Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐOÀN THỊ HOÀNG YẾN

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐOÀN THỊ HOÀNG YẾN

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Thế Hanh

Hà Nội - 2015

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Đoàn Thế Hanh.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Hoàng Yến

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự
giúp đỡ của các cá nhân, tập thể và các ban ngành.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy Đoàn Thế Hanh ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Khoa Lịch sử, Phòng tƣ liệu khoa
Lịch sử, Thƣ viện Trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý cơ quan: Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Giang, Sở Công thƣơng tỉnh, Thƣ viện tỉnh, Cục thống kê tỉnh Bắc
Giang, Cục văn thƣ lƣu trữ tỉnh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác

sƣu tầm, thu thập tài liệu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể gia đình và
bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Hoàng Yến

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... ivii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ..........................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................6
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................7
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................7
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài .................................................................7
7. Ý nghĩa của luận văn ...........................................................................................7
8. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................8
NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN .................................................................................8
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005................................9
1.1. Những điều kiện ảnh hƣởng đến phát triển công nghiệp tỉnh ..........................9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử ........................9

1.1.2. Tình hình phát triển công nghiệp tỉnh trƣớc năm 2001 ..........................12
1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công nghiệp trên địa
bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2005 .....................................................................17
1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp....17
1.2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công nghiệp trên
địa bàn từ năm 2001 đến năm 2005 ..................................................................21
1.2.3. Quá trình thực hiện phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm
2001 đến năm 2005 ...........................................................................................26
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1....................................................................................31

v


Chƣơng 2: CÔNG NGHIỆP BẮC GIANG PHÁT TRIỂN DƢỚI SỰ LÃNH
ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 ........................33
2.1. Những điều kiện ảnh hƣởng đến việc phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang
...............................................................................................................................33
2.1.1. Những biến động của tình hình thế giới, trong nƣớc tác động đến quá
trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam và Bắc Giang ....................................33
2.1.2. Những yêu cầu cần phát triển công nghiệp tỉnh từ năm 2006 đến năm
2010 ...................................................................................................................36
2.2 Chủ chƣơng mới của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công nghiệp trên
địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến năm 2010 ...............................................................37
2.2.1 Chủ trƣơng mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp
từ năm 2006 đến năm 2010 ...............................................................................37
2.2.2. Chủ trƣơng mới của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công nghiệp
trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến năm 2010 ....................................................39
2.2.3. Quá trình thực hiện phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2006
đến năm 2010 ....................................................................................................42
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2....................................................................................47

Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................................................49
3.1. Đánh giá kết quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công
nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010. ......................................................................49
3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân ......................................................................49
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân .........................................................................61
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ..........................................................................65
3.2.1. Kinh nghiệm về xây dựng chính sách .....................................................65
3.2.2. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách. ....................................................67
3.2.3 Kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh ........................................69
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3........................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................82
PHỤ LỤC .................................................................................................................92

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA CỦA CHỮ VIẾT TẮT

CN

Công nghiệp

CCN

Cụm công nghiệp


CN - TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

CNH,HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNQDĐP

Công nghiệp quốc doanh địa phƣơng

CNQDTW

Công nghiệp quốc doanh Trung ƣơng

DN

Doanh nghiệp

FDI

Foreign Direct Investment
(Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài)

GTSXCN

Giá trị sản xuất công nghiệp

GDP


Tổng sản phẩm nội địa

KCN

Khu công nghiệp

ODA

Official Development Assistance
(Hỗ trợ phát triển chính thức)

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TW

Trung ƣơng

UBND

Ủy ban Nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng

WTO
XHCN


World Trade Organization
(Tổ chức thƣơng mại thế giới)
Xã hội chủ nghĩa

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, từ vị trí vai trò của chiến lược phát triển công nghiệp trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp là ngành có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
và nó cũng có vai trò to lớn trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. Phát triển công
nghiệp là trực tiếp nâng cao năng lực, chất lƣợng của lực lƣợng sản xuất. Không thể
CNH, HĐH nếu không có sự phát triển công nghiệp; CNH, HĐH không thể thực
hiện đƣợc khi mà trình độ lực lƣợng sản xuất thấp kém, chủ yếu dựa vào sức cơ bắp
của con ngƣời và công cụ lao động thô sơ, thủ công là chính. Đồng thời, quá trình
CNH, HĐH lại tạo điều kiện cho công nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vì
vậy, việc nghiên cứu sự phát triển công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH là rất
quan trọng và cần thiết.
Chiến lƣợc phát triển công nghiệp giữ vị trí trọng yếu trong chiến lƣợc phát
triển kinh tế - xã hội, vì công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế. Nó
xác định tầm nhìn của một quá trình phát triển dài hạn với sự nhất quán về con
đƣờng và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Xác định cơ cấu công nghiệp theo lãnh
thổ và lựa chọn địa điểm phân bố sản xuất là một nhiệm vụ chiến lƣợc có tác động
trực tiếp lâu dài đến sự phát triển công nghiệp của mỗi vùng và mỗi doanh nghiệp.
Với định hƣớng phát triển vùng kinh tế khác nhau thì định hƣớng phát triển công
nghiệp của mỗi vùng lãnh thổ cũng khác nhau. Một chiến lƣợc phát triển công
nghiệp có hiệu quả phải đạt đƣợc sự duy trì và phát triển vị thế cạnh tranh của

ngành công nghiệp.
Trong thời kỳ CNH, HĐH, sự phát triển công nghiệp ở địa phƣơng có một
vị trí, vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu ở địa phƣơng mà còn góp phần vào sự phát triển công nghiệp
chung của quốc gia theo hƣớng CNH, HĐH. Phát triển công nghiệp là phát triển lực
lƣợng sản xuất theo hƣớng hiện đại nhằm nâng cao năng xuất lao động, nâng cao
đời sống nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ,

