Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (2000 – 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THÀNH VINH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC
PHI CHÍNH PHỦ TRONG LĨNH VỰC
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM
(2000 – 2012)

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Hà Nội-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THÀNH VINH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC
PHI CHÍNH PHỦ TRONG LĨNH VỰC
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM
(2000 – 2012)

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 02 06
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI HỒNG HẠNH



Hà Nội-2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Hồng Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn
trong quá trình thu thập tài liệu, định hướng cũng như giúp tôi đi đúng hướng
trong công tác nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được cảm ơn tất cả các giảng viên khoa Quốc tế học và các cán bộ
phòng Đào tạo sau đại học đã trang bị kiến thức và hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Trung tâm thông tin các tổ chức
phi chính phủ (NGO resource centre) tại Hà Nội và các đồng nghiệp phụ
trách mảng phòng chống HIV/AIDS tại tổ chức Nhân dân Úc vì Y tế, Giáo
dục và Phát triển hải ngoại nơi tôi đang công tác và những đồng nghiệp ở
các tổ chức CARE, COHED, FHI… đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu tài
liệu, bổ sung và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện và hỗ trợ để tôi
hoàn thành bản luận văn này
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thành Vinh


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 3
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ....................................................... 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài .................................................................... 8

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 10
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 14
4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ......................................... 15
5. Nguồn tài liệu ........................................................................................ 16
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 17
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 18
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ VẤN ĐỀ
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ........................................................................ 20
1.1 Một số khái niệm về tổ chức phi chính phủ ........................................... 20
1.1.1 Tổ chức phi chính phủ theo khung định nghĩa thế giới và Việt Nam
................................................................................................................... 20
1.1.2 Phân loại tổ chức phi chính phủ ...................................................... 26
1.2 Hoạt động của tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam............................... 28
1.2.1 Tổ chức phi chính phủ Việt Nam ..................................................... 29
1.2.2 Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam ............................. 32
1.3 Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong phòng chống HIV/AIDS
trên thế giới .................................................................................................. 40
1.3.1 Bệnh dịch HIV/AIDS trên thế giới ................................................... 40
1.3.2 Phòng chống HIV/AIDS trên thế giới và hoạt động của các tổ chức
quốc tế, tổ chức phi chính phủ .................................................................. 43
1


CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM ......... 48
2.1. Thực trạng công tác phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam. .............. 48
2.2. Vai trò của tổ chức phi chính phủ trong việc đối phó với HIV/AIDS tại
Việt Nam ...................................................................................................... 58
2.2.1 Hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật và chính sách
phòng, chống HIV/AIDS. .......................................................................... 59

2.2.2 Cầu nối giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế. ............................. 66
2.2.3 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong phòng, chống HIV/AIDS.
................................................................................................................... 70
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TẠI VIỆT NAM .......................... 88
3.1 Thế mạnh của các TCPCP ..................................................................... 88
3.2 Một số hạn chế của TCPCP ................................................................... 89
3.3 Những khó khăn và thách thức .............................................................. 91
3.4 Một số kiến nghị .................................................................................... 93
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 103
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 109

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB

Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển Châu Á

ARV

Antiretroviral
Liệu pháp điều trị kháng retrovirus

AIDS


Acquired immunodeficiency syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch

APHEDA

Australian people for Health, Education and
Development Abroad
Tổ chức nhân dân Ốt-xtrây-lia vì Y tế giáo dục và
phát triển Hải ngoại

AUSAID

The

Australian

Agency

for

International

Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế Ốt-xtrây-lia
BCS

Bao cao su

CTV


Cộng tác viên

CARE

Cooperative for American Remittances to Europe
Hợp tác xã chuyển kiều hồi từ Mỹ tới Châu Âu

FHI

Family Health International
Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế

GF

Quỹ toàn cầu

GDVĐĐ

Giáo dục Viên đồng đẳng

HIV

Human Immunodeficiency Virus
Virus gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời

ILO

International Labor Organization
Tổ chức Lao động Quốc tế
3



IOM

International Organization for Migration
Tổ chức Di cƣ Quốc tế

LHQ

United Nations
Liên Hợp Quốc

MAP

Multi-country HIV/AIDS program
Chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS đa quốc gia

MCNV

Medical Committee Netherlands
Ủy Ban Y Tế Hà Lan

MDG

Millennium Development Goals
Mục tiêu Thiên niên kỷ Liên Hợp Quốc

MSM

Men who have sex with men

Quan hệ đồng tính nam

PACCOM

People’s Aid Coordinating Committee
Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân

PEPFAR

The President's Emergency Plan For AIDS Relief
Quỹ Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp

PNMD

Phụ nữ mại dâm

SIDA

Swedish International Development Cooperation
Agency
Tổ chức Hợp tác phát triển Quốc tế Thụy Điển

