Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam : Luận án TS. Triết học: 62 22 80 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 203 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ MINH

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VỚI TƯ CÁCH NỀN TẢNG TINH THẦN
CỦA XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2012
3


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ MINH

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VỚI TƯ CÁCH NỀN TẢNG TINH THẦN
CỦA XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch
sử


Mã số: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Trần Văn Phòng
2. TS. Dương Minh Đức
Hà Nội - 2012
4


MỤC LỤC

Trang
Trang bìa phụ ................................................................................................ 1
Lời cam đoan ................................................................................................ 2
MỤC LỤC .................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... 9
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 10
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 10
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................ 12
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................... 18
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................... 18
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ......................................... 19
6. Đóng góp mới của luận án .................................................................. 19
7. Ý nghĩa của luận án ............................................................................ 19
8. Kết cấu của luận án ............................................................................. 20
Chương 1 PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VỚI TƯ CÁCH NỀN TẢNG
TINH THẦN CỦA XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA-NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG ................................................................................................................. 21

1.1. VĂN HOÁ VỚI TƯ CÁCH NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA
XÃ HỘI ............................................................................................................. 21
1.1.1. Khái niệm văn hoá .................................................................... 21
1.1.2. Khái niệm nền tảng tinh thần của xã hội .................................. 32
1.1.3. Phát triển văn hoá với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội ... 39
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VỚI TƯ
CÁCH NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ................ 54
5


1.2.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam tới phát triển văn hoá với tư cách nền tảng tinh
thần của xã hội .............................................................................................. 54
1.2.2. Vai trò của phát triển văn hoá với tư cách nền tảng tinh thần
của xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa .............................................................................................................. 67
Chương 2 PHÁT TRIỀN VĂN HOÁ VỚI TƯ CÁCH NỀN TẢNG
TINH THẦN CỦA XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ VẤN
ĐỀ ĐẶT RA .......................................................................................................... 78
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VỚI TƯ CÁCH
NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ......... 78
2.1.1. Hệ tư tưởng - một nội dung quan trọng của nền tảng tinh
thần của xã hội .............................................................................................. 78
2.1.2. Vấn đề đạo đức, lối sống .......................................................... 83
2.1.3. Vấn đề giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ .................... 93
2.1.4. Về văn học nghệ thuật ............................................................ 112
2.1.5. Về thông tin đại chúng ............................................................ 117

2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN VĂN HOÁ VỚI TƯ CÁCH NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ
HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM .................................................................. 125
2.2.1. Xu hướng tuyệt đối hoá tăng trưởng kinh tế và đánh giá
chưa đúng vai trò văn hoá với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội ......... 125

6


2.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đầu tư tương xứng cho phát triển
văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội - với hạn chế về điều kiện vật
chất, kỹ thuật cho sự phát triển này............................................................. 133
2.2.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu quản lý có hiệu quả, có văn hóa
trong phát triển văn hoá với hạn chế trong quản lý nhà nước về văn hoá .. 136
2.2.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển văn hoá với tư cách nền
tảng tinh thần thống nhất của xã hội với sự đa dạng, khác biệt về trình độ
dân trí cũng như quan niệm về văn hoá trong nhân dân ............................. 140
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN
HOÁ VỚI TƯ CÁCH NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ............................................................................................... 144
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VỚI TƯ CÁCH
NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........ 144
3.1.1. Phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội
không thể tách rời với việc xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ................................................................ 144
3.1.2. Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam
và tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá tiên tiến của nhân loại ............. 151
3.1.3. Phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội
phải nhằm mục tiêu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ

nghĩa ............................................................................................................ 155
3.1.4. Gắn chiến lược phát triển văn hóa với chiến lược phát triển
con người ..................................................................................................... 159
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VỚI TƯ
CÁCH NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY ................................................................................................................ 167

7


3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả
của Nhà nước trong phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của
xã hội ........................................................................................................... 167
3.2.2. Phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội
trên cơ sở xây dựng, phát triển hệ giá trị tinh thần Việt Nam .................... 172
3.2.3. Phát triển văn hóa đi đôi với phát triển kinh tế, thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội với mục tiêu phát triển bền vững ....................... 178
3.2.4. Phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục, hạn chế tác động
trái chiều của kinh tế thị trường tới văn hóa, từng bước hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ............... 183
KẾT LUẬN ............................................................................................... 190
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .................. 193
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................. 193
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 194

