Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ của ca từ trong diễn xướng dân gian ( Trường hợp diễn xướng hát chầu văn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.42 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ MAI THU

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA CA TỪ
TRONG DIỄN XƢỚNG DÂN GIAN
(Trường hợp diễn xướng hát chầu văn)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ MAI THU

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA CA TỪ
TRONG DIỄN XƢỚNG DÂN GIAN
(Trường hợp diễn xướng hát chầu văn)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học.
Mã số: 60 22 02 40

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hồng Hạnh

HÀ NỘI, 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng
dẫn khoa học của TS. Trần Thị Hồng Hạnh. Các số liệu trong luận văn là
trung thực, chính xác, bảo đảm tính khách quan khoa học và có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Mai Thu


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
thầy giáo, cô giáo khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân trong gia đình đã hết
lòng động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Hồng
Hạnh, người đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn khó tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô, bạn bè để tôi
có cơ hội trở lại vấn đề này một cách tốt nhất.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1

2. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ của luận văn .................................................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 5
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..... 6
1.1.Những vấn đề lý thuyết liên quan đến ca từ ........................................... 6
1.1.1.Khái niệm từ ............................................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của ca từ trong âm nhạc ....................................................... 15
1.1.3. Đặc điểm văn hóa phản ánh trong ca từ............................................... 20
1.2. Một số vấn đề về nghệ thuật hát chầu văn........................................... 23
1.2.1. Khái luận về chầu văn. Vị trí của văn chầu trong nghệ thuật chầu văn ....... 23
1.2.2. Lịch sử phát triển chầu văn ở nƣớc ta. ...................................................... 25
1.2.3. Tình hình nghiên cứu chầu văn ở nƣớc ta. ................................................. 26
1.3. Tiểu kết .................................................................................................... 27
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA CỦA CA TỪ TRONG
DIỄN XƢỚNG CHẦU VĂN .......................................................................... 28
2.1. Đặc điểm cấu tạo của ca từ trong các bài hát chầu văn ..................... 28
2.1.1. Từ đơn ................................................................................................... 29
2.1.2. Từ ghép .................................................................................................. 29
2.1.3. Từ láy..................................................................................................... 31
2.1.4. Ngữ cố định ........................................................................................... 35
2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của ca từ trong chầu văn .................................... 39


2.2.1. Nghĩa từ vựng ........................................................................................ 39
2.2.2. Nghĩa biểu trƣng ................................................................................... 51
2.3. Tính lịch sử của ca từ trong bài hát chầu văn ..................................... 62
2.3.1. Lớp từ thuần Việt và lớp từ Hán Việt .................................................... 62

2.3.2. Từ ngữ lịch sử ....................................................................................... 64
2.4. Tiểu kết .................................................................................................... 64
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA CA TỪ TRONG DIỄN
XƢỚNG CHẦU VĂN ................................................................................... 66
3.1. Cách tri nhận về thế giới ....................................................................... 66
3.1.1. Sự tri nhận về cõi Trời .......................................................................... 66
3.1.2. Sự tri nhận về thế giới thực tại.............................................................. 67
3.2. Đặc điểm văn hóa tâm linh qua diễn xƣớng dân gian chầu văn........ 69
3.2.1.Niềm tín mộ thành kính của ngƣời dâng cúng. ...................................... 69
3.2.2. Sự uy linh hiển hách của thần linh ........................................................ 71
3.2.3. Những vị thần bảo hộ con ngƣời trong hát chầu văn ........................... 74
3.2.4. Ƣớc mơ giải trừ và cứu rỗi ................................................................... 84
3.3. Tiểu kết .................................................................................................... 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người, là hiện thực trực tiếp
của tư tưởng. Ngôn ngữ cũng là phương tiện lưu giữ các kết quả của tư duy và
hình thành tư duy. Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, mỗi lớp người, mỗi loại
hình văn bản ngôn ngữ được sử dụng (đặc biệt là về mặt từ vựng) không
giống nhau. Nghiên cứu ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ tác phẩm là những việc
không xa lạ trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học. Công việc này đem đến
cho chúng ta nhiều tri thức hữu ích về nhiều mặt: ngôn ngữ, văn chương, lịch
sử và một phần nào đó cả xã hội.
Ở Việt Nam, nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm cũng không phải là hướng
nghiên cứu mới mẻ. Các nghiên cứu về ngôn ngữ tác phẩm của các tác giả nổi
tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh...đã được tiến hành. Tuy

nhiên, ngôn ngữ các tác phẩm dân gian hiện vẫn còn là một con đường ít
người khai phá. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn hướng đi này.
Từ bao đời nay, trong các loại hình diễn xướng dân gian, hát văn là vốn
quý dân gian người Việt từ khởi thủy, ngày càng được đánh giá như một loại
hình văn hóa – sinh hoạt tâm linh đặc sắc, có ảnh hưởng sâu đậm tới diện mạo
của văn hóa và văn học dân tộc có sức sống tiềm ẩn và khả năng thích nghi
tuyệt vời để không chỉ hội nhập với tinh thần hiện đại mà còn góp phần giữ
gìn vẻ đẹp và không gian văn hóa truyền thống, khơi gợi và định hình các
mảng sắc màu văn hóa. Để góp phần hiểu rõ hơn về loại hình diễn xướng dân
gian đặc sắc này, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ ca từ trong
diễn xướng dân gian (trường hợp diễn xướng hát chầu văn” để tiến hành
nghiên cứu. Trước hết, lý do lựa chọn đề tài này xuất phát từ chính lòng trân
trọng một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống thuần Việt độc đáo,
nhưng đang bị pha tạp, cần được bảo vệ giữ gìn. Bên cạnh đó là mong muốn
1


