Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo : Luận án TS. Văn học: 60 22 34 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAI BÁ ẤN

ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG CA
THU BỒN, NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ THANH THẢO

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62. 22. 34. 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.GS.TS LÊ VĂN LÂN
2. PGS.TS HỒ THẾ HÀ

Hà Nội - 2008


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU

01

B. NỘI DUNG

15

Chương 1- TRƯỜNG CA VÀ TRƯỜNG CA
THU BỒN,NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ THANH THẢO



15

1.1. Trường ca - từ quan niệm đến khái niệm

15

1.1.1. Từ sử thi đến trường ca trong văn học thế giới

15

1.1.2. Trường ca Việt Nam - từ quan niệm đến khái niệm

18

1.1.3. Phân biệt trường ca và một số thể loại thơ

22

1.2. Quan niệm của Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo
về thơ và trường ca

28

1.2.1. Quan niệm của Thu Bồn về thơ và trường ca

28

1.2.2. Quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm về thơ và trường ca


31

1.2.3. Quan niệm của Thanh Thảo về thơ và trường ca

34

1.3. Thành tựu trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo 38
1.3.1. Trường ca Thu Bồn

40

1.3.2. Trường ca Nguyễn Khoa Điềm

42

1.3.3. Trường ca Thanh Thảo

44

Chương 2- TRƯỜNG CA THU BỒN, NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ
THANH THẢO - TÍNH ĐA TẦNG TRONG KHẢ NĂNG CHIẾM LĨNH
HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI

48

2.1. Hiện thực cuộc sống - từ lý tưởng đến bản chất và chiêm cảm

48

2.1.1. Hiện thực cuộc sống chiến tranh - từ lý tưởng

đến bản chất và chiêm cảm

48

2.1.2. Hiện thực cuộc sống thời bình - từ bản chất
đến chiêm cảm và dự cảm

55

2.1.3. Tổ quốc, dân tộc - từ cội nguồn đến hành trình mở cõi
và truyền thống lịch sử, văn hóa

62


2.2. Con người - cái nhìn thống nhất và đối cực

70

2.2.1. Con người - cái nhìn thống nhất

70

2.2.2. Con người - cái nhìn đối cực

84

2.2.3. Con người - cái nhìn đa phân

93


2.3. Hiện thực máu lửa và khát vọng bình yên
qua những biểu trưng nghệ thuật tiêu biểu

106

2.3.1. Mặt đất cỏ xanh và bầu trời lửa đỏ

106

2.3.2. Núi rừng và sông biển

113

2.3.3. Bước chân và những nẻo đường

118

Chương 3- TRƯỜNG CA THU BỒN, NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ
THANH THẢO - TÍNH PHỨC HỢP TRONG CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT 125
3.1. Sự đa dạng trong sử dụng các thể thơ

125

3.1.1. Sự tinh lọc từ thơ truyền thống

126

3.1.2.Sựđồng hành và lên ngôi của thơ Tự do và chiếm lĩnh của thơ Văn xuôi 134
3.1.3. Sự ra đời của thơ “Tích hợp các loại hình nghệ thuật”


140

3.2. Sự phức hợp trong các kiểu cấu trúc tác phẩm

148

3.2.1. Cấu trúc kiểu điện ảnh và kiểu kịch

150

3.2.2. Cấu trúc kiểu âm nhạc

157

3.2.3. Cấu trúc kiểu vòng tròn mở của trò chơi ru-bích

163

3.3. Sự vận động trong ngôn ngữ và giọng điệu thơ

166

3.3.1. Ngôn ngữ thơ

166

3.3.2. Giọng điệu thơ

17 2


C. KẾT LUẬN

189

D. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

193

Đ. TÀI LIỆU THAM KHẢO

194

E. PHỤ LỤC

202


A. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tính hoành tráng, không khí sử thi là đặc điểm nổi bật của trƣờng ca. Điều này
lý giải tại sao trong và sau hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc (chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ), trƣờng ca hiện đại Việt Nam mới ra đời, mặc dù thơ ca hiện đại
Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao từ “Thơ Mới”. Nhƣng cũng nhƣ sử thi, cơ sở xã hội cho
sự ra đời của thể loại trƣờng ca không nhất thiết là phải ở ngay thời điểm diễn ra sự
kiện lịch sử ấy mà cần có một độ lùi thời gian cần thiết; cho nên, sự nở rộ và độ chín
của trƣờng ca hiện đại Việt Nam phải chờ đến những năm sau khi chiến tranh kết thúc.
Giờ là lúc, những nhà thơ mặc áo lính mới có đủ thời gian để nhìn nhận, tổng kết chặng
đƣờng sử thi hào hùng mà lịch sử dân tộc và bản thân họ đã đi qua. Trong đó, Thu Bồn,

Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo là ba tác giả có những đóng góp lớn cho sự phát
triển của trƣờng ca. Tuy số lƣợng sáng tác trƣờng ca của ba tác giả này nhiều ít khác
nhau; nhƣng có thể nói, đây là ba tác giả tiêu biểu góp phần làm nên sự nở rộ; sự phong
phú, đa dạng và sự hoàn thiện từng bƣớc của trƣờng ca Việt Nam. Cả ba tác giả đều đã
có thành tựu quan trọng trong sự nghiệp văn học nƣớc nhà. Trong đó, Thu Bồn đƣợc
xem là một tác giả có quá trình sáng tác trƣờng ca liên tục nhất, xuyên suốt từ chiến
tranh sang hoà bình với số lƣợng nhiều nhất: 12 trƣờng ca (theo cách gọi của ông).
Nguyễn Khoa Điềm cũng sáng tác rất nhiều những bài thơ dài mang dáng trƣờng ca;
tuy nhiên, ông chỉ viết có một trƣờng ca; song, là một trƣờng ca có vị trí rất quan trọng;
mang tính chất bắc cầu từ thời chiến sang thời bình, từ giai đoạn trƣờng ca mang đậm
tính tự sự, có nhân vật và kết cấu theo cốt truyện trƣớc đó sang trƣờng ca kết cấu theo
mạch tƣ tƣởng, cảm xúc. Ngƣời tiếp nối mạch trƣờng ca này thành công nhất và cũng
là một tác giả viết trƣờng ca với nhiều sáng tạo trong cấu trúc nhất, chính là Thanh
Thảo với tám trƣờng ca, trong đó có tới bốn trƣờng ca đạt giải thƣởng Nhà nƣớc. Ngoài
ra, nếu tính luôn cả năm bài thơ dài (trong đó có một bài thuộc dạng trích trƣờng ca) là
trƣờng ca (nhƣ cách gọi của Thu Bồn) thì Thanh Thảo có đến 13 “trƣờng ca”. Nhƣ vậy,
có thể nói, trong thơ ca hiện đại Việt Nam, Thu Bồn và Thanh Thảo là hai nhà thơ sáng
tác nhiều trƣờng ca nhất: mỗi tác giả có tám trƣờng ca. Hơn nữa, qua nghiên cứu

