Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm 2011: Luận án TS. Lịch sử :62 22 56 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 164 trang )

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
________________________________

NGUYễN MAI PHƯƠNG

ĐảNG CộNG SảN VIệT NAM LãNH ĐạO
THựC HIệN AN SINH Xã HộI Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2011

LUậN áN TIếN Sĩ LịCH Sử

Hà NộI - 2014


ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
________________________________

NGUYễN MAI PHƯƠNG

ĐảNG CộNG SảN VIệT NAM LãNH ĐạO
THựC HIệN AN SINH Xã HộI Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2011

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 56 01

LUậN áN TIếN Sĩ LịCH Sử

NGƯờI HƯớNG DẫN KHOA HọC:
PGS. TS. NGUYễN VIếT THảO


Hà NộI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS, TS. Nguyễn Viết Thảo.
Các số liệu trong luận án là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài
liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận án

Nguyễn Mai Phƣơng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. 3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4
NỘI DUNG ........................................................................................................................... 9
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................................... 9

1.1. Các công trình nghiên cứu về bản chất, chức năng và cấu trúc của hệ
thống an sinh xã hội ................................................................................................9
1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội và thực trạng
hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam .....................................................................12
1.3. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện
chính sách xã hội và an sinh xã hội ở Việt Nam...................................................21
Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG THỰC
HIỆN AN SINH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001 – 2006 ...................................................... 25


2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện an
sinh xã hội và chủ trương của Đảng .....................................................................25
2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện
an sinh xã hội ....................................................................................................25
2.1.2. Chủ trương thực hiện an sinh xã hội của Đảng ......................................34
2.2. Đảng chỉ đạo thực hiện an sinh xã hội ...........................................................40
2.2.1. Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo .............................................40
2.2.2. Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ........................43
2.2.3. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội ..........................49
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................56
Chƣơng 3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN AN SINH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN
2006 - 2011 .......................................................................................................................... 58

3.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng ...................................................58
3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ...................................................................................58
3.1.2. Chủ trương của Đảng về thực hiện an sinh xã hội .................................61
3.2. Đảng chỉ đạo thực hiện an sinh xã hội ...........................................................72
3.2.1. Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo .............................................72
3.2.2. Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ........................80

1


3.2.3. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội ..........................87
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................94
Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................................................................. 96

4.1. Một số nhận xét tổng quát..............................................................................96
4.1.1. Về ưu điểm .............................................................................................96
4.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân ..................................................................101

4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu........................................................................110
4.2.1. Nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của an sinh xã hội đối
với ổn định và phát triển xã hội ......................................................................110
4.2.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà
nước trong thực hiện an sinh xã hội ...............................................................113
4.2.3. Chủ trương, chính sách an sinh xã hội vì lợi ích của mọi giai tầng,
song chú trọng những nhóm xã hội dễ tổn thương .........................................118
4.2.4. Gắn kết chặt chẽ và đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa chính sách
kinh tế với chính sách an sinh xã hội..............................................................121
4.2.5. Vận động mọi lực lượng xã hội tham gia thực hiện an sinh xã hội......126
Tiểu kết chương 4 ...............................................................................................131
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................ 136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 137
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

An sinh xã hội

: ASXH

Ban chấp hành trung ương

: BCHTƯ


Bảo hiểm xã hội

: BHXH

Bảo hiểm y tế

: BHYT

Chủ nghĩa xã hội

: CNXH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa : CNH, HĐH
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

: CHXHCN

Đảng Cộng sản Việt Nam

: Đảng CSVN

Nhà xuất bản

: Nxb

Trang

: tr.

Trợ giúp xã hội


: TGXH

Ưu đãi xã hội

: ƯĐXH

Xã hội chủ nghĩa

: XHCN

Xóa đói giảm nghèo

: XĐGN

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với các vấn đề kinh tế ngày càng phức tạp, xuất hiện ngày
càng nhiều vấn đề xã hội liên quan trực tiếp, thường trực đến đời sống, mức sống,
cách sống của các thành viên trong xã hội cả trong lĩnh vực vật chất và tinh thần. Để
giải quyết các vấn đề xã hội, chính quyền ở từng quốc gia đã rất quan tâm ban hành
hệ thống các chính sách xã hội bên cạnh hệ thống các chính sách kinh tế, để cùng
thực hiện việc quản lý kinh tế - xã hội, phát triển đất nước.
Trong số các vấn đề xã hội, có những vấn đề xuất hiện một cách bất thường,
đột xuất, không tác động đến toàn bộ các thành viên trong xã hội, mà chỉ tác động
đến một nhóm nhỏ cá thể người (những người bị thiệt hại do thiên tai, tai nạn lao
động, những người thất nghiệp, nghỉ việc do ốm đau, thai sản,...). Những vấn đề xã

hội đặc thù này, tuy diện tác động không rộng, nhưng ảnh hưởng tới xã hội lại rất
lớn, có khi gây hậu quả đối với sự an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Vì thế, để
xử lý kịp thời và có hiệu quả các vấn đề xã hội đặc thù này, chính phủ các nước trên
thế giới đã xây dựng một số chính sách riêng, gộp lại thành nhóm các chính sách an
sinh xã hội (ASXH).
ASXH được hiểu là sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình
bằng những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hụt hẫng về kinh tế và xã hội do bị
mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, những người yếu thế, kể cả
sự bảo vệ, chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ,... nhằm bảo đảm cho con
người được sống an toàn trong xã hội. Nói một cách tổng quát, ASXH chính là lưới
an toàn xã hội với nhiều tầng, nấc khác nhau để bảo vệ, trợ giúp cho các thành viên
trong xã hội trước những rủi ro trong cuộc sống, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm
cho họ bị mất đi nguồn sinh kế rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá. Việc trợ giúp
được thực hiện thông qua các chính sách thuộc hệ thống ASXH như: xóa đói giảm
nghèo (XĐGN), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), trợ giúp xã hội
(TGXH) và ưu đãi xã hội (ƯĐXH).
Ở Việt Nam, ASXH là một khái niệm còn mới, tuy nhiên có thể nói rằng
những vấn đề thuộc nội hàm của chính sách ASXH đã được thực hiện từ rất sớm.

