Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG EXIMBANK HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.59 KB, 24 trang )

: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG EXIMBANK HÀ NỘI.
Qua việc phân tích đánh giá tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Exim
bank Hà Nội ta thấy rằng; Cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế thị trường,
Ngân hàng đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh
tiền tệ đặc biệt là công tác huy động vốn và sử dụng vốn trên địa bàn. Đó là kết quả
đạt được do sự chỉ đạo sát sao của NHNN, Việt Nam Exim bank cùng với ban lãnh
đạo, các phòng ban làm việc một cách khoa học không mệt mỏi, đã căn cứ vào tình
hình thực tế của Ngân hàng và địa bàn Ngân hàng để phục vụ, từ đó đưa ra các giải
pháp hợp lý phù hợp với yêu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo lợi ích, mục tiêu
của Ngân hàng.
1. quan điểm, định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng
1.1. Quan điểm về nâng cao chất lượng tín dụng :
Để ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường và thực sự trở thành đòn bẩy
thúc đẩy kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao chất lượng
tín dụng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển Ngân hàng đến năm 2005, đó là
“tạo lập một hệ thống Ngân hàng đủ mạnh cả về năng lực hoạch định chính sách,
năng lực quản lý, năng lực điều hành kinh doanh, đủ mạnh về trình độ công nghệ
và kỹ thuật hiện đại để hoạt động kinh doanh, để hoạt động Ngân hàng bắt kịp với
cơ chế thị trường, trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho mục tiêu kiềm chế lạm
phát, ổn định tiền tệ, đáp ứng mọi nhu cầu vốn và phương tiện thanh toán cho nền
kinh tế, phục vụ tốt cho tăng trưởng nhanh và bền vững”.
1.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới
Là một NHTM, Exim bank Hà Nội có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng
và làm các dịch vụ Ngân hàng, kết hợp việc thực thì các chính sách tiền tệ nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn Ngân hàng phục vụ. Mục tiêu của Ngân
hàng là phấn đấu trở thành một trong những tổ chức tài chính quan trọng, có vị trí
then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của thủ đô theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước. Để làm được như vậy, Exim bank Hà Nội phải phát triển
mạnh để trở thành một Ngân hàng hiện đại có đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn cho nền
kinh tế, phục vụ việc đầu tư, chuyển giao công nghệ và các nhu cầu khác xuất hiện


trên địa bàn.
Mục tiêu của các doanh nghiệp nói chung, của các NHTM nói riêng là tối đa
hoá lợi nhuận trong điều kiện cho phép. Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất và là điều
kiện để tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Do đó, nâng cao chất lượng tín
dụng là phải phục vụ mục tiêu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng thông qua các
khoản tín dụng được cấp cho khách hàng.
Lợi nhuận của Ngân hàng phụ thuộc vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực
hiện có, giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay và dự tính đúng khả năng phát
triển trong tương lai để có chính sách tín dụng và biện pháp phù hợp. Lợi nhuận là
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó phản ảnh cả mặt lượng và mặt chất của quá trình kinh
doanh tức phản ánh chất lượng tín dụng mà cụ thể là hiệu quả của NHTM trong
việc sử dụng các nguồn lực hiện có để thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Tuy nhiên động cơ lợi nhuận của NHTM phải luôn gắn với mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Do vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng còn phải
nằm vào sự phát triển của nền kinh tế, tạo sự vững chắc cho chiến lược phát triển
kinh tế lâu bền của đất nước. Và cũng từ đó có tác động ngược trở lại để NHTM
không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh
doanh.
1.3. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng:
Linh hoạt trong huy động vốn cho phù hợp với sự phát triển về quy mô yêu
cầu sử dụng vốn, trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải tuyệt đối đảm bảo khả
năng thanh toán trong cả hai loại vốn nội và ngoại tệ.
Làm cho hoạt động tín dụng thích nghi nhanh với cơ chế thị trường, đa dạng
hoá hoạt động tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở tiết kiệm chi phí và giảm
thiểu rủi ro trong khuôn khổ pháp luật qui định, góp phần kiềm chế lạm phát, tăng
trưởng kinh tế ổn định tiền tệ, thực hiện tốt chính sách tiền tệ tín dụng.
Từng bước hiện đại hoá quá trình nghiệp vụ tín dụng, trên cơ sở đổi mới công
nghệ Ngân hàng, tạo tiền đề đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế với chất lượng
tốt, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng
bước quốc tế hoá hoạt động Ngân hàng, hội nhập với cộng đồng và tài chính tiền tệ