khám phá được vẻ đẹp của các bài văn chầu, nhất là khi nó được phối hợp
cùng âm nhạc, vũ đạo trang phục và các nghi lễ thiêng. Chầu văn là mảng đặc
sắc riêng biệt nhưng rất đặc trưng cái tinh túy của phong vị dân gian, lưu giữ
mạch sống của tâm hồn dân tộc, tiềm tàng sức mạnh tinh thần to lớn và bền
bỉ, là bản chất nội sinh của cội nguồn văn hóa cộng đồng, lại có khả năng
thích nghi và vươn tới tầm thời đại. Người Việt vốn coi trọng tự nhiên. Niềm
tin thiêng liêng mình là một phần của tự nhiên và quá khứ, tổ tiên và thần
thánh luôn đi bên cạnh thực tại đời sống như một vô thức cố định hình thành
nền tảng tâm linh và tinh thần dân tộc.
Trước nay, các nhà nghiên cứu đã khảo sát về nguồn gốc và lịch sử
phát triển của chầu văn...nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc
điểm ngôn ngữ hoặc đặc điểm từ vựng của ca từ trong chầu văn. Luận văn
này, xem như bước đầu nghiên cứu một số vấn đề về đặc điểm ngôn ngữ

trong ca từ bài hát Chầu văn.
2. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài thể hiện ở những mặt
sau:
Thứ nhất, về mặt lý luận: nghiên cứu sự phong phú và đặc sắc của ca từ
các bản Văn Chầu và góp phần tìm hiểu đặc điểm từ vựng, ngữ nghĩa, cách sử
dụng từ ngữ trong một loại hình diễn xướng dân gian hát chầu văn nói riêng,
đồng thời đóng góp vào việc tìm hiểu ca từ trong diễn xướng dân gianViệt
Nam nói chung.
Về mặt thực tiễn, đề tài giúp những người yêu thích nghệ thuật hát chầu
có cái nhìn cụ thể hơn, sâu sắc hơn vẻ đẹp lấp lánh của những áng văn chầu.
Bên cạnh đó, luận văn còn cung cấp cho những tác giả chầu văn có vồn tri
thức trong xây dựng ca từ; cũng là góp phần gìn giữ sự trong sáng của tiếng
Việt trong loại hình truyền thống này.
2


Thứ ba, tính cấp thiết của đề tài được đặt ra từ chính thực tế tồn tại của
chầu văn trong đời sống đương đại. Tháng 1 – 2013, “Nghi lễ Chầu văn của
người Việt ở Nam Định” được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tỉnh Nam Định cũng được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chọn làm đại
diện cho các địa phương lập hồ sơ “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” trình
UNESCO công nhận trong thời gian tới. Điều ấy không chỉ là niềm vui của
những người con Mẫu khi người Mẹ tinh thần của họ tìm được sự tôn vinh
xứng đáng, mà còn trực tiếp khẳng định ý nghĩa khoa học và thực tiễn mà loại
hình này mang lại cho sự phong phú và độc đáo có một không hai của diện
mạo văn hóa tâm linh dân tộc, khơi động khát vọng vừa quay lại cội nguồn
vừa tìm con đường thích ứng với thế giới hiện đại để trường tồn bất diệt.
Những đóng góp của đề tài sẽ làm rõ hơn giá trị của chầu văn, đóng góp vào
việc khẳng định ý nghĩa của hát chầu văn đối với văn hóa Việt Nam nói riêng

và văn hóa thế giới nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu của luận văn này là toàn bộ vốn từ vựng trong 30
bài hát Chầu văn.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khảo sát từ vựng trong 30 bài hát
Chầu văn được chúng tôi thu thập từ những bản văn có giá trị do các nhà
nghiên cứu dân gian sưu tầm, chỉnh lí hoặc do các nghệ nhân, cung văn còn
lưu giữ và diễn xướng. Các văn bản trên tách biệt hoàn toàn với các bản văn
và âm nhạc được sử dụng trong các nghi lễ Hầu đồng ở Miền Trung và Miền
Nam - vốn là hiện tượng giao thoa cộng hưởng văn hóa, tín ngưỡng: các
truyện thơ và các tiểu thuyết về các thánh như “ Liễu Hạnh công chúa diễn
âm” của Nguyễn Công Trứ, “Tiên phả dịch lục” dài 776 câu của Kiều Oánh
Mậu, “Vân cát thần nữ cổ lục” 732 câu của tác giả khuyết danh hay các bản
giáng bút đề thơ của các Thánh Mẫu khuyên răn, dạy bảo người đời.
3