TCMT

Tiêm chích ma túy

TCPCP

Tổ chức phi chính phủ


TCPCPNN

Tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài

TVXNTN

Tƣ vấn xét nghiệm tự nguyện

TWG

Technical Working Group
Nhóm làm việc kỹ thuật

UNAIDS

The Joint United Nations Programme on HIV and
4


AIDS
Chƣơng trình phối hợp của LHQ về HIV/AIDS
UNDP

United Nations Development Program
Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc

UNESCO

The United Nations Educational, Scientific and
Cultural Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp
Quốc

UNFPA

The United Nations Population Fund
Quỹ dân số Liên Hợp Quốc

UNICEF

The United Nations Children's Fund
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

UNIFEM

The United Nations Development Fund for
Women
Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hợp Quốc

UNODC

United Nations Office on Drugs and Crime
Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên
Hợp Quốc

UNV

United Nations Volunteers
Chƣơng trình tình nguyện Liên Hợp Quốc


USAID

United

States

Agency

for

International

Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
VAAC

The Viet Nam Administration for HIV/AIDS
Control
Cục Phòng chống HIV/AIDS

WB

World Bank
5


Ngân hàng Thế giới
WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế Giới

WWF

World Wildlife Fund
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

6


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Cách tiếp cận trong phân loại mục tiêu, hoạt động và nguồn kinh
phí của các TCPCP

23

Bảng 1.2: Các lĩnh vực hoạt động của các TCPCPNN tới năm 2010

36

Bảng 1.3: Số lƣợng các TCPCP và tổng giá trị viện trợ cho Việt Nam từ năm
2003-2013

37

Bảng 1.4: Số ca nhiễm mới HIV và số ca tử vong do AIDS trên toàn cầu năm
2001 – 2012

41


Biểu đồ 1.1: Viện trợ theo lĩnh vực (2003 – 2013)

36

Bảng 2.1: Xu hƣớng dịch HIV/AIDS tới 2011 theo báo cáo VAAC

49

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi

72

Bảng 2.3: Độ bao phủ của Chƣơng trình

79

Bảng 2.4: Số lƣợng học viên đƣợc đào tạo

83

Ví dụ 2.1: Hỗ trợ xây dựng chính sách của quỹ Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp
trong phòng chống HIV/AIDS cho Việt Nam

62

Ví dụ 2.2: Hỗ trợ y tế cộng đồng và xây dựng năng lực tổ chức trong phòng
chống HIV/AIDS của tổ chức FHI

67


Ví dụ 2.3: Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong công tác phòng,
chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn và Hải Dƣơng của tổ chức APHEDA

76

Ví dụ 2.4: Dự án Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con cho phụ
nữ yếu thế tại Việt Nam của tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan

81

Ví dụ 2.5: Các mô hình hỗ trợ của tổ chức CARE International

84

Ví dụ 2.6: Dự án giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử đối với ngƣời có HIV
do tổ chức COHED thực hiện

85

7


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng,
sức khoẻ con ngƣời và tƣơng lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên
toàn thế giới. Hậu quả của đại dịch này đã tác động trực tiếp đến sự phát triển
kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa đến sự phát triển bền vững
của các quốc gia, dân tộc. Theo số liệu của UNAIDS, kể từ khi loài ngƣời phát
hiện trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên, cho đến nay trên thế giới đã ghi nhận tới

gần 78 triệu ngƣời bị nhiễm HIV và khoảng 39 triệu ngƣời đã tử vong do
AIDS. Đại dịch này bao gồm nhiều vụ dịch xảy ra ở từng phần của từng nƣớc,
từng lục địa, có phƣơng thức lây truyền, biểu hiện lâm sàng đặc trƣng riêng
phụ thuộc vào nguồn gốc virus, đối tƣợng nhiễm, điều kiện kinh tế xã hội, tập
quán của từng nƣớc. Với thời gian ủ bệnh từ 3 - 5 năm, khó phát hiện, phƣơng
thức lây truyền phức tạp, thiếu biện pháp phòng chống hữu hiệu nên số ngƣời
nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và tử vong vì AIDS càng cao. Dịch không chỉ
ảnh hƣởng đến tính mạng, sức khoẻ của ngƣời dân, mà còn gây tác hại lớn đối
với phát triển kinh tế, xã hội văn hoá, nòi giống và trở thành hiểm hoạ của loài
ngƣời
Trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát hiện ở Việt Nam vào khoảng
năm 1990, cho đến nay Việt Nam đã có hơn 20 năm nỗ lực đƣơng đầu và đối
phó với đại dịch này. Với sự nỗ lực cố gắng đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, tính
đến thời điểm này tại Việt Nam, HIV đang có xu hƣớng giảm trong những năm
gần đây, tuy nhiên dịch vẫn trong giai đoạn tập trung, số ngƣời nhiễm
HIV/AIDS vẫn đang ở mức cao, khó kiểm soát. HIV/AIDS tấn công mọi đối
tƣợng nhƣ: phụ nữ, trẻ em, thanh niên, ngƣời có tuổi, làm các nghề khác nhau,
ở ngƣời đồng tính luyến ái, nghiện chích ma tuý... Dịch liên tục phát triển cả về
không gian, thời gian và trở thành một đại dịch nguy hiểm. Có thể thấy rõ
8


