Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển
nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009
Trần Việt Dũng
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Đăng Tri
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Tập hợp và hệ thống hóa lại các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài. Mô
tả một cách khách quan và toàn diện chủ trương, biện pháp và quá trình chỉ đạo
phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong thời gian từ năm 1997
đến năm 2009. Rút ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu cũng như hạn chế của
nông nghiệp ở Hải Dương và các kinh nghiệm lãnh đạo phát triển nông nghiệp của
Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong những năm 1997 - 2009.
Keywords: Đảng bộ tỉnh Hải Dương; Nông nghiệp; Lịch sử Đảng; Giai đoạn
1997-2009
Content
1. Lý do chọn đề tài
Xét về mặt lịch sử phát triển, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất hình thành
đầu tiên của xã hội loài người. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, nông
nghiệp luôn luôn là một ngành kinh tế lớn, có vai trò rất quan trọng trong lịch sử phát
triển kinh tế - xã hội của hầu hết quốc gia trên thế giới. Nông nghiệp có vai trò quan trọng
như vậy, bởi vì nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình sản
xuất ra tư liệu tiêu dùng thiết yếu nhất cho con người như lương thực, thực phẩm, mà
không một ngành sản xuất nào có thể thay thế được.
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, Đảng ta luôn đặt
ngành nông nghiệp ở vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành kinh tế. Đại hội IV chỉ rõ
“ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp
và công nghiệp nhẹ”. Đại hội lần thứ V cũng khẳng định “trong 5 năm 1981 – 1985 và
những năm 80, cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN… kết hợp nông
nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công – nông
nghiệp hợp lý. Đó là những nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong
chặng đường trước mắt”. Thông qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, nhiệm vụ đó lại
được cụ thể hơn và nhận thức rõ nét hơn cho phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới.
Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn lại có nhiệm vụ và kế hoạch phát triển khác nhau.
Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, đất đai và du
lịch. Đồng thời đây còn là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, có nhiều di tích lịch sử, văn
hóa nổi tiếng như: Côn Sơn, Kiếp Bạc; làng nghề, đặc sản truyền thống như: bánh đậu
xanh ở thành phố Hải Dương, vải thiều – Thanh Hà, gốm Cậy – Bình Giang, gốm Chu
Đậu – Nam sách,… Hải Dương còn nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc và
tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh (tháng 1/1997) đến nay, Đảng
bộ tỉnh Hải Dương đã có những quan điểm đúng đắn, với tư duy kinh tế năng động, nhằm
phát huy tiềm năng, thế mạnh và truyền thống vẻ vang của quê hương, thu hút mạnh
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Hải Dương đang được biết đến như một vùng
kinh tế khởi sắc và hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong tương lai không xa.
Đảng bộ tỉnh Hải Dương sau khi đã quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối của
Đảng đã đạt được những kết quả đáng kích lệ về nông nghiệp trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc thực hiện đường lối chính
sách phát triển nông nghiệp địa phương còn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết,
chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh.
Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương quán triệt và vận dụng
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước để lãnh đạo phát
triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009 để thấy được những thành tựu đạt được
cũng như những mặt còn hạn chế, qua đó rút ra những kinh nghiệm, bài học thực tiễn để
góp phần đẩy mạnh nền sản xuất nông nghiệp, nông thôn của tỉnh ở hiện tại cũng như
trong tương lai.