1


trƣờng ca, chúng tôi nhận thấy rằng, đây là ba tác giả có những khám phá và sáng tạo
trong quá trình vận động của thể loại, và đứng trên góc độ của cái nhìn địa - văn hoá thì
cả ba tác giả đều cùng sinh trƣởng và gắn bó chặt chẽ với mảnh đất miền Trung và Tây
Nguyên. Chính vì thế, chúng tôi chọn trƣờng ca của ba tác giả này để nghiên cứu, chỉ
ra những đặc điểm độc sáng, từ đó giúp cho ngƣời đọc phần nào nhận rõ hơn diện mạo
của trƣờng ca hiện đại Việt Nam.
Trên cơ sở thành tựu nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, cố gắng đƣa ra một
khái niệm về trƣờng ca và tìm đến những đặc điểm nổi bật của trƣờng ca Thu Bồn,

Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo trong cái nhìn chung -

2


trong đó, khi phản ánh về nhân dân, cách nhìn cũng đa chiều kích hơn. Trong toàn bộ
mƣời bảy trƣờng ca của ba tác giả, đây là trƣờng ca duy nhất viết về những vấn đề thời
bình. Xin hãy nhìn tính sử thi của Khối vuông ru-bích và một phần của Ngƣời vắt sữa
bầu trời (Thu Bồn) ở bình diện này, theo quan điểm này, mới có thể tìm đƣợc cái
“không khí sử thi” của một trƣờng ca cụ thể. Nhƣ vậy, so với cách phản ánh về nhân
dân (kể cả những hình tƣợng lý tƣởng và cả những số phận lịch sử cụ thể) của các
trƣờng ca viết về chiến tranh trƣớc đó, thì nhân dân ở Khối vuông ru-bích không còn
hiện lên chỉ toàn những mặt tốt dù họ là ngƣời gánh chịu lịch sử hay làm nên lịch sử.
Trong nhân dân bây giờ vẫn có ngƣời tốt và kẻ xấu. Mà có lẽ thời đại nào cũng thế, chỉ
có điều đa số hay thiểu số, cơ bản hay không cơ bản mà thôi.
- Về ngƣời lính, Nguyễn Khoa Điềm không có điều kiện đề cập, nên ở đây,
chúng tôi chỉ phân tích sự vận động trong cách nhìn nhận và phản ánh ở trƣờng ca Thu
Bồn và Thanh Thảo. Tất nhiên, so với hình ảnh anh Vệ quốc quân thời kháng Pháp thì
cách phản ánh ngƣới chiến sĩ Giải phóng quân phong phú và đa dạng hơn nhiều. Tuy
nhiên, ngƣời chiến sĩ ở trƣờng ca viết trong chiến tranh của Thu Bồn, chất lý tƣởng vẫn
còn rất rõ, rất đậm trong hành động trƣớc quân thù:“Anh ung dung vớ lấy chiếc kìm/
Véo vào đùi rứt ra miếng thịt/ Bọn ác ôn trông thấy rợn mình” [2,tr.201]. Hơn mƣời
năm sau, ở Chim vàng chốt lửa, hình tƣợng ngƣời lính không còn đƣợc khắc họa rõ nét
tính cách, có lai lịch, tên tuổi rõ ràng nhƣ trƣớc, họ là những chiến sĩ vô danh. Đối diện
thƣờng trực với kẻ thù nhƣng tâm hồn họ vẫn luôn tràn đầy yêu thƣơng, vẫn lãng mạn.
Biết ngƣời nữ chiến sĩ đã bị trôi mất dép, ba “ông Gia Cát Lƣợng” thời mới đã miệt
mài rập mẫu, làm khuôn để dùng lốp xe “chế tạo” cho em đôi dép mới. Dép “ra lò” nhƣ
một tặng vật đầy ý nghĩa trong niềm vui lặng thầm của ngƣời làm ra và trong hạnh
phúc bất ngờ của ngƣời nhận nó. Họ tƣởng tƣợng cái phút giây kỳ diệu:“em hẳn vừa
lòng ƣớm đôi dép mới tinh tƣơm/ đôi dép em mất rồi nhƣng cô Tấm/ trao đôi hài hoàng

tử lại cho em” [5,tr.257]... Vậy mà, chƣa kịp trao quà, ngƣời nữ chiến sĩ đã hi sinh
trong nỗi đau đến cỏ cây cũng hồ nhƣ hóa đá, đến muôn sau cũng không thể nguôi
quên. Trong hai trƣờng ca viết về Campuchia, những tình nguyện quân đƣợc phản ánh
ở một tầm khác, mang tính quốc tế hóa; với nghĩa vụ thiêng liêng này, ngƣời lính ở đây

97


đậm chất lý tƣởng hơn cũng là một lẽ thƣờng trong mục đích phản ánh và trong thực
tiễn chiến đấu. Tuy nhiên, đối với ngƣời lính Việt Nam, đã đi qua bao cuộc chiến tranh,
và bản thân Thu Bồn cũng là ngƣời trong cuộc, vì thế, tác giả không hề lý tƣởng hóa
mà chỉ phản ánh đúng cái hiện thực tốt đẹp mà tình nguyện quân Việt Nam thực hiện
nhiệm vụ. Sự thật thì đối với nhân dân Campuchia, họ là ân nhân cứu rỗi, nhƣng hình
ảnh họ hiện lên trong trƣờng ca vẫn đậm chất đời thƣờng, mang đúng phẩm chất truyền
thống của anh bộ đội cụ Hồ. Đến những ngày đầu hòa bình, với trƣờng ca Ba dan khát,
ngƣời lính cũng chƣa có nhiều trăn trở, bức xúc; còn rất hồn nhiên dù đang đứng trƣớc
khó khăn. Với khí thế sục sôi của ngƣời lính, họ tuyên ngôn rất hùng hồn trong “chiến
dịch” mới. Tuyên ngôn này đƣợc chính Thu Bồn cho in đậm: “rồng lửa đã xé tung
cửa mở/ trái tim ta bật dậy khỏi chiến hào/... nhưng tất cả sẽ trở thành vô nghĩa/ nếu
những mộ bia kia không gọi được mặt trời” [6,tr.510]. Nhƣng... cuộc dựng xây hoàn
toàn không đơn giản nhƣ ngƣời lính nghĩ. Đất nƣớc rơi vào muôn nghìn khó khăn, hòa
bình rồi mà đói khổ vẫn kéo dài, giọng sử thi hào sảng của Thu Bồn lắng xuống rất
trầm trong Ngƣời vắt sữa bầu trời viết sau đó gần mƣời năm:“còn bao nhiêu nữa mùa
đông?/ còn bao nhiêu nữa cơn giông buổi chiều?/ gian hàng này của tin yêu/ khen chê
cũng lắm dập dìu lạ quen” [1,tr.64].
“Thế hệ chúng tôi không chỉ sống bằng kỷ niệm/ không dựa dẫm những hào
quang có sẵn/ lòng vô tƣ nhƣ gió chƣớng trong lành/ nhƣ sắc trời ngày nắng tự nhiên
xanh” [13,tr.35]. Chính vì quan niệm nhƣ vậy, nên Thanh thảo có cái nhìn về lính rất
lính. Và mỗi thế hệ lính có mỗi dáng dấp, mỗi suy nghĩ riêng. Ngƣời nghĩa sĩ những
ngày đầu đánh Tây có dáng dấp và nghĩ suy hoàn toàn khác với những chiến sĩ cách