1


công bằng, văn minh.
Thứ hai, từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về
chiến lược phát triển công nghiệp.
Đại hội VIII (1996) của Đảng đề ra mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ
trở thành “một nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại”. Mục tiêu
này đƣợc diễn đạt một cách thận trọng hơn trong văn kiện của Đại hội IX (2001)
rằng “đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng
hiện đại”.
Thứ trƣởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu tại Hội nghị “Xúc tiến đầu tƣ
phát triển công nghiệp Bắc Giang” tổ chức vào cuối tháng 4 - 2003 khẳng định: “Bộ
Công nghiệp đánh giá cao và khuyến khích các tổng công ty và các doanh nghiệp
trong ngành Công nghiệp đi đầu trong việc đầu tƣ phát triển công nghiệp Bắc
Giang”. Tại Hội nghị lãnh đạo đại diện cho Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Bộ
Công nghiệp, các Tổng công ty, Công ty, các Viện nghiên cứu thuộc Bộ Công
nghiệp họp bàn cùng các cơ quan hữu quan của địa phƣơng, nhằm đƣa ra các giải
pháp hữu hiệu xúc tiến đầu tƣ phát triển công nghiệp Bắc Giang.
Thứ ba, từ thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, có nguồn lao động dồi
dào, có Quốc lộ 1A chạy qua nên rất thuận lợi cho việc kết nối các đô thị, các tiểu

vùng kinh tế phát triển trong và ngoài tỉnh. Sau 15 năm kể từ khi tái lập tỉnh (19972011), bức tranh kinh tế Bắc Giang có thêm bƣớc chuyển lớn nhờ vào sức bật của
phát triển công nghiệp. Với chính sách thu hút đầu tƣ thông thoáng, hấp dẫn, công
nghiệp Bắc Giang đã có sự bứt phá ấn tƣợng cả “diện rộng” và “điểm nhấn”. Cùng
với các khu, cụm công nghiệp phát triển mạnh trên diện rộng đã xuất hiện nhiều
doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tƣ lớn, nhân lực có trình độ chuyên môn và sản
xuất ra sản phẩm có hàm lƣợng chất xám cao… Sự phát triển mạnh mẽ của công
nghiệp thời gian qua đã khẳng định hƣớng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở một tỉnh vốn thuần nông.
Thành tựu nổi bật trong thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp thời gian qua

2


là động lực để kinh tế tỉnh nhà bứt phá trên bƣớc đƣờng phấn đấu trở thành tỉnh
công nghiệp. Dù trong mỗi bƣớc phát triển công nghiệp của tỉnh còn những khó
khăn, vƣớng mắc nhƣng những định hƣớng ban đầu cũng nhƣ cách làm thời gian
qua đã và đang khẳng định bƣớc thành công trên con đƣờng CNH, HĐH.
Thành tựu đạt đƣợc trong những năm đổi mới đang tạo cho Bắc Giang thế
và lực mới để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang
xác định huy động các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh phát triển công nghiệp,
dịch vụ, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng CNH, HĐH
là yếu tố có tính đột phá. Để chủ động đón nhận “làn sóng đầu tƣ”, Bắc Giang đã
thành lập 5 khu công nghiệp với diện tích là 1.209,8 ha. Định hƣớng đến năm 2020,
trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành 14 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.755 ha tập
trung gần các trục quốc lộ 1A, 31, 37 và các trục tỉnh lộ 298, 398, 295 và 296 trên
địa bàn các huyện: Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang và Lục
Nam. Đồng thời, đang nỗ lực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh; ƣu tiên đầu
tƣ kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; quan tâm đào tạo, nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và đặc
biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng đảm bảo công khai, minh

bạch với cơ chế “một cửa liên thông”, nhà đầu tƣ chỉ cần đến một địa chỉ là Ban
quản lý các Khu công nghiệp hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là đƣợc cấp giấy chứng
nhận đầu tƣ, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế và con dấu. Công
nghiệp trở thành ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của tỉnh.
Thứ tư, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển
công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm dựng lại bức tranh về sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh đối với nền công nghiệp địa phương (một thành tố trong sự lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh đối với tỉnh Bắc Giang). Trên cơ sở đó rút ra những bài học, những nhận
xét góp phần nâng cao hiệu quả lãnh của Đảng bộ tỉnh trong sự nghiệp CNH, HĐH
tỉnh nhà.
Trong giai đoạn 2001 - 2010, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh (trải qua
hai kỳ Đại hội), công nghiệp Bắc Giang đã có những bƣớc chuyển mình mới. Điều

