: VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
4.1. Một vài đặc điểm của Việt Nam.
4.1. Vài nét về phát triển FDI tại Việt Nam : các giai đoạn đầu tư.
4.1.1. Giai đoạn 1(1987-1989): sau thời gian đầu tư thăm dò.
Trước khi nước ta tiến hành đổi mới, nguồn vốn FDI không chảy vào Việt Nam.
Cho đến khi tiến hành mở cửa theo quyết định của đại hội VI. Chuyển đổi cơ bản
cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới và Luật đầu tư nước ngoài ban hành
ngày 09/01/1988, thì nguồn vốn FDI mới bắt đầu tìm đến. Vì là giai đoạn đầu nên
FDI vào Việt Nam còn rất thấp và FDI chưa có tác dụng rõ rệt đến tình hình kinh
tế xã hội Việt Nam. Năm 1988 chỉ có 37 dự án với 341,7 triệu $. Năm 1989, số dự
án tăng nhẹ lên được 67 dự án với 525,5 triệu $. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư
vẫn còn đang dè dặt với thị trường mới Việt Nam. Trong giai đoạn này vốn FDI
được thực hiện không đáng kể vì các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy
phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam.
4.1.2. Giai đoạn 2 (từ 1990- 1996) : gia tăng mạnh mẽ.
Năm Số dự án Số tiền đầu tư(tr$)
1990 107 735
1991 152 1291,5
1992 196 2208,5
1993 274 3037,4
1994 372 4188,4
1995 415 6937,2
1996 372 10164,1
Đây là giai đoạn FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu
hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân
thanh toán quốc tế của Việt Nam. Tổng vốn FDI tăng đạt đỉnh điểm vào năm 1996
với tổng vốn đăng ký lên đến 10.164,1 tỷ đô-la Mỹ. Sự tăng mạnh mẽ của FDI này
là do nhiều nguyên nhân:
Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong
thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác.
Đặc biệt, vào tháng 7 năm 1995, nước ta đã có 3 sự kiện quan trọng cùng diễn ra.
Đó là: Việt Nam gia nhập ASEAN, ký hiệp đinh khung về hợp tác kinh tế với EU
và bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Việc thúc đẩy mở rộng quan hệ ngoại giao đó
của Việt Nam đem đến kết quả FDI tăng vược bậc năm 1996.
4.1.3. Giai đoạn 3 (1997- 2002): có phần chậm lại.
Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49%
năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là do khủng hoảng tài
chính châu Á. Từ đó các nhà đầu tư nước ngoài nhận ra rằng các dự kiến về nhu
cầu của thị trường đã bị thổi phồng. Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở
nên rõ ràng hơn.
Trước tình hình FDI vào Việt Nam liên tục suy giảm, nhà nước tiếp tục đổi mới cơ
chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và triển khai FDI. Chính
phủ đã ban hành một loạt các văn bản để thu hút đầu tư như: Nghị định 12/CP ngày
18/2/1997 quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996;
Nghị định 10/CP/1998 ngày 23/11/1998 về một số biện pháp khuyến khích và đảm
bảo hoạt động FDI tại Việt Nam kèm theo danh mục các lĩnh vực, địa bàn khuyến
khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư; Nghị định 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998
về đầu tư theo hợp đồng BOT –BTO –BT áp dụng đới với hoạt động FDI…
Năm Số dự án Số tiền đầu tư(tr$)
1997 349 5590,7
1998 285 5099,9
1999 327 2565,4
2000 391 2838,9
2001 555 3142,8
2002 808 2998,8
Kết quả là giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với mức 25,8% và 2001
với mức 22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với năm 1996.
Năm 2002, FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, đạt khoảng
54,5% của mức năm 2001. Có rất nhiều nguyên nhân làm FDI giảm xuống. Trong
đó chủ yếu là do sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu theo sau sự tan vỡ của
bong bóng công nghệ cao tại Mỹ cùng với khủng hoảng kéo dài tại Nhật bản đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước châu Á.
Năm Số dự án Số tiền đầu tư(tr$)
2003 791 3191,2
2004 811 4547,6
2005 970 6839,8
2006 987 12004
2007 1406 21347,8
2008 1171 64011
2009 1054 21480
4.1.4. Giai đoạn 4 (2003 đến nay) : được cải thiện và tăng lên cả chất lượng.
Sau khi ký hiệp định thương mại Việt Mỹ BTA cuối năm 2001 và gia nhập AFTA
năm 2003, nguồn vốn FDI vào Việt Nam phục hồi và tăng trở lại, dù chậm nhưng
đều; vốn thực hiện cũng được tăng theo.