mạng vùng lên trong cuộc khởi nghĩa Ba Tơ những ngày tiền Cách mạng tháng Tám.
Ngƣời lính thời đánh Mỹ cũng khác với ngƣời lính thời đánh Pháp. Họ chỉ có một lý
tƣởng chung, là dám hi sinh bản thân mình để đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập, tự
do cho Tổ quốc. Ngƣời lính nào trong trƣờng ca Thanh Thảo cũng hiện lên là những số
phận rất cụ thể, nhƣng rõ ràng, những ngƣời “dân mộ nghĩa” đánh Pháp thì hoàn toàn
khác với những ngƣời tù chính trị đánh Pháp. Ngƣời nghĩa quân Cần Giuộc căm thù
giặc nhƣ ghét cỏ và đánh giặc nhƣ dùng phãng phát cỏ, thế thôi, dù có phải hi sinh.

98


Ngƣời chiến sĩ cách mạng trong nhà tù muốn đánh Pháp đâu có thể tự vùng lên, mà
phải lợi dụng thời cơ truyền tin ra ngoài, chuẩn bị vũ khí, đi vận động lực lƣợng... Khi
hội đủ điều kiện, họ phát lệnh cùng quần chúng nổi lên đồng loạt, đều khắp [15,tr.57].
Ngƣời lính đánh Mỹ khác với các thế hệ lính trƣớc, thì rõ rồi; nhƣng ngƣời lính đánh
Mỹ của Thanh Thảo lại cũng khác với những ngƣời lính cùng thế hệ mình hiện lên
trong trƣờng ca của các tác giả khác mới là điều cần nói đến. Đã vào chiến trƣờng miền
Nam những năm đánh Mỹ, ngƣời lính nào cũng gặp phải khó khăn, nguy hiểm. Nhƣng
đọc đoạn thơ này của Thanh Thảo, ta vẫn cứ nghe rờn rợn, nghe rất dễ bị... giật mình:
“chớp nhƣ lƣỡi búa xanh chẻ đôi rừng già/ những dây leo quờ quạng/ con sóc bông
tìm hóc cây trú ẩn/ lối mòn xuyên bãi bom mình em len lỏi đi/ chuyến giao liên cuối
ngày/ mƣa hốt hoảng trƣờn qua tầng cây/ có tiếng gì cất lên có tiếng gì vụt tắt/ cây
ngã ngang lấp lối/ một mình em lặng ngắt giữa rừng già” [10,tr.20].
Thời chiến đã nhƣ vậy, ngƣời lính giữa thời bình của Thanh Thảo cũng đƣợc
phản ánh khá đặc biệt. Nếu đến năm 1985 ở Ngƣời vắt sữa bầu trời, Thu Bồn chỉ mới
“chạm sơ” đến những trăn trở của ngƣời lính thời bình bằng cách dựa vào “uy tín chính
trị” của “Sƣ trƣởng”, thì trƣớc đó một năm, Thanh Thảo đã rất mạnh dạn thể hiện điều
này trong Khối vuông ru-bích mà không cần dựa dẫm vào ai, chỉ dựa vào chính bản
lĩnh của mình:“Tôi xoay những ô vuông”. Điều đặc biệt chú ý là khi xoay ô vuông về
một thuở Trƣờng Sơn quá khứ, Thanh Thảo đã dám lật mặt cái ác cái xấu đã tồn tại từ

thời chiến tranh trong chính đội ngũ lính chúng ta. Có lẽ, ít nhất là ở trƣờng ca, chƣa ai
dám làm việc này, ngoài Thanh Thảo. Đã có một thời, ta cứ thích động viên mọi ngƣời
hãy hi sinh những tình cảm riêng tƣ, nhỏ nhặt để vì những tình cảm lớn lao; phê phán
“tầm nhìn gần” và khuyến khích mọi ngƣời nên có “tầm nhìn xa” (Nguyễn Khải) để
gánh trên vai những sứ mạng to lớn và nặng nề hơn. Vậy mà ngƣời lính của Thanh
Thảo đã sớm nhận chân ra cái “vinh quang” rỗng không, xa vời, nhẹ tênh rất dễ gánh
vác kia:
“Thì ra, yêu thƣơng cha mẹ, vợ con, bạn bè, hàng xóm... lắm khi là một gánh nặng
với những cực nhọc phiền toái thực sự, trong lúc yêu thƣơng toàn nhân loại là một
gánh nặng tƣởng tƣợng thiệt dễ chịu, nó lâng lâng trong ta cái cảm giác luôn thấy

99


mình tốt, thấy mình cần thiết cho tất cả mọi ngƣời/ Mà lƣng mình lại nhẹ không!”
[13,tr.12-13].
Nhƣ vậy, rõ ràng ngƣời lính trong trƣờng ca Thanh Thảo, xem ra, có những nét
rất riêng trong cái chất lính chung mà nhiều trƣờng ca đề cập đến. Cái ý thức muốn lật
mở hiện thực cuộc sống đến tận cùng bản chất của nó đã khiến ngƣời lính đƣợc Thanh
Thảo phản ánh đúng “chất lính” và thật “chất ngƣời” hơn.
- Khi nói về những nhân vật lịch sử, văn hóa của dân tộc, đầu tiên chúng ta cần
thống nhất với nhau rằng, họ là những tên tuổi bất diệt trong lịch sử, những linh hồn
không bao giờ chết trong hồn thiêng sông núi. Vấn đề chúng ta đang bàn ở đây là sự
vận động trong cách phản ánh con ngƣời từ những hình tƣợng lý tƣởng đến những số
phận lịch sử, cụ thể. Vì thế, chúng ta chỉ nói đến cách phản ánh của tác giả về những
con ngƣời đó chứ không phải vấn đề hình tƣợng lý tƣởng hay số phận lịch sử của bản
thân của họ. Trƣờng ca Ngƣời gồng gánh phƣơng Đông, Thu Bồn viết về những nhân
vật huyền thoại, về cội nguồn dân tộc nên hình tƣợng Chàng chim Lạc và Âu Cơ đƣợc
miêu tả theo bút pháp kỳ vĩ hóa để trở thành những hình tƣợng huyền thoại, lý tƣởng.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, Thu Bồn chỉ kỳ vĩ hóa những yếu tố hình thức bên

ngoài và sức mạnh siêu phàm trong cuộc đấu tranh vật lộn với tự nhiên để hình thành
dân tộc. Còn cái tâm tƣ, tình cảm, nghĩ suy thì lại vô cùng gần gũi, khi đọc lên, những
ngƣời con Việt Nam vẫn nhận ra tính cách chính mình đƣợc “di truyền” từ Cha Mẹ
Lớn. Danh nhân Hồ Chí Minh đƣợc cả ba tác giả cùng đề cập đến. Có thể nói, tuy là
nhân vật ẩn, không xuất hiện trên bề mặt tác phẩm, nhƣng chính lý tƣởng của Ngƣời
thể hiện qua dòng chữ “Hồ Chí Minh muôn năm!” trên vách đá, Thu Bồn đã phản ánh
về nhân vật này qua cái nhìn lý tƣởng thể hiện ở sự ngƣỡng vọng của những ngƣời dân
Tây Nguyên. Tuy không phải là trƣờng ca viết về Bác, nhƣng có thể nói Mặt đƣờng
khát vọng đã thể hiện nhân vật Hồ Chí Minh khá tập trung và đầy đủ trong vai trò là
ngƣời làm sống lại những truyền thống lịch sử và văn hóa của dân tộc để ánh sáng
truyền thống ấy chói rọi và những giá trị lịch sử và văn hóa hôm nay. Thanh Thảo
không đề cập đầy đủ và tƣơng đối trọn vẹn nhƣ Thu Bồn và Nguyễn Khoa Điềm, mà
ông gắn số phận nhân vật này trong số phận lịch sử dân tộc ở từng thời điểm; không

