những tinh hoa nhất của chủ nghĩa Mác – Lê Nin với thực tiễn cách mạng
Việt Nam. Nói cách khác, tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết và chủ yếu là „kết
qủa của sự vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào điều kiện cụ thể
của Việt Nam….” [10, tr.83].
Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê Nin theo phương pháp nhận
thức Mácxit và theo cách “ý tại, ngôn ngoại”, “đắc ý, vong ngôn” của phương
Đông, tức là nắm lấy cái thần, cái cốt lõi, cái bản chất của vấn đề, chứ không

tự trói buộc mình vào trong khuôn khổ của ngôn từ. Trên cơ sở đó, Người vận
dụng vào hoàn cảnh cụ thể trong từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam
, chứ không rập khuôn những khái niệm, kết luận có sẵn trong sách và kinh
điển [01, tr.15,16]. Và do đó, mới đề ra được đường lối chiến lược và sách
lược đúng cho cách mạng.

17


Như vậy, ở Hồ Chí Minh, từ triết lý:" Dĩ bất biến ứng vạn biến" dẫn
đến triết lý hành động, triết lý sống "Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm"; hai cái đó
quyện chặt vào nhau, gắn liền mật thiết, chặt chẽ với nhau, không tách rời
nhau; triết lý hướng đến hành động, hành động nói lên triết lý, trong triết lý đã
bao hàm xu thế hành động, trong hành động có triết lý, triết lý và hành động
gắn chặt với nhau tạo nên triết lý hành động Hồ Chí Minh mà không phải vĩ
nhân nào cũng có được.
Có thể thấy trong phương pháp cách mạng Việt Nam đã nổi lên phương
pháp xử lý tình huống, đó chính là sách lược: “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, và
sách lược này đã xuyên suốt trong quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh. Hồ Chí Minh vận dụng thành công phương pháp này trong bối cảnh
mới nhờ kết hợp với phép biện chứng duy vật Mácxit. Điều bất biến chính là
lợi ích của dân tộc, mục tiêu giải phóng dân tộc, là xây dựng một nước Việt
Nam giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh…Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
toàn bộ quá trình đấu tranh, đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt, phù hợp yêu cầu
của tình hình qua từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
"Mục đích bất di bất dịch của chúng ta vẫn là hòa bình, thống nhất và độc lập
dân tộc. Nguyên tắc thì phải vững, nhưng sách lược thì phải linh hoạt" [22,
tr.319]. Đúng như một nhà báo Pháp đã nhận xét: "Chính sự kết hợp mà
không ai bắt chước nổi giữa tính mềm dẻo với tính cương nghị, giữa tính linh
hoạt về chính trị với tính cứng rắn về nguyên tắc, giữa việc vận dụng truyền

thông yêu nước với sự phân tích Macxít đã tạo nên tính chất độc đáo của ông
Hồ Chí Minh" [43, tr.21].
Tóm lại, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh được thể hiện một phần quan
trọng trong phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh. Về bản chất, đó là phương
pháp biện chứng duy vật macxít được vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, có