HIV/AIDS là một trong những vấn đề gây nhức nhối có ảnh hƣởng tác động
trên quy mô toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết
một cách riêng rẽ mà nó đòi hỏi cần có sự phối hợp quốc tế để cùng giải quyết.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm đến hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt khuyến khích, vận động sự tham gia của
toàn dân nhằm đẩy lùi đại dịch này. Đồng thời, tích cực mở rộng hợp tác quốc
tế nhằm thu hút sự hỗ trợ của các nƣớc trên thế giới, trong đó có TCPCP trong
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp

hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã
khẳng định: “…mở rộng hơn nữa đối ngoại nhân dân, tăng cƣờng quan hệ song
phƣơng và đa phƣơng với các tổ chức nhân dân các nƣớc, nâng cao hiệu quả
hợp tác với các TCPCP quốc gia và quốc tế, góp phần tăng cƣờng sự hiểu biết
lẫn nhau, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nƣớc
trong khu vực và trên thế giới…”. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ
rõ: “Tích cực hợp tác cùng các nƣớc, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc
đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống…”.
Mặc dù có nhiều nỗ lực cố gắng trong các hoạt động đẩy lùi đại dịch này
nhƣng Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm và phƣơng tiện, nhân lực, vật
lực…để giải quyết vấn đề này. Chính vì vậy, sự giúp đỡ của các TCPCP là
nguồn lực quan trọng quý giá, đã đem lại những hiệu quả đáng kể - một bƣớc
tiến dài trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều
tiến bộ lớn trong công tác ứng phó với HIV kể từ khi xây dựng Chiến lƣợc
quốc gia phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đến năm 2010 với tầm nhìn tới
năm 2020 và thành lập Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống
tệ nạn ma túy, mại dâm vào tháng 6 năm 2000.

9


Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc tìm hiểu vai trò của các TCPCP
trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS thực sự có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn đối với Việt Nam hiện nay, góp phần làm rõ sự hiểu biết đúng đắn về vai
trò của TCPCP trong giải quyết các vấn đề vấn đề toàn cầu nói chung và vấn
đề HIV/AIDS nói riêng.
Xuất phát từ các lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Vai trò của các tổ
chức phi chính phủ trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam
(2000 – 2012)” cho luận văn của mình. Việc nghiên cứu đề tài này hy vọng sẽ

giúp làm rõ hơn về những đóng góp trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS
của các TCPCP tại Việt Nam cũng nhƣ làm rõ những hoạt động đã triển khai
trong những năm qua trong bối cảnh quốc tế từng thời kỳ, giai đoạn. Việc thực
hiện và triển khai các chính sách của Đảng và Nhà Nƣớc trong lĩnh vực phòng
chống HIV/AIDS và sự đóng góp của các TCPCP cũng sẽ đƣợc đánh giá, phân
tích rõ nét trong nghiên cứu này. Là ngƣời cán bộ hiện đang công tác trực tiếp
tại các TCPCP, việc lựa chọn đề tài này sẽ giúp tác giả có thêm kiến thức và
thông tin về công cuộc phòng chống HIV/AIDS đồng thời góp phần làm phong
phú nguồn thông tin về lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS mà các TCPCP đã và
đang triển khai trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có thể áp
dụng trong thực tế, góp phần cung cấp những thông tin, cách nhìn và đánh giá
của tác giả đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS hiện tại và những
khuyến nghị trong tƣơng lại nhằm tăng cƣờng hơn nữa một cách có hiệu quả
các nguồn lực từ TCPCP.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
TCPCP đã tồn tại qua hàng thế kỷ dƣới nhiều các dạng thức khác nhau và
thuật ngữ “TCPCP”31 thực sự ra đời vào thời điểm LHQ hình thành năm 1945
31

Lewis, D. (2001), Nongovernmental organizations, definition and history, London school of Economics
and Political science, pg. 39
10


để phân biệt các tổ chức tƣ nhân với các tổ chức liên chính phủ ví dụ nhƣ LHQ.
Một số nghiên cứu trong thời gian qua đƣợc tác giả tìm hiểu thƣờng ít chú ý về
khu vực địa lý hay loại hình hoạt động cũng nhƣ mối quan hệ của nó với các
thành phần khác nhƣ chính phủ hay thị trƣờng, một số nghiên cứu đƣa ra
những nét định nghĩa khá rõ ràng về “TCPCP”, sự phát triển cũng nhƣ những
điểm mạnh, yếu, sự khác biệt về hoạt động phi chính phủ. Một số tài liệu tiếng