4


Ngay từ thời phong kiến, chính sách ASXH tuy chưa được nhắc tới một cách trực
tiếp nhưng đã được thực hiện bởi các bậc minh quân với chính sách bảo trợ người tàn
tật, cô quả, goá phụ, phát trẩn khi gặp thiên tai, mất mùa, khai khẩn đất hoang để giải
quyết việc làm,… Những chính sách này đều nhằm mục đích trước mắt là bảo đảm
cuộc sống cho nhân dân khi gặp khó khăn và sâu xa hơn đó là bảo vệ vững chắc chế
độ xã hội hiện có. Còn với chế độ xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng
CSVN, thực hiện chính sách ASXH đối với nhân dân không chỉ có mục đích đảm bảo

sự phát triển bền vững của xã hội, mà còn là một việc làm xuất phát từ chính bản chất
của chế độ xã hội, nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Điều này đã được thực tiễn
chứng minh trong những năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc hay những
năm đầu của thời kỳ xây dựng CNXH - mặc dù khó khăn chồng chất nhưng chính
sách ASXH vẫn được Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, chính
sách ASXH được Đảng, Nhà nước Việt Nam coi như một chiến lược để phát triển
bền vững đất nước. ASXH không chỉ góp phần ổn định và cải thiện đời sống cho
nhân dân, đảm bảo an toàn, ổn định cho kinh tế - xã hội mà còn góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Hệ thống chính sách ASXH đã trực tiếp
góp phần thể hiện mục tiêu, lý tưởng về một xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân
dân Việt Nam đã và đang chung sức xây dựng - một nước Việt Nam dân giầu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu Việt Nam đạt được trong những năm
đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2011), vẫn còn một số vấn đề bất cập ảnh hưởng
trực tiếp tới ASXH của nhân dân. Đó là, do sự tác động của kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề xã hội mới xuất hiện và ngày càng trở nên phức tạp.
Tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập và mức sống ngày
càng rõ rệt, tạo ra khoảng cách xã hội ngày càng lớn, đây chính là mầm mống cho
những bất ổn xã hội. Ngoài ra, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn tới hàng
triệu người nông dân mất đất, buộc phải di cư ra các thành phố lớn để tìm kiếm việc
làm và phải chấp nhận cuộc sống bấp bênh và rủi ro. Nguy cơ thất nghiệp, bệnh tật,
ốm đau đang đe dọa một bộ phận người lao động phổ thông. Đói nghèo được thu
hẹp nhưng tình trạng tái nghèo vẫn đang là nguy cơ tiềm ẩn đối với hàng trục triệu

5


người. Tình trạng kinh tế - xã hội nói trên đã và đang cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ảnh hưởng trực tiếp tới ASXH.
Để khắc phục tình trạng trên, những năm 2001- 2011, Đảng và Nhà nước

Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giải quyết các vấn đề xã hội nói
chung, trong đó có chính sách ASXH nói riêng nhằm mang lại một cuộc sống tốt
đẹp hơn cho nhân dân. Các chính sách về ASXH được Đảng, Nhà nước ban hành và
sửa đổi, bổ sung, ngày càng có sự hoàn thiện hơn, phù hợp với điều kiện của Việt
Nam trong từng thời kỳ, với tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là gắn tăng trưởng kinh tế
với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách
phát triển; là chăm lo và phát huy yếu tố con người với tư cách vừa là động lực và
vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trong điều
kiện một nền kinh tế đang phát triển nên hệ thống chính sách ASXH của Việt Nam
còn đang trong quá trình hình thành, đòi hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung
và hoàn thiện. Vì vậy, việc làm rõ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
CSVN về ASXH từ năm 2001 đến năm 2011; chỉ ra những kết quả, thành tựu và
hạn chế; trên cơ sở đó, rút ra những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng CSVN
đối với ASXH là hết sức cần thiết, không chỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc. Với lý do đó, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề: “Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm 2011” làm đề tài
cho luận án tiến sĩ ngành lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng CSVN.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng CSVN về thực hiện ASXH ở
Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên
nhân hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng; trên cơ sở đó, đúc rút một số kinh nghiệm
có giá trị tham khảo cho thời kỳ phát triển mới của đất nước trên con đường dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án giải quyết những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
Thứ nhất, phân tích những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định và chỉ
đạo thực hiện ASXH của Đảng CSVN trong giai đoạn 2001- 2006 và 2006 - 2011.


6


Thứ hai, phân tích, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện ASXH của
Đảng CSVN qua hai giai đoạn: 2001- 2006; 2006 - 2011.
Thứ ba, phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong sự
lãnh đạo của Đảng CSVN đối với thực hiện ASXH từ năm 2001 đến năm 2011.
Thứ tư, đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu từ sự lãnh đạo của Đảng đối với
thực hiện ASXH ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng CSVN về thực
hiện ASXH từ năm 2001 đến năm 2011.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nghiên cứu những quan điểm, chủ trương, giải pháp, biện pháp
của Đảng CSVN trong lãnh đạo thực hiện một số nội dung cơ bản của ASXH như:
XĐGN; BHXH, BHYT; TGXH, ƯĐXH.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu những vấn đề chung trên phạm vi toàn quốc.
Về thời gian: Luận án có mốc thời gian bắt đầu nghiên cứu là năm 2001 năm Đại hội Đảng lần thứ IX được tổ chức và thuật ngữ ASXH được chính thức
đưa vào trong văn kiện Đại hội. Mốc kết thúc nghiên cứu của luận án là thời điểm tổ
chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XI (tháng 1 năm 2011).
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
- Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phương pháp luận sử học.
- Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp các
phương pháp phổ quát của khoa học lịch sử gồm phương pháp lịch sử, phương pháp
lôgic, đồng thời cũng sử dụng các phương pháp cơ bản khác như phân tích, tổng hợp,
thống kê, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa… để xử lý các sự kiện, con số, với mục đích
dựng lại quá trình Đảng CSVN hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện ASXH;

đồng thời, làm rõ những thành tựu, hạn chế của quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện
ASXH và rút ra những kinh nghiệm chủ yếu có giá trị lý luận và thực tiễn.

