Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ ANH TUẤN

“QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997 - 1998”

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ ANH TUẤN

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

“QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997 - 1998”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Văn Hà

Hà Nội - 2014



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 5
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 9
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 9
6. Những đóng góp chủ yếu ........................................................................... 10
7. Kết cấu luận văn ......................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT
NAM – NHẬT BẢN TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á
1997-1998......................................................................................................... 11
1.1. Vài nét về quan hệ thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Nhật Bản
trƣớc cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 -1998 .............................. 11
1.1.1. Giai đoạn trước Đổi mới ........................................................................ 11
1.1.2. Giai đoạn những năm 1990 (đến trước khủng hoảng) .......................... 15
1. 2. Ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tới kinh tế, thƣơng mại
Việt Nam và Nhật Bản ................................................................................... 20
1.2.1. Vài nét về cuộc khủng hoảng ................................................................. 20
1.2.2. Tác động khủng hoảng tới nền kinh tế-thương mại Việt Nam và Nhật
Bản.................................................................................................................... 23
1.3. Nhu cầu thực tế của sự phát triển hợp tác kinh tế, thƣơng mại song
phƣơng sau khủng hoảng .............................................................................. 29
1.3.1. Sự cần thiết của việc thúc đẩy quan hệ từ phía Việt Nam ..................... 29
1.3.2. Sự cần thiết của việc thúc đẩy quan hệ từ phía Nhật Bản ..................... 32

-1-


1.4. Quan điểm, chính sách của hai nƣớc trong việc thúc đẩy quan hệ

song phƣơng Việt Nam - Nhật Bản............................................................... 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM NHẬT BẢN TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH KHU VỰC CHÂU
Á 1997 - 1998 ................................................................................................... 45
2.1. Sự biến động tổng lƣợng kim ngạch hàng hóa ..................................... 45
2.2. Đặc trƣng cơ cấu hàng hóa hai chiều .................................................... 52
2.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 65
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HAI
CHIỀU VIỆT NAM - NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI ................ 69
3.1. Thuận lợi và khó khăn ............................................................................ 69
3.2. Những vấn đề đặt ra trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản76
3.3. Một số giải pháp ...................................................................................... 81
Kết luận ........................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94


Danh mục các chữ viết tắt
Chữ viết tắt
JICA
JETRO
KEIDANREN
JVTA
ODA
ASEAN

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Cơ quan Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản

Tổ chức Thƣơng mại
Quốc tế Nhật Bản

Japan International
Cooperation Agency
Japan External Trade
Organization
Japan Business
Federation

Liên đoàn các tổ chức
kinh tế Nhật Bản
Hội mậu dịch
Nhật Bản - Việt Nam
Viện trợ Phát triển
Chính thức

Japan-Vietnam Trade
Association
Offical Development
Assistance
Association of Southeast
Hiệp hội các quốc gia Đông
Asian Nations
Nam Á
Japan’s Ministry of
Finance
Foreign Direct
Investment


MOF

Bộ Tài chính Nhật Bản

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

Gross Domestic Product

BTA

Hiệp định thƣơng mại song
phƣơng Việt Nam – Mỹ

VJEPA

Hiệp định Đối tác toàn diện
Việt Nam - Nhật Bản

VASEP

Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu Thủy sản Việt Nam

Bilateral Trade

Agreement
Vietnam-Japan
Economic Partnership
Agreement
Vietnam Association of
Seafood Exporters and
Producers

MFN

Ƣu đãi tối huệ quốc

Most Favoured Nation

GSP

Chế độ ƣu đãi thuế quan
phổ cập ƣu đãi

Generalized System of
Preferences


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Danh sách 5 bạn hàng nhập khẩu lớn nhất ........................................ 12
từ Việt Nam (1976 - 1990) .............................................................................. 12
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản............................. 16
giai đoạn 1990-2000 (Đơn vị tính: triệu USD) ............................................... 16
Bảng 3: Sự mất giá của một số đồng nội tệ khu vực ...................................... 21
Châu Á năm 1996 - 1997 ................................................................................ 21

Biểu đồ 4: Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ thời kỳ 1993-2012 cho Việt
Nam (đơn vị tính: tỷ USD) .............................................................................. 30
Bảng 5: Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản ............. 45
giai đoạn 1997 - 2013 (Đơn vị tính: triệu USD) ............................................. 45
Bảng 6: Bốn đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam ................................ 49
trong năm 2013 (đơn vị tính: tỷ USD) ............................................................ 49
Bảng 7: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa
Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2007-2013 .................................................... 53
Biểu đồ 9: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân ................ 58
thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn năm 2005 - 2012 ....................... 58
và 11 tháng năm 2013 ..................................................................................... 58
Biểu đồ 11: Tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản trong năm
2013 ................................................................................................................. 61


Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lịch sử
lâu đời. Sau chiến tranh Lạnh, mối quan hệ này phát triển nhanh chóng trên
nhiều lĩnh vực và hiện đã bƣớc sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều
sâu. Các mối quan hệ kinh tế, chính trị, thƣơng mại, giao lƣu văn hóa, giáo
dục không ngừng đƣợc mở rộng; sự quan tâm và hiểu biết giữa nhân dân hai
nƣớc không ngừng tăng lên. Có thể nói rằng, Việt Nam và Nhật Bản hiện nay
không chỉ có sự gắn bó khá chặt chẽ, mà còn có sự tƣơng tác lẫn nhau trong
quá trình phát triển.
Trong xu hƣớng gia tăng quan hệ song phƣơng giữa hai quốc gia, quan
hệ kinh tế mà trong đó có quan hệ thƣơng mại đã tăng trƣởng nhanh chóng và
ấn tƣợng. Nhật Bản luôn là bạn hàng thƣơng mại quan trọng hàng đầu với
nhiều mặt hàng xuất - nhập khẩu chiến lƣợc đối với thị trƣờng Việt Nam cũng
nhƣ đối với thị trƣờng Nhật Bản nhƣ dầu lửa, thủy hải sản, thiết bị công

