Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng Anh và tiếng Việt ( so sánh thang độ ) : Luận án TS. Lý luận ngôn ngữ: 5.04.08

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 181 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
--------oOo-------

LƯU QUÝ KHƯƠNG

CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA
SO SÁNH TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
(So sánh thang độ)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Hà Nội, 2003


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
--------oOo-------

LƯU QUÝ KHƯƠNG

CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA
SO SÁNH TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
(So sánh thang độ)
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số:

5.04.08


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. HOÀNG TRỌNG PHIẾN

Hà Nội, 2003


i

BẢNG VIẾT TẮT, KÝ HIỆU VÀ QUI ƢỚC TRÍCH DẪN

A. Viết tắt và ký hiệu
CTSSNB

: Cấu trúc so sánh ngang bằng

SSNB

: So sánh ngang bằng

CTTN

: Cặp từ trái nghĩa

CTSSN

: Cấu trúc so sánh nhất

CTSSKB


: Cấu trúc so sánh khác biệt

SSKB

: So sánh khác biệt

TNSSTĐ

: Thành ngữ so sánh có thang độ

TNSS

: Thành ngữ so sánh

TNSSNB

: Thành ngữ so sánh ngang bằng



: Trống, không có gì cả

, 

: Dẫn đến, trở thành



: Khác, không bằng




: (lớn) hơn



: (nhỏ) kém hơn



: Lớn hơn hoặc bằng



: Nhỏ hơn hoặc bằng

B. Qui định cách ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ các ví dụ
Trong phần “Tài liệu tham khảo và Tư liệu để dẫn chứng và thống kê
tần số” từ trang 198 đến trang 216, chúng tôi đánh số liên tục từ phần A (Tài
liệu tham khảo) đến phần B (Tư liệu để dẫn chứng và thống kê tần số) gồm từ
số thứ tự (1) đến (245). Trong quá trình trích dẫn tài liệu tham khảo và các ví


ii

dụ, chúng tôi báo cáo nguồn bằng những số thứ tự sau đó trong ngoặc vuông.
Một số ví dụ chúng tôi tự thiết kế nên phía sau không được ghi chú nguồn
xuất xứ và một số ví dụ chúng tôi ghi chú nguồn trực tiếp phía sau vì xuất xứ
của chúng không có trong danh mục “Tài liệu tham khảo và Tư liệu để dẫn
chứng và thống kê tần số”.



iii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
Trang
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Hệ thống hai bậc lưỡng phân các quan hệ so sánh

18

Sơ đồ 1.2 Các mối quan hệ so sánh giữa hai thực thể X và Y

20

Sơ đồ 1.3 Cách dùng từ "perfect"

27

Sơ đồ 1.4 Sự phân chia các tiểu loại cấu trúc so sánh

34

Sơ đồ 1.5 Quá trình xảy ra so sánh bậc ngang bằng và hơn / kém

36

Sơ đồ 1.6 Quá trình xảy ra so sánh bậc nhất


37

Sơ đồ 1.7 Phân loại cấu trúc so sánh trong tiếng Anh và tiếng

37

Việt
Sơ đồ về đặc điểm cú pháp của "At least" và tương đương trong

171

tiếng Việt
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tần số sử dụng câu so sánh tu từ học và so sánh logích

48

trong tiếng Anh
Bảng 2.2 Tần số sử dụng câu so sánh tu từ học và so sánh logích

48

trong tiếng Việt
Bảng 2.3 Mô hình cấu trúc của so sánh ngang bằng với “as ... as"

59

và tương đương trong tiếng Việt
Bảng 2.4 Mô hình cấu trúc của so sánh ngang bằng với “as if”;


72

“as though” và tương đương trong tiếng Việt
Bảng 2.5 Mô hình hoá cấu trúc so sánh ngang bằng thang độ với

75

“as ... as if/ though” trong tiếng Anh và cấu trúc tương
đương trong tiếng Việt
Bảng 2.6 Mô hình cấu trúc với cụm từ “like” biểu đạt sự giống

79


iv

nhau về vị ngữ và tương đương trong tiếng Việt


v

Bảng 2.7 Mô hình hoá cấu trúc với "like + cụm danh từ" làm vị

81

ngữ trong câu so sánh và tương đương trong tiếng Việt
Bảng 2.8 Mô hình cấu trúc với "cụm từ like" làm bổ ngữ sau cho

83


một danh từ khác trong câu và tương đương trong tiếng
Việt
Bảng 2.9 Mô hình cấu trúc so sánh với "Like + mệnh đề" và tương

84

đương trong tiếng Việt
Bảng 2.10 Mô hình cấu trúc so sánh với "the same as" và tương