Anh mà tác giả tiếp cận đƣợc dƣới đây thƣờng tập trung nhiều vào góc độ lý
thuyết và sự phát triển của các TCPCP nhƣ những cá thể độc lập trong hệ
thống quan hệ quốc tế nhƣ các tác phẩm:
“TCPCP: Định nghĩa và lịch sử” (Nguyên bản tiếng Anh:
Nongovernmental Organizations, Definition and History), của giáo sƣ David
Lewis, 2009, Đại học Kinh tế và Khoa học chính trị Luân Đôn đề cập tới lịch
sử phát triển và hình thành của TCPCP qua các thế kỷ, cách định nghĩa và vai
trò ngày càng gia tăng của TCPCP và hƣớng đi của nó trong tƣơng lai.
“Các TCPCP làm gì” (Nguyên bản tiếng Anh: What do
Nongovernmental organizations do), của Eric D.Werker và Faisal Z.Ahmed,
năm 2007 đề cập tới việc TCPCP đóng vai trò tích cực trong phát triển quốc
tế, sự gia tăng về số lƣợng qua các thời kỳ và mô tả TCPCP nhƣ một hình
mẫu “doanh nghiệp” không vì lợi nhuận; sự phát triển cũng nhƣ tầm ảnh
hƣởng của nó.
Nghiên cứu “Xã hội dân sự? Sự xuất hiện của các TCPCP tại Việt
Nam” (Nguyên bản tiếng Anh: Creating Civil Society? The emergence of
NGOs in Vietnam) do Michael L. Gray thuộc trƣờng Phƣơng Đông và Châu
Phi Học, Luân Đôn thực hiện nhằm xem xét sự xuất hiện của các TCPCP tại
Việt Nam và mối liên quan giữa sự phát triển của nó với những gì mà ngƣời
ta đang nói về xã hội dân sự - yếu tố mà cộng đồng tài trợ quốc tế sử dụng để
dự đoán sự phát triển của chủ nghĩa đa nguyên và dân chủ, sau khi xem xét
11


môi trƣờng chính trị xã hội sau cải cách tại Việt Nam, không có bằng chứng
nào cho thấy những tổ chức này phù hợp với bất kỳ định nghĩa nào về xã hội
dân sự đứng độc lập với nhà nƣớc hay độc lập với hệ tƣ tƣởng của quốc gia.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện năm 1996 thông qua việc phỏng vấn những ngƣời
đứng đầu các TCPCP tại Hà Nội.
“Học cách sống với TCPCP” (Nguyên bản tiếng Anh: Learning to live

with NGOs), của P.J. Simmons trong tập Foreign Policy 112 trang 85. P.J.
Simmons đã đƣa ra một ví dụ ở ngay phần mở đầu về sự cảnh báo của một
nhóm các TCPCP về nông nghiệp và thƣơng mại về việc phê chuẩn hiệp ƣớc
đa dạng sinh học có thể gây nguy hại cho nền nông nghiệp Mỹ, và dƣới sự tác
động của họ mà việc thông qua hiệp ƣớc đa dạng sinh học đã bị trì hoãn. Bằng
việc nêu ra những ảnh hƣởng và khả năng của TCPCP, Simmons muốn cho
ngƣời đọc thấy đƣợc những gì mà TCPCP có thể làm đƣợc cũng nhƣ nêu ra
thách thức của việc đƣa TCPCP vào hệ thống quốc tế, tận dụng những điểm
mạnh, điểm yếu và năng lực của TCPCP.
Tại Việt Nam có một số các nghiên cứu xem xét không chỉ dƣới góc độ
lý luận mà còn đi sâu vào thực tiễn bối cảnh Việt Nam, các nghiên cứu này
cũng đi vào xem xét lịch sử hình thành, phát triển, và làm rõ vai trò, vị trí và
những đóng góp của các TCPCP trong xã hội. Những vấn đề này đƣợc thể hiện
trong một số những nghiên cứu nhƣ:
Nghiên cứu về “Những bài học rút ra từ một thập kỷ kinh nghiệm –
Phân tích chiến lược về phương pháp và hoạt động của các TCPCPNN ở Việt
Nam từ 1990 - 1999” do tác giả Nguyễn Kim Hà thực hiện theo ủy nhiệm của
Ban chỉ đạo của trung tâm dữ liệu phi chính phủ nhằm miêu tả và phân tích
hoạt động, xác định và đƣa ra những xu hƣớng nổi lên cũng nhƣ rút ra những
bài học từ một thập kỷ hoạt động của các TCPCPQT ở Việt Nam.

