Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK: MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI (Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

ĐOÀN THÙY DƢƠNG

SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK:
MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI
(Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

ĐOÀN THÙY DƢƠNG

SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK:
MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI
(Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60 31 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thanh Trƣờng

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc tích cực và nghiêm túc, luận văn “Sinh viên và mạng xã
hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển vốn xã hội”(Khảo sát tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) đã được
hoàn thành. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Đào Thanh
Trường, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học đã dạy dỗ và truyền
đạt những tri thức quý báu trong suốt những năm qua, để tôi có thể hoàn thành tốt khóa
học của mình.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian có hạn, trình độ năng lực của bản
thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
những góp ý của các thầy cô giáo khoa Xã hội học để tôi được rút kinh nghiệm trong
những nghiên cứu sau đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Học viên


Đoàn Thùy Dương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu.......................................................................................3
2.1. Các tài liệu về việc sử dụng Internet của sinh viên ......................................3
2.2. Các tài liệu về mạng xã hội...........................................................................5
2.3. Tình hình nghiên cứu về vốn xã hội .............................................................6
2.4. Tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa internet và vốn xã hội .................10
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................13
3.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài ...........................................................................13
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................14
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................14
4.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................14
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................14
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ...................................................14
5.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................14
5.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................14
5.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................15
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...............................................15
6.1. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................15
6.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................15
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................15
8. Khung lý thuyết ...............................................................................................19
9. Tính mới của đề tài ..........................................................................................20
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................21
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................21
1.1. Các khái niệm ...............................................................................................21

1.1.1. Khái niệm mạng xã hội ............................................................................21
1.1.2. Khái niệm mạng xã hội Facebook ...........................................................26
1.1.3. Khái niệm “Sinh viên” .............................................................................32
1.1.4. Khái niệm “Vốn xã hội” ..........................................................................32


1.1.5. Khái niệm “Lối sống” ..............................................................................35
1.1.6. Khái niệm “Quan hệ xã hội” ....................................................................35
1.1.7. Khái niệm “Tiến triển” ............................................................................36
1.2. Lý thuyết áp dụng .........................................................................................36
1.2.1. Lý thuyết vốn xã hội ................................................................................36
1.2.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội ......................................................................39
1.2.3. Lý thuyết về tương tác xã hội ..................................................................43
1.3. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu.....................................................................48
1.3.1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ......................................48
1.3.2. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ............................................49
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ...............................................................................50
2.1. Tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay ..........50
2.1.1. Thời gian, tần suất sử dụng Facebook của sinh viên ...............................51
2.1.2. Cách thức chia sẻ thông tin trên Facebook của sinh viên ........................58
2.1.3. Số lượng bạn bè trên Facebook của sinh viên .........................................62
2.2. Mục đích, nguyên nhân sử dụng Facebook của sinh viên ........................65
2.2.1. Mục đích sử dụng Facebook của sinh viên ..............................................65
2.2.2. Nguyên nhân sử dụng Facebook của sinh viên .......................................69
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN SỰ
TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ..................................................71
3.1. Tác động tích cực của Facebook đến quá trình tiến triển vốn xã hội
của sinh viên .........................................................................................................71
3.1.1. Facebook là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy quá trình tương tác

xã hội, hỗ trợ tương tác trong việc trao đổi thông tin, cung cấp thông tin
đa chiều, phong phú cho sinh viên.....................................................................71
3.1.2. Facebook giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ xã hội cả trên
mạng và thực tế ..................................................................................................75
3.1.3. Facebook góp phần củng cố và xây dựng nên một cộng đồng ảo với
đông đảo những “cư dân mạng” thường xuyên tương tác với nhau ..................82
3.1.4. Mạng lưới xã hội ảo và khả năng tạo ra vốn xã hội thực ........................84


3.1.5. Đánh giá về tác động tích cực của Facebook đối với sinh viên ..............91
3.2. Tác động tiêu cực của Facebook đối với quá trình tiến triển vốn xã
hội của sinh viên...................................................................................................92
3.2.1. Tương tác trong thế giới ảo ảnh hưởng đến tâm lý khẳng định mình,
khả năng hoàn thiện bản thân trong thực tế của sinh viên .................................92
3.2.2. Những thói quen tốt bị mất đi và thay vào đó bởi nhiều thói quen
không tốt ............................................................................................................93
3.2.3. Lãng phí thời gian, gây nên những tương tác dạng cạnh tranh ...............94
3.2.4. Thay đổi cách thức giao tiếp với những người xung quanh ....................95
3.2.5. Đánh giá về tác động tiêu cực của Facebook đối với sinh viên ..............98
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ .............................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu .............................................................................17
Bảng 2.1: Tương quan giữa trường học với hành động đầu tiên khi vào Internet ......54
Bảng 2.3: Tương quan giữa trường học với tần suất truy cập Facbook trong
1 ngày ......................................................................................................56
Bảng 2.2: Những mục thông tin bản thân được sinh viên điền chính xác trên
Facebook ...................................................................................................59

Bảng 2.3: Quan niệm của sinh viên về việc kết bạn trên Facebook ..........................62
Bảng 2.4: Tương quan giữa trường học với số lượng bạn bè trên Facebook ............64
Bảng 2.5: Tương quan giữa trường học với mục đích tìm kiếm thông tin phục
vụ học tập .................................................................................................67
Bảng 2.6: Tương quan giữa giới tính và việc sử dụng Facebook để kết bạn với
người mới ................................................................................................67
Bảng 2.7: Tương quan giữa yếu tố năm học và mục đích sử dụng Facebook ...........68
Bảng 3.1: Tương quan giữa năm học với mức độ ảnh hưởng của các thông tin
trên Facebook ..........................................................................................72
Bảng 3.2: Mức độ tin tưởng của sinh viên với các thông tin trên Facebook .............73
Bảng 3.3: Mức độ chia sẻ các thông tin khi nói chuyện với những người bạn
không quen trên Facebook........................................................................80
Bảng 3.4: Tương quan giữa giới tính với sự thay đổi các mối quan hệ xã hội
thực của sinh viên sau khi dùng Facebook ..............................................81
Bảng 3.5: Tương quan giữa trường học với sự thay đổi các mối quan hệ xã hội
thực của sinh viên sau khi dùng Facebook ..............................................82
Bảng 3.7: Tương quan giữa giới tính với việc tìm được nơi ở qua các mối quan
hệ trên Facebook .......................................................................................86
Bảng 3.8: Tương quan giữa trường học với vai trò của mối quan hệ xã hội trên
Facebook đối với đời sống của sinh viên ................................................87
Bảng 3.9: Tương quan giữa học lực với vai trò của các mối quan hệ xã hội trên
Facebook đối với đời sống của sinh viên ................................................88
Bảng 3.10: Tương quan giữa nơi ở với vai trò của các mối quan hệ xã hội trên
Facebook đối với đời sống của sinh viên ................................................89
Bảng 3.11: Tương quan giữa giới tính với cách thức trao đổi của sinh viên sau
khi dùng Facebook ..................................................................................96
Bảng 3.12: Tương quan giữa trường học với cách thức trao đổi của sinh viên
sau khi dùng Facebook ............................................................................97
Bảng 3.13: Mức độ gặp gỡ trực tiếp ngoài thực tế sau khi sử dụng Facebook .........97
Biểu 3.8: Đánh giá về mặt tiêu cực khi sử dụng Facebook ......................................98



DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Thống kê lượng người dùng Facebook. .......................................................28
Biểu 2.1: Số người sử dụng mạng xã hội Facebook ................................................50
Biểu 2.2: Thời gian sử dụng Facebook ....................................................................51
Biểu 2.3: Tương quan giữa trường học và thời gian sử dụng Facebook của
sinh viên .................................................................................................52
Biểu 2.4: Một số số liệu thao khảo về thói quen làm việc đa nhiệm đồng thời
trên Internet của người dùng Internet việt Nam ......................................53
Biểu 2.5: Hành động đầu tiên khi vào Internet ........................................................54
Biểu 2.6: Tần suất sinh viên truy cập vào Facebook trong một ngày ......................55
Biểu 2.7: Tương quan giữa nơi ở hiện tại của sinh viên với tần suất truy cập
vào Facebook trong một ngày ................................................................56
Biểu 2.8: Tương quan giữa năm học của sinh viên với tần suất truy cập vào
Facebook trong một ngày .......................................................................57
Biểu 2.9: Thời điểm vào Facebook của sinh viên ....................................................57
Biểu 2.10: Tương quan giữa trường học với thời điểm vào Facebook ....................58
Biểu 2.11 : Tương quan giữa giới tính với mục thông tin giới tính trên Facebook ......60
Biểu 2.12: Thành phần bạn bè trong danh sách của sinh viên .................................63
Biểu 2.13: Số lượng bạn bè trên Facebook của sinh viên ........................................64
Biểu 2.14: Mục đích sử dụng Facebook của sinh viên ............................................65
Biểu 2.15: Nguyên nhân sử dụng Facebook của sinh viên ......................................69
Biểu 3.1: Mức độ ảnh hưởng của các thông tin trên Facebook đến sinh viên .........72
Biểu 3.2: Sự tham gia của sinh viên vào các hội, nhóm trên Facebook ..................75
Biểu 3.3: Nguyên nhân sinh viên tham gia vào các hội, nhóm trên Facebook ........76
Biểu 3.4: Tương quan giữa giới tính với mức độ chủ động nói chuyện với
những người không quen trên Facebook của sinh viên ..........................79
Biểu 3.5: Sự thay đổi các mối quan hệ xã hội thực của sinh viên sau khi dùng
Facebook .................................................................................................80

Biểu 3.6: Đánh giá về mặt tích cực khi sử dụng Facebook .....................................91
Biểu 3.7: Lựa chọn của sinh viên về cách thức trao đổi sau khi dùng Facebook ....95


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ,
đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống của con người. Trong đó, có thể kể đến sự ảnh hưởng của internet trong tất cả
các mặt của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị. Internet đã và đang kết nối
mọi người trên thế giới với nhau, nó phá vỡ mọi khoảng cách về biên giới, không
gian, thời gian, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp xã hội. Từ
khi có internet thì cũng xuất hiện các loại hình tìm kiếm thông tin, giải trí, kết nối
xã hội, trong đó không thể thiếu được các mạng xã hội đang được rất nhiều người
sử dụng như: Google+, Facebook, Yahoo, Skye, Myspace… Mạng xã hội ở đây
được hiểu là một loại hình dịch vụ trên internet mới phát triển trong kỷ nguyên số,
ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin. Mạng xã hội là dịch vụ kết nối
các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
không phân biệt không gian và thời gian, đồng thời nó được tạo nên thông qua các
tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng mạng.
Một trong những đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất chính là sinh
viên. Mạng xã hội trở thành một xu hướng không thể thiếu đối với thanh niên nói
chung và đối với sinh viên nói riêng. Với đặc thù là những người trẻ tuổi, có tri
thức, có tính năng động nên sinh viên là đối tượng rất dễ dàng tiếp cận những cái
mới. Vì vậy, việc thường xuyên sử dụng internet và mạng xã hội, trở thành công
dân mạng có thể làm thay đổi các hoạt động giao tiếp và một số quan niệm của họ
về giá trị của các quan hệ xã hội mà họ tiếp xúc và đối xử với quan hệ đó.
Facebook là một mạng xã hội lớn được rất nhiều người sử dụng trên thế giới.
Mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến những lối sống, quan hệ xã hội của con
người. Những ảnh hưởng đó có tính chất pha trộn, mang tính hai mặt (cả mặt tích

cực và tiêu cực). Đặc biệt, việc tìm kiếm và thiết lập mạng lưới bạn bè trên
Facebook sẽ giúp cho người sử dụng tạo lập và duy trì một lượng “vốn xã hội” của
mình. Vốn xã hội từ Facebook có thể là cơ sở tạo ra những loại hình vốn xã hội
khác như vốn tài chính, vốn con người nhằm giúp cá nhân đạt được mục đích nhất
định mà cá nhân đó mong muốn. Có thể nói, trong những năm gần đây mạng xã hội

1


Facebook đã trở thành một hiện tượng xã hội điển hình, thể hiện nhu cầu giao tiếp
xã hội và giải trí. Nó tạo ra cho mỗi người một cộng đồng xã hội bao gồm những
người quen biết và không quen biết, sự đa dạng về môi trường xã hội trên
Facebook, sự tự do trong việc trao đổi thông tin, tâm tư tình cảm…hoặc ngay cả các
yếu tố công việc, kinh tế cũng được đưa vào Facebook để trao đổi. Nhìn chung,
Facebook dần trở thành một công cụ xã hội không thể thiếu đối với nhiều người,
đặc biệt là giới trẻ, nhóm sinh viên. Song bất kỳ một vấn đề, hiện tượng xã hội nào
xuất hiện đều mang trong nó hai mặt: tích cực và tiêu cực, vấn đề đặt ra là chủ thể
sử dụng công cụ Facebook này như thế nào thì tác động ngược trở lại của nó đối với
con người, xã hội sẽ như vậy. Bởi vậy, nghiên cứu mạng xã hội Facebook trở thành
một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là ngôi trường với những đặc
thù riêng như: Sinh viên được đào tạo, nghiên cứu các ngành khoa học xã hội, văn
hóa (lịch sử, văn học, báo chí, xã hội học, công tác xã hội, đông phương học…).
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường chuyên đào tạo, nghiên cứu về
công nghệ thông tin, công nghệ điện tử là hai khách thể nghiên cứu được lựa chọn
để nghiên cứu trong đề tài. Mỗi một môi trường sẽ tạo nên những đặc thù riêng,
điều đó sẽ ảnh hưởng tới các tri thức, hiểu biết, phương pháp tiếp cận các vấn đề
của sinh viên ở từng trường là khác nhau, trong đó có phương pháp tiếp cận, mục
đích sử dụng Facebook cũng là khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu lựa chọn sinh
viên của hai trường trên là cơ sở để có sự so sánh giữa sinh viên của hai khối trường

có đặc thù khác nhau (giữa khối xã hội và khối kỹ thuật) đồng thời xem xét sự ảnh
hưởng của mạng xã hội Facebook đến sinh viên của mỗi trường có những vấn đề
nào đặt ra.
Với những lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xã hội học
với đề tài Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển
vốn xã hội (Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông). Nhằm phân tích và nhìn thấy được hiện
trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay. Những tác động của
nó đối với mạng lưới quan hệ xã hội của sinh viên hiện nay. Từ đó có cái nhìn khái
quát nhất về vấn đề trong một khía cạnh tiếp cận mới, đánh giá và đưa ra được xu

