Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nâng cao hiệu quả khai thác phương tiện kỹ thuật giám sát an ninh trong ngành công an ( Nghiên cứu hệ thống camera giám sát an ninh công cộng do Bộ Công an đầu tư, triển khai )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN VINH QUANG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC
PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT GIÁM SÁT AN NINH
TRONG NGÀNH CÔNG AN
(NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT AN NINH
CÔNG CỘNG DO BỘ CÔNG AN ĐẦU TƯ, TRIỂN KHAI)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN VINH QUANG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC
PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT GIÁM SÁT AN NINH
TRONG NGÀNH CÔNG AN
(NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT AN NINH
CÔNG CỘNG DO BỘ CÔNG AN ĐẦU TƯ, TRIỂN KHAI)

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mã số: 60.34.72


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM NGỌC THANH

LỜI CẢM ƠN
Hà Nội - 2010


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................ 5
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu .......................................................................... 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 8
3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 12
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 12
5. Mẫu khảo sát................................................................................................... 13
6. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 13
7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 13
8. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 13
9. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 14
PHẦN 2. NỘI DUNG ......................................................................................... 16
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 16
1.1. Lý luận Hệ thống ......................................................................................... 16
1.1.1. Khái niệm hệ thống ............................................................................ 16
1.1.2. Cấu trúc của hệ thống: ...................................................................... 16
1.1.3. Mục tiêu của hệ thố ng........................................................................ 18
1.1.4. Điều khiển hệ thống .......................................................................... 18
1.2. Lý luận công nghệ ....................................................................................... 16
1.2.1. Khái niệm về công nghệ ..................................................................... 19

1.2.2. Vật mang công nghệ........................................................................... 19
1.2.3. Thuộc tính của công nghệ ................................................................. 19
1.2.4. Dòng lưu chuyển công nghệ .............................................................. 20
1.2.5. Đổi mới công nghệ (technological innovation) ................................ 20
1.2.6. Năng lực công nghệ ........................................................................... 21
1.2.7. Cung cấp công nghệ ........................................................................... 21
1.3. Lý luận Quản lý ........................................................................................... 21
1


1.3.1. Khái niệm quản lý .............................................................................. 21
1.3.2. Những đặc trưng cơ bản của quản lý ............................................... 21
1.3.3. Một số lý thuyết quản lý ..................................................................... 23
1.4. Phƣơng tiện kỹ thuật CAND ...................................................................... 25
1.4.1. Khái niệm về phương tiện kỹ thuật ................................................... 25
1.4.2. Phương tiện kỹ thuật trong CAND .................................................... 25
1.4.3. Hệ thống Camera ............................................................................... 26
1.4.4. Công nghệ camera.............................................................................. 33
1.4.5. Các phương thức truyền dẫn ............................................................. 37
1.4.6. Hệ thống chống sét và cung cấp nguồn điện .................................... 42
Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................. 46
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT AN NINH 48
2.1. Hệ thống camera giai đoạn 1999-2002 ...................................................... 49
2.1.1. Hệ thống thiết bị ................................................................................. 49
2.1.2. Công nghệ ........................................................................................... 51
2.1. 3. Quản lý ............................................................................................... 53
2.2. Hệ thống camera giai đoạn 2003-2006 ...................................................... 56
2.2.1. Hệ thống thiết bị ................................................................................. 56
2.2.2. Công nghệ ........................................................................................... 58
2.2.3. Quản lý ................................................................................................ 59

2.3. Hệ thống camera giai đoạn 2007-2009 ...................................................... 61
2.3.1. Hệ thống thiết bị ................................................................................. 62
2.3.2. Công nghệ ........................................................................................... 66
2.3.3. Quản lý ................................................................................................ 67
2.4. Kết quả khảo sát .......................................................................................... 70
2.4.1. Phân tích Số liệu từ DAĐTCB........................................................... 70
2.4.2. Kết quả khảo sát. ................................................................................ 72
2.4.3. Bàn luận về kết quả ........................................................................... 75
Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................. 76

2


CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC HỆ
THỐNG CAMERA GIÁM SÁT AN NINH. ................................................... 77
3.1. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................................. 77
3.1.1. Các hệ thống camera giám sát Mục tiêu ........................................... 77
3.1.2. Các hệ thống camera cơ động ........................................................... 77
3.1.3. Các hệ thống camera hỗ trợ tư pháp ................................................. 77
3.1.4. Hệ thống camera giám sát an toàn giao thông ................................. 77
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác ......................................... 77
3.2.1. Giải pháp về cấu hình hệ thống camera ........................................... 77
3.2.2. Giải pháp về công nghệ ...................................................................... 84
3.2.3. Giải pháp về công tác quản lý ............................................................ 90
3.2.4. Giải pháp Huy động tiềm lực Quốc gia ............................................ 96
3.2.5. Giải pháp xây dựng cơ sở pháp lý..................................................... 97
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 98
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 100


3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANCC

An ninh công cộng

ANCT

An ninh chính trị

ANQG

An ninh Quốc gia

BCA

Bộ Công an

CAND

Công an nhân dân

CCD

Bộ cảm biến quang - điện (Charge Cuopled Device)

CCTV


Hệ thống camera quan sát (Close Circuit Television)

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CSGT

Cảnh sát giao thông

DAĐTCB

Dự án điều tra cơ bản

GSAN

Giám sát an ninh

KHKT&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

KH&CN

Khoa học và Công nghệ


LLCAND

Lực lƣợng Công an nhân dân

PTKT

Phƣơng tiện kỹ thuật

TW

Trung ƣơng

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

UBND

Uỷ ban nhân dân

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Số liệu dòng lƣu chuyển công nghệ ................................................. 20
Sơ đồ 1.2: Quản lý theo quan điểm hệ thống ................................................... 22
Sơ đồ 1.3: Cấu tạo cơ bản camera .................................................................... 27
Sơ đồ 1.4: Hệ thống camera Analog ................................................................. 33
Sơ đồ 1.5: Hệ thống camera Digital .................................................................. 34
Sơ đồ 1.6: Hệ thống camera IP ......................................................................... 35