Tiếp tục chính sách khuyến khích đầu tư và bổ sung Luật để bảo vệ các nhà đầu tư;
ký kết các hiệp ước song phương, đa phương để thu hút các nhà đầu tư lớn như
Nhật, Mỹ và duy trì các nhà đầu tư truyền thống.
Và đặc biệt, sau một loạt sự kiện: Cuối năm 2006, Việt Nam tổ chức thành công
hội nghị APEC 14; Mỹ trao PNTR; và ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia
nhập WTO. Từ đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã hướng đến Việt Nam nhiều hơn,
thể hiện cụ thể qua con số FDI tăng đột biến năm 2007 là 20,3 tỳ USD..
Đến năm 2008, tổng vốn FDI vào Việt Nam đã đạt 64 tỷ USD, vượt xa con số 20,3
tỉ USD của cả năm 2007. Nguồn vốn FDI năm nay còn có sự chuyển biến tích cực
về chất. Cụ thể, quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đã tăng mạnh và đạt
mức cao nhất từ trước tới nay với khoảng 68 triệu USD/dự án. Đặc biệt, dòng vốn
này đã chảy vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như công nghiệp lọc
dầu, luyện kim, bất động sản, cảng biển, khu công nghệ cao...
Qua những phân tích trên, ta có thể nhận thấy, từ khi bắt đầu mở cửa Việt Nam
luôn tích cực mở rộng cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với quá trình đó ta
cũng luôn đẩy mạnh kêu gọi thu hút FDI, thể hiện qua việc Chính phủ ban hành
các văn bản pháp luật ngày cành thông thoáng. Tuy nhiên đánh giá hiệu quả sử
dụng nguồn vốn này như thế nào, nhóm đi vào phân tích tỷ lệ vốn thực hiện so với
mức vốn cam kết.
4. 2.Vài nét sơ lược về VN.
Xếp hạng quốc gia thu hút vốn FDI theo UCTAD (tính đến 31/12/2009).
Rank Country Lượng vốn đầu tư
1 United States $ 2,397,000,000,000
2 France $ 1,191,000,000,000
3 United Kingdom $ 1,032,000,000,000
4 Germany $ 1,008,000,000,000
5 Hong Kong $ 858,200,000,000
6 Belgium $ 742,400,000,000
7 Netherlands $ 671,600,000,000
8 Spain $ 652,100,000,000
9 Canada $ 494,600,000,000
10 China $ 456,300,000,000
51 Vietnam $ 51,020,000,000
4.2.1. Chính trị Việt Nam.
Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã thực hiện theo
cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam.
4.2.2. Địa lý kinh tế.
Lãnh thổ Việt Nam chia thành 7 vùng địa-kinh tế, đó là: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng sông
Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng song Cửu Long. Ở 3
miền của đất nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm làm đầu tàu cho phát triển kinh tế của cả nước và vùng
miền. Ở ven biển, có 13 khu kinh tế với những ưu đãi riêng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước và
làm động lực cho phát triển kinh tế của các vùng. Ngoài ra, dọc biên giới với Trung Quốc, Lào,
Campuchia có một loạt các khu kinh tế cửa khẩu, trong đó có 9 khu kinh tế cửa khẩu được ưu tiên
phát triển (Móng Cái, Lạng Sơn-Đồng Đăng, Lào Cai, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang,
Đồng Tháp).
4.2.3. Dân số.
Dân số Việt Nam năm 2010 là 86 tr người. Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở
Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Dân số
tập trung ở thành thị chiếm 29,6%, nông thôn là 70,4%.
4.2.4. Cơ cấu ngành.
Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 ngành lớn đó là: 1) nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản; 2) công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công
nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối
khí, điện, nước); 3) thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.
4.2.4. Tổng quan kinh tế Việt Nam.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền
Tệ Quốc Tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng
thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là
nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước
ngoài.Chính phủ Việt Nam xây dựng một hệ thống kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Theo dự báo trong một báo cáo tháng 12-2005 của Goldman-
Sachs thì vào năm 2025, nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ
17 trong số những nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới với GDP danh
nghĩa đạt 436 tỉ USD và GDP bình quân đầu người là 4.357 USD. Theo dự báo
của Pricewaterhouse Coopers năm 2008, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam
sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi (10% mỗi năm) và
sẽ đạt 70% quy mô của nền kinh tế Vương quốc Anh vào năm 2050.
