Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 231 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

PHAN NHẬT TRINH
(Thích Nguyên Hạnh)

SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG
THỜ CÖNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY
(Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

PHAN NHẬT TRINH
(Thích Nguyên Hạnh)

SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG
THỜ CÖNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY
(Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 62.22.90.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Chủ tịch hội đồng:

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Hữu Vui

PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh

Hà Nội - 2016

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả điều tra trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận án

Phan Nhật Trinh
(Thích Nguyên Hạnh)

3


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ
MỘT SỐ KHÁI NIỆM ................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................. 6
1.1.1. Nguồn tài liệu của Luận án ............................................................. 6
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 6
1.2. Lý thuyết nghiên cứu ........................................................................... 16
1.3. Một số khái niệm .................................................................................. 19
Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO, TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ
TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.........28
2.1. Khái quát chung về Phật giáo .............................................................. 28
2.1.1. Sự tiếp nhận Phật giáo của người Việt ........................................... 28
2.1.2. Quan niệm tổ tiên trong Phật giáo.................................................. 38
2.2. Bản chất tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt hiện nay ....... 43
2.2.1. Đạo lý cội nguồn và văn hóa tâm linh con người .......................... 43
2.2.2. Đạo lý nhân văn và sự cố kết nhân tâm trong gia đình - làng xã đất nước .................................................................................................... 48
2.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu............................................................. 58
2.3.1. Phường Nhật Tân và chùa Tào Sách .............................................. 58
2.3.2. Phường Bồ Đề và chùa Bồ Đề ....................................................... 61
2.3.3. Phường Hoàng Liệt và chùa Pháp Vân .......................................... 62
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................ 63
Chƣơng 3. BIỂU HIỆN SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN
NGƢỠNG THỜ CÖNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY
(QUA KHẢO CỨU TẠI MỘT SỐ CHÙA Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI) ... 66
3.1. Biểu hiện sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ
tiên trong đời sống tinh thần của ngƣời Việt ........................................... 66
1


3.1.1. Biểu hiện trong thực hành tín ngưỡng ........................................... 66

3.1.2. Biểu hiện trong nghi lễ thờ cúng .................................................... 83
3.1.3. Biểu hiện trong cuộc sống thường ngày......................................... 92
3.2. Biểu hiện sự dung hợp Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
trong cách thức bài trí ngôi chùa .............................................................. 96
3.2.1. Biểu hiện trong kiến trúc ................................................................ 96
3.2.2. Biểu hiện trong cách thức bài trí thờ tự ....................................... 107
3.3. Những vấn đề đặt ra từ sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng
thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt hiện nay ................................................ 116
Tiểu kết chƣơng 3...................................................................................... 120
Chƣơng 4. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
NHẰM PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA SỰ DUNG
HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ CÖNG TỔ TIÊN 122
CỦA NGƢỜI VIỆT..................................................................................... 122
4.1. Xu hƣớng phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng
thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt................................................................ 122
4.2. Những giải pháp nhằm phát huy những giá trị văn hóa của sự dung
hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt ..... 133
4.3. Một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị văn hóa của sự dung
hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt ..... 135
Tiểu kết chƣơng 4...................................................................................... 142
KẾT LUẬN .................................................................................................. 143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 149
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Phật giáo truyền vào Việt Nam từ đầu Công nguyên, thông qua hai con
đường, trên bộ và dưới biển. Đường biển do các tăng sĩ và thương gia Ấn Độ,
đường bộ do các nhà sư Trung Hoa sang giảng kinh.
Trước khi Phật giáo du nhập, thờ cúng tổ tiên vừa là một đạo lý, vừa là
một tín ngưỡng của người Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là niềm tin vào
sự linh thiêng của tổ tiên, dù họ đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn bên cạnh
con cháu, phù hộ cho con cháu khi gặp tai ương, rủi ro; vui mừng khi con
cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều tốt lành và cũng
quở trách con cháu (mà không trừng phạt) con cháu khi làm điều ác. Thờ
cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ quát, luôn sâu lắng và đi vào tâm thức của mọi
người con đất Việt. Người Việt dù đi đâu, ở đâu, vẫn hướng về quê cha đất tổ,
nơi có bàn thờ tổ tiên, nơi có mồ mả cha ông mình. Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã viết về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta như sau: “Từ xa
xưa, dân tộc Việt Nam ta không có tôn giáo theo nghĩa thông thường như nhiều
nước khác. Còn nói tôn giáo là thờ cúng, thì mọi người đều thờ cúng ông bà, mọi
người đều thờ cúng tổ tiên, làng thì thờ thành hoàng và các bậc anh hùng cứu
nước, các tổ phụ, các ngành nghề, các danh nhân văn hóa...” [28, tr. 75].
Khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo chính thống đã gạt bỏ phần triết lý
xa xôi, khó hiểu, trở về với cuộc sống trần thế hàng ngày. Phật giáo đã kết
hợp với tín ngưỡng bản địa (tục thờ cúng tổ tiên), với những nguyện vọng,
ước mơ của người lao động, Phật giáo đã thấm sâu vào trong dân chúng, tồn
tại và phát triển qua nhiều đời, nhiều thế hệ và được đông đảo nhân dân Việt
Nam hưởng ứng. Phật giáo được Việt hóa đã có sức sống vô cùng mạnh mẽ
trong đời sống tinh thần của nhân dân, tạo nên sự dung hợp với truyền thống
văn hóa dân tộc trên mọi khía cạnh: lễ hội, tín ngưỡng, phong tục, tập quán...
1