Với những ý nghĩa đó và được sự gợi ý của PGS.TS. Ngô Đăng Tri, tôi chọn đề tài
“Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm
2009” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian qua, đứng trước công cuộc đổi mới của Đảng đặc biệt là khi đất
nước tiến hành CNH-HĐH, mở cửa giao lưu hội nhập khu vực thì đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu của các cơ quan, các nhà quản lý đã nghiên cứu đề cập tới vấn đề phát
triển nông nghiệp ở nước ta. Các tác giả đã nghiên cứu, tiếp cận dưới các góc độ khác
nhau về kinh tế nông nghiệp, có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài được chia thành các nhóm sau:
- Các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế
nông nghiệp được đăng trên các báo, tạp chí. Đáng chú ý là: Phó Thủ Tướng Thường trực
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (2002): “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”, Báo Nhân dân, ngày 19 tháng 3; Phó Thủ Tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng (2002): “Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững người dân giàu lên”,
Tạp chí Cộng sản, tháng 10 (số 28), tr 6-11; Phó Thủ Tướng Thường trực Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng (2005): "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thành
tựu và giải pháp", Báo Nhân dân, ngày 28 tháng 7; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung
ương Đảng Phan Diễn (2002): “Tạo bước chuyển biến nông nghiệp hơn nữa tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, tháng 10 (số
28), tr 3-5; Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Nông nghiệp Việt Nam nửa đầu kế hoạch 5 năm
2001 - 2005”, Tạp chí Cộng Sản, (6), tr 59-63.
- Một số công trình khoa học đề cập đến nội dung của kinh tế nông nghiệp, quan
trọng như: Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Điền (1994), Công nghiệp hóa –
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội; Hồng Vinh (chủ biên - 1998), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trần Đình Thiên (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam phác thảo lộ trình,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đỗ Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Trần Ngọc Hiên (1997), Mối quan hệ công - nông nghiệp - dịch vụ trong sự hình thành nền
kinh tế thị trường ở nước ta, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Văn
Bích (1994), Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành tựu, vấn đề và triển vọng, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; PGS.TS Lê Đình Thắng (chủ biên - 2000), Chính sách phát
triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; TS Đặng Văn Thắng – TS Phạm Ngọc Dũng (2003), Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế công, nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng thực trạng và triển vọng, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ
đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Hữu Tiến (2008), Phát triển kinh tế nông
nghiệp nông thôn ở Việt Nam của Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; Đặng Kim Sơn (2006),
Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới và phát triển, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Chu Hữu Quý - Nguyễn Kế Tuấn (đồng Chủ biên) (2002), Con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Những công trình nghiên cứu này ở những góc độ khác nhau đều khẳng định vai
trò to lớn của nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế quốc dân. Một số tác phẩm đã
phân tích khá sâu thực trạng, dự kiến xu hướng phát triển và đề ra những giải pháp chung
nhất cho quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng đề cập đến vấn đề này
như: Phạm Ngọc Dũng (2002), Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công - nông nghiệp
ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Luận văn tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Việt Hùng
(2001): Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nông dân ngoại thành phát triển sản
xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn (1986 - 1996), Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh; Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng của Đào Thị Vân (2004): “Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH giai đoạn 1997 - 2003”,
Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng của Đào Trọng Độ (2007):
Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp (1986 - 2000), Đại học Quốc
gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng của Nguyễn Thị Hằng (2008): Đảng bộ tỉnh
Gia Lai lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nông nghiệp từ năm 1996 - 2006, Đại
học Quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng của Nguyễn Tuấn Thành (2009):
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm
1997 - 2006, Đại học Quốc gia Hà Nội. Những công trình nghiên cứu này phần nào làm
rõ sự vận dụng của một số Đảng bộ địa phương trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp gợi mở cho chúng tôi nhiều điều về lý luận, thực tiễn trong quá trình thực hiện
luận văn.
Đề cập trực tiếp đến kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hải Dương có: luận văn thạc
sĩ Lịch sử Đảng của Hoàng Thị Ánh Nga (2006): Quá trình thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Hải Dương từ 1997 đến 2005, Đại học Quốc
gia Hà Nội; những báo cáo tổng kết hàng năm do Ủy Ban Nhân dân tỉnh công bố.