2


hướng sử dụng mạng xã hội Facebook của một bộ phận sinh viên trong một vài năm
tiếp theo.
Đề tài là sự kết hợp giữa các kiến thức của xã hội học lối sống, xã hội học
khoa học và công nghệ. Vì vậy các nghiên cứu, bài viết có liên quan đến đề tài này
dựa trên những tài liệu về lối sống của thanh niên, ảnh hưởng của Internet đến sinh
viên và đặc biệt là những đề tài liên quan đến mạng xã hội, đánh giá vấn đề dưới
góc độ xã hội học khoa học công nghệ.
2. Tổng quan nghiên cứu
Là một hiện tượng xã hội, một trào lưu xã hội nảy sinh trong hơn thập kỷ qua
không chỉ ở cấp độ lãnh thổ mà là trên toàn thế giới, mạng xã hội Facebook đã được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới những cách tiếp cận khác nhau. Sự phát triển
này đã đánh dấu mạnh mẽ những biến đổi xã hội, sự mở rộng không biên giới các
mối quan hệ và sự tự do của con người trong một khía cạnh xã hội nhất định. Mạng
xã hội Facebook đã đáp ứng một nhu cầu lớn của con người trong đời sống xã hội
hiện đại. Nghiên cứu về mạng xã hội, mạng lưới xã hội là một vấn đề đã được nghiên
cứu xuyên suốt trong nhiều thập kỷ qua. Mỗi một thời điểm, mạng lưới xã hội của

con người lại có những biến đổi khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó
có sự tác động mạng mẽ của yếu tố khoa học công nghệ. Để làm cơ sở cho đề tài
nghiên cứu và phân tích, tác giả xin được đi vào phân tích tổng quan nhất những
nghiên cứu xã hội cả ở trong nước và ngoài nước các vấn đề liên quan đến mạng lưới
xã hội, khoa học công nghệ trong mối quan hệ mật thiết với sự biến đổi mạng lưới xã
hội…từ đó có thể thấy được những biến đổi trong nghiên cứu, trong hành vi, lối sống
của con người, đặc biệt là nhóm sinh viên trong việc tiếp cận khoa học và công nghệ,
sử dụng khoa học và công nghệ như một công cụ gắn kết và mở rộng mạng lưới xã
hội của cá nhân, phục vụ một phần nào đó nhu cầu của họ. Hay nói cách khác, đây là
phần trả lời cho câu hỏi, thế giới nghiên cứu những gì, Việt Nam nghiên cứu những
gì liên quan đến mối quan hệ giữa con người và khoa học công nghệ (mạng
Facebook), với tư cách như một công cụ để phát triển vốn xã hội của con người.
2.1. Các tài liệu về việc sử dụng Internet của sinh viên
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội” của Bùi
Hoài Sơn đã đi vào làm rõ hơn lý thuyết về mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội và việc

3


sử dụng Internet; lý thuyết về vốn xã hội và việc sử dụng Internet; quan điểm về sự
khác biệt trong sử dụng Internet và lý thuyết về sự bắt chước. Nghiên cứu đã chỉ ra
những thay đổi văn hóa và xã hội do việc sử dụng Internet mang lại như sự hình thành
thế giới ảo, những giá trị xã hội mới hoặc các loại tội phạm mới ra đời như môi giới
mại dâm, lừa đảo trên mạng, phá hủy dữ liệu, ăn cắp thông tin…Cuối cùng nghiên cứu
đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực khi sử dụng Internet.
Đề tài “Tác động của Internet đến lối sống của sinh viên” của Nguyễn Quý
Thanh đã phân tích như sau: Internet là một phương tiện truyền thông kiểu mới, có
tác động đa chiều, thậm chí trái ngược nhau đến hoạt động học tập, giải trí và định
hướng giá trị của sinh viên Việt Nam hiện nay. Qua Internet làm cho lối sống của
sinh viên trở lên năng động hơn, hướng ngoại nhiều hơn, định hướng giá trị mang

tính tự do hơn so với các thế hệ sinh viên trước kia. Cuốn sách Internet - Sinh viên Lối sống, nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới vớí các nội
dung về tác động xã hội của Internet tới hoạt động học tập, hoạt động giải trí, những
quan điểm về lối sống của sinh viên hiện nay.
Nghiên cứu của Huỳnh Văn Thông về “Một số vấn đề về lối sống Internet
và ảnh hưởng của nó đến hoạt động giao tiếp của người dùng Internet Việt
Nam” cho thấy những ảnh hưởng của Internet đến thời gian sử dụng Internet và
phân tích lối sống di động xã hội Internet.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Bước đầu nghiên cứu về thực trạng nghiện
internet của học sinh THCS trên địa bàn Quận Hải Quân và Liên Chiểu - Thành
phố Đà Nẵng” của Bùi Thị Huệ (Trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng) đã chỉ ra một số
tác động tiêu cực của Internet đến giới trẻ hiện nay. Theo nghiên cứu cho thấy thời
gian mà giới trẻ dành cho Internet càng nhiều sẽ gây nên tâm lý lo lắng cho phụ
huynh càng lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng
quá nhiều thậm chí là lạm dụng phương tiện internet trong đời sống của giới trẻ
như: mạng Internet dễ dần tới sự say mệ, lôi cuốn quá đà, ảnh hưởng đến sức khỏe,
học tập và có những cách cư xử lạ, rơi vào chứng bệnh “nghiện Internet”. Đây là
những tác động tiêu cực mà con người phải đối mặt khi có sự xuất hiện của một
phương tiện truyền thông mới, đồng thời cho thấy một khía cạnh về lối sống của
tầng lớp thanh niên hiện nay trong xã hội hiện đại.

