Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19H Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------------

HỨA THỊ LOAN

CÔNG CHÚNG LẠNG SƠN VỚI CHƢƠNG TRÌNH
THỜI SỰ 19H ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
VÀ CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TỔNG HỢP
ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------------

HỨA THỊ LOAN

CÔNG CHÚNG LẠNG SƠN VỚI CHƢƠNG TRÌNH
THỜI SỰ 19H ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
VÀ CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TỔNG HỢP
ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Mã số: 60.32.01.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


PGS.TS. MAI QUỲNH NAM

Chủ tịch hội đồng

PGS.TS. ĐẶNG THỊ THU HƢƠNG

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Mai Quỳnh Nam và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Những số liệu, kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung
thực. Các số liệu và quan điểm của các tác giả khác được tôi trích dẫn nguồn đầy
đủ, rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Hứa Thị Loan


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu chuyên ngành Báo chí học tại Viện
Báo chí Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học
Quốc gia Hà Nội), đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp.
Để có được kết quả này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Mai Quỳnh Nam, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của Ban lãnh đạo và giảng viên

Viện Báo chí Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại
học Quốc gia Hà Nội); Trường Cao Đẳng Phát thanh – Truyền hình thuộc Đài
Truyền hình Việt Nam; Ban Thời sự kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam; Ban
lãnh đạo và cán bộ, đồng nghiệp tại Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ khó khăn,
động viên và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Hứa Thị Loan


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................... 9
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ............................................................................ 14
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 15
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 16
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 17
7. Kết cấu chi tiết luận văn ............................................................................................ 17
CHƢƠNG 1 ...................................................................................................................... 19
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................. 19
1.1. Lý Luận về báo chí học, xã hội học truyền thông đại chúng, công chúng
báo chí, công chúng truyền hình .................................................................................. 19
1.1.1. Khái niệm truyền thông, truyền thông đại chúng ......................................... 20
1.1.2. Công chúng, công chúng báo chí và công chúng truyền hình .................... 20
1.1.3. Chƣơng trình truyền hình, chƣơng trình thời sự truyền hình ................... 23
1.2. Điều kiện phát triển của báo chí Lạng Sơn và công chúng Lạng Sơn ......... 25
1.2.1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn ..................................... 25

1.2.2. Điều kiện tiếp nhận báo chí của công chúng tỉnh Lạng Sơn ....................... 26
1.3. Vài nét về chƣơng trình thời sự 19h Đài THVN và chƣơng trình thời sự
tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn ........................................................................... 27
1.3.1. Chương trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam ..................................... 27
1.3.2. Chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – TruyềZn hình tỉnh Lạng
Sơn ...................................................................................................................................... 28
1.4. Kết cấu chƣơng trình thời sự 19h Đài THVN và chƣơng trình thời sự tổng
hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn ..................................................................................... 29
1.4.1. Kết cấu chƣơng trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam .................... 29
1.4.2. Kết cấu chƣơng trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình
tỉnh Lạng Sơn. ................................................................................................................. 30
1


1.4.3. Sự giống và khác nhau giữa chƣơng trình thời sự 19h Đài THVN và
chƣơng trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn .................................... 32
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................................ 34
CHƢƠNG 2: ..................................................................................................................... 35
QUAN HỆ CỦA CÔNG CHÚNG LẠNG SƠN VỚI CHƢƠNG TRÌNH THỜI
SỰ 19H ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM VÀ CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ
TỔNG HỢP ĐÀI PT-TH TỈNH LẠNG SƠN ........................................................... 35
2.1. Đối tƣợng, địa bàn và đặc điểm mẫu điều tra ................................................... 35
2.2. Quan hệ của công chúng Lạng Sơn với những thông tin trên các phƣơng
tiện truyền thông đại chúng .......................................................................................... 38
2.3. Quan hệ của công chúng Lạng Sơn với việc tiếp nhận thông tin trong
chƣơng trình thời sự 19h Đài THVN và chƣơng trình thời sự tổng hợp Đài PTTH tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................................ 42
2.3.1. Mức độ theo dõi chƣơng trình thời sự 19h Đài THVN và chƣơng trình
thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn của công chúng Lạng Sơn ............. 42
2.3.2. Phƣơng tiện và địa điểm xem chƣơng trình thời sự 19h Đài THVN và
chƣơng trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn của công chúng Lạng

Sơn ...................................................................................................................................... 45
2.3.3. Mục đích xem, cách thức xem và mức độ ghi nhớ nội dung khi xem
chƣơng trình thời sự 19h trên kênh VTV1 và chƣơng trình thời sự tổng hợp
trên kênh LSTV của công chúng Lạng Sơn .............................................................. 47
2.3.9. Mức độ xem các chƣơng trình khác ngoài chƣơng trình thời sự trên kênh
VTV1 và kênh LSTV của công chúng Lạng Sơn ..................................................... 81
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................ 83
CHƢƠNG 3 ...................................................................................................................... 84
NHẬN ĐỊNH CỦA CÔNG CHÚNG LẠNG SƠN VỀ CHƢƠNG TRÌNH THỜI
SỰ 19H ĐÀI THVN VÀ CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TỔNG HỢP ĐÀI PTTH TỈNH LẠNG SƠN CÙNG NHÓM GIẢI PHÁP THU HÚT CÔNG
CHÚNG ............................................................................................................................. 84
2