Chính vì vậy, mối quan hệ giữa Phật giáo và văn hóa Việt Nam từ lâu

đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu.
Tuy nhiên, các chủ đề trước đây chủ yếu đề cập đến ảnh hưởng của Phật giáo
đối với con người Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa nói chung; thời
gian nghiên cứu của vấn đề tập trung vào giai đoạn Lý - Trần (đỉnh cao sự
phát triển của Phật giáo) và sự dung hợp trong truyền thống.
Từ Đổi mới đến nay, đất nước ta bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa Hiện đại hóa và hội nhập. Dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường, đặc biệt là
các chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước, hoạt động của các tôn
giáo đều có sự khởi sắc mạnh mẽ, trong đó có Phật giáo. Số lượng phật tử và
người đi chùa không ngừng tăng cao. Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng cũng
“rầm rộ”, sôi nổi và đa dạng... dưới nhiều hình thức. Sự dung hợp giữa Phật
giáo với tín ngưỡng truyền thống (cụ thể là tục thờ cúng tổ tiên) đã mang nội
dung và màu sắc mới. Trên cơ sở đó, Phật giáo đã góp phần nâng cao, làm
phong phú, đa dạng thêm kho tàng văn hóa truyền thống tốt đẹp của người
Việt nói riêng, và dân tộc Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, sự dung hợp giữa
Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống nói trên, do ảnh hưởng từ mặt trái của
kinh tế thị trường nên có một số lệch lạc, “biến tướng”.
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt thể hiện rõ nét trong các ngôi chùa Phật giáo, bởi đó là nơi diễn ra chủ yếu
các hoạt động thờ cúng Phật giáo của người dân, ngôi chùa cũng chiếm một vị
trí hết sức đặc biệt trong tâm thức người Việt.
Từ thực tế trên đã đặt ra câu hỏi, sự dung hợp giữa Phật giáo với tục thờ
cúng tổ tiên hiện nay biểu hiện như thế nào? Những mặt tích cực và bất cập là
gì? Để trả lời câu hỏi trên, đòi hỏi cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể
dưới góc độ tôn giáo học.

2


Về phương diện cá nhân, bản thân tôi là một nhà tu hành, giữ trách
nhiệm trụ trì ngôi chùa Tào Sách (sẽ được giới thiệu rõ hơn ở phần sau) - nơi

thể hiện rõ nét sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt. Và trong quá trình thực hành các hoạt động tôn giáo của mình, tôi
cũng thấy được sự biểu hiện cụ thể của vấn đề này. Tôi luôn trăn trở rằng; ý
thức của bản thân cần đóng góp một thứ gì đó cho tôn giáo của mình, cho
những nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo hiện nay. Chính vì vậy, đây là lý do
để chúng tôi chọn đề tài “Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ
cúng tổ tiên của ngƣời Việt hiện nay” (qua khảo cứu tại một số chùa ở
thành phố Hà Nội), để làm Luận án tiến sĩ.
Việc thực hiện đề tài trên cũng giúp các cơ quan chức năng, các nhà
quản lý văn hóa tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức, mối quan
hệ tốt đẹp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tạo nên, trong bối
cảnh hội nhập để xây dựng đất nước. Đồng thời, rút ra những bài học kinh
nghiệm trong vấn đề quản lý tôn giáo tín ngưỡng nói chung và trước những
biến tướng về hoạt động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Phật nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án muốn chỉ rõ biểu hiện của sự
dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện
nay. Xác định những vấn đề đặt ra, xu hướng phát triển của sự dung hợp giữa
Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong những năm tới,
từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy những
mặt tích cực, hạn chế những bất cập của sự dung hợp giữa Phật giáo và thờ
cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:

3


Thứ nhất: Phân tích cơ sở tiếp cận sự dung hợp giữa Phật giáo và tín

ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.
Thứ hai: Phân tích những biểu hiện của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (qua khảo sát ở một số chùa tại
Hà Nội) trên một số lĩnh vực: đời sống văn hóa tín ngưỡng; nghi lễ thờ cúng...
Thứ ba: Dự báo xu hướng phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong những năm tới, đề xuất một
số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong quá
trình dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: Sự dung hợp giữa Phật giáo với
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu sự dung hợp Phật giáo với tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (qua khảo sát ở một số ngôi
chùa Bắc tông tại Hà Nội; trong đó tập trung khảo sát, nghiên cứu sâu ở các
chùa Tào Sách, Bồ Đề, Pháp Vân, trên một số biểu hiện cụ thể như đời sống
văn hóa tín ngưỡng; nghi lễ thờ cúng…)
- Phạm vi thời gian nghiên cứu của Luận án là: Từ 1986 đến nay
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nguyên lý, quan điểm
mác xít như: quan điểm Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử. Tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
về vấn đề tôn giáo.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành: phương pháp
tôn giáo học, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, thống kê,
4



logíc cụ thể…Đặc biệt, một số phương pháp của ngành Nhân học Tôn giáo
như điều tra, khảo sát thực địa với các công cụ chính là quan sát tham dự,
phỏng vấn sâu được chú trọng.
5. Đóng góp mới của Luận án
- Luận án chỉ ra những biểu hiện của sự dung hợp Phật giáo với tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (qua một số ngôi chùa tại Hà
Nội) dưới góc độ Tôn giáo học.
- Luận án phân tích những mặt tích cực đồng thời chỉ ra những bất cập
của sự dung hợp hai yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng nói trên.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Luận án dự báo xu hướng phát triển
của sự dung hợp giữa Phật giáo và thờ cúng tổ tiên của người Việt, những
kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy những mặt tích cực, hạn chế những bất
cập của sự dung hợp hai yếu tố tín ngưỡng nói trên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án đóng góp thêm một cái nhìn mới trong nghiên cứu tôn giáo
học: nhìn nhận trong sự dung hợp lẫn nhau, thấy được ý nghĩa của sự dung
hợp đó với sự tồn tại, phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.
- Luận án có thể sử dụng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về
văn hóa nói chung, tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng, đặc biệt là Phật giáo và tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà
hoạch chính sách tôn giáo và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Mục lục, nội dung
chính của luận gồm 4 chương, 12 tiết.

