Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu loại hình học tác gia văn học thiền sư qua "Thiền uyển tập anh"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 103 trang )

®¹i häc quèc gia hµ néi
Tr­êng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n
----------

PHẠM THỊ MINH THUẬN

NGHIÊN CỨU LOẠI HÌNH HỌC TÁC GIA
VĂN HỌC THIỀN SƯ QUA THIỀN UYỂN TẬP ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hµ Néi - 2012


®¹i häc quèc gia hµ néi
Tr­êng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n
----------

PHẠM THỊ MINH THUẬN

NGHIÊN CỨU LOẠI HÌNH HỌC TÁC GIA
VĂN HỌC THIỀN SƯ QUA THIỀN UYỂN TẬP ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.0121

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Kim Sơn

Hµ Néi - 2012




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu loại hình học tác gia văn
học Thiền sư qua Thiền uyển tập anh” là những nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Kim Sơn. Luận văn này chưa từng
được công bố trước đó.

Hà Nội, tháng 6 năm 2012
Tác giả luận văn

Phạm Thị Minh Thuận


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS
Nguyễn Kim Sơn - người đã tận tình hướng dẫn, khích lệ tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường CĐSP Hà Nội, Báo Xây dựng,
Công ty Sách và Truyền thông Quảng Văn... đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, gia đình, bạn
bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn.
Hà Nội tháng 6 năm 2012
Tác giả luận văn

Phạm Thị Minh Thuận



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài. ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .............................................................. 6
4. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 7
6. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: THIỀN HỌC, THIỀN HỌC VÀ THIỀN GIA THỜI LÝ 8
1.1 Thiền học. ............................................................................................ 8
1.1.1Phật học. ......................................................................................... 8
1.1.2 Phật giáo Việt Nam. ....................................................................... 9
1.1.3 Thiền học và Thiền học Việt Nam ................................................ 13
1.2 Thiền học và Thiền sƣ thời Lý. ...................................................... 16
1.2.1 Thiền học thời Lý. ........................................................................ 16
1.2.2 Thiền sư thời Lý. ......................................................................... 18
CHƢƠNG 2: THIỀN SƢ VÀ TU ĐẠO CẦU GIẢI THOÁT ............... 22
2.1 Tu đạo cầu giải thoát. ...................................................................... 22
2.1.1Giải thoát luận .............................................................................. 22
2.1.2 Tu đạo Thiền tông ........................................................................ 24
2.2 Thiền sƣ tu đạo cầu giải thoát........................................................ 26
2.2.1 Thiền sư ra đời và thời niên thiếu................................................ 26
2.2.2 Thiền sư tu đạo............................................................................. 28
2.2.3 Thiền sư quy tịch. ......................................................................... 40


CHƢƠNG 3: THIỀN SƢ VÀ SÁNG TÁC VĂN HỌC ......................... 44
3.1 Thiền sƣ và tác gia Thiền sƣ ........................................................... 44
3.1.1 Về các khái niệm tác gia văn học, thi, kệ..................................... 44

3.1.2 Phật học, Thiền học và văn học. .................................................. 48
3.1.3 Thiền sư không sáng tác văn học. ................................................ 51
3.1.4 Tác gia Thiền sư........................................................................... 52
3.1.5 Khuynh hướng văn học thời Lý.................................................... 54
3.2 Tác gia Thiền sƣ và những bài thơ nhập thế................................. 56
3.2.1 Những bài thơ bàn quốc sự và ngoại giao................................... 56
3.2.2 Những bài thơ về thiên nhiên và cuộc sống. ................................ 67
3.3 Tác gia Thiền sƣ và những bài thơ Thiền. ..................................... 74
3.3.1Diện mạo thơ Thiền trong Thiền uyển tập anh ............................. 74
3.3.2 Thơ Thiền của phái Vô Ngôn Thông và Thiền phái Tì Ni Đa Lưu
Chi. ........................................................................................................ 75
3.4 Tác gia Thiền sƣ và hệ thống chủ điểm thơ Thiền trong Thiền
uyển tập anh. ........................................................................................... 76
3.4.1 Quan hệ sinh - tử.......................................................................... 76
3.4.2 Quan hệ hữu - vô.......................................................................... 80
3.5 Tác gia Thiền sƣ và hệ thống ngôn từ nghệ thuật trong
thơ Thiền ................................................................................................. 83
3.5.1Hệ thống từ ngữ ............................................................................ 83
3.5.2 Hệ thống Thiền ngữ ..................................................................... 84
3.5.3 Điển cố, Phật tích ........................................................................ 85
KẾT LUẬN ................................................................................................ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 90


MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài.
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ II, trong chiều dài mấy
nghìn năm lịch sử ấy, dưới thời Lý - Trần, Phật giáo có thể nói là phát triển
cực thịnh, chúng ta có Luy Lâu (vùng chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh

ngày nay) cùng với Bành Thành và Lạc Dương của Trung Quốc được xem
là ba trung tâm Phật giáo lớn nhất Đông Á bấy giờ. Đặc biệt trong hai thế
kỷ nhà Lý cầm quyền Phật giáo giữ vị trí độc tôn và trở thành Quốc giáo.
Không phủ nhận vai trò cuả các tôn giáo khác như Nho giáo, Đạo giáo với
sự nghiệp xây dựng nhà nước phong kiến, phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội thời Lý - Trần và lại càng không thể phủ nhận vai trò nhân tố nòng cốt
trong đời sống tư tưởng văn hóa Lý - Trần của Phật giáo. Do là nhân tố
nòng cốt trong đời sống văn hóa Lý - Trần, Phật giáo đương nhiên có ảnh
hưởng lớn nhất tới nghệ thuật phản ánh, cả nghệ thuật ngôn từ và nghệ
thuật tạo hình. Riêng đối với văn học nghệ thuật, dòng văn học Phật giáo
mang bản sắc riêng là một bộ phận độc đáo trong lịch sử văn học dân tộc.
Cho đến nay việc tìm hiểu, nghiên cứu văn học Phật giáo vẫn còn là thách
thức bởi nó là một đối tượng nghiên cứu chứa nhiều ẩn số không dễ gì lý
giải được. Trải qua bao công trình nghiên cứu, đến nay chúng ta vẫn chưa
có được một bức tranh toàn cảnh về văn học Phật giáo trong nền văn học
dân tộc.
Thiền uyển tập anh là tập sách nói về các vị Thiền sư Việt Nam từ
cuối thế kỉ thứ VI đến đầu thế kỉ thứ XIII. Ngoài việc là tài liệu cổ nhất về
đạo Phật mà chúng ta hiện có Thiền uyển tập anh còn là “một tập chân
dung các nhà Thiền học, với những phác họa đôi khi rất có cá tính, đã vượt
khỏi mọi tiểu sử nhạt nhẽo mà đạt đến những chân dung văn học có giá
trị…” (Nguyễn Huệ Chi). Giới nghiên cứu trong và ngoài nước đã có

1


những công trình tìm hiểu, nghiên cứu về Thiền uyển tập anh trên nhiều
lĩnh vực tư tưởng, triết lý và cả văn học. Trong lĩnh vực văn học nói riêng
đã có nhiều bài báo, chuyên luận, luận văn, luận án… nghiên cứu Thiền
uyển tập anh trên nhiều phương diện như văn bản học, loại hình tác phẩm,

thơ văn của một số Thiền sư tiêu biểu… Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy
chưa có công trình nào trong số ấy xác lập địa vị cho các Thiền sư như là
những tác gia văn học trong nền văn học dân tộc. Do đó khảo sát văn bản
Thiền uyển tập anh chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn đầy đủ hơn về
đội ngũ tác gia Thiền sư qua luận văn : Nghiên cứu loại hình học tác gia
văn học qua Thiền uyển tập anh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thiền uyển tập anh là “một trong những tài liệu xưa nhất của lịch sử
Việt Nam còn lưu giữ được cho đến nay, tập sách nói về các vị Thiền sư
Việt Nam từ cuối thế kỷ VI đến đầu thế kỷ XIII. Trong đó ghi lại tiểu sử
của ba mươi tám vị Thiền sư thuộc phái Vô Ngôn Thông, hai mươi tám vị
Thiền sư thuộc phái Tì Ni Đa Lưu Chi và danh sách của mười chín người
thuộc Thiền phái Thảo Đường. Với vai trò là “nguồn tài liệu quý giá, minh
định được những điều mà các sử quan và các bác học Việt Nam ở thế kỷ
XVIII và XIX nói đến…” [13; tr21] như vậy, trải qua trên tám thế kỷ kể từ
khi ra đời Thiền uyển tập anh đã được khảo sát, nghiên cứu trên nhiều lĩnh
vực như: sử học, văn học, triết học, văn hóa dân gian… Riêng trong lĩnh
vực văn học, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về Thiền uyển
tập anh được công bố:
Có thể nói công trình nghiên cứu đồ sộ nhất trong lĩnh vực văn học
hiện nay về Thiền uyển tập anh là chuyên luận Loại hình tác phẩm - Thiền
uyển tập anh (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002) của PGS. TS Nguyễn
Hữu Sơn, trong đó chuyên luận “…tập trung tìm hiểu cấu trúc văn bản,

2


phân tích các thành tố nội dung và nghệ thuật, các phương thức tư duy và
motif tương đồng ở từng tiểu truyện Thiền sư, từ đó xác định những đặc
điểm về loại hình tác phẩm.” [42; tr16].

Sau đó là một số đầu sách của TS. Nguyễn Phạm Hùng như: Văn học
Lý - Trần, nhìn từ thể loại (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996); Thơ Thiền Việt
Nam - Những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật (NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội, 1998); Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX
(NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999); Các khuynh hướng văn
học thời Lý - Trần (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008)… và
hàng loạt bài báo như Thơ Thiền và việc lĩnh hội thơ Thiền đời Lý (TCVH,
số 4, 1992); Vài nét về khuynh hướng văn học Thiền thời Lý (Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, số 2, 2006)… đã tập trung khảo sát, nghiên cứu thể
tài ngữ lục và ngôn ngữ văn học của Thiền uyển tập anh. Đồng thời phân
chia các khuynh hướng văn học thời Lý - Trần và tuyển tập, nghiên cứu
nhằm xác định đặc điểm chung của thơ Thiền Việt Nam cũng như giới
thiệu, phác họa chân dung các tác gia Thiền sư tiêu biểu, trong số đó có các
vị Thiền sư đã được ghi chép trong Thiền uyển tập anh như: Thiền sư Mãn
Giác, Thiền sư Viên Chiếu, Thiền sư Dương Không Lộ…
Tiếp theo là những công trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Công
Lý như: ản s c d n tộc trong văn học Thiền thời Lý - Trần, chuyên luận
(NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1997); Văn học hật giáo thời Lý - Trần:
iện mạo và đ c điểm (NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2002) và
một số bài báo như: Về thuyết T m háp nhất như của thiền sư C u Ch
(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3,1997);

ự qu n bình giữa T m và Trí

trong Thiền học thời Lý - Trần qua thuyết Tam ban của Ngộ n thiền sư
(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4, 1997); Mối quan hệ giữa hật giáo với
Văn học (Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4, 1998); Mấy đ c điểm văn học