7


- Nguồn tư liệu
+ Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, thông tư, sắc lệnh… của Đảng CSVN,
của Chính phủ về ASXH là những tài liệu gốc của luận án.
+ Các công trình nghiên cứu khoa học, các sách, báo có liên quan do các cơ
quan nghiên cứu uy tín đã công bố là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng của luận án.
+ Một số công trình nghiên cứu về ASXH của các nhà nghiên cứu nước
ngoài là nguồn tư liệu bổ trợ quan trọng cho luận án.
+ Báo cáo công tác hàng năm của các Bộ, ngành (Lao động - Thương binh và
Xã hội; Kế hoạch - Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...); tài liệu thống kê
của Tổng cục Thống kê được sử dụng để làm rõ một số nội dung có liên quan.
5. Đóng góp khoa học của luận án
Một là, hệ thống hoá, phân tích, làm rõ những quan điểm, chủ trương và quá
trình chỉ đạo thực hiện ASXH của Đảng CSVN từ năm 2001 đến năm 2011; qua đó,
dựng lại một cách khách quan, khoa học bức tranh về ASXH Việt Nam trong mười
năm đầu thế kỷ XXI.
Hai là, đúc rút những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện
ASXH trên cơ sở những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế thực tiễn 10
năm phát triển ASXH.
Ba là, luận án có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy
những vấn đề hoặc môn học có liên quan.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án

Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong thực hiện an sinh xã hội
giai đoạn 2001-2006
Chương 3: Đảng lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội giai đoạn 2006 - 2011
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm

8


NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
ASXH là một hướng nghiên cứu hấp dẫn, thu hút sự chú ý, quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu, thể hiện qua sự phong phú về số lượng công trình và tính đa
diện của vấn đề nghiên cứu. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài, các công trình nghiên cứu về ASXH trong và ngoài
nước được chia thành các nhóm tư liệu như sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội của các nƣớc trên thế
giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả Đinh Công Tuấn trong cuốn sách:“Hệ thống an sinh xã hội của EU và
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008) đã nêu lên
những đặc điểm khái quát nhất về hệ thống ASXH của các nước EU; chỉ ra những ưu
điểm, hạn chế của hệ thống ASXH ở các nước này, trên cơ sở đó, rút ra các bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH.
Năm 2012, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh giới thiệu
cuốn sách “Lao động, tiền lương, an sinh xã hội - một số kinh nghiệm của thế giới”
(Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội). Trong nội dung về ASXH (phần III), các tác
giả tập trung nghiên cứu về hệ thống ASXH ở các quốc gia khác nhau trên thế giới;
trong đó có hệ thống ASXH ở các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Tây Ban Nha,
Ý, Thụy Điển, Nhật Bản và hệ thống ASXH ở các nước đang phát triển như Trung

Quốc, Đài Loan, Cu Ba. Từ các mô hình ASXH của các nhóm nước trên thế giới,
các tác giả nêu lên những kinh nghiệm nổi bật có giá trị tham khảo cho việc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam.
Nghiên cứu về ASXH của các nước Bắc Âu giai đoạn khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, hai tác giả Đinh Công Tuấn và Đinh Công Hoàng có cuốn sách: “An sinh
xã hội Bắc Âu trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt Nam”
(Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2013). Trong công trình này, các tác giả tập trung
phân tích những điều chỉnh chính sách ASXH ở các nước Bắc Âu (Đan Mạch, Thụy

9


Điển, Phần Lan, Na Uy) giai đoạn 2008 -2013. Bắt đầu bằng việc nghiên cứu những
đặc điểm chung nhất của mô hình ASXH Bắc Âu, những ưu điểm và hạn chế của
mô hình, tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với những hệ thống ASXH
ở từng nước Bắc Âu, nhóm tác giả phân tích những phản ứng chính sách của các
chính phủ Bắc Âu đối với ASXH trong khủng hoảng và tác động điều chỉnh chính
sách ASXH của khu vực này đối với châu Âu, thế giới cũng như Việt Nam. Cuối
cùng, các tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng và
thực hiện chính sách ASXH.
Tác giả Trần Thị Nhung với cuốn sách:“Đảm bảo xã hội trong nền kinh tế
thị trường Nhật Bản hiện nay” (Nxb Từ điển Bách khoa, 2008), đã phân tích các
nội dung chủ yếu bảo đảm xã hội của Nhật Bản như hiểu biết về đảm bảo xã hội,
thay đổi cơ bản trong môi trường đảm bảo xã hội, đảm bảo thu nhập; bảo hiểm
chăm sóc sức khoẻ, TGXH...
Trong bài viết “Kinh nghiệm giảm nghèo và phát triển hệ thống an sinh xã
hội của Trung Quốc” (Tạp chí Lao động và Xã hội, số 276/2005), tác giả Nguyễn
Hải Hữu tìm hiểu nhận thức và quan điểm của Trung Quốc về nghèo đói; nêu một
số kinh nghiệm về giảm nghèo, phát triển hệ thống ASXH. Đó là các kinh nghiệm
như: chọn trọng điểm và lập kế hoạch giảm nghèo, thiết lập bộ máy chỉ đạo, điều

hành, giám sát và đánh giá nghèo đói các cấp, nâng cao tố chất người nghèo, phát
huy vai trò của trưởng thôn trong công tác giảm nghèo. Có thể nói, bài viết đã đề
cập khá toàn diện đến XĐGN với tư cách là một trong những trụ cột của hệ thống
ASXH Trung Quốc; các nhận xét, đánh giá của tác giả về thành công, hạn chế,
nguyên nhân hạn chế trong XĐGN ở Trung Quốc là những gợi mở tốt cho Việt
Nam đối với XĐGN và tránh tái nghèo.
Trong bài viết:“Hệ thống an sinh xã hội theo mô hình “dân chủ xã hội” ở
Thuỵ Điển - thực trạng và những vấn đề” (Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 2/2010)
tác giả Đinh Công Tuấn đã giới thiệu các hình thức ASXH ở Thuỵ Điển như bảo
hiểm hưu trí cho người già, TGXH, bảo hiểm thất nghiệp, chính sách chăm sóc
người già cô đơn, chế độ nghỉ phép và chăm sóc trẻ em. Bên cạnh đó, tác giả cũng
tập trung phân tích ưu, nhược điểm của hệ thống ASXH theo mô hình dân chủ xã
hội Thụy Điển, nêu một số kinh nghiệm, khuyến nghị cho Việt Nam.