3


đó khẳng định vai trò của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong việc đƣa ra những chủ
trƣơng chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, công nghiệp
không phải là thế mạnh của Bắc Giang nên sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh càng cần
thiết và cấp bách hơn trong bối cảnh CNH, HĐH hiện nay.
Vì những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bắc Gíang
lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 - 2010” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề phát triển công nghiệp ở Việt Nam nói chung, ở Bắc giang nói riêng
đã đƣợc đề cập ở nhiều công trình nhƣ:
Cuốn “Công nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát
triển” của tác giả Nguyễn Văn Phúc do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản
năm 2004 đã đề cập tới những nhận thức về bản chất công nghiệp nông thôn ở nƣớc
ta, kinh nghiệm phát triển lĩnh vực này ở một số nƣớc, thực trạng, nhân tố ảnh
hƣởng, những vấn đề đƣợc đặt ra, xu hƣớng và giải pháp... để thúc đẩy phát triển

công nghiệp nông thôn ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề công nghiệp nói chung, đặc
biệt sự phát triển công nghiệp địa phƣơng dƣới sự lãnh đạo của Đảng thì tác giả
không đề cập đến.
Cuốn sách: “Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển” (Vietnamese
industry in 20 years of renovation and development) do Nhà xuất bản Thống kê xuất bản
năm 2006 đã đƣa ra những khái niệm, nội dung, giải thích chung về các phân tử, chỉ tiêu
và phạm vi số liệu. Phân tích tổng quan phát triển công nghiệp thời kì 1985-2005. Các số
liệu về sự phát triển ngành công nghiệp từ 1985 - 2005.
“Việt Nam - tầm nhìn 2050” của tác giả Trần Xuân Kiên do Nhà xuất bản
Thanh niên xuất bản năm 2006 lại đề cập tới những định hƣớng và biện pháp chủ
yếu nhằm đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn trong nƣớc để phát triển công
nghiệp và những phƣơng hƣớng phát triển kinh tế tới năm 2050.
Cuốn sách “Kinh tế và quản lý công nghiệp” của các tác giả Nguyễn Đình
Phan, Nguyễn Kế Tuấn do Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản năm
2007 đã đi sâu vào vấn đề xây dựng và phát triển công nghiệp. Con đƣờng, chiến

4


lƣợc, hiệu quả kinh tế, đổi mới, quan hệ kinh tế trong phát triển công nghiệp. Tổ
chức sản xuất kinh doanh trong công nghiệp. Quản lí nhà nƣớc với công nghiệp…
Cuốn “Phát triển chính sách công nghiệp của Việt Nam trong quá trình đổi
mới” (Vietnam's industrial development policy in the course of renovation) của
PGS.TS Võ Đại Lƣợc do Viện khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 1994 đã đề
cập tới chính sách công nghiệp, phân tích kinh tế vĩ mô, các khu vực ƣu tiên, các
điều kiện để phát triển kinh tế độc lập ở Việt nam.
Cuốn sách: “Công nghiệp Bắc Giang - Tiềm năng và triển vọng phát triển” của
nhóm tác giả Dƣơng Trọng Tài, Lê Văn Phƣợng, Lại Thanh Sơn, Nguyễn Công,
Nguyễn Khải do Nhà xuất bản Lao động Xã hội xuất bản năm 2005 đã giới thiệu các
bài viết về ngành công nghiệp Bắc Giang; tiềm năng và triển vọng phát triển; kinh tế

tập thể trƣớc thềm hội nhập và tình hình xây dựng phát triển của tỉnh cũng nhƣ các
vùng huyện; những ứng dụng khoa học công nghệ và kế hoạch đổi mới, đầu tƣ...
Cuốn “Ngành Công nghiệp Bắc Giang - 62 năm xây dựng và trƣởng thành”
của các tác giả: Nguyễn Khải, Phạm Văn Thƣờng, Phạm Văn Lợi… do Sở Công
nghiệp Bắc Giang xuất bản năm 2007 đã trình bày quá trình xây dựng, phát triển,
trƣởng thành của ngành công nghiệp Bắc Giang qua các thời kì. Cuốn sách đề cập
tới các vấn đề nhƣ thực trạng, tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tƣ phát triển khu,
cụm công nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm sản, thực
phẩm, công nghiệp hoá chất, cơ khí...
Ngoài ra còn một số luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đề cập tới một vài vấn đề liên
quan tới công nghiệp Bắc Giang nhƣ:
Luận văn ThS. Xã hội học (Mã: 603130): “Thực trạng đời sống của lao
động nữ khu công nghiệp Đình Trám Bắc Giang hiện nay” của Phí Hải Anh Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009
đã trình bày vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Bắc Giang.
Phân tích thực trạng đời sống vật chất và đời sống tinh thần của lao động nữ ở khu
công nghiệp (KCN) Đình Trám, Bắc Giang. Từ đó, làm rõ những yếu tố tác động
đến thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của lao động nữ ở khu công nghiệp