5



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Nguồn tài liệu của Luận án
- Luận án sử dụng Kinh điển Phật học và một số sách gốc; Từ điển Phật
học, Từ điển bách khoa Việt Nam,…
- Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật
giáo và tín ngưỡng thờ cúng nói chung và với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói
riêng của các tác giả đi trước.
- Tài liệu của Luận án còn bao gồm những tài liệu điền dã (phỏng vấn
sâu, các ghi chép quan sát, tham dự).
- Luận án cũng kế thừa các Báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của cấp
ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể ở các địa phương được khảo sát.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khác với các tôn giáo ngoại nhập khác, Phật giáo du nhập vào Việt
Nam từ rất sớm và bằng con đường hòa bình nên đã gắn bó chặt chẽ với mỗi
người dân Việt. Trong quá trình phát triển, Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến
nền văn hóa dân tộc trên các phương diện phong tục tập quán, lối sống, nếp
sống, đặc biệt là văn hóa, tư tưởng. Do vậy, từ trước đến nay đã có nhiều
nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, trước thời kỳ đổi mới, do những nhận
thức tả khuynh về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung, về Phật giáo nói riêng, nên
phần lớn những nghiên cứu về Phật giáo chủ yếu xoay quanh lĩnh vực Phật
giáo với lịch sử tư tưởng Việt Nam. Chủ đề nghiên cứu về Phật giáo với tín
ngưỡng thờ cúng truyền truyền thống nói chung và với tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên nói riêng hầu như trống vắng.

6



Từ những năm 1990 trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chính sách đổi mới trong lĩnh vực tôn giáo, được cụ thể hóa về tư duy, nhận
thức đối với tôn giáo và công tác tôn giáo. Nếu như trước đây, tôn giáo bị coi
là có hại, cần đấu tranh để xóa bỏ, thì nay được coi là một bộ phận cấu thành
văn hóa, cần phát triển; tôn giáo là nhu cầu tâm linh, tình cảm của nhân dân,
còn tồn tại lâu dài; đạo đức tôn giáo có nhiều điều còn phù hợp với công cuộc
xây dựng xã hội mới… Trên cơ sở đó, một số công trình bài viết về Phật giáo
với tín ngưỡng thờ cúng đã khởi sắc, song còn rất hạn chế, nhiều khoảng
trống cần tiếp tục nghiên cứu.
Tựu chung lại, các tác phẩm liên quan đến đề tài Luận án có thể chia
thành ba lĩnh vực sau:
- Các nghiên cứu về Phật giáo
- Các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng truyền thống
- Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng
của người Việt nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng
Trước hết, nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam, có công
trình tiểu biểu: Lê Mạnh Thát (2001) với “Lịch sử Phật giáoViệt Nam” (2
tập); Nguyễn Lang (2008) với “Việt Nam Phật giáo sử luận” (3 tập); Nguyễn
Tài Thư (Chủ biên, 1989) với “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”; (2 tập); Thánh
Nghiêm (1995, Bản dịch) “Lịch sử Phật giáo thế giới”; Tịnh Hải (1992, Bản
dịch) “Lịch sử Phật giáo thế giới”; Thích Thanh Kiểm (1989) “Lịch sử Phật
giáo Ấn Độ”,…
Phải nói rằng các công trình khoa học nêu trên đã “khám phá” rất cặn
kẽ, rành mạch và chuẩn xác về Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo thế
giới. Trong đó, Phật giáo Việt Nam được coi như một thực thể tinh thần đã
tồn tại hàng nghìn năm và không phải với tư cách một tôn giáo ngoại nhập,
mà đã được bản địa hóa từ rất lâu và vẫn thường xuyên được bản địa hóa để
7



trở thành một phần tâm linh của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, Phật giáo
Việt Nam còn là một thành tố quan trọng của văn hóa, tư tưởng, luôn vận
động và phát triển trong suốt tiến trình lịch sử.
Thứ hai, liên quan trực tiếp đến nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên, từ trước đến nay trên thế giới và Việt Nam đã có một số công trình nổi
bật như: X.A.Tôcarev (1994) “Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển
của chúng”; Léopold Cadiere (1997, Bản dịch) “Về văn hóa và tín ngưỡng
truyền thống người Việt”; Vũ Quỳnh (1992) “Lĩnh Nam trích quái”; Lý Tế
Xuyên (1992) “Việt điện U linh”; Phan Kế Bính (1995) “Việt Nam phong
tục”; Toan Ánh (1996) “Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam”; Vũ
Ngọc Khánh (1996) “Tín ngưỡng làng xã”; Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên,
1996), "Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay", và (2001), "Lý luận về
tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam", Nguyễn Đức Lữ (1999), “Hiện
tượng mê tín dị đoan ở nước ta hiện nay, thực trạng, biểu hiện và đặc điểm”,
Nguyễn Minh San (1998), “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam”Trần Đăng
Sinh (2002) “Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”;
Trương Thìn (2010) “Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa miếu phủ”…(Xem tài
liệu tham khảo)
Đây là những công trình nghiên cứu công phu, tập hợp tất cả các vấn đề
về phong tục tập quán cũng như tục thờ cúng tổ tiên của người Việt dưới
nhiều góc độ khác nhau. Qua đó các tác giả khẳng định, mỗi dân tộc có một
nền văn hóa với bản sắc riêng. Những yếu tố cơ bản cấu thành bản sắc của
mỗi nền văn hóa đó là phong tục, tập quán và nghi lễ dân gian truyền thống.
Sự lưu giữ trường tồn phong tục tập quán trong một nền văn hóa nói lên sức
sống của dân tộc. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

