Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật 

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.94 MB, 181 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO IN VIỆT NAM VỚI VAN ĐỂ
NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH MỸ THUẬT

CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 5.04.30

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS,TS_-VŨ DUY THÔNG
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYEN đ ạ m THUỶ

Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA HÀ NỘI
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỀN

V- Lít/ (-Mi

H À N Ộ I - 2005


LỜ I CẢM ƠN

Sau q u á trình học tập và nghiên cứu, tôi đ ã h o à n thành
lu ậ n văn

B á o in V iệ t N a m vó i vấn đ ề n g h iên cứ u , p h ê b ìn h

m ỹ th u ậ t” đ ể báo cáo kết q u ả trước toàn th ể H ộ i đ ồ n g kh o a học
và các bạn.
C ó được thành công n à y , tôi xin chân thành cám ơn sự tận
tình giúp đ ỡ của các th ầ y cô giáo K h o a B áo ch í - T rường Đ ạ i học


K h o a học X ã hội và N h â n văn, cám ơn bạn bè đóng nghiệp, các
bạn cùng lớp, gia đình và đ ặ c b iệt cám ơn PG S-TS V ũ D u y T h ô n ạ'
đ ã hết lòng giúp đ ỡ tôi hoàn thành công trình.

H à N ộ i, ngày 17 th á n g 5 n ăm 2 0 0 5
T á c giả

N g u yên Đ ạ m T h ủ y


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤ C........................................................................................................................... 1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO IN VÀ VIỆC
NGHIÊN cúu, PHÊ BÌNH MỸ THUẬT TRÊN BÁO IN.......................................... 11
1.1. Vai trò của báo in và việc nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in.....11
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về báo in ............................................................11
1.1.1.1. Khái niệm, các đặc trưng của báo in.............................................. 11
1.1.1.2. Báo in và việc giới thiệu nghiên cứu, phê bình mỹ th u ật............... 13
1.1.2. Vai trò của báo in trong đời sống xã hội.............................................. 20
1.1.2.1. Báo chí là kênh thông tin quan trọng chuyển tải các văn bán
của Đảng và Nhà nư ớ c.......................................................................................21
1.1.2.2. Báo chí là tiếng nói phản hồi, phản ánh việc thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và cuộc sống của nhân dân......21
1.1.2.3. Báo chí đấu tranh với những biểu hiện vi phạm pháp luật,
chống tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn xã hội......................................................22
1.1.2.4. Báo chí định hướng thông tin ............................................................ 23
1.1.2.5. Báo chí hướng dẫn dư luận.................................................................23
1.1.3. Vai trò của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trong đời sông mỹ

thuật...........................................................................................................................24
1.1.3.1. Định hướng thẩm m ỹ ...........................................................................25
1.1.3.2. Phát hiện, giới thiệu, truyền bá tác giả, tác ph ẩm ........................ 26
1.1.3.3. Tổng kết, đánh giá thành tựu và sự phát triển mỹ thuật................26
1.2. Quan điểm của Đảng về báo chí và công tác nghiên cứu, phê bình
mỹ th u ậ t........................................................................................................................ 27
1.2.1.

Quan điểm của Đảng về báo c h í ...........................................................27

1.2.1.1. Báo chí là tiếng nói của Đ ản g ........................................................... 27
1.2.1.2. Báo chí là tiếng nói của Nhà n ư ớ c................................................... 28
1.2.1.3. Báo chí là tiếng nói của các tổ chức chính trị xã h ộ i ....................28
1.1.1.4. Báo chí là diễn đàn của Nhân d ân ......................................................29

1


1.2.2. Quan điểm của Đảng về công tác nghiên cứu phê bình mỹ thuật .30
1.2.2.1. Nghiên cứu, phê bình mỹ thuật là một bộ phận của hoạt động
sáng tạo nghệ thuật............................................................................................ 30
1.2.2.2. Nghiên cứu, phê bình mỹ thuật có vai trò quan trọng trong
việc hướng dẫn, nâng cao nhận thức thấm mỹ cho công chúng.............. 32
1.2.2.3. Nghiên cứu, phê bình mỹ thuật góp phần giáo dục thẩm mỹ
truyền thống và đạo đức trong nhân d ân ........................................................ 33
1.3. Mối quan hệ giữa báo in với nghiên cứu, phê bình mỹ thuật...................... 33
1.3.1. Mối quan hệ báo chí với mỹ th u ậ t.........................................................33
1.3.2. Hoạt động nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in ...................... 37
1.3.2.1. Đánh giá hoạt động sáng tác mỹ thuật............................................. 37
1.3.2.2. Định hướng thẩm mỹ cho công chúng.......................................... 38

1.3.2.3. Dự báo xu hướng vận động của hoạt động sáng tác mỹ th u ậ t... 39
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC NGHIÊN c ú u , PHÊ BÌNH MỸ THUẬT

TRÊN BÁO IN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY.................................................................... 41
2.1. Nội dung nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in ................................... 41
2.1.1. Những thông tin về mỹ th u ậ t...................................................................41
2.1.2. Những bài viết về nghiên cứu, phê bình mỹ th u ậ t............................. 50
2.1.3. Phân bổ các loại bài nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo và
tạp c h í......................................................................................................................56
2.2. Báo in chuyển tải sự tiếp nhận, phản hồi của dư luận về hoạt động
nghiên cứu, phê bình mỹ thuật................................................................................. 72
2.2.1. Sự tiếp nhận của công c h ú n g .................................................................. 72
2.2.2. Sự phản hồi từ công chúng.......................................................................74
2.3. Ngôn ngữ báo in về nghiên cứu, phê bình mỹ th u ậ t...................................... 78
2.3.1. Phong cách ngôn ngữ chính luận và chính luận nghệ th u ậ t............ 78
2.3.2. Phong cách ngôn ngữ khoa h ọ c .............................................................. 81
2.3.3. Phong cách văn chư ơng............................................................................82
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHAT LƯỢNG, HIỆU QUÁ
NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH MỸ THUẬT TRÊN BÁO IN ......................................86
3.1. Phương hướng.................................................................................................... 86
3.1.1. Khẳng định quan điểm của Đảng ta về tiếp tục xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ..................... .......................87

2


3.1.2. Hội nhập quốc t ế ....................................................................................... 89
3.1.3. Tác động của cơ chế thị trường...............................................................93
3.1.4. Thực trạng về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in ................ 95
3.1.5. Nhu cầu đòi hỏi của công chúng........................ ................................... 96

