Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

So sánh đối chiếu trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

CHUNG KIỀU

SO SÁNH ĐỐI CHIẾU TRỢ TỪ NGỮ KHÍ
TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS ĐINH VĂN ĐỨC

Hà Nội – 2011


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Việt Nam, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của các thầy cô, các giáo sư của trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, và của rất nhiều bạn bè, tôi xin gửi lời cảm ơn đối với tất cả các thầy
cô, các bạn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đối với GS.TS Đinh Văn Đức người thầy, đã tận tụy hướng dẫn
chỉ đạo tôi. Tôi xin cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn, đồng thời xin cảm ơn
GS.TS Trần Trí Dõi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập tại khoa Ngôn ngữ
học. Một lần nữa tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả, các thầy cô giáo, giáo sư
tiến sĩ, các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành chương
trình học và bản luận văn này.



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
chính bản thân tôi, công trình này chưa từng công bố ở bất
kì nơi nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công
trình của mình.
Hà Nội, ngày1, tháng3, năm 2011

CHUNG KIỀU


MỤC LỤC
Phần Mở Đầu ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Phương pháp tiếp cận .................................................................................... 3
6. Nguồn tư liệu................................................................................................. 3
7. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 4
CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN NGỮ PHÁP VÀ QUAN ĐIỂM LIÊN QUAN
ĐẾN TRỢ TỪ NGỮ KHÍ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT .................... 5
1.1 Những lý luận ngữ pháp và quan điểm liên quan đến trợ từ ngữ khí trong
tiếng Hán ........................................................................................................... 5
1.1.1 Nhận diện ngữ pháp tiếng Hán .......................................................... 5
1.1.2 Những lý luận ngữ pháp và quan điểm về từ loại tiếng Hán ............. 6
1.1.3 Những quan điểm ngữ pháp liên quan đến trợ từ ngữ khí trong tiếng
Hán .............................................................................................................. 8
1.2 Những lý luận ngữ pháp và quan điểm liên quan đến trợ từ ngữ khí trong
tiếng Việt ......................................................................................................... 12

1.2.1 Nhận diện ngữ pháp tiếng Việt............................................................... 12
1.2.2 Những lý luận ngữ pháp và quan điểm về từ loại tiếng Việt ........... 14
1.2.3 Những lý luận ngữ pháp và quan đíểm liên quan đến trợ từ ngữ khí


trong tiếng Việt .......................................................................................... 19
1.3 Tiểu kết ...................................................................................................... 24
CHƯƠNG II KHẢO SÁT BIỂU HIỆN NGỮ NGHĨA VÀ CHỨC NĂNG NGỮ
PHÁP CỦA CÁC TRỢ TỪ NGỮ KHÍ THƯỜNG GẶP NHẤT TRONG TIẾNG
HÁN VÀ TIẾNG VIỆT ........................................................................................ 25
2.1 Mô tả trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán ........................................................ 25
2.1.1 Tái nhận thức .................................................................................... 25
2.1.2 Khảo sát chi tiết 6 trợ từ ngữ khí thường gặp nhất trong khẩu ngữ và
tác phẩm văn học tiếng Hán ...................................................................... 28
2.1.3 Tiểu kết ............................................................................................. 44
2.2 Mô tả trợ từ ngữ khí trong tiếng Việt ........................................................ 46
2.2.1 Tái nhận thức .................................................................................... 46
2.2.2 Khảo sát chi tiết 6 trợ từ ngữ khí thường gặp nhất trong khẩu ngữ và
tác phẩm văn học tiếng Việt ...................................................................... 50
2.2.3 Tiểu Kết ............................................................................................ 65
CHƯƠNG III SO SÁNH ĐỐI CHIẾU CÁC TRỢ TỪ NGỮ KHÍ TRONG
TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT ........................................................................... 67
3.1 Mô tả ......................................................................................................... 67
3.2 So sánh đối chiếu các trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt ......... 69
3.2.1 Những điểm giống nhau của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng
Việt ............................................................................................................ 69
3.2.2 Những điểm khác nhau của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng


Việt ............................................................................................................ 71

3.2.3 So sánh đối chiếu sáu nhóm trợ từ ngữ khí trên về biểu hiện ngữ
nghĩa – ngữ dụng và chức năng ngữ pháp ................................................ 72
3.3 Tiểu kết ...................................................................................................... 78
3.4 Điều tra và thống kê tình hình sử dụng trợ từ ngữ khí tiếng Việt của 35
sinh viên Trung Quốc trong quá trình giảng dạy ............................................ 79
3.4.1 Quá trình điều tra và thống kê.......................................................... 79
3.4.2 Phân tích nguyên nhân và nêu ra đề nghị ........................................ 82
Phần Kết Luận ....................................................................................................... 84
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 88


Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, vấn đề liên quan đến trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán đều là
một vấn đề mà được nhiều nhà ngôn ngữ học thảo luận và tranh cãi. Đại đa số
nhà ngôn ngữ học rất quen gọi trợ từ ngữ khí là ngữ khí từ. Trong tiếng Việt,
cũng có nhiều nhà ngôn ngữ học gọi trợ từ ngữ khí là ngữ khí từ hay ngữ thái từ.
Trợ từ ngữ khí bất cứ trong tiếng Hán hay tiếng Việt đều được đặt câu cuối
hoặc trong câu để biểu thị ngữ khí, có thể biểu thị ngữ khí khẳng định, nghi vấn,
cảm thán...v.v, có vai trò hoàn chỉnh câu. Đây là một loại từ có những đặc điểm
về ngữ nghĩa rất phức tạp, khó nắm bắt, khó phân tích. Tuỳ theo câu khác nhau
thì một trợ từ ngữ khí biểu thị ngữ khí khác nhau. Tuy số lượng của trợ từ ngữ khí
không nhiều nhưng chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống từ loại.
Trong tiếng Hán trợ từ ngữ khí được thường dụng nhất là những từ như 的
(chứ/đâu), 啊(nhỉ), 吧(nhé/chứ),吗(à/ạ),呢(hở/hả),了/啦(rồi đấy),嘛(mà).
Trong tiếng Việt trợ từ ngữ khí được người Việt sử dụng nhiều nhất trong khẩu
ngữ là những từ như nhé, rồi, nhỉ, chứ, đâu, cơ, mà, à/ạ, hở/hả...v.v.
Sự tiếp xúc giữa người Hán và người Việt đã có lịch sử lâu đời, văn hoá hai
nước có “đồng văn”, về mặt sử dụng ngôn ngữ hai nước có nhiều điểm giống
nhau. Do vậy cách diễn đạt của người Hán và người Việt cũng có nhiều nét tương