4.3. Lợi ích và rủi ro của MNC khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
4.3.1. Từ góc độ của MNCs.
4.3.1.1. Lợi thế:
MNCs thường có năng lực tài chính và khả năng huy động vốn cao, trong khi đó
các lĩnh vực đầu tư trong nước đôi khi lại không đủ hấp dẫn. Chính vì vậy, các
MNC thường tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư khả thi ở nước ngoài, đặc biệt là
ở những nước khan hiếm vốn – nơi mà chi phí sản xuất thấp hoặc rất thấp, từ đó
nâng cao năng suất cận biên của vốn đầu tư (phần có thêm trong tổng số đầu ra mà
1 nhà SX có được do dùng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất). Do đó, lợi nhuận cũng
sẽ được tối đa hoá.
Một nguyên nhân khác khiến các MNC đầu tư ra nước ngoài là để nâng cao năng
lực cạnh tranh. Lợi thế độc quyền, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm do khai
thác nguồn nguyên liệu và lao động rẻ.Cụ thể là, khi 1 sản phẩm đạt tới giai đoạn
chuẩn hoá trong chu kì phát triển, sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty
đối thủ, lúc này công ty phải tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất để nâng cao sức
cạnh tranh cho sản phẩm của mình. 1 trong những cách có thể làm là chuyển sang
sản xuất sản phẩm ở những nước có chi phí sản xuất thấp hơn. Và Việt Nam, nơi
mà giá nhân công và các chi phí đầu vào được đánh giá là tương đối rẻ sẽ là 1 điểm
đến thích hợp cho các MNC. Một cuộc khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản (JBIC) đối với các doanh nghiệp nước này hoạt động ở nước ngoài đã
cho thấy Việt Nam vượt Trung Quốc và Ấn Độ xét về tiêu chí giá nhân công rẻ.
Việt Nam cũng vượt xa Brazil, Nga và Thái Lan - những điểm đến vốn được các
công ty Nhật Bản ưa chuộng. Theo khảo sát của Tổ chức Thương mại Hải ngoại
Nhật Bản (JETRO), vào thời điểm Tháng 11/2006, mặt bằng lương trung bình của
lao động thông thường tại Hà Nội vào khoảng 87-98$/tháng. Trong khi đó, con số
này ở TPHCM là 122-126$/tháng. Các con số này tỏ ra khá cạnh tranh với mức
164$/tháng tại Thái Lan hay 133-146$/tháng tại khu vực Quảng Châu – Trung
Quốc. Mặc dù theo số liệu thống kê của Navigos Group, mức lương trung bình tại
Việt Nam đã tăng 19.5% trong khoảng thời gian từ Tháng 04/2007 đến Tháng
03/2008, giá cả thuê mướn nhân công tại Việt Nam vẫn được đánh giá là khá cạnh
tranh.
Ngoài ra, 1 số nước phát triển có khối lượng xuất khẩu khổng lồ sang các nước
khác, đôi khi là áp đảo so với sản phẩm cùng loại của các công ty trong nước sản
xuất. Chính vì vậy, các nước chủ nhà thường có các biện pháp để bảo hộ cho các
doanh nghiệp trong nước, các công ty khi xuất khẩu hàng hoá vào sẽ gặp phải trở
ngại đáng kể. Do đó, 1 cách dễ dàng hơn, đó là họ đầu tư trực tiếp vào các nước
này, sản xuất và bán sản phẩm tại chỗ, tránh được các rào cản của những biện pháp
bảo hộ mậu dịch. Điển hình như 1 số công ty sản xuất ô tô danh tiếng trên thế giới
đã bắt đầu mở nhà máy sản xuất trực tiếp ở nước ta (Ford, Toyota…) để tránh các
mức thuế suất nhập khẩu khá cao đánh vào loại sản phẩm này. Cụ thể là: Đối với
mặt hàng ô tô, năm 2010, mức cam kết WTO đối với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi cụ thể
là: loại chạy xăng, từ 2500 cc trở lên là 80,5%; xe chạy xăng dưới 2500 cc và xe
chạy diessel có cam kết trần là 87%; xe ô tô 4 bánh 2 cầu chủ động có mức cam kết
trần là 77%. Mức thuế nhập khẩu đối với các ô tô này năm 2009 là 83%. Để góp
phần hạn chế nhập siêu, ổn định kinh doanh và ít tác động nhất về thay thế thuế
suất, Bộ Tài chính điều chỉnh bằng các mức trần WTO của năm 2010 đối với xe
chạy xăng trên 2500cc và xe 4 bánh 2 cầu chủ động (xe chạy xăng, từ 2500cc trở
lên là 80%; xe ô tô 4 bánh 2 cầu chủ động là 77%), các loại xe chạy xăng dưới
2500 cc và chạy diesel giữ nguyên mức hiện hành của năm 2009 là 83% để tránh
việc thay đổi lớn và không chênh lệch so với các loại công suất lớn. Đây là 1 trong
những mặt hàng bị đánh thuế nhập khẩu thuộc loại cao nhất ở Việt Nam.