10


Đề cập tới kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện ASXH, tác giả Bùi Văn
Huyền có bài: “Kinh nghiệm quốc tế về thiết kế và vận hành hệ thống an sinh xã
hội” (Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 12/2010). Tác giả phân tích hệ thống ASXH
ở châu Âu và Hoa Kỳ với những ưu điểm, hạn chế, đưa ra một số gợi mở cho Việt
Nam trong thiết kế mô hình ASXH với các chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội.
Các tác giả nước ngoài đã có khá nhiều công trình có giá trị nghiên cứu các
vấn đề khác nhau trong hoạch định chính sách ASXH và trong thực hiện ASXH ở
nhiều nước trên thế giới. Tiêu biểu là các công trình sau:
“An sinh xã hội ở các nước đang phát triển” (Social Security in Developing
Countries) của nhóm tác giả Ehtisham Ahmad, Jean Drèze, John Hills, Amartya
Senv (Nxb Đại học Oxford tháng 4 năm 1991); “Cải cách trợ cấp an sinh xã hội ở
châu Âu” (Social Security Pension Reform in Europe) của hai tác giả Martin

Feldstein, Horst Siebert (Nxb Đại học Chicago tháng 6 năm 2002); “Trẻ em và an
sinh xã hội” (Children and Social Security) của Jonathan Bradshaw (Nxb Ashgate,
2003); “Các chương trình an sinh xã hội và hưu trí trên toàn thế giới: Những ảnh
hưởng của cải cách tài chính” (Social Security Programs and Retirement around the
World: Fiscal Implications of Reform), nhóm tác giả Jonathan Gruber, David A.
Wise (Nxb Đại học Chicago, tháng 10/2007); “Bảo trợ xã hội cho thế giới hậu công
nghiệp - nghiên cứu quốc tế về an sinh xã hội)” (Social Protection for a PostIndustrial World - International Studies on Social Security), Peter A. Kemp (Nxb
Intersentia, tháng 10/2010); “An ninh: Một nguyên tắc chung của Luật an sinh xã
hội ở châu Âu” (Security: A General Principle of Social Security Law in Europe)
của nhóm tác giả Ulrich Becker, Danny Pieters, Friso Ross, Paul Schoukens (Nxb
Đại học Europa, 2010); “Tiêu chuẩn kép: Chính sách xã hội ở châu Âu và Mỹ’
(Double Standard: Social Policy in Europe and the United States) của James W.
Russell (Nxb Rowman & Littlefield tháng 12 năm 2010); “Chiến lược an sinh xã
hội: Làm thế nào để tối ưu hóa lợi ích hưu trí” (Social Security Strategies: How to
Optimize Retirement Benefits) của nhóm tác giả William Reichenstein, William
Meyer (Nxb William Reichenstein & William Meyer tháng 4/2011); “An sinh xã
hội, đơn giản hóa mọi thứ” (Social Security Made Simple) của tác giả Mike Piper

11


(Nxb Simple Subjects tháng 9 năm 2012); “Kinh tế học về cải cách chăm sóc y tế công
cộng trong các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi” (The Economics of Public Health Care
Reform in Advanced and Emerging Economies) của các tác giả David Coady, Benedict
J. Clements, Sanjeev Gupta (Nxb Quỹ tiền tệ quốc tế, tháng 6 năm 2012).
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về ASXH ở các nước phát triển trên
thế giới cung cấp cái nhìn tổng quan về sự khác biệt giữa các mô hình ASXH trên
thế giới. Ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước Bắc Âu cũng như
châu Âu nói chung, chính sách ASXH đã được hình thành và phát triển khá sớm.
Đây là nhóm nước có nền kinh tế phát triển năng động với mức thu nhập cao, phúc

lợi xã hội dồi dào, nên hệ thống ASXH khá tốt. Những mô hình ASXH của các
nước trên thế giới có giá trị tham khảo trên nhiều chiều cạnh, nhiều phương diện
khác nhau cho Việt Nam trong xây dựng và thực hiện chính sách ASXH.
1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội và thực
trạng hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam
Năm 2005, Nxb Đại học Quốc gia xuất bản cuốn sách: “Trong miền an sinh
xã hội” của tác giả Bùi Thế Cường. Cuốn sách nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề
của ASXH như: Già hóa dân số và đáp ứng chính sách; già hóa dân số ở Đồng bằng
sông Hồng...Tác giả chỉ rõ những nguồn lực vật chất của tuổi già bao gồm tự lập,
giúp đỡ của con cái, bảo trợ xã hội Nhà nước, đưa ra phương hướng dàn xếp đời
sống gia đình cho người cao tuổi ở Việt Nam.
Cuốn sách “Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở nước ta
hiện nay” của tác giả Trịnh Duy Luân (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) là
một đóng góp quan trọng trong nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
ASXH. Tác giả đã phân tích bản chất và chức năng của hệ thống ASXH, cấu trúc và
các hợp phần của hệ thống ASXH, mô hình lý tưởng và lộ trình xây dựng hệ thống
ASXH, thực trạng hệ thống ASXH Việt Nam,... .Những phân tích, lập luận của tác
giả về cấu trúc đa dạng, đa tầng của hệ thống ASXH, về chức năng “lưới” của chính
sách ASXH...là có cơ sở khoa học và bổ ích.
Cuốn sách: “An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực” của tác giả Mạc
Văn Tiến (Nxb Lao động - Xã hội, 2006), đã tập hợp hơn 100 bài nghiên cứu về
ASXH và nguồn nhân lực của các hội thảo trong, ngoài nước. Với khối lượng bài

12


tương đối đồ sộ, cuốn sách có điều kiện đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của
ASXH và phát triển nguồn nhân lực với các nội dung như: Bàn về thuật ngữ ASXH,
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong XĐGN, mối quan hệ giữa phát triển
kinh tế thị trường và thực hiện ASXH ở Việt Nam, thu nhập và giới hạn thu nhập