Bảng 1.7: Phổ Hồng ngoại ................................................................................. 36
Sơ đồ 1.8: Truyền dẫn bằng cáp đồng trục .................................................... 38
Sơ đồ 1.9: Truyền dẫn bằng cáp mạng UTP ................................................... 38
Bảng 1.10: Khoảng cách truyền dẫn bằng cáp mạng UTP ........................... 40
Sơ đồ 1.11: Truyền dẫn bằng cáp Quang ........................................................ 40
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ khối truyền dẫn bằng vô tuyến........................................... 41
Sơ đồ 1.13: Truyền dẫn bằng Vô tuyến............................................................ 42
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khối hệ thống camera kết nối mạng..................................... 69
Bảng 2.2: Số liệu hiệu quả khai thác ................................................................ 70
Bảng 2.3: Số liệu nguyên nhân tác động đến hiệu quả .................................. 75
Bảng 3.1: Phân loại cấp độ trọng điểm ............................................................ 78
Bảng 3.2: Phân loại cấp độ nhu cầu ................................................................. 79
Bảng 3.3: Phân loại cấp độ ƣu tiên ................................................................... 79
Bảng 3.4: Phân loại cấp độ Đáp ứng: ............................................................... 82
Bảng 3.5: Tổng hợp lựa chọn đầu tƣ ................................................................ 82
Bảng 3.6: Đề xuất cấu hình hệ thống GSAN công cộng ................................. 83

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
KHKT&CN là một trong những biện pháp cơ bản của LLCAND, đƣợc
thực hiện bằng cách sử dụng, ứng dụng các thành tựu KH&CN, các PTKT
vào công tác phòng ngừa, điều tra phát hiện và đấu tranh phòng chống tội
phạm. Để áp dụng tốt, có hiệu quả các biện KHKT&CN, chúng ta không
những cần phải nắm chắc và sử dụng thành thạo những thành tựu, PTKT hiện
có mà còn phải đi tắt, đón đầu, chuẩn bị ứng dụng những thành tựu, PTKT
của KH&CN hiện đại trong tƣơng lai.
Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần làm cho xã hội phát

triển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống hạnh phúc yên bình, đƣợc pháp luật
bảo vệ là nhiệm vụ hàng đầu của CAND Việt Nam.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới luôn phải đối mặt với hai mục tiêu trái
ngƣợc, gắn liền nhau là tăng trƣởng, phát triển kinh tế, thì các nhân tố làm mất
ổn định TTATXH càng gia tăng, đa dạng và càng phức tạp.
KH&CN Công an nhân dân có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong
sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH; góp phần nâng cao sức chiến đấu
và hiệu quả công tác Công an. KH&CN không những là phƣơng tiện hữu hiệu
giúp cho LLCAND phòng ngừa, đấu tranh với các âm mƣu, phƣơng thức, thủ
đoạn hoạt động chống phá Đảng, Nhà nƣớc, nhân dân của các thế lực thù địch
và bọn tội phạm mà còn là nền tảng, động lực để xây dựng LLCAND cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bƣớc hiện đại, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
Với định hƣớng đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc và sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy CATW và lãnh đạo BCA, KH&CN
CAND trong những năm qua đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, đột phá
trong một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, phục vụ thiết thực công tác,
chiến đấu của LLCAND; nhƣ trong lĩnh vực CNTT, truyền thông (hệ thống

6


mạng truyền dẫn thông tin các loại, tổng đài đa dịch vụ, hệ thống trung tâm
thông tin chỉ huy, hội nghị truyền hình, hệ thống GSAN công cộng…)
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 04 của Đảng ủy CATW về phát
triển KH&CN; 5 năm thực hiện Chiến lƣợc phát triển KHKT&CN CAND,
LLCAND đã đầu tƣ, ứng dụng các thành tựu KHKT&CN nghiên cứu sản
xuất, phát triển các trang thiết bị PTKT, hệ thống camera GSAN với công
nghệ tiên tiến hiện đại, góp phần giúp Đảng ủy CATW, Lãnh đạo Bộ có các
biện pháp chỉ đạo kịp thời, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, TTATXH tại

các điểm nóng, các địa bàn trọng điểm, đồng thời có biện pháp đấu tranh với
các phần tử cơ hội chính trị, các đối tƣợng chống đối lợi dụng tôn giáo, chính
sách dân tộc. Thông qua công tác GSAN phát hiện, cung cấp thông tin, bằng
chứng liên quan đến các chuyên án lớn về các hoạt động phá hoại ANQG, các
âm mƣu diễn biến hòa bình, các hành động khủng bố, gây rối làm mất
TTATXH, buôn bán ma tuý, buôn lậu, gian lận thƣơng mại, xuất nhập cảnh
trái phép, buôn bán phụ nữ, cá độ bóng đá, phát hiện nhiều vụ lộ, lọt thông tin
bí mật thuộc các Bộ, Ngành, những điểm nóng về chính trị, kinh tế, khắc phục
hậu quả thiên tai …. bảo vệ an toàn tuyệt đối trụ sở làm việc của các cơ quan
trọng yếu của Đảng và Chính phủ, các cơ quan Ngoại giao, bảo đảm an toàn
cho nhiều hội nghị, lễ hội văn hóa, thƣơng mại, du lịch trong nƣớc và quốc tế,
các sự kiện chính trị quan trọng trên mọi miền Tổ quốc.
Hoạt động đấu tranh bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH luôn chứng
minh sự đồng hành giữa yếu tố con ngƣời và trang bị PTKT tƣơng ứng. Tùy
theo điều kiện về kinh tế và chính sách của mỗi quốc gia, PTKT dành cho lực
lƣợng bảo vệ pháp luật có mức độ khác nhau, nhƣng là một nhu cầu không
thể thiếu.
Trong thời đại KHKT&CN phát triển, cán bộ chiến sỹ Công an thƣờng
xuyên đối mặt với muôn vàn khó khăn phức tạp, họ không thể hoàn thành
nhiệm vụ có hiệu quả cao chỉ bằng trái tim khối óc, lòng quả cảm, nhiệt tình
và ý chí cách mạng nhƣ những năm trƣớc đây, mà cần đƣợc trang bị đầy đủ
các PTKT phù hợp, tiên tiến để phát hiện, đấu tranh, vô hiệu hóa khả năng
7