quốc tế.
Từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy và phương thức điều hành,
nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng và kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ, pháp luật, trình độ tin học và ngoại ngữ, rèn luyện phẩm chất và phong
cách, đáp ứng đòi hỏi của hoạt động tín dụng trong thời kỳ mới. Cần giao trách
nhiệm cụ thể, rõ ràng xử phạt nghiêm minh nhưng cũng phải quan tâm hơn nữa
đến quyền lợi của cán bộ tín dụng một cách thỏa đáng.
Đòi hỏi cán bộ cần phải có một kiến thức nhất định để thẩm định, tái thẩm
định dự án đầu tư thật kỹ. Trước khi quyết định đầu tư phải nhận thức đầy đủ về
đối tượng đầu tư.
Tăng cường công tác thanh tra kiểm soát từ nhiều phía, kiểm soát nội bộ,
kiểm soát chồng chéo để từ đó có biện pháp khắc phục, sửa chữa sai lầm kịp thời
nhằm giảm rủi ro ở mức thấp nhất trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Đồng thời nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động tín dụng
theo đúng luật pháp, an toàn và hiệu quả.
2. những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở chi nhánh ngân
hàng EXIM BANK HÀ NỘI.
2.1. Xây dựng và sử dụng quĩ bù đắp rủi ro cho hoạt động tín dụng:
Rủi ro tín dụng luôn là bạn đồng hành với hoạt động kinh doanh tín dụng của
các NHTM, rủi ro tín dụng làm cho các NHTM kinh doanh không có hiệu quả, làm
ngưng trệ thậm chí làm cho Ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản. Do công tác tín
dụng là một công tác sống còn của một NHTM, nên phải có cơ chế để chủ động
khắc phục nó. Đã kinh doanh là phải chấp nhận rủi ro, kinh doanh tiền tệ lại có
mức độ rủi ro tăng gấp nhiều lần so với loại hình kinh doanh khác, bởi kết quả kinh
doanh của Ngân hàng không những phụ thuộc vào các yếu tố như ở các doanh
nghiệp bình thường vẫn có, mà còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của khách
hàng (đặc biệt là khách hàng vay vốn) rủi ro trong kinh doanh của khách hàng cuối
cùng dẫn đến rủi ro của Ngân hàng. Cho đến nay vẫn chưa có cơ chế hữu hiệu để
phòng chống rủi ro mất vốn do người vay gây ra, ngoài quĩ dự phòng đặc biệt quá
bé nhỏ (chưa đủ sức chủ động phòng chống và khắc phục tình trạng nợ quá hạn

khê đọng khó đòi). Khi nợ quá hạn khó đòi tăng lên sẽ gây khó khăn cho hoạt động
Ngân hàng do không có nguồn để bù đắp các tổn thất do khách hàng không trả
được nợ, Mặc dù Nhà nước đã có một số biện pháp để giải quyết nợ khê đọng, khó
đòi dưới hình thức khoanh nợ, nhưng đấy mới chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu dài
Ngân hàng cần có cơ chế hình thành quĩ bù đắp rủi ro tín dụng để giải quyết các
khoản nợ này.
Theo xu thế chung, các nước trên thế giới đều có quĩ bù đắp rủi ro cho các
khoản tín dụng.
Từ những lý do trên cho thấy cần phải có cơ chế phù hợp để các NHTM có
thể chủ động trong việc bù đắp rủi ro tín dụng có hiệu quả.
Nguồn hình thành quĩ bù đắp rủi ro: được trích từ chi phí hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng, bằng cách này làm cho quĩ thể hiện đúng bản chất của nó là:
rủi ro gắn liền với kinh doanh thông qua hoạch toán, để phản ánh đúng các chi phí
phát sinh trong quá trình kinh doanh, lấy thu bù chi có lãi, phù hợp với thông lệ
quốc tế.
Theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới, căn cứ vào tình hình thực tế ở
các NHTM, tỷ lệ trích để hình thành quĩ bù đắp rủi ro có thể theo các hình thức
sau:
+ Đối với nợ quá hạn dưới 6 tháng trích 50% trên số nợ quá hạn.
+ Đối với nợ quá hạn trên 6 tháng đến 12 tháng trích 75%.
+ Đối với nợ quá hạn từ 12 tháng trở lên trích 100%.
+ Trích 0,5% trên tổng dư nợ bình thường.
Đối với quĩ dự phòng đặc biệt, không nên khống chế mức tối đa 100% vốn
điều lệ, nhằm tăng cường khả năng phòng chống rủi ro và mức độ an toàn trong
kinh doan của Ngân hàng thương mại.
Như vậy, trong mỗi NHTM có 2 quĩ đều nhằm phòng chống rủi ro trong hoạt
động tín dụng, nhưng chúng khác nhau ở nguồn hình thành và quĩ sử dụng:
+ Quĩ dự phòng đặc biệt được hình thành từ lợi nhuận ròng để bù đắp rủi ro
khi Ngân hàng thua lỗ, thiệt hại bất ngờ do những nguyên nhân khách quan,
bất khả kháng.