nghệ… Song, cũng phải thấy rằng, trƣớc nhu cầu phát triển và tiềm năng thị
trƣờng hai bên, qui mô và cơ cấu thƣơng mại hai chiều rất cần đƣợc tiếp tục
nghiên cứu phát triển, nhất là cần tìm ra những phƣơng cách phát triển bền
vững quan hệ trong môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu hiện nay.
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng công nghệ hiện đại ngày càng cao, nhất là
trong điều kiện ta chƣa chủ động tạo đƣợc công nghệ nguồn. Việc gia tăng
quan hệ với các đối tác phát triển, đặc biệt các đối tác có quan hệ tƣơng đồng
là rất cần thiết và quan trọng. Nhật Bản chính là một trong đầu nguồn công
nghệ cho phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế nƣớc nhà. Do vậy, việc đẩy
mạnh, phát triển sâu rộng quan hệ kinh tế với Nhật, trong đó có quan hệ


thƣơng mại, chính là hƣớng quan trọng đồng thời còn là yêu cầu của sự phát
triển.
Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á 1997-1998 đã có những tác
động mạnh đến quan hệ thƣơng mại song phƣơng. Đây cũng là dịp để Việt
Nam và Nhật Bản nhìn nhận, đánh giá lại hiệu quả hợp tác và có điều chỉnh
cho phù hợp. Kể từ sau khủng hoảng, mối quan hệ song phƣơng tiếp tục có
bƣớc phát triển, song cũng đặt ra không ít vấn đề cần có nghiên cứu đánh giá
chuyên sâu, hệ thống để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững. Đó là các
vấn đề về cơ cấu hàng hóa, về cơ chế hợp tác, về phát triển và bảo vệ môi
trƣờng… Ngoài ra, nếu phát triển quan hệ kinh tế mà chỉ hƣớng tới hiệu quả
kinh tế, không chú ý tác động về môi trƣờng và các khía cạnh xã hội khác
cũng sẽ gây ra hậu quả khôn lƣờng.
Rõ ràng là, với đƣờng lối mở rộng, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, việc
gia tăng quan hệ với Nhật Bản là rất cần thiết. Đặc biệt, trong bối cảnh “xoay
trục” của Mỹ sang Châu Á và bùng nổ, bành trƣớng kinh tế của Trung Quốc
đang tác động mạnh tới các quốc gia khu vực, trong đó có Việt Nam, thì việc
thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản nhằm giảm sự phụ thuộc vào thị trƣờng Trung

Quốc, bảo đảm cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế nói chung, thƣơng
mại nói riêng càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Với tất cả các ý nghĩa đó, em đã lựa chọn đề tài: “Quan hệ thƣơng mại
Việt Nam - Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998” để
thực hiện luận văn cao học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về chủ đề quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có khá nhiều công trình đề
cập đến từ các góc độ khác nhau. Ở nƣớc ngoài tiêu biểu có thể kể đến các
công trình của Giáo sƣ Shiraishi, GS. Furutamoto, GS. Sakurai… Các giáo sƣ


đã tập trung nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Nhật Bản khá toàn diện, với
nhiều ý kiến đánh giá xác đáng.
Ở trong nƣớc, đây là chủ đề đƣợc giới nghiên cứu quan tâm do tầm
quan trọng của chủ đề nghiên cứu. Có thể nêu một số nhà khoa học với các
công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: GS. Dƣơng Phú Hiệp, PGS. TS Vũ Văn
Hà, TS Trần Anh Phƣơng...
Những nghiên cứu, công trình khoa học chủ yếu tập trung vào phân tích
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, hoặc
khái quát về mối quan hệ kinh tế, thƣơng mại, hoạt động của nguồn vốn
ODA, hợp tác nhân lực, giáo dục, văn hóa, du lịch .... giữa hai nƣớc. Về
nghiên cứu quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản nói riêng, cũng đã có
các bài viết chủ yếu đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành, hay tham luận
tại các hội thảo, hội nghị trong và ngoài nƣớc.
Có thể nêu ra nhƣ
* Cuốn sách “25 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 1973-1998” do các tác
giả Dƣơng Phú Hiệp - Ngô Xuân Bình - Trần Anh Phƣơng (đồng chủ biên)
(xuất bản năm 1999) điểm lại các thành tựu chủ yếu về chính trị, ngoại giao,
kinh tế, thƣơng mại, văn hóa, giáo dục, xã hội... mà Chính phủ và nhân dân
hai nƣớc đã đạt đƣợc trong khoảng thời gian này.

* Cuốn sách “Thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong tiến trình phát triển
quan hệ hai nước” của tác giả Trần Anh Phƣơng, xuất bản năm 2009. Nội
dung của nó không chỉ góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho Đảng
và Nhà nƣớc ta trong việc hoạch định chính sách phát triển thƣơng mại Việt
Nam - Nhật Bản mà còn là những kiến giải góp phần thúc đẩy mạnh hơn nữa
quan hệ hợp tác phát triển và hữu nghị giữa hai nƣớc trong bối cảnh khu vực
hóa, toàn cầu hóa nhƣ hiện nay.