được BHXH,…Nhìn chung, cuốn sách đã cung cấp cho người đọc những kiến thức
bổ ích, đa dạng và tương đối đầy đủ về ASXH.
Tác giả Mai Ngọc Cường với cuốn sách: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009), đã
cung cấp một cái nhìn tổng quan về ASXH ở Việt Nam với những yếu tố cấu thành hệ
thống ASXH (BHXH, BHYT, TGXH, ƯĐXH). Trên nền các số liệu cập nhật, tác giả
phân tích khá thấu đáo, toàn diện những hạn chế của hệ thống ASXH Việt Nam, đề
xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay.
Nhóm tác giả Bùi Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn
Anh Dũng viết cuốn sách: “Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội (phân tích thực tiễn
ở Đồng Nai)”, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009). Nhóm tác giả đã trình bày
những bất cập, xu hướng vận động và kinh nghiệm về xây dựng và phát triển hệ
thống ASXH trên thế giới. Nhìn chung, các tác giả phân tích ASXH nhìn từ đối
tượng thụ hưởng và những trụ cột chính của hệ thống ASXH ở Đồng Nai như:
BHXH, BHYT, TGXH và XĐGN.
Nghiên cứu về chính sách ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị
trường, tác giả Mai Ngọc Anh có cuốn sách: “An sinh xã hội đối với nông dân trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010). Trong
cuốn sách, tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ASXH đối
với nông dân ở Việt Nam, phân tích những thuận lợi, khó khăn, thách thức mà
người nông dân gặp phải trong nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH cho nông dân
Việt Nam thời gian tới.
Các tác giả Nguyễn Văn Nhường, Nguyễn Thành Độ viết cuốn: “Bàn về
chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các
khu công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)” (Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội, 2011). Nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu về chính sách ASXH đối với

13



nông dân diện thu hồi đất, đánh giá thực trạng chính sách ASXH đối với người
nông dân Bắc Ninh diện thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp để xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH đối với
người nông dân từ thực tiễn của Bắc Ninh.
Tác giả Vũ Văn Phúc chủ biên cuốn sách: “An sinh xã hội ở Việt Nam hướng
tới 2020” (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2012). Cuốn sách gồm tập hợp các bài
viết của các nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu nhiều lĩnh vực liên quan đến
ASXH trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Với những bài viết về lý luận
chung và kinh nghiệm thế giới về ASXH, các nhà nghiên cứu đề cập tới các nội
dung quan trọng của ASXH như: ASXH cho dân cư nông thôn, vùng nghèo, vùng
khó khăn, vùng dân tộc miền núi,...Đồng thời, nêu lên một số đề xuất góp phần
hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH khu vực nông thôn đến năm 2015, tầm nhìn
đến năm 2010. Nhìn chung, cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về
ASXH ở Việt Nam trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn với những thành tựu,
hạn chế và xu hướng xây dựng hệ thống ASXH đến năm 2020.
Một công trình nghiên cứu đáng chú ý trong thời gian gần đây là cuốn sách:
“Về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020” của tác giả Mai Ngọc Cường
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013). Tác giả đã tiếp cận hệ thống ASXH với hai
bộ phận: ASXH đóng - hưởng và ASXH không đóng góp; đồng thời phân tích thực
trạng ASXH ở Việt Nam, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Trên
cơ sở phân tích bối cảnh thế giới và trong nước, quán triệt các mục tiêu, phương
hướng, giải pháp thực hiện chính sách xã hội và ASXH giai đoạn 2012 - 2020, tác
giả đề xuất khuyến nghị trong thực hiện chính sách ASXH những năm tới.
Nhóm tác giả Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến và Lê Xuân
Đình với cuốn: “Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam” (Nxb Nông nghiệp,
2001), đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về XĐGN, thực trạng đói nghèo ở Việt
Nam, thành tựu và những vấn đề còn tồn tại,... .Trên nền tảng phân tích những yếu tố
căn bản về thành tựu và hạn chế của XĐGN, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp tăng
cường hiệu quả của XĐGN như: chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế; tăng

cường các nguồn lực cho các chương trình XĐGN; tạo điều kiện thích hợp cho các hộ
nghèo tự vươn lên; các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho các hộ nghèo,v.v..

14


Cuốn sách “Chính sách xóa đói giảm nghèo - thực trạng và giải pháp” của
tác giả Lê Quốc Lý (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010), là chuyên khảo luận giải
về vấn đề XĐGN với các nội dung như: Một số vấn đề lý luận về XĐGN; những
chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về XĐGN; thực trạng
đói nghèo ở Việt Nam; chính sách XĐGN ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010; một số
chương trình XĐGN điển hình của Việt Nam; đánh giá tổng quát thực hiện chính
sách XĐGN của Việt Nam giai đoạn 2001-2010; định hướng và mục tiêu XĐGN ở
Việt Nam trong thời gian tiếp theo; một số cơ chế, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu
quả chính sách XĐGN ở Việt Nam.
Cuốn sách “Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động” của
các tác giả Trần Quang Hùng và Mạc Văn Tiến (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1998), đã nghiên cứu khá toàn diện về BHXH trong thời kỳ đổi mới. Nhóm tác giả
làm rõ một số vấn đề lý luận về BHXH cho người lao động trong nền kinh tế thị
trường, về thực trạng về BHXH và nhu cầu BHXH; từ đó, đề xuất các luận cứ khoa
học cho việc đổi mới BHXH.
Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa X giới thiệu cuốn sách:“Vấn đề
giới và chính sách bảo hiểm xã hội” (Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội), 2000, gồm
các chuyên đề nghiên cứu về vấn đề giới, chính sách BHXH - thực trạng và phương
hướng phát triển. Các chuyên đề nghiên cứu về BHXH đã tập trung làm rõ thực
trạng và định hướng phát triển chính sách BHXH ở Việt Nam; một số vấn đề về chế
độ BHXH hiện hành; về người sử dụng lao động trong chính sách BHXH; nêu gợi ý
đối với việc hoàn thiện chính sách BHXH,v.v..
Nghiên cứu về chính sách TGXH ở Việt Nam, năm 2011, tác giả Nguyễn
Ngọc Toản viết cuốn: “Xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường

xuyên ở Việt Nam” (Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội). Tác giả đã cung cấp
một cái nhìn tương đối đầy đủ về hệ thống chính sách TGXH thường xuyên ở Việt
Nam với những hợp phần chủ yếu là trợ cấp xã hội, trợ cấp giáo dục và trợ giúp y tế
với đối tượng bảo trợ xã hội. Trên cơ sở đó, đề cập tới các nội dung cơ bản của
TGXH, nêu giải pháp hoàn thiện chính sách TGXH thường xuyên. Với hệ thống dữ
liệu cập nhật, tác giả sử dụng phương pháp phân tích đánh giá tính hiệu quả, hiệu
lực chính sách để chỉ ra những yếu kém của hệ thống chính sách, đề xuất định
hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách TGXH ở Việt Nam hiện nay.