89

đương trong tiếng Việt
Bảng 3.1 Mô hình cấu trúc so sánh hơn với "more ... than" và

107

tương đương trong tiếng Việt
Bảng 3.2 Mô hình cấu trúc so sánh với "more than" và tương

111

đương trong tiếng Việt
Bảng 3.3 Cấu trúc so sánh đối lập trong tiếng Anh và tương đương

113

trong tiếng Việt
Bảng 3.4 Mô hình hoá cấu trúc so sánh hơn "-er than..." khi không


118

có yếu tố chêm xen trong tiếng Anh và cấu trúc tương
đương trong tiếng Việt
Bảng 3.5 Mô hình cấu trúc so sánh hơn với "prefer" và cấu trúc

121

tương đương trong tiếng Việt
Bảng 3.6 Mô hình hoá cấu trúc so sánh hơn với "would rather"

125

trong tiếng Anh và tương đương trong tiếng Việt
Bảng 3.7 Mô hình cấu trúc so sánh với "rather than" và tương

127

đương trong tiếng Việt
Bảng 3.8 Mô hình cấu trúc so sánh kém "less ... than ..." và tương

130

đương trong tiếng Việt
Bảng 3.9 Mô hình cấu trúc với "less than..." và tương đương trong

131


vi


tiếng Việt
Bảng 3.10 Mô hình cấu trúc so sánh tương liên "the comparative

144

... the comparative" trong tiếng Anh và tương đương
trong tiếng Việt
Bảng 3.11 Mô hình cấu trúc so sánh kép trong tiếng Anh và tương

146

đương trong tiếng Việt
Bảng 4.1 Mô hình cấu trúc so sánh nhất với "Most" và tương

159

đương trong tiếng Việt
Bảng 4.2 Mô hình cụm từ với "most" biểu thị số lượng và tương

162

đương trong tiếng Việt
Bảng 4.3 Mô hình cấu trúc so sánh hơn nhất với "-est" và tương

167

đương trong tiếng Việt
Bảng 4.4 Mô hình cấu trúc so sánh kém nhất với "least" và tương


169

đương trong tiếng Việt
Bảng 4.5 Mô hình cấu trúc so sánh khác biệt với "different" và

183

tương đương trong tiếng Việt
Bảng 4.6 Mô hình cấu trúc biểu hiện ý nghĩa khác biệt với "else"
và tương đương trong tiếng Việt

190


vii

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Tính vấn đề và ý nghĩa của luận án

1

1.1. Tính vấn đề của luận án

1


1.2. Ý nghĩa của luận án

3

1.2.1. Ý nghĩa lý luận

3

1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn

3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

4

3. Mục đích của luận án

6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6

5. Phương pháp nghiên cứu

8

6. Cái mới của luận án


9

7. Bố cục của luận án

10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

11

1.1. Nhận thức về so sánh

11

1.1.1. So sánh theo quan niệm của triết học

11

1.1.2. So sánh theo quan niệm của ngôn ngữ học

12

1.1.2.1. So sánh theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ học trên

12

thế giới
1.1.2.2. So sánh theo quan niệm của các nhà Việt ngữ học

13


1.1.2.3. Quan niệm của luận án về so sánh

14

1.1.3. Những mối quan hệ so sánh (comparative relations)

18

1.2. Phƣơng thức ngữ pháp biểu hiện ý nghĩa so sánh

20

1.2.1. Định nghĩa phương thức ngữ pháp

20

1.2.2. Các phương thức ngữ pháp biểu hiện ý nghĩa so sánh

21

1.2.2.1. Phương thức phụ tố (phụ gia) (affixation)

21


viii

1.2.2.2. Phương thức thay chính tố (supletion)


22

1.2.2.3. Phương thức hư từ (synsemantic words)

22

1.3. Lý thuyết thang độ và cấu trúc so sánh

22

1.3.1. Khái niệm về thang độ

22

1.3.2. Thang độ và cấu trúc so sánh

24

1.3.2.1. Tính từ có thang độ và tính từ không thang độ

24

1.3.2.2. Tính cam kết (committedness) trong cấu trúc so sánh của

27

cặp từ trái nghĩa có thang độ
1.4. Phân loại cấu trúc so sánh

28


1.4.1. Mô hình tổng quát của cấu trúc so sánh trong tiếng Anh

29

1.4.2. Mô hình tổng quát cấu trúc so sánh trong tiếng Việt

31

1.4.3. Phân loại cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh

33

1.5. Tiểu kết

38

CHƯƠNG 2: CÁC PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SO

40

SÁNH NGANG BẰNG TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT

2.1. Tổng quan về cấu trúc so sánh ngang bằng

40

2.1.1. Nhận thức về so sánh ngang bằng


40

2.1.2. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng

41

trong tiếng Anh và tiếng Việt
2.1.2.1. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng

41

trong tiếng Anh
2.1.2.2. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng

42

trong tiếng Việt
2.1.3. Cấu trúc so sánh ngang bằng (comparison of equality)

43

2.1.3.1. Nhận thức về cấu trúc so sánh ngang bằng

43

2.1.3.2. Phân biệt so sánh logích và so sánh tu từ học

43



ix

2.1.4. Phân loại cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng

49

trong tiếng Anh và tiếng Việt
2.1.4.1. Phân loại cấu trúc so sánh ngang bằng trong tiếng Anh

49

2.1.4.2. Phân loại cấu trúc so sánh ngang bằng trong tiếng Việt

51

2.2. Các cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng trong

55

tiếng Anh và tƣơng đƣơng tiếng Việt
2.2.1. Cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng có thang độ

55

với cặp từ "as ... as ..."
2.2.1.1. Cấu trúc so sánh ngang bằng với cặp từ "as ... as ..."

55

2.2.1.2. Một số cấu trúc chứa "as ... as ..." có tính thành ngữ


60

2.3. Các phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng

67

không có thang độ trong tiếng Anh và tƣơng đƣơng trong tiếng
Việt
2.3.1. Cấu trúc với "as"

67

2.3.2. Cấu trúc với "As if/ As though" và tương đương trong tiếng

71

Việt
2.3.3. Cấu trúc so sánh ngang bằng không có thang độ với "like"

76

và tương đương trong tiếng Việt
2.3.4. Cấu trúc so sánh ngang bằng không có thang độ với "same"

87

và tương đương trong tiếng Việt
2.3.5. Cấu trúc so sánh không thang độ với động từ "to be"


90

2.4. Tiểu kết

93

CHƯƠNG 3: CÁC PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SO

95

SÁNH HƠN/ KÉM TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT


x

3.1. Tổng quan về cấu trúc so sánh hơn/ kém (comparative

95

comparison)
3.1.1. Nhận thức về so sánh hơn/ kém và cấu trúc so sánh hơn kém

95

3.1.2. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh hơn/ kém trong

96

tiếng Anh và tiếng Việt

3.1.2.1. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh hơn/ kém

96

trong tiếng Anh
3.1.2.2. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh hơn/ kém

97

trong tiếng Việt
3.2. Các phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa so sánh hơn/ kém trong

98

tiếng Anh và tƣơng đƣơng trong tiếng Việt
3.2.1. Các phương tiện biểu hiện ý nghĩa so sánh hơn trong tiếng

98

Anh và tương đương trong tiếng Việt
3.2.1.1. Cấu trúc so sánh hơn với "more ... than" và tương đương

98

trong tiếng Việt

3.2.1.2. Cấu trúc so sánh hơn với "-er than ..." và tương đương

114


trong tiếng Việt
3.2.1.3. Cấu trúc so sánh hơn với "prefer" và tương đương trong

120

tiếng Việt

3.2.1.4. Cấu trúc so sánh hơn với "rather" và tương đương trong tiếng

122

Việt

3.2.2. Cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh kém trong tiếng Anh và

128

tương đương trong tiếng Việt
3.2.3. Một số cấu trúc so sánh hơn/ kém đặc biệt

136

3.2.3.1. So sánh không theo qui tắc (irregular comparison)

136

3.2.3.2. Cấu trúc so sánh hơn/ kém với tính từ có nguồn gốc từ

138


tiếng La tinh


xi

3.2.3.3. Cấu trúc so sánh tương liên (correlative comparative

139

construction) "the comparative ... the comparative"
3.2.3.4. Cấu trúc so sánh kép (double comparative construction)

145

"comparative and comparative"
3.3. Tiểu kết

147

CHƯƠNG 4: CÁC PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SO

149

SÁNH BẬC NHẤT VÀ SO SÁNH KHÁC BIỆT
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

4.1. Tổng quan về cấu trúc so sánh bậc nhất (superlative

149


comparison)
4.1.1. Nhận thức về so sánh bậc nhất và cấu trúc so sánh bậc nhất

149

4.1.2. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh bậc nhất trong

152

tiếng Anh và tiếng Việt
4.1.2.1. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh bậc nhất trong

152

tiếng Anh
4.1.2.2. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh bậc nhất trong

152

tiếng Việt
4.2. Các phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa so sánh bậc nhất trong

154

tiếng Anh và tƣơng đƣơng trong tiếng Việt
4.2.1. Cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh hơn nhất trong tiếng Anh

154

và tương đương trong tiếng Việt.