3



Lý - Trần (Tạp chí Hán Nôm, số 2, 2001); Tinh thần dung hợp Phật Lão
Nho trong văn học Phật giáo thời Lý - Trần (Tạp chí Hán Nôm, số 2, 2002);
Mấy ý kiến về vấn đề bản thể luận trong văn học

hật giáo (Tạp chí

Nghiên cứu Phật học, số 5, 2002); Mấy ý kiến về vấn đề giải thoát luận
trong văn học hật giáo (Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 6, 2002); Mấy
nét đ c s c về nghệ thuật văn học

hật giáo (Tạp chí Hán Nôm, số 2,

2004)… đã góp phần nêu lên diện mạo và đặc điểm của nền văn học Phật
giáo thời Lý - Trần, trong đó ít nhiều nhắc tới một số tác giả Thiền sư và
tác phẩm thơ Thiền của họ được ghi lại ở Thiền uyển tập anh.
Lê Văn Siêu với công trình Văn học sử Việt Nam [39] đã nêu lên nội
dung và hình thức nghệ thuật của thi ca thời Lý; đồng thời cũng đề cập và
phân tích một số bài thi - kệ nổi tiếng của một vài Thiền sư trong Thiền
uyển tập anh.
Thích Thanh Từ với cuốn sách Thiền sư Việt Nam [72] đã trình bày
khá đầy đủ những tiểu truyện và thi - kệ của các vị Thiền sư của ba dòng
Thiền Việt Nam. Nhưng theo tinh thần dịch và liệt kê các vị Thiền sư là
chủ yếu.
Trong Thơ văn Lý - Trần [63] Tập I, các tác giả của Viện Văn học đã
trình bày tiểu sử và thơ văn của một số vị Thiền sư trong Thiền uyển tập
anh trên tinh thần chọn lọc những tác gia, tác phẩm tiêu biểu nhất.
Ngoài ra, hai cuốn sách Việt Nam văn học - Văn học thời Lý của Ngô
Tất Tố và Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi cùng các bộ sách
chuyên khảo và giáo trình văn học sử dành cho sinh viên Đại học như: ơ

thảo lịch sử văn học Việt Nam, quyển III và Văn học Việt Nam (Thế kỉ X nửa đầu thế kỉ XVIII), Thơ văn Lý - Trần… đã đưa ra cái nhìn khái quát về
nền văn học trung đại nói chung, văn học Phật giáo nói riêng, về một số tác

4


giả, tác phẩm thời Lý - Trần, trong đó có cả các Thiền sư có mặt trong
Thiền uyển tập anh.
Cuối cùng là những bài viết trên Tạp chí Văn học, Tạp chí Nghiên
cứu Phật học của các tác giả: Bùi Văn Nguyên, Kiều Thu Hoạch, Nguyễn
Đổng Chi, Phạm Ngọc Lan, Trần Thị Băng Thanh… phần nào đề cập đến
một số tác gia Thiền sư tiêu biểu trong số các vị Thiền sư của Thiền uyển
tập anh và phân tích, đánh giá một vài tác phẩm của họ như các bài báo: Về
mấy c u thơ đối đáp giữa sư Thuận và s nhà Tống Lý Giác (Bùi Văn
Nguyên, TC NCVH, số 6, 1963); Tìm hiểu thơ văn của các nhà sư Lý Trần (Kiều Thu Hoạch, TCVH, số 6, 1965); Các yếu tố Phật, Nho, Đạo
được tiếp thu và chuyển hóa như nào trong đời sống tư tưởng và văn học
Lý - Trần (Nguyễn Huệ Chi, TCVH, số 6, 1978); Nghĩ về văn học thời Lý
(Nguyễn Huệ Chi, TCVH, số 6, 1986); Mãn Giác và bài thơ Thiền nổi
tiếng của ông (Nguyễn Huệ Chi, TCVH, số 5, 1987); Chất trữ tình trong
thơ Thiền thời Lý (Phạm Ngọc Lan, TCVH, số 4, 1986); Một vài tìm tòi
bước đầu về văn bản Thơ văn Lý - Trần (Trần Thị Băng Thanh, TCVH,
số 5, 1972);…
Như đã kể trên, ta có thể thấy riêng lĩnh vực văn học đã có không ít
những công trình, tác phẩm khảo sát, nghiên cứu Thiền uyển tập anh ở
nhiều góc độ và mức độ khác nhau như: loại hình tác phẩm Thiền uyển tập
anh, tác gia - tác phẩm tiêu biểu trong Thiền uyển tập anh… Những công
trình nghiên cứu về tác gia Thiền sư trong Thiền uyển tập anh kể trên đã
phác họa được những chân dung văn học khá rõ nét về một số các tác gia
Thiền sư tiêu biểu của thời Lý như: Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Mãn
Giác, Thiền sư Viên Chiếu, Thiền sư Dương Không Lộ… Tuy nhiên trong

số những công trình ấy chưa có một công trình nào tập trung khảo sát,
nghiên cứu Thiền uyển tập anh nhằm xác lập địa vị cho các Thiền sư trong

5


Thiền uyển tập anh như một loại hình tác gia văn học: loại hình tác gia
Thiền sư. Vì vậy chúng tôi thấy rằng, khảo sát Thiền uyển tập anh - tập
sách không chỉ lưu giữ tiểu sử của các vị Thiền sư thời Lý mà còn lưu giữ
bộ sưu tập lớn nhất thơ văn từ thời Lý trở về trước với bảy mươi bảy bài
thơ, kệ và chín mươi tám đoạn thơ của các tác gia Thiền sư nhằm tôn vinh
họ là một loại hình tác gia văn học của văn học Việt Nam là một việc làm
cần thiết và cấp bách.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Luận văn chủ yếu khảo sát, nghiên cứu Thiền uyển tập anh - bản
dịch của Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga nhằm:
- Nhận diện và xác lập địa vị cho các Thiền sư với tư cách là một loại
hình tác gia văn học của nền văn học Việt Nam.
- Đánh giá những đóng góp của các Thiền sư với nền văn học dân tộc
và giới thiệu những tác gia Thiền sư tiêu biểu trong số đó.
4. Đóng góp của luận văn
Khác với những nghiên cứu trước đó về Thiền uyển tập anh, luận
văn này của chúng tôi chủ yếu đi sâu miêu tả, phân tích, đánh giá đội ngũ
tác gia Thiền sư dưới các phương diện tiêu biểu như: hệ tư tưởng, khuynh
hướng ứng xử, quan điểm thẩm mỹ, xu hướng nghệ thuật… và mối quan hệ
giữa thân phận chính trị xã hội, định hướng ứng xử, công việc tu hành, đặc
điểm đời sống tinh thần nội tại của họ với tác phẩm thi ca mà họ sáng tác ra
nhằm mục đích cuối cùng là xác lập địa vị là một loại hình tác gia văn học
đầu tiên trong nền văn học nước nhà cho họ: loại hình tác gia văn học
Thiền sư.