15


Nghiên cứu về chính sách xã hội, tác giả Phạm Xuân Nam chủ biên cuốn:
“Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1997). Công trình đã làm rõ các nội dung cơ bản của chính sách xã hội như:
Đối tượng, nhiệm vụ và các mối quan hệ của chính sách xã hội; chuyển biến cơ cấu
xã hội, giai tầng xã hội trong điều kiện chuyển đổi sang cơ chế kinh tế mới. Trên cơ
sở phân tích, đánh giá, dự báo tình hình kinh tế - xã hội những năm tới, tác giả đề
xuất hệ quan điểm, kiến nghị các giải pháp hoạch định, thực thi chính sách xã hội.
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương xuất bản cuốn sách: “Tổng
quan về tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình
chuyển đổi từ năm 1991 đến nay” (Nxb Lao động, Hà Nội, 2001). Cuốn sách phân
tích tình hình kinh tế - xã hội, chính sách xã hội của Việt Nam từ năm 1986 đến
năm 2001; đồng thời, làm rõ một số kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á trong
giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội. Cuốn sách
nêu lên một số bài học kinh nghiệm tổng quát mang tính định hướng có thể áp dụng
cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách xã hội của Việt Nam.
Hai tác giả Lê Duy Đồng và Bùi Sỹ Lợi đồng chủ biên cuốn sách: “Định
hướng về chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội giai đoạn 20112020” (Nxb Lao động - Xã hội, 2011). Đây là công trình nghiên cứu các nội dung
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; làm rõ những vấn đề lý luận, quá trình

hình thành và phát triển quan điểm của Đảng CSVN về phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội. Các tác giả phân tích tác động của các chính sách thuộc lĩnh vực
ASXH đối với quản lý và phát triển xã hội như XĐGN, chính sách người có công,
BHXH, BHYT, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; đồng thời, chỉ rõ tác
động của chính sách xã hội đối với các nhóm xã hội trong phát triển xã hội và quản
lý phát triển xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Cuốn sách “Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội hiện nay vận dụng cho Việt Nam” của nhóm tác giả Đoàn Minh Huấn
và Hoàng Chí Bảo (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012), đã trình bày, phân tích
những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý và phát triển xã hội ở Việt Nam; tác động
của đổi mới tư duy lý luận đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
trên một số phân hệ - lĩnh vực trọng yếu như: lao động, việc làm, giảm nghèo, chăm
sóc sức khỏe nhân dân, ưu đãi xã hội và ASXH.

16


Tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến viết cuốn: “Góp phần đổi mới và
hoàn thiện chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1996). Nhóm tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của bảo đảm xã
hội như: Các khái niệm về bảo đảm xã hội, BHXH, cứu trợ xã hội,..; phân tích bản
chất và tính tất yếu khách quan của bảo đảm xã hội trong đời sống xã hội, làm rõ
những nội dung cơ bản của bảo đảm xã hội và mối quan hệ giữa các bộ phận của hệ
thống bảo đảm xã hội, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn thực hiện bảo đảm xã hội ở
Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường; nêu lên một số quan điểm, phương
hướng và giải pháp cơ bản nhằm đổi mới chính sách bảo đảm xã hội ở Việt Nam.
Cuốn “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam” của Lê Bạch
Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung và Robert Leory Bach
(Nxb Thế giới, 2005), đề cập đến những biến động do các xung lực thị trường gây
nên. Các tác giả cho rằng, người lao động nghèo, thu nhập thấp là đối tượng dễ gặp

rủi ro nhất, do vậy, bảo trợ xã hội đối với các nhóm cư dân nói trên là yếu tố không
thể thiếu trong chính sách xã hội. Từ việc đánh giá thực trạng bảo trợ xã hội ở Việt
Nam hiện nay, các tác giả cũng cho rằng cần thừa nhận một thực tế là nhu cầu chưa
được đáp ứng về bảo trợ xã hội của những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam. Dựa trên
các nghiên cứu, bước đầu có thể phân loại những can thiệp ưu tiên nhằm bảo vệ các
đối tượng này trước những biến động phức hợp, trước các cú sốc lặp đi lặp, nhằm
giảm thiểu những tiêu cực trong đời sống xã hội.
“Rà soát tổng quan các chương trình, dự án giảm nghèo ở Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của Richard Jones, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Anh Phong, Trương Thị
Thu Trang (theo UNDP, 2009), đã tập trung tổng kết sơ bộ các chính sách, dự án của
Chính phủ trong lĩnh vực XĐGN và sự phối hợp giữa các chương trình giảm nghèo
khác nhau, từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với công tác XĐGN ở Việt Nam.
Những năm đầu đổi mới, xuất hiện một số công trình nghiên cứu về ASXH,
tiêu biểu là đề tài mang mã số KX04.05: “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới và
hoàn thiện các chính sách bảo đảm xã hội trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, do Viện Khoa
học lao động và các vấn đề xã hội, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ
trì. Kết quả nghiên cứu của đề tài đề cập một cách khá hệ thống về bảo đảm xã hội

17


như: khái niệm bảo đảm xã hội; mối quan hệ giữa bảo đảm xã hội với các chính
sách xã hội; vị trí, vai trò, sự cần thiết khách quan của bảo đảm xã hội trong nền
kinh tế thị trường... Đề tài đồng thời khẳng định rằng, bảo đảm xã hội vừa là nhân
tố ổn định, vừa là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, phân tích khá kỹ lưỡng
các bộ phận cấu thành quan trọng của bảo đảm xã hội là BHXH, TGXH, ƯĐXH.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng của các bộ phận cấu thành, chỉ ra những thành tựu,
hạn chế, đề tài đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển hệ thống bảo đảm xã
hội ở Việt Nam.