* Cuốn sách "Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế
mới” của GS. TS Dƣơng Phú Hiệp - TS Vũ Văn Hà (xuất bản năm 2003), tập
trung phân tích tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đến quan hệ song
phƣơng giữa hai quốc gia; khảo sát, đánh giá thực tiễn hợp tác trên các mặt
thƣơng mại, đầu tƣ và ODA từ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu
vực Châu Á 1997-1998; phân tích các quan điểm hợp tác, dự báo triển vọng
cũng nhƣ đề xuất các giải pháp để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác
trong thời gian tới.
* Khóa luận tốt nghiệp đại học của sinh viên Dƣơng Đức Hùng, Khoa Kinh
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2002) với đề tài “Quan hệ thương mại Việt
Nam - Nhật Bản giai đoạn Đổi mới ở Việt Nam”, tập trung vào mối quan hệ
này trong thời kỳ Đổi mới bằng với việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng
thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1986 tới năm
2002 và những tác động của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Tuy nhiên, chƣa có công trình nghiên cứu có tính hệ thống quan hệ
thƣơng mại từ sau khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á 1997-1998 đến
nay. Trong khi đó, bản thân quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói chung, quan hệ
thƣơng mại nói riêng đang đặt ra không ít vấn đề cần có sự đầu tƣ nghiên cứu
công phu làm cơ sở cho điều chỉnh và xây dựng cơ sở cho việc phát triển bền
vững quan hệ này trong tƣơng lai.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật
Bản từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998, làm rõ những kết quả
và hạn chế cùng các nguyên nhân, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm góp
phần thúc đẩy sự phát triển hơn nữa mối quan hệ này.


Nhiệm vụ cụ thể:
- Khái quát đặc trƣng quan hệ thƣơng mại song phƣơng trƣớc khủng
hoảng tài chính khu vực
- Làm rõ nhu cầu của cả hai bên trong việc gia tăng quan hệ sau khủng
hoảng , phân tích chính sách kinh tế đối ngoại của hai quốc gia (liên quan đến
thúc đẩy quan hệ song phƣơng) với góc nhìn của quan hệ quốc tế
- Làm rõ sự thay đổi tổng lƣợng kim ngạch hai chiều, cơ cấu hàng hóa
và cơ cấu giá trị trong quan hệ thƣơng mại hai chiều, lý giải nguyên nhân
- Làm rõ cơ hội và hiện nay tới phát triển quan hệ thƣơng mại song
phƣơng Việt Nam - Nhật Bản
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu thúc đẩy quan hệ thƣơng mại song
phƣơng Việt Nam - Nhật Bản trong thập niên tới
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quan hệ thƣơng mại hai chiều Việt
Nam - Nhật Bản
- Phạm vi nghiên cứu: tập trung khảo sát quan hệ xuất nhập khẩu hàng
hóa hữu hình từ năm 1998 tới nay
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, đi từ cái chung đến cái
riêng
- Thông qua việc thống kê các số liệu, đƣa ra các nhận xét, đánh giá sự
biến động về tổng lƣợng hàng hóa, giá trị kim ngạch thƣơng mại hai chiều
Việt Nam - Nhật Bản
- Các đồ họa, bảng biểu sẽ giúp nhận diện trực quan hơn tỷ lệ mặt hàng,

thị phần, thị trƣờng...
- Nguồn tài liệu, tƣ liệu sử dụng đƣợc lấy từ các báo cáo số liệu của Bộ
Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Công Thƣơng, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê,
Tổng cục Hải quan, các báo cáo liên quan của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật


Bản - JICA, Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế Nhật Bản – JETRO, Đại sứ quán
Nhật Bản tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam, các Tạp chí Thƣơng mại, Niên giám thống kê,
các nghiên cứu, báo kinh tế Việt Nam và tổng hợp thông tin từ các nguồn
Internet chính thống…..
6. Những đóng góp chủ yếu
- Về mặt lý luận: làm rõ cơ sở khoa học của việc gia tăng quan hệ
thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản
- Về mặt thực tiễn: cố gắng nghiên cứu một cách hệ thống và tƣơng đối
chuyên sâu đầy đủ về sự phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản
từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998 trên cơ sở so sánh sự tăng
giảm các mặt hàng, ngành hàng, tổng kim ngạch.
Thông qua tìm hiểu thực tế mối quan hệ thƣơng mại hai nƣớc Việt Nam
- Nhật Bản từ sau khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á 1997 - 1998, đề
xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy, gia tăng cả về chất và lƣợng của mối
quan hệ này, tạo thêm động lực cho sự mối quan hệ hai nƣớc ở tầm cao mới:
Quan hệ đối tác chiến lƣợc sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở bài và kết luận, danh mục bảng biểu số liệu, một số
hình ảnh về quan hệ Việt Nam- Nhật Bản nói chung, tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản từ
sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998
Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản từ sau

khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998
Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại hai chiều Việt Nam Nhật Bản trong thời gian tới


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN
TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997-1998
1.1. Vài nét về quan hệ thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Nhật Bản
trƣớc cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 -1998
1.1.1. Giai đoạn trước Đổi mới
Đây là thời kỳ đổi mới toàn diện về nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã
hội ở Việt Nam mà khởi điểm là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12/1986. Về kinh tế, thực chất của công cuộc
Đổi mới là chuyển nền kinh tế đang vận hành từ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu bao cấp đã kéo dài nhiều năm sang vận hành theo cơ chế thị
trƣờng có sự quản lý theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa của nhà nƣớc.
Vào những năm cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, công cuộc
đổi mới nền kinh tế Việt Nam khi đó đã và đang gặt hái một số thành quả
bƣớc đầu, trong đó nổi lên là việc đẩy lùi đƣợc tình trạng lạm phát 3 con số
trong giai đoạn 1985-1988 (siêu lạm phát từ 500% đến 800%). Nền kinh tế
quốc dân đã bắt đầu ổn định, tăng trƣởng trở lại, các hoạt động kinh tế đối
ngoại đều ghi nhận sự khởi sắc phát triển. Năm 1990, lần đầu tiên kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam đã vƣợt 2 tỷ USD (tăng 2,6% so với năm 1989,
và gấp 2 lần so với năm 1988). Chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu đã rút
ngắn lại, từ tỷ lệ 1/7 giai đoạn 1960-1975, xuống còn 1/2,6 năm 1986… và
đến năm 1990 đã chạm mức 1/1,3.
Đáng lƣu ý, ngoài việc tiếp tục duy trì quan hệ bạn hàng truyền thống
với các quốc gia khu vực I (XHCN) là chủ yếu, đặc biệt là với Liên Xô; quan
hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và các đối tác ở khu vực II (TBCN và các nƣớc
đang phát triển) đã ngày càng mở rộng. Xuất khẩu sang khu vực II của 5 năm