3.1. Nhận định của công chúng Lạng Sơn về chƣơng trình thời sự 19h Đài
THVN và chƣơng trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn ................. 84
3.1.1. Nhận định của công chúng Lạng Sơn về nội dung chƣơng trình thời sự
19h Đài THVN và chƣơng trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn .. 84
3.1.2. Nhận định của công chúng Lạng Sơn về mặt hình thức thể hiện và mức
độ tƣơng tác của chƣơng trình thời sự 19h Đài THVN và chƣơng trình thời sự
tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn ........................................................................... 87
3.1.3. Mong muốn của công chúng Lạng Sơn đối với chƣơng trình thời sự 19h
Đài THVN và chƣơng trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn ......... 89
3.2. Nhóm giải pháp thu hút công chúng Lạng Sơn đối với chƣơng trình thời sự
19h kênh VTV1 và chƣơng trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV .................. 95
3.2.1. Nâng cao cách thức, điều kiện tiếp cận chƣơng trình thời sự của công
chúng Lạng Sơn ............................................................................................................... 96
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng Chƣơng trình thời sự, củng cố uy tín, lòng tin đối
với công chúng.................................................................................................................. 98
3.2.3. Đầu tƣ nghiên cứu công chúng, đáp ứng nhu cầu và cải tiến hình thức

tƣơng tác phù hợp ......................................................................................................... 100
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................................... 102
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 109
PHẦN PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. TTĐC: Truyền thông đại chúng
2. PTTTĐC: Phƣơng tiện truyền thông đại chúng
3. TTTT: Bộ Thông tin & Truyền thông
4. THVN, VTV: Đài Truyền hình Việt Nam
5. PT-TH : Phát thanh và Truyền hình
6. TS: Tiến sĩ
7. PGS.TS: Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ
8. NXB: Nhà xuất bản

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu giới tính của mẫu điều tra công chúng Lạng Sơn từ 15 tuổi trở lên
...................................................................................................................................36
Bảng 2.2. Cơ cấu tuổi của mẫu điều tra công chúng Lạng Sơn từ 15 tuổi trở lên ....37

5



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng của mẫu điều
tra…………………………………………………………………………....……..38
Biểu đồ 2.2: Mức độ xem một số kênh truyền hình của mẫu điều tra……….……40
Biểu đồ 2.3: Mục đích xem chương trình thời sự của mẫu điều tra ……….……....49
Biểu đồ 2.4: Mức độ theo dõi chương trình thời sự của mẫu điều tra ………...…..53
Biểu đồ 2.5: Mức độ ghi nhớ nội dung của công chúng khi xem chương trình thời
sự………………………………………………………………...…………………55
Biểu đồ 2.6: Mức độ quan tâm đến các lĩnh vực thông tin trong chương trình thời sự
19h kênh VTV1 Đài THVN của công chúng………………………………...…….60
Biểu đồ 2.7: Mức độ quan tâm đến các lĩnh vực thông tin trong chương trình thời sự
tổng hợp kênh LSTV Đài THVN của công chúng……………………….......…….61
Biểu đồ 2.8: Mức độ hài lòng của công chúng với chương trình thời sự……….….69
Biểu đồ 2.9: Mức độ trao đổi thông tin từ chương trình thời sự của công chúng.....71
Biểu đồ 2.10: Đối tượng trao đổi thông tin từ chương trình thời sự của công
chúng……………………………………………………………………………....76
Biểu đồ 2.11: Những nội dung thông tin được công chúng trao đổi, chia sẻ……....78
Biểu đồ 2.12: Mức độ sử dụng thông tin tiếp nhận được của công chúng……..…..79

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin – giao tiếp, giải trí nhằm góp phần làm
thay đổi nhận thức và hành vi của con người. Từ khi xuất hiện cho đến nay, báo chí
luôn đi đầu trong việc phản ánh hiện thực xã hội, sự vận động và phát triển của xã
hội. Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mọi người,
mọi dân tộc. “Thông tin trong báo chí là một quá trình liên tục, xuyên suốt trong
mối quan hệ chặt chẽ giữa cuộc sống – Nhà báo – Tác phẩm – Công chúng”. [56,