+ Quĩ bù đắp rủi ro tín dụng được hình thành từ nguồn chi phí và được sử
dụng để bù đắp những tổn thất do khách hàng gây ra.
2.2. Củng cố công tác mạng lưới và khoán tài chính đến nhóm và người lao
động, thực hiện đa dạng hoá dịch vụ Ngân hàng:
Hệ thống màng lưới có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc mở rộng kinh
doanh là điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh và phục vụ phát triển kinh tế của
Ngân hàng, trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên trong quá trình mở rộng màng lưới
hoạt động, việc thành lập theo một chi nhánh đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích kỹ
lưỡng các điều kiện, khả năng cho phép về tổ chức môi trường hoạt động kinh
doanh. Có thể nói: “ Nơi nào kinh tế hàng hoá phát triển thì hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng mới phát triển tốt được” Khi mở rộng màng lưới hoạt động mà
không hội đủ các điều kiện, không đem lại hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế
xã hội thì hoàn toàn không nên. Ở những nơi mà Ngân hàng chưa mở được Chi
nhánh, cần có sự kết hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể xã hội ở
địa phương để xây dựng các tổ nhóm tương hỗ vay vốn Ngân hàng.
Đối với Chi nhánh mới thành lập môi trường và địa bàn kinh doanh gặp khó
khăn. Việc thực hiện cơ chế khoán tài chính, các Ngân hàng cơ sở cần có sự điều
tiết về thu nhập cho cán bộ được giao phụ trách ở địa bàn này, tuỳ từng trường hợp
có thể ưu tiên một phần tiền lương, nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các đơn vị này, khó
khăn từng bước đi lên. Tránh sự cát cứ cục bộ theo từng địa bàn, tránh hiện tượng
mục đích đảm bảo thu nhập cho cán bộ mà cho vay bừa, cho vay ẩu và các hiện
tượng tiêu cực khác, gây nên hậu quả xấu không có lợi cho sự nghiệp kinh doanhh
của Chi nhánh. Ở những Chi nhánh cơ sở điều kiện kinh doanh không đảm bảo,
khó có khả năng khắc phục khó khăn, nơi đó cần rà soát lại, nếu còn cơ hội phát
triển thì để lại tiếp tục tìm biện pháp tháo gỡ, nếu không có phương án tháo gỡ thì
sát nhập hoặc giải thể, tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo chất
lượng hiệu quả.
Chi nhánh cần bổ sung cơ chế khoán tài chính, không nên phân phối tiền
lương chỉ căn cứ vào kết quả tài chính làm ra, mà cần gắn với mức độ hoàn thành
các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu. Đặc biệt là các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng như

thu nợ quá hạn, khống chế tỷ lệ nợ quá hạn...có chính sách khen thưởng kịp thời
thoả đáng đối với tập thể cá nhân có chất lượng tín dụng tốt. Đi liền với chính sách
khen thưởng cần có chế tài về hành chính và vật chất đối với đơn vị và cá nhân
kinh doanh kém hiệu quả, cho vay nợ đọng, mất vốn, tiêu cực trong thực hiện
nhiệm vụ. Có như vậy mới gắn được trách nhiệm của từng cá nhân trong việc nâng
cao chất lượng tín dụng, góp phần mở rộng kinh doanh có hiệu quả.
Thực hiện đa dạng hoá các loại hình dịch vụ Ngân hàng: Các NHTM đang
hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Đa dạng hoá dịch vụ và
hướng tới khách hàng là phương hướng quan trọng để nâng cao hiệu quả và khả
năng cạnh tranh của các Ngân hàng vì :
- Đa dạng hoá tạo khả năng mở rộng thị trường và khách hàng, tạo khả năng
doanh thu và lợi nhuận. Với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, Ngân hàng có thể
khai thác đuợc những khoảng trống trên thị trường để tăng thêm thị phần của mình.
- Đa dạng hóa để phân tán rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Việc kinh doanh
nhiều lĩnh vực, đa dạng dịch vụ tạo nên nhiều lợi nhuận, có thể bổ sung cho nhau
khi thị trường biến động, giúp Ngân hàng ổn định mức doanh lợi. Tăng tỷ lệ nguồn
thu từ các dịch vụ khác sẽ làm giảm sức ép là cần phải cho vay thật nhiều để có thu
nhập ổn định cho cán bộ, mặc dù điều kiện vay chưa đầy đủ. Từ đó giảm được
những khoản tín dụng cấp ra chứa đựng nhiều rủi ro mất vốn có điều kiện nâng cao
chất lượng tín dụng.
- Phát triển kinh doanh theo hướng đa dạng hoá là điều kiện quan trọng mở
rộng qui mô và mạng lưới Ngân hàng, tận dụng khai thác các tiềm năng của đội
ngũ cán bộ nhân viên trong chiến lược phát triển, và điều đó cho phép Ngân hàng
mở rộng ảnh hưởng của mình một cách vững chắc. Muốn ổn định thu nhập của Chi
nhánh thì việc mở rộng kinh doanh đa năng là hết sức quan trọng. Các loại dịch vụ
đang làm củng cố và phát triển, đồng thời mở rộng thêm một số loại hình dịch vụ
mới như: Dịch vụ tư vấn, kinh doanh bất động sản... Đáp ứng nhu cầu ngày càng
tốt hơn của khách hàng, phù hợp với điều kiện, khả năng của Ngân hàng, hạn chế
rủi ro trong kinh doanh.
2.3. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng để có biện pháp đầu