4


Nghiên cứu có tên “Tác động của Truyền thông đại chúng đến lối sống của
sinh viên hiện nay” của Đinh Quang Hùng tại Học viện Cảnh sát Nhân dân cho
thấy vai trò của truyền thông đại chúng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Các
thông tin của phương tiện truyền thông đại chúng tác động vào trí thức sinh viên
hình thành nên tri thức, thái độ hành vi mới thay thế thái độ hành vi cũ theo hai
chiều hướng tiêu cực (xa rời thực tế và các giá trị truyền thống, coi trọng địa vì và
tiền bạc…) và tích cực (tìm hiểu nhiều kiến thức, thông tin, mạng lưới quan hệ xã

hội được mở rộng). Đây cũng là một thực tế xã hội phải đối mặt trong thời kỳ công
nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay. Hay nói cách khác, nó là một mặt khác của
quá trình biến đổi xã hội, phát triển xã hội ở Việt Nam thời gian qua.
2.2. Các tài liệu về mạng xã hội
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến thanh niên trong thời đại
đa truyền thông” của Lê Thị Dung và Mai Thanh Thảo (Viện Nghiên cứu và Phát
triển Thanh niên TP. Hồ Chí Minh) đã đưa ra những vấn đề nảy sinh của mạng xã
hội trong thời đại hiện nay. Và nghiên cứu cũng đưa ra mặt tích cực khi sử dụng
mạng xã hội như: đó là nơi gắn kết cộng đồng, giúp đỡ chia sẻ với những người có
hoàn cảnh khó khăn. Mặt tiêu cực như: lợi dụng sự phát tán thông tin của mạng xã
hội nhiều người đã sử dụng mạng xã hội để đưa các clip, hình ảnh sex, những thông
tin có nội dung lệch lạc. Bên cạnh đó có nhiều thanh thiếu niên nghiên game online,
game sex… làm giảm thể lực và tinh thần của thanh thiếu niên.
Tác phẩm “Thế giới phẳng” của Thomas Fredman cho thấy sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin và kết nối mọi người với nhau thông qua các
phương tiện thông tin (đặc biệt là Internet) và tạo ra một thế giới phẳng, không có
sự cản trở về mặt địa lý, không gian, thời gian hay nói cách khác nó giúp con người
có những mối quan hệ trên nhiều khía cạnh của đời sống xã hội vượt qua khả năng
của con người về vấn đề đại lý, không gian, trình độ xã hội. Hay nói cách khác
Tác phẩm “Hiệu ứng Facebook và cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã
hội” của David Kirkpatrick ghi lại thành một câu chuyện chân thực vè cội nguồn,
sự ra đời và quá trình hình thành của Facebook, những khó khăn và những thành
công của nó. Yếu tố đưa đến sự phát triển của mạng xã hội này không phải ở chỗ
đơn thuần chỉ là yếu tố thương mại trực diện mà chính là sự chia sẻ, truyền nhiệt từ

5


tất cả những con người có chung mối quan tâm, niềm đam mê để tạo ra hiệu ứng
tích cực trong cộng đồng, tổ chức và doanh nghiệp.

Qua những đề tài, nghiên cứu, các bài viết trên đều nêu lên những ảnh hưởng
của Internet đối với đời sống của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên để phân tích kỹ hơn
về một chiều cạnh đối với một nhóm đối tượng cụ thể và nội dung cụ thể như phân
tích việc sử dụng mạng xã hội (Facebook) đến vốn xã hội của sinh viên, đặc biệt là
mạng lưới quan hệ xã hội của họ (nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông) thì vẫn chưa có nghiên
cứu nào đề cập và triển khai.
2.3. Tình hình nghiên cứu về vốn xã hội
Khái niệm về vốn xã hội nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu khoa học xã hội. Có thể chia các bài viết ra thành hai khuynh hướng:
Một là những nghiên cứu thiên về hướng tổng kết giúp cho sự tìm hiểu về mặt lý
thuyết một cách vững chắc và hai là các nghiên cứu áp dụng lý thuyết vốn xã hội
vào nghiên cứu thực tiễn của mình.
Về hướng nghiên cứu các lý thuyết chính về vốn xã hội, đầu tiên là các bài
viết được dịch từ những nghiên cứu của thế giới về vốn xã hội. Một số bài viết được
dịch sang đó là: “Nguồn vốn xã hội và sự phát triển: chương trình nghị sự tương
lai” (Francis Fukuyama), bài viết đề cập tới mối quan hệ giữa vốn xã hội và thiết
chế kinh tế, trong đó tập trung phân tích làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản như: Vốn
xã hội là gì? Vai trò, chức năng của vốn xã hội trong thị trường dân chủ, tự do? Làm
thế nào để tăng cường vốn xã hội… Bài viết đã gợi ra những vấn đề quan trọng về
mối quan hệ của vốn xã hội với xã hội dân sự, vai trò, vị trí, chức năng chính trị,
kinh tế của vốn xã hội đối với sự phát triển của xã hội dân sự.
Một bài viết khác được dịch đó là bài viết “Vốn xã hội: Nguồn gốc và những
sự áp dụng nó trong xã hội học hiện đại” của Alejandro Portes, tác giả đưa ra quan
điểm của những người đi trước, so sánh chúng với nhau, sau đó qua phân tích vài
nghiên cứu gần đây ông đưa ra những nhận xét sắc sảo và chỉ ra sự vận dụng lý
thuyết vốn xã hội trong các nghiên cứu này.
Trong bài viết có tên “Vốn xã hội và kinh tế” của tác giả Trần Hữu Dũng
(Trần Hữu Dũng, 2003 đã lược duyệt và đánh giá một số quan niệm khác nhau về


6


vốn xã hội. Tác giả đề cập đến các quan điểm lý thuyết của Pierre Bourdieu, James
Coleman, Robert Putnam, Francis Fukuyama, Hernando de Soto. Ông cho rằng cần
phải làm rõ hơn đặc điểm của vốn xã hội trong mối quan hệ với các loại vốn khác.
Trong một bài viết khác với tên gọi: “Vốn xã hội và phát triển kinh tế” (Trần Hữu
Dũng, 2006), tác giả này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển kinh
tế, vốn xã hội và chính sách kinh tế. Bằng cách điểm lại các luận điểm đã có, Trần
Hữu Dũng nhấn mạnh rằng vốn xã hội giúp tiết kiệm phí giao dịch, nâng cao mức
đầu tư. Ông cũng cho biết vốn xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và
tốc độ tích lũy vốn con người.
Những bài viết mang tính tổng hợp lý thuyết, đầu tiên có thể nhắc tới đó là
tác giả Trần Hữu Dũng với những bài viết tổng kết các lý thuyết vốn xã hội của
nhiều tác giả trên thế giới. Trong bài viết “Phát triển bền vững” nhìn từ góc độ xã
hội và văn hóa” (Trần Hữu Dũng, 2004) được đăng trên tạp chí Tia sáng 11/2004,
bằng lập luận chặt chẽ của mình, Trần Hữu Dũng đã chứng minh sự phát triển bền
vững không thể chỉ là phát triển về kinh tế mà thiếu đi thành tố xã hội và văn hóa.
Từ đây, nhà nghiên cứu đưa ra một số quan điểm thế nào là một phát triển xã hội
bền vững? Một phát triển văn hóa bền vững? Do đây là bài tập viết đề cập, đan xen
quan điểm về những ba khái niệm: phát triển bền vững, vốn xã hội và vốn văn hóa
nhằm mục đích chỉ ra mối liên hệ giữa hai yếu tố sau tới phát triển bền vững; Bởi
vậy việc phân tích lý thuyết vốn xã hội mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra lý thuyết đại
diện của Coleman và Fukuyama, những người mà trong các tác phẩm của họ có đề
cập tới so sánh vốn xã hội, vốn tài chính/vật thể và vốn con người. Tuy vậy, trong
mức độ nào đó, chúng ta cũng có thể coi bài viết trên đây là một sự suy tưởng rộng
hơn của tác giả về chức năng của xã hội.
Tác giả Trần Hữu Quang với bài viết “Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội”
(Trần Hữu Quang, 2006). Trong bài viết này Trần Hữu Quang bàn về quan điểm
vốn xã hội của nhiều tác giả nước ngoài như Bourdieu, Putnam, Fukuyama, qua đó