(1986 - 1990) đạt 3,5 tỷ USD, gấp 3,1 lần so với 5 năm trƣớc đó (1981 -


1985) trong khi nhập khẩu cũng diễn biến theo xu hƣớng ngày càng tăng từ
2,1 tỷ USD lên 3,8 tỷ USD (gấp 1,6 lần). Trong số tất cả các bạn hàng, nổi bật
lên Nhật Bản với vị trí thứ hai (sau Liên Xô cũ) kể cả về xuất khẩu và nhập
khẩu, cho dù tỷ trọng kim ngạch còn rất khiêm tốn. Bảng xếp hạng các đối tác
xuất khẩu lớn nhất của ta thời kỳ 1976 – 1990 cho thấy rõ điều này
Bảng 1: Danh sách 5 bạn hàng nhập khẩu lớn nhất
từ Việt Nam (1976 - 1990)
Nƣớc và vùng

Tỷ trọng % trong tổng

lãnh thổ

kim ngạch nhập khẩu

Liên Xô

44,1

1

Nhật Bản

10,6

2


Singapore

7,0

3

Hồng Kông

7,0

4

Ba Lan

3,9

5

Xếp hạng

(Nguồn: sđd [20] tr 31-32)
Đƣơng nhiên, kết quả trên có đƣợc là do tác động của tổng hoà các yếu
tố kinh tế - chính trị không chỉ về phía Việt Nam, Nhật Bản mà kể cả khu vực
và thế giới. Có thể kể ra 3 yếu tố cơ bản sau:
- Thứ nhất: Thế giới và khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng khi đó tuy
còn tồn tại cuộc chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống CNXH và CNTB, song sự
tiến triển đã có xu thế khác trƣớc. Thay cho trạng thái chạy đua vũ trang, đối
đầu căng thẳng quân sự là trạng thái mong muốn hoà hoãn, tìm kiếm con
đƣờng hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi.
- Thứ hai: Hoàn cảnh quốc tế và khu vực nhƣ vậy, trong khi đó Việt

Nam vẫn là nƣớc nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế. Ngoài các quan hệ hợp tác
kinh tế, thƣơng mại với Liên Xô và các nƣớc XHCN khác (khi đó đã có
những dấu hiệu khó khăn, khủng hoảng về kinh tế và chính trị...), Việt Nam


về cơ bản vẫn bị cô lập với các nền kinh tế còn lại trong khu vực và thế giới,
nhất là các nƣớc TBCN phát triển.
Tình thế đó đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới, chuyển hƣớng chiến lƣợc
phát triển theo đƣờng lối mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định
hƣớng XHCN. Chính sự chuyển hƣớng này đã bật đèn xanh để Việt Nam có
cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ hơn
với các nƣớc khu vực II, trong đó có Nhật Bản là một cƣờng quốc TBCN từ
lâu đã có sự quan tâm đến Việt Nam.
- Thứ ba: Về phía Nhật Bản, thực ra trong quan hệ thƣơng mại với Việt
Nam, hai bên đã có một quá trình hình thành và phát triển từ các thế kỷ trƣớc.
Quan hệ này nếu tính từ thời điểm hai nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao
(21/9/1973) cho đến nay đã trải qua nhiều thăng trầm, song nhìn về toàn cục
thì sự tồn tại và phát triển đó không chỉ là một tất yếu khách quan về nhu cầu
hợp tác phát triển kinh tế mà còn là một tất yếu khách quan về nhu cầu phát
triển các quan hệ an ninh, chính trị và ngoại giao trong bối cảnh khu vực hoá,
toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ.
Chính các yếu tố cơ bản trên khiến quan hệ thƣơng mại Việt Nam Nhật Bản trong những năm 1986 -1990 có sự gia tăng mạnh mẽ hơn trƣớc cho
dù thời gian này (trƣớc năm 1989) hai nƣớc còn có những bất đồng quan điểm
quanh việc Việt Nam đƣa quân đội vào Campuchia từ năm 1979. Thực tế là
Nhật Bản vẫn đang trong thời gian thi hành chính sách “nguội lạnh” với Việt
Nam; cùng với đó là ảnh hƣởng từ lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Việt
Nam đang rất căng thẳng.
Kể từ năm 1989 khi Việt Nam rút hết quân đội ra khỏi Campuchia, hoà
bình đƣợc thiết lập ở Đông Dƣơng, kinh tế - xã hội Việt Nam sau vài năm
thực hiện Đổi mới đã ngày càng ổn định hơn..., tạo ra những tiền đề kinh tế,

chính trị cần thiết và cũng là động lực cho quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá


Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Nhiều cơ quan
chính phủ và phi chính phủ phụ trách về hợp tác kinh tế đối ngoại của Nhật
Bản đã đến Việt Nam để xúc tiến dần các hoạt động hợp tác kinh tế. Có thể kể
ra nhƣ Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), Cơ quan hợp tác quốc
tế Nhật Bản (JICA), Quỹ hợp tác kinh tế với nƣớc ngoài (OECF), Liên đoàn
các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN), Hội mậu dịch Nhật Bản - Việt
Nam (JVTA)... Để chuẩn bị cho quá trình này, phía Nhật Bản đã tổ chức diễn
đàn “Kinh tế và văn hoá Nhật Bản” vào tháng 6/1989 tại Tokyo và đến tháng
9/1989 hai bên phối hợp tổ chức Hội thảo “Giao lƣu kinh tế Nhật - Việt” tại
Hà Nội.
Cùng với các sự kiện trên, nếu điểm lại lịch sử tiến triển quan hệ hợp
tác kinh tế nói chung và thƣơng mại nói riêng giữa hai nƣớc thời gian này còn
có một số sự kiện đáng lƣu ý nhƣ :
* Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 29/12/1987 và
chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/1988. Năm 1989 ghi nhận dự án đầu tiên
của Nhật vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ với số vốn 0,6 triệu USD
khẳng định thêm một bƣớc thiện chí hợp tác phát triển kinh tế thƣơng mại với
ta
* Tháng 10/1990, lần đầu tiên trong quan hệ ngoại giao, Phó Thủ tƣớng
kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sang thăm Nhật Bản, mở ra
một thời kỳ mới trong quan hệ hai nƣớc. Sau đó thời gian ngắn, tháng 6/1991,
Ngoại trƣởng Nhật Bản Nakayama đã sang thăm Việt Nam.
*Tháng 11/1991, KEIDANREN đã cùng với phía Việt Nam thành lập
Uỷ ban kinh tế Nhật - Việt.
Với nhiều nỗ lực nhƣ trên, quan hệ hợp tác hai nƣớc đã ghi nhận những
chuyển biến rõ rệt cả về thƣơng mại và đầu tƣ. Kim ngạch xuất nhập khẩu
Việt Nam - Nhật Bản năm 1991 đạt 879 triệu USD tăng 70,35% so với năm



1989 và nếu so với năm 1986 là năm đầu tiên Việt Nam tiến hành Đổi mới thì
đã tăng hơn 323,2%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật
Bản ngay từ đầu thập niên 1990 đã tăng rất nhanh. Cụ thể, năm 1986 mới chỉ
đạt 83 triệu USD, nhƣng năm 1991 đã vọt lên 662 triệu USD, tăng 797,6%.
Nhật Bản đã vƣơn lên trở thành bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam,
thay thế vị trí của Liên Xô cũ. (nguồn: sdd [2] tr 87- 89)
1.1.2. Giai đoạn những năm 1990 (đến trước khủng hoảng)
Kết thúc năm 1990, công cuộc Đổi mới của Việt Nam tƣởng nhƣ vẫn
tiếp tục thuận buồm xuôi gió với những kết quả khả quan bƣớc đầu ở hầu hết
các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động ngoại thƣơng. Song, bƣớc
sang năm 1991, chúng ta đã gặp phải khó khăn đột biến do sự tan vỡ của hệ
thống XHCN thế giới, khiến cho hoạt động ngoại thƣơng Việt Nam bị hụt
hẫng lớn. Chúng ta mất đi khoảng 70-80% tổng giá trị xuất nhập khẩu mỗi
năm nếu không tìm kiếm thị trƣờng khác thay thế kịp thời. Sự đổ vỡ của Liên
Xô và các nƣớc Đông Âu còn gây tâm lý hoang mang, dao động trong không
ít ngƣời về sự sụp đổ của mô hình CNXH, hoài nghi về công cuộc Đổi mới ở
nƣớc ta, khi đó mặc dù có kết quả bƣớc đầu song chƣa đủ kinh nghiệm để
quản lý nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Đã xuất hiện nhiều kẽ hở cho
nạn tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, nhiều tệ nạn xã hội khác phát triển cùng
với tình trạng thất nghiệp có nguy cơ ngày càng gia tăng do nhiều cơ sở kinh
doanh không cạnh tranh nổi với kinh tế thị trƣờng phải chấp nhận thua lỗ, giải
thể...
Quan hệ hợp tác kinh tế, thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản từ đầu thập
niên 1990 đến năm 1997 đã phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu và chiều rộng.
Chúng ta bƣớc đầu tận dụng và ngày càng phát huy có hiệu quả hơn các lợi
thế so sánh sẵn có về nhân công dồi dào giá rẻ, cùng với đó là một số mặt



hàng xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn lợi nhanh về giá trị xuất khẩu nhƣ dầu
thô, may mặc, thuỷ hải sản... nên đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng này.
Thực trạng này càng khả quan hơn kể từ tháng 11/1992 khi Nhật tuyên
bố chính thức nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, và
đặc biệt sau một số sự kiện chính trị quan trọng nhƣ Mỹ dỡ bỏ chính sách cấm
vận thƣơng mại chống Việt Nam (tháng 2/1994), Mỹ tuyên bố bình thƣờng
hoá quan hệ với Việt Nam (tháng 7/1995) và Việt Nam gia nhập Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (ngày 28/7/1995).
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản
giai đoạn 1990-2000 (Đơn vị tính: triệu USD)
Năm

Kim ngạch Kim ngạch

Tổng kim

Tỷ lệ tăng

Trị giá

ngạch xuất so với năm

xuất

nhập khẩu

trƣớc (%)

siêu


214

809

156,8

381

662

217

879

108,7

445

1992

870

451

1.321

150,3

419


1993

1.069

639

1.708

129,3

430

1994

1.350

644

1.994

116,7

706

1995

1.716

921


2.637

132,2

795

1996

2.020

1.140

3.160

119,8

880

1997

2.198

1.283

3.481

110,2

915


1998

2.509

1.469

3.978

114,2

1.040

1999

1.786

1.476

3.262

82,0

310

2000

2.621

2.250


4.871

149,3

371

xuất khẩu

nhập khẩu

1990

595

1991

Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương), Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam,
Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF), JETRO, Hội mậu dịch Nhật - Việt (JVTA)