4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ trong ca từ diễn xƣớng dân gian
(trƣờng hợp diễn xƣớng chầu văn)”, luận văn hướng vào những mục đích
nghiên cứu sau:
+ Khảo sát để có những thông tin định lượng về vốn từ trong 30 bài hát
chầu văn.
+ Khảo sát đặc điểm từ vựng trong 30 bài hát chầu văn. Qua đó, có thể
góp phần nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong loại hình diễn xướng dân gian
chầu văn.
+ Thông qua việc tìm hiểu đặc điểm của ca từ trong các bài hát chầu văn,
đề tài hướng đến việc chỉ ra các đặc điểm, văn hóa, tư duy của người Việt
được phản ánh thông qua các ca từ được sử dụng.
5. Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ sau
đây:
+Khảo sát và lập được danh sách toàn bộ từ ngữ được sử dụng trong 30
bài hát chầu văn.
+Phân tích định lượng các kết quả khảo sát được để rút ra những nhận xét
về những nội dung như:
*Nghiên cứu định lượng về mặt cấu tạo của từ trong bài hát chầu văn.
*Miêu tả, phân tích về đặc điểm ngữ nghĩa ca từ bài hát chầu văn.
Từ những kết quả miêu tả phân tích đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa của ca
từ trong các bài hát chầu văn, luận văn sẽ đưa ra những nhận xét về đặc điểm
văn hóa – tư của của người Việt phản ánh trong ca từ các bài hát chầu văn.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này bên cạnh thao tác: thống kê định lượng ngữ liệu
nghiên cứu, phương pháp chính được luận văn sử dụng là: Phương pháp miêu
4


tả và phương pháp phân tích văn hóa. Cụ thể là, luận văn sử sử dụng phương
pháp này nhằm miêu tả các đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa của ca từ, từ đó có
thể phân tích các đặc điểm văn hóa, tư duy được phản ánh thông qua ca từ.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được chia thành ba chương
-Chƣơng 1: Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài.
-Chƣơng 2: Đặc điểm ngôn ngữ của ca từ trong diễn xướng chầu văn
-Chƣơng 3:Đặc điểm văn hóa của ca từ trong diễn xướng chầu văn.

5



Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.Những vấn đề lý thuyết liên quan đến ca từ
1.1.1.Khái niệm từ
Lịch sử nghiên cứu từ tiếng Việt là một quá trình liên tục, phản ánh cố
gắng của nhiều thế hệ nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và các nghiên cứu
đều thống nhất rằng: từ là đơn vị cơ bản của từ vựng, là đơn vị cốt lõi để tạo
nên những đơn vị lớn hơn như cụm từ, câu, văn bản.
Xét ở nhiều khía cạnh, từ là đơn vị cơ bản, là đơn vị trung tâm trong
toàn bộ hệ thống các đơn vị của ngôn ngữ, song việc xác định quan niệm về
từ, phân giới từ, phân loại từ không phải lúc nào cũng thuận lợi.
Vấn đề quan niệm về từ của tiếng Việt, nhìn chung có hai khuynh
hướng:
*Coi từ tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng)
Các tác giả có quan điểm coi từ tiếng Việt trùng âm tiết có thể kể đến là
M.B.Emenneau, G.Aubarey, Trương Vĩnh Ký, Trần Trọng Kim...Nguyễn
Thiện Giáp cũng coi mỗi tiếng là một từ. Còn những đơn vị từ vựng do tiếng
kết hợp với tiếng mà thành được tác giả gọi chung là ngữ, gồm ngữ định
danh, ngữ láy âm, thành ngữ và quán ngữ.
“Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo
câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền [17,tr.22]
*Coi từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng âm tiết. Đây là quan niệm của
nhiều tác giả, ví dụ như:
- Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê: “Từ là âm có nghĩa, dùng trong
ngôn ngữ để diễn đạt một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý không thể phân tích ra
đƣợc” [8, tr.18]
Ví dụ: bàn, ghế, gia đình, thợ thuyền...
6



- Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định,
bất biến về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học (nhƣ quan hệ về
số, về giống...) và cú pháp trong câu, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định,
mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, ứng với những nghĩa nhất định,
sẵn có đối với mọi thành viên của xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống
tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”. [5, tr.29]
Cùng quan niệm như Đỗ Hữu Châu, là quan niệm của các tác giả như:
Nguyễn Kim Thản, Hoàng Tuệ, Đái Xuân Ninh, Hồ Lê...
Những điều trình bày trên đây, phần nào đó đã nói lên được tính phức
tạp của tình hình nghiên cứu về từ trong tiếng Việt.
Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị duy nhất có thể đảm nhiệm
nhiều chức năng nhất: Chức năng cơ bản của từ là chức năng định danh
nhưng trong dãy ngữ đoạn từ còn mang cả chức năng phân biệt nghĩa, làm
bộc lộ ý nghĩa này hay ý nghĩa khác của những từ nhiều nghĩa.
Từ vốn có hai loại năng lực: 1. Năng lực gọi tên, biểu thị các sự vật,
hiện tượng...trong phạm vi định danh; 2. Năng lực tham gia vào các mối liên
hệ từ vựng trong ngữ đoạn. [39, tr. 1]
Về nghĩa của từ, ở Việt Nam, các nhà Việt ngữ học cũng có rất nhiều
kiến giải khác nhau về nghĩa của từ tùy theo mục đích và phương pháp luận
của việc nghiên cứu. Chẳng hạn tác giải Nguyễn Văn Tu chỉ ra rằng: “nghĩa
của từ vựng đƣợc quy định bằng những yếu tố tác động lần nhau nhƣ: (1)
thuộc tính đối tƣợng. (2) khái niệm về đối tƣợng. (3) hệ thống ngôn ngữ giúp
cho việc diễn đạt”. [37, tr. 24]
Còn trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt”, (1985) Nguyễn Thiện
Giáp đã tổng hợp khá kĩ các quan niệm về nghĩa. Tác giả thấy “nổi lên hai
khuynh hƣớng: (1) cho nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối tƣợng, khái
niệm, sự phản ánh..) (2) cho nghĩa của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của
7