8



Thứ ba, nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng của
người Việt có tác phẩm, bài viết như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân
Viện nghiên cứu Phật học (1989), Phật giáo và văn hóa dân tộc; Hà Văn Tấn
(2005), Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam; Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn
giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam; Nguyễn Duy Hinh,
Lê Đức Hạnh (2011), Phật giáo trong văn hóa Việt Nam; Hạnh Nguyên
(2013), Phật giáo trong lòng người Việt…
Bên cạnh đó còn có các bài viết của Trần Quốc Vượng (1986), “Mấy ý
kiến về Phật giáo và văn hóa dân tộc” trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch
sử tư tưởng Việt Nam; Phan Đại Doãn (1986), “Vài nét về Phật giáo và làng
xã” trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam; Vũ Thanh
Huân (1986), “Mấy nét của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”,
(trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam)… và những bài
viết khác đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo như Minh Chi (2001), “Về
xu hướng thế tục hóa và dân tộc hóa của Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo số 3, tr. (26 - 29); Hoàng Thu Hương (2006), “Về mối quan hệ giữa nhu
cầu của người đi lễ chùa và dịch vụ bán đồ lễ” (Qua khảo sát thực tế tại chùa
Quán Sứ và chùa Hà ở Hà Nội), Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2, tr. 51 - 55;
Nguyễn Thị Minh Ngọc (2008), “Phật giáo dân gian: con đường nhập thế của
Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 8, tr. 25 - 32; Nguyễn
Thị Minh Ngọc (2008), “Dịch vụ Phật giáo: hoạt động mang tính dân gian và
là cách thức để giải quyết nhu cầu tâm linh tín đồ của Phật giáo Việt Nam
đương đại” (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội) trong: Sự biến đổi của tôn giáo
tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay,…
Qua các tác phẩm, bài viết nêu trên, chúng tôi đặc biệt chú ý đến các
bài viết của Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Trần Lâm Biền. Qua nghiên cứu,
các tác giả chỉ ra sự hỗn dung Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng của người
9



Việt trong lịch sử. Theo Trần Quốc Vượng, Phật giáo truyền vào nước ta từ
đầu Công nguyên với trung tâm Phật giáo lớn là Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc
Ninh (còn gọi là vùng Dâu), bằng hai con đường: (1), đường biển nối liền
Giao Châu với Thiên Trúc; (2) đường biển và đường bộ nối liền Luy Lâu với
các trung tâm Phật giáo của Trung Hoa như Bành Thành (Hoa Nam), Lạc
Dương (Hoa Bắc). Con đường bộ dọc lưu vực sông Hồng nối Giao Châu với
Vân Nam và qua đó với Tây Tạng, Trung Á. Nhiều nhà sư Trung Á, Tây
Tạng qua đường này đến Việt Nam và ngược lại, nhiều nhà sư Việt Nam qua
con trường này đến Trung Á, Tây Tạng.
Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho Phật giáo Việt Nam dòng
Thiền nhưng không có một giai đoạn nào trong lịch sử mang sắc thái thuần
túy mà pha trộn nhiều các yếu tố khác, cụ thể là Mật giáo và có nguyên nhân
nữa là nền tảng phương thuật của người Việt cổ. Vua Hùng như sử chép là
một phương sĩ và Hán Vũ Đế cũng ca ngợi rằng người Việt giỏi phương
thuật. Cũng chính vì vậy, khi xem, xét lịch sử tôn giáo VN nói chung, lịch sử
Phật giáo Việt Nam nói riêng thì nên nghĩ tới cái tinh thần cơ bản của nó là
hỗn dung tôn giáo[Xem 142, tr. 138 - 139].
Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn đều cho rằng, tín ngưỡng thờ Nữ
thần có trước rồi Phật giáo mới du nhập vào và phát triển trên nền tảng đó.
Theo Trần Quốc Vượng, ngôi chùa cổ xưa được dựng trên nền tảng của một
ngôi đền là trung tâm tôn giáo xưa của bộ lạc Dâu và ban đầu chất chùa và
chất đền vẫn song song tồn tại, sau đó mới đan xen vào nhau. Dù sau này
chùa lấn át đền, nhưng làm biến dạng, biến chất nữ thần Dâu, song nó cũng
không gột sạch, thanh lọc hóa được hoàn toàn cái chất tín ngưỡng nguyên
thủy tiền Phật giáo của trung tâm tôn giáo này [Xem 142, tr. 139]. Các ngôi
chùa quanh đó, chùa Bà Đậu, Bà Giàn, Bà Tướng, chùa Tổ, chùa Mãn
xá…cũng đều mang tính chất hỗn dung văn hóa tương tự. Điều đó cũng thể
10