Thực tiễn phát triển cho thấy, từ năm 1992 ghi nhận nhƣ một giai đoạn
thịnh vƣợng nhất của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản.
Nếu nhƣ năm 1990 chúng ta xuất khẩu sang Nhật 595 triệu USD trong
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 809 triệu USD thì chỉ 2 năm sau tăng lên
870 triệu USD, và năm 1993 con số này đã lần đầu tiên vƣợt ngƣỡng 1.000
triệu USD, đạt 1.069 triệu USD trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 1.708
triệu USD (tăng 79,66% về kim ngạch xuất khẩu và 111,12% về tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hai chiều).
Các năm tiếp theo, hai con số này liên tục tăng, cụ thể năm 1994 là

1.350 triệu USD (tăng 26,29% so với năm trƣớc) và 1.994 triệu USD (tăng
16,74%), năm 1995 là 1.716 triệu USD (tăng 27,11%) và 2.637 triệu USD
(lần đầu tiên vƣợt qua mốc 2.000 triệu USD, tăng 32,25%). Trƣớc thời điểm
xảy ra khủng hoảng, Việt Nam đã cán đích xuất khẩu 2.020 triệu USD sang
thị trƣờng Nhật trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phƣơng là 3.160
triệu USD, đƣa giá trị xuất siêu của ta đạt 880 triệu USD. (nguồn: sđd [7], tr
206-210).
Ngay cả khi bắt đầu khủng hoảng, Việt Nam vẫn cho thấy khả năng
xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của mình sang thị trƣờng Nhật không hề giảm sút
với kim ngạch năm 1997 là 2.198 triệu USD (trên tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu 3.481 triệu USD) và năm 1998 là 2.509 triệu USD (trên tổng kim ngạch
3.978 triệu USD).
Tuy nhiên con số này đã bắt đầu có sự giảm sút mạnh mẽ. Bằng chứng
là năm 1999 Việt Nam chỉ thu về 1.786 triệu USD giá trị hàng hóa/dịch vụ
xuất sang Nhật Bản trên tổng số 3.262 triệu USD kim ngạch hai chiều, tƣơng
ứng với mức giảm 40,48% so với năm 1998 (trong khi nhập khẩu từ Nhật hầu
nhƣ không đổi).


Và ngay sau đó, chúng ta lại chứng kiến sự bứt phá mạnh trở lại với giá
trị kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật là 2.621 triệu USD trên tổng
kim ngạch song phƣơng gần 4.900 triệu USD (4.871 triệu USD) vào năm
2000.
Nếu nhƣ năm 1991, thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều
mới đạt 879 triệu USD thì đến năm 1997 con số này đã vọt tới mức 3.481
triệu USD, tăng gần 4 lần so với năm 1992, và so với năm 1986 đã tăng 12,5
lần. Trong khi đó, quy mô buôn bán song phƣơng chỉ tăng 1,25 lần trong giai
đoạn 1976 - 1986 (từ mức 216 triệu USD lên 272 triệu USD).
Cùng với đó, ta thấy rõ sự khác biệt cả về tốc độ tăng trƣởng và quy mô
kim ngạch trong xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Nhật Bản đối với các

giai đoạn trƣớc và sau thời kỳ Đổi mới của Việt Nam, và ngay cả trong cùng
thời kỳ Việt Nam đã thực hiện Đổi mới. Cụ thể là, từ năm 1987 trở về trƣớc,
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu, và ngƣợc lại phía Nhật Bản là giá trị xuất khẩu
(loại trừ hai năm 1973 và 1974; song giá trị xuất siêu của Việt Nam không
đáng kể - năm 1973 là 3 triệu USD và năm 1974 là 9 triệu USD).
Trong khi đó, diễn biến của động thái cấu thành giá trị xuất nhập khẩu
Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1988 đến năm 1997 lại xảy ra theo chiều ngƣợc
lại tức là ngày càng xuất siêu lớn hơn về phía Việt Nam.
Chúng ta đã lần đầu tiên xuất siêu sang thị trƣờng Nhật Bản, với con số
còn khá khiêm tốn 2 triệu USD vào năm 1988. Và ngay năm sau, giá trị này
tăng 89 lần, đạt 178 triệu USD. Các năm tiếp theo cũng đều ghi nhận sự tăng
liên tục, năm 1990 là 381 triệu USD, năm 1992 là 419 triệu USD.... năm 1995
là 795 triệu USD. Khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á bắt đầu
xảy ra, Việt Nam vẫn xuất siêu 915 triệu USD sang Nhật, gấp 2,2 lần so với
năm 1992 và gấp 457,5 lần so với năm 1988.


Thực tế là tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật luôn luôn
cao hơn so với tăng trƣởng của nhập khẩu từ Nhật vào Việt Nam. Cụ thể, tính
chung cho 10 năm (1988-1997), Việt Nam xuất 11.023 triệu USD sang Nhật
trong khi chỉ nhập khẩu 5.872 triệu USD từ Nhật. Tốc độ tăng trƣởng thƣơng
mại bình quân hàng năm là 27,7%.
Còn nếu so sánh về tổng xuất siêu của 5 năm sau (1993-1997) tƣơng
ứng 3.726 triệu USD với tổng xuất siêu của 5 năm trƣớc (1988-1992) tƣơng
ứng 1.425 triệu USD ta thấy giá trị này tăng có 2,6 lần.
Nếu nhƣ năm 1990 chúng ta mới chỉ nhập 214 triệu USD giá trị hàng
hóa từ Nhật trên tổng kim ngạch thƣơng mại hai chiều 809 triệu USD, thì đến
năm 1991 con số này gần nhƣ không đổi với 217 triệu USD, và tăng lên con
số 451 triệu USD năm 1992 (trên tổng kim ngạch 1.321 triệu USD) tƣơng ứng
tăng 107%.