đồng, đặc biệt là sự sử dụng trợ từ ngữ khí trong khẩu ngữ. Tuy nhiên các trợ từ
ngữ khí trong tiếng Hán đều có thể tìm được các từ tương đương trong tiếng Việt.
Nhưng do văn hoá hai nước khác nhau nói chung và tập quán sinh hoạt khác nhau
thì cũng có một số khác nhau. Nhằm phân biệt những điểm khác nhau và sử dụng
đúng đắn các trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng ta xuất phát từ
góc độ ngữ pháp và ngữ nghĩa, đồng thời khảo sát thực tế cách sử dụng và trường
1


hợp sử dụng của các trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt, cuối cùng mô tả
và so sánh đối chiếu các trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt một bước
hơn nữa. Em mong muốn thông qua nỗ lực của em có thể giúp ích cho việc dạy
và học tiếng Hán hoặc tiếng Việt. Đây chính là lý do chọn đề tài So sánh đối
chiếu trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu luận văn là thông qua khảo sát thực tế các trợ từ ngữ
khí trong tiếng Hán và tiếng Việt, phân tích và nghiên cứu chúng từ góc độ ngữ
pháp và ngữ nghĩa, tìm ra những đặc điểm chức năng có tính chất khái quát, cuối
cùng mô tả và so sánh đối chiếu các trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt.
Để đạt được mục đích đó, công trình tập trung giải quyết những nhiệm vụ
chính sau:
- Trước hết là nhận diện những quan điểm và khái niệm liên quan đến trợ từ
ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt.
- Khảo sát thực tế các trợ từ ngữ khí thường dụng nhất trong tiếng Hán và
tiếng Việt về cách sử dụng và trường hợp sử dụng, thống kê và mô tả ngữ nghĩa
và chức năng ngữ pháp.
- So sánh đối chiếu các trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt, và đưa
ra những điểm khác nhau và giống nhau.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của luận văn này là:
Thông qua những công việc nhận diện, khảo sát, mô tả và so sánh đối chiếu
đưa ra những điểm khác nhau và giống nhau về trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và
tiếng Việt. Như vậy việc nghiên cứu này sẽ có những đóng góp cả về mặt lý luận
cũng như thực tiễn. Giúp người Việt sử dụng chính xác các trợ từ ngữ khí trong
tiếng Hán và người Hán sử dụng các trợ từ ngữ khí trong tiếng Việt một cách
2


đúng đắn. Đồng thời cũng có thể có lợi cho các thầy cô giáo trong việc dạy tiếng
Hán hoặc tiếng Việt. Đây chính là mục đích nghiên cứu của đề tài này.

4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các đơn vị từ vựng với tư cách là
trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt. Dựa trên góc độ ngữ nghĩa và ngữ
pháp, khảo sát các trợ từ ngữ khí thường dùng nhất trong tiếng Hán và tiếngViệt.
Đồng thời thu thập và phân tích những trợ từ ngữ khí trong các tác phẩm văn học,
so sánh đối chiếu các trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt bằng những câu
ví dụ sinh động, thực tế và mang tính thuyết phục. Trong đó, đối tượng trực tiếp
nghiên cứu là những trợ từ ngữ khí được lựa chọn trong tiếng Hán và tiếng Việt.

5. Phương pháp tiếp cận
Phương pháp miêu tả: phương pháp này sẽ giúp người ta tìm hiểu và nắm
bắt biểu hiện ngữ nghĩa và chức năng ngữ pháp của các trợ từ ngữ khí trong tiếng
Hán và tiếng Việt.
Phương pháp so sánh đối chiếu: đây là phương pháp giúp luận văn đạt
được mục tiêu chính. Thông qua phương pháp này đưa ra những điểm khác nhau
và giống nhau của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt.
Thủ pháp thống kê: luận văn này ta sẽ thống kê các trợ từ ngữ khí trong
tiếng Hán và tiếng Việt, và những trợ từ ngữ khí được người ta vận dụng nhiều

trong khẩu ngữ và các tác phẩm văn học.

6. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu của luận văn này là:
- Các chuyên luận về trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt. Thông
qua những chuyên luận này nhận diện những khái niệm liên quan đến trợ từ ngữ
khí , đây là cơ sở lý luận.
3


- Những câu hoặc đoạn ghi chép ghi lại những lời đối thoại trong các tình
huống giao tiếp có trợ từ ngữ khí thường dùng nhất cả tiếng Hán lẫn tiếng Việt.
- Những câu hoặc đoạn ghi chép ghi lại các cuộc đối thoại của các nhân vật
trong một số tác phẩm văn học tiếng Hán và tiếng Việt đề cập các trợ từ ngữ khí
bao gồm các thể loại: tiểu thuyết, kịch...v.v