8


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2. 1: Tỷ lệ các ý kiến đánh giá về sự thay đổi của các phẩm chất
cần, kiệm, liêm, chính, trí, tín, nhân, dũng trong cán bộ, đảng viên (so với
trước khi có cuộc vận động) ............................................................................ 90
Bảng 2. 2 Tỷ lệ các loại ý kiến đánh giá về khuynh hướng biến đổi của
một số một số biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cụ thể
trong cán bộ, đảng viên (so với trước khi có cuộc vận động)......................... 91
Bảng 2. 3: Số lượng sinh viên và các trường Đại học và Cao đẳng ..... 94
Bảng 2. 4: Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho văn hóa và kinh tế qua
các năm .......................................................................................................... 126
Bảng 2. 5: Tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc gia . 130
Bảng 2. 6: Các công trình văn hóa ở các tỉnh vùng cao ..................... 135

9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hơn 80 năm tồn tại và phát triển với tư cách là người lãnh đạo cách
mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm
về văn hóa của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, của Hồ Chí Minh và
kinh nghiệm phát triển văn hóa của các nước trên thế giới vào thực tiễn phát
triển nền văn hóa nước nhà. Có thể khẳng định, thắng lợi của hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược thực hiện trọn vẹn độc
lập dân tộc và thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, và
những thắng lợi bước đầu của 25 năm đổi mới; trước hết là thắng lợi của chủ
nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn và bản lĩnh văn hoá Việt Nam, khẳng
định sức mạnh của văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, để xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm

nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; nhằm đi đến mục tiêu
"dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 5 khoá VIII và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Cộng sản
Việt Nam, chúng ta không thể không dựa vào quan điểm của các nhà sáng lập
chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá. Bởi lẽ,
Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
Xác định mục tiêu: Một xã hội phát triển đúng nghĩa phải là một xã
hội đảm bảo tính tiến bộ, nhân văn, đảm bảo cho con người phát triển toàn
diện; trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ:
"xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá
10


con người, với trình độ, tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng
cao" [47, tr.76].
Từ thực tiễn lãnh đạo văn hóa trong thời kỳ đổi mới theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã xác định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tiễn đã cho thấy, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau,
trong đó văn hóa ở vị thế trung tâm, là nhân tố đặc biệt quan trọng của sự
phát triển, là nguồn lực nội sinh và là điều kiện thiết yếu của sự phát triển
bền vững. Hơn thế, văn hoá với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội giữ vị
trí trung tâm và trở thành nhân tố có vai trò điều tiết sự phát triển kinh tế - xã
hội, là điều kiện cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò to lớn đó của văn hóa với tư
cách nền tảng tinh thần của xã hội lại càng được khẳng định. Bởi lẽ, qua thực
tiễn 25 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu văn hóa to lớn, việc phát triển

văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần xã hội vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước và mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã có
những tác động tiêu cực tới tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam, đặt ra
những vấn đề, những mâu thuẫn khó tháo gỡ. Biểu hiện cụ thể, đó là mâu
thuẫn giữa nhiệm vụ phát triển văn hóa tiên tiến, hiện đại với sự lạc hậu,
không đồng bộ về các điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển văn hóa;
là mâu thuẫn giữa nhu cầu hình thành sự đồng thuận về văn hóa với sự khác
biệt về giai tầng, trình độ dân trí, song hành với quan niệm về văn hóa rất
khác biệt trong nhân dân. Trong xã hội, xuất hiện ngày càng nhiều những hiện
tượng phản văn hóa, phi văn hóa, đe dọa việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa, các giá trị đạo đức truyền thống, thẩm mỹ, nghệ thuật của dân tộc.
11


Do đó, việc nghiên cứu quan điểm về văn hoá của các nhà sáng lập
chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá và
phát triển văn hoá với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội và sự vận dụng
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là việc làm hữu ích, có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm
của Hồ Chí Minh về văn hoá và phát triển văn hoá đã thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong hàng loạt các công trình đã
công bố, có thể kể ra các tác phẩm như "Lênin và văn hoá xã hội chủ nghĩa",
(Ri-u-xi-cốp), "Mác, Ăng-ghen, Lênin và văn học nghệ thuật" (Giăng
Phêrêvin). Các tác phẩm này đã khái quát những tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin về văn hóa, đặc biệt là văn học nghệ thuật.
Trong đó, nhiều tư tưởng có giá trị cần được kế thừa phát triển, tuy

nhiên cũng không ít quan niệm đã bị thực tiễn cuộc sống hiện đại vượt bỏ.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn hóa đã đi sâu vào nhiều phương
diện, nhiều vấn đề và đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Đã có khá nhiều tác
phẩm, luận án, chuyên khảo, bài báo bàn về quan điểm của các nhà sáng lập
chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá, trong đó nổi
bật là các công trình: "Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam" của Trường
Chinh (1975), "Văn hóa và đổi mới" của Phạm Văn Đồng (1996), “Phát triển
văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tinh hoa nhân loại” của
Phạm Minh Hạc (1996), “Tìm hiểu về văn hóa và văn minh” của Hồ Sĩ Quý
(1999), “Văn hóa Việt Nam – Xã hội và con người” của Vũ Khiêu (2000),
“Phấn đấu vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ”
của Nguyễn Duy Quý (2003)…
12