nhấn mạnh rằng “vốn xã hội là một hiện thực đặc trưng của những mối dây liên kết
giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội”. Theo quan điểm
của Trần Hữu Quang thì cần bàn về vốn xã hội trong mối quan hệ với chuẩn mực,
sự cố kết, và hợp tác. Ông lưu ý đến việc phân tích vốn xã hội trong bối cảnh văn
hóa - xã hội và các định chế xã hội.
7


Bài viết “Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội” của Lê Minh Tiến (2006), Đại
học Mở, Thành phố Hồ Chí Minh đã khái quát một số quan niệm về vốn xã hội,
trình bày một số cách vận dụng các nghiên cứu nước ngoài xây dựng các chỉ báo đo
lường vốn xã hội. Từ đó, định hướng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam.
Bài viết cung cấp những thông tin về vốn xã hội giúp các nhà nghiên cứu tiếp sau
trong việc xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam.
Hướng nghiên cứu thứ hai là hướng nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội.
Trong hướng nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội này, chúng ta có thể thấy các
bài viết sử dụng khá linh hoạt những phương pháp điều tra thực nghiệm. Đó có thể
là phương pháp phân tích dữ liệu định lượng như bài viết “Quan hệ xã hội và
nguồn vốn xã hội ở Việt Nam” của nhóm tác giả Russell J.Dalton, Phạm Minh
Hạc, Phạm Thành Nghị, Thụy Như Ngọc (2002), đề cập đến các mô hình quan hệ
xã hội và nguốn vốn xã hội ở Việt Nam dựa trên phân tích kết quả điều tra giá trị
thế giới (WVS) ở Việt Nam năm 2001. Số liệu được so sánh giữa các nước như Việt
Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Phillipn để xem xét mối tương quan giữa các yếu tố
dân số, xã hội và sự tham gia vào các mạng lưới xã hội giữa các nước.
Trong bài viết Quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng
đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một lãng Bắc Trung bộ (Nguyễn Tuấn Anh, Fleur
Thomése, 2007: 3 - 7), tác giả sử dụng kết quả nghiên cứu định tính và định lượng,
bài viết đã chỉ ra được sự khai thác hiệu quả vốn xã hội (với biểu hiện cụ thể là tinh
thần trách nhiệm và sự tin cậy lẫn nhau giữa những người có quan hệ họ hàng) để
nhận chung ruộng đất cùng nhau khi dồn điền đổi thửa, hay thuê/mượn ruộng của

nhau sau dồn điền đổi thửa. Đồng tác giả TS. Nguyễn Tuấn Anh có một bài viết
“Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện
nay” (bài viết trong khuôn khổ đề tài “Vốn xã hội và vai trò của nó trong việc thích
ứng và phát triển kinh tế ở nông thôn Bắc Trung Bộ trong thời kỳ đổi mới”). Dường
như những phát triển ở nông thôn, nơi mà sự cố kết cộng đồng còn diễn ra chặt chẽ,
là đề tài nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh trong bài
viết “Tiếp cận nông thôn Việt Nam từ mạng lưới xã hội và vốn xã hội cho phát
triển” đã chỉ ra sự biến đổi của mạng lưới xã hội và vốn xã hội ở nông thôn trong
khoảng nửa cuối thế kỷ XX và một số vấn đề đặt ra những kiến nghị có cơ sở khoa
học cho các chính sách xã hội tại nông thôn.

8


Bàn về vốn xã hội còn có thêm các tác giả khác như Lê Ngọc Hùng, Hoàng Bá
Thịnh. Lê Ngọc Hùng (2008) giới thiệu khái quát lí thuyết về vốn xã hội từ tiếp cận
kinh tế để bàn sâu về vốn xã hội và mạng lưới xã hội ở Việt Nam. Hoàng Bá Thịnh tập
trung phân tích quan niệm về vốn xã hội, mạng lưới xã hội và nhấn mạnh đến chức
năng của vốn xã hội. Đồng thời, tác giả này cũng bàn sâu về những phí tổn để duy trì
vốn xã hội và mạng lưới xã hội (Hoàng Bá Thịnh, 2009). Khi thực hiện các điều tra xã
hội học về vốn xã hội, tác giả Lê Ngọc Hùng khá chú trọng tới việc áp dụng các
phương pháp phân tích mạng lưới xã hội, phân tích “biến số” (variable analysis) được
dùng trong các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm khác. Trong bài viết “Vốn xã hội,
vốn con người và mạng lưới xã hội ở Việt Nam” (Lê Ngọc Hùng, 2008: 45 - 54), tác
giả sau khi đưa ra một số khái niệm lý thuyết chính, đưa ra phần viết “Một số phát hiện
về vốn xã hội, vốn người và mạng xã hội lưới xã hội ở Việt Nam”, là tổng hợp của các
nghiên cứu về mạng lưới xã hội của người lao động, của doanh nghiệp; vai trò của các
loại vốn trong xóa đói giảm nghèo cũng như vai trò của nó trong việc tìm kiếm việc
làm của sinh viên. Lấy ví dụ về phương pháp phân tích của tác giả này trong phần viết
về tìm kiếm việc làm của sinh viên - xuất phát từ nghiên cứu “Lý thuyết và phương

pháp tiếp cận mạng lưới xã hội: trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên” (2003).
Phần viết tập trung vào: Thứ nhất, trình bày một số vấn đề lý thuyết mạng lưới xã hội;
Thứ hai, vận dụng phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội để xem xét trường hợp tìm
kiếm việc làm của sinh viên. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra rằng: Mạng lưới xã hội có
vai trò trực tiếp làm cầu nối và hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Về mặt lý thuyết có thể nêu
khái quát ba kiểu mạng lưới xã hội (1) Kiểu truyền thống: cá nhân chủ yếu dựa vào các
quan hệ gia đình để tìm kiếm việc làm, (2) Kiểu hiện đại: Cá nhân chủ yếu dựa vào mối
quan hệ chức năng giữa các cơ quan, tổ chức và các thiết chế của thị trường lao động
để tìm kiếm việc làm, và (3) Kiểu hỗn hợp, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Mặc
dù kiểu hỗn hợp là phổ biến ngày nay nhưng cùng với sự phát triển của thị trường lao
động xã hội với các yếu tố mang tính dịch vụ chuyên nghiệp và chuyên môn hóa ngày
càng cao, kiểu mạng lưới hiện đại sẽ chiếm ưu thế trong đời sống xã hội cụ thể và ở
đây là trong tìm kiếm việc làm.
Đặng Nguyên Anh (1998) cũng ứng dụng quan điểm mạng lưới xã hội và
vốn xã hội để xem xét vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư. Nghiên