100


gọi tên nhân vật mà chỉ gọi là “có một ngƣời thanh niên”. Từ khi giơ đôi bàn tay trắng
lên, “ngƣời thanh niên” đã định đoạt số phận mình: ra đi, để tìm đƣờng chuyển xoay số
phận toàn dân tộc. Ngƣời đề cập nhiều đến nhân vật lịch sử, văn hóa nhất chính là
Thanh Thảo. Có điều, viết về nhân vật lịch sử, văn hóa; nhƣng Thanh Thảo không đề
cập nhiều đến cuộc đời, sự nghiệp của họ mà chủ yếu là những tâm trạng, suy tƣ, trăn
trở của họ về dân tộc, về thời đại, về lẽ sống, lẽ đời và về văn học nghệ thuật, thơ ca.
Qua họ, cái Thanh Thảo cần phản ánh chính là không khí của thời đại. Đây cũng là một
tiêu chí quan trọng của trƣờng ca. Cho nên, có thể khẳng định, nhân vật lịch sử, văn
hóa trong trƣờng ca Thanh Thảo không phải là những hình tƣợng nghệ thuật mà chính
là những số phận lịch sử - những số phận chịu sự chi phối dữ dội của thời đại lịch sử.
Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Trƣơng Định, Nguyễn Trung Trực quay lƣng với
triều đình, dấy binh chống lại triều đình, đƣơng đầu với thực dân Pháp đâu phải vì
quyền lợi của bản thân, mà chính vì lợi quyền của dân tộc dù con đƣờng các ông chọn

đã nhãn tiền bằng sự hi sinh chính bản thân mình. Nhƣng cái chết của họ trở nên bất tử
vì họ đã chết cùng những ngƣời nông dân mà họ hằng quý mến.
2.2.3.2. Con ngƣời - từ hình tƣợng phản diện đến những số phận cụ thể
Phản ánh số phận con ngƣời từ cái nhìn đối cực, thực ra chỉ là nhằm đƣa ra “đối
trọng tự sự” của trƣờng ca, góp phần thể hiện rõ tính sử thi của thể loại và làm nổi bật
lên số phận những nhân vật từ cái nhìn thống nhất. Do đó, phần này, chúng tôi xin
đƣợc trình bày khái lƣợc hơn để thấy rõ sự vận động trong cách phản ánh của trƣờng ca
qua cách nhìn chung - riêng của từng tác giả.
- Giặc ngoại xâm trong trƣờng ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo
đƣợc phản ánh theo xu hƣớng giảm dần yếu tố hình tƣợng chung chung để đi sâu dần
vào từng số phận theo trình tự thời gian xuất hiện của tác phẩm. Tên lính Mỹ trong
Vách đá Hồ Chí Minh của Thu Bồn hiện lên là một đại diện tiêu biểu cho bọn ngoại
xâm phƣơng Tây với tất cả hành động bắn giết man rợ của chúng hòng dập tắt ngọn lửa
đấu tranh của ngƣời dân tộc Tây Nguyên. Nhƣng đến những tên xâm lƣợc Pháp (lẽ ra
phải đƣợc miêu tả nhất phiến hơn) thì ở Ba dan khát, Thu Bồn lại miêu tả nghiêng về
số phận cụ thể, và âm mƣu “khai hóa” của bọn chúng hiện lên một cách rõ ràng

101


hơn:“Mặt chúng đỏ lên nhƣ đất badan/ mắt chúng tháu nhƣ lỗ ong vừa kín mật”
[6,tr.483]; để trên cơ sở đó, cũng trong Ba dan khát, những tên chủ Mỹ xuất hiện với
bộ mặt, âm mƣu “thực dân mới” hơn:“ngài biết uống rƣợu cần/ biết ăn mắm đố/... ngài
lấy vợ Giarai” và khôn ngoan tuyên bố “tôi yêu đất này hơn cả đất mẹ đẻ ra tôi”
[6,tr.496-497]. Ở đoạn cuối trƣờng ca này, giặc ngoại xâm đƣợc lột tả đúng là những
nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lƣợc:“hỡi nƣớc Mỹ những ngƣời làm mẹ làm cha/
có những đứa con đi bỏ xác giữa rừng già/ ta mời đến đây hốt cốt” [6,tr.520]. Và đến
Ngƣời vắt sữa bầu trời, từ hình tƣợng những tên giặc ngoại xâm khát máu, Thu Bồn
nhìn chúng bằng cái nhìn thông cảm cho số phận những nạn nhân:“THÁNG BA TÂY
NGUYÊN cỏ mọc trên những đế giày đã mục những bàn chân - một vệt đen ngòm”

[1,tr.49]. Trong khi đó, dù đƣợc viết trong chiến tranh, nhƣng ở Mặt đƣờng khát vọng,
những tên xâm lƣợc Mỹ đƣợc Nguyễn Khoa Điềm miêu tả cụ thể và sâu sắc hơn so với
Thu Bồn. Bên cạnh những hành động man rợ, thú tính; chúng hiện lên với tất cả những
âm mƣu, thủ đoạn thâm độc, tinh vi. Bản chất kẻ thù không chỉ đƣợc thể hiện qua hành
động mang tính nhất phiến; mà đƣợc đi sâu, lật mở bằng những liên tƣởng triết lý để
hiện lên những số phận cụ thể. Đó“là Giếch, là Giôn, là Tôm là Uých/ Tóc vàng, tóc
nâu, da màu hay da trắng/ Nó ở Uýt-xcôn-xin, Mát-xa-xu-xít hay Flô-ri-đa” [9,tr.119120]; là “Nó” với hoàn cảnh gia đình và quan hệ bạn bè cụ thể:“Nó có bà mẹ biểu tình
trong chiến dịch mùa thu/ Hay thằng bạn ngông nghênh làm giặc lái ngồi tù”
[9,tr.120]. Nghĩa là, ngay từ lúc đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, bọn chúng đã nghiễm
nhiên trở thành nạn nhân trong trò chơi chiến tranh theo học thuyết của những tên chủ
Mỹ “để chỉ là hƣ vô tiếng chuông mịt mùng số lính/ Cứ đêm ngày đồng vọng giữa Oasinh-tơn” [9,tr.126]. Đến Thanh Thảo, những tên giặc ngoại xâm lại càng đƣợc phản
ánh rõ số phận hơn. Từ thủ phạm chiến tranh, chúng lập tức trở thành nạn nhân của
chiến tranh; và cao hơn nữa, là nạn nhân lần thứ hai kéo dài đến thời hậu chiến. Đây là
số phận đƣợc báo trƣớc của những tên xâm lƣợc Pháp:“các ngƣời chết khi đang sống
và chẳng bao giờ sống lại/ theo những điều hứa hẹn trong sách Khải Huyền”
[11,tr.62]. Còn đây là lời tự thú của chính những tên xâm lƣợc Mỹ. Họ thật sự trở thành
nạn nhân lần thứ hai ngay giữa lòng nƣớc Mỹ giàu sang:“ngƣời ta dìm chúng tôi vào