hiện một đặc điểm phổ quát được nhiều người nhắc đến là Phật giáo vốn dễ
hòa hợp với tín ngưỡng dân gian ở những nơi nó được truyền bá tới.
Cũng như Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn đề cập đến sự hỗn dung Phật
giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống trong buổi đầu của lịch sử Việt
Nam như sau: nhiều ngôi chùa ban đầu chỉ là những thảo am bằng tranh, tre;
nó vốn là những ngôi đền thờ các thần truyền thống mà người ta đặt thêm
điện thờ Phật vào đó. Ông nhấn mạnh: “Không phải người ta đặt thêm các
tượng Tứ pháp vào các ngôi chùa thờ Phật, mà đặt bàn thờ Phật vào các đền
thờ Tứ pháp, tức đền thờ các vị thần nông nghiệp đã có từ trước. Và đến lượt
các nữ thần này được Phật hóa, trở thành các Phật Bà” [104, tr. 194].
Bên cạnh đó, nghiên cứu về tình hình Phật giáo với tín ngưỡng thờ
cúng giai đoạn hiện nay có một số công trình đáng chú ý. Nguyễn Duy Hinh
và Lê Đức Hạnh (2011) đã đề cập đến một số vấn đề của Phật giáo Việt Nam
thời đại ngày nay trong tác phẩm Phật giáo trong văn hóa Việt Nam. Đó là,
hiện tượng cư sĩ Tịnh Độ đang khá phát triển ở một số tỉnh thành Nam Bộ; các
hội quy đang tăng nhanh ở các đô thị; tuy trình độ tăng, ni ngày càng cao, nhiều
người có trình độ tiến sĩ, song những công trình biên soạn hoằng dương Phật
pháp lại ít ỏi; tập trung viết về lịch sử Phật giáo. Nhà sư dù có học vị tiến sĩ
cũng chủ yếu lo việc về nghi lễ. Hoạt động Phật giáo ảnh hưởng nhiều nhất
trong dân chúng là làm lễ cầu siêu, đưa thân nhân qua đời lên chùa…, nghĩa là
những pháp sự tang tế phổ biến [41, tr. 493]. Tuy chỉ đưa ra những nhận xét
chung, song Nguyễn Duy Hinh đã nêu lên thực trạng của Phật giáo với tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân hiện nay.
Ngoài ra, trong số nghiên cứu gần đây nêu trên, đáng chú ý nghiên
cứu của hai tác giả Hoàng Thu Hương và Nguyễn Minh Ngọc. Các tác giả đã
đề cập đến mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng của người
dân Hà Nội hiện nay. Tác giả Nguyễn Minh Ngọc cho rằng, khi du nhập vào
11



Việt Nam, Phật giáo đã hỗn dung với tín ngưỡng bản địa, trở thành Phật giáo
dân gian:
Phật giáo dân gian được hiểu là Phật giáo mang tính bình dân, chú
trọng những hoạt động nghi lễ không mang tính chính thống, nhằm giải
quyết nhu cầu thực tại của tín đồ, không xuất phát từ việc nghiên cứu
thực hành giáo lý để đạt tới giác ngộ. Tính dân gian của Phật giáo là
tính bình dân, tính chú trọng hoạt động nghi lễ để giải quyết nhu cầu
cuộc sống thực tại[Xem 88].
Theo tác giả, tính dân gian của Phật giáo Việt Nam hiện nay, thể hiện
cụ thể qua việc cung cấp những “Dịch vụ Phật giáo” cho người dân:
Đó là sự đáp ứng nhu cầu tâm linh bằng cách thức Phật giáo. Nhu
cầu này được đáp ứng thông qua hệ thống các nghi lễ cầu cúng. Sự
trao đổi diễn ra giữa tín đồ - người đưa ra các yêu cầu về nghi lễ và
tăng ni sư - người thực hiện nghi lễ [88, tr. 69]
Chính vì vậy:
Dịch vụ Phật giáo với tư cách là một hoạt động tôn giáo, nhằm đáp
ứng những nhu cầu của đời sống hàng ngày của tín đồ là một hoạt
động mang tính dân gian. Xuất phát từ quan điểm chú trọng yếu tố
Sinh, quan tâm đến đời sống hiện tại của con người, dịch vụ Phật giáo
thỏa mãn nhu cầu tâm linh của tín đồ trong đời sống hiện tại. Nó giải
quyết các vấn đề liên quan tới cơm, áo, gạo, tiền; hay nói cách khác,
là những gì thiết thực cho cuộc sống. Nó thể hiện tư tưởng đi tìm cõi
niết bàn trong cuộc sống đời thực cho kiếp này, không phải là sự giải
thoát cho kiếp sau. Dịch vụ Phật giáo là thể hiện tính dân gian của
Phật giáo….”[88, tr. 69 - 70].
Tác giả cũng nêu lên một số hình thức thờ cúng mang tính dịch vụ của
Phật giáo hiện nay như lễ cúng cầu an, lễ cúng cầu siêu, lễ chạy đàn Dược
12