Nội dung của các tác phẩm này góp phần quan trọng vào việc phổ
biến quan điểm Mác-xít về văn hoá và giải quyết những vấn đề đòi hỏi cấp
thiết mà thực tiễn đời sống văn hoá đặt ra.
Bên cạnh đó, có thể kể ra một loạt bài nghiên cứu, các công trình khoa
học của các tác giả như: Hoàng Trinh (1996): "Vấn đề văn hóa và phát triển",
Đặng Hữu Toàn (2001): “Văn hóa – nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền
vững trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường”, Mai Thúc Luân: "Lênin và
đường lối xây dựng nền văn hoá mới", Nguyễn Đức Bình "Mấy vấn đề lớn
trong Nghị quyết Trung ương 5 về văn hoá " và "Suy nghĩ thêm về Nghị
quyết Trung ương 5 khoá VIII về văn hoá ". Các công trình này tập trung
nghiên cứu những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Cũng có thể kể đến một số công trình nghiên cứu công phu và chuyên
biệt như luận án tiến sĩ triết học "Tư tưởng của Lênin về xây dựng nền văn

hoá xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (Thái Thị Thu Hương), “Kế
thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong việc xây
dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay” (Võ Văn Thắng), luận án tiến sĩ triết học
"Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn học nghệ thuật" (Lê
Hữu Ái), luận án phó tiến sĩ khoa học triết học "Quan hệ biện chứng giữa văn
hoá và sự phát triển xã hội trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam" (Nguyễn Hồng Sơn). Những công trình này đều nghiên cứu vấn đề văn
hóa dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu khai thác những
quan điểm mác-xit về văn hóa.
Đặc biệt, các văn kiện của Đảng và các tác phẩm của các đồng chí
lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã đề cập đến những vấn đề cơ bản, quan trọng
13


về việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển văn
hoá với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội..
Các văn kiện của Đảng đã khẳng định, Đảng ta luôn luôn quan tâm
đến văn hoá, đến vận động và phát triển văn hoá, không ngừng hoàn thiện
đường lối chiến lược văn hoá, coi văn hoá là lĩnh vực có vị trí, vai trò đặc biệt
quan trọng, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội.
Văn kiện đầu tiên khẳng định vai trò của văn hoá là Đề cương văn hoá
của Đảng năm 1943 và báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của
Tổng Bí thư Trường Chinh đọc tại Đại hội văn hóa toàn quốc năm 1948. Đề
cương văn hoá đã xác định đặc trưng của văn hoá Việt Nam là: "dân tộc, khoa
học, đại chúng". Tiếp đó, các Nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội đã xác
định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội".
Đặc biệt, Đại hội XI của Đảng đề ra nhiệm vụ phải "làm cho các giá
trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh

hoạt, công tác, quan hệ hàng ngày của cộng đồng và từng con người, tạo sức
đề kháng đối với các sản phẩm độc hại" [45, tr. 223].
Năm 2010, hội thảo lý luận lần thứ sáu giữa Đảng Cộng sản Việt Nam
và Đảng cộng sản Trung Quốc đã được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng với
chủ đề: “Đẩy mạnh xây dựng văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”. Hội thảo đã
tập trung thảo luận các vấn đề lấy văn hóa làm mục tiêu, đã đề ra một nội
dung có tầm chiến lược là phát triển kinh tế thị trường phải giữ vững đời sống
đạo đức và bản sắc văn hóa dân tộc; chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế
là hướng tới một cuộc sống văn hóa cao, tạo được điều kiện để nhân dân ngày
càng nâng cao trình độ thẩm mỹ, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hóa,
đồng thời là người hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa.
14