6


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu loại hình học.
-Phương pháp nghiên cứu thi pháp học.
-Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
-Phương pháp phân tích văn bản.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung Luận văn sẽ được triển
khai với cấu trúc gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Thiền học, Thiền học và Thiền gia thời Lý.
Chương 2: Thiền sư và tu đạo cầu giải thoát.
Chương 3: Thiền sư và sáng tác văn học.

7


CHƢƠNG 1: THIỀN HỌC, THIỀN HỌC VÀ THIỀN GIA THỜI LÝ
Phật giáo là một trong số những học thuyết lớn của nhân loại, ra đời
và truyền vào Việt Nam sớm nhất. Dưới thời Lý, Phật giáo không chỉ có
ảnh hướng lớn trong đời sống tâm linh, đời sống văn hóa của dân tộc mà
còn chi phối đến chính trị, xã hội… Vì vậy chúng tôi muốn dành chương
đầu tiên của luận văn để đưa ra những đặc điểm cơ bản nhất của Phật học,
Thiền học và Thiền sư dưới triều Lý.
1.1 Thiền học.
1.1.1Phật học.
Phật giáo là trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện vào khoảng thế kỷ
VI TCN. Người sáng lập là Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tất Đạt Đa

(Siddhattha), họ là Cù Đàm (Goutama), thuộc bộ tộc Sakya. Tất Đạt Đa là
thái tử của vua Tịnh Phạn, một nước nhỏ nằm ở Bắc Ấn Độ (nay thuộc
vùng đất Nepan).
Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo thể hiện tập trung ở nội
dung của ba phạm trù: Vô ngã, Vô thường và Duyên.
Thông qua các phạm trù Vô ngã, Vô thường và Duyên, triết học Phật
giáo đã bác bỏ quan điểm duy tâm lúc bấy giờ cho rằng thần Brahman sáng
tạo ra con người và thế giới. Phật giáo cho rằng sự vật và con người được
cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần. Các sự vật hiện tượng thế giới
nằm trong quá trình liên hệ, vận động, biến đổi không ngừng. Nguyên nhân
của sự vận động, biến đổi nằm chính trong các sự vật. Đó là quan điểm
biện chứng về thế giới tuy còn mộc mạc chất phác nhưng rất đáng trân
trọng.
Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung
trong thuyết “Tứ diệu đế” (T thánh đế - Catvary Arya Satya) tức là bốn

8


chân lý tuyệt diệu đòi hỏi mọi người phải nhận thức được nếu muốn giải
thoát: Khổ đế, Nhân đế (tập đế), Diệt đế và Đạo đế.
Vấn đề nhân sinh quan là vấn đề trọng tâm của đạo Phật. Mục đích
cuối cùng mà đạo Phật hướng tới vẫn là giải thoát con người khỏi nỗi đau
khổ. Vì vậy mà đạo Phật đã xây dựng cả một hệ thống triết lý về nỗi đau
khổ con người: từ việc chỉ ra những nỗi đau khổ trong đời con người, đến
căn nguyên của nó rồi quan trọng nhất là con đường chuyển mê thành ngộ
để giải thoát những nỗi khổ mà không ai tránh khỏi ấy.
Như vậy, Phật giáo nguyên thủy có tư tưởng vô thần, có yếu tố duy
vật và tư tưởng biện chứng khi nhìn nhận về thế giới. Phật giáo khuyên con
người suy nghĩ thiện và làm việc thiện nhằm góp phần hoàn thiện đạo đức

cá nhân. Tuy nhiên triết lý nhân sinh và con đường giải phóng của Phật
giáo vẫn mang nặng tính chất bi quan không tưởng và duy tâm về xã hội.
1.1.2 hật giáo Việt Nam.
Không bao lâu khi Phật giáo ra đời, nó được truyền vào đất Việt nhờ
sự nỗ lực hoạt động truyền giáo của các tăng sĩ Ấn Độ, Luy Lâu - thủ phủ
của Giao Chỉ lúc bấy giờ đã trở thành một trong những trung tâm Phật giáo
lớn nhất trong vùng. Tại đây, với những sinh hoạt hoằng pháp của ngài
Khâu Đà La (người Ấn Độ đến Luy Lâu khoảng năm 168 - 168) đã xuất
hiện một mô hình Phật giáo Việt Nam hóa đầu tiên qua hình tượng Thạch
Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu (hình tượng Phật Nữ). Một chứng
liệu lịch sử quan trọng khẳng định Phật Giáo Việt Nam đã bắt rễ sớm ở
Giao Châu là sự việc ngài Mâu Bác (sinh cuối thế kỷ II, người Trung Quốc
trước theo Lão giáo, về sau cư ngụ tại Giao Chỉ, theo học đạo Phật ở đây và
trở thành một Phật tử rất thuần thành) theo mẹ từ Trung Quốc sang Giao
Châu khi ngài còn rất trẻ, rồi lớn lên, tại đây ngài đã viết bài “Lý hoặc
Luận” và dịch một số kinh sách, chứng tỏ ngài đã học Phật giáo tại Giao