Bên cạnh đó, cũng đã có một số công trình viết về sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh như: Hải Dương thế và lực mới trong thế kỷ XXI, xuất bản năm 2001; Địa chí
tỉnh Hải Dương, xuất bản năm 2008. Tuy nhiên, những công trình này chỉ viết một cách
tổng quát, chung chung mà không đi sâu nghiên cứu, phân tích cụ thể, chi tiết có hệ thống
về tình hình phát triển nông nghiệp của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2009.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ, toàn diện và khách quan sự lãnh đạo và chỉ
đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đối với vấn đề phát triển nông nghiệp trong những năm
từ 1997 đến 2009; đánh giá những thành tựu và hạn chế của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải
Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh; bước đầu rút ra một số kinh nghiệm của Đảng
bộ tỉnh Hải Dương trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp thời kì 1997 - 2009.
* Nhiệm vụ của luận văn
- Tập hợp và hệ thống hóa lại các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài.
- Mô tả một cách khách quan và toàn diện chủ trương, biện pháp và quá trình chỉ
đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong thời gian từ năm 1997 đến
năm 2009.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu cũng như hạn chế của nông nghiệp
ở Hải Dương và các kinh nghiệm lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương trong những năm 1997 - 2009.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về lãnh đạo, chỉ đạo
phát triển kinh tế nông nghiệp ở Hải Dương trong những năm 1997 - 2009.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung: Luận văn tìm hiểu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Hải Dương đối với vấn đề phát triển nông nghiệp.
+ Về mặt thời gian: là từ năm 1997 đến năm 2009.
Sở dĩ đề tài lấy mốc thời gian khởi đầu là năm 1997 là vì đó là năm tỉnh Hải
Dương được tái lập và năm 2009 là thời điểm tác giả bắt đầu thực hiện đề tài.
+ Về mặt không gian: là trong phạm vi tỉnh Hải Dương hiện nay.
Tuy nhiên, để thấy được quá trình phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương từ năm
1997 đến năm 2009, đề tài có đề cập ở mức độ nhất định đến thời gian trước năm 1997,
trong phạm vi tỉnh Hải Hưng.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
* Nguồn tài liệu:
Nguồn tư liệu chính của luận văn là các Nghị quyết Đại hội, Hội nghị của tỉnh ủy
Hải Dương, các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND tỉnh Hải Dương, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh, niên giám thống kê các năm của Hải Dương từ 1997 đến
2009; các Chỉ thị của Đảng về phát triển nông nghiệp. Chúng tôi cũng thực hiện sự khảo
sát thực tế ở một số địa phương trong tỉnh Hải Dương nơi bản thân đang công tác.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng tư liệu thông qua các sách, tạp chí, đặc biệt là các
sách viết về chủ trương chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng, Nhà nước có
liên quan đến đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu:
Với nội dung và phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn sử dụng những phương
pháp truyền thống trong nghiên cứu lịch sử, chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương
pháp lô gic, ngoài ra còn có các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh số liệu để làm rõ nội dung cần nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách tương đối hệ thống và toàn diện sự lãnh đạo và chỉ
đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đối với vấn đề phát triển nông nghiệp ở Hải Dương;
trên cơ sở đó nêu lên những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn mắc phải và bước
đầu rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với vấn đề
phát triển nông nghiệp. Đồng thời luận văn còn cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu và
giảng dạy lịch sử Đảng bộ địa phương trong thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được bố cục
làm 3 chương:
Chương I: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong những
năm 1997 – 2000
Chương II: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp
từ năm 2001 đến năm 2009
Chương III: Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu.
References
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh lần
thứ XII, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Hải Dương.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh lần
thứ XIII, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Hải Dương.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh lần
thứ XIV, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Hải Dương.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2002), Báo cáo tổng kết công tác hội và
phong trào nông dân năm 2001, phương hướng, nhiệm vụ năm 2002, Lưu trữ
văn phòng Tỉnh ủy Hải Dương.