Có thể khẳng định, đã có không ít công trình nghiên cứu về văn hoá
trong di sản của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như Hồ Chủ
tịch vĩ đại - kết quả của những công trình này được tác giả kế thừa và phát
triển trong luận án. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề trong các công trình trên còn
nhiều khía cạnh chưa được đề cập sâu và có hệ thống.
Đặc biệt, việc tập trung nghiên cứu văn hoá dưới góc độ triết học - coi
phát triển văn hoá với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội thì chưa có công
trình nào nghiên cứu chuyên sâu, mới chủ yếu dừng lại ở các bài viết riêng lẻ.
Có thể kể ra một số bài viết tiêu biểu: "Phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần
của xã hội" - Đặng Quang Thành; "Góp phần nhận thức luận điểm "Văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội" - Lê Quý Đức; "Để văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội" - Phan Hồng Giang; "Về "Phát triển kinh tế là nhiệm vụ
trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng xã hội":
Kinh nghiệm và bài học " - Nguyễn Trần Quế; "Về phát triển văn hóa trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta" - Mai Hải

Oanh…Các bài viết nêu trên đã tập trung luận giải những nội dung cơ bản của
luận điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, phân tích mối quan hệ
biện chứng giữa yếu tố kinh tế và yếu tố văn hóa. Tuy nhiên, các bài viết này
chưa đặt vấn đề phát triển văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội
trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa gắn
với quá trình đổi mới văn hóa của đất nước.
Đồng thời, với phạm vi bài báo nên các tác giả chưa đi vào phân tích
được thực trạng, phát hiện mâu thuẫn, xác định những vấn đề đang đặt ra cho
việc phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội trong điều
kiện hiện nay. Với hạn chế đó nên các bài viết chưa thể luận chứng đầy đủ về
đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu cũng như các giải pháp để tháo gỡ và

15


thúc đẩy phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội một cách
hiệu quả.
Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy:
Về mặt thời gian, việc nghiên cứu đề tài này còn chưa được thường
xuyên, cập nhật nhất là các đề tài ở mức độ chuyên sâu. Nội hàm của các vấn
đề văn hóa, nền tảng tinh thẩn, kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa có thể đánh giá là rất rộng, đa nghĩa, nhiều khía cạnh khác nhau. Vấn đề
phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội là tương đối mới
mẻ ở Việt Nam. Việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và sự nở rộ những thành tựu của khoa học công nghệ đã làm nảy sinh
nhiều vấn đề mới mà ngay lập tức khó có thể lý giải một cách thấu đáo. Tất cả
đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới mục tiêu phát triển văn hóa với tư
cách nền tảng tinh thần của xã hội.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài này là một việc làm hết sức cần
thiết, góp phần luận giải khoa học nội hàm của những khái niệm và góp phần làm

cho các đường lối, Nghị quyết của Đảng mang tính sinh động, gắn với thực tiễn
cuộc sống.
Về nội dung, các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết các vấn đề:
- Khái niệm văn hóa, nguồn gốc, bản chất, cấu trúc và chức năng của
văn hóa theo quan điểm mác - xít.
- Tầm quan trọng của văn hóa và phát triển văn hóa trong công cuộc
đổi mới, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
- Các công trình, bài viết trên đã góp phần làm sáng tỏ quan điểm của
Đảng, nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đi sâu tìm hiểu từng khía
cạnh như văn hóa đạo đức, văn hóa lối sống, văn hóa với tư cách là mục tiêu,
động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
16


Mỗi công trình từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, với những đối
tượng nghiên cứu điển hình, chịu những điều kiện, hoàn cảnh tác động khác
nhau cũng đã có những đóng góp nhất định cả về mặt lý luận và thực tiễn cho
việc phát triển văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc khai thác sâu khía cạnh phát triển văn
hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội và nghiên cứu thực trạng phát
triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì còn ít được quan tâm.
Về đối tượng nghiên cứu, các công trình mới chỉ đề cập đến một hoặc
một số nội dung như đạo đức, hoặc lối sống hoặc văn học nghệ thuật… hoặc
chỉ nghiên cứu văn hóa nói chung mà chưa có một cái nhìn tổng thể và khái
quát về văn hóa tinh thần. Trong tất cả các đề tài đó, chưa có đề tài nào đi
vào nghiên cứu khía cạnh phát triển văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần
của xã hội.
Nhìn tổng quát, các công trình trên đã có những đóng góp ở những

mức độ và những phương diện khác nhau trong nghiên cứu lý luận về văn
hóa và xây dựng, phát triển văn hóa ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần xã hội là một
trong những vấn đề cần thiết, phức tạp nên cần phải được tiếp tục nghiên
cứu cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Hơn nữa, việc nghiên cứu, vận dụng quan
điểm của các bậc tiền bối để phát triển văn hoá với tư cách nền tảng tinh
thần xã hội ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là trong điều kiện
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn là một mảng
trống. Vì vậy, tác giả luận án đã lựa chọn vấn đề "Phát triển văn hoá với tư
cách nền tảng tinh thần của xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài nghiên cứu.