từ đối với đối tƣợng hoặc quan hệ của từ với khái niệm)”. Tác giả nhận thấy
rằng, “nghĩa của từ là một đối tƣợng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn
giản hơn” như sau: nghĩa sở chỉ, nghĩa kết cấu, nghĩa sở dụng, nghĩa sở biểu.
Trong công trình “Từ ngữ tiếng Việt trên đƣờng hiểu biết và khám
phá”, Hoàng Văn Hành có đề cập đến cách tiếp cận hệ thống từ vựng ở góc
độ ngữ nghĩa học. Tác giả chấp nhận theo cách hiểu nghĩa của từ là “phản
ánh của hiện thực khách quan vào ý thức và áp dụng phƣơng pháp phân tích
thành tố để xác định cấu trúc nghĩa từ vựng của từ.” (dẫn theo Lê Quang
Thiêm) [40, tr.30].
Đỗ Hữu Châu trong tác phẩm “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” thừa
nhận “nghĩa của từ là một thực thể tinh thần cùng với phƣơng diện hình thức
lập thành một thể thống nhất gọi là từ” ([ dẫn theo 40, tr. 85])
Còn Lê Quang Thiêm cho rằng: “ Nghĩa của một thực thể tinh thần
trừu tƣợng tồn tại trong mọi biểu hiện, cấp độ của ngôn ngữ để ngôn ngữ
thực hiện chức năng cụ thể đa dạng khác, đặc biệt là trong văn bản, diễn
ngôn. Nghĩa của ngôn ngữ thể hiện trong mọi hình thức tồn tại của tín hiệu
nên ngữ nghĩa học và nghĩa của tín hiệu phải đƣợc xem xét ở loại đơn vị có
thuộc tính tín hiệu đặc biệt là ở dạng cụ thể trừu tƣợng của các hình thức thể
hiện tín hiệu. Nghĩa là một thực thể tinh thần do con ngƣời và bởi con ngƣời
cấu tạo, sử dụng ngôn ngữ nhƣ một phƣơng tiện, công cụ nên quan điểm chức
năng phải đƣợc xem là nòng cốt trung tâm của kiến giải nghĩa. Nghĩa là nội
dung xác định hình thành nhờ chức năng song không là chức năng riêng rẽ
trong hoạt động mà là một loại chức năng thể hiện qua văn cảnh. Trong
phạm vi nghĩa từ vựng là các loại chức năng từ vựng ngữ pháp. Trong phạm
vi ngữ pháp, ngữ dụng cũng là khái quát loại chức năng ngữ pháp và ngữ
dụng. Nội dung của ngữ nghĩa học bao gồm: ngữ nghĩa học từ vựng, ngữ
nghĩa học ngữ pháp, ngữ nghĩa học ngữ dụng” [40, tr.86]
8



Như vậy có thể thấy các quan niệm về nghĩa của Việt Nam rất đa dạng
và phong phú. Mỗi tác giả có cách nhìn nhận khác nhau về nghĩa của từ tùy
theo mục đích và phương pháp nghiên cứu riêng của mình. Có thể nói quan
điểm của tác giả Lê Quang Thiêm tuy mới nhưng rất thú vị và hấp dẫn. Nó
cho phép đi sâu hơn vào giải quyết nghĩa của từ và hạn chế những nhược
điểm của các cách phân chia khác.
*Phương thức chuyển nghĩa của từ
Nghĩa của từ phản ánh những đặc trưng chung, khái quát của sự vật,
hiện tượng do con người nhận thức được trong đời sống thực tiễn tự nhiên và
xã hội. Khi đi vào hoạt động ngôn ngữ, nghĩa của từ được cụ thể hóa, hiện
thực hóa và được xác định. Lúc đó các thành phần nghĩa trong cơ cấu nghĩa
của từ sẽ giảm tính chất trừu tượng và khái quát đến mức tối thiểu để đạt tới
tính xác định, tính cụ thể ở mức tối đa. Cũng trong hoạt động ngôn ngữ, đồng
thời với sự giảm thiểu tính khái quát thì từ lại có thể gia tăng những sắc thái
mới, nội dung mới do chính sự vật mà nó biểu thị đem lại. Trong giao tiếp,
nhiều khi nghĩa ngữ cảnh, nghĩa lâm thời, nghĩa được hiểu ngầm, hiểu
lại...nhờ các biện pháp tu từ, mới chính là cái quan trọng hàng đầu; nhất là
trong khi xây dựng, tiếp nhận và phân tích các diễn từ, các văn bản nghệ
thuật.
Vì thế khi xây dựng, phát triển nghĩa chuyển (nghĩa ngữ cảnh, nghĩa
lâm thời, nghĩa được hiểu ngầm, hiểu lại...) theo các phương thức chuyển
nghĩa, từ sẽ mở rộng hoặc chuyên biệt những năng lực hoạt động, năng lực
biểu hiện của mình. Năng lực sử dụng ngôn ngữ của con người, của các tác
giả văn bản cũng thể hiện rất rõ ở việc sử dụng từ ngữ, sáng tạo nghĩa của từ
ngữ như vậy.
Có hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến, đó là phương thức ẩn dụ và
phương thức hoán dụ.
9