chống đối của các loại tội phạm, đặc biệt các thế lực thù địch nhiều mƣu mô,
xảo quyệt sử dụng thiết bị PTKT hiện đại, công nghệ cao. Tại Việt Nam
Đảng, Nhà nƣớc đầu tƣ hệ thống PTKT GSAN phục vụ công tác CA còn rất
hạn chế. Do đó nghiên cứu đề tài: Nâng cao hiệu quả khai thác phƣơng tiện
kỹ thuật giám sát an ninh trong ngành Công an (nghiên cứu hệ thống camera

giám sát an ninh công cộng do Bộ Công an đầu tƣ, triển khai) là hết sức cần
thiết trong thời đại KHKT&CN phát triển nhanh nhƣ vũ bảo PTKT là chìa
khóa mở ra cánh cửa của phƣơng thức làm việc có hiệu quả vô cùng to lớn
cho LLCAND góp phần hòa nhập trong xã hội ngày càng phát triển, văn
minh.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
a) Trên thế giới
- Hệ thống camera giám sát an ninh trên thế giới
Tại các nƣớc phát triển hệ thống camera GSAN đƣợc lắp đặt hầu hết
trên các đƣờng phố, các giao lộ, trên đƣờng cao tốc, tàu điện ngầm, bến xe
Bus, sân bay, hải cảng, nhà tù, sân bóng đá…..giám sát liên tục 24h/24h mọi
nơi công cộng. Trung bình mỗi công dân tại nƣớc Anh có 300 lần xuất hiện
và đƣợc lƣu lại trên hệ thống camera GSAN một ngày kể từ khi bƣớc ra khỏi
nhà đến đến lúc trở về. Không chỉ ở các nơi công cộng, các trƣờng học ở Anh
củng sử dụng hệ thống camera quan sát. Tiến sĩ Emmeline tiến hành khảo sát
24 trƣờng trung học cơ sở tại một địa phƣơng ở tây bắc nƣớc Anh và nhận
thấy 23/24 trƣờng đã có hệ thống camera, trung bình có 20 camera đƣợc lắp
đặt khắp khuôn viên trƣờng.
Sáng ngày 29/03/2010 hai vụ nỗ lớn đã xãy ra tại hai tàu điện ngầm ở
trung tâm Moscow làm 39 ngƣời thiệt mạng, ngày 31/03 căn cứ theo hình ảnh
thu đƣợc từ camera, cơ quan an ninh đã nhận diện 2 sát thủ đánh bom tàu điện
ngầm, đó là một ngƣời đàn ông 30 tuổi mặc quần áo màu đen, đội mũ lƣỡi trai
màu đen và hai phụ nữ tuổi khoảng 22 và 45. Ngƣời đàn ông đƣợc cho là đến
từ Bắc Caucasus, còn 2 ngƣời phụ nữ đều là ngƣời dân tộc Slav.

8


Tại chiến trƣờng Afghanistan Quân đội Mỹ sử dụng ngày càng nhiều
camera công nghệ cao từ các máy bay không ngƣời lái GSAN mọi diễn biến

trên mặt đất. Năm 2006, mỗi ngày ngƣời Mỹ thực hiện 12 chuyến bay do
thám bằng máy bay Predator và Reaper. Năm 2009, mỗi ngày họ thực hiện 34
chuyến bay, mỗi tháng truyền về trung tâm chỉ huy hình ảnh thu đƣợc tại
chiến trƣờng có tổng thời lƣợng 16.000 giờ.
Tại trung tâm chỉ huy căn cứ không quân Davis – Monthan ở Tucson,
Arizona, trực ban đang theo dõi màn trên hình hiện lên cảnh một góc đƣờng ở
Afghanistan cách nƣớc Mỹ 14.000 km, bất kỳ một chuyển động khả nghi nào
đều đƣợc soi rõ từ camera hồng ngoại gắn trên máy bay không ngƣời lái ở độ
cao 5000m. Những hình ảnh do hệ thống camera GSAN ghi đƣợc sẽ truyền về
trong lòng nƣớc Mỹ, khi có dấu hiệu khả nghi cần tiêu diệt, trung tâm chỉ huy
chỉ cần nhấn nút, trong tích tắc, một quả tên lửa AGM-114 Hellfire lao xuống
mục tiêu, tiếng nổ kinh thiên động địa vang lên, ngƣời Mỹ đang tiến hành một
cuộc chiến tranh nhẹ nhàng, bí mật, không đối mặt với hiểm nguy và nguy cơ
tổn thất về nhân lực.
Tại các nƣớc trong khu vực các nƣớc đã có một bƣớc tiến xa về đầu tƣ
trang bị hệ thống camera phục vụ công tác GSAN, đặc biệt là Hàn Quốc,
Singapore, Malaisia, và các đô thị lớn của Trung Quốc.
- Nghiên cứu phương tiện kỹ thuật giám sát anh ninh trên Thế giới.
Đây là đề tài nghiên cứu về PTKT phục vụ công tác Công an. Trên thế
giới do chính sách kinh tế, chính trị của các quốc gia định hƣớng khác nhau,
nên những vấn đề nghiên cứu có nội dung liên quan đến PTKT phục vụ công
tác An ninh, Quốc phòng hầu nhƣ đƣợc giữ bí mật. Tiếp cận, nghiên cứu một
số tài liệu của cơ quan An ninh Liên bang Nga về PTKT chuyên sâu về lĩnh
vực camera quan sát, nghe, nhìn. Tuy nhiên do cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ
thuật, đặc điểm văn hóa, xã hội của Việt Nam rất khác xa với các nƣớc trên
thế giới, đồng thời do vấn đề bí mật về nghiệp vụ nên cho phép đề tài này
không phân tích nghiên cứu trên thế giới.