17


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Từ những vấn đề lý luận về phát triển văn hóa với tư cách nền tảng
tinh thần của xã hội và trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng phát triển văn
hoá với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, luận án đề xuất một số phương
hướng và giải pháp cho việc phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội
ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ.
- Phân tích một số vấn đề lý luận chung về phát triển văn hoá với tư
cách nền tảng tinh thần của xã hội.
- Phân tích, chỉ rõ thực trạng phát triển văn hoá với tư cách nền tảng
tinh thần của xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta thời gian qua.
- Luận chứng một số phương hướng, giải pháp mang tính định hướng

để phát triển nền văn hoá Việt Nam với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung khảo sát sự vận dụng các quan điểm của C. Mác,
Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh về văn hóa và phát triển văn hóa bởi
Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Luận án giới hạn nghiên cứu ở lĩnh vực văn hoá tinh thần và tập trung
chủ yếu vào các nội dung: tư tưởng; đạo đức, lối sống; giáo dục và khoa học;
văn hóa nghệ thuật và thông tin đại chúng.

18


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về
văn hoá và phát triển văn hoá với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội trong
điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả sử dụng
phương pháp luận biện chứng duy vật và các phương pháp như: tiếp cận hệ
thống, lịch sử và logic, phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp khái quát hoá.... Đặc biệt, sử dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp và
liên ngành để phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và kinh tế, văn
hóa và chính trị, văn hóa và xã hội…
6. Đóng góp mới của luận án


Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ nội dung của luận điểm phát triển văn
hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội; khẳng định tính đúng đắn trong
quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển văn hoá với tư cách nền
tảng tinh thần của xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, luận án làm rõ thực trạng cũng như những vấn đề đặt ra trong
việc phát triển văn hoá với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, luận án luận giải tính khả thi trong một số phương hướng và
giải pháp phát triển văn hoá với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
7. Ý nghĩa của luận án

Về lý luận:

19


Luận án đã góp phần làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam trong phát triển văn hoá với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội
trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Về thực tiễn:
Nội dung nghiên cứu của luận án góp phần cho việc giảng dạy triết
học văn hoá, giúp ích cho những ai quan tâm đến quan niệm của những người
sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hoá và thực trạng phát triển văn hóa
của Việt Nam, xây dựng đời sống văn hóa mới, v.v… trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, luận án cũng có thể làm
tài liệu tham khảo cho những nhà hoạch định chính sách phát triển văn hoá ở
Việt Nam.
8. Kết cấu của luận án


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học và
danh mục tài liệu tham khảo, luận án được trình bày trong 3 chương, 6 tiết.

20


Chương 1 PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VỚI TƯ CÁCH NỀN TẢNG TINH
THẦN CỦA XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA-NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG

1.1. VĂN HOÁ VỚI TƯ CÁCH NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI

1.1.1. Khái niệm văn hoá
Văn hóa là hiện tượng mang tính đa dạng và phức tạp, do vậy có nhiều
quan niệm khác nhau về văn hóa ở cả phương Đông và phương Tây. Học giả
người Pháp J. Derrida từng nói: "Văn hóa là cái tên mà chúng ta đặt cho điều
bí ẩn không cùng đối với những ai ngày nay đang tìm cách suy nghĩ về nó"
[Phạm Duy Đức, 50, tr.22]. Quan điểm này thoáng qua có phần "bất khả tri"
nhưng nó chứng tỏ sự đa dạng, phong phú của văn hóa. Hai chữ "văn hóa" đã
sớm xuất hiện trong ngôn ngữ loài người, đặc biệt ở những quốc gia được coi
là cái nôi của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu văn
hóa, phải đến thế kỷ XVII, khái niệm văn hóa mới thực sự được sử dụng như
một thuật ngữ khoa học.
Trong quyển "Cultural anthropology" (Nhân chủng học văn hóa),
Richley H.Crapo cho rằng, hai nhà khoa học Mỹ Alfred Krober và Clyde
Kluckhohn đã khảo sát 158 định nghĩa về văn hóa [151, tr. 24]. Năm 1967,
Abraham Moles, nhà văn hóa học Pháp cho rằng, có 250 định nghĩa về văn
hóa. Ở Việt Nam, năm 1994, tác giả Phan Ngọc cho rằng, một nhà dân tộc