7. Bố cục của đề tài
Luận văn này ta chia là phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, tài liệu
tham khảo và phụ lục, trong đó, phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương I : Những lý luận ngữ pháp và quan điểm liên quan đến trợ từ
ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt
Trong chương này, chủ yếu mô tả các lý luận ngữ pháp liên quan đến trợ từ
ngữ khí trong tiếng Hán và tiếng Việt, nêu ra trợ từ ngữ khí trong hệ thếng từ loại
đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua mô tả trong chương này để đặt nền móng
cho chương II và chương III sau.
Chương II : Khảo sát biểu hiện ngữ nghĩa và chức năng ngữ pháp của
các trợ từ ngữ khí thường gặp nhất trong tiếng Hán và tiếng Việt
Trong chương này, chủ yếu thu thập và khảo sát sáu trợ từ ngữ khí như 的、

了、吧、吗、呢、啊 trong tiếng Hán với những trợ từ ngữ khí tương ứng trong tiếng

Việt như thôi/mà/đâu, rồi, nhé/chứ, à/ạ, chăng, hả/hở, nhỉ/à về mặt biểu hiện ngữ
nghĩa và chức năng ngữ pháp.
Chương III : So sánh đối chiếu các trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán và
tiếng Việt
Trong chương này, thông qua so sánh đối chiếu đưa ra những điểm khác
nhau và giống nhau trong tiếng Hán và tiếng Việt.

4


CHƯƠNG

I

NHỮNG LÝ LUẬN NGỮ PHÁP VÀ QUAN ĐIỂM LIÊN QUAN
ĐẾN TRỢ TỪ NGỮ KHÍ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG
VIỆT

1.1 Những lý luận ngữ pháp và quan điểm liên quan đến trợ từ ngữ
khí trong tiếng Hán
1.1.1 Nhận diện ngữ pháp tiếng Hán
Tiếng Hán là một trong những ngôn ngữ chính của thế giới, cũng là một
trong những ngôn ngữ công tác của Liên Hợp Quốc. Tiếng Hán thuộc về ngữ hệ
Hán Tạng, là ngôn ngữ chính trong ngữ hệ này. Ngoài ra phân bố ở Trung Quốc,
tiếng Hán còn phân bố ở Singapo, Malaixia...v.v. Dân số mà lấy tiếng Hán làm
tiếng mẹ đẻ khoảng 940 triệu lượt người. Tiếng Hán gồm cả tiếng Hán cổ lẫn
tiếng Hán hiện đại, lấy tiếng Bắc Kinh làm tiếng phổ thông.
Ngữ pháp là quy luật kết cấu của ngôn ngữ, tức là quy luật kết cấu của các
đơn vị ngôn ngữ như từ, cụm từ, câu, ngữ đoạn...v.v Ngữ pháp có thể chia là từ
pháp và cú pháp. Phạm vi nghiên cứu của từ pháp là những đặc trưng ngữ pháp

như phân loại ngữ pháp của từ, phân bố của từ và chức năng...v.v Tiếng Hán so
sánh với những ngôn ngữ thuộc về ngữ hệ Ấn Âu như tiếng Anh, có thể nhận ra
một số đặc điểm về ngữ pháp. Trước hết là tiếng Hán không thay đổi về hình thái
với ý nghĩa nghiêm cách. Danh từ không thay đổi về cách, cũng không có khu
5


biệt về giống và số. Động từ không thể thể hiện thời; Thứ hai là trật tự từ tương
đối cố định. Trong tiếng Hán định ngữ và bổ ngữ luôn đứng trước trung tâm ngữ.

1.1.2 Những lý luận ngữ pháp và quan điểm về từ loại tiếng Hán
Do tiếng Hán khác với đặc điểm của ngôn ngữ châu Âu, trong lịch sử nhiều
nhà ngôn ngữ học cho rằng tiếng Hán không có ngữ pháp và từ loại với thời gian
lâu dài. Có nhiều nhà ngôn ngữ học nổi tiếng như Mapp, H. Я (Liên Xô),
Maspero, N. (phương Tây) và Karlgren, B. C. (phương Tây) đều khẳng định tiếng
Hán là ngôn ngữ nguyên thuỷ mà không có phạm trù ngữ pháp và từ loại, lý do
chính là tiếng Hán không có hình thái. Những năm 50 thế kỷ 20, nhà ngôn ngữ
học lấy hình thái làm tiêu chuẩn duy nhất phân chia từ loại nên cho rằng tiếng
Hán không có từ loại. Năm 1952, Конрад, H. H. với tư cách là học giả Liên Xô
viết ra “Luận tiếng Hán”, nêu ra quan điểm phản bác; Sau những năm 60 thế kỷ
20, nhà ngôn ngữ học nghĩ rằng từ loại phải tương ứng từng một với thành phần
cú pháp, nhưng từ loại tiếng Hán không tương ứng từng một với thành phần cú
pháp, trong tiếng Hán một từ luôn có thể đảm nhiệm nhiều thành phần cú pháp
nên cho rằng tiếng Hán không có từ loại một lần nữa. Vấn đề này mà tiếng Hán
có từ loại hay không được các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước tranh cãi
với thời gian dài. Dẫn đến những năm 90 thế kỷ 20, các nhà ngôn ngữ học mới
chuyên sâu nghiên cứu về ngữ pháp và từ loại tiếng Hán. Trong việc phân chia từ
loại nhà ngôn ngữ học đã gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân chính yếu là tiếng
Hán thiếu hình thái và thể hiện ở từ không có ký hiệu hình thức và sự thay đổi
hình thái. Đồng thời vì từ loại tiếng Hán là đa chức năng nên việc phân chia càng

phức tạp. Nhưng nhà ngôn ngữ học theo tính khả năng trong việc phân chia từ
loại, dựa trên các tiêu chuẩn phân chia, đã khẳng định tiếng Hán có từ loại và đến
nay tiếng Hán đã có một phân loại hệ thống.
Từ loại là phân loại ngữ pháp của từ. Tiêu chuẩn phân chia từ loại chủ yếu là
ngữ nghĩa của từ, hình thái của từ và chức năng ngữ pháp của từ. Trong tiếng
6