Sư, cúng sao giải hạn, lễ bán khoán, cắt tiền duyên. Trong đó các lễ cúng
cầu an, cầu siêu, chạy đàn Dược Sư, theo tác giả là những nghi lễ của Phật
giáo, còn những lễ cúng còn lại là của dân gian [88, tr. 72].
Mặc dù nhận định trên của Nguyễn Thị Minh Ngọc đôi chỗ còn chưa
chính xác, bởi nghiên cứu được tiếp cận chủ quan từ người nghiên cứu, coi
những hoạt động của Phật giáo (một hoạt động tâm linh mang tính đặc thù và
nhạy cảm), dưới góc nhìn của kinh tế thị trường, nên chưa thấy được nhiệm
vụ hoằng pháp, giáo dục thông qua các nghi lễ nêu trên; song đó cũng là một
trong những nghiên cứu ít ỏi về sự hỗn dung của Phật giáo với tín ngưỡng thờ
cúng truyền thống của người Việt hiện nay.
Từ tổng quan các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài viết, liên quan
đến đề tài Luận, chúng tôi có nhận xét đánh giá sau đây.
* Nhận xét, đánh giá chung
Những công trình nghiên cứu trên đây đều ít nhiều đề cập đến vấn đề
nghiên cứu của luận án, ở các góc độ khác nhau: Các tài liệu nghiên cứu về
Phật giáo đã khái quát, phân tích rất sâu về những vấn đề cơ bản của Phật
giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng như: nguồn gốc ra đời, giáo
lý, kinh sách, sự du nhập vào Việt Nam và quá trình phát triển (về vấn đề này,
có một số tác phẩm bàn về vấn đề "bản địa hóa" Phật giáo của Việt Nam,
trong đó có đề cập đến mối liên hệ giữa Phật giáo và các tín ngưỡng bản địa
của người Việt, tuy nhiên còn sơ lược); Những công trình nghiên cứu về các
tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người Việt là những tài liệu quý giá mà
luận án tiếp thu, là cơ sở để đi vào nghiên cứu sự dung hợp của tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên và Phật giáo. Những vấn đề cơ bản của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên được thể hiện rõ nét: nguồn gốc, sự thờ cúng, ý nghĩa... tuy nhiên các
công trình về vấn đề này vẫn chủ yếu là sự mô tả về tín ngưỡng này trong hệ
thống tín ngưỡng truyền thống, phong phú đa dạng của người Việt. Còn thiếu
13



một nghiên cứu về sự vận động, dung hợp của tín ngưỡng này với các tín
ngưỡng, tôn giáo khác; Còn những công trình nghiên cứu về mối quan hệ
Phật giáo với các tín ngưỡng của người Việt thì có ít nhiều đề cập đến vấn đề
của đề tài tuy nhiên chủ yếu dưới góc độ xem xét dưới góc độ của quá trình
"Phật giáo bị bản địa hóa" khi du nhập vào Việt Nam trong lịch sử, chưa thấy
được "nhu cầu thực sự" của sự dung hợp này đối với cả Phật giáo và tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay.
Từ sự tổng quan, đánh giá như trên, luận án đã kế thừa, tiếp thu những
vấn đề, luận cứ, luận điểm:
- Những vấn đề, luận cứ, luận điểm được Luận án tiếp thu, kế thừa
+ Về mặt lý luận:
Chúng tôi dựa vào một số tác phẩm của các nhà khoa học gạo cội
nghiên cứu về lĩnh vực tôn giáo, dân tộc như X.A. Tocarev, Léopold Cadiere,
Đặng Nghiêm Vạn,... đã đề cập ở phần tổng quan nêu trên, lấy đó làm cơ sở
để đưa ra những khái niệm công cụ và nội hàm nhằm thực hiện nghiên cứu đề
tài luận án, ví dụ như các khái niệm: tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
nghi lễ...
+ Về nội dung:
Trước hết, chúng tôi kế thừa các tác phẩm viết về Phật giáo, lịch sử
Phật giáo của Lê Mạnh Thát, Nguyễn Lang, Nguyễn Tài Thư... để hiểu rõ về
quá trình bản địa hóa của Phật giáo khi truyền vào Việt Nam và trở thành Phật
giáo Việt Nam.
Thứ hai, chúng tôi cũng kế thừa các tác phẩm viết về tín ngưỡng của
Việt Nam nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng, của các tác giả
như: Toan Ánh, Phan Kế Bính, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Minh San, Trần
Đăng Sinh,... Đây là những công trình nghiên cứu công phu, tập hợp tất cả các

14



phong tục tập quán cũng như tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Việc nghiên
cứu những tài liệu này giúp cho chúng tôi hiểu rõ hơn về bản chất tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt, các hình thức thờ cúng tổ tiên trong phạm vi
gia đình, dòng họ, làng xã...
Thứ ba, chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu của hai nhà sử học, văn
hóa học nổi tiếng là GS. Trần Quốc Vượng, GS. Hà Văn Tấn và PGS.TS.
Nguyễn Hồng Dương trong những công trình nghiên cứu của các ông về sự
hỗn dung Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng của người Việt trong lịch sử mà
chúng tôi đã nêu ở trên. Điều này rất quan trọng, bởi khi hiểu rõ hơn về mối
giao duyên này trong quá khứ, chúng tôi sẽ có cơ sở để nghiên cứu, tìm hiểu
về mối giao duyên này tiếp tục diễn ra như thế nào trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, một số bài viết của hai tác giả Hoàng Thu Hương và Nguyễn
Minh Ngọc đề cập đến mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng
của người dân Hà Nội hiện nay, đã giúp chúng tôi hiểu rõ quan điểm, cách
đánh giá của các nhà nghiên cứu ngoài tôn giáo khi viết về mối quan hệ giao
duyên giữa tín ngưỡng truyền thống và Phật giáo, mà chúng tôi là những
người tu hành đang thực hiện.
- Những vấn đề còn bỏ trống được Luận án nghiên cứu
Từ sự tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận
án trên đây cho thấy: Phần lớn những nghiên cứu đề cập đến sự hỗn dung
giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng trong lịch sử. Chỉ có một số bài viết,
không có những công trình nghiên cứu chuyên sâu, đề cập đến sự hỗn dung
giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng trong giai đoạn từ đổi mới đến nay.
Nội dung các bài viết cũng chỉ đưa ra những nhận định chung, chưa có những
nghiên cứu cụ thể trên thực tế. Đề tài Luận án sẽ góp phần “phủ lấp” vào
những khoảng trống nói trên.