102


tội ác/ chuyện xong rồi họ vẫn sạch tay/ cho tới ngày phán xét cuối cùng/ trƣớc
Thƣợng đế họ bỏ mặc chúng tôi/ chịu mọi đòn trừng phạt” [14,tr.18-19].
- Với lợi thế về độ dài và tính tự sự, so với thơ, trƣờng ca đã phản ánh khá đa
dạng hình ảnh những tên tay sai bán nƣớc. Quá trình phản ánh này đƣợc vận động theo
chiều hƣớng từ những hình tƣợng mang tính phản diện, nhất phiến về tội ác của những
kẻ phản quốc đến những số phận cụ thể khác nhau, để tạo nên những dấu ấn riêng về
loại nhân vật này trong trƣờng ca so với các thể loại khác. Tính nhất phiến thể hiện rõ
trong trƣờng ca Thu Bồn viết trong thời chiến. Đó là hình ảnh tên chánh tổng Lum
trong Bài ca chim chơ rao đƣợc khắc họa theo lối truyện thơ với tất cả sự hung dữ, thú

tính từ hình thức bên ngoài đến sự độc ác, thâm hiểm bên trong của một nhân vật phản
diện. Không ai khác hơn, mà chính hắn là một thế lực đối trọng trực tiếp để đẩy ngƣời
dân Tây Nguyên vào bƣớc đƣờng cùng. Đến Ba dan khát, khi phản ánh đời sống Tây
Nguyên thời trung đại, các tên chủ làng cũng hiện lên đầy tính nhất phiến, nhƣng
không còn rõ nét tính cách nhân vật nhƣ chánh tổng Lum trƣớc đó. Tính nhất phiến ở
đây đã đƣợc đặc tả thông qua hành động cụ thể. Riêng với loại loại nhân vật tay sai
trực tiếp, Thu Bồn khắc họa đầy thú tính, dã man. Đó là tên sĩ quan cùng bọn lính trực
tiếp tra tấn hai chiến sĩ Hùng và Rin. Tuy nhiên, cũng cần nhận ra, ngay khi miêu tả
bọn tay sai, Thu Bồn cũng đã có đề cập đến sự phân hóa trong bản thân hàng ngũ
chúng. Đó là hình ảnh những ngƣời lính canh tù trong Bài ca chim chơ rao đã đƣợc
chính Mai Sao thuyết phục, động viên để trở về với con đƣờng chính nghĩa. Chính sự
phân hóa và phân thân này đã khiến trƣờng ca mang tính thuyết phục cao khi phản ánh
đƣợc sự đa dạng số phận các tầng lớp nhân dân sống trong sự kìm kẹp của kẻ thù.
Thoát khỏi yếu tố nhất phiến, số phận những kẻ lầm đƣờng đã đƣợc khắc họa chân thật
và có chiều sâu hơn:“Anh lính Kinh bao đêm trằn trọc/ Trở mình ngao ngán trên
giƣờng/ Ngoài kia có ngọn gió nào đang gọi/ Con hãy trở về với cố hƣơng” [2,tr.187].
Đến hai trƣờng ca viết về Campuchia sau này, Thu Bồn thể hiện rõ hơn sự phân thân
này qua số phận của những ngƣời dân Campuchia lầm đƣờng theo Pôn Pốt, đặc biệt là
số phận đầy bi tráng của tên tay sai Bơrốc:“tôi đã giết vợ con/ tôi là tên bội phản”. Ý
thức đƣợc tội ác, hắn đã chết trong nỗi niềm ân hận, trong sự thông cảm của ngƣời bạn

103


thân thời thơ ấu (là Omal):“Tôi nâng đỡ tấm thân Bơrốc/ các bạn tôi xé áo làm băng/
nhƣng Bơrốc lặng yên/ trên gò má khô cằn/ giọt nƣớc mắt ứa ra/ Bơrốc chết!”
[7,tr.324]. Loại nhân vật phản diện phân thân này tiếp tục đƣợc Nguyễn Khoa Điềm đề
cập cụ thể hơn trong Mặt đƣờng khát vọng qua hình ảnh số đông thanh niên miền Nam
lầm lỡ đi theo phong trào híp-py, quay lƣng lại nỗi đau mất nƣớc. Họ hiện lên với đúng
thân phận chính mình:“Trong khi nhân dân cần những anh hùng/... Thì chúng tôi sống

hoài sống phí/... Để cuối cùng nhận khẩu súng USA/ Rƣớc trụy lạc mà đau vì trụy lạc”
[9,tr.135]. Trong trƣờng ca Thanh Thảo, số phận những tên tay sai đƣợc thể hiện bằng
cái nhìn sắc lạnh và đa chiều kích, từ những tên tay sai trí thức thời thực dân Pháp
(Huỳnh Công Tấn, Tôn Thọ Tƣờng) cho đến cả những ngƣời hèn nhát, bỏ kháng chiến,
chiêu hồi làm kẻ tay sai. Qua lời tâm sự của Đồ Chiểu, Tƣờng hiện lên không đơn
thuần là nhân vật nhất phiến mà là những tên “tay sai có trình độ”:“Nhớ những lần gặp
gỡ Tƣờng hay chửi ngƣời này ngƣời kia là bất tài mà ngồi đƣợc chỗ cao rằng trời
không có mắt... Ta nghe chỉ im lặng nhƣng trong bụng thầm nghi con ngƣời này”
[16,tr.20]. Chính cách nhìn đa phân này mà Thanh Thảo rút ra triết lý về sự nô lệ,
rằng:“dù nô lệ còm cõi/ hay nô lệ béo tròn/ tận nơi sâu thẳm mỗi con ngƣời/ còn ấp ủ
dấu che nhiều khoảng rộng” [11,tr.54]. Cái “sâu thẳm”, cái “khoảng rộng dấu che” ấy
giúp ta thấy rõ nhân vật phản diện phân hóa và phân thân; đặc biệt là sự phân hóa ngay
chính trong hàng ngũ chúng ta mà duy chỉ có Thanh Thảo là ngƣời dám phản ánh. Đó
là những kẻ từng là đồng chí chúng ta, đã lén lút chiêu hồi, ngồi “cúi mặt lặng câm”
vào “một buổi chiều âm u trên lộ đá”, để rồi sau đó “chỉ cho tụi ác ôn đốt nhà mẹ
nó/... ném lựu đạn vào hầm em ruột nó” [10,tr.41]. Chính cách phản ánh này, trƣờng ca
đã giúp cho ngƣời đọc hiểu sâu hơn về số phận của những kẻ tay sai mà xƣa nay
thƣờng đã quen đƣợc miêu tả theo cái nhìn nhất phiến.
- Trƣờng ca thƣờng đề cập đến những vấn đề lớn của lịch sử dân tộc và thời đại,
đặc biệt là khi viết về chiến tranh; chính vì thế, cái xấu, cái ác vẫn thƣờng dành cho phe
phản diện, cho phía địch. Tuy nhiên, sau chiến tranh, những ngƣời trong cuộc đã có
thời gian ngẫm nghĩ về chính cuộc chiến mà mình đã đi qua, dƣờng nhƣ, trong lòng họ
dấy lên một suy nghĩ giản đơn rằng: nếu phản ánh chiến tranh mà chỉ dành toàn những