Một lợi ích dễ thấy khác của đầu tư FDI sang nước ngoài là mở rộng được thị
trường, mở rộng quảng bá hình ảnh thương hiệu đến với người dân nước tiếp nhận
đầu tư, tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, lấy đó làm bàn đạp để
thâm nhập váo các thị trường lân cận trong khu vực. VD các nước xung quanh VN
như Singapore, Malaysia, Thailand, Trung Quốc…
Đa dạng hoá rủi ro lại là 1 lợi ích khác mà các MNC có được khi đầu tư vào nhiều
nước khác nhau (các rủi ro về tỷ giá, rủi ro lạm phát, lãi suất hay rủi ro về các
chính sách giới hạn nguồn thu nhập chuyển về nước ở các công ty con đặt trên
nhiều quốc gia…).
4.3.1.2. Bất lợi.
Vấn đề chi phí đại diện là 1 trong những vấn đề đáng cân nhắc khi các MNC quyết
định đầu tư ra nước ngoài. Khi lợi ích của công ty con mâu thẫn với lợi ích của
công ty mẹ hay mâu thuẫn về lợi ích xảy ra giữa các cổ đông với nhà quản lý đến 1
mức nào đó sẽ có khả năng gây ra thiệt hại không nhỏ.
Không dễ trong việc thích nghi với 1 môi trường đầu tư mới, đặc biệt đối với hệ
thống pháp luật cần phải nghiên cứu thật kỹ các điều khoản tránh vấp phải các
vướng mắc trong vấn đề pháp lý.
Ngoài ra, nếu như các nước tiếp nhận đầu tư thường mong đợi vào 1 quy trình
chuyển giao công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài thì ngược lại, nguy cơ rò rỉ bí
quyết sản xuất hay bản quyền công nghệ luôn là 1 vấn đầ khiến các nhà đầu tư
nước ngoài phải thận trọng.
Khi đặt ra mục tiêu tạo sức ảnh hưởng hướng đến thâm nhập thị trường trong khu
vực xung quanh nước tiếp nhận đầu tư thì đương nhiên cũng đồng nghĩa với nguy
cơ khi có thông tin xấu hoăc bất lợi thì cũng sẽ lan truyền rộng hơn và nhanh
chóng hơn, tức là rủi ro cũng cao hơn.
4.3.2. Từ phía nước sở tại ( Việt Nam).
4.3.2.1. Lợi ích.
Một trong những lý do hàng đầu khi các nhà đầu tư chọn Việt Nam làm điểm đến
đó là môi trường chính trị ổn định. Lý do này thuyết phục các nhà đầu tư sẽ yên
tâm kinh doanh trong suốt quá trình đầu tư, không phải bận tâm về các nguy cơ bất
ổn chính trị - 1 vấn đề hầu như “bất lực” khi gặp phải. “Môi trường đầu tư hấp dẫn
của Việt Nam, đặc biệt là giá nhân công và tình hình chính trị ổn định, đang thuyết
phục các công ty nước ngoài chọn nơi đây làm cơ sở đầu tư cho cả khu vực”, tờ
Financial Times (Anh) ra ngày 26/7 viết. Xếp hạng rủi ro kinh tế, chính trị: VN xếp
thứ 7/12 nền kinh tế châu Á : “Theo báo cáo so sánh độ rủi ro các quốc gia (CCRR)
vừa được Tổ chức Tư vấn rủi ro kinh tế và chính trị (PERC) công bố, VN là một
trong những nước châu Á có độ rủi ro về kinh tế, chính trị và xã hội ở mức thấp”.