9


Châu và như thế Phật giáo Giao Châu đã phát triển khá mạnh, ít nhất là vào
nửa đầu thế kỷ III.
Sang thế kỷ III, có ba nhà truyền giáo nước ngoài đến hoằng Pháp tại
Giao Châu là các vị Khương Tăng Hội (gốc người Sogdiane, Khương Cư);
Chi Cương Lương Tiếp (người Nhục Chi) và Ma Ha Kỳ Vực (người Ấn
Độ).
Đến thế kỷ thứ V, có hai Thiền sư xuất hiện là Đạt Ma Đề Bà
(Oharmadeva) và Huệ Thắng (người Việt). Thiền sư Đạt Ma Đề Bà là
người Ấn Độ đến Giao Châu vào giữa thế kỷ thứ V để giảng dạy về
phương pháp Thiền học. Thiền sư Huệ Thắng người địa phương là một

trong những học trò của ông.
Sau một nghìn năm Bắc thuộc, năm 905 (thế kỷ X) Giao Châu chính
thức độc lập. Năm 968 Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua, lập ra nhà Đinh, đặt
tên nước là Đại Cồ Việt, mở ra thời kì độc lập và thống nhất phát triển lâu
dài trong lịch sử Việt Nam. Đạo Phật thời này cũng không là ngoại lệ, đã
phát triển đến đỉnh cao và tham dự vào nhiều sự kiện hệ trọng của đất
nước. Khởi đầu là việc vua Đinh Tiên Hoàng lập ra chức tăng thống người đứng đầu phật giáo của đất nước trong lịch sử.
Nhà Lý ra đời đã đưa đạo Phật lên hàng Quốc đạo, nhiều triều vua
nối tiếp nhau đã thực hiện rất nhiều Phật sự, không chỉ góp phần phát triển
việc tu học mà còn qua đó phát triển một nền văn hóa riêng của Đại Việt
khác biệt với Trung Hoa.
Phật giáo Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là
Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông.
Thiền tông (còn có tên gọi là Zen hay Ch'an) là một tông phái Phật
giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung
Quốc vào đầu thế kỷ thứ IV. "Thiền" là cách gọi tắt của "Thiền na"

10


(Dhyana), có nghĩa là "Tĩnh tâm", chủ trương tập trung trí tuệ để quán định
(Thiền) nhằm đạt đến chân lý giác ngộ của đạo Phật. Theo Thiền tông,
"Thiền" không phải là "suy nghĩ" vì suy nghĩ là "tâm vọng tưởng", làm
phân tâm và mầm mống của sinh tử luân hồi. Cách tu theo Thiền tông đòi
hỏi phải tập trung toàn bộ công sức và thời gian cộng với phải có khả năng
đốn ngộ. Yêu cầu đó chỉ có những kẻ căn cơ cao mới có được nên người tu
Thiền thì nhiều nhưng người chứng ngộ quả thật rất là hiếm hoi. Tuy nhiên
lịch sử Thiền tông ở Việt Nam cũng có một lịch sử rõ ràng hơn cả.
Tịnh Độ tông hình thành khá sớm ở Trung Quốc, Phật phái này thờ
A Di Đà (Amitabha) - vị Phật ngự trị ở Tịnh Độ (Sukavati) tức cõi Tây

phương cực lạc. Đi theo Phật A Di Đà còn có các Bồ Tát, Quan Thế Âm
(Avalokitesvara) và Đại Thế Chí (Mahāsthāmaprāptā). Kinh Ban chu tam
muội (Pratyutpanna sammukhavasthita samadhi sūtra) là kinh nói về sự tưởng
niệm đức Phật A Di Đà đã được Lokaksema dịch ra chữ Hán từ thời Đông Hán.
Nhưng phái Tịnh Độ thường được coi là thành lập với nhà sư Huệ Viễn thời
Đông Tấn. Năm 402 Huệ Viễn đã cùng với 123 đồ đệ làm lễ rước tượng A Di
Đà thề nguyện rằng ai đến cõi Tây phương cực lạc trước thì phải cố gắng cứu
độ người khác. Tịnh Độ tông cho rằng chỉ cần niệm tên Phật A Di Đà là có thể
đến Tây phương cực lạc. Cho nên phái này còn có tên là Niệm Phật. Sau khi
hình thành, Tịnh Độ tông đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và lan sang các
nước khác. Tịnh Độ tông chủ trương tu dựa trên tha lực của Phật A Di Đà.
Tha lực này rất quan trọng đối với căn cơ con người thời nay. Việc tu hành
được mở rộng ra những hành động đơn giản như đi thăm chùa, tụng danh
Phật A Di Đà. Nhờ cách như vậy mà Tịnh Độ tông là tông phái phổ biến
khắp cõi Việt Nam. Đi đến đâu ta cũng gặp người dân tụng niệm câu "Nam
mô A Di Đà Phật" (có nghĩa là "Nguyện quy theo Đức Phật A Di Đà").

11


Tượng Phật A Di Đà là tượng có mặt ở khắp mọi nơi và có mặt từ rất lâu
đời.
Mật tông là một tông phái Phật giáo chủ trương sử dụng những phép
tu tụng niệm các mật chú để đạt đến chân lý giác ngộ. Cũng còn gọi là Lạt
Ma tông, Mật tông là sự hợp nhất giới luật của thuyết nhất thiết hữu bộ
(Sarvastivada) và nghi thức phụng hành của Kim Cương thừa. Khi vào Việt
Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh
chóng hòa lẫn vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu
đồng, pháp thuật, yểm bùa, trị tà ma, chữa bệnh...
Khi được truyền vào Việt Nam Phật giáo đã được các vị sư người

Việt bản địa hóa, khiến nó hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái
đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng dân tộc.
Điểm này dễ dàng nhận thấy trong những thời đại hưng thịnh của đất nước
như Đinh, Lê, Lý Trần đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng
thịnh và các vị sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó.
Phật giáo Việt Nam có những đặc điểm khác biệt như sau:
Tổng hợp giữa

hật giáo và tín ngưỡng truyền thống: người Việt

Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân
tộc... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho
các linh hồn đã khuất.
Tổng hợp giữa các tông phái hật giáo: các tông phái Phật giáo Đại
thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn lẫn với nhau. Thiền tông còn kết
hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát.
Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừa với Đại thừa.
Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sư mặc
áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni
còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam.