tr.24].
Xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, Truyền hình phát triển với tốc độ như vũ bão,
tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội, làm cho hệ thống truyền
thông đại chúng ngày càng hùng mạnh, thu hút ngày càng nhiều công chúng trên
khắp hành tinh. Số gia đình có máy thu hình đã lên đến con số hàng tỷ và báo chí
truyền hình ngày vẫn tiếp tục thể hiện rõ sức mạnh truyền thông của mình.
Báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, đều hướng đến mục đích là phục
vụ con người, phục vụ công chúng. Mục đích nhắm tới chính là công chúng, phục
vụ công chúng.
Ngày nay, truyền hình là một trong những phương tiện truyền thông đại
chúng lôi cuốn sự chú ý của đông đảo công chúng bởi khả năng thông tin trực quan
sinh động bằng hình ảnh và âm thanh. Sự ra đời khá muộn so với các loại hình báo
chí khác lại là một lợi thế của loại hình báo chí truyền hình. Nó gắn liền với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật và tiếp thu được các quan điểm của các loại hình nghệ
thuật và báo chí khác.
Theo số liệu công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông tính đến hết năm
2018, cả nước có 67 đài PTTH, trong đó có 64 đài địa phương. Tỷ lệ phủ sóng
truyền hình đạt khoảng 95% diện tích cả nước. Điều này cho thấy sự tác động mạnh
mẽ của truyền hình đến mọi mặt đời sống xã hội và các tầng lớp nhân dân. Trong
khi đó, xuất hiện trên truyền hình ngay từ khi phương tiện thông tin đại chúng này
mới ra đời, tin tức thời sự là thể loại cơ bản của truyền hình và đảm trách nhiệm vụ
7


quan trọng là cung cấp thông tin cho khán giả. Đối với Đài truyền hình Trung ương
hay các Đài truyền hình địa phương thì chương trình thời sự trong khung giờ vàng
là chương trình quan trọng nhất, thường được coi như là trang nhất của tờ báo hình.
Bởi đây là bản tin chính và quan trọng nhất trong ngày, tất cả những sự kiện, tin tức
quan trọng nhất đều được phản ánh, nhằm mang đến cho khán giả những thông tin
vô cùng quý giá mà họ không dễ gì tìm thấy được ở những phương tiện truyền

thông khác.
Trước sự cạnh tranh quyết liệt của các loại hình truyền thông và trước yêu
cầu ngày càng khắt khe của công chúng, hoạt động sáng tạo truyền hình nói chung,
sáng tạo trong thể hiện Bản tin Thời sự truyền hình nói riêng đang thường xuyên
phải đối diện với áp lực đổi mới.
Đối với công chúng Lạng Sơn, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội ngày
càng phát triển, đời sống dân trí không ngừng được nâng cao, cơ hội tiếp cận đối
với các phương tiện thông tin đại chúng không ngừng được mở rộng, với đủ các loại
hình, gồm báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và báo điện tử. Khán giả truyền
hình ở Lạng Sơn cũng có rất nhiều sự lựa chọn các chương trình, nội dung, kênh
phát sóng hoặc Đài phát sóng khác nhau.
Những năm gần đây, trước yêu cầu ngày càng cao của công chúng, Đài PTTH tỉnh Lạng Sơn luôn tìm tòi, đổi mới, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng hình ảnh, âm thanh, truyền dẫn phát sóng
nhằm phục vụ khán giả, với phương châm luôn đặt công chúng ở vị trí ưu tiên số 1.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu bài bản nào về
công chúng của chương trình thời sự cũng như công chúng báo chí Lạng Sơn nên
chưa có cơ sở đánh giá và hiểu rõ những sở thích , hành vi của khán giả, đô ̣ng lực và
các phương thức tiếp cận của khán giả Lạng Sơn đối với chương trình thời sự nói
riêng và đối với báo chí truyền thông nói chung.
Với mong muốn của một Biên tập viên phòng Thời sự của Đài PT-TH tỉnh
Lạng Sơn, người viết chọn “Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h Đài
truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền
8


hình tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Báo chí học. Đây bao gồm một
chương trình chính, quan trọng nhất trên kênh thời sự chính trị tổng hợp của Đài
THVN – Đài truyền hình quốc gia và một chương trình chính, quan trọng nhất của
Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn – Đài truyền hình địa phương. Từ đó, nhằm ghi nhận
mức độ, tần suất, đánh giá nội dung, hình thức khi xem chương trình thời sự của

công chúng Lạng Sơn, để có những điều chỉnh hợp lý, đáp ứng trúng mong đợi của
công chúng, gia tăng hiệu quả truyền thông; củng cố vị thế và uy tín trong bối cảnh
cạnh tranh thông tin hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu truyền thông đại chúng trên thế giới
Trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông đại chúng (trong đó có báo chí), đã
được tiến hành từ rất lâu. Theo đó, giới nghiên cứu trên thế giới đi theo ba hướng
chính: nghiên cứu công chúng – người tiếp nhận (ứng xử của người đọc, người
xem, người nghe đối với các phương tiện truyền thông đại chúng); nghiên cứu nội
dung thông điệp của truyền thông và nghiên cứu ảnh hưởng (hay tác động) của
truyền thông đại chúng đối với đời sống xã hội.
Trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng trên thế giới, người ta
thường phân biệt bốn giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn thứ nhất, bắt đầu từ khoảng đầu thế kỉ XX cho tới cuối thập niên
30 của thế kỉ này. Nhà xã hội học Marx Weber ( 1864-1920) được coi là người mở
đầu cho việc nghiên cứu tác động của các PTTTĐC đối với công chúng. Quan điểm
xuyên suốt của giai đoạn này là truyền thông có tác động mạnh mẽ đến đám đông
công chúng và có hiệu quả trực tiếp đến từng cá nhân. Một số nhà nghiên cứu đã
tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh khả năng tác động trực tiếp
của truyền thông đến công chúng. Họ cho rằng, truyền thông như “mũi kim tiêm”
(viên đạn thần kỳ), có sức mạnh vạn năng trong việc tác động đến nhận thức và
hành vi của công chúng. Harold Lasswell (1927) là nhà lý luận nổi tiếng bậc nhất về
mô hình này.