12


Nghiên cứu về “Các tổ chức phi chính phủ quốc tế: Vấn đề nổi bật xu
hướng cơ bản và tác động chủ yếu” do TS. Đinh Quý Độ thực hiện đã tập
trung vào khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các TCPCPNN, một số
đặc trƣng nổi bật và tác động của các TCPCPNN với kinh tế và chính trị thế
giới cũng nhƣ đƣa ra những chính sách của một số quốc gia đối với các
TCPCPNN và khuyến nghị về chính sách của Việt Nam ra sao đối với các

TCPCPNN.
Nghiên cứu về “Các TCPCP ở Việt Nam” do ADB thực hiện đã đƣa ra
một số phân loại về các TCPCP tại Việt Nam và đặc trƣng cấu trúc, phƣơng
hƣớng hoạt động và nguồn kinh phí của từng loại hình tổ chức.
Nghiên cứu “Bản đồ mối quan hệ giữa chính phủ - TCPCP và ngân
hàng thế giới – trường hợp Việt Nam”(Nguyên bản tiếng Anh: mapping the
government – NGO – and the World bank relationship A case study of
Vietnam) đƣa ra một mô hình có sự tham gia của các bên là chính phủ, các
TCPCP và Ngân hàng Thế giới trong vấn đề tham vấn chính sách cũng nhƣ sự
hợp tác giữa chính phủ, các TCPCP và Ngân hàng Thế giới.
Nghiên cứu “HIV/AIDS tại Việt Nam” báo cáo cuối cùng của Nhóm
chuyên gia về HIV/AIDS thuộc trung tâm CSIS trong chuyến công tác tại Việt
Nam từ 8 – 13/1/2006 nhằm nêu ra sự ứng phó từ phía các lãnh đạo Việt Nam
và các tổ chức quốc tế liên quan tới HIV/AIDS tại Việt Nam.
Báo cáo tổng kết số 53 “công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2012 và
kế hoạch công tác năm 2013” của VACC trực thuộc Bộ Y Tế báo cáo về tình
hình dịch năm 2012 trong cả nƣớc; công tác xây dựng văn bản pháp quy, công
tác chỉ đạo và chuyên môn kỹ thuật, những khó khăn và thách thức cũng nhƣ
kế hoạch cho năm 2013.
Bên cạnh các nghiên cứu, tác giả cũng đi vào tìm hiểu một số luận văn
thạc sỹ đƣợc tiến hành cũng về các chủ đề liên quan tới TCPCP nhƣ:
13


Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Văn Sơn về “Vai trò của các tổ chức
phi chính phủ trong việc hỗ trợ kỹ thuật, tăng cƣờng năng lực kỹ thuật cho
ngƣời dân và đối tác địa phƣơng miền núi phía Bắc, nghiên cứu trƣờng hợp
huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai” tìm hiểu về đóng góp của các TCPCP tại Lào
Cai; nhận diện những khó khăn của các TCPCP khi triển khai thực hiện dự án,
đặc biệt là tại Lào Cai, nguyên nhân dẫn tới khó khăn và xu hƣớng hỗ trợ trong

thời gian tới.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh về “Vai trò của các tổ
chức phi chính phủ trong việc giải quyết vấn đề môi trƣờng toàn cầu” đƣa ra
những nét tổng quan về các TCPCP và vấn đề môi trƣờng toàn cầu hiện nay
cũng nhƣ công tác giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng toàn cầu và thực tế
hoạt động của các TCPCP trong lĩnh vực môi trƣờng tại Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Mai Thị Hồng Tâm về “Vai trò của các tổ
chức phi chính phủ (NGOs) trong quan hệ quốc tế hiện nay” đề cập một số nét
về khái niệm, sự hình thành và chức năng của TCPCP, qua đó cũng nêu lên khả
năng chi phối đời sống quốc tế của các TCPCP và vai trò của họ. Bên cạnh đó,
luận văn còn đề cập tới vai trò của TCPCP đối với công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và chính sách đa phƣơng hóa, đa dạng hóa của Việt Nam.
Do khả năng tiếp cận cũng nhƣ nghiên cứu các tài liệu còn có hạn nên
trong khuôn khổ luận văn chỉ có thể đƣa ra một số dẫn chứng nghiên cứu để
cho thấy dù có nhiều nghiên cứu về TCPCP đã đƣợc thực hiện dƣới nhiều khía
cạnh và góc độ, song các nghiên cứu đi sâu về vai trò của các TCPCP trong các
lĩnh vực đặc thù dƣờng nhƣ chƣa thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm nghiên cứu.
Do đó luận văn này sẽ tập trung đi sâu vào hoạt động của các TCPCP trong
lĩnh vực đặc thù là phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