18


sự kết hợp với tư duy biện chứng phương Đông, in đậm dấu ấn phương Đông
và Việt Nam, nổi bật lên trong đó là sự kết hợp tính cương nghị về nguyên tắc
với tính mềm dẻo, linh hoạt về sách lược, lấy cái đại đồng để khắc phục cái
tiểu dị, đi từ dân tộc đến giai cấp, nhằm mục tiêu đại đoàn kết dân tộc, phân
hoá và cô lập kẻ thù chính, giành thắng lợi cho độc lập dân tộc để từng bước
đi lên CHXH. Phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh cũng do đó mà có vai
trò rất to lớn đối với công cuộc đổi mới của chúng ta, đặc biệt trong bối cảnh
quốc tế đang chuyển biến nhanh chóng và phức tạp hiện nay [19, tr. 4; tr.161].
1.1.3. Khái niệm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong ngoại giao Việt Nam
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh có nguồn gốc ở chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam, truyền thống văn hoá và ngoại giao Việt Nam, tinh hoa văn hoá và
kinh nghiệm ngoại giao thế giới và ở thế giới quan, phương pháp luận mácxít. Chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là
phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Đó là
phương pháp dự báo và nắm đúng thời cơ, ngoại giao tâm công và “dĩ bất
biến ứng vạn biến”. Đó là phong cách ngoại giao với tư duy độc lập, tự chủ và
sáng tạo, ứng xử linh hoạt, thể hiện giản dị, dễ cảm hoá và thuyết phục, ngắn
gọn, hàm súc và dễ hiểu. Đó là nghệ thuật vận dụng nhuần nhuyễn “năm cái
biết” : biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến; nhân
nhượng có nguyên tắc và lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương.
Trong hoạt động cách mạng, không thể giáo điều, rập khuôn, xơ cứng, lại
càng không thể xét lại, cơ hội, đi chệch mục tiêu chiến lược mà phải nghiêm

túc kế thừa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời
phải nhạy bén với thực tiễn, không ngừng sáng tạo, đổi mới và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin lên một tầm cao mới thích ứng với thời đại và từng giai
đoạn lịch sử [51, tr.178].

19


Độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn với đoàn kết và mở rộng hợp tác
quốc tế là nội dung cốt lõi trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nêu
rõ, muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải giúp lấy mình đã; và tự
lực cánh sinh là một truyền thống quý báu của cách mạng nước ta. Hồ Chí
Minh luôn xác định cách mạng Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với các trào
lưu và lực lượng tiến bộ của thế giới, việc tăng cường các mối liên hệ và hợp
tác quốc tế là một trong những điều giúp ta kháng chiến thắng lợi, kiến quốc
thành công. Sức mạnh của Việt Nam là ở sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân,
là ở việc phát huy mọi nguồn lực của đất nước, đồng thời ở việc đoàn kết
tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác quốc tế. Đó cũng chính là cơ sở để phát huy
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tính chất thời đại và cuộc đấu tranh
của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao chính nghĩa, đạo lý và nhân
nghĩa trong quan hệ quốc tế. Người nêu rõ: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với
nhau có tình có nghĩa. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy
càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm
châu bốn biển một nhà”. Người thường nhắc nhở phải làm sao cho trong
Đảng và trong nhân dân ta giữ được lòng yêu mến, biết ơn các nước bạn anh
em, phấn đấu tăng cường đoàn kết quốc tế, coi đó là "thiên kinh địa nghĩa"
(điều vô cùng chính xác, không thể nghi ngờ) [51, tr.137].
Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh là bước ngoặt lớn
nhất trong lịch sử ngoại giao dân tộc. Ngoại giao trở thành một mặt trận, triển

khai khắp thế giới và ngay tại hậu phương của đối phương. Tháng 05/1969,
Bác nêu rõ: “Tiến công ngoại giao là một mặt tiến công quan trọng có ý nghĩa
chiến lược” [04, tr.213]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, ngoại giao đã phối hợp nhịp nhàng với đấu tranh quân sự và chính trị,
tranh thủ sự đồng tình, và ủng hộ rộng lớn của nhân dân tiến bộ trên thế giới,