học người Mỹ đã dẫn ra 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Từ Hồng
Hưng, nhà nghiên cứu văn hóa Trung Hoa cho rằng, có đến hàng nghìn định
nghĩa về văn hóa. W.Wundt, nhà ngôn ngữ Đức cho rằng, từ văn hóa xuất
hiện rất sớm trong ngôn ngữ (khoảng thế kỷ 3 trước công nguyên, có nguồn
gốc từ tiếng Latinh "Cultura"(có tài liệu viết cultus). Nhà nghiên cứu ngôn
21


ngữ người Đức Claire Kramisch tại Đại học Califonia trong sách "Language
and culture" (Ngôn ngữ và văn hóa) do Series Edition H.G.Widdowsion xuất
bản, cho rằng, văn hóa bắt nguồn từ chữ Latinh: COLERE (To cultivate) và
nó được xem như cái được vun trồng, chăm sóc [150, tr. 4]. Trong văn tự
Latinh, từ này có nghĩa là trồng trọt, cày cấy, cư trú, luyện tập, lưu tâm hoặc
chú ý kính quỷ thần..v.v…Sau đó, ý nghĩa này được phát triển thành nghĩa
gieo trồng trí tuệ, tinh thần.
Từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 2008 của Nhà xuất bản Đà Nẵng
viết: "Văn hóa là tổng thể nói chung của những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử" [139, tr.925].
Thời cổ đại, văn hóa được quan niệm như những gì gắn liền với giáo
dục, đào tạo con người, làm cho con người hoàn thiện. Thời kỳ phục hưng ở
phương Tây, F. Becon (1561- 1626), nhà triết học người Anh cho rằng, sự
gieo trồng linh hồn là sự nảy nở tri thức, là sự tiến bộ. Thomas Hobbes (15881675) cũng coi sự giáo dục, truyền đạt kiến thức là sự giao tiếp tinh thần.
Bước sang thế kỷ XVIII, khái niệm văn hóa được sử dụng rộng rãi hơn.
Pufendorf, nhà nghiên cứu pháp luật người Đức (1774) cho rằng, văn hóa là
toàn bộ những gì được tạo ra bởi lao động xã hội, nghĩa là nó đối lập với trạng
thái tự nhiên. Vôn - te (1699 - 1778), nhà văn, nhà triết học Pháp và
J.G.Herder (1744-1803), nhà triết học, sử học người Đức đã cố gắng xác lập
nguyên lý cho văn hóa. Herder cho rằng, văn hóa là sự hình thành lần thứ hai
của con người, "trên dòng chảy lịch sử của mình"
Sau Herder, Adelung, người Đức, cũng là người đầu tiên quan niệm

lịch sử văn hóa như là lịch sử phát triển xã hội, đối lập với lịch sử các triều
đại. Người ta thấy, nếu năm 1776 từ văn hóa xuất hiện trong Thư tịch thì năm
1783 khái niệm này có mặt trong từ điển Đức và năm 1870 xuất hiện trong từ
điển Nga như một thuật ngữ khoa học. Đến đầu thế kỷ XIX, triết học Cổ điển
22


Đức đã đạt sự tiến bộ trong quan niệm về văn hóa. Trước hết, phải kể đến
quan niệm của Kant về văn hóa. Ông cho rằng, khả năng con người đặt ra cho
chính mình những mục đích tự do, nên phụ thuộc vào tính tất yếu của tự nhiên
bên ngoài và thể xác mình chính là mục đích cuối cùng của tự nhiên đồng thời
đó cũng chính là văn hóa. Cùng thời với I.Kant là I.Sinle (F. Schiller 17591805), nhà viết kịch Đức, người luôn xem văn hóa là nơi bộc lộ sức mạnh cá
nhân của con người. Theo Heghen, văn hóa bậc cao nằm trong nghệ thuật là
sự khám phá chân lý thông qua hình thức cảm quan hình tượng toàn vẹn, văn
hóa tôn giáo là sự khám phá chân lý thông qua hình thức cảm nhận huyền bí,
văn hóa của triết học là văn hóa cao nhất vì nó có thể phản ánh bản chất sâu
sắc của sự vật. Tuy nhiên, hạn chế của Heghen là xem xét quá trình văn hóa
như một quá trình chiếm lĩnh "tinh thần thế giới" chứ không phải quá trình
chiếm lĩnh, cải tạo thế giới hiện thực. Điều này thể hiện tính duy tâm, siêu
hình trong quan niệm về văn hóa của ông.
Ở phương Đông, các nhà nghiên cứu cho rằng, vào thời cổ đại, chưa
có định nghĩa về văn hóa. Nhiều tài liệu cho thấy, từ "văn hóa" xuất hiện ở
Trung Quốc vào thời Tây Hán (206 TCN - 23 năm sau Công nguyên), với ý
nghĩa đối lập với vũ lực. Trong bài "Chi Vũ" sách "Thuyết Uyển", Lưu
Hương đã viết: "Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới
dùng vũ lực". Phàm dùng vũ lực để đối phó với người bất phục tùng, dùng
văn hóa không thay đổi được thì sau đó sẽ "trừng phạt". Thời cận đại và hiện
đại, người ta đã gán cho khái niệm văn hóa nhiều nghĩa mới. Phạm vi của nó
rất rộng, vừa bao hàm cả sản phẩm vật chất, vừa cả phong tục tập quán, hành
vi cá nhân, thậm chí cả chế độ xã hội, v.v..Vì vậy, Khổng Tử xem "văn" là