14


Luận văn làm rõ vai trò của TCPCP trong hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại Việt Nam, đánh giá những mặt mạnh và hạn chế của các
TCPCP, trên cơ sở đó đƣa ra một số đề xuất để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả
hoạt động của TCPCP trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS đối với cả Việt
Nam và TCPCP trong thời gian tới.
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận văn xác định ba nhiệm vụ

chính:
1. Làm rõ khái niệm, phân loại TCPCP và hoạt động của các TCPCP
trong và ngoài nƣớc tại Việt Nam.
2. Phân tích nêu bật đóng góp của các TCPCP trong hợp tác, hỗ trợ và
phối hợp để có hiệu quả cao trong công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt
Nam
3. Đánh giá khái quát hiệu quả của các hoạt động do các TCPCP trong
việc đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam, những điểm mạnh và hạn chế
cũng nhƣ đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống
HIV/AIDS.
4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
Về không gian: Luận văn nghiên cứu vai trò của các TCPCP trong lĩnh
vực phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Nội dung nghiên cứu sẽ nêu bật
vai trò và những đóng góp của TCPCP trong các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS trong thời gian qua.
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động của các TCPCP
trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS khoảng thời gian 12 năm (từ năm
2000 đến năm 2012). Vào năm 2000, các quốc gia trong đó có Việt Nam đã
nhất trí thông qua 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Hội nghị Thƣợng
đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Việt Nam cũng đã cam kết thúc đẩy
tiếp cận phổ cập, tăng cƣờng dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ
15


nhằm tiến gần hơn đến mục tiêu tiếp cận phổ cập về điều trị vào năm 2010
cho tất cả những ngƣời có nhu cầu, nhƣ đã đƣợc thống nhất trong Tuyên bố
Chính trị tại Cuộc họp Cấp cao về AIDS năm 2006. Đây là khoảng thời gian
mà các nguồn lực của chính phủ, của các nhà tài trợ nƣớc ngoài và các
TCPCP tập trung vào giải quyết vấn đề trong phòng chống HIV/AIDS. Năm
2012 là thời điểm kết thúc nghiên cứu của luận văn này.

Về đối tƣợng: Luận văn tập trung vào hoạt động của các TCPCP trong
lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.
Do sự phát triển của các TCPCP Việt Nam mới chỉ nổi lên và phát triển trong
một vài thập niên trở lại đây và nghiên cứu về hoạt động trên các lĩnh vực
chƣa có sự tập trung cao và nhiều vào lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS nên
luận văn này sẽ tập trung phân tích sâu hơn vào các hoạt động của các
TCPCPNN trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS.
5. Nguồn tài liệu
Một số nguồn tài liệu chính đƣợc sử dụng:
- Văn kiện Đảng, Nhà Nƣớc và chính phủ về hoạt động của TCPCP
- Các báo cáo của các cơ quan ban ngành, các TCPCP, các quỹ tài trợ có
liên quan tới lĩnh vực HIV/AIDS
- Các tài liệu quốc tế liên quan đến khái niệm phân loại, lịch sử hình thành
và phát triển của các TCPCP
- Thông tin từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng
- Các tài liệu, tƣ liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
- Báo cáo về HIV/AIDS tại Việt Nam, báo cáo quốc gia về thực hiện tuyên
bố cam kết về HIV/AIDS qua các năm
- Báo cáo đánh giá hoạt động thực hiện dự án phòng chống HIV/AIDS của
một số TCPCP.
16


- Các văn bản của Đảng và Nhà Nƣớc về chức năng, nhiệm vụ của các
TCPCP.
- Các báo cáo chia sẻ kinh nghiệm của các TCPCP trong lĩnh vực phòng
chống HIV/AIDS...
- Và một số tài liệu nghiên cứu về TCPCP, khung định nghĩa của LHQ,
ADB, WB

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của đề tài trong quá trình thực tác giả đã
dựa trên các quan điểm của Đảng, của Nhà nƣớc, các cách tiếp cận của quốc
tế cũng nhƣ thu thập thông tin từ các nghiên cứu, các dự án đã và đang đƣợc
triển khai đối với công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam.
- Cách tiếp cận:
+ Tiếp cận hệ thống: xem xét thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế về
phòng chống HIV/AIDS và các yếu tố ảnh hƣởng chủ yếu đến hoạt động này
trong bối cảnh hiện nay.
+ Tiếp cận lịch sử: xem xét các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng
chống HIV/AIDS tập trung vào 12 năm gần đây (2000 - 2012).
+ Tiếp cận định tính và định lƣợng, phân tích và tổng hợp: áp dụng
trong việc thu thập và xử lý các thông tin.
- Phương pháp thu thập thông tin:
Nghiên cứu tài liệu: các báo cáo về phòng chống HIV/AIDS của các
TCPCPNN, TCPCP Việt Nam và các cơ quan Việt Nam.
Phỏng vấn: Trao đổi và phỏng vấn một số cán bộ dự án của các tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS nhƣ APHEDA, World
Vision, Child Fund, CARE...

17


Thảo luận: Gặp gỡ và thảo luận sâu với các nhóm dựa vào cộng đồng
của những ngƣời có HIV tại Hải Dƣơng và Bắc Kạn thuộc dự án của tổ chức
APHEDA
- Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế:
+ Làm rõ hoạt động các bên để thấy rõ mục đích, các yếu tố tác động,
ảnh hƣởng đến việc thực hiện triển khai các hoạt động phòng chống
HIV/AIDS.