20


thực hiện vừa đánh vừa đàm, góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng từng
thời kỳ, trực tiếp tham gia kết thúc chiến tranh, giành thắng lợi cuối cùng.
Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có khả năng tiên tri, tiên liệu và
dự cảm vượt thời gian, là người vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất
biến, ứng vạn biến", những dự báo đúng đắn của Người về thời cơ, về khả
năng phát triển và những bước ngoặt của tình hình thế giới và Việt Nam đều
do phân tích các xu thế và thực tiễn khách quan thế giới và đất nước. Đó còn
là kết quả của tinh thần cách mạng tiến công, như Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh nhận định: “Tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là tư
tưởng tiến công” [Hội nghị ngoại giao lần thứ 23 tại Hà Nội, ngày 12-122001]. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách
lược của ta thì linh hoạt. Hồ Chí Minh đã phát huy ngoại giao "tâm công"
(đánh vào lòng người) - một truyền thống ngoại giao quý báu của ông cha ta
nhằm không ngừng mở rộng tập hợp lực lượng, tăng cường đoàn kết và hợp
tác quốc tế.
Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét qua việc vận dụng
những phương pháp phong cách ứng xử nhạy bén, sáng tạo, mang lại hiệu quả
cao trong hoạt động đối ngoại. Nghệ thuật đó còn thể hiện trong việc thực
hiện nhân nhượng có nguyên tắc, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối
phương, am hiểu và vận dụng nhuần nhuyễn "năm cái biết" (ngũ tri) của triết
lý phương Đông: biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến.
1.2. Quá trình vận dụng sách lƣợc “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong lịch

sử đối ngoại Việt Nam
1.2.1. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp

21


Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng và Hồ Chủ tịch chủ
trương những ai làm cách mạng trên thế giới đều là đồng chí của dân Việt và
phải tìm kiếm bạn đồng minh dù tạm thời bấp bênh, đồng minh có điều kiện.
Tập hợp lực lượng sau khi giành được chính quyền và tiến hành kháng chiến
kiến quốc, Đảng xác định rõ mục đích của Việt Nam lúc này là tự do, độc lập,
do đó bạn của người Việt trong giai đoạn này là tất cả những nước nào, những
dân tộc hay lực lượng nào trên thế giới tán thành, có cùng mục đích ấy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mục đích bất di bất dịch của chúng
ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải
vững chắc, nhưng sách lược của ta thì phải linh hoạt” [23; tr.319]. Đó chính
là tinh thần chính của phương châm ngoại giao “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”
của Người. Trước hết, một điều rõ ràng rằng “Dĩ bất biến” ở đây chính là chủ
quyền quốc gia và lợi ích dân tộc, là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đi
lên chủ nghĩa xã hội. Muốn “ứng vạn biến” thì phải xác định được giới hạn
nhân nhượng, đánh giá đúng đối tác, về chiều hướng chuyển biến của so sánh
lực lượng, về cái thuận và nghịch của tình hình quốc tế trong từng giai đoạn
và thời điểm cụ thể, từ đó có những bước đi, những sách lược linh hoạt, phù
hợp.
Thực hiện “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong hoạt động đối ngoại của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nắm vững mục tiêu, bản lĩnh vững vàng, quyết đoán
khôn khéo, mau lẹ và kịp thời để ứng phó thích hợp với từng hoàn cảnh, từng
tình thế, từng đối tượng trong từng trường hợp và vấn đề cụ thể. “Dĩ bất biến,
ứng vạn biến” trong hoạt động đối ngoại còn là sự kết hợp hài hòa giữa mềm
dẻo và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa chủ động sáng tạo trong

tấn công ngoại giao, trong nhận biết, tạo dựng và nắm bắt cơ hội để bảo vệ và
thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Đấu tranh ngoại giao thực hiện hòa hoãn với quân đội Tưởng