5


Đình Trám Bắc Giang và đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị…
Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Mã: 60 34 05): “Hoạt động xuất
khẩu hàng hóa của tỉnh Bắc Giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của
Nguyễn Khanh - Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009 đã
hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc
Giang và phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của tỉnh giai đoạn 2003 – 2008.
Đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về xuất khẩu
hàng hóa của tỉnh Bắc Giang trong thời gian vừa qua. Phân tích bối cảnh trong nƣớc

và quốc tế ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bắc Giang, đƣa ra phƣơng
hƣớng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bắc Giang.
Các công trình nghiên cứu và luận văn sau đại học nói trên đã đề cập đến
những nội dung và phạm vi khác nhau về vấn đề công nghiệp, công nghiệp Bắc Giang.
Tuy nhiên, công tác lãnh đạo phát triển công nghiệp của đảng bộ tỉnh Bắc Giang, đặc
biệt trong giai đoạn 2001 - 2010 chƣa đƣợc tác giả nào trực tiếp nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Giang về quá trình phát triển công
nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến 2010 và những kết quả. Rút ra một số
kinh nghiệm bƣớc đầu, góp phần vào công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về phát
triển công nghiệp và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Bắc Giang trong
những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày tình hình công nghiệp ở Bắc Giang trƣớc năm 2001.
- Làm rõ quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển chiến lƣợc công nghiệp của
Đảng bộ tỉnh Bắc giang từ năm 2001 đến 2010 và kết quả.
- Phân tích nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế, rút ra kinh nghiệm về
công tác lãnh đạo thực hiện phát triển công nghiệp tỉnh của Đảng bộ.

6


4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
trong phát triển công nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2001 - 2010.
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi nội dung: Tìm hiểu công tác lãnh đạo thực hiện chiến lƣợc phát

triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công nghiệp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn vận dụng các phƣơng pháp lịch sử, lôgíc, thống kê, tổng hợp, phân
tích, so sánh để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Luận văn trình bày một cách có hệ thống đƣờng lối, chủ trƣơng và quá trình
lãnh đạo thực hiện chiến lƣợc phát triển công nghiệp của Đảng bộ Bắc Giang từ
năm 2001 đến năm 2010. Đƣa ra những đánh giá tổng quát về thành tựu, hạn chế,
nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm về công tác lãnh đạo thực hiện chiến
lƣợc phát triển công nghiệp của Đảng bộ trên địa bàn.
Việc thực hiện luận văn này góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử của Đảng ở
địa phƣơng.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống những chủ trƣơng, quan điểm, chính sách
của Đảng bộ Bắc Giang về công nghiệp, trên cơ sở đó góp phần khẳng định quan
điểm của Đảng ta về phát triển công nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu
lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang ở trƣờng chính trị, cao đẳng, đại học và là tài liệu tuyên

7


truyền, giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức của đảng bộ các cấp ở Bắc Giang.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chƣơng (6 tiết).
NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

CHƢƠNG 1: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005.
CHƢƠNG 2: CÔNG NGHIỆP BẮC GIANG PHÁT TRIỂN DƢỚI SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010.
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM.

8


Chƣơng 1:
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Những điều kiện ảnh hƣởng đến phát triển công nghiệp tỉnh

1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử
Bắc Giang là 1 tỉnh nằm trong vùng trung du miền núi phía Bắc, nằm giữa
2108 và 21038 vĩ độ Bắc, 105050 và 10703 kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc
giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam
và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dƣơng và Quảng Ninh.
Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.841,57 km2. Dân số năm 2010 là
1.567.557 ngƣời [12,Tr.26] với 26 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân
tộc ít ngƣời chiếm 12,4% dân số của tỉnh.
Về tổ chức hành chính, toàn tỉnh có 09 huyện (huyện Yên Thế, Tân Yên,
Việt Yên, Hiệp Hoà, Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Ngạn, Lục Nam) và 01 thành phố
(thành phố Bắc Giang) [38, Tr.8].
Vị trí địa lý của Tỉnh tƣơng đối thuận lợi. Trung tâm tỉnh chỉ cách Hà Nội 50
km, cách cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng 110 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 60 km,
cách cảng nƣớc sâu Cái Lân 70 km và cách cảng Hải Phòng 140km; nằm cận kề khu
vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh có hệ thống giao
thông thuận tiện cho giao lƣu kinh tế. Hơn nữa Bắc Giang còn nằm trên trục đƣờng

xuyên Á, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và gần hành
lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Những yếu tố trên tạo thuận lợi cho
việc mở rộng giao lƣu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát
triển công nghiệp nói riêng của tỉnh Bắc Giang trong tƣơng lai.
Về tự nhiên, diện tích của Bắc Giang có 70% là đồi núi, trong đó vùng núi
cao chiếm diện tích nhỏ, đa phần Bắc Giang là vùng đồi núi thấp, thuận lợi cho
trồng cây ăn quả và phát triển các cây công nghiệp. Ngoài diện tích trồng cây lƣơng
thực, Bắc Giang còn là tỉnh có trang trại phát triển mạnh, đã hình thành vùng cây ăn

9


quả tập trung lớn nhất miền Bắc, có ngành chăn nuôi phát triển, có tài nguyên rừng
phong phú, có nhiều loại khoáng sản… thuận lợi cho ngành công nghiệp khai
khoáng, chế biến nông lâm sản, thực phẩm phát triển.
Bắc Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhìn chung, khí hậu Bắc Giang
tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận
lợi cho phát triển ngành nông lâm nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi,
là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản và
thực phẩm.
Bắc Giang là tỉnh nằm trọn trong lƣu vực của hệ thống sông Thái Bình.
Toàn tỉnh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Thƣơng và sông Lục Nam.
Ba sông trên chảy hết địa phận tỉnh Bắc Giang hợp lại thành sông Thái Bình.
Đất đai của Bắc Giang đa dạng, gồm 2 nhóm đất chính là nhóm đất hình
thành do hoang hoá từ đá mẹ và nhóm đất bồi tụ. Đất đai Bắc Giang chỉ có khoảng
1/3 là tƣơng đối màu mỡ, còn lại là đất trung bình, đất xấu và nghèo dinh dƣỡng.
Khoáng sản Bắc Giang đa dạng, nhƣng trữ lƣợng nhỏ, đủ khả năng phát triển
công nghiệp địa phƣơng. (Theo số liệu thăm dò địa chất, mỏ than đá ở Yên Thế, Lục
Ngạn, Sơn Động với trữ lƣợng 114 triệu tấn; quặng sắt ở Yên Thế với trữ lƣợng
khoảng 1 triệu tấn; cao lanh ở Yên Dũng có trữ lƣợng khoảng 3 triệu tấn). Đặc biệt