4.2.1.1. Cấu trúc so sánh hơn nhất với "most"và tương đương

154

trong tiếng Việt
4.2.1.2. Cấu trúc so sánh hơn nhất với hậu tố "-est"và tương

164

đương trong tiếng Việt
4.2.2. Cấu trúc biểu đạt ý nghĩa so sánh kém nhất trong tiếng Anh
và tiếng Việt

167


xii

4.2.3. Một số cấu trúc so sánh nhất biến đổi không qui tắc

172

(irregular superlative comparison)
4.3. Tổng quan về cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh khác biệt

176

(comparison of differences)
4.3.1. Nhận thức về ý nghĩa so sánh khác biệt và cấu trúc biểu hiện


176

ý nghĩa so sánh khác biệt
4.3.2. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh khác biệt trong

178

tiếng Anh
4.3.3. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh khác biệt trong

178

tiếng Việt
4.4. Các phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa so sánh khác biệt trong

180

tiếng Anh và tƣơng đƣơng trong tiếng Việt
4.4.1. Cấu trúc so sánh khác biệt với "different" và tương đương

180

trong tiếng Việt
4.4.2. Cấu trúc so sánh khác biệt với "other" và tương đương trong

185

tiếng Việt
4.4.3. Cấu trúc so sánh khác biệt với "Else" và tương đương trong


188

tiếng Việt
4.5. Tiểu kết

191

KẾT LUẬN

193

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

197

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TƢ LIỆU ĐỂ DẪN CHỨNG VÀ

198

THỐNG KÊ TẦN SỐ
PHỤ LỤC

217


1

MỞ ĐẦU
1. Tính vấn đề và ý nghĩa của luận án

1.1. Tính vấn đề của luận án
Con người từ khi bắt đầu nhận thức thế giới khách quan đã thực hiện
các thao tác so sánh để hiểu biết về môi trường chung quanh và bản thân để
tồn tại và phát triển. Chính vì thế, binh pháp cổ có câu: "Biết người, biết ta,
trăm trận trăm thắng". Là một phạm trù của tư duy, so sánh phản ánh thực tế
khách quan và cách thức tư duy bằng các phương tiện của mình. Tuy là một
phạm trù phổ niệm, nhưng cách biểu hiện ý nghĩa so sánh trong các ngôn ngữ
lại không hoàn toàn giống nhau. Xét các câu tiếng Anh và câu tương đương
trong tiếng Việt dưới đây:
(1) Johnny is the same age as Pete.

[184:150]

(Johnny bằng tuổi Pete).
(2) Johnny is as old as Pete.

[184:150]

(Johnny bằng tuổi Pete).
(1) và (2) mang ý nghĩa so sánh ngang bằng (SSNB) với hai phương
tiện biểu hiện khác nhau: ở (1) là cụm từ "the same ... as"; ở (2) là cặp tương
liên “as...as...”. Trong khi đó, yếu tố tương đương trong tiếng Việt của cả câu
hai là từ "bằng ". Lại xét tiếp câu sau đây:
(3) He loves the dog more than his wife .

[177: 332]

(Anh ta yêu con chó hơn vợ anh ta).
(3) là một câu biểu hiện ý nghĩa so sánh hơn nhưng lại mang yếu tố mơ
hồ (ambiguity) vì có thể hiểu theo hai cách thể hiện ở câu (4) và (5) dưới đây

(4) He loves the dog more than his wife loves the dog.

[177: 332]


2

(Anh ta yêu con chó hơn vợ anh ta yêu nó).
(5) He loves the dog more than he loves his wife .

[177: 332]

(Anh ta yêu con chó hơn yêu vợ mình).
Khi nghe hay đọc câu (3), người ta phải hiểu theo nghĩa (4) hay (5)? Trừ phi
sự mơ hồ được cố ý tạo ra, việc nghiên cứu cách diễn đạt những câu so sánh
như (3) cho tường minh hơn sẽ có lợi cho giao tiếp ngôn ngữ.
Ngoài ra, có những trường hợp người học khá lúng túng khi tìm cách
hiểu và dịch một số câu so sánh tiếng Anh sang tiếng Việt. Câu (6) dưới đây
là một ví dụ.
(6) He spoke as calmly as he could: " Do you really think so"?