9



b) Tại Việt Nam
- Vai trò của phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác Công an
BCA có trách nhiệm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh tiêu
diệt mọi âm mƣu, hoạt động, tổ chức của bọn phản cách mạng, bọn tội phạm
hình sự khác, giữ gìn trật tự an ninh; nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ Chính quyền,
bảo vệ Quân đội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định phát triển KH&CN là quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc. Mặc dù nƣớc ta còn nghèo, nhƣng trong thời gian qua, với sự quan tâm
của Đảng và Nhà nƣớc, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ
KH&CN trong cả nƣớc, tiềm lực KH&CN đã đƣợc tăng cƣờng, có những
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm Quốc phòng, An
ninh. Chính phủ đã phê duyệt một số Quyết định tạo cơ sở pháp lý cho
LLCAND phát triển, ứng dụng các thành tựu KH&CN phục vụ công tác CA.
Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/07/2002 của Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt “ Kế hoạch tổng thể phát triển CNTT ở Việt Nam đến năm 2005”
giao cho Bộ Công an “….chủ trì xây dựng và triển khai dự án ứng dụng và phát
triển CNTT phục vụ an ninh công cộng giai đoạn đến năm 2005”;
Quyết định số 238/2006/QĐ-TTG ngày 24/10/2006 Quy định về việc
sử dụng phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lƣợng Cảnh sát nhân
dân trong hoạt động tuần tra kiểm soát về trật tự;
Nghị Định số 127/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 của Thủ tƣớng Chính
phủ quy định về việc bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc
gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;
Nghị định 169/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 về huy động tiềm lực
khoa học công nghệ phục vụ công tác Công an;
Nghị quyết số 04- NQ/ĐU ngày 22/04/1997 của Đảng ủy Công an
Trung ƣơng về phát triển KHKT&CN trong LLCAND. Nghị quyết khẳng

định: “Phải xây dựng lực lƣợng khoa học - công nghệ trong Công an thực sự
10


là lực lƣợng trực tiếp chiến đấu. Phát triển toàn diện các lĩnh vực khoa học kỹ
thuật, khoa học nghiệp vụ Công an, nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ cho cuộc
đấu tranh bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; xây dựng
lực lƣợng Công an nhân dân cách mạng chính quy, từng bƣớc tiến lên hiện
đại, phục vụ đắc lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc”.
Đảng ủy CATW, Lãnh đạo BCA luôn đánh giá cao vai trò của PTKT
phục vụ công tác CA. Lãnh đạo Bộ giao cho Tổng cục Kỹ thuật chức năng
nhiệm vụ tham mƣu giúp Đảng ủy CATW và Bộ trƣởng về công tác kỹ thuật,
thống nhất quản lý Nhà nƣớc công tác kỹ thuật trong CAND, trực tiếp tổ chức
đảm bảo kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công tác chiến đấu và xây dựng LLCAND.
Tình hình nghiên cứu, ứng dụng PTKT GSAN nói chung và hệ thống
camera GSAN công cộng nói riêng nhằm bảo đảm an ninh, an toàn giao
thông, chống phá các âm mƣu phá hoại của các thế lực thù địch, đƣợc Đảng
ủy, Lãnh đạo BCA đặc biệt quan tâm.
- Nghiên cứu phương tiện kỹ thuật trong LLCAND
+ Vũ Văn Khoan Thiếu tƣớng, PGS. TS “Khoa học kỹ thuật, công nghệ
và tình báo khoa học kỹ thuật phục vụ yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia và
phát triển kinh tế đất nƣớc trong tình hình mới ”
+ Dƣơng Văn Hỏa Đại tá - Cục trƣởng Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II “Phát
triển Khoa học kỹ thuật và công nghệ trong Công an nhân dân và thực tiễn
công tác kỹ thuật nghiệp vụ II ”.
+ Đặng Bích Sơn Thƣợng tá - Tổng cục Kỹ thuật “Phƣơng tiện kỹ thuật
nghiệp vụ và công cụ hỗ trợ xu thế sử dụng trong tƣơng lai”.
+ Nguyễn Đình Thắng Thƣợng tá “Nghiên cứu nâng cao chất lƣợng
quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống giám sát an ninh trong lực lƣợng
Công an nhân dân”.

+ Nguyễn Văn Tâm Thƣợng tá “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để nâng
cao chất lƣợng hình ảnh, âm thanh trong hệ thống kiểm soát an ninh tại các cơ
sở giam giữ”.
c) Ngoài ngành Công an
11


Do đặc thù hệ thống camera trong dân sự chỉ mang tính chất đầu tƣ nhỏ
lẽ, trong phạm vi cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, khu thể thao, dự án. mang tính
chất cục bộ nên chƣa có những nghiên cứu nâng cao hiệu quả khai thác.
Kết quả của của các đề tài đã nghiên cứu
Đã nghiên cứu sâu về PTKT, công cụ hỗ trợ và các thiết bị nghiệp vụ bí
mật phục vụ công tác CA.
Đã nghiên cứu đƣa ra giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý cơ sở vật
chất kỹ thuật của hệ thống GSAN trong LLCAND.
Đã nghiên cứu nâng cao chất lƣợng hình ảnh, âm thanh trong hệ thống
GSAN tại các cơ sở giam giữ.
Báo cáo tổng luận về KHKT&CN và tình báo KH&CN phục vụ yêu
cầu bảo vệ ANQG và phát triển kinh tế đất nƣớc trong tình hình mới.
Kết luận về những nội dung cần giải quyết.
Chƣa có đề tài nghiên cứu đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác
PTKT GSAN trong ngành CA. (Nghiên cứu hệ thống camera giám sát an ninh
công cộng do Bộ Công an đầu tƣ, triển khai), một biện pháp nghiệp vụ đƣợc
Lãnh đạo BCA đặc biệt quan tâm và đã mang lại nhiều hiệu quả cao phục vụ
công tác CA.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác phƣơng
tiện kỹ thuật giám sát an ninh trong ngành Công an. (Nghiên cứu hệ thống
camera giám sát an ninh công cộng do Bộ Công an đầu tƣ, triển khai).
4. Phạm vi nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: PTKT trong ngành CA đƣợc phân chia thành
08 hệ thống chuyên ngành khác nhau, phạm vi rộng lớn, đề tài này chỉ nghiên
cứu các hệ thống camera GSAN công cộng do BCA đầu tƣ, triển khai.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Tại CA các đơn vị, địa phƣơng trong cả nƣớc.
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 1999 đến năm 2009.