“Tài chính cho chăm sóc y tế ở Việt Nam” của Nhóm các tổ chức Liên hợp
quốc ở Việt Nam, 2003, đã nghiên cứu về tổng quan của y tế Việt Nam từ khi bắt
đầu công cuộc đổi mới đất nước. Nhóm tác giả chỉ ra rằng, bên cạnh những thành
tựu mà ngành y tế đạt được, vẫn còn một bộ phận người nghèo gặp rất nhiều khó
khăn khi chi trả các dịch vụ y tế. Để khắc phục tình trạng này, nhóm tác giả đưa ra
các giải pháp để người dân nghèo có thể giảm bớt khó khăn về tài chính khi tiếp cận
các dịch vụ y tế.
“Thách thức về việc làm cho thanh niên ở Việt Nam” của Nhóm các tổ chức
Liên hợp quốc ở Việt Nam, 2003, nghiên cứu về tình hình việc làm cho thanh niên
và những vấn đề về thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên Việt Nam. Các tác
giả đề đạt một số khuyến nghị về chính sách trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên
dựa trên những yếu tố như: đủ khả năng làm việc, cơ hội bình đẳng, năng lực kinh
doanh, tạo việc làm và tham gia việc làm.
“Nghèo - Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004” là Báo cáo của các nhà tài trợ
cho Việt Nam, Hà Nội, 2004. Báo cáo tập trung phân tích những thành tựu của Việt
Nam trong lĩnh vực XĐGN, chỉ rõ khó khăn, tồn tại. Với các số liệu cập nhật cùng
với phân tích khá sâu sắc về XĐGN ở Việt Nam, báo cáo góp phần định hướng thực
hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo ở cấp quốc gia, cấp ngành,
cấp tỉnh của Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, trong báo cáo nghiên cứu
“Economics Growth, Poverty and Household welfare” (Tăng trưởng kinh tế, nghèo
đói và phúc lợi xã hội đối với các hộ gia đình) (2004), đã sử dụng cơ sở dữ liệu dồi
dào về kinh tế học vĩ mô và điều tra về hộ gia đình để phân tích nguyên nhân thành

18


công của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế, về XĐGN và nâng cao mức sống của hộ
gia đình, về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam; tác động của tăng trưởng
kinh tế đến phúc lợi hộ gia đình được đo lường thông qua các biến số như chi tiêu

hộ gia đình, chi tiêu cho y tế, hiệu quả các chính sách của Chính phủ trong cuộc
chiến chống đói nghèo.
“Bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội - một số vấn đề lý luận và thực
tiễn hiện nay”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Xã hội học, (Viện khoa
học xã hội Việt Nam, 2005), nghiên cứu về BHYT trong hệ thống ASXH. Đề tài
khẳng định BHYT như một lưới ASXH về chăm sóc y tế, giúp người dân vượt qua
những khó khăn về chi phí y tế khi đối mặt với bệnh tật, đưa ra những định hướng
phát triển BHYT đến năm 2015 và giải pháp mở rộng BHYT đáp ứng nhu cầu chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Đề tài tiềm lực “Động thái dân số và bảo trợ xã hội ở Việt Nam” (Viện Xã
hội học, 2005), nghiên cứu tình hình dân số ở Việt Nam trong bối cảnh CNH, HĐH
đất nước và hội nhập quốc tế. Dưới góc độ bảo trợ xã hội, đề tài nhận diện mối liên
hệ đặc thù giữa dân số và bảo trợ xã hội, đi sâu tìm hiểu nhu cầu bảo trợ việc làm,
và những bức xúc về lao động, việc làm của thanh niên - nhóm dân số trẻ với số
lượng đông đảo. Từ những kết quả thu được qua phân tích các bộ số liệu gốc các
cuộc điều tra, đề tài chỉ ra những yếu tố quyết định thất nghiệp, thiếu việc làm, xác
định khó khăn, trở ngại trong các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và những hệ
lụy của nó từ góc độ bảo trợ xã hội.
Năm 2006, Viện Khoa học Xã hội hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Viện: “Một số kết quả nghiên cứu về hệ thống an sinh xã hội ở nước ta hiện
nay”. Đề tài tập trung nghiên cứu về ASXH ở khu vực nông thôn và thành thị, làm
rõ thực trạng, các kết quả đạt được trong thực hiện chính sách ASXH. Trong phần
kết luận, đề tài đưa ra các khuyến nghị đối với thực hiện chính sách ASXH ở khu
vực thành thị và nông thôn Việt Nam.
“Mối liên quan giữa tuổi cao và nghèo ở Việt Nam” của Martin Evans, Ian
Gough, Susan Harkness, Andrew McKay (theo UNDP Việt Nam, 2006), phân tích
chi tiết về mối quan hệ giữa tuổi cao và nghèo ở Việt Nam. Với các thông tin được
thu thập rõ ràng và khách quan, nhóm tác giả đã có những đóng góp nhất định trong
thảo luận chính sách ở Việt Nam.


19


“An sinh xã hội ở Việt Nam luỹ tiến đến mức nào?” của Martin Evans, Ian
Gough, Susan Harkness, Andrew McKay (theo UNDP, 2006), xem xét các chính
sách ASXH và phân tích mối quan hệ giữa ASXH, tiêu dùng và thu nhập. Nhóm tác
giả đã có những đóng góp quan trọng cho các cuộc thảo luận chính sách của Việt
Nam thông qua việc đánh giá khách quan tình hình phát triển của đất nước.
“Về bảo trợ xã hội và thúc đẩy xã hội: Thiết kế và triển khai mạng lưới
ASXH hiệu quả” của Ngân hàng Thế giới (Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2009),
giúp cho những ai quan tâm đến chính sách xã hội, hiểu rõ vì sao các quốc gia lại
cần đến hỗ trợ xã hội và làm thế nào để xây dựng các chương trình ASXH hiệu quả.
Với mục đích đó, cuốn sách đề cập tới cơ sở lý luận, sự cần thiết của mạng lưới
ASXH, cung cấp tài chính và chi tiêu cho các mạng lưới ASXH, mức trợ cấp và cơ
chế chi trả, vấn đề đan kết mạng lưới ASXH.
Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, còn có các công trình nghiên cứu
công bố trên các tạp chí chuyên ngành, tiêu biểu như:“Một số khái niệm và cấu trúc
của hệ thống an sinh xã hội hiện đại” của Phạm Minh Đức (Tạp chí Lao động và
Xã hội, số 284/2006); “Phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với bối cảnh nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Nguyễn Hải Hữu (Tạp chí Xã hội
học, số 1/2006); “Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực
hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta” của Nguyễn Hữu Dũng (Tạp chí Cộng sản,
số 788/2008); “Vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam” của Hoàng Chí Bảo (Tạp chí Lý
luận chính trị, số 27/2008); “Vai trò của an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam” của Đồng Quốc Đạt (Tạp chí Lao động và Xã hội số 350/2009); “Xây dựng
và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội - một công cụ quan trọng nhằm thực hiện công
bằng xã hội ở nước ta” của Phạm Thị Ngọc Trầm (Tạp chí Triết học số 12/2009);
“Phát triển hệ thống an sinh xã hội trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO” của Bùi
Quỳnh Anh (Tạp chí Lao động và Xã hội, số 309/2007); “Người nhập cư đô thị và an
sinh xã hội” của Phạm Quỳnh Hương (Tạp chí Xã hội học, số 1/2006); “Quá trình