3.2. Một số giải pháp..................................................................................................98
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với báo in và Hội
Mỹ thuật Việt N a m .............................................................................................. 99
3.2.2. Tăng cường mối quan hệ giữa báo in với nghiên cứu, phê bình
mỹ th u ậ t................................................................................................................ 102
3.2.3. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của giới mỹ th u ật........................102
3.2.4. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của báo in ..................................... 103
3.2.5. Tăng số lượng và chất lượng thông tin về nghiên cứu, phê bình
mỹ thuật trên báo i n ........................................................................................... 104
3.2.6. Tiếp tục nâng cao nhận thức về hoạt động nghiên cứu, phê bình
mỹ thuật trên báo in cho công chúng..............................................................106
3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu,
phê bình mỹ thuật trên báo in trong thời gian tới.................................................108
3.3.1. Tăng thêm một số giờ học về ngành mỹ thuật cho sinh viên báo
chí và mở thường xuyên các khoá học ngắn hạn mỹ thuật dành cho các
nhà báo chuyên viết về mỹ th u ậ t.....................................................................108
3.3.2. Các báo chủ động viết, đăng tải về nghiên cứu, phê bình mỹ
thuật có hệ thống h ơ n .........................................................................................109
3.3.3. Các nhà phê bình chuyên nghiệp cần có sự cộng tác chặt chẽ và
tích cực hơn nữa với báo c h í............................................................................. 110
3.3.4. Mở chuyên mục mỹ thuật thường xuyên có chất lượng cao đối
với các báo chuyên ngành văn hoá và các trang văn hoá nghệ thuật của
nhiều tờ báo k h á c ................................................................................................ 111
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 116
NHŨNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG B ố .............................................. 119
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 120

3



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮĐẦY ĐỦ

CHỮVIÊT TẮT

1

Báo chí

BC

2

Chuyển tải

CT

4

Mỹ thuật

MT

5

Nghiên cứu


NC

3

Phản ánh

PA

6

Phê bình

PB

4


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ t à i .
Thế giới hiện tại ghi nhận sự ra đời, phát triển của nhiều nền mỹ thuật,
nhiều xu hướng, phong cách mỹ thuật khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau.
Chính sự giao hoà giữa mỹ thuật truyền thống và mỹ thuật đương đại đã tạo đà
mạnh mẽ cho sự xuất hiện, phát triến của nhiều trường phái sáng tác mỹ thuật tại
nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh chung đó, nhằm phản ánh và theo kịp đời sống sáng tác,
công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật đã có những bước tiến đáng ghi nhận.
Nội dung và hình thức của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trong quá trình phát
triển đã phần nào tích cực đáp ứng sự mong mỏi của công chúng muốn tìm hiểu

về mỹ thuật. Song, trên thực tế mới chỉ thoả mãn được một bộ phận công chúng.
Đại đa số công chúng mỹ thuật rất ít có điều kiện để tiếp cận, hiểu biết tường tận
về giá trị tác phẩm, đặc biệt là giá trị giáo dục thẩm mỹ do mỹ thuật mang lại.
Việc nâng cao thẩm mỹ cho công chúng, hiện có nhiều kênh thông tin khác
nhau, một trong những kênh đó là báo chí, trong đó báo in đóng vai trò quan
trọng. Báo chí với tư cách là phương tiện thông tin đại chúng thiết yêu của xã
hội, có chức năng chuyển tải thông tin tới công chúng mà thông tin về mỹ thuật
và nghiên cứu, phê bình mỹ thuật là một loại hình.
Qua việc chuyến tải của báo chí, qua sự nhận định, phẩm bình, phân tích,
đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật chuyên và không chuyên
nghiệp, “bức tranh” mỹ thuật thời hiện đại thực sự mang sắc thái riêng trên nền
nghệ thuật Việt Nam nói chung. Bàn về hoạt động phê bình lý luận, Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VIII nhấn mạnh :
“Hoạt động lý luận, phê bình đã đạt được những kết quả tích cực, khẳng đinh
mạnh m ẽ văn nghệ cách mạng và kháng chiến, đẩy lùi một bước nluhiỊi
điểm sai trái”.

5

L/IICIII


Trải qua hàng chục năm phát triển, trưởng thành công tác nghiên cứu,
phê bình mỹ thuật Việt Nam hiện nay đã được công chúng và xã hội ghi nhận
như một chuyên ngành khoa học khu biệt. Nhiều công trình khoa học nghiên
cứu về mỹ thuật cổ, mỹ thuật trung đại, cận hiện đại và hiện đại; nhiều công
trình bàn về tính định hướng trong công tác phê bình, xã hội hoá công tác phê
bình, hướng tồn tại và phát triển của công tác phê bình mỹ thuật Việt N am .. .do
Viện Mỹ thuật, Vụ Mỹ thuật, NXB Mỹ thuật biên soạn, phát hành đã, đang là
những tài liệu quý phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về ngành phê bình mỹ

thuật Việt Nam. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế, công tác nghiên cứu, phê
bình mỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Mặt khác, đối với báo in, tuy đã
tích cực chuyển tải thông tin nghệ thuật trong đó có nghiên cứu, phê bình mỹ
thuật, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mỹ thuật Việt Nam, nâng cao nhận
thức thẩm mỹ cho công chúng, cũng còn chưa thể hiện đầy đủ, ngang tầm trong
việc đánh giá thành tựu, định hướng hoạt động mỹ thuật, tổ chức, hướng dẫn dư
luận thẩm định cái đẹp một cách toàn diện.
Vì vậy, việc đặt vấn đề tìm hiểu sự chuyển tải của báo in Việt Nam hiện
nay đối với công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật được đặt ra một cách cấp
thiết. Thực trạng công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in thời gian
qua thế nào? Những vấn đề gì được đặt ra trong việc nghiên cứu, phê bình mỹ
thuật trên báo in? Những vấn đề đó có tác động ra sao đối với nhận thức về mỹ
thuật của giới mỹ thuật và công chúng? Sự biến đổi nhận thức từ ảnh hưởng đó
dẫn đến biến đổi hành vi, mức độ hiệu quả của công chúng yêu mỹ thuật có phù
hợp với tiến trình đổi mới của Đảng trên bước đường xây dựng nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế ? Tất cả nhũng vấn đề đó đã
thôi thúc tác giả chọn đề tài “Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê
bình mỹ thuật” làm luận văn cấp Thạc sĩ Báo c h í.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u

Trải qua gần 80 năm ra đời, phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam đã có
những bước tiến vượt bậc về nội dung, hình thức và chất lượng. Giai đoạn từ đổi