[228, 143]

(Anh ta hỏi hết sức bình tĩnh: "Cậu thực sự nghĩ như vậy sao?").
Không thể dịch (6) ra tiếng Việt theo cách dịch từng từ (word - byword translation) là “Anh ta hỏi bằng bình tĩnh như anh có thể”
mà phải là “Anh ta hỏi hết sức bình tĩnh”. “Hết sức” nói đến một mức độ rất
cao. Như vậy, về hình thức, “as calmly as he could” là một cụm từ so sánh
ngang bằng nhưng nội dung thông tin lại không biểu đạt ý nghĩa so sánh
ngang bằng. Cấu trúc này mang tính thành ngữ, nếu không nắm được đặc
trưng này, việc hiểu sai là điều khó tránh vì như Baker [70, 8] nhận xét:

“Những câu so sánh là rất phức tạp về cả cú pháp lẫn ngữ nghĩa”.
Những điều nêu trên cho thấy nghiên cứu các phương thức biểu hiện ý
nghĩa so sánh trong tiếng Anh và tiếng Việt là một việc làm cần thiết đối với
thực tiễn dạy- học tiếng Anh và tiếng Việt ở Việt Nam hiện nay. Một công
trình như thế, một mặt giúp người học hiểu đúng, dùng đúng và dịch đúng các
câu so sánh trong hai ngôn ngữ; mặt khác, sẽ cung cấp thêm cho người học
một số phương tiện sử dụng ngôn từ tinh tế “làm cho lời nói có xương, có
thịt” [48, 132].


3

1.2. Ý nghĩa của luận án
1.2.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu các phương thức biểu hiện các ý nghĩa so sánh cho thấy
mối quan hệ chặt chẽ giữa tư duy và ngôn ngữ. So sánh là một thao tác của tư
duy và đã được hiện thực hoá thành lời nói bằng các cấu trúc đặc trưng của
nó: cấu trúc so sánh. Sự nghiên cứu còn làm sáng rõ thêm một số nguyên lý
của lý thuyết hội thoại.
Hơn nữa, đối chiếu các cấu trúc diễn đạt ý nghĩa so sánh trong tiếng
Anh và tiếng Việt sẽ phát hiện ra những thông tin mới về đặc trưng loại hình
của hai ngôn ngữ gắn với hai nền văn hoá riêng với hai tập quán sử dụng ngôn
ngữ riêng.
Ngoài ra, qua nghiên cứu, luận án phát hiện và đề xuất thêm một số loại
cấu trúc so sánh trước nay chưa từng được đề cập đến trong các công trình
ngữ pháp tiếng Anh cũng như tiếng Việt.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong xu thế mở cửa và hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng thế giới,
ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu giúp hiện thực hoá tư tưởng “Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả các nước”. Luận án cung cấp những hiểu biết cần

yếu về cách kiến tạo câu so sánh, nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế
cho người học. Điều đó giúp quá trình hội nhập quốc tế của chúng ta được
thuận lợi hơn.
Sự đối chiếu thực hiện trên tiếng Anh và Việt sẽ chỉ ra những điểm
tương đồng, dị biệt giữa hai ngôn ngữ về cách biểu hiện nghĩa so sánh giúp
người Việt Nam học tiếng Anh lẫn người nước ngoài học tiếng Việt vượt qua
được những trở ngại và những chuyển di tiêu cực khi dịch câu so sánh từ Anh
sang Việt hoặc ngược lại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh ở
nước ta và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.


4

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Anh đều có trình bày
khái quát các cấu trúc so sánh với ba hình thức cơ bản là bằng nhau, hơn/ kém
và nhất. Trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu, bắt đầu từ Jespersen [133]
đến Quirk [176], Givón [111]... cho đến Huddleston [127] có thể thấy cấu trúc
so sánh tiếng Anh được tiếp cận từ hai hướng: hướng từ góc độ cú pháp và
hướng theo quan điểm của ngữ nghĩa học.
Theo hướng thứ nhất, dựa vào ngữ pháp cải biến (transformational
grammar), Lees [147] cố gắng đưa ra một số quy tắc mà dựa vào đó người ta
có thể tạo ra các câu so sánh chứa các giới từ “as” và “than”. Pilch [170] phân
tích câu so sánh ra các thành tố trực tiếp (immediate constituent analysis) để
khảo sát. Huddleston [125], [126] tiếp tục hướng nghiên cứu của Pilch nhưng
tập trung vào thành phần được gọi là phần mở rộng của cấu trúc so sánh
(comparative expansion). Tuy nhiên, ba tác giả trên chỉ đề cập đến một số cấu
trúc so sánh hơn kém và ngang bằng. Bresnan [81], [82] phân tích cấu trúc
sâu của câu so sánh trên cơ sở các qui tắc chuyển đổi và cắt giảm (deletion)
cùng sự phân bổ của more, as, much, many,... trong các cụm từ chỉ lượng

(QP) và cụm tính từ (AP). Chẳng hạn, theo Bresnan, câu:
(7) John is taller than Bill. ( John cao hơn Bill) có cấu trúc sâu như sau:
[s John is [AP [QP x - much tall] [comp than [s Bill is [AP [QP @ much
tall]]]]]].