Bắc Giang có tiềm năng lớn về khoáng sản sét sử dụng làm gạch ngói và sét làm gạch
chịu lửa, với 16 mỏ và điểm mỏ có tổng trữ lƣợng khoảng 350 triệu m3) [44, Tr.8].
Hệ động thực vật Bắc Giang đa dạng, đan xen cả các loài nhiệt đới, á nhiệt
đới và ôn đới. Khí hậu, đất đai cho phép trồng các loài rau màu phục vụ trong nƣớc
và xuất khẩu.
Về nguồn nhân lực, Bắc Giang có lƣợng lao động khá dồi dào. Số lao động
trong độ tuổi năm 2010 là 1.019,4 nghìn ngƣời, chiếm 65% tổng dân số. Số lao
động đang tham gia hoạt động kinh tế là 973,9 nghìn ngƣời chiếm 62,1% dân số. Số
lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị có 105,2 nghìn ngƣời chiếm 8,6 %; ở
khu vực nông thôn có 1.111,3 nghìn ngƣời, chiếm 91,4% tổng số lao động trong độ
tuổi. Số lao động trung bình tăng thêm hàng năm khoảng 25.000 ngƣời [39, Tr.13].

10


Tuy nhiên, chất lƣợng lao động chƣa cao. Trên địa bàn tỉnh còn diễn ra tình
trạng lao động theo trình độ đào tạo nhiều bất cập về cơ cấu, chủ yếu là đào tạo ngắn
hạn, trình độ sơ cấp và lao động đơn giản. Ngƣời lao động đƣợc đào tạo ở trình độ này
chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển sản xuất và dịch vụ. Các cơ sở dạy nghề chƣa
đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động theo trình độ so với trình độ công nghệ. Số học sinh thi
đỗ vào các trƣờng cao đẳng, đại học rất cao nhƣng số học sinh tốt nghiệp đại học, cao
đẳng ra trƣờng trở về làm việc tại Bắc Giang rất ít. Đây là một bài toán về thu hút, sử
dụng nguồn nhân lực của tỉnh. Nếu tăng cƣờng công tác đào tạo và có chính sách hợp
lý thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao sẽ là một lợi thế cho phát triển kinh tế xã
hội nói chung và công nghiệp của tỉnh nói riêng trong tƣơng lai.
Về tình hình kinh tế - xã hội trước năm 2001, Bắc Giang đƣợc tái lập (năm
1997) với điểm xuất phát kinh tế thấp, GDP bình quân đầu ngƣời 170 USD/năm,
nền kinh tế thuần nông, cơ cấu kinh tế lạc hậu, tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm
55%, công nghiệp còn nhỏ bé; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém; lao động
trong nông nghiệp chiếm tới gần 90%, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lớn.

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV,
kinh tế Bắc Giang đã có bƣớc phát triển khá; cơ cấu sản xuất chuyển biến tích cực,
tỷ trọng sản xuất nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng sản xuất công nghiệp tăng lên. Giá
trị tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) thời kỳ 1997 - 2000 tăng bình quân hàng năm
6,9%; trong đó nông nghiệp tăng 7,2%, công nghiệp - xây dựng cơ bản 3,8%, dịch
vụ 6,3%. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2000 đạt 208 USD [52, Tr.1].
Sự chuyển biến trong kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang sau tái lập còn nhỏ
bé nhƣng có bƣớc phát triển, đƣợc Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đánh giá là “đạt một số
kết quả nổi bật”: Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, nhất là trong lĩnh vực
nông lâm nghiệp…; cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển khá
(Tổng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997 - 2000 đạt trên
2.400 tỷ đồng) [52, Tr.4] ; đời sống nhân dân ổn định, một bộ phận cải thiện rõ; sự
nghiệp giáo dục, văn hóa và một số lĩnh vực khác về xã hội có chuyển biến tiến bộ
(đến năm 2000, toàn tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học - chống

11


mù chữ: 99,6% ngƣời trong độ tuổi từ 15 - 35 đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ) [52,
Tr.6]; chính trị ổn định, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội giữ vững; hệ
thống chính trị ngày càng củng cố, vai trò và hiệu lực lãnh đạo, quản lý của các cấp
ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cƣờng; quyền làm chủ
của nhân dân ở cơ sở ngày càng đƣợc phát huy. Những kết quả đó đã tạo cơ sở và
tiền đề cho sự phát triển trong giai đoạn tới [52, Tr.13].
Về truyền thống lịch sử, Bắc Giang cũng là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu
đời, in đậm truyền thống văn hiến, yêu nƣớc và cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, địa danh Bắc Giang gắn liền với những chiến
công vang dội mãi mãi đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc nhƣ Xƣơng
Giang, Cần Trạm, Yên Thế…
Với địa lý thuận lợi, cùng với con ngƣời Bắc Giang có truyền thống yêu

nƣớc, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng kiên cƣờng trong các cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trong công cuộc đổi mới và hội nhập, Bắc Giang đang
từng bƣớc vƣơn lên, phấn đấu tạo nên nhiều chuyển biến tích cực làm thay đổi diện
mạo kinh tế - xã hội.