9


Giai đoạn phát triển thứ hai trong quá trình nghiên cứu về truyền thông đại
chúng là từ khoảng năm 1940 tới đầu những năm 1960 của thế kỉ XX. Đặc điểm của
giai đoạn này là bắt đầu xuất hiện quan điểm đánh giá bớt bi quan hơn về vai trò của

các phương tiện truyền thông đại chúng. Học thuyết “Dòng chảy hai bước của
truyền thông” (Lazarsfeld và Katz) xuất hiện với quan điểm cơ bản là bên cạnh
kênh truyền thông đại chúng, từng cá nhân người tiếp nhận còn có các mối quan hệ
liên cá nhân với các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…
Giai đoạn thứ ba trong lịch sử nghiên cứu TTĐC bắt đầu từ giữa những năm
60 của thế kỷ XX đến cuối thế kỉ XX. Với đặc điểm là xuất hiện nhiều xu hướng
quan điểm nghiên cứu khác nhau, và rất nhiều đề tài đa dạng. Giai đoạn này xuất
hiện trường phái “Cultural Studies” với người tiên phong là Richard Hoggart và
Stuart Hall. Về mặt phương pháp nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đi theo nhiều
hướng nghiên cứu khác nhau, thay vì chỉ bó hẹp trong những loại nghiên cứu thực
nghiệm như giai đoạn trước. Học giả Denis McQuail phân chia truyền thông làm ba
loại là truyền thông mệnh lệnh, truyền thông dịch vụ và truyền thông liên kết. Thập
niên 80 gắn với sự phát triển của lý thuyết “không gian công cộng” do nhà nghiên
cứu Jurgen Habermas khởi xướng. Những xu hướng nghiên cứu thời kỳ này nhấn
mạnh rằng nhóm công chúng có tính chủ động cao khi sử dụng nội dung thông điệp
để tự tạo ra những trải nghiệm riêng ý nghĩa với họ.
Giai đoạn thứ tư bắt đầu từ khoảng năm 1995 đến nay. Giai đoạn này được
đánh dấu bằng sự bùng nổ của internet. Các PTTTĐC mới đang dần tạo thành thế
hệ công chúng mới – thế hệ@, với những khác biệt về lối tư duy, mối quan tâm và
sở thích. Công chúng không đơn giản chỉ là quảng đại quần chúng không bản sắc,
không đơn giản chỉ là “khán-thính-độc giả” thụ động thụ hưởng sản phẩm truyền
thông mà thực sự là người sử dụng, người tiêu dùng, người thẩm định, đánh giá và
là người đồng sáng tạo sản phẩm truyền thông. Trong thời gian gần đây, giới nghiên
cứu đều coi nghiên cứu công chúng – người tiếp nhận là một bộ phận, một khâu
không thể thiếu trong khi nghiên cứu truyền thông đại chúng như một quá trình và
đều đề cao vai trò tích cực, chủ động, tác động trở lại của người tiếp nhận [7].
10


Về phương pháp nghiên cứu truyền thông đại chúng, một trong những

nghiên cứu sớm nhất là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, diễn ra năm 1916.
Tiếp đó là phương pháp chọn mẫu ra đời vào thập niên 20 của thế kỷ trước, đánh
dấu bước phát triển lớn trong phương pháp nghiên cứu truyền thông. Đến thập niên
30 của thế kỷ XX, các phương pháp nghiên cứu truyền thông mới ra đời, bao gồm:
phương pháp phỏng vấn sâu, bảng hỏi và phân tích nội dung tin tức. Cho đến ngày
nay, các phương pháp nghiên cứu truyền thông đại chúng đã được hoàn thiện và
ứng dụng gồm: Điều tra; Phân tích nội dung; Thí nghiệm; Phỏng vấn nhóm tập
trung; Phỏng vấn sâu; Nghiên cứu trường hợp; Phân tích thứ cấp; cùng các phương
pháp nghiên cứu định tính khác [13, tr.12-13].
Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ hằng ngày,
hằng giờ diễn ra trên khắp các lục địa tạo ra một khối lượng thông tin khổng lồ. Nỗ
lực của các tổ chức truyền thông là phải cố gắng đặt mình vào môi trường cạnh
tranh trong khuôn khổ một chiến lược truyền thông lâu dài. Hoạt động truyền thông
trong xu thế hiện nay phải luôn linh hoạt, tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau,
trong đó quan tâm cụ thể đến từng nhóm nhỏ công chúng, còn gọi là nhóm công
chúng chuyên biệt với những nhu cầu thông tin riêng ở từng kênh, từng chương
trình. Do đó, các đơn vị truyền thông cũng cần quan tâm đến những bước chuyển
biến mới của công chúng, đảm bảo hoạt động truyền thông vừa đáp ứng được nhu
cầu thông tin công chúng cần và nhu cầu thông tin công chúng muốn.
2.2. Tình hình nghiên cứu truyền thông đại chúng ở Việt Nam
Nghiên cứu công chúng thực sự đã trở thành một chuyên ngành (audience
research) của nghiên cứu truyền thông. Ở Việt Nam, lĩnh vực này còn khá mới mẻ,
nhưng cũng đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu báo chí, truyền thông, bởi tính
thiết thực của vấn đề. Nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu về báo chí nói riêng
và truyền thông đại chúng nói chung đã được công bố trong thời gian qua. Bộ sách
thường niên “Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Khoa Báo chí, trường
ĐHKHXH & NV biên soạn, tập hợp nhiều bài viết về lý luận báo chí học, nghiên
cứu truyền thông đại chúng cũng như các kỹ năng làm truyền thông. Bộ sách này
11