thực hiện chính sách an sinh xã hội và những vấn đề đặt ra hiện nay” của Vy Thị Lan
Hương (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4/2009),v.v..
Nghiên cứu về vai trò của BHXH đối với ASXH, có các công trình:“Vai trò
của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với an sinh xã hội của đất nước”

20


của Lê Bạch Hồng (Tạp chí Cộng sản, số 808/2010); “15 năm thực hiện chính sách
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế góp phần bảo đảm ASXH của đất nước” của Hoàng
Minh (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2/2010); “Chính sách bảo hiểm xã hội trong sự
nghiệp đổi mới của Đảng” của Nguyễn Thị Hằng (Tạp chí Lao động và Xã hội, số
283/2006); “Chính sách bảo hiểm xã hội - thực trạng và định hướng” của Phạm Đỗ
Nhật Tân (Tạp chí Lao động và Xã hội, số 268 + 269/2005); “Tiếp tục đổi mới nhận
thức về bảo hiểm xã hội, góp phần hoàn thiện chiến lược an sinh xã hội” của Tôn
Thị Thanh Huyền (Tạp chí Cộng sản, số 71/2012)...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về ASXH cung cấp cho người đọc
một cái nhìn tổng quan về ASXH trên thế giới và ở Việt Nam trên cả hai phương
diện lý luận và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu về mặt lý luận đã làm sáng tỏ
các vấn đề về khái niệm, cấu trúc, mô hình, hệ thống ASXH. Các công trình nghiên
cứu về mặt thực tiễn giúp người đọc nhận thấy tác động của ASXH tới các đối
tượng yếu thế trong xã hội thông qua các chính sách như: XĐGN, giải quyết việc
làm, BHXH, TGXH..., qua đó làm sáng tỏ ASXH từng bước trở thành một lưới bảo
vệ an toàn cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro trong cuộc sống.
1.3. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện
chính sách xã hội và an sinh xã hội ở Việt Nam
Trước Đại hội Đảng lần thứ IX, trong các văn kiện đại hội của Đảng CSVN,
thuật ngữ “an sinh xã hội” chưa xuất hiện. Thuật ngữ “an sinh xã hội” lần đầu tiên
được chính thức sử dụng trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (2001). Nhìn
chung, trước Đại hội IX, một số nội dung của ASXH được lồng ghép trong chính

sách xã hội. Do vậy, các nghiên cứu về ASXH thường được tìm thấy trong những
công trình nghiên cứu về chính sách xã hội. Tiêu biểu là các công trình sau:
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với chính sách xã hội, năm 2011,
tác giả Đinh Xuân Lý viết cuốn:“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện
chính sách xã hội trong 25 năm đổi mới (1986- 2011)” (Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội). Trong cuốn sách, tác giả đã đề cập tới cơ sở hình thành chủ trương,
chính sách xã hội của Đảng, khái quát các kết quả đạt được trong thực hiện chính
sách xã hội trên một số lĩnh vực như: lao động và việc làm, XĐGN, BHXH, ưu
đãi người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội. Từ đó, tác giả đưa ra một số

21


đánh giá, đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện
chính sách xã hội ở Việt Nam.
Trong Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng:“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
thực hiện chính sách xã hội từ năm 1991 đến năm 2001”, NCS Nguyễn Thị Thanh,
đã làm rõ chủ trương của Đảng về chính sách xã hội, trình bày các kết quả đạt được
trên một số lĩnh vực chính như: XĐGN, ưu đãi người có công với cách mạng,
phòng chống tệ nạn xã hội; đồng thời nêu lên một số kinh nghiệm về thực hiện
chính sách xã hội.
Tác giả Nguyễn Văn Chiều viết bài:“Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về thực hiện ASXH trong thời kỳ đổi mới” (Tạp chí Triết học, số 1/2011).
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
thực hiện ASXH qua các đại hội, từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần
thứ X trên ba phương diện: Tầm quan trọng của chính sách ASXH; mục tiêu và
nhiệm vụ thực hiện ASXH; phương thức thực hiện, mục tiêu đảm bảo ASXH. Đồng
thời, khẳng định ASXH là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng,
góp phần tạo sự ổn định chính trị - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
nhân dân, tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc đổi mới đến thành công.

Trong bài viết“Bảo đảm an sinh xã hội dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng”
(Tạp chí Tuyên giáo, số 5/2011), tác giả Dương Văn Thắng đề cập tới chính sách
ASXH theo quan điểm của các Đại hội IX và X, đặc biệt tập trung phân tích chính
sách ASXH của Đại hội XI. Tác giả chỉ ra một số bước tiến mới, quan trọng trong
chủ trương phát triển ASXH, nhằm góp phần ổn định kinh tế, tạo sự phát triển bền
vững cho đất nước.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh với bài: “Bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần
nghị quyết Đại hội XI của Đảng” (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5/2011), đã đề cập tới
các yếu tố cấu thành hệ thống ASXH như: BHXH, BHYT, ƯĐXH, cứu trợ xã hội,
XĐGN và một số dịch vụ khác, nhằm đảm bảo thu nhập, bảo vệ đời sống nhân dân
trước những rủi ro, bất thường trong cuộc sống. Nhìn chung, tác giả đã làm rõ một
số quan điểm của Đảng về ASXH theo tinh thần Đại hội XI.
“Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI và vấn đề hoàn thiện chính sách
an sinh xã hội ở nước ta hiện nay” là công trình nghiên cứu chủ trương của Đảng về

22


×