Đây là kết quả khảo sát do PERC thực hiện trên gần 1.500 doanh nghiệp tại 12
quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, cùng với Mỹ và Úc.
Trong bối cảnh nền giáo dục nước ta ngày càng được quan tâm và coi trọng thì
chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được nâng cao là điều tất yếu. Với đội
ngũ nhân công lành nghề và chuyên nghiệp ngày càng tăng cao, các MNC sẽ có
nhiều lý do hơn để đẩu tư vào Việt Nam. Không những tiết kiệm được phần nào
chi phí đào tạo mà còn giúp các dự án đầu tư khởi động nhanh chóng hơn và có
hiệu quả hơn. Nick Jacobs, phát ngôn viên khu vực của Intel, cho biết hãng sản
xuất chip đang có kế hoạch khai trương một cơ sở thử nghiệm trị giá 1 tỉ USD ở TP
Hồ Chí Minh trong năm nay và sẽ tuyển dụng 4.000 lao động. Intel chọn Việt Nam
bởi vị trí địa lý gần với người tiêu dùng, có nguồn điện nước ổn định và nhiều lao
động lành nghề. “Việt Nam là đất nước trọng giáo dục và điều đó khiến chúng tôi
tin tưởng sẽ tiếp tục thu hút được nhân tài cần thiết cho quá trình phát triển dài lâu”
– ông Jacobs nói. Theo 1 bài báo trên trang tin kinh tế Bloomberg – kênh thông tin
tài chính kinh tế số 1 toàn cầu - hồi tháng 4/2010, khi Tập đoàn Mitsubishi Heavy
Industries Aerospace (MHI) của Nhật Bản lên kế hoạch xây dựng một nhà máy lắp
đặt cánh phụ máy bay cho Hãng Boeing, họ đã khảo sát nhiều nước ở Đông Nam Á
trước khi đặt bút chấm một địa điểm sẽ nhanh chóng trở thành điểm đến hàng đầu
của khu vực - Việt Nam. Chủ tịch Boeing ở Đông Nam Á Ralph Boyce nói:
“Chúng tôi muốn tiến sâu hơn vào Việt Nam bởi họ có năng lực và nguồn nhân
công”.
Ngoài ra, Việt Nam đang rất khuyến khích các nguồn vốn đầu tư nước ngoài
trong nhiều lĩnh vực. Do đó, các MNC khi đầu tư FDI vào VN sẽ được hỗ trợ
bởi rất nhiều các chính sách ưu đãi và sự hỗ trợ, tạo điều kiện tương đối lớn từ
nhà nước VN, các MNC sẽ thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.
Đặc biệt là VN khi gia nhập WTO đã ký kết nhiều hiệp ước song phương cũng
như đa phương về đầu tư, thoả thuận tạo môi trường thông thoáng trong quan hệ
thương mại với các nước, đó sẽ là một đảm bảo chắc chắn hơn cho cac MNC khi
đầu tư vào VN. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm
tin FDI, xếp ở vị trí thứ 93 về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh,
và nằm trong nhóm 11 nước ( N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới
trong năm 2010, Việt Nam đang tạo ra nhiều cơ hội và là địa chỉ đầu tư tốt cho
các nhà đầu tư thế giới. Theo một chuyên viên tư vấn thuế của Công ty TNHH
Ernst & Young, một trong những lợi thế thu hút ĐTNN của Việt Nam được các
nhà đầu tư đánh giá cao là thuế suất thuế TNDN hấp dẫn. Mức thuế suất thuế
TNDN đối với các DN đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam hiện nay là
28%, thấp hơn nhiều nước khác như Trung Quốc (33%), Indonesia (30%),
Philippines (32%)... Việt Nam đã ký các hiệp định song phương và đa phương
về đầu tư nước ngoài như: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến
thương mại (TRIMS), hiệp định đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, hiệp định khung
về khu vực đầu tư ASEAN, hiệp định giữa Việt Nam và Bulgaria về khuyến
khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định khung về quan hệ Việt Nam - Uỷ ban Châu Âu
(EC), hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan (CEPT), Hiệp định chung về
thương mại và dịch vụ (GAT), hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ…..
Các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư được dựa trên các nguyên tắc:
• Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích đầu tư của bên ký kết bằng việc chấp nhận
đầu tư đó trên nguyên tắc công bằng, thoả đáng, không gây phương hại bằng biện
pháp bất hợp lý và phân biệt đối xử.