Các năm tiếp theo, Việt Nam chi 639 triệu USD cho nhập khẩu từ Nhật
(năm 1993), 644 triệu USD (năm 1994), chạm ngƣỡng 1.000 triệu USD vào
năm 1995 (tƣơng ứng 921 triệu USD) và dừng ở mức 1.140 triệu USD vào
năm 1996.
Trong giai đoạn 1997-1999, bất chấp sự suy thoái kinh tế của khu vực
và thế giới, con số này vẫn không hề suy giảm mà tiếp tục tăng (tuy không
đáng kể), cụ thể là 1.283 triệu USD năm 1997, 1.469 triệu USD năm 1998 và
1.476 triệu USD năm 1999. (nguồn: sđd [2], tr 107-117)
Đáng chú ý là sự khác biệt trong cấu thành giá trị xuất nhập khẩu hàng
hóa hai nƣớc đối với các giai đoạn trƣớc và sau thời kỳ Đổi mới của Việt
Nam có sự đổi thay cả về tốc độ tăng trƣởng và quy mô kim ngạch đã đạt
đƣợc.
Nhƣ vậy, diễn biến động thái tốc độ tăng trƣởng và quy mô giá trị buôn
bán Việt Nam - Nhật Bản thể hiện ở kim ngạch xuất nhập khẩu trong những


năm 1990 đến thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á 19971998 đều đã tăng nhanh và tƣơng đối ổn định trong xu thế khả quan, năm sau
đều cao hơn năm trƣớc. Xu hƣớng chính là Việt Nam luôn xuất siêu sang
Nhật Bản.
Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đối với các hàng hoá từ
Nhật cũng đã tăng nhanh và tƣơng đối ổn định, chủ yếu phục vụ cho quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
1. 2. Ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tới kinh tế, thƣơng mại
Việt Nam và Nhật Bản
1.2.1. Vài nét về cuộc khủng hoảng
Khủng hoảng tài chính (Financial crisis) là tình trạng tài chính mất cân
đối nghiêm trọng có thể dẫn đến sụp đổ quỹ. Đặc trƣng của mỗi quỹ cấu
thành nên hệ thống tài chính là các dòng tiền vào/ra, nhận/thanh toán, hình
thành tài sản có/tài sản nợ. Khi xảy ra hiện tƣợng mất cân đối nghiêm trọng
giữa tài sản có và nghĩa vụ phải thanh toán về số lƣợng, thời hạn, chủng loại

tiền thì có thể xảy ra khủng hoảng tài chính.
Nhƣ vậy, khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùm đƣợc sử dụng
chung cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thƣờng
gắn với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phƣơng tiện dùng để thanh
toán tại một thời điểm nào đó. Chính vì vậy, khủng hoảng tài chính có đặc
điểm của khủng hoảng “thiếu” chứ không giống khủng hoảng “thừa” diễn ra
trong nền kinh tế thị trƣờng.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á nổ ra năm 1997 trƣớc hết
xuất phát từ Thái Lan. Ngày 2/7/1997, Ngân hàng Trung ƣơng Thái Lan tuyên
bố thả nổi đồng Baht, chấm dứt một thời kỳ dài duy trì tỷ giá hối đoái gần nhƣ
cố định so với đồng USD (năm 1991 là 25,28; năm 1992 là 25,19 và năm


1996 là 25,61). Ngay sau đó, đồng Baht đã mất giá 20%. Tháng 1/1998 tỷ giá
hối đoái đạt mức 53 Baht/USD.
Ngày 11/7/1997, Philippines tuyên bố thả nổi đồng Peso. Ngày
11/8/1997, Malaysia tuyên bố không can thiệp vào thị trƣờng hối đoái (thực
chất là thả nổi đồng Ringgit). Ngày 14/8/1997, Indonesia tuyên bố thả nổi
đồng Rupiah. Năm 1996, tỷ giá bình quân đồng Won của Hàn Quốc là 884,2
Won/USD thì ngày 30/9/1997 là 914,8 Won/USD. Ngày 14/12/1997, đồng
Won đƣợc thả nổi.
Có thể nói sự mất giá nhanh với quy mô chƣa từng có của các đồng nội
tệ nói trên là biểu hiện dễ nhận thấy của sự bùng nổ khủng hoảng kinh tế-tài
chính ở các nƣớc này.
Bảng 3: Sự mất giá của một số đồng nội tệ khu vực
Châu Á năm 1996 - 1997
Quốc gia
Đồng tiền
Năm 1996
Năm 1997

Thái Lan
Baht/USD
25,61
47,25
Philippines
Peso/USD
26,29
39,50
Malaysia
Ringgit/USD
2,52
3,88
Indonesia
Rupiah/USD
2,308
5,400
Hàn Quốc
Won/USD
844,20
695,8
Nguồn: ASEAN University Network (2000), Economic crisis in Southeast Asia
and Korea
Đầu năm 1997 đến tháng 3/1997: ngƣời dân và các nhà đầu tƣ bắt đầu
rút vốn ra khỏi các ngân hàng và các công ty tài chính, chính phủ phải đóng
cửa thị trƣờng chứng khoán ngày 3/3/1997. Chính phủ yêu cầu các tổ chức tài
chính phải tăng cƣờng dự trữ tiền mặt, thông báo 10 công ty tài chính ở trạng
thái không bình thƣờng (Unico housing Co.Ltd; Thai-Fuji; Royal
International; Sri Dhana; Eastern Finance; County….).
Ngày 4-5/3/1997: hơn 21,4 tỷ Baht (~820 triệu USD) đã bị rút khỏi các
ngân hàng và công ty tài chính