Hán, phân chia từ loại không thể theo hình thức của từ mà phải lấy chức năng
ngữ pháp của từ làm tiêu chuẩn phân chia từ loại. Chức năng ngữ pháp của từ
được thể hiện ở: a) Khả năng đảm nhiệm thành phần cú pháp; b) Khả năng tổ hợp
giữa từ và từ; c) Khả năng chắp dính của từ.
Ai nấy đều biết từ vựng tiếng Hán cực kỳ đa dạng phong phú, quan điểm
phân chia từ loại cũng rất nhiều. Dựa trên các tiêu chuẩn có thể chia là ba loại:
thực từ, hư từ và nghĩ âm từ. Từ nào có thể đảm nhiệm độc lập thành phần cú
pháp? Trong tiếng Hán, đại đa số từ đều có thể đảm nhiệm độc lập thành phần cú
pháp. Chẳng hạn những từ như “太阳(mặt trời)”, “北京(Bắc Kinh)”, “学校
(nhà trường)”, “升起(lên cao)”, “美丽(đẹp)”, “红(đỏ)”, “很(rất)” có thể tổ
hợp thành những câu như “太阳升起(mặt trời lên cao)”, “北京很美丽(Bắc Kinh
rất đẹp)”, “北京学校很多(Bắc Kinh có nhiều nhà trường)”...v.v Những từ mà có
thể đảm nhiệm thành phần cú pháp được gọi là thực từ, thực từ vừa có ý nghĩa từ
vựng vừa có ý nghĩa ngữ pháp. Trong tiếng Hán hiện đại gồm có 8 loại thực từ là:
danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, phó từ, đại từ và khu biệt từ. Dựa theo
các từ loại đảm nhiệm chức vụ khác nhau trong câu thì có thể chia là thể từ, vị từ
và gia từ. Thể từ là những từ mà chủ yếu đảm nhiệm chủ ngữ và tân ngữ trong
câu. Trong tiếng Hán hiện đại thể từ bao gồm danh từ, số từ và lượng từ. Vị từ là
những từ mà chủ yếu đảm nhiệm vị ngữ, thuật ngữ và bổ ngữ trong câu. Trong
tiếng Hán hiện đại vị từ bao gồm động từ và tính từ. Gia từ là những từ mà chủ
yếu đảm nhiệm định ngữ và trạng ngữ trong câu. Trong tiếng Hán hiện đại gia từ
bao gồm phó từ và khu biệt từ. Những từ mà không thể đảm nhiệm độc lập thành

phần cú pháp được gọi là hư từ, chẳng hạn: “从(từ)”, “而(mà)”, “和(với)”, “如果
(nếu)”, “即使(mặc dù)”, “了(rồi)”, “啊(nhỉ)”…v.v Hư từ chỉ biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp không có ý nghĩa từ vựng. Trong tiếng Hán hiện đại gồm có 4 loại hư từ là:
giới từ, trợ từ, liên từ và ngữ khí từ; Ngoài ra, còn có một từ loại đặc thù bắt
chước âm thanh gọi là từ thanh, như “哈哈(hehe)”, “嘻嘻(hihi)”, “哎哟(oái)”,
“嗖嗖(vèo vèo)”, “啊(ối trời)”, “嚷嚷(ồi ồi)”...v.v Trong tiếng Hán hiện đại nghĩ
âm từ bao gồm tượng thanh từ và thán từ.
7


Suy cho cùng, có thể quy nạp hệ thống từ loại trong tiếng Hán hiện đại như
Bảng 1:1
Bảng 1: Phân loại từ loại tiếng Hán hiện đại
Danh từ
Thể từ

Lượng từ

Đại thể từ

Số từ
Thực từ

Vị từ

Động từ

Đại vị từ

Đại từ


Tính từ
Gia từ

Khu biệt từ
Đại gia từ

Phó từ
Liên từ

Quan hệ từ

Từ loại
Hư từ

Giới từ
Trợ từ

Phụ trợ từ
Ngữ khí từ
Tượng thanh từ
Từ thanh
Thán từ

1.1.3 Những quan điểm ngữ pháp liên quan đến trợ từ ngữ khí trong
tiếng Hán
+ Tìm hiểu những nghiên cứu về ngữ khí và trợ từ ngữ khí trong tiếng
Hán
Ngữ khí là hiện tượng phổ biến của ngôn ngữ nhân loại, là một cộng tính
ngôn ngữ. Hầu hết tất cả ngôn ngữ trên thế giới đều có ngữ khí, theo loại hình