9


cứu đã sử dụng số liệu của cuộc khảo sát “Di cư và sức khỏe” của Viện xã hội học,
với 1864 cá nhân thuộc 4 trung tâm đô thị lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột.
Tác giả đã lần lượt tìm hiểu vai trò của mạng lưới xã hội đến quyết định di chuyển
và lựa chọn nơi chuyển đến, quá trình thích ứng cuộc sống ở thành thị cũng như thu
nhập và tiền chuyển về của người di cư.
2.4. Tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa internet và vốn xã hội
Internet có liên quan tới cả sự tăng và giảm trong nguồn vốn xã hội. Nie
(2001: 420 - 435) cho rằng việc sử dụng internet lấy mất của chúng ta những
khoảng thời gian giao tiếp mặt đối mặt với nhau và điều này làm giảm lượng vốn xã
hội của một cá nhân. Hay nói cách khác, sử dụng internet làm cho con người sử
dụng ngày càng nhiêu loại hình giao tiếp gián tiếp, làm hạn chế một số hành vi của

con người mà chỉ khi giao tiếp trực tiếp mới có thể nhận ra. Tuy nhiên, cũng có
những nhà nghiên cứu không đồng quan điểm trên chẳng hạn: một vài nghiên cứu
còn chứng minh rằng những tương tác trực tuyến còn làm tăng thêm hoặc thay đổi
những mối quan hệ, tương tác giữa các cá nhân và chính điều này khiến cho việc
trực tuyến càng hữu ích hơn chứ không phải mất thời gian (Wellman, Haase, Witte
& Hampton, 2001: 436). Như vậy, có thể thấy rằng, có rất nhiều cách tiếp cận, góc
độ nhìn nhận vấn đề khác nhau cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Song dù tiếp cận
theo hướng nào thì internet vẫn được coi là một công cụ xã hội được nhiều người sử
dụng trong mọi hoạt động xã hội. Tác động làm tăng hay giảm nguồn vốn xã hội
của internet nguyên nhân một phần là do mục đích và hành vi sử dụng của con
người gây ra.
Gần đây, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Internet đã
hình thành những liên kết yếu trong mạng lưới xã hội, thuộc loại vốn xã hội “vươn
ra ngoài” (bringing social capital). Các mối quan hệ qua mạng được duy trì bởi các
công nghệ, ví dụ như thông qua các nhóm mail, thư viện ảnh, khả năng tìm kiếm…
(Resnick, 2001: 247 - 274). Điều này cho thấy khả năng sẽ có những dạng thức mới
của vốn xã hội các kiểu quan hệ xã hội mới được xây dựng trên nền tảng các trang
web mạng xã hội. Phương thức hoạt động của các trang web mạng xã hội này
dường như cũng rất khuyến khích người tham gia tạo các mối liên kết bắc cầu với
nhau, cho phép người sử dụng tạo ra và duy trì một mạng lưới xã hội ngày càng

10


rộng lớn của mình, và từ đây họ có thể có được những nguồn vốn xã hội dồi dào
tiềm năng (Donath và Boyd 2004: 71; Resnick, 2001: 247 - 272). Donath và Boyd
(2004: 71) đặt ra giả thuyết rằng các trang mạng xã hội có khả năng hình thành và
làm gia tăng một cách mạnh mẽ các mối liên kết yếu giữa các cá nhân bởi cách
thức, kỹ thuật duy trì thích hợp, vừa dễ dàng lại vừa tiết kiệm chi phí. Song những
hình thức liên kết xã hội dựa vào công nghệ như vậy cũng góp phần khiến cho các

mối quan hệ giữa con người với nhau ngảy càng trở nên lỏng lẻo, song cũng tạo
điều kiện cho sự phát triển các mối quan hệ mới, mở rộng vốn con người, vốn xã
hội trong mọi hoạt động sống.
Trong bài viết của Putnam (2000), kiểu vốn xã hội “co cụm” (bonding social
capital) phản ánh những nút thắt chặt - mối quan hệ với gia đình và bạn bè thân
thiết. Những người này có vị trí quan trọng mang đến sự ủng hộ trên về mặt tinh
thần, tình cảm hay giúp cá nhân tiếp cận tới được tới những nguồn lực đặc biệt, khó
kiếm. Kiểu vốn xã hội này cho thấy những mối quan hệ thân thiết, thắt chặt không
chỉ ở phương diện quan hệ tình cảm mà còn là các mối quan hệ thắt chặt ở phương
diện lợi ích giữa con người với con người trong xã hội. Williams (2006) chỉ ra rằng
không có nhiều nghiên cứu thực nghiệm kiểm chứng được một cách rõ ràng ảnh
hưởng của Internet đến nguồn vốn xã hội co cụm mặc dù cũng có một số nghiên
cứu đặt ra câu hỏi: Liệu internet đến làm cho nguồn vốn xã hội thân thiết tăng lên
hay bị giảm đi? (Bargh & McKenna, 2004: 537 - 590). Rõ ràng là internet làm đơn
giản hóa cách thức liên lạc, vì thế nó cung cấp một cách thức mới thay thế cách thức
cũ, để kết nối mọi người với nhau, giúp họ chia sẻ những lợi ích, mục tiêu (Ellison,
Heino & Gibbs, 2006; Horrigan, 2002; Park & Floyd, 1996). Những cách thức liên
kết mới này có thể đưa đến kết quả là làm tăng thêm vốn xã hội. Một báo cáo điều
tra về internet của tổ chức Pew năm 2006 đã cho biết người có sử dụng internet có
khả năng có một mạng lưới xã hội với nhiều nút thắt chặt (close ties) hơn những
người không truy cập mạng và những người dùng internet cũng có khả năng nhận
được nhiều sự giúp đỡ từ các thành viên chủ chốt trong hệ thống mạng lưới xã hội
này hơn những người không truy cập (Boase, Horrigan, Wellman & Rainie, 2006).
Nhìn chung, những báo cáo trước đây nghiên cứu về internet thường xem xét đối
với những hoạt động mà sự liên hệ trên mạng và trực tiếp giữa các cá nhân thường