15



Tóm lại, sự dung hợp tôn giáo ngoại nhập với tín ngưỡng bản địa trong
quá khứ, hiện tại hay tương lai, chính là chất keo gắn kết, tạo sự giao lưu, hòa
hợp với dân tộc, góp phần cơ bản làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, những vẫn
không hề mất đi căn tính đức tin tôn giáo. Vì vậy, những công trình nghiên
cứu trên đây sẽ được chúng tôi kế thừa trong Luận án của mình.
1.2. Lý thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa (Acculturation): giao lưu tiếp
biến văn hóa là khái niệm do các nhà nhân học Anglo - Saxon đưa ra vào cuối
thế kỷ XIX, để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác
nhau và hậu quả của sự tiếp xúc này là sự thay đổi hoặc biến đổi của một số
loại hình văn hóa hoặc cả hai nền văn hóa đó.
Theo các nhà nhân học Mỹ, giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình
trong đó, một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng
cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy.
Sự giao lưu tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn
hóa. Đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp
xúc trực diện và liên tục. Các mẫu hình văn hóa nguyên thủy của một cộng
đồng hoặc của cả hai cộng đồng có thể bị biến đổi thông qua quá trình tiếp
xúc này. Các thành tố của các nền văn hóa biến đổi, song mỗi nền văn hóa
vẫn giữ tính riêng biệt của mình.
Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa có thể diễn ra một cách cưỡng bức
thông qua sự thống trị về quân sự, hoặc diễn ra bằng con đường hòa bình hơn
thông qua buôn bán, truyền đạo.
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt thực chất là phương thức của quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa (cụ thể
là văn hóa Ấn Độ và văn hóa Việt Nam), kết quả là Phật giáo đến với Việt
Nam thích nghi, chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam, văn hóa Việt Nam thì
16



được bổ sung những yếu tố của Phật giáo, được làm phong phú hơn. Chúng
tôi áp dụng lý thuyết này trong nghiên cứu để thấy được bản chất, tính tất yếu,
phương thức của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt.
- Lý thuyết hệ thống hóa văn hóa ( Bonnemaison, 2000)
Một hệ thống văn hóa tạo nên các đặc trưng nhờ tổ chức đặc thù bên
trong của nó. Hệ thống văn hóa khác với hệ thống xã hội, vì có tính chất bao
quát hơn, gồm có bốn yếu tố: kiến thức, kỹ thuật, tín ngưỡng và không gian.
Đây cũng là bốn cực hay bốn trụ cột của hệ thống văn hóa.
+ Di sản kiến thức: Văn hóa trước hết là di sản kiến thức. Đó là sự hiểu
biết về thế giới, làm cho văn hóa mang tính “khoa học” trong mỗi nền văn
minh khác nhau, ở mỗi tộc người ngoại lai, gọi là các khoa học tộc người
(ethnoscienences) ngoài phương Tây, được coi là các khoa học hoặc kiến thức
tiền hiện đại. Ngày nay, văn hóa bản địa được đánh giá cao.
+ Di sản kỹ thuật: gồm các kỹ năng và công cụ. Theo cách nói của các
nhà địa lý người Pháp Paul Vidal de la Blache (1845- 1918), đó là các lối
sống, dựa vào các kỹ thuật cơ bản, đáp ứng các nhu cầu đầu tiên của đời sống
để sinh tồn. Đó còn là nghệ thuật sống, một triết lý để sống.
+ Tín ngưỡng: "Kiến thức" và "kỹ thuật" là chưa đủ cần phải dựa trên
tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện một cách nhìn về thế giới, thường được coi là
tầng cao của văn hóa, biểu hiện mối liên hệ cơ bản giữa các giá trị và kỹ thuật.
Văn hóa mang lại ý nghĩa, đưa ra cách nhìn về thế giới, tức là cách giải
thích thế giới. Đó là trật tự của tư duy, dựa trên tín ngưỡng, huyền thoạt và
các giá trị. Đó cũng là trật tự của văn hóa, kết hợp ý nghĩa đạo đức và thẩm
mỹ, luân lý và nghệ thuật, lý trí và cảm xúc, thường được coi là các biểu hiện,
còn gọi là các biểu trưng địa lý.

17



+ Không gian: Các nền văn hóa được xây dựng và định vị trong một
không gian. Fernand BRAUDEL (1902 – 1985), nhà sử học người Pháp nổi
tiếng với Lý thuyết hệ thống kinh tế - xã hội trên phạm vi thế giới, cho rằng
văn hóa có một chỗ dựa địa lý. Khác với quyết định luận địa lý, nó có quan hệ
biện chứng giữa môi trường và văn hóa.
Môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn không cách ly lẫn nhau,
mà tạo nên môi trường văn hóa và môi trường địa lý. Sự phân chia các nền
văn hóa trong không gian tạo nên các vùng văn hóa. Vùng văn hóa được định
nghĩa là một không gian tương đối đồng nhất, trong đó có kết hợp một số đặc
trưng văn hóa chủ đạo. Các vùng văn hóa không khép kín, mà có thể tiếp
nhận, trao đổi các đặc trưng văn hóa với nhau. Có thể hình dung ba cấp độ
cấu thành một hệ thống văn hóa là: vùng văn hóa, không gian sống và không
gian văn hóa.
Không gian văn hóa tương ứng với một nền văn hóa riêng và một khu
vực lãnh thổ riêng. Có thể phân biệt các địa điểm và cái nôi1 văn hóa, các khu
vực, các vùng văn hóa và các thế giới văn hóa. Mỗi nền văn hóa và mỗi nền
văn minh lớn đều có một hoặc nhiều cái nôi văn hóa. Khu vực văn hóa còn là
một xứ sở (gồm một phức hợp văn hóa tương ứng với một không gian địa lý
sẽ tạo nên khu vực văn hóa; khu vực văn hóa là một nền văn hóa với không
gian của nó – đó là tập hợp của một nhóm các vùng văn hóa có các biến thái
chung hoặc cơ sở văn hóa giống nhau; thế giới văn hóa bao gồm nền văn
minh và không gian – đó là siêu văn hóa (métaculturel – cái vượt qua, cái bao
gồm) và nguồn cội hoặc các bể chứa văn hóa như: các tôn giáo lớn, ý thức hệ,
các trào lưu văn minh, ngôn ngữ, các cộng đồng quốc tế.
Lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa, lý thuyết thống nhất các sự kiện
văn hóa và lý thuyết hệ thống hóa văn hóa sẽ được chúng tôi lựa chọn áp
1