[186, 21]

Các nghiên cứu về cấu trúc so sánh trên quan điểm ngữ nghĩa xuất hiện
vào những năm 80 và 90 của thế kỷ XX. Đáng chú ý là Rusiecki [184] với
công trình “Adjectives and Comparison in English” trong đó tác giả tập trung
nghiên cứu tính từ và các cấu trúc so sánh có tính từ làm vị ngữ. Ryan [186]
với “A Grammar of the English Comparative” cố gắng tạo ra một hệ thống
ngữ pháp của cấu trúc so sánh xoay quanh các cấu trúc so sánh hơn/ kém với


5

"-er” và “more”; Stassen [194] khảo sát những cấu trúc so sánh không bằng
nhau với hai đối tượng so sánh là hai cụm danh từ trong khuôn khổ của ngữ
pháp phổ quát loại hình (typological universal grammar); Mitchell [160] với
quan niệm số lượng (quantity) cũng là mức độ (degree) xác định mối quan hệ
giữa cú pháp và ngữ nghĩa trong cấu trúc so sánh chỉ mức độ. Collins [88] và
Huddleston [127] phân chia cấu trúc so sánh tiếng Anh dựa trên sự giao nhau
của hai khái niệm ngang bằng (equality)và thang độ (scalarity) vạch ra một
hướng tiếp cận vấn đề mới và đây cũng là cơ sở để phân loại trong luận án
này.
Trong tiếng Việt, Nguyễn Đăng Liêm [151] có lẽ là người đầu tiên đối
chiếu cấu trúc so sánh tiếng Anh và tiếng Việt, nhưng tác giả chỉ mới đưa ra
được các công thức so sánh tính từ tiếng Anh đối sánh với so sánh tính từ
tiếng Việt ở cấp độ hơn, bằng và ít hơn và so sánh với danh từ chỉ lượng số ít

và số nhiều. Nguyễn Kim Thản [49] xác nhận sự tồn tại của câu so sánh trong
tiếng Việt nhưng chưa phân tích cụ thể. Nguyễn Đức Dân và Nguyễn Thị Yên
[7] và Nguyễn Đức Dân [8], [9] nêu lên khái niệm thang độ trong so sánh và
hiện tượng từ vựng hoá những từ ngữ để so sánh trên thang độ. Hoàng Trọng
Phiến [40] đề nghị sáu nhóm mô hình câu so sánh trong tiếng Việt, chủ yếu là
câu so sánh ngang bằng. Đào Thản [48], Đinh Trọng Lạc [30], Nguyễn Thái
Hoà [22], Nguyễn Thế Lịch [36] khảo sát các câu so sánh ngang bằng tu từ
học. Hữu Đạt [11] đề nghị một số mô hình của cấu trúc so sánh “ngang
bằng”, “hơn kém” và “nhất”. Tuy nhiên, tác giả không phân tích sâu cơ chế
hoạt động của các thành tố tạo nên câu so sánh. Tăng Kim Uyên [199] đối
chiếu cấu trúc so sánh hơn kém tiếng Anh và tiếng Việt và rút ra được một số
nét tương đồng và dị biệt. Bùi Phụng và Nguyễn Chí Hoà [44] bước đầu
nghiên cứu ý nghĩa so sánh đối chiếu động chủ yếu là việc xác lập một số mô
hình cấu trúc so sánh tương liên (correlative comparative) kết hợp với các


6

động từ chỉ sự phát triển như trở thành, trở nên. Nguyễn Thị Ngân Hoa [21]
nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi chuẩn so sánh đến giá trị biểu hiện của
một số cấu trúc so sánh trong thơ Xuân Diệu.
Bức tranh chung về tình hình nghiên cứu các phương thức biểu hiện ý
nghĩa so sánh trong tiếng Anh và tiếng Việt cho thấy đây là một lĩnh vực "có
vấn đề ” còn nhiều điều có thể nghiên cứu và đặc biệt có một mảng trong lĩnh
vực này hoàn toàn chưa đuợc đề cập tới là câu so sánh khác biệt. Như vậy,
một công trình nghiên cứu đầy đủ về các phương thức thể hiện ý nghĩa so
sánh thang độ theo cái nhìn đối chiếu vẫn có ít nhiều đóng góp về mặt lý luận
lẫn thực tiễn cho ngôn ngữ học nói chung và cho việc dạy - học tiếng Anh
như một ngoại ngữ nói riêng ở Việt Nam.
3. Mục đích của luận án