11


tương đối tách biệt (như chơi game trực tuyến, tham gia diễn đàn, đọc báo mạng…)

chứ không có sự liên hệ chặt chẽ như các mối quan hệ ngoài đời thực và trực tuyến
như trên các trang mạng xã hội mà Facebook là một ví dụ.
Các công cụ mạng xã hội trực tuyến dường như là phương tiện đặc biệt thiết
thực hữu ích cho những cá nhân nào gặp phải khó khăn trong việc tạo ra và duy trì
các mối nối (quan hệ) từ chặt chẽ đến lỏng lẻo. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng
internet có ý nghĩa tích cực cho những người mà họ ít có thỏa mãn tâm lý từ việc có
ít mối nối với bạn bè, hàng xóm (Bargh & McKenna, 2004: 537 - 590). Kiểu giao
tiếp gián tiếp thông qua công cụ máy tính có thể làm giảm sự cản trở trong tương
tác và khuyến khích việc bộc lộ bản thân (Bargh, McKenna & Fitzsimons, 2002);
Từ đó, những công cụ máy tính này có thể tạo ra khả năng kết nối và tương tác mà
nếu thiếu chúng, có thể các cá nhân sẽ không có được.
Mạng xã hội thay đổi theo thời gian tùy theo việc các mối liên hệ bị bỏ quên
hay mới được hình thành, nó sẽ tạo ra những mối nối bị loại bỏ và những mối nối
được thêm vào, những mối quan hệ lỏng lẻo hay chặt chẽ. Hay nói cách khác, mạng
xã hội của con người luôn biến đổi tùy vào sự thay đổi của xã hội và chủ thể của
mạng xã hội đó. Càng ở những nút thắc lớn gần với chủ thể trung tâm của mạng
lưới xã hội thì mối quan hệ với chủ thể càng mật thiết và có ảnh hưởng đến các nút
thắt trong mạng lưới ở cấp độ thấp hơn. Đặc biệt, những sự thay đổi quan trọng
trong mạng lưới xã hội của một người sẽ làm ảnh hưởng và thay đổi toàn bộ các
mối thắt trong mạng lưới xã hội lớn của họ, từ đó nó có thể ảnh hưởng đến vốn xã
hội của người đó. Putnam (2000) cho rằng một trong những nguyên nhân khiến cho
sự suy giảm vốn xã hội là việc các cá nhân/ gia đình di cư để tìm việc; nhưng những
người khác thì tìm hiểu vai trò của Internet đối với sự thay đổi vốn xã hội này.
Đề tài khoa học có tên “Facebook và sinh viên: Một phân tích xã hội học
về vốn xã hội” của Đặng Hoàng Lan (Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường
ĐHKHXH&NV) đã mô tả việc sử dụng Facebook và ảnh hưởng của Facebook tới
vốn xã hội của sinh viên hiện nay. Tìm hiểu khả năng phát triển vốn xã hội của
Facebook. Tìm hiểu khả năng của những hoạt động phát triển vốn xã hội của
Facebook tác động đến sự tự tin, thỏa mãn với cuộc sống ở trường đại học của
sinh viên.


12


Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài đã cho thấy
những nghiên cứu lý luận và áp dụng lý thuyết “vốn xã hội” vào phân tích một số
vấn đề của đời sống xã hội. Nghiên cứu “Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một
phân tích về sự tiến triển vốn xã hội” đã dựa trên những nghiên cứu trước đây về
vốn xã hội, về lối sống của thanh niên, về mối quan hệ giữa internet và vốn xã hội
để làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu là sự phối hợp của
nhiều góc độ tiếp cận nghiên cứu xã hội học, đó là sự kết hợp giữa nghiên cứu lối
sống, nghiên cứu lý thuyết mạng lưới xã hội, mạng xã hội, vốn xã hội với sự ảnh
hưởng của một công cụ mạng xã hội nằm trong hệ thống các công cụ truyền thông
internet đang được sử dụng nhiều hiện nay. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả sẽ
phân tích sâu hơn những tác động của Facebook tới vốn xã hội của sinh viên 2
trường đại học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thông), tìm hiểu những tác động dương tính, âm tính của mạng xã hội
Facebook với tư cách như một công cụ phát triển vốn xã hội của sinh viên.
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Đề tài này tiếp cận những kiến thức của xã hội học, trong đó vận dụng
những kiến thức của xã hội học lối sống, xã hội học khoa học và công nghệ; giúp
bổ sung và làm rõ thêm hệ khái niệm của xã hội học và đặc biệt là xã hội học khoa
học và công nghệ. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn áp dụng những kiến thức của lý
thuyết vốn xã hội, mạng lưới xã hội, tương tác xã hội để lý giải vấn đề nghiên cứu
về ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội facebook đến vốn xã hội của sinh
viên hiện nay.
Như vậy, việc vận dụng lý thuyết, phương pháp của xã hội học vào đề tài này
đã giúp cho nghiên cứu có hướng tiếp cận phù hợp với nội dung mà vấn đề đặt ra.
Đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ, chứng minh thêm cho các lý thuyết phát triển, biến

đổi xã hội như: lý thuyết tương tác xã hội, lý thuyết về vốn xã hội, mạng lưới xã
hội. Từ đó, góp phần củng cố và làm đa dạng thêm cho hệ thống ứng dụng các lý
thuyết xã hộivào nghiên cứu xã hội và giải quyết vấn đề. Đóng góp và bổ sung vào
hệ thống các nghiên cứu mới về vấn đề xã hội, không làm mất đi tính mới, và sự
biến đổi xã hội thông qua một vấn đề nghiên cứu được lặp đi, lặp lại.

13


3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài phân tích và chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã
hội (facebook) đến vốn xã hội của sinh viên hiện nay. Qua đó đưa ra những kết
luận, khuyến nghị hướng tới mục tiêu cao nhất là quản lý việc sử dụng Facebook
sao cho hiệu quả.
Đề tài còn giúp người nghiên cứu vận dụng được những kiến thức, kỹ năng,
phương pháp trong xã hội học để triển khai một vấn đề cụ thể và có thêm kinh
nghiệm trong nghiên cứu xã hội học.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài phân tích về sự tiến triển vốn xã hội của sinh viên qua việc sử dụng
Facebook. Qua đó đưa ra những đánh giá về ảnh hưởng của Facebook đến sự thay
đổi về vốn xã hội của nhóm sinh viên và đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao tác
động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong việc sử dụng Facebook.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, là hệ thống hóa các hệ thống lý luận, về quá trình phát triển vốn
xã hội của sinh viên trong sự tác động của khoa học và công nghệ (việc sử dụng
Facebook với tư cách là bằng chứng cho sự phân tích này).
- Thứ hai, là việc sử dụng Facebook có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống
của sinh viên. Đặc biệt là đến vốn xã hội của nhóm đối tượng này.
- Thứ ba, là đánh giá hiện trạng sử dụng Facebook của sinh viên, những cơ

hội và thách thức của một loại hình mạng xã hội mới đối với đời sống và việc xây
dựng các mối quan hệ xã hội của sinh viên.
- Thứ tư, là đánh giá tác động của mạng xã hội Facebook đến sự hình thành,
tiến triển vốn xã hội của sinh viên. Đồng thời thấy được những tác động tích cực và
tiêu cực của Facebook đến sinh viên.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tiến triển vốn xã hội của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội Facebook.
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên hệ Đại học chính quy là những người sử dụng mạng xã hội Facebook.
- Giảng viên là những người sử dụng mạng xã hội Facebook.
14