12


5. Mẫu khảo sát
Giới hạn quy mô khảo sát: khảo sát thực địa các hệ thống camera tại
địa bàn phía Nam (từ Phú Yên trở vào), khảo sát trực tiếp 4 hệ thống camera
GSAN công cộng Công an các tỉnh phía Nam. Phân tích số liệu khảo sát của:
- 130 hệ thống camera giám sát mục tiêu;
- 520 hệ thống camera cơ động;
- 132 hệ thống camera hỗ trợ tƣ pháp;
- 17 hệ thống camera giám sát an toàn giao thông.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Hiệu quả khai thác các hệ thống camera GSAN công cộng do BCA đầu
tƣ, triển khai tại Công an các đơn vị, địa phƣơng chƣa cao. Vậy có giải pháp
nào để nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống camera GSAN công cộng tại CA
các đơn vị, địa phƣơng hay không?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Để nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống camera GSAN công cộng tại
CA các đơn vị, địa phƣơng do Bộ Công an đầu tƣ, triển khai cần có những
giải pháp đồng bộ sau:
- Xây dựng cấu hình hệ thống camera giám sát an ninh công cộng theo
quy trình hợp lý bảo đảm tính đồng bộ giữa thiết bị đầu cuối, phƣơng thức
truyền dẫn và thiết bị trung tâm, hệ thống có tính mở đáp ứng nhu cầu phát

triển.
- Xây dựng quy trình lựa chọn công nghệ thích hợp theo từng chức
năng, công nghệ nội địa và công nghệ ngoại nhập tạo sự hòa hợp phát triển
nhanh, bền vững. Thông qua Nghị định thƣ cấp Nhà nƣớc để tiếp cận các
thiết bị giám sát an ninh tiên tiến, hiện đại trên thế giới.
- Đổi mới mô hình tổ chức, Quy trình quản lý hệ thống camera giám sát
an ninh từ Bộ Công an đến Công An các đơn vị, địa phƣơng.
- Giải pháp huy động Tiềm lực KH&CN quốc gia nhằm tận dụng, khai
thác các hệ thống camera quan sát do các ban, ngành, tổ chức, cá nhân đầu tƣ
trong xã hội phục vụ công tác Công an.
13


- Xây dựng Nghị định quy định về tính pháp lý của các thông tin thu
đƣợc từ hệ thống camera cung cấp, Bộ Công an xây dựng Thông tƣ thực hiện
cung cấp, chia sẽ thông tin từ các hệ thống camera trong phạm vi toàn quốc.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận
Tiếp cận theo phƣơng pháp hệ thống và cấu trúc.
- Phương pháp phân tích tài liệu
+ Thu thập và phân tích các số liệu từ nguồn của cơ quan quản lý an
ninh, an toàn thuộc Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Công an.
+ Thu thập và phân tích các số liệu từ nguồn Công an các đơn vị, địa
phƣơng trong cả nƣớc.
+ Thu thập và phân tích số liệu từ sách, báo, tạp chí, internet, các báo
cáo khoa học trong và ngoài ngành.
+ Phân tích 799 phiếu điều tra thuộc dự án điều tra cơ bản “Điều tra cơ
bản thực trạng và nhu cầu trang bị các hệ thống kỹ thuật GSAN trong LL
CAND” của BCA.
- Phương pháp khảo sát thực địa

Trực tiếp khảo sát hệ thống camera GSAN tại CA các đơn vị, địa
phƣơng phía Nam.
- Phương pháp phỏng vấn
+ Phỏng vấn trực tiếp Thủ trƣởng của cơ quan quản lý an ninh, an toàn
thuộc Tổng cục kỹ thuật - Bộ Công an.
+ Phỏng vấn trực tiếp Thủ trƣởng, cán bộ kỹ thuật trực tiếp quản lý hệ
thống camera GSAN công cộng tại một số CA các đơn vị, địa phƣơng.
9. Kết cấu của luận văn
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
14


5. Mẫu khảo sát
6. Câu hỏi nghiên cứu
7. Giả thuyết nghiên cứu
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
9. Kết cấu của luận văn
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lý luận Hệ thống
2. Lý luận Công nghệ
3. Lý luận Quản lý
4. Lý luận Phƣơng tiện kỹ thuật Công an nhân dân
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT
AN NINH CÔNG CỘNG
1. Hệ thống camera giai đoạn 1999-2002

2. Hệ thống camera giai đoạn 2003-2006
3. Hệ thống camera giai đoạn 2007-2009
4. Phân tích kết quả điều tra
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC HỆ
THỐNG CAMERA GIÁM SÁT AN NINH CÔNG CỘNG
1. Những kết quả đạt đƣợc
2. Giải pháp về cấu hình hệ thống
3. Giải pháp về đổi mới công nghệ
4. Giải pháp về công tác quản lý
5. Giải pháp huy động tiền lực quốc gia
6. Giải pháp về xây dựng cơ sở pháp lý.
KẾT LUẬN
KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

15


PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý luận Hệ thống
Lý thuyết hệ thố ng tâ ̣p hơ ̣p các bô ̣ môn khoa ho ̣c (sƣ̉ ho ̣c, kinh tế ho ̣c,
sinh ho ̣c, logich ho ̣c, toán học, tin ho ̣c…) nhằ m nghiên cƣ́u và giải quyế t vấ n
đề theo quan điểm toàn thể , có căn cứ, khoa ho ̣c và hiê ̣u quả , bao gồ m nhiề u
phạm trù và khái niê ̣m nhƣ phầ n tƣ̉, hê ̣ thố ng, môi trƣờng…
1.1.1. Khái niệm hệ thống
Hệ thống là tập hợp các phần tử, có liên hệ tƣơng tác với nhau, nhằm
thực hiện một hoặc một số mục tiêu định trƣớc, trong một môi trƣờng xác
định.