6


mới đến nay, báo chí Việt Nam trong đó có báo in ngày càng khẳng định sự
trưởng thành trong việc phản ánh các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
Nhiều vấn đề về nghệ thuật được báo in chuyển tải dưới các hình thức khác nhau
của thể loại báo chí bằng các bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà phê

bình mỹ thuật. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những bài báo riêng lẻ, chưa tập hợp
thành những công trình nghiên cứu, phê bình mỹ thuật chuyên sâu trên báo in vé
các vấn đề của nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng. Trên lĩnh vực mỹ
thuật, các công trình nghiên cứu, phê bình vẫn nối tiếp nhau ra đời như M ỹ thuật
Thú đô th ế kỷ XX của Quang Phòng, cả m luận nghệ thuật của Trần Duy, Nét đẹp
đình làng miền Bắc của Lê Thanh Đức, Văn hóa Việt Nam nhìn tử m ỹ thuật của
Chu Quang Trứ, Điêu khắc cổ, đồ hoạ cổ Việt Nam, Chùa Dâu của Phan cẩm
Thượng, Lược sử mỹ thuật Việt Nam của Trịnh Quang Vũ, Hội hoạ trẻ Việt Nam
của Bùi Như Hương, Tiếp xúc với nghệ thuật của Thái Bá Vân ...và khá nhiều
luận văn tốt nghiệp cử nhân Mỹ thuật, cử nhân báo chí đề cập nhiều khía cạnh
khác nhau của nghệ thuật và báo chí. Nhưng, phạm vi nghiên cứu của các luận
văn trên thường bó hẹp trong một đơn vị báo chí địa phương, đoàn thể hoặc
ngành; mục đích nghiên cứu thường tập trung vào những vấn đề như: mối quan
hệ giữa báo chí và văn nghệ, xu hướng nghệ thuật trên báo chí, cụ thể hơn là :
những nội dung và biểu hiện của các thể loại mỹ thuật, sân khấu trên báo chí,
các thể loại âm nhạc, nhạc thiếu nhi trên báo chí... Chung quy lại, đó chỉ là
những công trình mang tính chuyên ngành đi sâu vào từng lĩnh vực của nghệ
thuật, mỹ thuật cổ hoặc hiện đại. Cho đến nay, chưa có công trình nào đặt vấn đề
nghiên cứu việc chuyển tải của báo in trong quá trình phản ánh sự đa dạng của
hoạt động mỹ thuật, nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên phương diện tổng thể.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u

+ Đối tượng nghiên cứu :
Vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật được chuyển tải trên báo in Việt
Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI.

7


Các tờ báo nằm trong diện nghiên cứu gồm các tờ chuyên ngành văn hoá

nghệ thuật, các tờ có trang văn hoá, văn nghệ thường xuyên đăng tải những bài
nghiên cứu, phê bình mỹ thuật gồm: báo Văn nghệ, Văn hoá, Nhân dân, Thế
thao &Văn hoá, Quốc tế; về tạp chí gồm: Mỹ thuật, Văn hoá nghệ thuật, Tư
tưởng Văn hoá, Quê hương, Báo chí và Tuyên truyền.
+ Phạm vi nghiên cứu :
- Do điều kiện và mục tiêu nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung khảo sát các
bài viết về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in.
- Về mặt thời gian là 5 năm, từ năm 2000 đến nay.
- Thời gian chọn để khảo sát là những năm đầu của thế kỷ XXI, khi giai
đoạn Đổi mới đã đi được hơn 15 năm. Vì lẽ, đây là giai đoạn ghi nhận sự phát
triển mạnh mẽ nhất của sáng tạo nghệ thuật Việt Nam và công tác nghiên cứu.
phê bình mỹ thuật trên báo chí.
- Về nội dung, tập trung khảo s á t :
V ề nghiên cứu: Việc tiếp nhận các xu thế sáng tác hiện đại trong phê bình;
đánh giá thành tựu của mỹ thuật cách mạng; các nhà phê bình nhìn nhận về mỹ
thuật truyền thống; các nhà phê bình đánh giá về sự bùng nổ các xu hướng sáng
tác mỹ thuật đương đại; sự tác động của kinh tế thị trường tới xu hướng phát
triển mỹ thuật...
V ề phê bình: Sự ngang tầm của phê bình và nghiên cứu trong hỗ trợ sáng
tác, định hướng cho công chúng; phê bình đối thoại với sáng tác theo xu hướng
tích cực, tiêu cực; phê bình mỹ thuật góp phần nâng cao thẩm mỹ trong việc tiếp
nhận của công chúng; phê bình mỹ thuật có giới thiệu và chú ý đến mỹ thuật
kháng chiến; sự biểu hiện bản sắc văn hoá dân tộc trong mỹ thuật; thái độ của
các nhà phê bình trước nhiều xu hướng khác nhau của mỹ thuật đương đại.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ NGHIÊN c ứ u

+ Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu, khảo sát việc chuyển tải các vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ
thuật trên báo in.



- Nhận xét, đánh giá, chỉ ra những mặt được, chưa được của việc chuyển tải
các vấn đề mỹ thuật Việt Nam qua công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên
báo in.
- Đề ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nội
dung giới thiệu, nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in giúp công chúng tiếp
cận hiệu quả hơn đối với các tác phẩm mỹ thuật.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thông qua việc khảo sát nội dung của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trôn
báo in để đánh giá những điểm mạnh, yếu của báo in trong việc chuyên tải các
vấn đề nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng.
- Làm rõ nhu cầu của công chúng trong việc tiếp nhận những thông tin mỹ
thuật qua báo in.
- Đề ra kiến nghị và giải pháp cụ thể trong việc chuyển tải những vấn đề
thuộc lĩnh vực nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

- Vê lý luận: Dựa trên các nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tương
Hồ Chí Minh về vãn hoá nghệ thuật nói chung và nghiên cứu, phê bình mỹ thuật
nói riêng.
- Vê thực tiễn: Khảo sát báo in trong vòng 5 năm từ 2000 đến nay. Bằng
phương pháp tổng hợp, phân tích, khái quát, diễn giải có so sánh, đối chiếu, điều
tra xã hội học...nhằm chỉ ra tác động của việc nghiên cứu, phê bình mỹ thuật
trên báo in đối với nhận thức thẩm mỹ của công chúng.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIEN

+ Ý nghĩa khoa học :
- Hệ thống hoá, nâng tầm lý luận những vấn đề mỹ thuật được báo in
chuyển tải trong vòng 5 năm qua.
- Cung cấp cái nhìn khái quát toàn cảnh về việc chuyển tải các vấn đề

nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo và tạp chí.

9


- Góp phần nhận thức sâu sắc hơn mối quan hệ biện chứng giữa báo in và
mỹ thuật, chỉ ra rằng mỹ thuật là một trong những ngành nghệ thuật thuộc 'đối
tượng phản ánh của báo chí, có mối quan hệ chặt chẽ với báo chí và ngược lại.
+ Ý nghĩa thực tiễn :
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
tuyên truyền mỹ thuật trên báo in.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên mỹ thuật và
sinh viên báo chí quan tâm đến lĩnh vực mỹ thuật.
7. KẾT CẤU ĐỂ TÀI

Đề tài được kết cấu : Phần mở đầu; Phần nội dung có 3 chương, 9 tiết; Phần
kết luận, Phần danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Chương 1: M ột sô vấn đê lý luận chung vê báo in và việc nghiên cứu, phê
bình mỹ thuật trên báo ỉn.
Chương 2: Đánh giá vê công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo
in từ năm 2000 đến nay.
Chương 3: Phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu,
phê bỉnh m ỹ thuật trên báo in.