104


tốt đẹp để viết về ta, thì vẫn chƣa nói hết những điều mà chiến tranh vốn có. Vì thế,
trƣờng ca viết trong thời bình đã bắt đầu thoát dần tính một chiều khi phản ánh địch ta; đã bắt đầu có cái nhìn phân hóa giữa hai đối lập trong con ngƣời nói chung, đó là:
thiện - ác, tốt - xấu. Ở đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra; cái ác, cái xấu ở những

trƣờng ca viết trong thời chiến của Thu Bồn và Nguyễn Khoa Điềm chỉ dành riêng cho
kẻ thù xâm lƣợc và bọn tay sai bán nƣớc. Nhƣng trong những trƣờng ca viết sau chiến
tranh của mình, Thu Bồn và Thanh Thảo đã có những nhìn nhận rõ hơn, đúng bản chất
hơn đối với cái ác, cái xấu. Nó không chỉ có ở “phía địch” mà còn hiện diện ngay ở
“phía ta”. Thời chiến, kẻ thù tàn phá nƣớc non ta, ngăn cản sự phát triển của dân tộc ta;
giờ là lúc chính những cái ác, cái xấu trong bản thân chúng ta đang trở thành thế lực
cản đà; cần phải đƣợc chính các nhà thơ dũng cảm đƣa ra ánh sáng:
“nhà thơ bƣớc đi trên con đƣờng khó khăn của đạo nghĩa từ chối mọi sự ban ơn cứu
giúp nhƣng bàn tay luôn mở về phía anh em bầu bạn bàn tay nóng bừng thiện chí và
sự tận tụy bàn tay chai sạn của ngƣời suốt đời làm việc vất vả. Sinh ra từ lao động
thơ là kẻ thù của sự hèn nhác. Sống thật thà vô tƣ thơ không sao chịu nổi thói giả
dối và vụ lợi” [16,tr.25].
Với quan niệm nhƣ thế, một số trƣờng ca của Thu Bồn và Thanh Thảo đã mạnh
dạn phản ánh cái xấu và cái ác cả trong hàng ngũ của địch (khi viết về chiến tranh) và
cả trong hàng ngũ của ta (khi viết về quá khứ chiến tranh và hiện tại hòa bình). Thu
Bồn gọi đây là cuộc “tác chiến của lòng tin”, cuộc “tác chiến” giữa những con ngƣời
có “lƣơng tâm thứ thiệt” với những kẻ PHI LƢƠNG TÂM đang mƣợn phẩm hàm
“tiến sĩ LƢƠNG TÂM” cao giọng rêu rao ngay chính giữa diễn đàn [1,tr.57-58]. Thanh
Thảo gọi đó là những “gã cá mƣơng đê tiện những tên cá lục chốt ranh ma” chuyên
“đục nƣớc béo cò”, “rút rỉa thịt xƣơng” để bao nhiêu ngƣời lƣơng thiện phải cam tâm
“chết thảm” [16,tr.19]... Có thể nói, chính sự phản ánh cái xấu, cái ác đa dạng nhƣ trên
đã khiến những trƣờng ca xuất hiện càng về sau càng giảm yếu tố sử thi hoành tráng để
nhận vào mình chức năng sử thi mới, nhằm phù hợp với không khí “sử thi hiện tại thời
bình”.
Nhìn chung, cách phản ánh con ngƣời trong trƣờng ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa

105


Điềm và Thanh Thảo có sự vận động rõ từ những hình tƣợng lý tƣởng, nhất phiến của

trƣờng ca thời chiến đến những số phận cụ thể ở trƣờng ca thời bình. Tuy nhiên, ở mỗi
tác giả sự vận động này có những bƣớc đi khác nhau, phụ thuộc vào ba yếu tố chính
mà chúng tôi đã nêu ở phần trên. Trong đó, sự vận động trong cách phản ánh con ngƣời
của Thu Bồn xem ra là khó khăn và dích dắc nhất. Đôi khi do chủ đề, do thời điểm
sáng tác và mục đích sáng tác; nên có những trƣờng ca Thu Bồn chấp nhận có sự lặp
lại khi phản ánh về con ngƣời, đặc biệt là nhân dân và ngƣời lính. Nếu trừ những
trƣờng ca viết về Campuchia thì cách phản ánh nhân dân, ngƣời lính trong những
trƣờng ca của Thu Bồn sự vận động là dễ thấy từ Bài ca chim chơ rao đến Chim vàng
chốt lửa (thời chiến) và Ba dan khát đến Ngƣời vắt sữa bầu trời (thời bình). Nguyễn
Khoa Điềm chỉ viết một truờng ca nên so sánh với Thu Bồn và các trƣờng ca chiến
tranh, về cách phản ánh con ngƣời là có sự vận động mang tính đột phá và đặt nền tảng
về cách thể hiện nhân vật số đông với những số phận lịch sử cụ thể. Ở Thanh Thảo, sự
vận động này là rõ nét nhất và mỗi trƣờng ca dù viết về quá khứ hay hiện tại đều cứ
theo trình tự thời điểm xuất hiện mà tạo nên một cách phản ánh độc đáo trong cái nhìn
của sự vận động và ý thức đổi mới cao. Đặc biệt là cái nhìn đa chiều kích khi phản ánh
thân phận mỗi con ngƣời.
2.3. Hiện thực máu lửa và khát vọng bình yên qua những biểu trƣng nghệ
thuật tiêu biểu
Nghiên cứu trƣờng ca Việt Nam, chúng ta bắt gặp rất nhiều những biểu trƣng
nghệ thuật. Ở đây, chúng tôi chỉ xem xét những biểu trƣng mang tính nổi trội đƣợc
xuất hiện với độ lặp cao trong quá trình phản ánh cuộc sống, con ngƣời của trƣờng ca
Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo. Tất nhiên, mỗi tác giả sẽ có những biểu
trƣng riêng độc đáo mà chúng tôi đã có đề cập ở những phần khác. Trong phần này,
chủ yếu tập trung thống kê, phân tích những biểu trƣng xuất hiện nhiều mà cả ba tác
giả đều đề cập nhằm góp phần làm nên tính sử thi hoành tráng của trƣờng ca trong quá
trình phản ánh cuộc sống và con ngƣời.
2.3.1. Mặt đất cỏ xanh và bầu trời lửa đỏ
Nhƣ chúng ta đã biết, văn học nói chung và trƣờng ca viết về cuộc kháng chiến