1

《中国现代语法》
,王力,商务印书馆,1985 年
8


học thì ngữ khí là một “cộng tính tuyệt đối”(absolute universal). Nhưng từ xưa
đến nay, các nhà ngôn ngữ học có quan điểm khác nhau với ngữ khí và tình thái.
Lyons(1995:331)cho rằng: ngữ khí (mood) là để định nghĩa cái phạm trù mà
được hình thành sau tình thái (modality) ngữ pháp hoá. Sử Kim
Sinh(2003)nghiên cứu phó từ ngữ khí cũng không khu biệt ngữ khí và tình thái.
Lỗ Xuyên(2003)chủ trương phải khu biệt rõ ràng và cho rằng: ngữ khí là đối với
“người” và tình thái là đối với “việc”.
Trong quá trình nghiên cứu ý nghĩa của trợ từ ngữ khí thì không thể khu biệt
được ngữ khí và tình thái. Vì trợ từ ngữ khí vừa có thể biểu thị ý nghĩa ngữ khí
vừa biểu thị ý nghĩa tình thái. Ý nghĩa ngữ khí chủ yếu chỉ những ý nghĩa như
trần thuật, cầu khiến, nghi vấn, cảm thán...v.v Ý nghĩa tình thái chủ yếu là những
ý nghĩa như khẳng định, suy đoán, kinh ngạc...v.v Ý nghĩa ngữ khí và ý nghĩa
tình thái không có giới hạn rõ rệt. Thế ngữ khí của trợ từ ngữ khí phải phân loại
như thế nào?
Vương Lực và Lữ Thúc Tương với tư cách là nhà ngôn ngữ học nổi tiếng đã
phân loại ý nghĩa ngữ khí và trợ từ ngữ khí khá sớm.
Vương Lực (1944:160) cho rằng: “phương thức biểu thị mà ngôn ngữ đối
với các tính tình chính là ngữ khí; Hư từ mà biểu thị ngữ khí là ngữ khí từ.”
Vương Lực chia ngữ khí của ngữ khí từ là 4 đại loại và 12 tiểu loại: 1) Ngữ khí
khẳng định, bao gồm ngữ khí quyết định “了(rồi đấy)” , ngữ khí biểu minh “的
(chứ/đâu)”, ngữ khí khoa trương “呢(hử/hở/hả)、罢了(thôi)”; 2) Ngữ khí bất định,
bao gồm ngữ khí nghi vấn “吗(à/nhỉ)、呢(hử/hở/hả)”, ngữ khí phản vấn “不成” ,
ngữ khí giả thiết “呢” và ngữ khí suy đoán “罢”; 3) Ngữ khí ý chí, bao gồm ngữ

khí cầu khiến “罢”, ngữ khí giục “啊” và ngữ khí chịu đựng “也罢、罢了”; 4)
Ngữ khí cảm thán, bao gồm ngữ khí bất bình “吗” và ngữ khí luận lý “啊”.
Quan điểm tiêu biểu nhất của Vương Lực không phải là nhấn mạnh mối
tương quan giữa ngữ khí và ý niệm, mà là nhấn mạnh mối tương quan giữa ngữ
khí và tâm trạng. Câu tất nhiên biểu đạt ý nghĩa, nhưng do những người ngỏ lời
có tâm trạng chủ quan. Loại tâm trạng này là cơ sở tâm lý mà người ngỏ lời lựa
9


chọn thái độ, kết câu cú pháp và thức câu, mà được biểu hiện trong phát ngôn là
hình thành ngữ khí. Nên bất cứ phát ngôn nào đều không phải là biểu hiện ngôn
ngữ thuần tuý về kết cấu khái niệm thế giới khách quan, mà là biểu hiện phát
ngôn về “ kết cấu khái niệm + tâm trạng chủ quan ”. Nói cách khác, bất cứ phát
ngôn nào đều có ngữ khí. Cái khác nhau về ngữ khí trong phát ngôn, chẳng phải
là có hay không về ngữ khí mà là sự khác nhau về kiểu loại, cường độ và phương
thức biểu hiện của ngữ khí.
Lữ Thúc Tương cho rằng ngữ khí có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ngữ khí với
nghĩa rộng chia là ngữ nghĩa, ngữ khí và ngữ thế; Ngữ khí với nghĩa hẹp chia là:
sự trần thuật trực tiếp và nghi vấn liên quan đến nhận thức, sự bàn bạc và cầu
khiến liên quan đến hành động, sự cảm thán và kinh ngạc liên quan đến tình
cảm...v.v
Thái Điền Thần Phu (1958) và Chu Đức Hi tiến bộ hơn, chúng kết hợp ý
nghĩa và hình thức để phân loại trợ từ ngữ khí.
Thái Điền Thần Phu chia trợ từ ngữ khí là hai loài: một loài là “ngữ khí
không tự thực” như “吗、呢、吧”, một loài khác là “ngữ khí tự thực” như “呢、
了、来着”.
Hồ Minh Dương (1981) chia ngữ khí là ngữ khí biểu tình, ngữ khí biểu thái
và ngữ khí biểu ý. Đồng thời cho rằng trật tự “điệp dụng” của trợ từ ngữ khí
là :trợ từ ngữ khí (的、了) + trợ từ ngữ khí phụ âm (吧、吗、嚜、呢) + trợ từ
ngữ khí nguyên âm (啊、哎、呕). Năm 1988 Hồ Minh Dương chia ý nghĩa ngữ khí

của trợ từ ngữ khí tiếng Hán là trần thuật(khẳng định, không khẳng định, nhấn
mạnh, tất nhiên), nghi vấn, cầu khiến và cảm thán.
Chu Đức Hi chia ngữ khí từ là 3 nhóm: 1) Biểu thị thời thái (了、呢1、来着);
2) Biểu thị nghi vấn hoặc cầu khiến (呢2、吗、吧1、吧2); 3) Biểu thị thái độ và tình
cảm của người nói (啊、呕、嚜、呢3). Khi dùng liền thì nhóm thứ nhất đứng đầu,
nhóm thứ hai đứng sau nhóm thứ nhất, nhóm thứ ba đứng ở cuối cùng.
+ Vai trò của trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán
Ngôn ngữ thông thường gồm cả 6 hình thức biểu hiện ngữ khí: ngữ điệu
10


(intonation), động từ tình thái (modal auxiliary), trật tự từ (word order), phó từ
(adverb), ngữ đoạn chêm vào(Parenthetical expression), trợ từ ngữ khí (modal
particle). Trong đó, ngữ điệu và động từ tình thái biểu thị ngữ khí là hiện tượng
bình thường nhất của các ngôn ngữ; Trợ từ ngữ khí và phó từ ngữ khí đều biểu
thị nhân tố chủ quan nhất định của người nói, nhưng phó từ ngữ khí làm trạng
ngữ trong câu và trợ từ ngữ khí đặt cuối câu hoặc giữa câu mà không đảm nhiệm
thành phần cú pháp. Trật tự từ biểu hiện ngữ khí được thể hiện trong câu nghi vấn
trong tiếng Anh là lấy hệ động từ hoặc động từ tình thái hoặc trợ động từ củc câu
trình bày đứng trước chủ ngữ. Chẳng hạn:
1) Are you Chinese?