12


Tổng hợp giữa hật giáo với các tôn giáo khác: Tín ngưỡng truyền
thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó Phật giáo
cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận
Nho giáo để làm nên "Tam giáo đồng nguyên" (cả ba tôn giáo có cùng một
gốc) và "Tam giáo đồng quy" (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích).
Tính chất hài hòa linh hoạt: Phật giáo Việt Nam còn có một đặc

điểm là rất linh hoạt, mà nhà Phật thường gọi là "tùy duyên bất biến; bất
biến mà vẫn thường tùy duyên" nghĩa là tùy thuộc vào tình huống cụ thể
mà người ta có thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau. Nhưng
vẫn không xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật. Ví dụ: Các vị Bồ tát, các vị
hòa thượng đều được gọi chung là Phật hay Bụt, Phật Bà Quan Âm, Phật
Di Lặc (vốn là bồ tát)… Ngoài ra hình tượng và tôn hiệu Phật ở Việt Nam
có khi mang tính cách hiền hòa và dân dã: ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc xoăn),
ông Nhịn ăn mà mặc (chỉ Thích Ca Tuyết Sơn),... Trên đầu Phật Bà Chùa
Hương còn có lọn tóc đuôi gà rất truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
1.1.3 Thiền học và Thiền học Việt Nam
Như chúng tôi đã nói rõ ở trên, Phật giáo truyền vào Việt Nam hình
thành và phát triển nhiều Phật phái, tuy nhiên do luận văn của chúng tôi lựa
chọn khảo sát Thiền uyển tập anh - tập sách “nói về các vị Thiền sư” cho
nên chúng tôi đặc biệt chú trọng tìm hiểu về Phật phái Thiền tông.
THIỀN là nói tắt, nói đủ chữ là THIỀN NA, phiên âm theo Ấn ngữ
Dhyana hoặc Jhana; nguồn gốc ấy đủ chứng tỏ Thiền có nhiều liên quan
đến phương pháp tu luyện cổ truyền ấy có từ thưở ban sơ của Phật giáo,
hơn nữa, có lẽ từ thưở khởi nguyên của văn hóa Ấn Độ. Dhyana thường
được dịch là tịnh lự và đại khái có nghĩa là trầm tư về một chân lý, triết
hoặc đạo, đến chỗ triệt ngộ và in sâu trong nội thức. Tu Thiền cần tìm đến
chỗ thanh vắng, xa cảnh náo nhiệt và loạn động của thế gian. Văn học Ấn

13


Độ dẫy đầy những đoạn văn ngụ ý ấy; và câu nói “tìm đến chỗ vắng, trụ
tâm ngồi tịnh” là câu nói gặp khắp cùng trong các bộ kinh A
Hàm.

[83; tr 69]


Thiền đầu - sơ Thiền - là do công phu tập trung tư tưởng vào một vật
duy nhất kỳ cho đến trong tâm mờ nhạt hết tham dục mà chỉ còn lại cảm
giác hỉ lạc. Nhưng trí thức còn hoạt động, nên sự phán đoán và suy đoán
còn tác động vào đối tượng của sự quán tưởng. Khi tất cả động tác ấy hoàn
toàn lắng đứng và tâm an trụ ở một điểm, đó là chứng Thiền thứ hai - nhị
Thiền - trong ấy vẫn còn cảm giác hỉ lạc. Ở Thiền thứ ba - tam Thiền - tâm
càng thâm quán càng thanh tịnh, nhưng những hoạt động vi tế nhất của tâm
vẫn chưa xả trừ hết, đồng thời niềm hỉ lạc vẫn còn nguyên. Khi Thiền thứ
tư, tột bực - t Thiền - chứng đến thì cả đến hỉ lạc cũng dứt tuyệt, và đó là
trạng thái tuyệt đối thanh tịnh của tâm đi vào đại định. Tất cả yếu tố về cảm
giác và thức giác khuấy động sự thanh tịnh của tâm đều lần lượt được điều
chế, và tâm, tự tịnh tự định, hoàn toàn thu nhiếp trong tam muội. Đó là
chứng đến cảnh giới tuyệt đối quân bình giữa chỉ (samatha) và quán
(vipasayana), nghĩa là giữa Thiền và định. [83; tr247]
Thực hành công án là một hình thức sinh hoạt tôn giáo rất đặc thù của
Thiền tông Phật giáo. Thiền, dù là đốn ngộ hay tiệm ngộ, thì cốt tủy của nó
vẫn là Ngộ. Tu công án là một phương thức thực hành gắn liền với sự kiện
chứng ngộ của các Thiền sư.
Điều hiển nhiên là các tổ sư Thiền Trung Hoa trước khi tạo ra một
nền công án độc đáo vô song thì họ cũng đã tìm thấy nhiều phương thức
chứng ngộ, những phương cách mà Suzuki gọi là “trang bị tâm lý trước
thời đại công án”. Thời sơ khởi của Phật giáo Trung Hoa, hình thức hỏi
đáp, nói nghịch, im lặng, hành động khó hiểu… của các thiền sư đều ít
nhiều liên quan đến hình thức công án sau này.