Ngoài ra là các phƣơng pháp chung khác nhƣ phân tích, tổng hợp, so
sánh, sơ đồ hóa, thống kê.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu
luận văn đƣợc trình bầy theo các phần:
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ
VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Chƣơng 1 tập trung làm rõ những khái niệm trên thế giới về TCPCP
của các nhà nghiên cứu, WB, LHQ và ở Việt Nam. Đồng thời chƣơng này
cũng phân loại các TCPCP theo phạm vi hoạt động, tính chất hoạt động, khu
vực hoạt động, định hƣớng hoạt động và một số cách phân loại khác; Chƣơng
1 cũng phân tích rõ hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam và TCPCP
trong nƣớc từ trƣớc tới nay và những khái niệm và thực trạng hiện tại về vấn
đề phòng chống HIV/AIDS – một vấn đề cấp bách đã và đang tác động to lớn
đến đời sống con ngƣời và các hoạt động hợp tác trong phòng chống
HIV/AIDS trên thế giới
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM

18


Trƣớc hết, chƣơng 2 nhằm tập trung làm rõ tình hình chung và thực
trạng công tác phòng chống HIV/AIDS mà Việt Nam thực hiện trong những
năm qua, qua đó nêu bật hiệu quả hoạt động hỗ trợ của các TCPCP trong việc
hỗ trợ đối phó với HIV/AIDS. Có rất nhiều hình thức hỗ trợ, can thiệp từ phía
TCPCP trong việc đƣơng đầu với HIV/AIDS. Tuy nhiên, chƣơng này sẽ chỉ
đề cập một số hình thức hỗ trợ chủ yếu nhƣ hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện các
văn bản pháp luật và chính sách phòng, chống HIV/AIDS, kết nối Việt Nam

với các tổ chức, nhà tài trợ quốc tế và các hỗ trợ về mặt chuyên môn trong
công tác phòng, chống HIV/AIDS.
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TẠI VIỆT NAM
Qua những phân tích ở chƣơng 1 và chƣơng 2, chƣơng 3 tập trung phân
tích những điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ khó khăn, hạn chế của các TCPCP
trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS và một số đề xuất nhằm phát huy
hiệu quả hoạt động cũng nhƣ tăng cƣờng hợp tác giữa Việt Nam và TCPCP
trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

19


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ VẤN
ĐỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
1.1 Một số khái niệm về tổ chức phi chính phủ
1.1.1 Tổ chức phi chính phủ theo khung định nghĩa thế giới và Việt Nam
Tổ chức phi chính phủ (Non – governmental organization) là một thuật ngữ
đƣợc sử dụng khi nói tới những tổ chức xã hội dân sự (civil society) hợp pháp
tự nguyện vì những lợi ích công, thƣờng không vì mục đích lợi nhuận, phi
bạo lực và không thuộc chính phủ.
Theo tác giả Mawlawski:
- Từ “Phi” trong “Tổ chức phi chính phủ” (The “Non” in Nongovernmental Organization2): là thuật ngữ thƣờng đƣợc sử dụng để nói đến
những thực thể không tạo ra lợi nhuận, thuật ngữ này nhằm chia tách ranh
giới giữa TCPCP và các thực thể phi chính phủ khác ví dụ nhƣ các công ty đa
quốc gia mà mục tiêu chính của nó là mƣu cầu lợi nhuận. Có thể thấy TCPCP
hoạt động với những tiêu chí nhƣ không sinh lợi, tự nguyện, là nơi mà mọi

ngƣời tham gia vì lý tƣởng và những mục đích cao đẹp3. Bên cạnh đó, đặc
điểm phi bạo lực cũng giúp phân biệt TCPCP với những nhóm sử dụng vũ lực
nhằm đạt đƣợc mục đích của mình nhƣ các nhóm khủng bố, du kích hay giải
phóng. Theo Rosenau, phi bạo lực chính là một đặc điểm chính để phân biệt
giữa TCPCP với các thực thể phi chính phủ khác. Phần lớn những học giả
nghiên cứu trong lĩnh vực quan hệ quốc tế coi TCPCP là tổ chức xã hội quốc
tế, ví dụ: Học giả Rosenau cho rằng TCPCP là những tổ chức có hoạt động
vƣợt ra khỏi phạm vi quốc gia. Tuy nhiên nếu nhìn trong bối cảnh này thì

2

Mawlawski F. (1993), The evolving role of non – governmental sectors, Journal of international Affairs, 46
(2), pg.392
3