你是中国人吗?(Bạn là người Trung Quốc à?)

2) Can John play the piano? 约翰会弹钢琴吗?(John có biết chơi pianô
không à?)
3) Have you got something for a headache?

你有治头痛的药吗?


(Chị/Anh có thuốc chữa đau đầu không ?)
Nếu là câu nghi vấn đặc chỉ thì đại từ nghi vấn chắc phải đặt cầu đầu như:
4) Where is the restroom? 洗手间在哪儿?(Nhà vệ sinh ở đâu à?)
5) How many bags do you have? 你有几件行李?(Bạn có mấy cái hành
lý?)
Trong tiếng Anh như câu (1) (2) (3) đảo ngược trật tự từ để đặt câu hỏi, và
phương thức này không sử dụng trong tiếng Hán. Trong tiếng Hán đặt câu hỏi
thường xuyên thêm trợ từ ngữ khí “吗(à)” ở cuối câu trình bày. Nếu mất đi trợ từ
ngữ khí “吗(à)” và sử dụng ngữ điệu lên cao, câu vẫn thành lập, nhưng khiến cho
người nghe cảm thấy xơ cứng và giống như phản vấn hoặc nghi ngờ. Như câu
tiếng Hán“洗手间在哪儿? (Nhà vệ sinh ở đâu à?)” trong ví dụ (4) cũng có thể
đặt“哪儿”ở đầu câu trở thành“哪儿有洗手间?(Ở đâu có nhà vệ sinh à?)”, hai
câu này đều thành lập, nên đại từ nghi vấn trong câu nghi vấn đặc chỉ trong tiếng
Hán là không cố định. Vì vậy thay đổi trật tự từ và vị trí của đại từ nghi vấn
không phải là phương thức biểu hiện ngữ khí nghi vấn của tiếng Hán mà là nhờ
trợ từ ngữ khí ở cuối câu. Trong tiếng Hán, trợ từ ngữ khí ở cuối câu còn có thể
11


sử dụng “phức điệp” tức là móc nối hai hoặc ba trợ từ ngữ khí ở cuối câu để biểu
hiện ngữ khí phức tạp hơn. Chẳng hạn:
6)二爷今晚不是要养神呢吗?( Anh hai tối nay sẽ nghi ngơi cơ mà?)
Đây là một câu trong hồi thứ 109 của Hồng Lâu Mộng, là một câu mà Xạ
Nguyệt khuyến Bảo Ngọc đi ngủ khi Bảo Ngọc bị điên. “呢” và “吗” liền nhau
bao gồm hai nghĩa: một nghĩa là nhắc nhờ :anh từng nói tối nay phải di dưỡng
tinh thần; Nghĩa khác là phản vấn: phải chăng anh đã quên hết anh từng nói phải
di dưỡng tinh thần?
Những trợ tự ngữ khí như vậy còn có“的呢(đấy mà)”

“了呢(rồi ư)”、

“了吧(rồi
nhỉ)”...v.v

1.2 Những lý luận ngữ pháp và quan điểm liên quan đến trợ từ ngữ
khí trong tiếng Việt
1.2.1 Nhận diện ngữ pháp tiếng Việt
Tiếng Việt (Hán-Nôm: 㗂越), hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt
(người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của
khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu người Việt Hải Ngoại, mà
phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn
từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ
Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam
Á ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, có quan hệ họ hàng gần nhất với tiếng
Mường.
Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát
âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Từ của tiếng Việt không
biến đổi hình thái, hình thái của từ không chỉ ra quan hệ giữa các từ trong câu.

12


Đặc điểm này sẽ chi phối các đặc điểm ngữ pháp khác. Khi từ kết hợp từ thành
các kết cấu như ngữ, câu, tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ và hư từ.
Việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị các
quan hệ cú pháp. Mỗi âm tiết trong tiếng Việt khi đi kèm với nhau (nếu có thể)
theo một trật tự nào đó đều cho ra nghĩa. Việc đổi trật tự các âm tiết, từ ngữ đều
làm nghĩa thay đổi. Trong tiếng Việt khi nói "Anh ta lại đến" là khác với "Lại đến
anh ta". Khi các từ cùng loại kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ thì từ đứng
trước giữ vai trò chính, từ đứng sau giữ vai trò phụ. Nhờ trật tự kết hợp của từ mà
"củ cải" khác với "cải củ", "tình cảm" khác với "cảm tình". Trật tự chủ ngữ đứng

trước, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến của kết cấu câu tiếng Việt.
Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt.
Nhờ hư từ mà tổ hợp "anh của em" khác với tổ hợp "anh và em", "anh vì em". Hư
từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng có nội dung thông
báo cơ bản như nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm. Ví dụ, so sánh các
câu sau đây:
(7) Ông ấy không hút thuốc.
(8) Thuốc, ông ấy không hút.
(9) Thuốc, ông ấy cũng không hút.
Ngoài trật tự từ và hư từ, tiếng Việt còn sử dụng phương thức ngữ điệu. Ngữ
điệu giữ vai trò trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu tố trong câu,
nhờ đó nhằm đưa ra nội dung muốn thông báo. Trên văn bản, ngữ điệu thường
được biểu hiện bằng dấu câu. Chúng ta thử so sánh 2 câu sau để thấy sự khác
nhau trong nội dung thông báo:
(10) Đêm hôm qua, cầu gãy.
(11) Đêm hôm, qua cầu gãy.
13