1.1.1.1.Phương thức cấu tạo từ
-Từ đơn:
Là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Ví dụ: nhà, xe, tập
xanh, đỏ, tím...
+Xét về mặt lịch sử: hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một
số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước
ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga..
+Xét về mặt ý nghĩa: từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh
hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên
nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội, các số đếm...
+Xét về mặt số lượng: tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy nhưng là
những từ cơ bản nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời
sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt.
-Từ ghép:
Là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên
quan hệ ý nghĩa. Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành
tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt như sau:
*Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng là:
+ Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng,
không có thành tố nào là chính hay thành tố nào là phụ.
Ví dụ: quốc gia, nhà cửa, học hành..
+ Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy: các thành
tố đồng nghĩa nhau, các thành tố gần nghĩa nhau, hoặc các thành tố trái nghĩa
nhau
+ Xét về mặt nội dung, nói chung từ ghép đẳng lập thường gợi lên
những phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự
vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát)
10



+ Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ
quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau
trong mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành
tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.
+ Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu
đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ là từ ghép đẳng
lập gộp nghĩa, từ ghép đẳng lập đơn nghĩa và từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.
*Từ ghép chính phụ: Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố
cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu
từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp.
Ví dụ: nhà máy, đường sắt, tàu hỏa...
Loại này có những đặc điểm sau:
+ Xét về mặt ý nghĩa: nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên
các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có
khuynh hướng nêu lên các sự vật mang ý nghĩa cụ thể.
+ Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự
vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa
loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó.
-Từ láy
Từ láy là những từ phức do phương thức láy tác động vào một số từ tố
cơ sở. Là những từ có các thành tố tương quan nhau hay giống nhau về mặt
ngữ âm. Thành tố thứ nhất có quan hệ với thành tố thứ hai về mặt ngữ âm.
+ Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và
còn có loại ba tiếng. Loại đầu tiên là phổ biến nhất cho từ láy và phương thức
láy của tiếng Việt. Từ láy trong tiếng Việt gồm có: láy hoàn toàn, láy bộ phận.
+Chức năng: Từ láy tạo nên ý nghĩa đột biến và sắc thái hóa ý nghĩa
của hìn vị cơ sở. Mỗi từ láy là một “nốt nhạc” về âm thanh, một “bức tranh”
11



về hình ảnh. Từ láy là một loại từ có ý nghĩa qua trọng trong văn học, nhất là
thể loại thơ ca, mà những bài hát chầu văn thuộc thể loại này.
-Ngữ cố định:
+ Khái niệm: Ngữ cố định là các cụm từ đã cố định hóa nên nó có tính
chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc và cũng có tính xã hội như từ.
+Chức năng: Có giá trị ngữ nghĩa như từ, tạo nên tính cố định về hình
thức và ngữ nghĩa trong văn bản. Ngữ cố định thường được phân chia thành
thành ngữ, tục ngữ và quán ngữ.
1.1.1.2. Phân loại từ xét về nguồn gốc
Trong những bài hát chầu văn, chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện của
hai lớp từ chủ yếu là từ thuần Việt và từ Hán Việt. Trong đó, có những từ có
thể gọi là những từ ngữ lịch sử. Chúng tôi xin trình bày cơ sở lý luận của các
lớp từ vựng này.
* Từ thuần Việt
Ngôn ngữ dân tộc không bất biến mà luôn vận động và phát triển qua
nhiều giai đoạn. Trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, bao giờ cũng xảy ra hiện
tượng giữ lại từ cũ, cấu tạo từ mới, vay mượn những từ ngữ từ tiếng nước
ngoài. Qua nhiều thời kỳ, việc xác định từ vay mượn và từ thuần không phải
là việc làm đơn giản. Do đó có thể quan niệm về từ thuần Việt như sau:
Từ thuần Việt là những từ gốc tiếng Việt, biểu thị các sự vật, hiện
tượng, khái niệm cơ bản nhất và tồn tại từ rất lâu đời. Từ thuần Việt cũng
được tạo nên từ những điểm tương đồng với các dân tộc ở Nam Á. Quá trình
tiếp xúc và tác động lâu dài với các ngôn ngữ Nam Á và Tày – Thái đã để lại
dấu ấn là một lớp từ vựng cơ bản và lầu đời nhất trong tiếng Việt.
Vai trò của từ thuần Việt: Trong văn bản tiếng Việt, từ thuần Việt đóng
vai trò cốt lõi và chi phối các lớp từ khác.
12