Hệ thống và phần tử đƣợc hiểu theo nghĩa hết sức rộng rãi. Đó có thể là
một đối tƣợng vật chất cụ thể, cũng có thể là những vấn đề trong tƣ duy trừu
tƣợng nhƣ các kiến thức khoa học, các chính sách kinh tế-xã hội, có thể là các
đối tƣợng nghiên cứu của khoa học trong thế giới vĩ mô hay trong thế giới vi
1.1.2. Cấu trúc của hệ thống:
Đó là hình thức cấu tạo bên trong của hệ thống, nó bao gồm sự sắp xếp
các phần tử và xác định mối quan hệ giữa chúng theo một dấu hiệu nào đó.
Theo định nghĩa này, cấu trúc đƣợc hiểu nhƣ một bất biến tƣơng đối
của hệ thống liên quan chặt chẽ tới việc nghiên cứu hay thiết lập một hệ thống
cả về mặt tĩnh và mặt động. Cấu trúc của hệ thống có nhiều loại, tùy thuộc
vào mối liên kết và chuyển hóa giữa các phần tử bên trong hệ thống mà có:
cấu trúc cơ học, hóa học, cơ thể,...
1.1.2.1. Đặc điểm của hệ thống
- Các phần tử trong hệ thống liên kết và tƣơng tác với nhau theo quan
hệ nhân quả, nghĩa là mỗi sự thay đổi của một hay một số phần tử đều kéo
theo sự thay đổi của các phần tử còn lại, tác động này có thể là trực tiếp hay
gián tiếp tùy theo sự quan trọng, vai trò và chức năng của phần tử đó.

16


- Thêm hoặc bớt một hay một số phần tử cũng nhƣ thêm hay bớt một
hay một số quan hệ giữa các phần tử đã có sẵn cũng đều kéo theo sự thay đổi
các quan hệ còn lại giữa các phần tử khác.
- Tính “trồi” của hệ thống (nhƣ̃ng tiń h chấ t của hê ̣ thố ng không có ở
các thành phần của nó. Tính trồi là đặc trƣng bản chất của tính nhất thể). Điều
này có nghĩa là các phần tử có thể khác nhau nhƣng khi hợp thành hệ thống
thì tạo nên một thể thống nhất và có tính chất mới khác tính chất của các phần
tử. Nói cách khác, khi xây dựng các hệ thống nếu biết kết hợp đúng đắn các
phần tử thì có thể tạo nên một sức mạnh mới không chỉ bằng phép cộng mà là

phép nhân của các phần tử, đặc biệt đối với hệ thống xã hội.
1.1.2.2. Phân loại hệ thống
- Hệ thống đóng và hệ thống mở: Hệ thống đóng là hệ thống không có
quan hệ với môi trƣờng; hệ thống mở tác động tích cực với môi trƣờng.
- Hệ thống tĩnh và hệ thống động: Hệ thống tỉnh không có sự thay đổi
theo thời gian; hệ thống động trạng thái của nó thay đổi theo thời gian.
- Hệ thống điều khiển đƣợc và hệ thống không điều khiển đƣợc: Hệ
thống điều khiển đƣợc là hệ thống mà trạng thái hoặc hành vi của nó có thể
đƣợc định hƣớng tới mục tiêu cho trƣớc. Sự định hƣớng này đƣợc thực hiện
do các tác động điều khiển từ bên ngoài hệ thống hay do có cơ chế điều khiển
tồn tại ngay bên trong hệ thống. Hệ thống tự điều khiển bao giờ cũng gồm có
hai phân hệ: phân hệ điều khiển và phân hệ bị điều khiển. Hai phân hệ này
tƣơng tác với nhau.
1.1.2.3. Phần tử của hệ thống
Đó là bộ phận nhỏ nhất, có tính độc lập tƣơng đối, tạo nên tính hệ
thống. Để hiểu hệ thống phải biết trạng thái của phần tử và trạng thái các mối
liên hệ giữa chúng. Khái niệm hệ thống cho phép tách hiện tƣợng, đối tƣợng,
quá trình biệt lâp tƣơng đối; tách một mặt của đối tƣợng với thế giới còn lại
và xét đối tƣợng đó nhƣ một hệ thống. Nhƣ vậy, trong phạm vi nhận thức,
mỗi hiện tƣợng, đối tƣợng hoặc quá trình có thể đƣợc xem nhƣ một hệ thống.
1.1.2.4. Chức năng của hệ thố ng
17


Đó là khả năng của hệ thống trong việc biến đầu vào thành đầu ra. Đó
là lý do tồn tại của hệ thống, là khả năng tự biến đổi trạng thái của hệ thống.
Hiểu một cách thông thƣờng thì chức năng của hệ thống là những nhiệm vụ
chung của hệ thống.
1.1.2.5. Trạng thái của hệ thố ng
Đó là tập hợp các tính chất cơ bản của hệ thống xét ở một thời điểm