1.1.2. Tình hình phát triển công nghiệp tỉnh trƣớc năm 2001
Về tốc độ phát triển ngành công nghiệp: Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn còn khó khăn, một số cơ sở công nghiệp Trung ƣơng vẫn trong
tình trạng sản xuất kinh doanh giảm sút; song, CN - TTCN địa phƣơng vẫn có mức
tăng trƣởng khá. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của công nghiệp địa phƣơng giai
đoạn 1997 - 2000 là 9,2%; trong đó công nghiệp quốc doanh tăng 24,3%, công
nghiệp ngoài quốc doanh tăng 7,1%. Một số sản phẩm của công nghiệp quốc doanh
địa phƣơng nhƣ: bao bì nhựa, may mặc, bia hơi... tăng khá, đƣợc thị trƣờng chấp
nhận [52, Tr.7].
Kinh tế nhà nƣớc đƣợc quan tâm tổ chức sắp xếp lại, gắn với đổi mới công
tác quản lý sản xuất kinh doanh. Tỉnh đã đề ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho
một số doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh địa phƣơng, thành lập mới Công ty
May xuất khẩu của tỉnh; tích cực tạo điều kiện để Trung ƣơng khởi công xây dựng

12


Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu, dự án cải tạo kỹ thuật Nhà máy Phân đạm và
Hóa chất Hà Bắc tại Bắc Giang, mở rộng cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu tại
huyện Lục Ngạn. Một số doanh nghiệp nhà nƣớc bƣớc đầu thích ứng với cơ chế thị
trƣờng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đã triển khai thực hiện Luật doanh nghiệp,
tiến hành cổ phần hóa 5 doanh nghiệp và chuyển đổi hình thức sở hữu 6 doanh
nghiệp nhà nƣớc khác, các doanh nghiệp sau khi thực hiện cổ phần hóa, sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả khá.
Kinh tế hợp tác và hợp tác xã có bƣớc chuyển biến. Toàn tỉnh có 102 hợp

tác xã nông nghiệp và 80 hợp tác xã trên các lĩnh vực khác; trong đó chuyển đổi
theo Luật 114 hợp tác xã, thành lập mới 68 hợp tác xã.
Một số hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ nhƣ: Hợp tác xã cơ khí Lạng Giang, Hợp tác xã chế biến hoa quả Kim Biên Lục Ngạn, Hợp tác xã dịch vụ cung ứng và tiêu thụ sản phẩm mây tre đan Tăng
Tiến - Việt Yên, Hợp tác xã vệ sinh môi trƣờng thị trấn Thắng- Hiệp Hòa... hoạt
động có hiệu quả, bảo đảm đời sống xã viên và tạo việc làm ổn định cho ngƣời lao
động. Các hình thức hợp tác nhƣ tổ liên gia, tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp... phát
triển đa dạng, phong phú ở nhiều địa phƣơng, cơ sở.
Các hình thức kinh tế khác đƣợc tạo điều kiện phát triển. Toàn tỉnh có 21
doanh nghiệp tƣ nhân, 59 công ty trách nhiệm hữu hạn; so với đầu năm 1997 tăng 6
doanh nghiệp tƣ nhân và tăng 28 công ty trách nhiệm hữu hạn. Một số doanh nghiệp
tƣ nhân chủ động, mạnh dạn vay vốn đầu tƣ, đổi mới công nghệ, thiết bị, do đó sản
xuất, kinh doanh đạt hiệu quả [52, Tr.5-6].
Công nghiệp ngoài quốc doanh và sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng
nghề với các ngành nghề nhƣ: chế biến nông lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu
xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí, may mặc... cũng có bƣớc phát
triển, đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông thôn.
Về cơ cấu ngành công nghiệp: Sự phát triển công nghiệp trên địa bàn đã góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,

13


giảm tỷ trọng nông, lâm, ngƣ nghiệp. Năm 1991, công nghiệp chiếm 6,19% GDP thì đến
năm 1996 tăng lên 8,21%. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm và tỷ trọng công
nghiệp trong GDP còn thấp. Năm 2000, giá trị nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng
cao (51,1%), giá trị công nghiệp- xây dựng và dịch vụ thấp (công nghiệp - xây
dựng: 14,3%, dịch vụ: 34,6%) [52, Tr.14].
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn bình quân giai đoạn 1997 - 2000