chú trọng cả cách tiếp cận báo chí học cũng như hướng nghiên cứu truyền thông đại
chúng.
Ở góc độ báo chí học, các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả
như: Tạ Ngọc Tấn (Truyền thông đại chúng -2001) đã khái quát sơ lược lịch sử phát
triển, mô hình và cơ chế tác động, các chức năng xã hội của TTĐC; Đinh Hường –
Dương Xuân Sơn – Trần Quang với cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông 2011, đã đề cập đến những vấn đề có tính phương pháp luận, các khái niệm, phạm
trù, đặc trưng, chức năng của báo chí làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các
vấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo chí – truyền thông, đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thông tin đối với hoạt động báo chí; Các công trình của Nguyễn
Văn Dững trong năm 2011, 2012 như: Báo chí truyền thông hiện đại, NXB ĐHQG
Hà Nội; Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động; Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng
cơ bản, NXB Chính trị quốc gia … đã trình bày những vấn đề cơ bản về truyền
thông, truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, TTĐC và thiết lập chu trình truyền
thông, kế hoạch truyền thông.
Ở góc độ xã hội học truyền thông đại chúng, nghiên cứu có nhiều đóng góp
quan trọng là Trần Hữu Quang (1998) với Chân dung công chúng truyền thông trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ. Đặc biệt, cuốn “Xã hội học Báo chí
– Tái bản lần thứ nhất có bổ sung và cập nhật ”(Trần Hữu Quang, 2015, NXB
ĐHQG TP. Hồ Chí Minh). Tập sách đã trình bày những nội dung chính yếu của bộ
môn xã hội học truyền thông đại chúng, trong đó bao gồm cách tiếp cận xã hội học
đối với các quá trình truyền thông, đối với nghề làm báo và hoạt động của nhà báo,
những quan điểm và những phân tích xã hội học về công chúng truyền thông và nội
dung truyền thông, cũng như về các tác động xã hội của truyền thông đại chúng.
Tác giả Mai Quỳnh Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu xã hội học
truyền thông đại chúng với những đúc kết về mối tương tác hai chiều giữa cơ quan
truyền thông với công chúng đồng thời gợi mở về các hướng nghiên cứu công
chúng khác nhau cho các cơ quan báo chí, như: “Truyền thông đại chúng và dư
luận xã hội” (Tạp chí Xã hội học, số 1/1996); “Về đặc điểm và tính chất của giao
12



tiếp đại chúng” (Tạp chí Xã hội học, số 2/2000);“Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả
truyền thông đại chúng” (Tạp chí Xã hội học, số 4/2001). Ngoài ra, các bải nghiên
cứu như: “Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình” (Tạp chí Xã hội học, số
4/2000); “Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in” (Tạp chí Xã hội học, số
2/2002); “Báo Thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi dân tộc” (Tạp chí Xã hội
học, số 4/2002) … Cũng đã đưa ra những kết quả nghiên có ý nghĩa về lý luận và
thực tiễn đối với vấn đề nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng ở Việt Nam.
Vấn đề nghiên cứu công chúng được nhiều tác giả nghiên cứu, như Luận văn
thạc sĩ của Nguyễn Thu Giang (2007), “Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và
báo điện tử” đã chỉ ra cách thức tiếp nhận của công chúng Hà Nội cụ thể đối với hai
loại hình báo in, báo điện tử. Đồng thời tác giả cũng phân tích đặc điểm tương quan
giữa hai nhóm công chúng của hai loại hình báo chí này.
Cũng về vấn đề nghiên cứu công chúng, Luận án tiến sĩ của Trần Bá Dung
(2008) về “Nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng Hà Nội” đã mô tả thực
trạng, xem xét nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng Hà Nội; những nhân tố
tác động tới nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng thủ đô và chỉ ra các
mối quan hệ có tính quy luật giữa công chúng và nhà tổ chức truyền thông.
Nghiên cứu cụ thể hơn các nhóm công chúng của truyền hình có Luận án
tiến sĩ của Trần Bảo Khánh (2007), “Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam
giai đoạn hiện nay”, đã khái quát các đặc điểm cơ bản của công chúng truyền hình
Việt Nam cách đây hơn 10 năm và một số đề xuất điều chỉnh chiến lược phát triển
truyền hình Việt Nam nhằm thích ứng với đặc điểm công chúng và nâng cao chất
lượng chương trình phù hợp với các đòi hỏi phát triển của xã hội.
Có thể thấy, trong các công trình nghiên cứu nói trên, các tác giả đã phân
tích tình hình nghiên cứu công chúng, chỉ ra được thực trạng, những hành vi tiếp
nhận các sản phẩm truyền thông của công chúng nói chung, và công chúng Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh là hai đối tượng có nhiều công trình nghiên cứu nhất. Công
chúng một số địa phương như Bắc Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đồng Nai… cũng đã
được đề cập ở một số đề tài luận văn thạc sĩ. Tuy nhiên, các tài liệu, luận án, luận