* Các từ ngữ gốc Hán

Lớp từ này nói chung có vị trí đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt,
chúng có số lượng lớn và năng lực sản sinh mạnh.
Tiếng Việt đã trải qua quá trình tiếp xúc với tiếng Hán từ rất lâu đời,
thông qua nhiều con đường và bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Trong quá
trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ, tiếng Việt đã tiếp nhận một lượng từ ngữ rất
lớn của tiếng Hán để bổ sung cho vốn từ vựng của mình.
Từ Hán cổ là những từ gốc Hán được nhu nhập vào tiếng Việt trong
giai đoạn một. Vì đi vào tiếng Việt đã lâu, đã được đồng hóa rất mạnh, nên
những từ này hiện nay nói chung không còn cái vẻ xa lạ đối với người Việt
nữa. Ví dụ: chè, ngà, chém, chìm, buồng, buồm, mùi, mùa...
Từ Hán –Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai
đoạn hai, sau đời Đường cho đến nay và người Việt vẫn lưu giữ cách phát âm
đời Đường hệ thống ngữ âm của mình gọi là cách đọc Hán Việt. Có thể nói
cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt Nam. Cách đọc đó
được duy trì (với những biến đổi ít nhiều) cho đến tận ngày nay.Ví dụ: nam,
nữ, mã, trọng, khinh...
Tên gọi “từ Hán Việt” còn bao gồm cả những vốn từ không phải là gốc
Hán, mà do người Hán mượn một số ngôn ngữ khác, rồi người Việt vay mượn
lại và đọc theo âm Hán Việt như các từ Hán Việt khác. Ví dụ, có những từ
vốn xuất thân theo nguồn gốc Nhật Bản như: phục tùng, phục vụ, điều chế,
đại bản doanh, kinh tế..Có những từ lại vốn xuất thân từ nguồn gốc Phạn
(Sanskrit) như Phật, Nát Bàn, Di Lặc, Thích ca mầu ni....Đối với những từ
này, chúng ta không thể dùng nghĩa gốc của các từ Hán để giải thích nghĩa
của chúng.
Bên cạnh đó, cũng là những từ gốc Hán nhưng có một nhóm được nhu
nhập vào tiếng Việt thông qua con đường khầu ngữ của những người nói
13


phương ngữ tiếng Hán. Nhóm này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ và nói chung không

đem lại cho tiếng Việt ảnh hưởng nào đáng kể. Ví dụ: quẩy, xì dầu, mì chính,
vằn thắn, xá xíu, sủi cảo, lậu, tào phớ, chí ma phù...
Một số từ Hán –Việt được đưa vào sử dụng trong tiếng Việt, có nhiều
trường hợp phải cải biến nghĩa cho phù hợp với tiếng Việt. Có những từ Hán Việt được chuyển từ nghĩa rộng sang hẹp, từ trừu tượng, khái quát sang cụ
thể, hay mang thêm một nét biểu cảm nào đó.
Đặc biệt, có một lượng lớn từ Hán –Việt sau khi du nhập vào tiếng
Việt, chúng chịu sự tác động của quy luật biến đổi ngữ âm trong tiếng Việt.
Do vậy, chúng đã biến đổi diện mạo ban đầu của mình, hoặc cũng có thể dạng
ngữ âm Hán Việt của từ vẫn tồn tại trong tiếng Việt. Như vậy, có hàng loạt từ
được Việt hóa tới hai lần, dẫn tới kết quả tồn tại song song: một cách đọc
được gọi là cách đọc Hán Việt, một cách đọc được gọi là Hán Việt Việt hóa.
Cách đọc thứ hai làm mờ hẳn nguồn gốc của chúng đi, đưa chúng vào sâu hơn
trong tiếng Việt. Ví dụ: kiếm – gƣơm; kính – gƣơng; các – gác, can – gan;
cận -gần; kí – ghi; họa – vạ...
Như vậy, chúng ta thấy rằng vốn từ vựng Hán – Việt có vai trò quan
trọng trong từ vựng tiếng Việt. Sự biến đổi về nghĩa của các từ tiếp nhận tiếng
Hán rất đa dạng và phức tạp đòi hỏi chúng ta phải có vốn kiến thức nhất định
để xử lý, đánh giá vốn từ vựng gốc Hán một cách chính xác và khoa học.
* Từ lịch sử
Các bản văn chầu sáng tác cổ xưa thường là viết bằng chữ Hán-Nôm và
trong các sáng tác ấy có sự xuất hiện của các từ ngữ lịch sử, là các từ chuyên
dùng trong thời kỳ ấy, hiện nay không thấy sử dụng đến. Chúng là các mục từ
lịch sử. Các mục từ này luôn phản ánh một giai đoạn lịch sử nhất định đặc thù
cho xã hội giai đoạn ấy.
14


Ví dụ: hoàng thiên, quan tử, đại vƣơng, quận cậu, hoàng vua, đại thần,
đế vƣơng, sắc phong, đổng binh, phong ân, tinh xí, võ hài, kim ngân, sớ điệp,
sắc chỉ, chiếu chỉ, xe loan, hồng lâu....