14


Từ yêu cầu chuẩn bị một nền tảng trí năng và trực giác để có thể đón

bắt sự ngộ đạo bất kỳ lúc nào, các thiền sư Trung Hoa từ sau thời Huệ
Năng (khoảng thế kỷ IX) đã “phát minh” ra hệ thống tu tập thông qua công
án. “Công án nhằm phổ thông hóa Thiền, đồng thời trở thành phương tiện
duy trì kinh nghiệm Thiền” [84; tr126]. Công án có thể được hình dung như
những phát ngôn và hành xử của thiền sư dành cho đệ tử tu tập, với chủ
đích khơi mở tâm lý Thiền, cơ duyên Thiền và chuẩn bị trực tiếp cho con
đường Ngộ đạo của các Thiền sinh sơ cơ ấy. Mục tiêu đặc biệt của công án
là chặn đứng dòng chảy suy nghĩ lý trí và làm chín muồi ý thức Thiền, tiếp
cận trạng thái chứng ngộ càng gần càng tốt. Đó là “sự khẩn trương tinh
thần” trong tình trạng “khổ cầu” mà Suzuki đã nói đến trong Thiền luận.
Tu Thiền đòi hỏi hành giả phải có nhiều công phu và khả năng trí
tuệ, do vậy chỉ phổ biến ở tầng lớp trí thức và giới thượng lưu. Ở Việt Nam
tồn tại những dòng Thiền chính như sau:
*Dòng Thiền thứ nhất được tổ Tì Ni Đa Lưu Chi sáng lập khoảng
năm 580. Dòng Thiền này truyền được 19 thế hệ.
*Dòng Thiền thứ hai là Thiền phái Vô Ngôn Thông do Thiền sư Vô
Ngôn Thông người Trung Hoa sáng lập tại chùa Kiến Sơ năm 820. Đây là
Thiền phái chịu ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa sâu đậm tuy nhiên vẫn gần
gũi với người dân Việt. Thiền phái này truyền được 17 thế hệ.
*Dòng Thiền thứ ba là Thiền phái Thảo Đường do Thiền sư Thảo
Đường người Trung Hoa sáng lập. Thiền phái này có khuynh hướng Thiền
tông trí thức và văn chương do đó khó cắm rễ trong quần chúng nhân dân
mà chỉ ảnh hưởng tới một số trí thức và vua quan có khuynh hướng văn
học. Dòng này truyến đến 6 thế hệ.
*Dòng Thiền thứ tư đó là Thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân
Tông sáng lập. Đây là Thiền phái đầu tiên của Việt Nam và nó còn có công

15



thống nhất được các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật
giáo đời Trần về một mối.
Sau thời đại Lý - Trần các dòng Thiền Việt Nam dường như bị lu mờ
và mai một dần. Đến cuối thế kỉ XX Thiền tông mới được Thiền sư Thích
Thanh Từ phục hưng.
1.2 Thiền học và Thiền sƣ thời Lý.
1.2.1 Thiền học thời Lý.
Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) là phái Thiền lấy tên vị Thiền sư Ấn
Độ. Đây là dòng Thiền đầu tiên ở Việt Nam. Dòng Thiền này chú trọng
việc tu luyện Thiền định để khai thác trí tuệ Bát nhã (trực giác nội quán) và
các nội năng kỳ diệu trên cơ sở thuyết tính không của Trung quán luận.
Thiền phái này chủ trương tư duy siêu việt ngôn ngữ, với “tinh thần không
chấp trước,… vô trú nghĩa là không chấp có cũng không chấp không,
không trú ở có, cũng không trú ở không… cảnh giới của Thiền định siêu
việt ngôn ngữ văn tự và tư duy khái niệm”. Các Thiền sư Việt Nam thuộc
các thế hệ sau của phái này đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng đó. Điển hình
là vua Lý Thái Tông (thế hệ thứ 7), Đạo Hạnh (thế hệ 12) và Huệ Sinh (thế
hệ 13) đều đề cao quan điểm về nhận thức này.
Vô Ngôn Thông là phái Thiền thứ hai vào Việt Nam, lấy pháp hiệu
của một Thiền sư Trung Quốc. Tư tưởng cơ bản của Thiền phái này là tu
luyện Thiền định để đạt tới cảnh giới vô niệm, vô ngôn. Đó là “một thế giới
nội tâm hoàn toàn vắng lặng, khi dòng suy nghĩ miên man, liên tục, lộn xộn
của tâm thức được chấm dứt. Khi ấy, trí tuệ vốn có của con người bừng
sáng, thực tại sẽ hiển lộ rõ ràng trước mắt. Đó chính là sự giác ngộ và giải
thoát. Đó chính là Niết Bàn”. Các thế hệ sau của dòng Thiền Vô Ngôn
Thông, như Cảm Thành (tổ thứ 2) và Thiện Hội (tổ thứ 3), … tiếp tục
khẳng định rằng, “chân lý không phải ở đâu xa, mà ở ngay hiện tiền, ở