Foyers tạm dịch là điểm xuất phát, thuộc về nguồn gốc


18


dụng để nghiên cứu về sự dung hợp Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt hiện nay.
1.3. Một số khái niệm
* Tín ngƣỡng:
Tín ngưỡng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, rất đa dạng
và phong phú; được đề cập dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau:
Trước hết, từ góc độ của xã hội học, các nhà xã hội học phương Tây
hiện đại như Spencer, Durkhiem… đã xem xã hội như một hiện thực siêu hình
được nuôi dưỡng bằng ý thức tập thể. Trong đó, ý thức tập thể được tạo dựng
bởi những niềm tin, những tình cảm của mỗi thành viên. Trong xã hội, các
thành viên của một tập thể có chung một tín ngưỡng. Tín ngưỡng là một yếu
tố tạo nên sự cố kết và thống nhất của một tập thể, của nhóm xã hội. Đó là
niềm tin vào cái thế tục và cái thiêng liêng. Hai yếu tố này là tính chất chung
của mọi tín ngưỡng, tôn giáo. Durkhiem cho rằng, tín ngưỡng là những trạng
thái tư tưởng nằm ở các biểu tượng và được thể hiện thông qua các nghi lễ thờ
cúng: “Trên cơ sở của tất cả các hệ thống tín ngưỡng và các hình thức thờ
cúng đó, nhất thiết phải có một số biểu trưng cơ bản và các thái độ mang tính
nghi lễ, bất chấp sự đa dạng về hình thức khoác lên chúng ở đâu, chúng cũng
đều có cùng một ý nghĩa khách quan như nhau và cùng thực hiện những chức
năng như nhau” [44, tr. 62].
Từ góc độ dân tộc học, Wschmidt đã xem xét tín ngưỡng chẳng qua chỉ
là “hình thức tôn giáo nguyên sơ - tiền tôn giáo, là niềm tin vào một vị Chúa
vĩ đại và vĩnh hằng, nhân từ và sáng tạo đang ngự trị trên trời. Tín ngưỡng là
hiện tượng phổ biến có ở giai đoạn khởi đầu của mọi dân tộc” [135, tr. 30].
Từ góc độ triết học, các nhà triết học duy tâm khách quan, ngay trong
thời cổ đại như Platôn hay đến thời kỳ triết học cổ điển Đức như Hêghen… đã
xuất phát từ thực thể tinh thần như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” để lý giải

19


hiện tượng tín ngưỡng tôn giáo. Vì vậy, họ cho rằng tín ngưỡng tôn giáo là
sức mạnh thần bí thuộc tinh thần tồn tại vĩnh hằng, là nhân tố chủ yếu đem lại
sinh khí cho con người.
Các nhà triết học duy tâm chủ quan lại cho rằng, tín ngưỡng tôn giáo là
thuộc tính vốn có trong ý thức của con người, tồn tại không phụ thuộc vào
hiện thực khách quan.
Nhìn chung, những quan điểm trên về tín ngưỡng của các nhà khoa học
nói trên cho thấy, do hạn chế về mặt lịch sử và lợi ích giai cấp nên đã có
những nhận xét thiếu cơ sở khoa học. Quan điểm duy tâm cho tín ngưỡng là
hiện tượng thần bí, siêu thực, chỉ có thể cảm nhận được, chứ không lý giải
được. Các nhà triết học duy tâm đã sai lầm khi lấy ý thức tinh thần để lý giải
một hiện tượng cũng thuộc lĩnh vực tinh thần là tín ngưỡng tôn giáo.
Triết học mác - xít đã có một bước đột phá khi xem xét, lý giải tín
ngưỡng tôn giáo từ những cơ sở thực tiễn của nó. C.Mác khẳng định: “Đời
sống xã hội về thực chất là có tính thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đưa
lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thực
tiễn của con người trong sự hiểu biết thực tiễn ấy” [73, tr. 12].
Tiếp cận nghiên cứu tôn giáo trên cơ sở nền tảng duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Tín
ngưỡng tôn giáo được các nhà kinh điển mác - xít coi là một hiện tượng lịch
sử, sản phẩm của thời đại lịch sử nhất định. Thời đại C.Mác và Ph.Ăngghen,
xã hội phương Tây khi xem xét tín ngưỡng thường được hiểu là tín ngưỡng
tôn giáo, cụ thể là tín ngưỡng Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên
cứu, C.Mác, Ph.Ăngghen đã đề cập tới tín ngưỡng tôn giáo ở nhiều khía cạnh
khác nhau, trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Các ông cho rằng về cơ bản
tín ngưỡng không khác gì thần linh, hai cái đều là tôn giáo đang ngự trị con
người. Ở đây tín ngưỡng với hàm nghĩa tín ngưỡng tôn giáo.

20


×