nhất định. Trạng thái của một tổ chức (coi nhƣ một hệ thống) là thực trạng
của tổ chức đó.
1.1.2.6. Quan hệ vào/ra của hệ thố ng
- Đầu vào của hệ thống: Đó là các loại tác động có thể có từ môi trƣờng
lên hệ thống.
- Đầu ra của hệ thống: Đó là các phản ứng trở lại của hệ thống đối với
môi trƣờng.
1.1.2.7. Môi trường của hệ thố ng
- Môi trƣờng là tập hợp các phần tử thuộc những hệ thố ng nằ m ngoài
hệ thố ng đƣợc xem xét và có quan hệ tƣơng tác với hệ thố ng đƣợc xem xét.
- Định nghĩa này đúng với mọi khái niệm về môi trƣờng , bấ t kể đó là
môi trƣờng tự nhiên hoặc môi trƣờng xã hội.
- Chuẩ n mực của hệ thố ng: Hệ thố ng giá trị phù hợp với thuộc tính của
hệ thố ng, đƣợc sử dụng để điề u chỉnh hành vi trong hệ thố ng.
1.1.3. Mục tiêu của hệ thố ng
- Mục tiêu (objective) là sản phẩ m mà hệ thố ng cần tạo ra.
- Mục tiêu trả lời câu hỏi: Để làm gì?
1.1.4. Điều khiển hệ thống
- Điều khiển hệ thống là sự tác động có định hƣớng vào hệ thống, nhằm
biến đổi trạng thái của hệ thống theo mục tiêu định trƣớc.
- Nhƣ vậy, kết quả cuối cùng của điều khiển hệ thống là sự tác động
nhằm thay đổi hành vi của hệ thống.
Kết luận: Lý thuyết hệ thống ra đời đã nhanh chóng trở thành mô ̣t công
cụ rất quí báu cho các nhà nghiên cứu và quản lý
18


1.2. Lý luận công nghệ
1.2.1. Khái niệm về công nghệ
Có nhiều định nghĩa về công nghệ, xem xét một số định nghĩa sau đây:

- Định nghĩa 1: Theo F.R. Root, “công nghệ là dạng kiến thức có thể áp
dụng đƣợc vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm
mới” [4.3].
- Định nghĩa 2: “công nghệ là tập hợp các kiến thức về một quy trình
hoặc/ và các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và
sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh” [4.3].
- Định nghĩa 3: Theo Luật khoa học và công nghệ (2000) “công nghệ là
tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phƣơng tiện
dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm” [4.3].
Từ các định nghĩa trên đây có thể đƣa ra một số nhận xét:
- Thứ nhất: các định nghĩa phản ánh kinh nghiệm của các tác giả/ tổ
chức khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc cụ thể của họ. chúng ta không
nên áp dụng máy móc, công nghệ đƣợc xây dựng đáp ứng cho một mục đích
cụ thể.
- Thứ hai: các định nghĩa về bản chất đều nói tới công nghệ với tƣ cách
là tri thức cần có để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Sự khác biệt giữa
các định nghĩa nằm ở chổ có coi những vật mang tri thức công nghệ nhƣ con
ngƣời, tài liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm trung gian, lao động khoa học và
công nghệ nằm trong phạm trù công nghệ hay không.
1.2.2. Vật mang công nghệ
OECD chỉ ra rằng về cơ bản có ba loại vật mang công nghệ là con
ngƣời, tài liệu và thiết bị/ sản phẩm trong hiểu biết và kỹ năng của con ngƣời,
đƣợc mô tả trong các tài liệu, hoặc „nhúng‟ trong máy móc thiết bị.
1.2.3. Thuộc tính của công nghệ
- Công nghệ phổ biến: Kiến thức công nghệ cơ bản của một lĩnh vực;
- Công nghệ đặc thù hệ thống: Công nghệ gắn với hệ thống sản xuất;

19



- Công nghệ đặc thù của hãng: Tri thức công nghệ không gắn với hệ
thống sản xuất cụ thể nào, mà gắn liền với môi trƣờng, văn hóa của hãng đó.
1.2.4. Dòng lưu chuyển công nghệ
Bảng 1.1: Số liệu dòng lƣu chuyển công nghệ
Phƣơng
tiện lƣu
chuyển
I. Con

Thuộc tính công
nghệ
Phổ

Hệ

Hãng

Giao dịch thƣơng mại
và theo hợp đồng

biến thống
A

B

C

ngƣời

II. Tài


Dòng lƣu chuyển

D

E

F

1. Giáo dục và đào tạo (A)

Hợp tác kỹ thuật chính

2. Quan hệ cá nhân (A,B,C)

thức(1,2,4,6,7)

3. Thuyên chuyển cán bộ (A,B,C)

Thỏa thuận hỗ trợ kỹ

4. Hợp tác kỹ thuật (A,B)

thuật

5. Hỗ trợ kỹ thuật giữa (B,C,F)

(2,5,7,8,9,10)

6. Hội nghị, hội thảo (D,E)


Hợp đồng với các hãng

giữa

các

hãng

7. Xuất bản, nghiên cứu kỹ thuật tài và công ty tƣ vấn kỹ

liệu

liệu, kỹ yếu về Patăng (D,E)
G

H

I

thuật công trình

8. Nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, và (8,9,10,11,12)
các dự án (G,H,I).

Li-xăng pa-tăng

9. Bản vẽ, phƣơng án (G,H,I)

(5,7,8,9,10)


10. Bản vẽ thiết kế công trình chi tiết,

Mua bán thiết bị (5,11)

quy tắc và quy trình vận hành (F,G,H,I)
III. Thiết

J

K

L

11. Máy móc thiết bị, công cụ (J,K,L)

Đầu tƣ trực tiếp tại các

bị sản

12. Nhà máy dạng chìa khóa trao tay công ty con/liên doanh

phẩm

(J,K,L)

(1,2,3,5,8,9,10,11)

Nguồn: OECD (1992)
1.2.5. Đổi mới công nghệ (technological innovation)

- Đổi mới công nghệ là một quá trình qua đó đƣa ra đƣợc sản phẩm
mới/ quy trình mới mang lại lợi ích trên thị trƣờng;
- Hoạt động đổi mới bao gồm: Thu nạp công nghệ “tách rời” – thƣờng
đƣợc thực hiện mua bán bản quyền sở hữu công nghiệp và thu nạp công ghệ
“gắn kèm” – thƣờng gắn với việc mua sắm, thu nạp thiết bị máy móc hàm
chứa nội dung công nghệ.