22


Sau khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng, quân đội các nước Đồng minh
lần lượt kéo vào Việt Nam dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật. Ngày
28/8/1945 quân đội Tưởng Giới Thạch do Lư Hán làm tổng chỉ huy, Tiêu văn
làm Phó tổng chỉ huy vượt biên giới tiến vào Miền Bắc Việt Nam, mang theo
một đội quân đông tới gần 20 vạn và đi theo chúng là bọn Việt gian phản
động Việt Nam quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh
hội (Việt cách) . Khẩu hiệu của quân Tưởng khi kéo vào Việt Nam là: “Diệt
cộng, cầm hồ”. Ở miền Nam, quân đội Anh do Tướng Graxay làm tổng chỉ
huy, ngày 06/9/1945 cũng đổ bộ vào Sài Gòn. Đi theo quân Anh là lực lượng
viễn chinh Pháp với ý đồ tái chiếm Đông Dương bằng mọi giá [06, tr. 50].
Cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ phải đối phó với nhiều kẻ
thù cùng một lúc. Tình thế cấp bách trên đòi hỏi Đảng phải có quyết sách kịp
thời. Xác định rõ thực dân Pháp là kẻ thù chính và nhiệm vụ cấp bách của
Đảng và nhà nước Việt Nam lúc này là giữ vững chính quyền cách mạng, vì
vậy, phải bằng mọi phương pháp, kể cả phương pháp đau đớn nhất để cứu vãn
tình thế, thoát ra khỏi tình trạng “bị kẹt giữa 02 kẻ thù là thực dân Pháp xâm
lăng và bọn quân Phiệt Tưởng” [45, tr.67-70]. Vận dụng sách lược “Dĩ bất
biến, ứng vạn biến” và phương châm: “Phải cân nhắc kỹ lợi hại, chọn cái ít
hại nhất” [38, tr.50], Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã
quyết định hòa hoãn với quân đội Tưởng Giới Thạch. Chủ tịch Hồ Chí Minh
chủ trương trong lúc chấp nhận một số nhượng bộ về kinh tế, quân sự, chính
trị cần phải tuân thủ nguyên tắc giữ vững chủ quyền quốc gia. Đối với quân
đội Tưởng, đây là một nhân nhượng lớn của Việt Nam. Đảng cộng sản Việt

Nam tuyên bố tự giải tán nhưng trên thực tế Đảng vẫn giữ vững sự lãnh đạo
đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đánh giá về sự kiện này, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã viết: “Đứng trước tình hình gay go và cấp bách ấy, Đảng
phải dùng mọi cách để sống còn, hoạt động và phát triển, để lãnh đạo kín đáo

23


và có hiệu quả hơn, và để có thời giờ củng cố dần dần lực lượng của chính
quyền nhân dân, củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất. Lúc đó, Đảng không
thể do dự. Do dự là hỏng hết, Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng
những phương pháp – dù là những phương pháp đau đớn để cứu vãn tình
thế” [21, tr.161]. Đây thực chất là một sách lược mềm dẻo nhưng có nguyên
tắc.
Nhân nhượng lớn thứ hai về mặt chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh chấp nhận cho bọn Việt Quốc, Việt Cách tham gia
Quốc hội không phải qua bầu cử và có thành viên trong Chính phủ liên hiệp.
Việc chấp nhận thỏa hiệp với quân đội Tưởng Giới Thạch, cho phép các Đảng
phái phản động tham gia chính quyền là một biện pháp phải làm trong tình thế
bắt buộc. Nếu không chấp, kẻ thù sẽ lấy cớ để lật đổ chính phủ cách mạng.
Còn nếu thỏa hiệp thì sau khi chiếm giữ những vị trí quan trọng của chính
phủ, bọn phản động dựa vào thế quân Tưởng sẽ lấn tới giành sự kiểm soát
chính quyền. Bọn phản động hy vọng tình hình sẽ diễn ra như vậy. Song,
bằng trí tuệ và bản lĩnh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo vượt qua tình thế hiểm nghèo đó.
Thông qua cuộc thỏa hiệp này, Đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện
thành công cuộc Tổng tuyển cử, tạo ra cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh chính
trị và ngoại giao của chính phủ ta, đồng thời góp phần khẳng định vị thế của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trên trường quốc tế. Vì những lẽ đó, có thể
khẳng định rằng, tuy tình thế bắt buộc phải thỏa hiệp, nhưng trong cuộc thỏa

hiệp này, Đảng cộng sản Việt Nam đã giải quyết thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh
với các lực lượng phản động Trung Quốc và bè lũ tay sai của chúng.
Như vậy, sách lược “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh” trong hoạt động đối ngoại chính là sự kết hợp hài hòa giữa mềm dẻo và

24


×