13


văn này đều mới chỉ tiếp cận và nghiên cứu đối tượng công chúng ở một số địa
phương hoặc phần nhiều nghiên cứu công chúng nói chung của từng loại hình báo
chí như báo in, báo điện tử, truyền hình. Chưa có công trình nghiên cứu công chúng
ở một Chương trình truyền hình, đặc biệt là công chúng Lạng Sơn với chương trình
thời sự truyền hình là chưa từng có.
Do đó, tác giả sẽ kế thừa, tiếp thu kiến thức có được từ các công trình nghiên
cứu kể trên phục vụ cho việc tiến hành nghiên cứu. Từ đó giúp tác giả có những kế
thừa về phương pháp để tiến hành nghiên cứu nhằm nhận diện sự tương đồng và
khác biệt trong chương trình thời sự 19 giờ Đài THVN và chương trình thời sự tổng
hợp Đài PT - TH tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời giúp cho chương trình thời sự của hai
Đài nhận diện, thu hút và giữ chân được công chúng của mình ngay trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn – Một tỉnh miền núi biên giới ở vùng Đông Bắc của tổ quốc.
Bằng việc nghiên cứu đề tài “Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự
19 giờ Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh –
Truyền hình tỉnh Lạng Sơn” (Khảo sát từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018
với đối tượng công chúng từ 15 tuổi trở lên), tác giả mong muốn quảng bá, thu hút
nhiều đối tượng công chúng tiềm năng và ghi nhận ý kiến đóng góp của công chúng
hiện tại. Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo giúp những người
sản xuất chương trình thời sự Đài THVN và Đài PT – TH tỉnh Lạng Sơn có những
điều chỉnh, đổi mới trong công tác tổ chức sản xuất, phát sóng chương trình nhằm
đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của các đối tượng công chúng.
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu mối quan hệ giữa “Công chúng Lạng
Sơn với chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài
Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn” để biết được: Đặc điểm; phương thức tiếp
cận; nhận định về nội dung và hình thức của công chúng Lạng Sơn với hai chương

trình từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu quả thông tin tới công chúng
cho phù hợp.
14


3.2. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có những nội dung nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về TTĐC; xã hội học về TTĐC và xã hội
học về công chúng. Trên cơ sở đó điều tra, khảo sát nhằm biết được công chúng
Lạng Sơn xem chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự tổng
hợp Đài Phát thanh – Truyền hình Lạng Sơn như thế nào, thông qua những phương
tiện gì, mức độ theo dõi ra sao và ý kiến phản hồi cũng như đánh giá của họ đối với
nội dung và hình thức của hai Chương trình. Những căn cứ này sẽ là dữ liệu để
phân tích và lý giải sự tương đồng và khác biệt của công chúng Lạng Sơn trong việc
sử dụng và tiếp nhận các nội dung thông tin trong chương trình thời sự 19h Đài
THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời đưa
ra những kiến nghị, đề xuất để góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông của hai
chương trình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quan hệ của công chúng Lạng Sơn với chương
trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng
Sơn. Khách thể nghiên cứu là người dân từ 15 tuổi trở lên nằm trong khu vực chọn
mẫu ở Lạng Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu, khảo sát việc xem chương trình thời sự
19h Đài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn của
khán giả đang sinh sống, học tập và làm việc tại Lạng Sơn. Mặc dù đây đều là hai
chương trình thời sự truyền hình, công chúng đều tiếp nhận thông tin qua hành vi
nhìn và nghe. Tuy nhiên chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời

sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn lại có sự khác biệt rất lớn về địa bàn phản
ánh, cách thức tổ chức sản xuất, điều kiện hoạt động, nội dung và hình thức thể
hiện… Từ những dị biệt và tương đồng đó mà việc cùng lúc xem xét hoạt động tiếp
nhận thông tin từ hai chương trình thời sự này của công chúng Lạng Sơn có thể làm
15