tư tín dụng thích hợp:
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, song song với việc mở rộng phạm vi
và qui mô tín dụng, đối tượng khách hàng cũng ngày càng phong phú hơn, theo đó
khả năng thất thoát vốn cũng ngày càng tăng, đe doạ sự tồn tại và phát triển của
Ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh để sử dụng hiệu quả
vốn tín dụng, Ngân hàng cần chọn cho mình những khách hàng tốt trên cơ sở nâng
cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng.
Chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng thể hiện ở khả năng phân tích
nhận định tình hình khách hàng trước, trong và sau khi cho vay, nó có mối quan hệ
chặt chẽ với chất lượng tín dụng. Đánh giá tình hình khách hàng càng chính xác,
chất lượng tín dụng càng cao, bởi thông qua đánh giá Ngân hàng sẽ phân loại được
khách hàng, từng bước thanh lọc những kháchh hàng yếu kém, thu hút và tập trung
đầu tư cho những khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả. Hạn
chế đến mức tối đa rủi ro thất thoát vốn.
Đánh giá khách hàng từ đó phân loại khách hàng để có biện pháp tín dụng
thích hợp có rất nhiều chỉ tiêu xem xét. Cần xem xét những khía cạnh sau:
* Đối với các DNNN
 Doanh nghiệp xếp loại A:
Là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định liên tục rõ ràng,
thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, quan hệ thanh toán với Ngân
hàng, bạn hàng sòng phẳng, có tín nhiệm, không có nợ quá hạn và lãi treo, có hệ số
bảo toàn vốn >1 (DN không những bảo toàn mà còn tăng vốn).
Số vốn DN có thực tế
Hệ số = -----------------------------------
bảo toàn vốn Số vốn DN phải bảo toàn
tại thời điểm xác định
Chênh lệch chỉ số Số vốn
Số vốn phải Số vốn giá cả đầu kì với chỉ phải
bảo toàn tại thời = phải bảo toàn + số giá cả tại thời x bảo toàn
điểm xác định đầu kỳ điểm xác định đầu kì

Đối với những Doanh nghiệp xếp loại A này, ngoài việc cho vay trên cơ sở
vốn tự có tài sản thế chấp, nếu doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh có
hiệu quả, Ngân hàng có thể cho vay bổ sung thêm trong mức độ cần thiết, hợp lý.
 Doanh nghiệp xếp loại B:
Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ổn định kết quả tài chính bình
thường, lãi thấp, quan hệ thanh toán Ngân hàng, bạn hàng, và Ngân sách chưa có
uy tín cao, mặc dù vẫn bảo toàn vốn (hệ số bảo toàn vốn = 1). Đối với Doanh
nghiệp này Ngân hàng chỉ nên cho vay theo cơ sở giá trị tài sản thế chấp và vốn tự
có.
 Doanh nghiệp xếp loại C:
Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ổn định, kết quả tài chính thua
lỗ, không có biện pháp khắc phục, quan hệ thanh toán không sòng phẳng, có phát
sinh nợ quá hạn, lãi treo, hệ số bảo toàn vốn <1 (Doanh nghiệp mất dần vốn). Đối
với những doanh nghiệp này, Ngân hàng không cho vay vốn, kể cả đơn vị có tài
sản thế chấp, nếu còn dư nợ Ngân hàng cần tìm mọi biện pháp khẩn trương thu hồi
vốn về.
* Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh :

×