tăng chậm (0,6%); trong đó công nghiệp quốc doanh Trung ƣơng giảm 4%. Công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng quy mô nhỏ bé, chậm đổi mới công nghệ
thiết bị; chất lƣợng sản phẩm thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh trên thị
trƣờng kém. Một số doanh nghiệp có quy mô và vốn đầu tƣ tƣơng đối lớn nhƣng
công tác quản lý chƣa tốt, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Công nghiệp ngoài
quốc doanh phát triển chƣa ổn định, mức tăng trƣởng thấp. Đây là tồn tại và thách
thức lớn của công nghiệp địa phƣơng trong quá trình hội nhập và phát triển thời
gian tới. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản ở một số địa bàn chƣa đƣợc quan
tâm đúng mức [52, Tr.14-15].
Về hiện trạng cơ sở vật chất, nguồn lực công nghiệp: Mặc dù còn nhiều khó
khăn, nhƣng Tỉnh đã tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực để đầu tƣ xây
dựng, nâng cấp nhiều cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của
địa phƣơng, tạo thêm năng lực mới cho nền kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân.
Hệ thống giao thông đƣờng bộ tiếp tục đƣợc đầu tƣ xây dựng, cải tạo, nâng
cấp, tăng cƣờng quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng. Tính đến năm 2000,
đã rải nhựa đƣợc 320 km thuộc các tuyến quốc lộ 31, 37, 279, tỉnh lộ 284, 296, 293,
299 và một số trục đƣờng nội thị của thành phố Bắc Giang… Đã hoàn thành xây
dựng Cầu Vát, khởi công xây dựng Cầu Chũ, Cầu Điếm Tổng, Cầu Bố Hạ; xây
dựng thêm nhiều công trình phòng hộ trên các tuyến giao thông nhằm bảo đảm an
toàn cho các phƣơng tiện tham gia giao thông. Phong trào xây dựng quỹ phát triển
giao thông nông thôn của tỉnh đƣợc đông đảo nhân dân đồng tình hƣởng ứng. Đã
huy động đƣợc 150 tỷ đồng và hàng triệu ngày công để xây dựng, nâng cấp giao
thông nông thôn, trong đó rải nhựa, đổ bê tông, lát gạch 400 km đƣờng làng ngõ

14


xóm, chỉ còn 3 xã miền núi vùng cao, ô tô chƣa vào đƣợc trung tâm xã khi mƣa lũ
(giảm 5 xã so với đầu năm 1997) [52, Tr.3].
Lƣới điện quốc gia đƣợc mở rộng, đến 2000 toàn tỉnh đạt trên 90% số xã có

điện lƣới quốc gia. Một số trạm bơm lớn và hồ đập chứa nƣớc nhỏ đƣợc xây dựng,
trong đó nhiều công trình đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng, bƣớc đầu phát huy tác
dụng, góp phần phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, thực trạng của Tỉnh trong giai đoạn này là: Cơ sở hạ tầng kinh tế
xã hội chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ chất lƣợng
thấp. Một số trục đƣờng chính mới đƣợc đầu tƣ nâng cấp nhƣng do quản lý không
tốt nên có đoạn đã xuống cấp. Phần lớn đƣờng giao thông nông thôn vẫn là đƣờng
cấp phối; Lƣới điện nông thôn nhiều nơi không bảo đảm các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật, việc triển khai tiếp nhận lƣới điện trung áp ở khu vực nông thôn của ngành
điện còn chậm; Trong xây dựng cơ bản, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều
khó khăn do chính sách đền bù của Nhà nƣớc có nhiều thay đổi, cộng vào đó nhận
thức của một bộ phận nhân dân chƣa đúng đắn, bên cạnh đó một số nơi do chỉ đạo
chƣa tốt, nên đã ảnh hƣởng đến tiến độ, chất lƣợng thi công công trình.
Về nguồn nhân lực, theo số liệu của Cục thống kê Bắc Giang (Niên giám
thống kê - 2004), tính đến năm 2000 tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp
của tỉnh Bắc Giang là 24.242 ngƣời. Trong đó chiếm số lƣợng đông đảo nhất là lực
lƣợng lao động trong ngành công nghiệp chế biến [Phụ lục 1]. Đây đƣợc coi là một
thế mạnh nhất định của Tỉnh để thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp. Tuy nhiên,
Tỉnh cũng cần quan tâm tới công tác giáo dục đào tạo, dạy nghề để nâng cao chất
lƣợng lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội trong tƣơng lai.
Trong sản xuất kinh doanh, các thành phần kinh tế đƣợc khuyến khích phát
triển đúng hƣớng.
Công nghiệp quốc doanh trung ƣơng có 7 đơn vị: Công ty Phân đạm hóa
chất Hà Bắc; Xí nghiệp gạch Bích Sơn; Xí nghiệp gạch Tân Xuyên; Xí nghiệp gạch
chịu lửa Tam Tầng; Nhà máy xi măng Lâm Nghiệp; Xí nghiệp cơ khí xây dựng số 2
Công nghiệp quốc doanh tỉnh có 17 đơn vị: Nhà máy cơ khí Bắc Giang; Xí