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây:
1. Xác lập khái niệm so sánh và các quan hệ so sánh trong cấu trúc so
sánh tiếng Anh và tiếng Việt.
2. Khảo sát, miêu tả, phân loại, mô hình hoá, thống kê tần số xuất hiện
của các cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng Anh và tiếng Việt.
3. Tìm ra những tương đồng, dị biệt giữa các phương thức biểu hiện ý
nghĩa so sánh trong tiếng Anh và tiếng Việt, rút ra những nhận xét khái quát
và lý giải nguyên nhân dẫn đến những điểm dị đồng giữa hai ngôn ngữ về
cách biểu hiện ý nghĩa so sánh.
4. Đưa ra kiến nghị về ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án vào
giảng dạy, dịch thuật và biên soạn sách giáo khoa liên quan đến cấu trúc so
sánh tiếng Anh và tiếng Việt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các phương thức, phương tiện biểu hiện ý nghĩa so
sánh có thang độ trong tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt, cụ thể là các kết


7

cấu ngữ pháp để biểu đạt các ý nghĩa bằng, hơn/ kém, nhất và khác biệt. Các
phương tiện đó có thể là:
a) Một kết cấu ngữ pháp trong đó thành tố so sánh (comparative
element) là một từ
(8) So now Della's beautiful hair fell about her rippling and shining like a
cascade of brown waters.

[226, 70]

(Lúc này Đê-lơ buông làn tóc rủ quanh người nàng. Làn tóc gợn sóng óng
ánh như một thác nước màu nâu).

(9) “Holy water ?" she said, "I think I prefer whisky”.

[228, 123]

(“Nước thánh à ?” Cô ta nói, ” Tôi nghĩ tôi thích rượu uýtxki hơn”).
b) Một kết cấu ngữ pháp trong đó thành tố so sánh là một cụm từ
(10) There was silence as deep and mysterious as the flat sandy country that
extended mile after mile in every direction.

[226, 98]

(Không gian lặng lẽ sâu thẳm và huyền bí như nền đất cát bằng phẳng trải
rộng hàng bao nhiêu dặm về mọi hướng).
(11) They consider it the most perfect work of art the world has any
knowledge of.

[243, 67]

(Họ xem đó là tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ nhất mà thế giới chưa hề biết
đến).
c) Một kết cấu ngữ pháp trong đó so sánh được thực hiện bằng một cặp
từ tương liên
(12) The more Teddy pondered his plan, the more convinced he became that
the election would be won by Mr. Aaron Like.

[233, 53]

(Càng cân nhắc về kế hoạch của mình, Teddy càng tin rằng Ngài Aaron Like
sẽ thắng cử).



8

Sự mơ hồ nghĩa (ambiguity) trong các câu so sánh cũng sẽ được phân
tích và đề xuất cách khắc phục tùy từng trường hợp để việc sử dụng các câu
so sánh trong giao tiếp được thuận lợi hơn.
Ngôn điệu (prosody) và láy (reduplication) cũng có thể biểu hiện ý
nghĩa so sánh nhưng chúng tôi không khảo sát trong luận án vì những vấn đề
này đòi hỏi một công trình nghiên cứu đầy đủ khác.
Thành ngữ so sánh cũng sẽ được đề cập đến với tư cách là một cấu trúc
so sánh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Luận án này nghiên cứu các phương thức biểu hiện ý nghĩa so
sánh trong tiếng Anh và tiếng Việt. Nội dung so sánh được xem như phạm trù
ngữ nghĩa chung cho hai ngôn ngữ, cái khác nhau là ở cách thức biểu hiện.
Vấn đề nghiên cứu vừa thuộc về lĩnh vực cú pháp vừa chịu tác động của ngữ
nghĩa học. Do đó, mọi lý giải, biện luận đều xuất phát từ mối quan hệ cú pháp
- ngữ nghĩa của cấu trúc so sánh trong thực tiễn giao tiếp. Để thuận tiện cho
việc phân tích, chúng tôi xuất phát từ tiếng Anh, dựa nhiều vào tiếng Anh.
Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết, chúng tôi cũng thực hiện việc
đối sánh Việt - Anh để đưa ra những bàn luận làm sáng tỏ sự tương đồng, dị
biệt giữa hai ngôn ngữ từ góc độ biểu hiện ý nghĩa so sánh.
5.2. Trong quá trình thực hiện luận án, các thủ pháp thống kê, miêu tả,
phân tích, mô hình hoá và so sánh đối chiếu sẽ được sử dụng. Khi phân tích
và so sánh, luận án còn sử dụng thêm các thao tác vẫn thường được dùng
trong nghiên cứu ngôn ngữ học như phép lược, phép thế, phép cải biến bộ
phận, và phép chêm xen.
5.3. Ngữ liệu để minh hoạ, dẫn chứng sẽ được trích từ các nguồn sau
đây:



9

+ Các tác phẩm văn học song ngữ Anh -Việt , Việt -Anh đã được xuất
bản.
+ Các cuộc phỏng vấn trên mạng Internet do Đài BBC thực hiện từ
tháng 12.1997 đến tháng 2.2001.
+ Khối liệu hội thoại tiếng Anh (A Corpus of English Conversation) do
J. Starvik và R. Quirk thu thập, Longman xuất bản năm 1984.
+ Các tác phẩm văn học Anh, Mỹ do chúng tôi tự dịch sang tiếng Việt.
+ Từ điển tiếng Anh, Từ điển tiếng Việt, Từ điển Anh- Việt đã được
xuất bản tại Việt Nam và nước ngoài.
+ Sách ngữ pháp tiếng Anh và tiếng Việt do người bản ngữ viết.
+ Các bài nghiên cứu về cấu trúc so sánh tiếng Anh và tiếng Việt đăng
trên các tạp chí ngôn ngữ học trong và ngoài nước.
5.4. Dữ liệu sẽ được phân tích về cả định lượng lẫn định tính. Các mẫu
câu sẽ được tách ra các thành tố để miêu tả theo phương pháp quy nạp, sau đó
đưa vào mô hình và thống kê tần số xuất hiện.
5.5. Về đối chiếu, luận án sẽ bắt đầu từ tiếng Anh, xem tiếng Anh là
ngôn ngữ gốc, ngôn ngữ xuất phát, và tiếng Việt là ngôn ngữ đích, ngôn ngữ
để đối chiếu. Đôi khi chúng tôi đối chiếu ngược từ các bản gốc tiếng Việt dịch
sang tiếng Anh để tìm thêm các biến thể tương đương bổ sung.
5.6. Những đề xuất và kiến nghị về dạy, biên soạn sách giáo khoa và
những vấn đề về dịch thuật các cấu trúc so sánh tiếng Anh và tiếng Việt,
chúng tôi không tách ra thành một chương riêng mà lồng ghép vào các
chương ngay sau phần trình bày vấn đề đó.
6. Cái mới của luận án
6.1. Đây là luận án đầu tiên khảo sát đối chiếu cấu trúc so sánh trong
tiếng Anh và tiếng Việt trên tất cả các thang độ bằng, hơn/ kém, nhất.



10

6.2. Lần đầu tiên, các câu mang nghĩa so sánh khác biệt được xem xét
và phân loại với tư cách là một tiểu loại cấu trúc so sánh trong ngôn ngữ.
6.3. Luận án đã phát hiện ra những tương đồng, dị biệt giữa cách biểu
hiện ý nghĩa so sánh của tiếng Anh với cách của tiếng Việt và cố gắng lý giải
nguyên nhân của những điểm dị đồng đó.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm có bốn chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của luận án.
Chương 2: Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh ngang bằng
trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 3: Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh hơn/ kém trong
tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 4: Các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh bậc nhất và so
sánh khác biệt trong tiếng Anh và tiếng Việt.


11

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
1.1. Nhận thức về so sánh
Bàn về tính phổ biến của phép so sánh, Macdonald [155,285] viết “So
sánh và đối lập là một phần quá quen thuộc của đời sống hàng ngày đến nỗi
chúng ta thường không ý thức được là ta đang dùng chúng”. Do tính phổ quát
này mà so sánh đã được đề cập đến nhiều trong triết học và ngôn ngữ học.
1.1.1. So sánh theo quan niệm của triết học

Các nhà triết học Liên Xô (trước đây) [57, 506] cho rằng: “So sánh là
đối chiếu các đối tượng nhằm phát hiện ra những nét giống nhau hay những
nét khác nhau giữa chúng (hoặc cả hai cái cùng một lúc)”. Theo đó, phép so
sánh đã được thực hiện trong các câu dưới đây:
(1) “His eyes were always sad”, Wallis said about Edward “And sometimes
he looked like a child - so young, so quiet and so weak”.

[239,

82]
(Đôi mắt Thái tử lúc nào trông cũng buồn”. Wallis nói về Edward “và đôi khi
trông chàng giống như một đứa trẻ - quá trẻ, quá thầm lặng, quá yếu đuối).
(2) In the old days princes were cold and bored. But Edward is different. He
gets out of his car and walks down the street. Every two or three minutes he
stops and speaks with the crowd.

[239, 74]

(Ngày xưa, các ông hoàng thường tỏ ra lạnh nhạt. Riêng Edward lại khác.
Ông ra khỏi xe, đi bộ xuống đường phố, cứ vài phút thì dừng lại nói chuyện
với đám đông).
Trong câu (1), hai đối tượng X (Thái tử Edward) và Y (đứa trẻ) được
đem so sánh. Sự giống nhau là trạng thái trẻ, yếu đuối và thầm lặng. Trong


×