sáng tỏ nhiều điều về công chúng ở tỉnh miền núi biên giới phía Bắc - Lạng Sơn,
nơi dân tộc ít người chiếm số đông dân số toàn tỉnh với 84,74%.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở kết hợp những vấn đề lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về báo
chí. Đồng thời dự trên những lý luận về công tác tư tưởng và những quy định của
pháp luật về hoạt động báo chí truyền thông. Đề tài dựa trên cơ sở lý luận báo chí
học theo mô hình truyền thông của Claude Shannon gồm sự tương tác giữa các yếu
tố cơ bản: nguồn - thông điệp - kênh truyền thông – người nhận - hiệu quả - nhiễu
và phản hồi. Cơ sở lý thuyết của luận văn là những lý thuyết về báo chí học, truyền
thông đại chúng và xã hội học về truyền thông đại chúng.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Hệ thống hóa tài liệu: Đọc và tra cứu tài liệu, sách báo, hồ sơ, văn bản,... có
liên quan đến đề tài; tổng hợp các khuynh hướng, nội dung nghiên cứu công chúng
truyền thông đại chúng và công chúng truyền hình, tìm hiểu báo chí truyền hình và
chương trình thời sự truyền hình.
- Phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn:
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Điều tra xã hội học bằng phỏng vấn
anket (bằng bảng hỏi), bao gồm một hệ thống các câu hỏi được thiết kế logic, dễ hiểu,
bao quát nội dung nghiên cứu, có hướng dẫn cách trả lời, qua đó nhằm tìm hiểu nhận

thức, thái độ, hành vi của công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h Đài
THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn. Mẫu được chọn
điển hình trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Dung lượng mẫu là 400, được lấy trên 4
huyện và thành phố (huyện Hữu Lũng, huyện Lộc Bình, huyện Văn Lãng và thành
phố Lạng Sơn) tại 16 địa bàn khác nhau thuộc 4 huyện và thành phố kể trên bằng
phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
16


+ Phương pháp thảo luận nhóm nhằm thu thập thông tin định tính, góp phần bổ
trợ, làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu chúng ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống. Chúng tôi tiến hành thảo luận ở 6 nhóm, lựa chọn theo thành phần dân tộc
là: Nùng, Tày, Dao (ba dân tộc thiểu số chiếm số đông ở Lạng Sơn).
+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với 5 trường hợp, gồm: Trưởng
phòng Biên tập – Ban Thư ký Biên tập - Kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam;
Phóng viên quay phim Ban Thời sự - Kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam; Phó
giám đốc phụ trách nội dung Đài PT - TH tỉnh Lạng Sơn; Phó trưởng phòng Thời
sự Đài PT - TH tỉnh Lạng Sơn; Phóng viên phòng Thời sự Đài PT - TH tỉnh Lạng
Sơn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về nghiên cứu
công chúng và công chúng Lạng Sơn với các loại hình báo chí ở nói chung với lĩnh
vực truyền hình và thời sự truyền hình nói riêng, có giá trị tham khảo về mặt lý luận
đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu báo chí, truyền thông.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giúp các cơ quan báo chí,
phóng viên, nhà báo nhận thức rõ hơn vai trò của công chúng đối với báo chí nói
chung và loại hình báo hình nói riêng. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp số liệu về
lượng khán giả tại Lạng Sơn đang theo dõi hai chương trình thời sự và nguyện vọng

của công chúng Lạng Sơn. Những khuyến nghị, giải pháp đề tài đưa ra sẽ góp phần
làm cho chương trình ngày càng thiết thực, gần gũi, hấp dẫn, sinh động đáp ứng tốt
hơn nhu cầu thông tin của công chúng; hiện thực hóa nỗ lực định vị thương hiệu,
tạo nền tảng làm kinh tế báo chí cho Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn. Kết quả này cũng
có thể có giá trị tham khảo với các nghiên cứu công chúng báo chí học và xã hội
học TTĐC ở các kênh và Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành khác.
7. Kết cấu chi tiết luận văn

17


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài
“Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình
thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn” được kết cấu với 3 chương cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Quan hệ của công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h
Đài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn
Chương 3 : Nhận đinh của công chúng Lạng Sơn về chương trình thời sự 19h
Đài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn cùng nhóm
giải pháp thu hút công chúng của hai Chương trình

18


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý Luận về báo chí học, xã hội học truyền thông đại chúng, công
chúng báo chí, công chúng truyền hình
Lý luận báo chí (hay còn gọi là báo chí học) nhằm nghiên cứu toàn diện các
vấn đề trong sự vận hành của hệ thống báo chí. Nó làm sáng rõ các phạm trù, khái

niệm cơ bản, tìm ra những mối quan hệ bên trong, sự vận động qua lại giữa bản
thân báo chí với các tiến trình xã hội, phát hiện ra tính quy luật cũng như những
phương pháp, nguyên tắc, con đường nhằm tăng cường chất lượng hoạt động của
mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí và cả hệ thống các phương tiện thông tin đại
chúng.
Đứng trước một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có
những cách riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều
tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau.
Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng
rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được.
Truyền thông đại chúng (TTĐC), bao gồm báo chí và các kênh truyền thông
khác như sách, điện ảnh, các phương tiện nghe – nhìn, panô – áp phích… nhưng do
tính chất và đặc trưng vốn có của mình, báo chí chiếm vị trí trung tâm, nền tảng và
có vai trò chi phối, quyết định khuynh hướng, sức mạnh của truyền thông đại chúng
nói chung. Do đó, trong nhiều trường hợp, người ta dùng khái niệm báo chí để chỉ
các phương tiện truyền thông đại chúng; và ngược lại, khi nói truyền thông đại
chúng thì trước hết và chủ yếu cũng nói đến báo chí [8, tr.8]
Trong những năm gần đây, truyền thông đại chúng phát triển mạnh. Hiện
tượng này liên quan đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Tin học
và viễn thông đã tăng thêm sức mạnh cho truyền thông đại chúng. Ngày nay, nhiều
loại hình phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống vẫn tiếp tục tồn tại và
phát triển trong xã hội hiện đại nhưng vẫn phát huy tác dụng khi tham gia giải quyết
những vấn đề mà xã hội đặt ra. “Hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng
19