• Không trưng thu, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư bằng các biện pháp hành
chính, trừ trường hợp vì mục đích công cộng thì tuân thủ phương châm không phân
biệt đối xẻ và bồi thường nhanh chóng, đầy đủ theo đúng giá thị trường, phù hợp
với thủ tục luật định.
• Đảm bảo quyền chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác của
nhà đầu tư về nước theo nguyên tắc “không chậm trễ và bằng đồng tiền tự do
chuyển đổi”.
• Công nhận quyền của nhà đầu tư trong việc đưa vụ tranh chấp với cơ quan nhà
nước ra toà hành chính, trọng tài hoặc bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp nào do
nhà đầu tư lựa chọn.
Hệ thống cơ sở hạ tầng nước ta cũng đã được nâng cấp và sửa sang nhiều, hệ thống
thông tin liện lạc, giao thông vận tải cũng khá phát triển, tạo điều kiện cho việc đầu
tư và kinh doanh, phân phối sản phẩm… Báo cáo về Khả năng Cạnh tranh Toàn
cầu 2010-2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 9/9 cho biết,
Việt Nam đã vượt 16 bậc trong bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh toàn cầu.Việt
Nam đứng vị trí 59 trong số 131 nền kinh tế thế giới, xếp hạng của Việt Nam năm
ngoái là thứ 75 trong số 133 quốc gia. Theo các chuyên gia của WEF, đây tín hiệu
tốt lành cho nền kinh tế Việt Nam bởi báo cáo dựa trên bốn yếu tố cơ bản hàng đầu
được coi có ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của quốc gia gồm lạm phát, cơ sở hạ
tầng, lao động có trình độ và mức độ tham nhũng. Xếp hạng năng lực cạnh tranh
của các nền kinh tế thế giới dựa trên số liệu kinh tế được chính các nước tham gia
khảo sát công bố và kết quả khảo sát ý kiến các doanh nhân và chuyên gia kinh tế.
Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu sản xuất sản phẩm cũng là 1 trong những vấn đề
đáng lưu ý. Trong khi các MNC có thể có những ưu thế về tài chính hoặc công
nghệ thì tài nguyên lại là 1 vấn đề mang tính quốc gia. Đầu tư FDI sang các nước
có nguồn tài nguyên phong phú sẽ giúp MNCs tiếp cận với nguồn nguyên liệu dồi
dào và ổn định, và đôi khi lại là với mức giá rẻ hơn. Việt Nam cũng được đánh giá
là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, 1 số tài nguyên còn có
trữ lượng rất lớn, có sức hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư nước ngoài. VN nằm
giữa 2 vành đai tạo khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, có
nhiều loại kháng sản quý như thiếc, kẽm, bạc, vàng, than đá… ở thềm lục địa thì có
nhiều dầu mỏ, khí đốt. Một số loại khoáng sản có quy mô lớn như than (chủ yếu ở
Quảng Ninh), Boxit, Thiếc (ở Tĩnh Túc – Cao Bằng), Apatit, đồng, dầu mỏ… gần
đây đang tạo ra sự quan tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Một lợi ích khác khi đầu tư vào Việt Nam đó là mở rộng thị trường, tiếp cận khách
hàng mục tiêu, gia tăng doanh số. Mức tiêu dùng của người dân VN – 1 đất nước
với dân số trên 85 triệu người, được đánh giá là đang ngày càng gia tăng và tương
đối khả quan cho các nhà sản xuất cũng nhưc ung cấp dịch vụ. Tính đến tháng
8/2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 26,1% so
với cùng kỳ năm trước. Ông Alain Cany - Chủ tịch Eurocham (Hiệp hội doanh
nghiệp châu Âu tại VN) nhận định: “Điểm hấp dẫn đầu tư, kinh doanh của Việt
Nam là Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, có thị trường lớn, dân số
đông và tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh”.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế qua 1 số
năm gần đây (Nguồn: Tổng cục thống kê).
4.3.2.2. Rủi ro.
Vấn đề nổi cộm được đặt ra là các thủ tục hành chính. Đa số các nhà đầu tư khi đầu
tư ra nước ngoài đều rất e sợ vấn đề này. Thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà
và kéo dài thời gian sẽ gây ra những tổn thất to lớn cho các MNC. Trong những
thập kỷ vừa qua, Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc xây dựng
hệ thống pháp luật. Tuy vậy, hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn tồn tại một
số nhược điểm sau:
• Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhược điểm lớn nhất,
đồng thời cũng là đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài. Chính sự thiều minh bạch của
luật pháp đã tạo ra những kẽ hở cho tệ nạn nhũng nhiễu, lộng quyền và gây phiền
hà với các nhà đầu tư. Tình trạng không nhất quán và không ổn định của luật pháp
kéo theo những thay đổi khó lường trước đối với doanh nghiệp và làm cho một số
nhà đầu tư không thể thực hiện được những dự tính ban đầu của mình.