10


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CHUNG VỂ BÁO IN VÀ
VIỆC NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH MỸ THUẬT TRÊN BÁO IN

1.1. VAI TRÒ CỦA BÁO IN VÀ VIỆC NGHIÊN c ứ u , PHÊ BÌNH MỸ THUẬT TRÊN
BÁO IN.

1.1.1. Một sô vấn đề lý luận về báo in.
1.1.1.1. Khái niệm, các đặc trưng của báo in.
+ Khái niệm báo in: Luật Báo chí sửa đổi bổ sung năm

1999 ghi:Báo in

gồm báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn.
Loại hình báo chí này có quy trình in để ra thành phẩm là những tờ báo, bản
tin trên chất liệu giấy.
Theo số liệu thăm dò ý kiến công chúng về các loại hình báo

chícủa 250

đối tượng có thẻ đọc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam :
-

Anh, chị quan tàm loại hình báo nào nhất trong các báo sau?-cho thấy,

hiện nay công chúng vẫn coi loại hình báo in là quan trọng nhất.
Loại hình báo chí

Người trả lời

Tỷ lệ

Báo in


132/250

52,85%

Báo nói

10/250

4%

Báo hình

67/250

26,8%

Báo điện tử

42/250

16,8%

(nguồn: Phiếu thăm dò ỷ kiến cho để tài)
Với con số 52,85% độc giả (chủ yếu là sinh viên), trình độ nhận thức khá
đồng đều cho thấy, báo in chiếm vị trí khá cao, là mối quan tâm chung của toàn
xã hội. Mặc dù hiện nay đã có sự xuất hiện, phát triển nhanh chóng của các loại
hình báo chí khác thì báo in vẫn không mất đi vị trí trong lòng độc giả. Trono
khi đó, báo nói (thể loại báo chí xuất hiện đầu tiên) chỉ được sô' rất ít độc giả
quan tâm (4%) thì tỷ lệ độc giả quan tâm đến báo in như vậy chứng tỏ hiệu quả
cũng như tính năng hữu dụng của thể loại báo chí này.


11


Vì vậy, việc tác giả chọn lĩnh vực báo in để nghiên cứu cũng là nhu cầu
mang tính cấp thiết, mang ý nghĩa khoa học và thực tế.
Bên cạnh nhiều vấn đề đã được xem xét và khảo sát trên báo in, nghiên cứu,
phê bình mỹ thuật là một lĩnh vực mới chưa có đề tài nào đề cập tới một cách hệ
thống nhằm làm rõ việc chuyển tải của báo in với các vấn đề thuộc chuyên
ngành này trong giai đoạn hiện nay.
+ Các đặc trưng của báo in:
- Báo in là ấn phẩm được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật ra thành phạm
trên giấy. Khác với các loại hình truyền thông báo chí khác, báo in buộc phải
qua khâu in ấn tại nhà in bằng các phương tiện kỹ thuật máy móc và ra thành
phẩm cụ thể lưu hành ngay trong ngày (đối với báo ngày), trong tuần (đối với
báo tuần) và trong tháng (đối với báo tháng)...
- Ngôn ngữ báo in là ngôn ngữ văn bản “text”. Điều này cũng là đặc trưng
riêng của báo in. Đối với các loại hình báo chí khác như truyền hình, đài phát
thanh dùng chủ yếu là phương tiện ngôn ngữ nói kèm âm thanh, hình ảnh động
thì ngôn ngữ báo in chủ yếu là ngôn ngữ viết, ngôn ngữ tĩnh.
- Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản in gồm chữ, hình
vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ tĩnh...N ội dung thông tin của văn bản báo in xuất
hiện đồng thời trước mắt người đọc. Người đọc có thể hoàn toàn chủ động trong
việc tiếp nhận thông tin, lựa chọn trình tự, tốc độ đọc, cách thức đọc và có thê
đọc kỳ những nội dung quan trọng hoặc quan tâm, ưa thích.
- Người viết báo in có thể trình bày, lý giải những thông tin có nội dung,
chi tiêt, sự kiện, vấn đề đan xen nhau với những mối quan hệ phức tạp, chồng
chéo.. .mà người đọc vẫn có thể tiếp nhận và hiểu được. Báo in có ưu thế chuyển
tải được những nội dung sâu sắc, phức tạ p ...
- Nguồn thông tin trên báo in thường đảm bảo tính chính xác cao. Các

thông tin trên báo in có thể lưu giữ lại dùng để xác minh, so sánh, đối
chiêu...V iệc lưu giữ báo in rất đơn giản, thuận tiện, phù họp với thói quen cúa
người đọc, là nguồn tài liệu quý đối với người đọc vì có thể lưu giữ lâu dài,

12


nguyên bản những tin tức, bài vở quan trọng, trở thành dẫn liệu, minh chứng cho
những công trình nghiên cứu khoa học.
- Sự tiếp nhận thông tin từ báo in đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ,
tăng khả năng ghi nhớ, giúp độc giả hiểu sâu sắc vấn đề được phản ánh. Người
đọc có thể sáng tạo, vận dụng và phát triến tư duy.
Báo in cũng có một số hạn chế như: tốc độ cập nhật chậm so với các loại
hình báo chí khác, khâu in và phát hành tốn kém phức tạp hơn, dưng lượng phát
hành có hạn, người đọc phải biết chữ và có trình độ nhất định, tính mở và tính
liên kết của báo in kém, sự phản hồi không nhanh nhậy như các phương tiện báo
chí khác.
1.1.1.2. Báo in và việc giới thiệu nghiên cứu, phê bình mỹ thuật
A.

M ột s ố khái niệm mỹ thuật

+ Khái niệm mỹ thuật : Mỹ thuật là ngành nghệ thuật sáng tạo và thể hiện
cái đẹp bằng đường nét, màu sắc, hình khối.
Mỹ thuật bao gồm các loại hình tiêu biểu như: Nghệ thuật điêu khắc, hội
hoạ, đồ hoạ và nghệ thuật trang trí.
Nghiên cứu và phê bình mỹ thuật là một chuyên ngành nhằm phân tích, bình
luận, đánh giá, nhận xét thực trạng và định hướng hoạt động sáng tác mỹ thuật.
- Nghệ thuật điêu khắc: Từ điển Tiếng Việt Nhà xuất bản Khoa học kỹ
thuật năm 1988 viết “Điêu khắc là loại hình nghệ thuật th ể hiện hoặc gợi tả sự

vật trong không gian bằng cách sử dụng những chất liệu như đất, gỗ, kim loại,
đồng... tạo thành những hình nhất địnlì” [47, tr.342].
Điêu khắc là một loại hình của nghệ thuật tạo hình. Ngôn ngữ của điêu
khắc là sự phối kết hợp các mảng khối trong không gian ba chiều nhằm biểu
hiện giá trị tinh thần của đời sống thông qua các phương thức biểu hiện là tượng
tròn và phù điêu. Tượng tròn là một loại hình điêu khắc được thể hiện trong
không gian ba chiều. Chỉ có cách tiếp cận hoàn thiện mới cảm nhận hết được cái
đẹp tự nó toát ra từ tác phẩm. Phù điêu không giống với tượng tròn, chỉ được
phản ánh trên một bề mặt nổi và lệ thuộc vào không gian mà nó biểu hiện.