20


1.2.6. Năng lực công nghệ
Theo Lall năng lực công nghệ bao gồm:
- Năng lực lựa chọn trƣớc khi đầu tƣ;
- Năng lực thực hiện dự án;
- Năng lực vận hành;
- Năng lực cải tiến công nghệ;
- Năng lực chuyển giao công nghệ.
1.2.7. Cung cấp công nghệ
- Nhà cung cấp: có thể là doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN, chính
phủ, các nhà sáng chế độc lập. Nhà cung cấp trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài;
- Hình thức cung cấp: có thể là thị trƣờng hoặc phi thị trƣờng, thậm chí
pháp luật các nƣớc thƣờng có những quy định cung cấp công nghệ bắt buộc
trong trƣờng hợp khẩn cấp.
1.3. Lý luận Quản lý
1.3.1. Khái niệm quản lý
- Theo PGS. TS Phạm Ngọc Thanh “Quản lý là một hoạt động thực tiễn
đặc biệt của con ngƣời, trong đó chủ thể quản lý tác động đến đối tƣợng bằng
những công cụ và phƣơng pháp khác nhau theo một quy trình nhằm đạt đƣợc
mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trƣờng”.
- Theo F. W. Taylor “Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn

ngƣời khác làm và sau đó thấy đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một
cách tốt nhất và rẻ nhất”.
- Có thể ví quản lý nhƣ một cây cổ thụ mà gốc rễ của cây là những tƣ
tƣởng triết học sâu xa về con ngƣời và tổ chức, còn các cành cây của nó là các
môn quản lý chuyên ngành. Những lý thuyết quản lý của nhân loại ngày cành
phong phú do tác động của môi trƣờng kinh tế - xã hội.
1.3.2. Những đặc trưng cơ bản của quản lý
Theo PGS. TS Phạm Ngọc Thanh (bài giảng môn Các học thuyết Quản lý)
1.3.2.1. Đặc điểm quản lý.
Vừa là khoa học vừa là nghệ thuật
21


- Khoa học: tuân thủ các quy luật, nguyên lý
- Nghệ thuật: thông qua phong thái, cách thức của chủ thể tác động,
mang tính liên ngành, sử dụng kiến thức của nhiều môn khoa học.
1.3.2.2. Bản chất quản lý:
- Kỹ thuật của quản lý: không khác nhau về mặt xã hội.
- Đó là nghiên cứu của chủ thể mang quyền uy đối tƣợng
1.3.2.3. Chức năng quản lý.
- Khái niệm: chức năng quản lý hình thành từ hoạt động tất yếu của
chủ thể, xuất phát từ sự phân công chuyên môn hóa, nhằm tác động vào đối
tƣợng để đạt mục tiêu.
Sơ đồ 1.2: Quản lý theo quan điểm hệ thống
Vào

Đối tƣợng quản lý

Điều khiển


Chủ thể
Quản lý

Ra (mục tiêu)

Phản hồi

Có 7 chức năng quản lý gồm:
1. Dự báo: là chức năng tiền đề: Năng lực của ngƣời lãnh đạo đứng
đầu; Thông tin; Vận động của mục tiêu quản lý;
2. Kế hoạch: là chức năng trung tâm;
3. Tổ chức thực hiện;
4. Động viên;
5. Kiểm tra;
6. Điều chỉnh: Tránh điều chỉnh liên tục, bảo thủ, trì trệ;
7. Đánh giá.
Bảy chức năng tạo thành một hệ thống, chức năng trƣớc bổ sung cho
chức năng sau:
1.3.2.4. Nguyên tắc quản lý
22


Nguyên tắc là chuẩn mực do chủ thể đƣa ra và buộc đối tƣợng thực
hiện. Gồm 5 nguyên tắc:
1. Tập trung dân chủ: Tập trung (quyền lực hành động, mục tiêu, tổ
chức, nhận thức); Dân chủ để phát huy sáng tạo các thành viên trong tổ chức;
2. Kết hợp hài hòa các lợi ích;
3. Kết hợp chặt chẽ các phƣơng pháp quản lý: Phƣơng pháp hành
chánh tổ chức; Phƣơng pháp kinh tế; Phƣơng pháp giáo dục, thuyết phục;
4. Nắm bao quát, toàn diện, tập trung xử lý những khâu yếu nhất;

5. Có cách nhìn toàn diện để đánh giá.
1.3.3. Một số lý thuyết quản lý
- F. W. Taylor - ngƣời Mỹ (1856-1915) đƣợc các học giả phƣơng Tây
mệnh danh là “cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học”. Quan điểm của
Taylor “ Quản lý theo khoa học…. Đây là sự mở đầu của cuộc cách mạng tinh
thần vĩ đại, một cuộc cách mạng tạo nên bƣớc đi đầu tiên tới quản lý theo
khoa học. Nó diễn ra theo chiều hƣớng thay đổi toàn bộ tinh thần, thái độ của
cả đôi bên; thay chiến tranh bằng hòa bình; thay sự bất hòa và xung khắc bằng
sự hợp tác anh em chân thật, thay tính cảnh giác, bằng niềm tin giữa đôi bên;
trở thành bạn, chứ không phải là kẻ thù của nhau; tôi nói rằng quản lý theo
khoa học phải đƣợc phát triển theo đƣờng lối này”, [4; 91].
- H. Fayol - ngƣời Pháp (1841-1925) Fayol đƣa ra định nghĩa “Quản lý
hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm
tra”. Fayol đề ra 14 nguyên tắc quản lý hành chính thể hiện tính độc lập và
sáng tạo cao, và 5 nhân tố ảnh hƣởng là những chuẩn mực phổ biến và lý luận
của ông trở thành cột mốc quan trọng trong lịch sử quản lý.
- M. Follet - ngƣời Mỹ (1868-1933). Follet đƣa ra ba phƣơng pháp chủ
yếu để xử lí với mâu thuẫn: áp chế, thỏa hiệp và thống nhất. follet khám phá
ra một cách tiếp cận nhân bản hơn, toàn diện hơn, năng động hơn về quản lý,
cách tiếp cận xuất phát từ triết học và tâm lý học chứ không phải từ kinh
nghiệm, làm phong phú hơn cho khoa học quản lý bằng những phạm trù cơ
bản nhƣ “thống nhất mâu thuẫn”, “quy luật của hoàn cảnh”, “quyền lực và
23


×