• Các văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính nhất quán về nội dung và thời hiệu thi
hành. Nhiều nội dung còn dừng lại ở mức chung chung chưa có thông tư hướng
dẫn cụ thể. Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp
lệnh, nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng thi hành luật gặp nhiều khó
khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các
hoạt động không hợp pháp.
• Tình trạng phép vua thua lệ làng là khá phổ biến trong việc một số cơ quan trung
ương và chính quỳên địa phương tự ý ban hành các văn bản trái với luật hoặc
không thi hành luật.
- Sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư vốn đã rất am hiểu
thị trường trong nước cũng như sự cạnh tranh từ số đông các nhà đầu tư nước
ngoài khác ( đặc biệt như SWF) cũng gây ra không ít khó khăn cho các MNC khi
đầu tư vào nước ngoài.
4.4. Thực trạng dòng vốn FDI tại VN những năm vừa qua .
4.4.1. Xu hướng đầu tư của MNCs đang dần thay đổi.
4.4.1.1. Theo ngành.
Chuyển từ các ngành công nghiệp, xây dựng sang dịch vụ và đổ mạnh vào lĩnh vực
bất động sản .
Sectoral distribution of foreign investment projects,1995-2007.
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:
• Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng
thu hút ĐTNN vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Qua mỗi giai đoạn các lĩnh vực
ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xác định tại Danh mục các lĩnh
vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Trong những năm 90 thực hiện
chủ trương thu hút ĐTNN, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích
các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất
khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu
trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao. Chính những chính sách thu hút này đã hấp
dẫn các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp nặng những năm đầu thu hút FDI.
• Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã
bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu
bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các
thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi
về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản
xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo,
thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Cơ cấu đầu tư có
chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ
cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc
gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án
ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản
lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị
của toàn ngành.
• Từ sự chuyển hướng của các chính sách thu hút, các doanh nghiệp FDI đã có
sự chuyển hướng trong đầu tư. Không chỉ mỗi CN nặng là điểm thu hút mà chuyển
dần sang các ngành công nghiệp mới, trong đó dầu khí tuy có số dự án ít nhưng
tổng vốn đầu tư lại rất cao vì đây là 1 ngành công nghiệp mới mẻ và có tiềm năng
rất lớn.Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn
nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8%
về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. Tuy nhiên so với cơ
cấu tổng thể ngành thì đầu tư vào công nghiệp không còn khoảng cách lớn với
ngành dịch vụ nữa.
STT Chuyên ngành Số dự án
Vốn đầu tư
(USD)
Vốn thực
hiện (USD)
1 CN dầu khí 38
3,861,511,815
5,148,473,30
3
2 CN nhẹ 2,542
13,268,720,908
3,639,419,31
4
3 CN nặng 2,404
23,976,819,332
7,049,365,86
5
4 CN thực phẩm 310
3,621,835,550
2,058,406,26
0
5 Xây dựng 451
5,301,060,927
2,146,923,02
7
Tổng số 5,745
50,029,948,532
20,042,587,7
69
ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ:
• Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987). Nhờ
vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng
kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng
trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực
hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh
thu hút ĐTNN, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất
khẩu.
• Trong khu vực dịch vụ ĐTNN tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao
gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng
khu công nghiệp (42% tổng vốn ĐTNN trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn
(24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%).
• Trong năm 2007 tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công
nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch
vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006
(31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng
khu vui chơi, giải trí. Lý do cho sự chuyển hướng này là các nhà đầu tư đã nhận
thấy những lợi nhuận tiềm tàng trong các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh
bất động sản.
TT Chuyên ngành Số dự
án
Vốn đầu tư
(triệu USD)
Vốn thực hiện
(triệu USD)
1 Giao thông vận tải-Bưu
điện ( bao gồm cả dịch vụ
logicstics)
208 4.287 721
2 Du lịch - Khách sạn 223 5.883 2.401
3 Xây dựng văn phòng, căn 153 9.262 1.892
hộ để bán và cho thuê
4 Phát triển khu đô thị mới 9 3.477 283
5 Kinh doanh hạ tầng KCN-
KCX
28 1.406 576
6 Tài chính – ngân hàng 66 897 714
7 Văn hoá - y tế – giáo dục 271 1.248 367
8 Dịch vụ khác (giám định,
tư vấn, trợ giúp pháp lý,
nghiên cứu thị trường...)