một trong bốn môn giáo dưỡng. Và khi "văn" và "hóa" gắn bó nhau như vậy
thì nó tạo nên từ mới hàm ý chỉ Thi, Thư, Lễ, Nhạc, giáo hóa đạo đức con
người. Rộng hơn nữa là chỉ chính trị. Trong Chu Dịch cũng đề cập tới văn
23


hóa như một phương thức dùng văn để cải hóa con người: "Quan hồ nhân văn
dĩ hóa thành thiên hạ" (Quan sát dáng vẻ con người để giáo hóa thiên hạ).
Cùng với sự phát triển của xã hội, cho đến nay, có rất nhiều những
cách tiếp cận văn hóa với những quan điểm hết sức phong phú, đa dạng. Trên
hết là cách tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử quan điểm triết học mácxít.
Văn hóa trong quan niệm triết học mácxít là những vấn đề biến đổi
của bản thân con người với tư cách là sự hình thành lịch sử hiện thực của con
người, nó được biểu hiện như một quá trình biến con người thành chủ thể của
sự vận động lịch sử và trở thành một cá nhân toàn vẹn. Vấn đề văn hóa được
C. Mác trình bày trong một số tác phẩm: Hệ tư tưởng Đức (1844), Góp phần
phê phán khoa Kinh tế chính trị (1859), Bộ Tư bản.
Về nguồn gốc của văn hóa, C. Mác khẳng định, văn hóa bắt nguồn từ
lao động. Ông viết:
Chúng ta buộc phải bắt đầu bằng việc xác định tiền đề đầu
tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề của mọi
lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể
"làm ra lịch sử". Nhưng muốn sống được thì trước hết phải có thức
ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy
hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất trong những tư liệu để thỏa
mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất.
Hơn nữa, đó là một hành vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi
lịch sử mà (hiện nay cũng như hàng nghìn năm về trước) người ta
phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ, chỉ nhằm để duy trì đời sống
con người [14 , tr. 39-40]

Như vậy, theo quan điểm triết học mácxít, văn hóa được coi như một
hoạt động thực tiễn biến đổi các quan hệ qua lại giữa con người với con
24


người, giữa con người với thế giới. Văn hóa là sự thăng hoa của quá trình sản
xuất vật chất, là điều kiện để con người khẳng định mình. Nói cách khác,
nguồn gốc của mọi hiện tượng, mọi quan hệ văn hóa đều gắn với các hoạt
động sống của con người. Trong tác phẩm "Phê phán cương lĩnh Gôta", Mác
đã vạch ra nguồn gốc của văn hoá: Văn hoá gắn liền với sức sáng tạo và năng
lực của con người và sự sáng tạo đó bao giờ cũng bắt đầu từ lao động xã hội.
Mác cho rằng: "Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người chuyển biến
thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải
tạo thì có thể xét được trình độ văn hoá chung của con người" [Phạm Duy
Đức, 50, tr. 28].
C. Mác và Ph. Ăngghen đã phân tích tính chất xã hội của các lực
lượng bản chất người, và một trong các lực lượng bản chất ấy là sức lao động,
sức sáng tạo của con người, chúng sinh ra và biến đổi do tác động của các
quan hệ xã hội, do trình độ phát triển của văn hóa. Nói cách khác, nếu phương
diện kinh tế của lao động là sự sản xuất của cải vật chất, thì phương diện văn
hóa của lao động là sáng tạo, là quá trình sức sáng tạo được vật thể hóa trong
các hoạt động thích ứng và cải tạo thế giới, trong đó có bản thân con người.
C. Mác và Ph.Ăngghen cũng khẳng định:
Của cải là gì nếu không phải là sự biểu hiện tuyệt đối của
những tài năng sáng tạo của con người, không cần tiền đề nào khác
ngoài sự phát triển lịch sử đã có, sự phát triển vốn lấy cái chính thể
của phát triển làm mục đích tự thân, tức là mọi lực lượng bản chất
người, bất chấp quy luật đã định [Phạm Duy Đức, 50, tr. 28].
Cũng với quan điểm đó, hai ông khẳng định, lịch sử công nghiệp và sự
tồn tại của nền công nghiệp là quyển sách mở của “các lực lượng bản chất