Weiss, T.G. (1996), Nongovernmental organizations and internal conflict, Centre for Science and
International Affairs, pg.435-460
20


quan điểm của Rosenau khi ám chỉ “quốc tế” đã gây ra những quan điểm trái
chiều: Đối với một số học giả khác cho rằng thành viên của TCPCP đến từ
nhiều hơn một quốc gia, một số khác cho rằng TCPCP quốc tế phải hoạt động
ở những quốc gia khác nhau.
- Cụm từ “Phi chính phủ” trong “Tổ chức phi chính phủ” (nongovernmental in Nongovernmental Organizations): TCPCP thƣờng đƣợc hiểu
là tổ chức không có đại diện của chính phủ trong đó, đƣợc các cá nhân hoặc
các nhóm quốc gia thành lập ra và không phải đại diện chính thức của chính
phủ quốc gia (Russett4). Do đó nhiều tác giả thƣờng coi TCPCP nhƣ những tổ
chức cá nhân. Có một số cách tiếp cận khác cho rằng TCPCP đƣợc hình thành
từ các cá nhân, các nhóm thực thể và những cá nhân có đủ trình độ hoặc thực

thể phải đƣợc tham gia vào trong lĩnh vực mà tổ chức đó hoạt động. Nhƣ vậy
cách tiếp cận này cho phép thành phần chính phủ có thể trở thành thành viên
nhƣng vẫn dựa nguyên tắc không bị ảnh hƣởng, tác động bởi chính phủ đó.
Hơn nữa, TCPCP không đƣợc phụ thuộc quá nhiều vào chính phủ về mặt tài
chính, TCPCP có thể nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ nhƣng chỉ ở một giới
hạn nhất định để có thể duy trì hoạt động trong trƣờng hợp nguồn hỗ trợ từ
phía chính phủ rút đi. Tuy nhiên trong thực tế thì tình hình hoàn toàn không
nhƣ vậy vì càng ngày có càng nhiều TCPCP phụ thuộc vào nguồn tài chính từ
chính phủ và hoạt động vì những mục đích đặc thù và từ đó các nguồn đóng
góp từ chính phủ trở thành các nguồn thu chính của tổ chức đó. Điều căn bản
của tính “phi chính phủ” ở đây là các TCPCP không đại diện cho chính phủ
nƣớc họ, mà đại diện cho tổ chức của mình – tổ chức này thƣờng đăng ký
chính thức với nhà nƣớc nhƣ một tổ chức không vụ lợi và mang tính chất tƣ
nhân. Từ “phi chính phủ” không nói lên đƣợc bản chất của các tổ chức đó.
4

Russett, B. M. (1996), World Politics: A menu for choice, Freeman, New York

21


- Thuật ngữ “Tổ chức” trong “Tổ chức phi chính phủ” (organization in
Nongovernmental Organizations): chính là tiêu chí để phân biệt TCPCP với
các thế lực hay phong trào khác (Merle). Cụ thể, TCPCP có sự khác biệt với
các hình thức hành động tập thể khác ví dụ nhƣ đình công tập thể do nó có cơ
cấu tổ chức bền vững lâu dài. Ngoài ra TCPCP còn có một số thuộc tính đặc
trƣng khác nhƣ: có cơ cấu tổ chức căn bản, có thành viên thƣờng trực, có văn
phòng và nguồn thu tài chính.
Theo định nghĩa của WB thì TCPCP là “một tổ chức dân sự theo đuổi
những hoạt động nhằm giảm bớt khổ đau, thúc đẩy lợi ích của ngƣời nghèo,

bảo vệ môi trƣờng, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản hoặc thực hiện các
dịch vụ cộng đồng”5.
Tóm lại, có thể coi TCPCP là một tổ chức xã hội độc lập có tính chuyên
môn hóa với mục đích căn bản là nhằm thúc đẩy các mục tiêu chung ở cấp
quốc gia hoặc quốc tế.
Thuật ngữ “TCPCP” đƣợc nhắc đến lần đầu tiên trong Điều 71 Hiến
chƣơng LHQ năm 1949, khi LHQ tiến hành nhóm tất cả các tổ chức làm về
phát triển vào thành một tên gọi chung là TCPCP. Điều 71 trong Hiến chƣơng
có đề cập: “Hội đồng kinh tế xã hội, trong khả năng cho phép của mình, có
thể tiến hành thảo luận với các TCPCP về các vấn đề quan tâm. Việc thảo
luận này có thể tiến hành với các tổ chức quốc tế và các tổ chức quốc gia sau
khi bàn bạc với các quốc gia thành viên của LHQ”. Theo LHQ6, các tổ chức
không mang những đặc điểm sau thì đƣợc coi là TCPCP: (i) các tổ chức
thƣơng mại, (ii) các tổ tham gia vào hoạt động bạo lực hay ủng hộ bạo lực,
5

Malena, C. (1995), Working with NGOs: A practical guide to operational collaboration between the world
bank and non-governmental organizations, Operations Policy Department, World Bank
6

Nalinakumari, B. and Richard MacLean (2005), NGOs: A primer on the Evolution of the Organizations that
are setting the next generation of “regulations”, Environmental Quality Management, Volum 14, Issue 4, pg.
1 – 21
22


×