13


Một số người còn phân chia điêu khắc theo chất liệu như tượng đá, tượng
gỗ, tượng đồng, tượng xi măng, tượng đất nung...
Tuy nhiên, điêu khắc còn dùng màu sắc để tô điểm hoặc mầu tự nó khoe
sắc như: tượng đá cẩm thạch, tượng đồng đen, tượng đá đen...riêng các tượng
Phật hầu như đều dùng sơn ta phủ lên tác phẩm. Loại hình này đã được nghệ
thuật điêu khắc Việt Nam sử dụng từ hàng trăm năm nay.
Với đặc thù điêu khắc mang tính đối thoại trực tiếp giữa người đối thoại với
hình tượng nên những tác phẩm điêu khắc đại diện cho những nhân vật tiêu biểu,
anh hùng trong dân gian thường được đặt ở những nơi công cộng, đông người
qua lại để hàng ngày con người được tiếp xúc với cái đẹp, oai phong, vĩ đại, cái
hùng của nhân vật. Điều đó có ý nghĩa giáo dục rất cao đối với sự cảm nhận cái
đẹp mà mỹ thuật đem lại.
-

N ghệ thuật hội hoạ: Từ điển Tiếng Việt đã dẫn viết ‘ỄH ội hoạ - Nghệ

thuật dùng đường nét, màu sắc đ ể phản ánh th ế giới hình th ể lên mặt phang ”

[47, tr. 483],
Hội hoạ có từ rất lâu đời, nhưng đến thế kỷ XVI, XVII, khi nghệ thuật tạo
hình chia thành các loại hình, các loại thể có hệ thống rõ rệt, nhất là khi đã có kỹ
thuật mầu dầu, khắc và in mới được phát triển toàn diện. Hội hoạ được chia
thành hai thể loại: Hội hoạ giá vẽ và hội hoạ hoành tráng.
Hội hoạ giá vẽ là thể loại hội hoạ dùng giá vẽ để dựng tranh. Giá vẽ có khi
nhỏ, khi to, tùy thuộc vào kích thước của bức tranh định vẽ, nhưng thường dùng
nhất vẫn là giá vẽ cỡ nhỏ, cao không quá đầu người. Hội hoạ giá vẽ có đầy đủ
khả năng phản ánh trung thực và trọn vẹn các mặt của hiện thực đời sống xã hội.
Hoạ sĩ thuộc lĩnh vực này không bị hạn chế về đề tài, cách vẽ và ý đồ tạo hình.
Họ có thể tự do sáng tác đề tài yêu thích về vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con
người (từ nội tâm đến ngoại hình), cuộc sống đời thường cũng như ước mơ về
tương lai...
Hội hoạ hoành tráng là thể loại trong đó tranh tường và tranh ghép đá màu
mang tư tưởng và ý đồ nghệ thuật, phản ảnh những sự kiện quan trọng trong

14


cuộc sống, xã hội, con người với ý nghĩa lớn. Hội hoạ hoành tráng thường được
thể hiện trong những kích thước lớn, thường ăn nhập với điêu khấc và kiến 'trúc,
với những công trình xây dựng nhà cửa, lâu đài, cung điện, đền chùa, nhà hát,
nhà ga, sân bay.... Trong nhiều trường hợp, hội hoạ hoành tráng được coi là một
bộ phận của kiến trúc.
Với Việt Nam, nghệ thuật hội hoạ hiện đại được tính từ khi Trường Cao
đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925) ra đời. Lớp nghệ sĩ đi theo cách mạng đã tập
hợp lại thành đội ngũ nghệ sĩ đầu đàn trong những năm chống Pháp, những tác
phẩm đầu tiên của nghệ thuật hội hoạ cách mạng đặt nền móng cho phong trào
nghệ thuật hội hoạ sau này của cả nước. Nếu như vào những năm 50, 60 hội hoạ
bước một bước dài với những thành tựu to lớn, đặc biệt là những tác phẩm sơn

mài và lụa, thì những nãm 70, 80 điêu khắc lại chuyển biến rất nhanh. Hội hoạ
được chia theo chất liệu như : Tranh sơn dầu, sơn mài, tranh lụ a .. .hoặc được chia
theo chủ đề, đối tượng thể hiện như: Tranh phong cảnh, tĩnh vật, chân dung, lịch
sử, tranh cổ động, tranh minh hoạ, sách b áo ...
-

Nghệ thuật đồ hoạ: Từ điển đã dẫn viết : “Đồ hoạ: Tranh đổ lioạ - Thê

loại tranh được th ể hiện chủ yếu bằng đường nét và mảng màu như ký hoạ, tranh
tường, tranh khắc gổ, tranh cổ động” [47, tr. 1057].
Đồ hoạ là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến nhất, xuất hiện
khá lâu đời, ngay từ khi con người biết làm đẹp cuộc sống trong các hang động.
Nhờ ngôn ngữ giản dị, tinh tế, thiết thực và nhờ khả năng tiện dụng trong việc
nhân bản, đồ hoạ thường được áp dụng nhiều trong ngành thông tin, tuyên truyền
cổ động; vẽ quảng cáo, áp phích, truyền đơn, minh hoạ sách báo, vẽ tranh đả
kích, tranh châm biếm... thậm chí trong cả việc tái tạo các tác phẩm hội hoạ và
điêu khắc. Bằng các phương tiện biểu đạt cốt yếu như đường, nét, chấm, vạch,
mảng kết hợp với các mầu sắc xanh, đỏ, tím, nâu... đồ hoạ biểu hiện những đặc
thù riêng khác với các thể loại nghệ thuật tạo hình khác .
Đồ hoạ được chia thành : Đồ hoạ giá vẽ và Đồ hoạ ấn loát. Đây là hai loại
hình đều cho phép người hoạ sĩ được tự do sáng tác, trực tiếp và độc lập lựa