16



trong bản thân mỗi người, nhưng chân lý đó chỉ có thể tu chứng trực
tiếp, … mọi sự phân tích lý tính đều phương hại đến sự ngộ đạo (ngộ tâm chân như)”.
Thảo Đường là Thiền phái thứ ba của Việt Nam, ra đời trong thời Lý,
do sư Thảo Đường sáng lập và truyền đạo cho vua Lý Thánh Tông (thế hệ
thứ nhất), vua Lý Anh Tông (thế hệ thứ năm). Dòng Thiền này chủ yếu
phát triển trong Hoàng gia và giới quý tộc có thế lực thời đó. Do vậy, nó đã
có sự tác động trực tiếp đến tư duy của họ trong đường lối trị nước.
Dòng Thiền Tì Ni Đa Lưu Chi mở đầu năm 580, dòng Thiền Vô
Ngôn Thông mở đầu năm 820. Tì Ni Đa Lưu Chi là đồ đệ của Tăng Xán, tổ
thứ ba của Thiền tông Trung Quốc. Còn Vô Ngôn Thông là học trò của
Bách Trượng Hoài Hải phái Nam Nhạc. Như vậy dòng Thiền Tì Ni Đa Lưu
Chi thuộc giai đoạn trước Huệ Năng còn dòng Thiền Vô Ngôn Thông là
giai đoạn Thiền tông Huệ Năng.
Thiền phái Vô Ngôn Thông được truyền thừa trong thời gian bốn thế
kỷ (từ đầu thế kỷ thứ IX đến đầu thế kỷ thứ XIII), trong khi Thiền phái Tì
Ni Ða Lưu Chi có một lịch sử truyền thừa dài sáu thế kỷ (từ thế kỷ thứ VI
đến thế kỷ thứ XIII). Thiền phái Vô Ngôn Thông chịu ảnh hưởng Phật giáo
Trung Hoa sâu đậm hơn thiền phái Tì Ni Ða Lưu Chi. Ảnh hưởng này được
thấy trong lối trình bày lịch sử Thiền, trong lối tổ chức tu viện, trong việc
sử dụng thoại đầu, và cả ở mức độ chịu ảnh hưởng của Tịnh Ðộ giáo. Các
Thiền sư trong Thiền phái này thay vì chỉ dùng các kinh át Nhã, đã sử
dụng rất nhiều các kinh điển khác như kinh Viên Giác, háp Hoa, họ nhấn
mạnh đến chủ trương đốn ngộ và vô đ c vốn rất gần gũi với giáo lý Thiền
phái Nam Phương ở Trung Hoa. Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi với tư tưởng
Đại Thừa bắt nguồn từ kinh át Nhã, Hoa Nghiêm, có khuynh hướng thần
thuật của Mật giáo. Các Thiền sư sử dụng những phương thuật sấm vĩ và

17



chủ trương bất lập văn tự nhưng vẫn chú trọng nghiên cứu kinh điển,
truyền thụ tâm ấn và có khuynh hướng nhập thế giúp dân, chịu ảnh hưởng
của Phật giáo Ấn Độ hơn là Phật giáo Trung Hoa. Dòng Thiền này dễ được
dân tin theo vì vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật vừa
phù hợp với đời sống thực tế và giản đơn của quần chúng. Nhưng khác với
Thiền phái ở Trung Hoa, ở Việt Nam hai Thiền phái Vô Ngôn Thông và Tì
Ni Đa Lưu Chi rất gần gũi với đời sống xã hội, tham dự vào đời sống thế
tục trong khi vẫn duy trì được sinh hoạt tâm linh độc lập của mình.
Như vậy thời Lý tồn tại ba dòng Thiền chính: Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô
Ngôn Thông, Thảo Đường. Trong đó hai dòng Thiền Tì Ni Đa Lưu Chi và
Vô Ngôn Thông phổ biến rộng rãi hơn và để lại dấu ấn rõ nét hơn trong đời
sống văn hóa - tinh thần của đất nước.
1.2.2 Thiền sư thời Lý.
Đạo Phật thịnh đạt nhất dưới thời Lý, được coi là Quốc giáo. Hầu hết
các vua Lý (Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông,
Anh Tông) đều sùng Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch
kinh Phật, soạn sách Phật… Như năm 1031, vua Lý xuống chiếu phát tiền,
thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 nơi. Nhiều quý tộc tôn
thất đã quy Phật như Hoàng hậu Ỷ Lan, Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung.
Khắp nơi, nhiều chùa chiền đã được xây dựng như các chùa Diên Hựu
(Một Cột), Phật Tích, Long Đội, Báo Thiên, Bối Khê... Phần lớn các công
trình này đã được triều đình tài trợ. Đông đảo quần chúng bình dân trong
làng xã nô nức theo đạo Phật. Lê Quát sống vào cuối đời Trần, nhận xét
:“Từ trong kinh thành cho đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi thôn cùng
ngõ hẻm, không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ tin, hễ

18



nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiền… Dân chúng quá nửa nước là sư…”.
[38; tr 109]
Các Thiền sư thời Lý, ngoài vai trò hướng dẫn tâm linh, hoằng
dương Phật Pháp, còn là những nhà giáo dục lỗi lạc. Họ đã góp công dạy
bảo người đời, đào tạo những thế hệ tri thức cởi mở, không những thông
hiểu Phật pháp mà cả Lão, Nho để trở thành hiền tài giúp nước, để sống với
ý thức trách nhiệm làm người chứ không phải làm quan để mưu cầu danh
lợi phú quý. Ngoài Thiền sư Vạn Hạnh, sách Thiền uyển tập anh ghi lại,
người theo học với Thiền sư Định Hương, Thiền sư Mãn Giác, Thiền sư
Không Lộ… cũng đông đến hàng nghìn người. Các Thiền sư không chỉ
truyền dạy giáo lý nhà Phật mà còn dạy học trò những tri thức về xã hội,
định hướng một cuộc cải cách giáo dục phóng khoáng. Mỗi ngôi chùa thời
Lý là một diễn đàn, một chốn học đường, số người học không những chỉ
thường dân mà còn có cả con em của hoàng gia, quý tộc.
Một số Thiền sư đắc đạo và có học vấn uyên bác thời này được các
vua Lý hết sức trọng dụng. Có vị là thầy dạy của vua và được phong làm
Quốc sư. Dưới thời Lý một loạt Thiền sư được ban hiệu Quốc sư như Vạn
Hạnh, Viên Chiếu, Thông Biện, Viên Thông, Không Lộ. Vai trò chủ yếu
của các Quốc sư thời Lý là những cố vấn đắc lực giúp vua hiểu biết về giáo
lý đạo Phật, ngoài ra khi cần các Quốc sư còn cố vấn cho vua những vấn đề
về chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hóa...
Các Thiền sư cũng trực tiếp tham dự chính sự qua việc trực tiếp thiết
lập các kế hoạch, thảo văn thư, tiếp sứ thần, bàn luận cả những vấn đề về
quân sự. Tuy can dự vào chính sự nhưng Thiền sư không hề chủ trương
tham gia chính quyền nên sau đó, khi triều đình đã vững mạnh hơn, có thể
tự mình gánh vác tất cả, thì họ lại tự nhiên lui về với chức năng vốn có của

19



×