106



chống Mỹ nói riêng thƣờng đề cập đến sự đối kháng dữ dội giữa ta và địch, giữa sự
hủy diệt bạo tàn của giặc và sự sống bất diệt của dân tộc ta, chính vì thế, hình ảnh bầu
trời mờ mịt khói lửa, chớp lóe của đạn bom chiến tranh và sự chịu đựng đến nhẫn nhục
và sức vƣơn lên của mặt đất qua hai màu xanh - đỏ đã trở thành những biểu trƣng thẩm
mỹ cơ bản của văn học viết về đề tài chiến tranh. Điều cần lƣu ý đầu tiên ở phần này,
chúng tôi xin đƣợc thƣa trƣớc, đó là: “sự đối lập” ở đây không chỉ là đối lập thông qua
đối xứng giữa hai biểu trƣng (Mặt đất với Bầu trời, Cỏ xanh với Lửa đỏ), mà còn là sự
đối lập nội tại trong từng biểu trƣng. Nghĩa là riêng bản thân “Mặt đất cỏ xanh”, riêng
bản thân “Bầu trời lửa đỏ” đã là một đối lập lô-gic giữa hủy diệt bạo tàn và sự sống bất
diệt. Hai màu sắc đi kèm tạo ấn tƣợng giữa trời và đất ấy, xét về bình diện màu sắc đơn
thuần thì đối lập, song xét về trƣờng nghĩa biểu hiện lại có khi là thống nhất, vì sẽ có
hiện tƣợng: “Trời xanh” bình yên, bất diệt và “Mặt đất đỏ lửa” chiến tranh, hủy diệt.
Trƣớc khi đi vào phân tích cụ thể, chúng tôi xin đƣợc thống kê tần suất xuất hiện của
những biểu trƣng này trong trƣờng ca của ba tác giả:
TT
1
2
3

Tác giả và số trƣờng ca
Thu Bồn (8 trƣờng ca)
Nguyễn Khoa Điềm (1 tr.ca)
Thanh Thảo (8 trƣờng ca)

Mặt đất cỏ xanh
461 lần
130 lần
412 lần


Bầu trời lửa đỏ
693 lần
66 lần
677 lần

- Khi đất nƣớc bị ngoại xâm, cả bầu trời chết lặng, mặt đất ngùn ngụt lửa. Trời
có mây, mây cũng “ngùn ngụt cháy”. Đất nƣớc bị đe dọa, từng cột “khói báo nguy”
vƣơn lên giữa trời nhƣ những cánh tay kêu cứu:“khói báo nguy nhƣ cánh tay vói lên
trời lặng gió” [11,tr.11]. Đất có cỏ cây, tất cả đều đau thƣơng vì sự tàn phá dữ dội.
Nhƣng cũng chính lòng căm thù ngút trời mây ấy mà lửa tiến công của dân tộc cũng
bừng lên đốt rụi quân thù:“Những đỉnh núi xƣa bừng ngọn lửa/ Khói lên ngùn ngụt
cháy trời mây/ Lửa ta bay đốt loài dơi sắt/ Đã rắc đau thƣơng trên mảnh đất này”
[2,tr.211]. Bom đạn giặc làm trời cũng chao nghiêng, những tao nôi bình yên với tiếng
ru hời muôn thuở bị đảo lộn cùng trong sự chao đảo của vô vàn ngang trái:“Bốn tao
nôi day khung trời ngang trái/ Mẹ đƣa ta vào đời/ Thành phố đầy bóng giặc/ Thành
phố đầy bóng ngƣời ngửa tay” [9,tr.127]. Ngột ngạt bao trùm, đám cháy đã lan khắp

107


mọi nơi, tỏa hơi nóng chiến tranh lên trên những đổ nát, tàn rụi, chết chóc. Cơ chừng
nhƣ cả mặt đất là một lò lửa khổng lồ:“Cả thành phố đã trở thành lò lửa... Thỉnh
thỏang ngƣời ta trông thấy những ngƣời Nam Kỳ bị chặn lại và tìm cách để thoát khỏi
đám cháy” [17,tr.47]. Mặt đất cũng ngập đầy xƣơng trắng, rờn rợn tím những hồn hoa
chết trong oan nghiệt:“bông hoa tím những oan hồn mới mọc/ khắp đất này xƣơng
trắng cỏ hoang” [8,tr.369]. Máu loang khắp mặt đƣờng:“Máu thắm sâu xuống mỗi mặt
đƣờng”, nhuộm đỏ cả màu áo trắng ngây thơ:“Máu đỏ rực trên nền áo trắng”. Nhƣng
phải lấy máu trả máu, lấy máu mình trả nghĩa nƣớc non:“Hãy nâng máu ta lên làm
ngọn cờ hồng/ Trên cao điểm gian truân mùa giữ nƣớc!” Vì hơn ai hết, ngƣời Việt

Nam hiểu rằng:“Máu càng thắm Tự do càng chói sáng/ Máu Việt Nam, máu yêu nƣớc
tƣơi hồng!” [9,tr.166-167]. Ngột ngạt đến bi thƣơng, trời xanh cũng “nín thở”, lòng đất
“mƣớt mồ hôi”:“trời xanh nín thở/ vách hầm trán mẹ mƣớt mồ hôi” [14,tr.13]; tiếng
rủa nguyền “bầm tím” cả trời cao:“tiếng đay nghiến mấy tầng trời bầm tím” [11,tr.15].
Cây đa, giếng nƣớc đầu làng - biểu tƣợng của sự bình yên muôn thuở của làng quê Việt
Nam; từ trời cao, những tên giặc lái đã phá tan vòm trời bình yên ấy. Miệng giếng vành
vạnh tròn bị bom dội tan hoang, nƣớc giếng trong ngầu đục:“giặc Mỹ đến tự trời cao
bổ nhào xuống giếng/ những trái bom” [5,tr.246]. Từ trong máu lửa đau thƣơng, những
đôi mắt hận thù đã dàn trận lửa:“Đôi mắt trận lửa rừng dữ dội/ Rực dƣới vầng trán
nhô cao một quả đồi” [2,tr.191]. Nung nấu căm hờn, những ánh mắt lóe lên, sắc nhƣ
dao cứa vào “da thịt bầu trời” nhƣ lời thúc giục:“ánh mắt/ rạch tiếng kêu vào da thịt
bầu trời” [15,tr.47]. Những bàn tay chứa chất căm thù đã đồng loạt bóp cò, cả bầu trời
tràn ngập lƣỡi lê bay và vang dội nghìn tiếng nổ:“nghìn tiếng nổ vang lên từ nghìn
ngón tay/ bầu trời nằm nghiêng trên những lƣỡi lê bay/ quân tình nguyện ào ào nhả
đạn” [8,tr.431]. Rồi từ ngọn lửa của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, lửa đƣợc chuyền đi qua
từng số phận:“Ngọn lửa/ một đêm thiêu rụi đồn Ba Tơ/ đã nén lại chuyền sâu vào từng
số phận” và dữ dội hơn cả lửa:“tiếng nổ vỡ ra những dòng nham thạch/ vọt lên từng
khối lửa khổng lồ” [15,tr.46-47]. Ngọn lửa cát lại càng dữ dội hơn:“cát không đau/
ngỡ tình cờ cát bùng lên ngọn lửa/ đến nỗi chẳng mấy ngƣời nhìn thấy/ nhƣ núi Bút
thảo lên trời xanh/ những dòng thơ vô hình/ nhƣ lời hịch vó ngựa phi dồn dập”