15


chọn, thể hiện đề tài của tranh. Đồ hoạ ngoài sự sáng tạo của con người còn thêm
yếu tố của kỹ thuật.
Đồ hoạ ở Việt Nam ra đời đã làu với khá nhiều thành tựu được lịch sứ mỹ
thuật ghi nhận. Đến những thập niên gần đây, đồ hoạ ngày một phát triển với
nhiều phong cách mới mẻ, hiện đại dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hình

thức đồ họa truyền thống và đồ họa đương đại.
- Nghệ thuật trang trí: Từ điển đã dẫn viết “Trang trí - b ố trí các vật thê
có hình khối, đường nét, màu sắc khác nhau sao cho tạo ra một sự hài hoà, lùm
đẹp một khoảng không gian nào đó” [47, tr. 1056].
Nghệ thuật trang trí là phạm trù rất rộng nhưng đối với lịch sử mỹ thuật
Việt Nam, nổi lên mỹ thuật trang trí chiến thuyền và mỹ thuật trang trí đồ sơn
mài. Ngành trang trí nói chung và nghệ thuật trang trí ứng dụng nổi riêng gắn bó
hết sức mật thiết với đời sống con người.
Tuy nhiên, trang trí mỹ thuật mới phần nào đáp ứng được các công trình lớn
và công cộng. Còn các công trình nhỏ lẻ vẫn còn là khu vực bỏ ngỏ. Hiện nay,
cộng đồng đang rất cần trang trí mỹ thuật phát huy, tạo ra nhiều sản phẩm cho
xã hội, nhằm xây dựng nếp sống mới văn minh, hiện đại hoà quyện với truyền
thống, tạo ra không gian mới, tiện nghi, hoàn thiện.
- Nghiên cứu mỹ thuật: Từ điển đã dẫn viết : “Nghiên cứu là dùng tri tliức dê
xem xét, tìm hiểu, giải quyết các vấn đê đặt ra tronẹ khoa học, trong cuộc sốnẹ".
Vì vậy, “Nghiên cứu mỹ thuật là dùng tri thức mỹ tliuật đ ể xem xét, tìm hiển, giải
quyết các vấn đề đặt ra trong mỹ thuật và trong đời son ạ” [47, tr. 1058],
Hoạt động nghiên cứu mỹ thuật lớn mạnh cùng sự hình thành và phát triển
của Viện Mỹ thuật Việt Nam (Bộ VHTT). Với sự phân bổ trách nhiệm của các
Ban chuyên môn như: Ban Mỹ thuật cổ, Ban Mỹ thuật hiện đại, Ban Mỹ thuật
ứng dụng...công tác nghiên cứu mỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể
trong hàng chục năm vừa qua. Các cuộc Hội thảo định kỳ do Viện tổ chức đã
được đánh giá cao về mặt chuyên môn. Viện đã đi vào những vấn đề tồn tại hiện
đang đặt ra với mỹ thuật Việt Nam như: Hội thảo về tính tiếp cận đời sống của

16


mỹ thuật ứng dụng, Hội thảo về chất liệu và ngôn ngữ của mỹ thuật đương đại,
Hội thảo về nghệ thuật sơn mài Việt Nam- truyền thống và hiện đ ạ i.. .Hàng trăm

đầu sách của Viện ra đời thuộc các lĩnh vực mỹ thuật truyền thống và hiện đại đã
chứng tỏ sự dày công nghiên cứu của các cán bộ Viện trong từng chuyên ngành.
Tuy nhiên, để có được một nền nghiên cứu mỹ thuật hoàn chỉnh, Viện Mỹ thuật
cần phải có được sự đầu tư một cách nghiêm túc về con người và tư duy nghiên
cứu. Bởi, cho đến nay, trong một số lĩnh vực chuyên ngành của Viện vẫn còn thể
hiện sự chậm chạp và bảo thủ trong nghiên cứu khiến kết quả nghiên cứu không
được ứng dụng trong thực tiễn hoặc không đạt được kết quả cao.
-

Phê bình mỹ thuật: Từ điển đã dẫn viết

:

“Phê bình lù góp

V

kiến, chê

trách về khuyết điểm của đối tượng nào, nhận xét, đánh giá cái hay, cái đẹp cũng
như cái chưa đạt của tác phẩm nghệ thuật”. Chính vì vậy, “Phê bình mỹ thuật là
góp ỷ, phân tích, nhận xét, đánh giá cái hay, cái đẹp cũng như cái chưa đạt của
tác phẩm nghệ thuật” [47, tr.1059]. Quan niệm về phê bình mỹ thuật được hiểu
rộng hơn là một chuyên ngành có khả năng tổ chức, tập hợp dư luận và định
hướng giá trị nghệ thuật.
Phê bình mỹ thuật của nước ta tuy ra đời muộn, song đã có nhiều công trình
thiết thực đóng góp vào sự phát triển mỹ thuật. Nhiều bài viết, phân tích về tác
giả, tác phẩm góp phần tích cực hướng dẫn dư luận hiểu giá trị thẩm mỹ của tác
phẩm và chân dung người làm nên cái đẹp đó.
Tuy nhiên, hiện nay phê bình mỹ thuật Việt Nam còn rất nhiều việc phải

làm. Cấp thiết phải phát triển số lượng và chất lượng của các nhà phê bình
chuyên nghiệp. Phải có được nhiều bài viết mang tầm định hướng, có tác dộng
đến sự phát triển tất yếu của mỹ thuật. Nhiều bài phê bình công tâm mang tính
chuyên môn về cái được và chưa được của mỹ thuật. Tiếp thu phản hồi từ công
chúng về những vấn đề mỹ thuật hiện đang được đặt ra như hướng đi của mỹ
thuật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, xu hướng, phong cách sáng tác cũng
như đội ngũ sáng tác mỹ thuật đương đại.

đ a i h o c Q U O C G IA HÀ N Ộ I
TRUNG TÁM THÒNG TIN THU VIỀN


Tại phiếu thăm dò của tác giả đối với 250 bạn đọc trả lời câu hỏi: A n h , chị
hiểu biết ở mức nào vê nghiên cứu, phê bình m ỹ thuật ? hầu hết đều rất chú
trọng đến câu hỏi, đem lại câu trả lời khách quan :
M ức hiểu biết