luôn chịu sự tác động từ hai phía, phía thứ nhất là các thiết chế xã hội mà phương
tiện đó là công cụ (như các tờ báo của các tổ chức chính trị xã hội), và phía thứ hai
là công chúng báo chí” [40].
Nghiên cứu báo chí học về truyền thông đại chúng là nghiên cứu về đối

tượng và cơ chế tác động của truyền thông đại chúng; các phương tiện, kênh truyền
thông đại chúng; những nguyên tắc cơ bản của của hoạt động truyền thông đại
chúng; chức năng xã hội của truyền thông đại chúng… Trong hoạt động báo chí –
truyền thông, khi nghiên cứu công chúng – người tiếp nhận, giới nghiên cứu coi công
chúng không chỉ là đối tượng tác động, đối tượng chi phối, điều chỉnh mà còn là lực
lượng xã hội quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí – truyền thông. Việc
nghiên cứu, nắm rõ tính chất, đặc điểm, nhu cầu của công chúng chính là một trong
những yếu tố hàng đầu đối với bất cứ tổ chức truyền thông nào, từ đó để biết được
chân dung, diện mạo của đối tượng truyền thông sẽ giúp nhà truyền thông có giải
pháp tính toán, điều chỉnh và cải tiến chất lượng nội dung, hình thức, bảo đảm hiệu
quả tác động của truyền thông đại chúng.
1.1.1. Khái niệm Công chúng, công chúng báo chí và công chúng truyền
hình
Công chúng là một cộng đồng xã hội rộng lớn, bao gồm nhiều giới, nhiều
tầng lớp xã hội khác nhau và đang cư trú ở một địa bàn nhất định, gắn liền với
những mối quan hệ xã hội và hoàn cảnh sống của họ.
Vào năm 1953, nhà xã hội học Eliot Freison đã chỉ ra bốn đặc trưng khu biệt
của đại chúng trong khái niệm truyền thông đại chúng, là:
- Kết cấu không đồng nhất.
- Đó là tập hợp những người không biết nhau.
- Về mặt không gian, các thành viên của công chúng thường cô lập với nhau.
- Đại chúng là hầu như không có hình thức tổ chức gì, hoặc nếu có thì cũng
rất lỏng lẻo, không có yếu tố lãnh đạo [27, tr.60].
Tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: Thuật ngữ công chúng được hiểu là
quần thể dân cư – không phân biệt thành phần giai cấp, giới tính, nghề nghiệp; tức
20


nhìn họ như đám đông với tiêu chí địa bàn cư trú (địa phương, vùng miền, lãnh thổ)
như đặc điểm nổi trội nhất [9, tr.177]

Theo tác giả Trần Hữu Quang: Công chúng không phải là một tập thể hay
một cộng đồng. Nó không có cơ cấu tổ chức, mà cũng không có người chỉ huy,
không có tập quán hay truyền thống, không có những quy tắc riêng của mình, và
các thành viên của nó cũng không có ý thức là mình cùng thuộc về một tổ chức hay
một cộng đồng nào đó. Công chúng cũng không phải là một khối người thuần nhất,
giống nhau, ngược lại nó rất phức tạp, bao gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng
lớp xã hội khác nhau, với những đặc trưng đa dạng và những quyền lợi dị biệt và
nhiều khi mâu thuẫn nhau [52, tr.25].
Theo một tài liệu đăng tải trên Blog Nguyễn Bùi Khiêm năm 2012, chỉ ra:
Cùng với sự phát triển của các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng mới
ứng dụng công nghệ hiện đại, công chúng truyền thông đại chúng cũng có những
đặc điểm mới, tương đối khác biệt so với những quan niệm truyền thống về công
chúng truyền thông đại chúng. Có thể so sánh như sau:
Công chúng TTÐC truyền thống

Công chúng TTÐC hiện đại

- Ðại chúng

- Phi đại chúng hóa

- Cá nhân nặc danh

- Ðề cao, khẳng định “cái tôi”

- Không đồng nhất, bao gồm nhiều giới, - Bao gồm nhiều giới và tầng lớp nhưng
tầng lớp khác nhau

đã có một số đặc điểm tương đồng


- Ðộc lập nhau xét về mặt không gian, - Tập hợp thành nhóm trong một thế giới
không ai biết ai

“ảo”

- Không có hình thức tổ chức hoặc nếu - Tuy hình thức tổ chức cũng chỉ là
có thì rất lỏng lẻo, khó có thể tiến hành tương đối trong một thế giới ảo nhưng
một hoạt động chung và hiếm có khả có khả năng tương tác cao
năng tương tác

21


×