Ngày 9/4/1997: tỉ giá hối đoái tăng lên mức 26,08 Baht/USD
Ngày 25/6/1997: tổng số công ty tài chính bị đóng cửa là 58/91 (chiếm
64% trên toàn quốc)
Để giữ tỉ giá hối đoái, chính phủ phải bán ngoại tệ khiến dự trữ ngoại tệ
giảm mạnh từ 38,78 tỷ USD tháng 6/1996 còn 37,7 tỷ USD vào tháng
12/1996 và còn 31,4 tỷ USD vào 30/6/1997.
Nếu mức độ giảm sút dự trữ quốc gia của Quý 2 năm 1997 kéo dài
thêm khoảng 2-3 Quý nữa thì lúc đó dự trữ ngoại tệ quốc gia chỉ còn khoảng
10 tỷ USD, bằng 1/3 mức dự trữ ngoại tệ năm 1997, và chính phủ sẽ buộc
phải thả nổi tỉ giá hối đoái vì hoàn toàn không còn khả năng bán ngoại tệ để
duy trì tỉ giá hối đoái. Kết quả là tháng 6/1997: tỉ giá 25 Baht/USD và tháng
1/1998: tỉ giá 53 Baht/USD (tăng 112% chỉ trong 6 tháng).
Tóm lại, Thái Lan và một số nƣớc Đông Nam Á khác rơi vào cuộc
khủng hoảng tiền tệ là do các nƣớc này đã dùng đô la Mỹ để đảm bảo giá trị
cho đồng tiền riêng của họ. Một hệ thống tiền tệ cố định, thiếu linh động nhƣ
vậy tất yếu sẽ bị khủng hoảng. Vì tỷ giá hối đoái cố định sẽ không cho phép
có đƣợc sự điều chỉnh quy củ có trật tự nhƣ trong trƣờng hợp tỷ giá hối đoái
đƣợc thả nổi. (nguồn: tr 3-7, ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Khoa Kinh tế - Luật,
Bộ môn kinh tế đối ngoại, Môn học: Tài chính quốc tế, Đề tài: Diễn biến và
nguyên nhân khủng hoảng tài chính 1997 - 1998, GVHD: TS. Lê Tuấn Lộc).
Thống kê cho thấy, khủng hoảng này đã gây thiệt hại cho các nƣớc
Châu Á ít nhất 300 tỷ USD, khoảng 20% GDP của các nƣớc bị khủng hoảng
và thiệt hại chung của nền kinh tế toàn cầu lên đến 500 tỷ USD. Niềm tin của
các nhà đầu tƣ từ khu vực này giảm mạnh, các dòng vốn cũng sụt giảm theo.
Ngoài ra, căng thẳng tình trạng bất ổn định về chính trị theo đó gia tăng.


1.2.2. Tác động khủng hoảng tới nền kinh tế-thương mại Việt Nam và Nhật

Bản
Tác động đến nền kinh tế Việt Nam
Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực diễn ra với nhiều biến động, sâu
sắc cả về phạm vi, mức độ và tính chất. Từ chỗ chỉ là cuộc khủng hoảng tiền
tệ, kéo theo nó là cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng, tiếp đến là cuộc
khủng hoảng tài chính và dần chuyển thành cuộc khủng hoảng kinh tế, chính
trị, xã hội sâu sắc ở một số quốc gia Châu Á, đã tác động tới kinh tế, thƣơng
mại Việt Nam.
Ở Việt Nam sau Đổi mới năm 1986, đẩy mạnh xuất khẩu đƣợc coi là
mục tiêu quan trọng. Rất nhiều chính sách đã đƣợc thi hành. Tự do hoá
thƣơng mại bằng việc giảm bớt sự hạn chế của hệ thống thuế quan và phi thuế
quan nhằm khuyến khích xuất khẩu. Năm 1990, tỷ lệ tăng trƣởng của xuất
khẩu đạt 23,5%. Năm 1991, tỷ lệ này giảm xuống -13,2% bởi sự tan rã của
Liên bang Xô viết và Đông Âu, những đối tác thƣơng mại chính của Việt
Nam. Những năm sau, Việt Nam đã tìm kiếm nhiều thị trƣờng xuất khẩu mới
nhƣ Singapore, Nhật Bản, Đài Loan hay Hàn Quốc. Tốc độ tăng trƣởng
thƣơng mại tăng nhanh vƣợt 30% vào các năm 1994, 1995 và 1996. Con số
này có xu hƣớng giảm và giảm mạnh vào các năm 1997-1998 do khủng
hoảng ở Châu Á vì nƣớc ta chủ yếu dựa vào thị trƣờng này để phát triển xuất
khẩu.
Về nhập khẩu: tỷ lệ này là 7,3% năm 1990, sau đó giảm xuống -15,1%
năm 1991. Tỷ lệ tăng trƣởng xuất khẩu đã tăng lại và đạt tới 54,4% năm 1993
do quá trình phát triển công nghiệp cần nhiều nguyên liệu và trang thiết bị.
Con số này nhanh chóng giảm xuống 4% năm 1997 và -0,8% năm 1998.
Về nguồn vốn FDI: Trong giai đoạn đầu 1988-1990, nguồn vốn FDI
chảy vào Việt Nam không đáng kể, có 37 dự án đƣợc cấp phép vào năm 1988


×