Khi giai đoạn lịch sử đó qua đi thì những từ ngữ này lập tức không còn
được sử dụng nữa vì không phù hợp. Nói cách khác từ lịch sử là những từ bị
đẩy ra ngoài phạm vi từ vựng chung, tích cực bởi các nguyên nhân lịch sử và
xã hội. Khi đối tượng mà từ biểu thị gọi tên bị gạt ra ngoài đời sống xã hội thì
tên gọi của nó cũng mất dần vị trí vốn có của nó trước đây. Như vậy “Từ ngữ
lịch sử là những từ ngữ trở nên lỗi thời vì đối tƣợng biểu thị của chúng đã bị
mất. Trong quá trình phát triển của lịch sử, nhiều sự vật, hiện tƣợng bị mất
đi, các tên gọi của những sự vật, hiện tƣợng này tự nhiên ít hoặc không đƣợc
dùng nữa” [18, tr.277]
Từ ngữ lịch sử không có từ đồng nghĩa trong tiếng Việt hiện đại. Bình
thường chúng ít khi được sử dụng nhưng khi cần diễn đạt những khái niệm có
tính chất lịch sử, người ta phải dùng đến chúng. Các tác phẩm văn học sử, sử
học viết về thời kỳ cận đại, từ ngữ lịch sử chiếm một tỉ lệ khá cao.
1.1.2. Đặc điểm của ca từ trong âm nhạc
1.1.2.1. Khái niệm “ca từ”
Trong âm nhạc, ca từ (lời của bài hát) giữ một vai trò quan trọng. Ca từ
bổ sung tính cụ thể cho hình tượng âm nhạc, hay nói cách khác, nó làm nhiệm
vụ như là người hướng dẫn, mở đường, “phiên dịch”, dẫn giải cho người
thưởng thức bằng thứ ngôn ngữ phổ biến mà con người đã được học tập, rèn
luyện, nâng cao từ khi lọt lòng mẹ.
Ca từ mở cửa cho hình tượng âm nhạc đi vào lòng người thưởng thức.
Là vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp qua trọng nhất của con người. Có thể
ví ca từ như đôi cánh nâng hình tượng âm nhạc bay ca hơn, xa hơn. Trên thực
tế, có nhiều tác phẩm âm nhạc, phần âm thanh và phần ca từ tương sinh như
15


xác với hồn, làm nên sức sống của tác phẩm. Nhưng cũng có nhiều tác phẩm,
khi bóc tách phần ca từ ra khỏi nền nhạc thì nó vẫn thấm đẫm chất thơ và đi
vào lòng công chúng bởi tính trữ tình và những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà

người sáng tác gửi gắm trong tác phẩm của mình. Thậm chí những triết lý
trong ca từ còn được thưởng thức như những câu châm ngôn sống bất hủ hoặc
như những bài thơ.
Với những vai trò và chức năng kể trên, ca từ là một phần không thể
thiếu trong âm nhạc. Trong luận văn này, khái niệm ca từ được chúng tôi sử
dụng theo cách hiểu của theo Dương Viết Á: “Trong loại hình nghệ thuật âm
nhạc, ngoài phần âm thanh đóng vai trò chính, còn phải dùng đến ngôn ngữ,
nói đúng hơn đó là phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc (lời ca trong ca
khúc, hợp xƣớng; kịch bản trong nhạc cảnh, nhạc kịch; tên gọi, tiêu đề của
những bài hát, bản nhạc hoặc của từng chƣơng nhạc...). Tất cả phần ngôn
ngữ văn học trong âm nhạc, ta gọi chung trong một khái niệm: Ca từ” [1,
tr.13]
Như vậy, với khái niệm trên, ca từ bao gồm toàn bộ phần ngôn ngữ văn
học trong âm nhạc, bắt đầu từ cái nhỏ nhất: tên gọi của tác phẩm, tiêu đề...,
cho đến cái lớn nhất: kịch bản của nhạc cảnh, nhạc kịch... và dừng lại ở thể
thơ được phổ nhạc.
1.1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ trong ca từ
Ngôn ngữ là chất liệu tạo nên ca từ. Giá trị của ca từ phụ thuộc vào
trình độ sử dụng ngôn ngữ của người sáng tác. Trong nền âm nhạc Việt Nam,
những nhạc sĩ có tên tuổi cũng đồng thời là những người tạo ra những ca từ
có giá trị mẫu mực như: Văn Cao, Huy Du, Đỗ Nhuận....Họ là những người
góp phần quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Ngôn ngữ trong bài hát (ca từ) mang những đặc trưng của ngôn ngữ
văn học, nhất là ngôn ngữ thơ. Nhưng thơ chủ yếu là để ngâm, trong khi đó ca
16


từ chủ yếu là để hát và nghe theo giai điệu và tiết tấu nhất định. Do sự khác
nhau đó, ngôn ngữ trong bài hát có những điểm khác so với ngôn ngữ trong
thơ ca. Chẳng hạn, trong thơ ca không nhà thơ nào lại viết liền một đoạn gồm

toàn từ ngữ tượng thanh, vì bài thơ viết ra để đọc (hoặc để nghe qua người
khác đọc). Nhưng với lời ca, vì để hát lên và để nghe theo giai điệu và tiết tấu
của âm nhạc, một đoạn lời ca chỉ gồm những từ ngữ tượng thanh bỗng nhiên
lại có hồn, có sức sống. Sở dĩ có sự khác biệt này là do công cụ, phương tiện
diễn tả chủ yếu của âm nhạc là âm thanh với giai điệu, tiết tấu, hòa
thanh...Với những phương tiện đó, âm nhạc có một khả năng vô cùng to lớn
trong việc tái hiện cuộc sống thông qua thế giới âm thanh. Chính nhờ đặc
trưng này, âm nhạc cho phép sử dụng những mô phỏng âm thanh trong cuộc
sống xã hội và tự nhiên để phản ánh hiện thực.
Ngôn ngữ Việt Nam là ngôn ngữ nhiều thanh điệu: sắc, huyền, hỏi,
ngã, nặng và không dấu. Do vậy, không thể lấy nguyên một bài thơ để phổ
nhạc như ở phương Tây được. “Thanh điệu của ngôn ngữ Việt Nam, chính sự
giàu có về nhạc điệu của ngôn ngữ Việt Nam, đã trở thành một khó khăn,
thậm chí là trở ngại cho việc phổ thơ thành bài hát.” [1, tr.18]. Ngôn ngữ nào
cũng bắt buộc phải có lời ca để tổ chức âm thanh theo một kiểu nào đó mà
người nghe hiểu được. Tiếng phương Tây đa tiết và không có thanh điệu cho
nên không đòi hỏi các âm tiết phải khu biệt nhau. Còn trong tiếng Việt, mỗi
âm tiết đều có thanh điệu và phải hát sao cho người nghe hiểu không phải
nghĩa của câu mà nghĩa của từng âm tiết. Do đó, ở các ngôn ngữ đơn tiết như
trường hợp tiếng Việt: “lời nhạc không căng, nghe lơi, lên xuống trong từng
âm tiết” [1, tr.17] và ở những bài hát dân ca hay chầu văn thì có vô số từ đệm
để bù vào khoảng trống:
Ngƣời trần phàm phút gặp a tiên là ngƣời tiên
Nọ thay cái ông Hoàng Bảy thật là duyên í a duyên tình cờ
17