5. Ban chỉ đạo Trung ương tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (2006),
Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông nghiệp và thủy sản năm 2006, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
6. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (7/1007), Các chương trình, đề án thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh hải Dương lần thứ XIV.
8. Nguyễn Văn Bích (1994), Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành tựu, vấn đề và
triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2000), Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Nông nghiệp Việt Nam trên con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
12. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam 61 tỉnh thành, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Nông nghiệp Việt Nam nửa đầu kế hoạch 5 năm 2001 -
2005”, Tạp chí Cộng Sản, (6), tr 59-63.
14. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (1996), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 1995,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
15. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (1997), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 1996,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
16. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (1998), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 1997,
Nxb Thống kê, Hà Nội
17. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (1999), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 1998,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
18. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2000), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 1999,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
19. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2001), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2000,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
20. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2002), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2001,
Nxb Thống kê, Hà Nội
21. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2003), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2003,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
22. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2004), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2003,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
23. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2005), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2004,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
24. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2006), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2005,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
25. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2007), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2006,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
26. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2008), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2007,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
27. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2009), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2008,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
28. Phan Diễn (2002): “Tạo bước chuyển biến nông nghiệp hơn nữa tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, tháng 10
(số 28), tr 3-5.
29. Phạm Ngọc Dũng (2002), Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công - nông nghiệp ở
đồng bằng sông Hồng, thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
30. Nguyễn Tấn Dũng (19/3/2002), "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước", Báo Nhân dân.
31. Nguyễn Tấn Dũng (2002): “Để nông nghiệp nông thôn phát triển bền vững, người
dân giàu lên”, Tạp chí Cộng sản, tháng 10 (số 28), tr 6-11.
32. Nguyễn Tấn Dũng (28/7/2005)," Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn, thành tựu và giải pháp", Báo Nhân dân.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung
ương khóa VII (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6
(lần 1) khóa VIII “ Về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1999 và vấn đề phát triển
nông nghiệp nông thôn”
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết số 06-NQ/TW “Về một số vấn đề phát
triển nông nghiệp và nông thôn”
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đảng cộng sản Việt Nam (02/2001), Chỉ thị của Bộ chính trị về đấy mạnh nghiên
cứu, ứng dụng về khoa học và công nghệ phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và
nông thôn, Hà Nội.
43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các nghị quyết của Trung ương Đảng 2001 - 2004,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49. GS. Nguyễn Điền (1991), Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở
các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
50. Đào Trọng Độ (2007), Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
(1986 - 2000), Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV,
Hà Nội.
51. Đỗ Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Nguyễn Thị Hằng (2008): Đảng bộ tỉnh Gia Lai lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nông nghiệp từ năm 1996 - 2006, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
53. Trần Ngọc Hiên (1997), Mối quan hệ công - nông nghiệp - dịch vụ trong sự hình thành
nền kinh tế thị trường ở nước ta, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
54. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Khảo sát những điều kiện để thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở một số tỉnh đồng bằng sông
Hồng, Đề tài khoa học cấp cơ sở 1989 -1999, Hà Nội.
55. Nguyễn Việt Hùng (2001): Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nông dân
ngoại thành phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn (1986 -
1996), Luận văn tiến sĩ lịch sử, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
56. Hoàng Thị Ánh Nga (2006): Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn ở tỉnh Hải Dương từ 1997 đến 2005, Luận văn thạc sĩ lịch sử,
Trường Đại học KHXH&NV, Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Chu Hữu Quý - Nguyễn Kế Tuấn (đồng Chủ biên) (2002), Con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới và phát
triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
60. Sở Địa chính tỉnh Hải Dương (1998), Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Hải
Dương thời kỳ 1997 – 2010, Lưu trữ UBND tỉnh Hải Dương.
61. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương (5/2007), Báo cáo xây dựng quy hoạch
phát triển chăn nuôi tỉnh Hải Dương theo hướng sản xuất tập trung, quy mô
lớn, gắn với chế biến tiêu thụ giai đoạn 2006 – 2010, Lưu trữ Sở Nông nghiệp
& PTNT tỉnh Hải Dương.
62. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương (2005), Báo cáo tổng kết chương trình
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2001 – 2005,
Lưu trữ Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương.
63. Nguyễn Tuấn Thành (2009), Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển nông
nghiệp, nông thôn trong những năm 1997 – 2006, Luận văn thạc sĩ lịch sử,
Trường Đại học KHXH&NV, Hà Nội.
64. Lê Đình Thắng (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị
quyết 10 của Bộ chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
65. Phạm Văn Thắng - TS. Phạm Ngọc Dũng (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công,
nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
66. Trần Đình Thiên (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam phác thảo lộ
trình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
68. Nguyễn Hữu Tiến (2008), Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam của
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
69. Tỉnh ủy Hải Dương (5-2001), Về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa, Chương trình hành động số 4 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải
Dương.
70. Tỉnh ủy Hải Dương (6 - 2001), Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn, Chương trình hành động số 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Hải Dương.
71. Tỉnh ủy Hải Dương (1997), Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XII,
Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Hải Dương.
72. Tỉnh ủy Hải Dương (1998), Nghị quyết 05/NQ-TU của Tỉnh ủy về chương trình phát
triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2000, Lưu trữ văn phòng Tỉnh
ủy Hải Dương.
73. Tỉnh ủy Hải Dương (2001), Chương trình số 11-CTr/TU về Đẩy mạnh phát triển
kinh tế nông nghiệp Hải Dương giai đoạn 2001 – 2005 theo hướng sản xuất
hang hóa, Lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy.
74. Tỉnh ủy Hải Dương (2002), Nghị quyết 09-NQ/TU về tình hình thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 và những chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm
2002, Lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy.
75. Tỉnh ủy Hải Dương (2006), Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2006 – 2010, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Hải Dương.
76. Tỉnh ủy Hải Dương (02/10/2008), Nghị quyết số 12-NQ/TU Về kiểm điểm giữa nhiệm
kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XIV, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Hải Dương.
77. Tỉnh ủy Hải Dương (10/2008), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn, Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Hải Dương.
78. Tỉnh ủy Hải Hưng (1996), Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ VII,
Lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Hải Dương.
79. Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân – UBND tỉnh hải Dương (2008), Địa chí Hải Dương,
tập I (phần kinh tế), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
80. UBND tỉnh Hải Dương (2002), Đề án hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng từ ô
thửa nhỏ thành ô thừa lớn, Lưu trữ UBND tỉnh Hải Dương.
81. UBND tỉnh Hải Dương (2004), Hải Dương thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
82. UBND tỉnh Hải Dương (2006), Báo cáo kết quả thực hiện đề án phát triển chăn nuôi
– thủy sản tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 – 2005 và phương hướng, giải pháp
thực hiện giai đoạn 2006 – 2010, Lưu trữ UBND tỉnh hải Dương.
83. UBND tỉnh Hải Dương (01/2007), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2006
và phương hướng nhiệm vụ năm 2007.
84. UBND tỉnh Hải Dương (01/2008), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2007
và phương hướng nhiệm vụ năm 2008.
85. UBND tỉnh Hải Dương (01/2009), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2008
và phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
86. UBND tỉnh Hải Dương (01/2010), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2009
và phương hướng nhiệm vụ năm 2010.
87. UBND tỉnh Hải Dương (2008), Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải
Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Lư trữ UBND tỉnh Hải
Dương.
88. Đào Thị Vân (2004): “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH-HĐH giai đoạn 1997 - 2003”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng,
Đại học Quốc gia Hà Nội
89. Hồng Vinh (Chủ biên - 1998), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
90. Viện Chiến lược – Bộ Kế hoạch và đầu tư (2006), Báo cáo tổng hợp rà soát, điều
chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH đến
năm 2020.