Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phó Đức Phương và không gian sông nước yêu thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.68 KB, 5 trang )

Phó Đức Phương và không gian sông
nước yêu thương



Trong Con đường âm nhạc số 5, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã mang đến cho
khán giả giấc mơ về nguồn cội, về tình yêu thương con người trong một không
gian sông nước mênh mang, với những giai điệu âm nhạc giàu âm hưởng dân
gian, thấm đẫm sắc màu huyền thoại.
Nếu như âm nhạc của Nguyễn Cường gắn liền với Tây Nguyên, âm nhạc của
Phú Quang gắn liền với mùa thu và Hà Nội... thì Phó Đức Phương tìm về với không
gian sông nước, những ký ức tuổi thơ vùng quê kiểng và những cảm nhận đầy màu sắc
huyền thoại về những địa danh thân quen của đất nước. Hình ảnh dòng sông, mặt hồ,
nước xuất hiện ở hầu hết ca khúc trong chương trình của Phó Đức Phương, như là một
thứ cảm hứng chảy tràn vào âm nhạc của ông.
Nhạc sĩ tâm sự: "Tôi sinh ra ở Hà Nội, tuổi thơ tôi gắn liền với sông Hồng -
dòng sông cái, sông mẹ đã đẻ ra vùng châu thổ sông Hồng. Nước là khởi nguồn của sự
sống, là nguồn mạch đưa tôi về với tiềm thức, với cội nguồn". Chính vì thế,
Những
giấc mơ trên sóng , tên gọi của chương trình, được nhạc sĩ đánh giá là một cái tên hay
và đẹp. Chị Thanh Thủy - một khán giả - nhận xét: "Một trong những điều tôi tâm đắc
với Con đường âm nhạc là cách đặt tên cho chương trình. Những người làm chương
trình đã chọn được những cái tên độc đáo, thể hiện được những nét đặc trưng trong âm
nhạc của các nhạc sĩ".

Tùng Dương hóa thân vào Trương Chi.
Gần 20 ca khúc, có mới, có cũ, có quen, có lạ, nhưng điểm nhấn của Những
giấc mơ trên sóng vẫn là những sáng tác đã làm nên tên tuổi Phó Đức Phương như:
Trên đỉnh Phù Vân, Một thoáng Tây Hồ, Chảy đi sông ơi, Mặt trời, biển cát và em,
Không thể và có thể, Hồ trên núi, Về quê, Trên quê hương quan họ, Huyền thoại Hồ
núi Cốc... Đêm nhạc đã làm mới những giai điệu cũ ấy bằng những kết hợp mới lạ:


Trên đỉnh Phù Vân được trao cho giọng ca "liêu trai" của Tùng Dương; Không thể và
có thể thiết tha với cặp song ca Ngọc Anh và Mỹ Lệ, Huyền thoại Hồ Núi Cốc là một
kết hợp đầy bất ngờ giữa phong cách mượt mà dân dã của Quang Linh và cách thể
hiện hiện đại, ấn tượng của Tùng Dương với sự phối bè hiệu quả của nhóm Năm Dòng
Kẻ...
Âm nhạc của Phó Đức Phương với những sắc màu rất riêng của mình dường
như đã tạo được sự đổi thay trong chính phong cách của các ca sĩ tham gia vào chương
trình. Bên cạnh Ngọc Anh vốn đã đằm thắm trong âm nhạc của Phó Đức Phương,
người ta còn thấy Mỹ Lệ và Thu Minh nồng nàn, da diết. Và đặc biệt là sự xuất hiện
của Phương Thanh dịu dàng, nữ tính trong tà áo dài, bất ngờ hát Trên quê hương quan
họ và Con sông tuổi thơ...

Phương Thanh đằm thắm hơn với nhạc Phó Đức Phương.
Tuy nhiên, vẫn còn một số "tảng đá cục" chặn dòng sông âm nhạc của Phó Đức
Phương, khiến nó chảy trôi không được êm đềm. Sau "vụ" Mỹ Tâm làm "rối tung" bài
Ngôi sao cô đơn trong đêm nhạc Thanh Tùng, hiện tượng ca sĩ hát sai lời vẫn tồn tại
trong chương trình âm nhạc được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc này. Mỹ Lệ hát
Không thể và có thể cùng Ngọc Anh đã "sáng tác" vô số lời mới cho ca khúc nổi tiếng
này, còn Thu Minh thì "lo" phiêu nên lắp ghép đoạn của
Chảy đi sông ơi lộn tùng phèo
khi hát cùng Tùng Dương.
Nhiều ý kiến đánh giá thiết kế sân khấu lần này hao hao giống sân khấu những
chương trình
Con đường âm nhạc trước. "Chất mộc của nhạc Nguyễn Cường thì có thể
hợp với sân khấu nhiều đèn, trống đàn ngổn ngang, nhưng chất nhạc phó Đức Phương
cần một không gian "điệu đàng" hơn một chút", một họa sĩ thiết kế sân khấu nhận xét.
Những giấc mơ trên sóng không có những giây phút thăng hoa, và còn một số
sơ suất, bản thân nhạc sĩ Phó Đức Phương cũng đề nghị khán giả cả nước hãy thông
cảm vì ông không có nhiều thời gian. "Đây là một chương trình tôi không có điều kiện
chăm sóc kỹ nên nếu thành công, đem đến niềm vui nào đó cho khán giả thì công đầu

thuộc về êkíp những người thực hiện, còn nếu có gì thiếu sót thì đó là lỗi của tôi", ông
nói khi bắt đầu show diễn.

×