5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Từ ngày 09/3/2013 đến ngày 10/5/2014.
- Phạm vi không gian: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học
viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông.
- Phạm vi nội dung: Đề tài chủ yếu tập chung nghiên cứu các tác động (dương
tính, âm tính, ngoại biên) của việc sử dụng Facebook đến vốn xã hội (các mạng lưới
quan hệ xã hội hữu hình, quan hệ xã hội vô hình, quan hệ xã hội ảo) của sinh viên.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện nay, sinh viên đang sử dụng mạng xã hội Facebook như thế nào?
- Việc sử dụng facebook ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến triển vốn xã hội
của sinh viên?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Tác động tích cực của Facebook đến quá trình tiến triển vốn xã hội của sinh
viên: thúc đẩy quá trình tương tác xã hội, hỗ trợ tương tác trong việc trao đổi thông
tin, cung cấp thông tin đa chiều, phong phú cho sinh viên; giúp cho việc trao đổi,

nắm bắt thông tin được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, đồng thời giúp mở rộng
mạng lưới quan hệ xã hội của sinh viên.
- Tác động tiêu cực của Facebook: giảm khả năng giao tiếp thực, dễ bị ảnh
hưởng bởi những dư luận trên mạng, giảm khả năng xử lý tình huống, khó chia sẻ
các vấn đề của mình trong thực tế; ảnh hưởng đến tâm lý khẳng định mình, khả
năng hoàn thiện bản thân trong thực tế; nhiều thói quen tốt bị mất đi và thay vào đó
bởi nhiều thói quen không tốt; gây Lãng phí thời gian.
- Sinh viên nữ thường sử dụng các mối quan hệ trên Facebook để học tập,
tìm kiếm nơi ở, mua sắm nhiều hơn sinh viên nam.
- Sinh viên thuộc khối khoa học xã hội sử dụng các mối quan hệ xã hội trên
Facebook để phục vụ việc học tập, tìm kiếm nhà ở, kết bạn mới tốt hơn sinh viên
Khối kỹ thuật.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trên các sách báo, tạp chí,
các đề tài, bài viết đã nghiên cứu có liên quan tới vấn đề tác động của internet và cách
15


thức, mục đích khi sử dụng Internet. Thông qua việc tìm hiểu tác động của Internet để
đi vào nghiên cứu sâu hơn một nội dung khi sử dụng Internet, đó là sử dụng mạng xã
hội. Các tài liệu sẽ cung cấp cho nghiên cứu những cách tiếp cận, các số liệu có liên
quan… để giúp cho nghiên cứu có thêm cơ sở thông tin và hoàn thành.
7.2. Phương pháp quan sát
Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát có sự tham gia tức là quan sát
hành vi sử dụng mạng xã hội (Facebook) của sinh viên trong đời sống, quan sát và
tham gia trực tiếp vào mạng xã hội Facebook để hiểu được những nội dung, cách
thức chia sẻ thông tin, và tìm hiểu sâu hơn về những ứng dụng, các thông tin được
đưa lên mạng xã hội (Facebook), đồng thời biết được cách mạng xã hội này tìm
kiếm, giới thiệu bạn bè như thế nào. Hay nói cách khác, đề tài sử dụng cả phương

pháp quan sát tham dự và không tham dự vào để nghiên cứu và phân tích vấn đề.
7.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Phương pháp trưng cầu ý kiến là phương pháp chủ yếu được dùng trong
nghiên cứu này, đây là phương pháp định lượng. Nghiên cứu đưa ra bảng hỏi với
các phương án cho người trả lời để phục vụ cho việc thu thập thông tin cho đề tài.
Tôi sử dụng một bảng hỏi đã được chuẩn hóa bao gồm 36 câu hỏi và các câu thu
thập thông tin từ người trả lời. Những thông tin thu được trong bảng hỏi sẽ được
tiến hành xử lý qua phần mềm thống kê dành cho khoa học xã hội SPSS 16.0. Các
kết quả đưa ra sẽ làm căn cứ chính để nghiên cứu phân tích. Trong nghiên cứu này,
tôi phát ra 350 bảng hỏi (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là 175 bảng
hỏi; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 175 bảng hỏi) và thu về được 310
bảng hỏi hợp lệ.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Đây là
cách chọn mẫu phù hợp với dạng nghiên cứu trường hợp, thuận tiện cho người
nghiên cứu về mặt thời gian, chi phí và công tác phát bảng hỏi cũng được diễn ra dễ
dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính đại diện của mẫu. Thu thập thông tin qua
việc hỏi sinh viên đang đi học tại hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

16


310 phiếu hợp lệ có cơ cấu theo các biến số như sau:
Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu
STT
1.

Trường học

2.


Giới tính

3.

Khóa học

4.

Tình trạng
hôn nhân

5.

Nơi xuất thân

6.

7.

8.

Số lƣợng

Tiêu chí

Học lực

Thu nhập


Nơi ở hiện tại

Tỷ lệ %

ĐH KHXH&NV

157

50,6

HV CNBCVT

153

49,4

Nam

137

44,2

Nữ

173

55,8

Năm 1


78

25,2

Năm 2

77

24,8

Năm 3

80

25,8

Năm 4 và 5

75

24,2

Chưa kết hôn

301

97,1

Đã kết hôn


9

2,9

Nông thôn

193

62,3

Đô thị

117

37,7

Trung bình

51

16,5

Khá

230

74,2

Giỏi


29

9,4

Dưới 1 triệu

30

9,7

Từ 1 triệu - < 2 triệu

150

48,4

Từ 2 triệu - < 3 triệu

101

32,6

Từ 3 triệu trở lên

29

9,4

Ký túc xá


47

15,2

Nhà trọ

192

61,9

Ở nhà mình/ họ hàng

71

22,9

7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu để biết được cách thức sinh viên sử dụng mạng xã hội
(Facebook) qua thông tin họ chia sẻ và hiểu được những mối quan hệ xã hội của họ
trên Facebook. Phỏng vấn sâu sẽ cung cấp những ý kiến, đánh giá sâu hơn của
người trả lời về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến họ, đến mạng lưới quan
hệ xã hội họ đang có. Nghiên cứu phỏng vấn 10 trường hợp trong đó có 4 nữ và 6

17


×