người". Cách tiếp cận trên đã gắn văn hóa với phương thức sản xuất xã hội,
gắn cá nhân với cộng đồng, đề cao vai trò của lao động, đặc biệt là lao động
25


của quần chúng nhân dân. Như vậy, có thể khẳng định, văn hóa là một hiện
tượng xã hội gắn liền với các hoạt động nhiều mặt của con người. Nói cách
khác, nguồn gốc của mọi hiện tượng văn hóa, mọi quan hệ văn hóa đều xuất
phát từ chính những hoạt động sống của con người. Văn hóa với các sản
phẩm vật chất và tinh thần của con người cũng như năng lực phát triển của
chính bản thân con người, thể hiện một thế giới phong phú, hấp dẫn của con
người, do con người và vì con người. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã đưa ra định
nghĩa về văn hóa:
Ý nghĩa của văn hóa:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là
sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [93, tr. 431].
Trong định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã hiểu khái niệm văn hóa theo
nghĩa rộng nhất, đó là toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần
mà loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của mình và coi đó
là mục đích cuộc sống của mình.
Quan điểm mácxít khẳng định bản chất của văn hóa là có tính người
và tính xã hội, thể hiện trình độ phát triển của con người. Ở đâu có con người,
có quan hệ giữa con người với con người thì ở đó có văn hóa. Tính người của
văn hóa được thể hiện ngay trên mặt sinh học người - những phát minh, sáng

chế của bộ não, bàn tay, lưỡi… của con người trong quá trình tồn tại và tiến
hóa. Đồng thời, mỗi thế hệ người đã truyền lại lối sống, sự thích nghi, biến
26


đổi, sự kế thừa, bù đắp các hình thức văn hóa đã có, tiếp tục nhận thức, đánh
giá và sáng tạo không ngừng nghỉ. Trong văn hóa, bản chất của con người bao
hàm cơ sở tinh thần hình thành nên nó, đó là sự kết tinh của tri thức, tư tưởng,
tình cảm, ý niệm, ý tưởng, khát vọng, mục đích của con người. Bên cạnh đó,
bản chất thực sự của văn hóa là biểu trưng của các phương thức hoạt động
sống, giao tiếp và sáng tạo của con người theo những chuẩn mực của những
quan hệ xã hội, theo các trình độ, năng lực con người - xã hội trong tiến trình
lịch sử của loài người. Trong các quan hệ xã hội ấy, quan hệ văn hóa lan tỏa
vào nhiều lĩnh vực hoạt động sống, hoạt động lao động, hoạt động nghệ thuật,
hoạt động chính trị, xã hội của con người. Lênin với cách tiếp cận từ hình thái
kinh tế - xã hội cũng đã xem xét mặt xã hội của văn hoá. Ông cho rằng, văn
hoá là "thiên nhiên thứ hai" là nơi con người đối tượng hoá khả năng sáng tạo,
lực lượng bản chất người của mình vào thế giới bên ngoài.
Trong quá trình phân tích mối quan hệ giữa văn hóa và đời sống xã
hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã đứng trên lập trường của giai cấp
vô sản để lý giải mọi hiện tượng văn hóa. Từ đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
khẳng định bản chất xã hội của văn hóa thể hiện rõ trong tính dân tộc, tính
giai cấp và tính nhân loại của nó. Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc, đến
truyền thống dân tộc, với những thành tố cơ bản như: ngôn ngữ, biểu tượng,
phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật…Với tính dân tộc, cốt cách dân
tộc, mỗi nền văn hóa là một chỉnh thể độc đáo, không lặp lại; sự khác nhau
của mỗi nền văn hóa do tính dân tộc mà nó đại diện, đây chính là điều kiện
sống còn để mỗi nền văn hóa tồn tại và phát triển. Từ đó, các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác cũng đồng thời khẳng định quần chúng nhân dân mới là
người sáng tạo chân chính ra văn hóa, là người chủ đích thực của văn hóa, và

là người có quyền hưởng thụ những thành quả của văn hóa. Kế tục sự nghiệp
của C. Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã phát triển quan điểm về tính dân tộc
27


×