15



nghiệp hóa chất Baryum; Xí nghiệp sứ gốm Sông Thƣơng; Nhà máy phân Lân Bắc
Giang; Xí nghiệp điện cơ Việt Đức; Công ty bia rƣợu – NGK Bắc Giang; Nhà máy
cơ khí Lục Ngạn; Công ty nhựa Bắc Giang; Nhà máy gạch Ngọc Lý; Nhà máy gạch
Hồng Thái; Nhà máy Xi măng Bắc Giang; Nhà máy gạch Thƣợng Lan; Xí nghiệp
vật liệu xây dựng Sông Thƣơng; Công ty Lâm sản; Xí nghiệp chế biến thực phẩm
nông sản; Xí nghiệp may Bắc Giang; Xí nghiệp in; Nhà máy bia HABADA; Nhà
máy nƣớc Bắc Giang.
Công nghiệp ngoài quốc doanh: 7.415 cơ sở, trong đó tập thể 38, công ty và
doanh nghiệp tƣ nhân 12. Cá thể 7.387, hỗn hợp 10 [30, Tr.71].
Kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp còn ít nhƣng hoạt
động khá hiệu quả, bƣớc đầu tạo việc làm ổn định cho ngƣời lao động nhƣ: Hợp tác
xã cơ khí Lạng Giang, Hợp tác xã chế biến hoa quả Kim Biên - Lục Ngạn, Hợp tác
xã dịch vụ cung ứng và tiêu thụ sản phẩm mây tre đan Tăng Tiến - Việt Yên, Hợp
tác xã vệ sinh môi trƣờng thị trấn Thắng - Hiệp Hòa... Các hình thức hợp tác nhƣ tổ
liên gia, tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp... phát triển đa dạng, phong phú ở nhiều địa
phƣơng, cơ sở.
Tuy nhiên, các thành phần kinh tế phát triển vẫn chƣa mạnh. Kinh tế nhà
nƣớc chƣa phát huy tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của địa phƣơng. Việc triển
khai thực hiện Luật doanh nghiệp tiến hành chậm, chỉ đạo thiếu kiên quyết. Năng
lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp còn nhiều mặt bất cập. Hoạt
động sản xuất - kinh doanh của một số doanh nghiệp kém hiệu quả.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ tuy có phát triển nhƣng việc quản lý nhà nƣớc trên
địa bàn làm chƣa tốt, một số cơ sở vi phạm quy định của Nhà nƣớc trong sản xuất
kinh doanh, nhƣng việc xử lý thiếu kiên quyết, kịp thời. Phát triển kinh tế trang trại
chƣa gắn với quy hoạch sản xuất chung của địa phƣơng, với xây dựng cơ sở hạ tầng
và chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Nhiều chủ trang trại thiếu vốn, thiếu kiến thức quản
lý, kỹ thuật, nhƣng chƣa đƣợc Nhà nƣớc quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ.
Đánh giá tổng quan
Là một tỉnh miền núi nhƣng chỉ cách Hà Nội 50 km, lại nằm ở khu vực giao


16


lƣu kinh tế phía Bắc và gần thị trƣờng Trung Quốc, có hệ thống giao thông đƣờng bộ,
đƣờng sắt, đƣờng sông và Quốc lộ 1A chạy qua. Tiềm năng đất đai, nguồn nhân lực
còn lớn. Đặc biệt nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống cách mạng kiên
cƣờng, có lòng yêu nƣớc sâu sắc, tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo.
Những thuận lợi này cùng với những thành tựu đạt đƣợc sau gần 15 năm thực hiện
công cuộc đổi mới đã tạo cơ sở vững chắc để Bắc Giang phát triển mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng còn gặp nhiều khó khăn thử thách đó là: Nền
kinh tế còn chậm phát triển, chƣa toàn diện và vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển
dịch còn chậm, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu; công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp còn nhỏ bé; sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trƣờng còn yếu,
điều kiện thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài trƣớc mắt chƣa thuận lợi... Điều đó đòi
hỏi Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với việc tập trung phát huy
những tiềm năng, lợi thế, cần nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn vƣợt qua thách
thức phấn đấu vƣơn lên trong giai đoạn mới.
1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công nghiệp
trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2005

1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp
Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ rằng để thủ tiêu tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, khai
thác tối ƣu các nguồn lực và các lợi thế, bảo đảm nhịp độ tăng trƣởng nhanh và ổn
định, giải quyết cơ bản các vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách,... con đƣờng để đạt đƣợc
nhanh nhất là công nghiệp hóa. Chủ trƣơng công nghiệp hóa ở nƣớc ta đƣợc bắt đầu
từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960), Đảng xác định: “thực hiện công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách
hợp lý, đồng thời gia sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ…” [106, Tr.60].
Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976) đã đề ra đƣờng
lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa giai đoạn mới ở nƣớc ta, trong đó nhấn

mạnh: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã
hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát

17


triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp
cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp” [106, Tr.72].
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ V (3/1982) có nhấn mạnh mục tiêu kinh tế là: “tiếp tục xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời tăng thêm trang bị kỹ thuật
cho các ngành kinh tế khác, và chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của
công nghiệp nặng trong chặng đường tiếp theo” [106, Tr.88].
“Nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường
trước mắt là tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức
đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp
nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp
nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý” [106, Tr.89].
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng ta đã quán triệt tƣ tƣởng công
nghiệp hóa: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa với nhịp độ tăng trưởng cao, bền vững và
có hiệu quả” [14, Tr.33].
Để tiếp tục những quan điểm, chủ trƣơng chính sách đổi mới, Đại hội Đảng
lần thứ VII (6/1991) đã chỉ rõ: Để thực hiện mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh theo con
đƣờng XHCN điều quan trọng nhất là phải cải tiến căn bản tình trạng kinh tế - xã
hội kém phát triển, phát triển lực lƣợng sản xuất công nghiệp hóa theo hƣớng hiện
đại gắn liền với việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung
tâm nhằm từng bƣớc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa không

ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Đại hội
Đảng VII cũng xác định mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) là đẩy
lùi và kiểm soát đƣợc lạm phát, ổn định phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản
xuất xã hội, ổn định và từng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân và bắt đầu có tích lũy
từ nội bộ nền kinh tế.
Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 7 năm 1994) của Đảng Cộng sản

18


×