954 2.145 445
Tổng cộng 1.912 28.609 7.399
ĐTNN trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư :
• Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp đã được chú
trọng ngày từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết
quả thu hút ĐTNN vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn.
• Đến hết năm 2007, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực,
tổng vốn đăng ký hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD; chiếm 10,8%
về số dự án ; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với
năm 2006). Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng
lớn nhất 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có
hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là
các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của
ngành. Rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối
cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 130 dự án thuỷ sản
với vốn đăng ký là 450 triệu USD. Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển
mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australi)a vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông
nghiệp nước ta. Các dự án ĐTNN trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ
yếu ở phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành,
đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu
vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp.
STT Nông, lâm nghiệp Số dự án
Vốn đăng ký
(USD)
Vốn thực hiện
(USD)
1 Nông-Lâm nghiệp 803 4,014,833,499 1,856,710,521
2 Thủy sản 130 450,187,779 169,822,132
3 Tổng số 933 4,465,021,278 2,026,532,653
4.4.1.2. Theo khu vực :
Trước chỉ tập trung ở những tỉnh thành phố có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nhân lực
có trình độ, thủ tục thông thoáng như HCM, BD, ĐN. Nhưng giờ đang dần dần
chuyển dịch đến các tỉnh địa phương khác.
Nguyên nhân:
• Nhu cầu đầu tư ở thành phố lớn gần như đã bảo hòa
• Những dự án mang lại lợi nhuận cao ngày càng giảm.
• Môi trường ở một số thành phố lớn kém sức hấp dẫn hơn ở các địa phương khác do
tác động của một số yếu tố như giá nhân công; thị trường vốn và họat động ngân
hàng; chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng …
• Qua 20 thu hút, ĐTNN đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng”
ĐTNN nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm.
• Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ
USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn
thực hiện của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký
12,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo
thứ tự là Hải Phòng (268 dự án với tổng vốn đăng ký 2,6 tỷ USD), Vĩnh Phúc (140
dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Hải Dương , Hà Tây , Bắc Ninh ,Quảng
Ninh.
• Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5.293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD,
chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.398 dự
án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của Vùng.
Tiếp theo thứ tự là Đồng Nai (918 dự án với tổng vốn đăng ký 11,6 tỷ USD) chiếm
25,9% vốn đăng ký của Vùng, Bình Dương (1.570 dự án với tổng vốn đăng ký 8,4
tỷ USD) chiếm 18,8% vốn đăng ký của Vùng; Bà Rịa-Vũng Tàu (159 dự án với
tổng vốn đăng ký 6,1 tỷ USD) chiếm 13,6% vốn đăng ký của Vùng; Long An (188
dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD) chiếm 4,1% vốn đăng ký của Vùng. “Điều
này một phần là kết quả của việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP
ngày 28/8/2001 của Chính phủ và Chỉ thị 19/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả ĐTNN thời kỳ 2001-
2005”.
• Chính vì vậy, ngoài một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút vốn ĐTNN (Hà
Nội, tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng,
Quảng Ninh) một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây..)
do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn ĐTNN đã
chuyển biến mạnh và cũng như hướng thu hút vốn ĐTNN vào các ngành công
nghệ cao thông qua một số khu công nghệ cao (Quang Trung, Hòa Lạc...)
• Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn
đăng ký 8,6 tỷ USD qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 6% tổng vốn đăng
ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD)
hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô
có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Đà Nẵng (113 dự án với tổng vốn đăng ký
1,8 tỷ USD), Quảng Nam (15 dự án với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD) đã có nhiều
tiến bộ trong thu hút vốn ĐTNN, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch,
trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp phần giảm
tình trạng “cháy” buồng, phòng cho khách du lịch, nhưng nhìn chung vẫn còn dưới
mức nhu cầu và tiềm năng của vùng. Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn
ĐTNN còn khiêm tốn như vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, tuy Lâm Đồng
(93 dự án với tổng vốn đăng ký 318,4 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây
Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án. Đồng bằng sông Cửu Long thu