1.2.2 Những lý luận ngữ pháp và quan điểm về từ loại tiếng Việt
Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt lác đác có những ý kiến cho rằng từ
tiếng Việt không định loại được vì chúng không có một dấu hiệu hình thức nào
cả, nói cách khác là tiếng Việt không có cái gọi là từ loại. Các tác giả phủ nhận
tiếng Việt có từ loại như Lê Quang Trinh, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tùng. Tuy
nhiên số đông các nhà nghiên cứu thì cho rằng tiếng Việt vẫn có từ loại và họ đã
gia công tìm tòi các dấu hiệu khách quan để phân định.Trong công tác phân định
từ loại hay phân loại từ về mặt ngữ pháp, bao gồm những vấn đề nguyên tắc phân
định từ loại, phạm vi bao quát của các từ loại và tên gọi các từ loại. Về nguyên
tắc phân loại, các nguyên tắc được sử dụng là nguyên tắc hình thái học và ngữ
nghĩa, với cách sử dụng pha trộn hoặc chỉ dùng nguyên tắc hình thái học. Những

vấn đề về từ loại vẫn tồn tại cho đến ngày nay với những phương hướng giải
quyết khác nhau, nhưng vẫn chưa có được tiếng nói thống nhất. Trong tiếng Việt,
một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập và phát triển muộn mằn hơn với một nền
ngữ pháp non trẻ hơn, từ loại học vẫn là đối tượng với tất cả các vấn đề vốn có
chung cho mọi ngôn ngữ và với các vấn đề mới mẻ của riêng nó.
Từ loại xưa nay đều là một vấn đề quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt, dù
truyền thống hay hiện đại. Đồng thời cũng là một vấn đề hết sức phức tạp. Ngữ
pháp học tiếng Việt chia là hình thái học và cú pháp học, và từ loại là một vấn đề
thuộc hình thái học, cụ thể ta thường gặp cách sắp xếp như Bảng 2 sau:

14


Bảng 2: Phân chia ngữ pháp học tiếng Việt2
1) Cấu trúc từ
Hình thái học

2) Từ loại
3) Các phạm trù ngữ pháp

Ngữ pháp học

1) Tổ hợp từ
Cú pháp học
2) Câu

Từ loại là những lớp từ, loạt từ (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, liên từ, giới
từ...) được phân chia theo bản chất ngữ pháp. Theo truyền thống, bản chất ngữ
pháp của từ loại được hiểu là một chùm các đặc trưng về ngữ nghĩa và ngữ pháp
của mỗi phạm trù. Nó được diễn đạt bằng phương tiện ngữ pháp của mỗi loại

hình ngôn ngữ. Theo đó, từ loại dễ được nhận diện bởi các đặc trưng hình thái
học và cú pháp. Theo truyền thống nghiên cứu vốn từ tiếng Việt, kết quả của sự
phân chia một cách khái quát thành thực từ và hư từ. Hai lớp lớn thực từ và hư từ
bao gồm 11 từ loại. Theo GS.TS Diệp Quang Ban các lớp từ được trình bày như
trong Bảng 3 sau:

2

Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001
15


Bảng 3: Các lớp từ khái quát của tiếng Việt
Khả năng kết hợp
Tên loại từ

Lớp lớn

Bậc

cụm

từ: Chỉ ở bậc câu

đầu tố

I. Thực từ

II. Hư từ


1. Danh từ (và loại từ)



2. Số từ



3. Tính từ



4. Động từ



5. Đại từ





6. Định từ





7. Phó từ






8. Quan hệ từ



9. Tình thái từ
10. Trợ từ
11. Thán từ
Chú thích:
(i)

Đại từ là lớp trung gian giữa thực từ và hư từ: (a) hoạt động ngữ pháp của chúng giống
như thực từ mà chúng thay thế; (b) số lượng của chúng hữu hạn như hư từ.

(ii)

Đại từ có thể làm đầu tố của cụm từ chính phụ trong một số trường hợp.3

Ngoài ra cách phân định này còn có nhiều quan điểm khác nhau. Chủ yếu là
dựa trên tiêu chí ngữ pháp. Chẳng hạn như TS. Nguyễn Hồng Cổn (Ngôn ngữ. Số
02/2003) theo tiêu chí ngữ pháp: 1) Chức vụ cú pháp: 1 từ loại có nhiều chức vụ

3

Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2008
16



cú pháp khác nhau. 2) Chức năng ngữ nghĩa–cú pháp (vai nghĩa), đa đưa ra một
cách phân loại như Bảng 4 sau:
Bảng 4: Cách phân định từ loại tiếng Việt của TS Nguyễn Hồng Cổn
Từ loại

A

B

(Đối tố)

(Vị tố)

Thể từ

Vị từ

Danh Đại
từ
từ

Động Tính
từ
từ

C

(Phụ đối tố)


(Phụ vị tố)

(Liên kết)

(Tình thái)

Định tự

Phó từ

Kết từ

Tình thái từ

Lượng

từ

Chỉ
từ

T.Phó
từ

H.Phó Liên
từ
từ

Giới
từ


Trợ
từ

Tiểu
từ

Trong tiếng Việt thì ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp
của từ chính là các tiêu chuẩn phân định từ loại. Trong đó, chức vụ cú pháp của
từ là tiêu chuẩn tích hợp phân định từ loại tiếng Việt. Căn cứ vào một tiêu chuẩn
tích hợp nói trên chúng ta có thể từng bước vạch ra được các đối lập trong nội bộ
kho từ tiếng Việt, theo đó hình thành các tập hợp lớn, rồi đến các tập hợp nhỏ –
các từ loại, và các tập hợp nhỏ hơn nữa – các tiểu loại trong nội bộ từ loại. Những
năm gần đây, đông số nhà ngôn ngữ học nghiên cứu không ngừng và dựa trên cơ
sở lý luận đã có sự phân định từ loại mới. Trong đó, tiêu biểu nhất là GS. TS
Đinh Văn Đức. Ông lần lượt bàn đến khía cạnh chức năng của các phạm trù lớn
trong từ loại: thực từ, hư từ và tình thái từ.
Thực từ là tập hợp lớn nhất về số lượng từ trong vốn từ, bản chất của ý
nghĩa thực từ là sự thống nhất của tính chất từ vựng – ngữ pháp, là sự kết hợp của
17