Trên cung Tiên ai hẹn - Giờ - bao giờ vì Hoàng đi chấm lính ...
Tình cờ gặp đƣợc ngƣời Tiên ...Sáng u - sáng u - lƣu phàm - ớ Tiên
gặp đƣợc Tiên tình cờ ...ớ Tiên gặp đƣợc Tiên tình cờ

(Văn Hoàng Bảy)
Cõi tiên cảnh vật xa vời i i i
Có bà chúa Thác vốn ngƣời Sơn trang
Từng vƣợt suối băng ngàn mở lối
Giúp dân lành sớm tối lên công
Bao năm đục núi khai dòng i i i
Đem dòng nƣớc ngọt mát lành dân sinh
Tuổi đôi tám xuân xanh vừa độ
Tài lƣợc thao văn võ kiếm cung
So bề: Ngôn, Hạnh, Công, Dung i i i
(Văn Chúa Thác Bờ)
Tiếng Việt với đặc điểm là giàu có về nguyên âm, phụ âm và thanh
điệu. Độ dài của các âm tiết trong tiếng Việt thường ngắn và bao giờ cũng
tách rời nhau. Đặc điểm này đã tạo ra cho tiếng Việt ưu thế về tính nhạc hơn
hẳn các thứ tiếng có số lượng nguyên âm, phụ âm ít và không có thanh điệu.
Trong các sáng tác chầu văn, từ ngữ và âm nhạc là hai thành phần cơ
bản nhất; hai thành phần này luôn có quan hệ gắn bó với nhau để tạo thành
một sản phẩm âm thanh trọn vẹn, cả về mặt nội dung và hình thức. Đó là sự
tương đồng về mặt âm thanh của từ và âm thanh của nhạc. Nói khác đi, ca từ
Chầu văn được hình thành từ từ ngữ và âm nhạc, chúng có chung một âm
thanh.
Bên cạnh âm thanh thì nhạc tính cũng như một nét duyên thầm làm nên
vẻ đẹp của các ca khúc. Hơn bất cứ ngôn ngữ ở thể loại nào khác, ngôn ngữ
trong ca khúc với tính cách là một thứ ngôn ngữ giàu nhịp điệu, phong phú về
18


cách hòa âm, giàu từ láy âm, tượng hình, chính là thứ ngôn ngữ giàu tính
nhạc. Tính nhạc trong ca khúc là một hình thức làm cho bài ca dễ được cảm
nhận bởi người nghe. Câu chữ trong các bài hát, hay trong ngôn ngữ, giúp con

người tái tạo hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ
lại gây cảm xúc về âm nhạc. Sự kết nối khéo léo giữa hai tính chất này của
ngôn ngữ thúc đẩy sự tìm tòi các từ có âm thanh hay, xác thực với tình cảm
người viết muốn truyền, đồng thời tìm tòi những từ mới. Tính nhạc còn thể
hiện trong việc sử dụng các từ diễn tả âm thanh như “rì rầm”, “róc rách”,
“lao xao”, “vi vu”, “ríu rít”,”rầu rĩ”...
Nƣớc suối chảy rì rầm, róc rách
Cá lƣợn mình luồn lách dƣới khe
(Văn Hoàng Đôi)
“Đền thờ Chầu Bé thấp cao mấy tầng
Có ngàn có hoa nghiêng mình rủ lá
Bầy chim oanh ríu rít quì tâu
Con chim oanh ríu rít bên lầu
Kìa bầy chim oanh...ríu rít bên lầu
Phƣợng hoàng tung cánh về chầu động tiên
Vƣợn trên non ru con rầu rĩ
Suối gẩy đàn vang vọng bên tai”
( Văn Chầu Bé)
Tuy không đồng nhất với ngôn ngữ văn học, nhưng ca từ trước hết
cũng là ngôn ngữ và cũng sử dụng chủ yếu phương thức trữ tình để phản ánh
cuộc sống nên bên cạnh quy luật âm nhạc, nó còn chịu sự tác động của quy
luật ngôn ngữ và quy luật thơ ca. “Nhạc phẩm là một hình thức nghệ thuật
dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu và sự chọn lọc từ cũng nhƣ tổ
hợp của chúng đƣợc sắp xếp dƣới một hình thức logic nhất định tạo nên hình
19


×