Sô' người trả lời

Tỷ lệ

Khá nhiều

16/250

6,4%

Trung bình

108/250


43,2%

Biết ít

100/250

40%

26/250

10,4%

Không biết

(nguồn: Phiếu thăm dò ý kiến cho đề tài)
Vậy là, mức độ hiểu biết của số đối tượng điều tra chọn mẫu cho thấy, phần
đông công chúng hiểu biết về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật ở mức độ trung
bình (43,2%), còn đối tượng biết khá nhiều về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật lại
không nhiều chỉ chiếm (6,4%).
Điều đó nói lên sự chuyển tải các vấn đề về mỹ thuật trên báo chí chưa thực
sự hiệu quả. Mức độ và chất lượng đăng tải những thông tin mỹ thuật trên mặt báo
cũng chưa đúng mức, chưa tạo được ấn tượng đối với sự quan tâm của công chúng.
B. Các đặc trưng của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật
+ Đặc trưng của nghiên cứu mỹ thuật
- Miêu tả tác phẩm, tác giả, xác định niên đại, suy nghĩ về thẩm m ỹ .. .chỉ ra
những xu hướng, khuynh hướng, phong trào mỹ thuật...Đ ặc trưng này giúp khu
biệt lĩnh vực mỹ thuật trong một phạm vi hẹp với nội hàm hẹp.
- Lấy tác phẩm làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu, có nhiệm vụ dựng lại kết
cấu văn hoá nhân loại thông qua hình tượng tạo hình, thông qua suy nghĩ và thể

hiện của nghệ sĩ, từ đó nêu bật giá trị và tinh thần của tác phẩm.
- Làm rõ trong mỗi tác phẩm những sự kiện văn hoá-xã hội (tư tưởng chính
trị, luận điểm mỹ học, năng lực sáng tạo, nhân cách văn hoá tác g iả...) để từ đó
hình thành quan niệm về một thời điểm, một giai đoạn phát triển của mỹ thuật.
- Làm sáng tỏ chức năng thẩm mỹ bên cạnh chức năng ứng dụng của tác
phẩm mỹ thuật. Đưa mỹ thuật đến gần hơn với đời sống.

18


- Biên dịch và biên soạn những tài liệu về lịch sử mỹ thuật. Tiến hành phổ
biến và xuất bản rộng rãi những công trình nghiên cứu nhằm quảng bá sáu rộng
hơn về mỹ thuật.
Công tác nghiên cứu mỹ thuật trên thế giới đã hình thành từ rất lâu đời.
cùng với sự ra đời của mỹ thuật, ở Việt Nam, công tác nghiên cứu mỹ thuật hình
thành cùng với sự ra đời của Viện Nghiên cứu mỹ thuật. Trong suốt quá trình
phát triển của mình, Viện Mỹ thuật đã cho ra đời hàng trăm công trình nghiên
cứu mỹ thuật mang tầm quốc gia như M ỹ thuật cổ Việt Nam, Chừa Dâu, Đình
làng Việt Nam, Văn hoá Việt Nam nhìn từ mỹ thuật...Từ những công trình
nghiên cứu mang tính quy mô đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra xu hướng và sự
hình thành các trào lưu mỹ thuật hiện đại Việt Nam trong suốt gần 80 năm qua.
+ Đặc trưng của phê bình mỹ thuật
- T ổ chức dư luận : Phê bình mỹ thuật có tác dụng tổ chức dư luận khá
mạnh mẽ. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tiếng nói cua phê
bình có tác dụng giúp người đọc, người xem, người nghe, hiểu và cảm được bản
chất của nghệ thuật.
- Tập hợp dư luận : Phê bình giúp công chúng hiểu bản chất của nghệ thuật,
bản chất của những phong cách, xu hướng, khuynh hướng mỹ th u ật.. .từ đó hình
thành dư luận ủng hộ hoặc không ủng hộ.
- Xác định giá trị nghệ th u ậ t: Công tác phê bình chuyên nghiệp chính là sự

xác định và thẩm định một cách chính xác nhất giá trị nghệ thuật của tác phẩm
để đưa ra được những nhận xét và đánh giá xác đáng.
- Định hướng giá trị nghệ thuật : Đây là đặc trưng rất đáng lưu ý của công
tác phê bình mỹ thuật. Thông qua những bài phê bình tác giả, tác phẩm, công
việc định hướng giá trị nghệ thuật được đẩy mạnh. Việc định hướng luôn hướng
tới công chúng, những người góp phần thẩm định và đánh giá tác phẩm nghệ
thuật. Từ đó, có xu hướng nâng cao vai trò và phương thức hoạt động, đưa phê
bình mỹ thuật nhập cuộc trong nền kinh tế thị trường.

19


Bên cạnh công tác nghiên cứu, công tác phê bình mỹ thuật cũng rất được
chú trọng. Nếu như nghiên cứu đi vào chiều sâu đời sống thầm lặng của mỹ thuật
thì phê bình lại đi vào bề nổi của đời sống mỹ thuật Việt Nam. Nhiều nhà phê
bình chuyên nghiệp bằng ngòi bút của mình lên tiếng về những ảnh hưởng của
các xu hướng, trào lưu cũng như phong cách nghệ sĩ, trong đó đặc biệt chú ý tới
ảnh hưởng của thế hệ hoạ sĩ cách mạng tới các thế hệ hoạ sĩ trẻ sau này.
1.1.2. Vai trò của báo in trong đời sống xã hội.
Trả lời câu hỏi trong cùng phiếu thăm dò công chúng về vai trò của báo in
trong đời sống xã hội, kết quả cho thấy :
Câu hỏi

Sô người đánh giá

Tỷ lệ

196/250

78,4%


Khá

41/250

16,4%

Trung bình

11/250

4,4%

Yếu

2/250

0,8%

Kém

0/250

0

Quan trọng

(nguồn: Phiếu thăm dò ỷ kiến cho đề tài)
Mức độ quan trọng của báo in trong đời sống xã hội được công chúng quan
tâm nhất (78,4%). Điều đó khẳng định, trong môi trường báo chí phong phú hiện

nay với sự đa dạng của các loại hình báo chí, báo in vẫn không mất đi hoặc sút
giảm vai trò của mình. Tuy có những ưu thế riêng so với các loại hình báo chí
khác (báo hình, báo nói, báo điện tử) không thể khiến báo in mất đi vị trí trong
lòng công chúng. Chính tính lưu trữ thông tin dễ dàng, tính giản tiện, chấp nhận
đến với mọi loại công chúng đã khiến báo in ngày càng nâng cao vai trò của
mình trong thời đại công nghệ thông tin phát triển hiện nay.
Sở dĩ có kết quả trên vì hiện nay báo in vẫn là kênh thông tin quan trọng
nằm trong vai trò của báo chí nói chung được công chúng quan tâm đón nhận
hàng ngày. Vai trò đó được thể hiện:

20


1.1.2.1. Báo chí là kênh thông tin quan trọng chuyển tải các văn bản của
Đảng và Nhà nước... vào đời sống
Ngày nay, báo chí đã và đang trở thành kênh thông tin quan trọng, hỗ trợ,
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội.
Thông tin báo chí trở thành yếu tố thúc đẩy tiến trình đổi mới đất nước, về
một mặt nào đó, có thể được xem như là thước đo đối với sự phát triển của một
xã hội tiến bộ. Báo chí góp phần quan trọng tham mưu cho việc lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng và Chính phủ, nhất là đối với nhiệm vụ quản lý và hoạch định chính
sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong lĩnh vực thông tin đối
ngoại, báo chí là kênh mở rộng tầm hiểu biết của người Việt Nam và người nước
ngoài muốn tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam.
Các văn bản của Đảng và Nhà nước thông qua cơ quan báo chí trở nên gần
gũi dễ hiểu hơn, đi vào đi sống thực tiễn dễ dàng hơn. Báo chí là tiếng nói tin cậy
của Đảng và Nhà nước, vì thế, báo chí ngoài trách nhiệm chuyển tải các văn bản
chỉ đạo của Đảng, Nhà nước tới công chúng, còn là cầu nối thông tin hai chiều
giữa sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước với toàn thể quần chúng nhân dân.
1.1.2.2. Báo chí là tiếng nói phản hồi, phản ánh việc thực hiện chủ trương,

chính sách của Đảng, Nhà nước và cuộc sống của nhàn dân
Báo chí phản ánh nhân tố mới, con người mới và những điển hình tiên tiến
giúp Đảng, Nhà nước, Chính phủ có thêm thông tin làm cơ sở ban hành chính
sách, quyết định, nhân rộng ra toàn xã hội.
Tiếng nói phản hồi của báo chí thể hiện ở việc phản ánh kịp thời những biến
động xã hội hoặc qua việc chấp hành các văn bản chỉ thị, hoặc phản ánh nhân tố
mới, con người mới, điển hình tiên tiến. Báo chí nắm bắt những nhân tô' mới
phân tích, đánh giá, nêu ra những bài học kinh nghiệm bổ ích, khái quát thành
những vấn đề mới có tính phổ biến nhằm cổ vũ, tuyên truyền và nhân rộng toàn
xã hội. Phản ánh con người mới, điển hình tiên tiến là việc làm thường xuyên
liên tục của báo chí, không bó hẹp trong giới hạn của một lĩnh vực cụ thể mà mở
rộng trên các mặt hoạt động của đời sống xã hội.

21


Những thông tin phát hiện, dự báo trên báo chí đã giúp cho các nhà quản ]ý
và lãnh đạo biết trước tình hình có thể hoặc sẽ diễn ra trong thời gian tới để có
những phương án ứng phó, xử lý kịp thời.
1.1.2.3.

Báo chí đấu tranh với những biểu hiện vi phạm pháp luật, chông

tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn xã hội
Đấu tranh với những biểu hiện trái pháp luật đòi hỏi người cầm bút phải có
bản lĩnh vững vàng, phải liên tục học hỏi, nâng cao kiến thức pháp luật. Đảng
và Nhà nước có rất nhiều văn bản quy định, hướng dẫn các tổ chức Đảng, các
cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức chính trị-xã hội tiến hành cuộc vận
động làm trong sạch nội bộ Đảng và bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh các quan
hệ xã hội.

Báo chí nước ta thời gian qua đã đấu tranh không khoan nhượng với các
hiện tượng trái pháp luật nhằm thông tin, cổ vũ quần chúng chống lại cái xấu, cái
ác trong xã hội, đồng thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng về
những vấn đề nổi cộm hoặc còn “âm ỉ” để ngăn chặn, xoá bỏ.... Đấu tranh công
khai, triệt để trên báo chí và công luận góp phần thúc đẩy quần chúng tham gia
tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, chống mọi biểu hiện vi
phạm pháp luật hiện nay.
Đã có không ít tờ báo và nhà báo không ngại hiểm nguy, dám đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức, dũng cảm đấu tranh vì công lý, lẽ phải, bảo vệ pháp
luật, trật tự kỷ cương xã hội và sự yên bình của người dân. Ví dụ, loạt bài trên
báo Thanh niên đấu tranh chống lại băng đảng xã hội đen Năm Cam năm 1995,
loạt bài lên án nạn cơm tù của báo Tuổi trẻ TPHCM (đoạt giải thưởng báo chí
toàn quốc năm 2004), loạt bài đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực qua Vụ án
chạy hạn ngạch dệt may tại Bộ Thương Mại trên các báo Thanh Niên, Tuổi trẻ
TPHCM, An ninh Thủ đô, VnExpress, VietnamNet... Báo chí lên tiếng khá
nhiều, đóng vai trò không nhỏ trong việc phản ánh thực trạng và đấu tranh với
thực trạng tiêu cực trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

22


1.1.2.4. Báo chí định hướng thông tin
Định hướng thông tin cũng như tổ chức dư luận là vai trò không thể thiếu
của báo chí trong bất kỳ thời đại nào. Lê nin nói “Báo chí là người tuyên truyền
tập thể cổ động tập thể và tổ chức tập thể”. Với vai trò định hướng thông tin, báo
chí có chức năng phải thông tin cho công chúng biết và hiểu sự thật cũng như
các vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội để hướng dư luận vào việc có the hoặc
không ủng hộ một hành động nào đó tốt hoặc xấu trong xã hội. Nếu làm tốt công
tác định hướng thông tin báo chí sẽ càng nâng cao vị thế là tiếng nói của Đảng,
Nhà nước, Chính phủ trong việc xây dựng đất nước cũng như bảo vệ những hành

động xâm hại đất nước của các thế lực thù địch.
Nói đến vai trò định hướng thông tin của báo chí không thể không nhắc
đến vai trò của Ban Tư tưởng Văn hoá TW. Vụ Báo chí-Ban TTVHTW chính là
cơ quan định hướng thông tin báo chí (kết hợp với việc quản lý Nhà nước về mặt
báo chí của Cục Báo chí-Bộ Văn hoá Thông tin), giúp báo chí đi đúng đường lối,
đúng sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hạn chế những sai phạm về chính trị,
hạn chế những sai lầm báo chí có thể mắc phải trong quá trình tuyên truyền mọi
mặt của đời sống.
Nói đến vai trò định hướng thông tin của báo chí là nói đến ưu thế của báo
chí trong thời đại hiện nay. Có những thời gian (trong lịch sử phát triển báo chí),
báo chí được quan niệm như cơ quan quyền lực thứ tư, có tiếng nói mạnh mẽ và
quyết liệt trong nhiều vấn đề. Tuy không quan niệm như vậy, nhưng hiện nay,
tác động của báo chí đối với xã hội và đời sống xã hội là vô cùng quan trọng.
Khá nhiều vụ án mờ ám được phanh phui nhờ báo chí, khá nhiều cá nhân bị mất
chức, mất quyền, thậm chí vào tù cũng vì báo chí. Mặt khác, nhiều tấm gương
tốt, điển hình tiên tiến được vinh danh, được xã hội biết đến cũng nhờ báo chí và
các phương tiện truyền thông đại chúng.
1.1.2.5. Báo chí hướng dẫn dư luận
Hướng dẫn dư luận là một trong những vai trò được báo chí phát huy mạnh
mẽ. Bên cạnh việc định hướng thông tin cho đông đảo dư luận, báo chí còn aóp

23


×