nội dung phản ánh thực tại (từ vựng) với cách thức phản ánh của người bản ngữ.
Trên phương diện khả năng kết hợp, các thực từ tiếng Việt có khả năng đứng làm
trung tâm đoản ngữ, tập hợp chung quanh chúng những thành tố phụ trong một
kết cấu tự do. Ba từ loại thực từ tiêu biểu nhất trong tiếng Việt là danh từ (nước,
sách, mặt trời, bút, tay...), động từ (ăn, chơi, đánh, uống, viết...) và tính từ (đẹp,
vui, mới mẻ, tươi, ngon, khó...). Ngoài ra ba từ loại lớn còn có số từ (mười,
khoảng mười, những, các, mọi, mỗi...) và đại từ (tôi, chúng tôi, đây, nó...).
Hư từ trong tiếng Việt là một lớp từ không lớn về số lượng của các từ,

nhưng điều quan trọng là hư từ có tần số xuất hiện rất cao trong sử dụng và hầu
như chúng không vắng mặt trong các cấu trúc cú pháp và ở trong câu. Khác với
thực từ, ý nghĩa hư từ thiên hẳn về tính chất ngữ pháp. Hư từ có tính chất hư, các
từ loại hư từ thường gặp nhất bao gồm liên từ (vì, do, tuy nhiên, nhưng mà, bởi vì,
nếu, dù...), giới từ (trên, dưới, trước, sau, trong, ngoài...) và quán từ. Người ta coi
liên từ và giới từ như những công cụ ngữ pháp để liên kết, tổ chức cú pháp. Theo
truyền thống có hai dạng liên kết: “từ với từ” và “mệnh đề” với “mệnh đề”. Cái
dùng để liên kết từ với từ được gọi là giới từ, cái liên kết mệnh đề với mệnh đề
được gọi là liên từ.
Theo GS.PS Đinh Văn Đức tình thái từ hoặc gọi là tiểu từ tình thái tiếng Việt
được đặt trên nền của khái niệm chức năng tình thái. Trong vài mươi năm nay,
tình thái từ được xét trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng, và xác lập cương vị
của lớp từ này trong việc định hình các mục đích phát ngôn, tình thái từ là những
từ công cụ nghĩa học trong câu nhằm thực tại hoá các đích ngôn trung của câu.
Nó cũng đồng thời biểu đạt tình cảm, thái độ, cách thức nhận thức, cách thức
đánh giá của người nói với nội dung mệnh đề trong mối liên hội với thực tại.
Cũng có những trường hợp nhất định, theo đó một số tiểu từ tình thái cũng có vai
trò làm dấu hiệu tường minh đánh dấu đích ngôn trung của phát ngôn. 4

4

Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001
18


Tình thái từ là một tập hợp từ cũng không lớn về mặt số lượng (thường là các
trợ từ và thán từ), nhưng cái tập hợp ấy lại có đặc trưng rất riêng về bản chất ngữ
pháp ngữ nghĩa. Dựa vào phạm vi của đối tượng được gọi tên thì từ loại này đã
có đến 16 tên gọi khác nhau như ngữ khí từ, trợ từ, tiểu từ, tiểu từ tình thái, ngữ
thái từ...v.v Ở đây, để dễ mô tả và so sánh đối chiếu với trợ từ ngữ khí tiếng Hán

chúng ta đặt tên gọi là trợ từ ngữ khí. Trợ từ ngữ khí không có ý nghĩa từ vựng và
cũng không ý nghĩa ngữ pháp theo cách hiểu truyền thống của hư từ. Trợ từ ngữ
khí không tham gia vào cấu trúc đoản ngữ và cũng không có khả năng làm thành
phần câu. Trong tiếng Việt, các trợ từ ngữ khí rất phức tạp, có nhiều tiểu lớp ngữ
nghĩa đan xen với nhau thì khó bóc tách. Nên chúng ta không cọi trọng lắm việc
phân loại trợ từ ngữ khí mà chỉ nhấn mạnh vào tính chất và đặc điểm chức năng
của nó. Ở đây, các trợ từ ngữ khí mà chúng ta đang đề cập là loại phương diện
biểu thị cho quan hệ tình thái trong tiếng Việt, về ngữ pháp nó thường đứng cuối
câu đơn, còn trong câu phức nó thường đứng cuối một vế.
Trong cuốn sách Ngữ pháp tiếng Việt (1986) của GS.PS Đinh Văn Đức, chủ
trương nghiên cứu tình thái từ phải đề cập hai tập hợp, thứ nhất là từ tình thái
chuyên dụng như à, ư, nhỉ, a, ấy...v.v, đồng thời còn có những phụ từ như đang,
từng, cũng, vẫn, đều, lại...v.v được gọi là phụ từ tình thái. Ở đây, chúng ta chỉ bàn
đến những từ tình thái chuyên dụng, những từ tình thái chuyên dụng đặt cuối câu
chúng ta gọi là trợ từ ngữ khí hoặc ngữ khí từ/ngữ thái từ. Trợ từ ngữ khí cuối câu
mang nhiều khía cạnh khác nhau, một từ có nhiều nét nghĩa khác nhau, nó gắn
với ngữ cảnh.

1.2.3 Những lý luận ngữ pháp và quan đíểm liên quan đến trợ từ ngữ
khí trong tiếng Việt
+ Nhận diện những nghiên cứu về trợ từ ngữ khí trong tiếng Việt
Nhìn về tình hình nghiên cứu về trợ từ ngữ khí tiếng Việt, có thể nhận thấy
một số điểm như sau:
19


×