108


[15,tr.60]. Rõ ràng lửa ẩn trong thơ và thơ chứa lửa:“Ấy là khoảnh khắc vĩnh cửu khi
nhà thơ thành chiếc cầu thông hai cõi những khát vọng mà cái chết cũng không dập tắt
nổi đã cháy lên ngọn lửa và ngọn lửa tìm thấy khoảng chiếu sáng qua những dòng
thơ” [16,tr.26]. Cơ hồ nhƣ nhìn đâu cũng thấy lửa; dù rực cháy giữa đô thành:“Mở thế
trận với muôn trùng thế trận/ Khép vòng vây dội lửa xuống đô thành” [9,tr.176] hoặc
tiếng chớp xé giữa trời, ai biết lửa phát từ trời hay lửa bùng lên từ đất:“Cơn sấm rền

chớp xé tầng mây/ lúa phất cờ đứng dậy/ những hàng cây bùng cháy” [12,tr.81]. Và
cháy lên dữ dội:“Máu thề đỏ ánh dấu ngực trần” [2,tr.212], trời đất quay
cuồng:“Tiếng chinh chiêng đảo trời ngây ngất/ Mỗi tiếng chiêng lóe lửa trời/ Ơi ới
tiếng ngƣời tiếng cồng gào thét/ Những hòn đá nhọn nắng lên hơi” [2,tr.215]. Cuộc đối
đầu giữa ta và địch là cuộc đối đầu máu lửa, dữ dội; kẻ thù thì dùng mọi sức mạnh, mọi
thủ đoạn dã man để hòng tàn phá, hủy diệt; dân tộc ta bằng nội lực của chính mình với
sức mạnh cuả cuộc chiến tranh nhân dân đã trút lửa căm hờn vào đầu bọn giặc để đi
đến thắng lợi cuối cùng.
- Trong cái ác liệt của máu lửa chiến tranh làm chao đảo cả đất trời, làm cháy
bùng lên những đám lửa dữ dội giữa thế trận địch - ta ấy, bản thân các biểu trƣng đã
chứa bên trong nó ý chí, khát vọng của toàn dân tộc. Kẻ thù muốn phủ chụp bóng tối
chết chóc xuống đời sống nhân dân ta nhằm thực hiện âm mƣu cƣớp nƣớc. Nhƣng từ
trong bóng tối, có những ngƣời lặng lẽ băng qua hiểm nguy, đi theo ánh rọi mờ ảo của
sao trời ngay giữa trận càn của giặc:“chúng tôi lặng lẽ rút về địa hình/ sáng quắc một
trời sao giữa trận càn của giặc” [10,tr.37]. Họ đi trong “bùn và máu”, gian khổ và chết
chóc, hi sinh với niềm tin sẽ dựng lên ngọn sóng nhƣ một cột đá trắng, lao qua mù mịt,
dâng ngập tận trời:“bùn và máu/ dựng ngọn sóng ngang trời bằng đá trắng/ đêm đêm/
trên đỉnh sóng bập bùng lửa đuốc/ những cặp mắt tinh khôn phóng qua mù mịt/ lao xao
tiếng các anh về” [11,tr.10]. Không có dân tộc nào mà ý chí quyết thắng mãnh liệt đến
lạ lùng nhƣ dân tộc chúng ta. Dù trải qua đến tận cùng mất mát, đau thƣơng, ngƣời dân
Việt vẫn thờ phụng trong lòng mình một niềm tin bất diệt:“trên nóc hầm dựng một
trang thờ”. Cái trang thờ ngƣời đã chết đặt ngay trên nắp hầm tránh đạn của nhà mình.
Căn nhà mà đêm đêm anh vẫn len lỏi đạn bom tìm về để thắp nén nhang thổi bùng lên

109


ngọn lửa, đốt thành ngọn “đuốc đỏ rần cơn giận” dồn cho trận chiến đấu tích chứa sức
mạnh cả một đời:“trong ánh đuốc đỏ rần cơn giận/ chính đây là trận đánh của đời
cha!” [10,tr.39] để “Cho Tổ quốc lừng danh hiển hách/ Những đôi mắt xanh thèm khát

mảnh trời xanh” [2,tr.221]. Chính vì lòng yêu thƣơng quê hƣơng đất nƣớc, tình yêu
thƣơng con ngƣời nặng trĩu trong tim mà họ dồn cả sức mạnh của mình vào cuộc chiến
đấu với niềm tin mãnh liệt:“Mang yêu thƣơng trĩu nặng con ngƣời/ Trời vẫn xanh màu
trái cây tƣơi/ Gƣơm đã sáng, kéo lƣỡi dài tia chớp/ Ƣớc mơ dựng trên đầu gƣơm giáo
rợp” [3,tr.238]. Mỗi ngƣời một số phận, nhƣng chung một lòng căm thù, nên “mỗi
chiếc xuồng” con đã thắp lên “ngọn đuốc”, cùng “chèo” con thuyền đấu tranh bằng
những “mái chèo” đồng nhịp một ý chí lớn lao; mà một khi những “mái chèo” đã
“nhúng vào lửa” rồi thì cả bầu trời chói sáng một niềm tin:“dƣới ngôi sao của riêng
mình/ nhƣng mỗi chiếc xuồng đã thắp lên ngọn đuốc/ mái chèo nhúng vào lửa/ bầu trời
những đám mây sáng chói” [11,tr.7]... Chung ý chí, trọn một niềm tin, trong chiến
tranh, ngƣời Việt Nam dù ở nơi đâu vẫn cùng một khát vọng cháy bỏng, đó là có đƣợc
một cuộc sống bình yên giữa một đất trời không còn tiếng súng. Họ gắn chặt đời mình
vào đất nƣớc, gửi ƣớc mơ đến những mầm xanh nhú lên ngay trên đất cằn sỏi đá nhƣ
thuở nhỏ bình yên nằm dƣới bóng hàng thông trên mặt đất, ngửa mặt nhìn trời để tâm
hồn bay lên cùng tiếng chim trên cành cây cao:“Cắm chặt vào đời ôm ghì đất nƣớc/
Trên đất cằn sỏi đá nhú mầm xanh/ Hàng thông ơi! Đất ta nằm thời trẻ dại?/ Con chim
huýt cô bay huýt trên cành” [2,tr.198] và cả trên nền trời xanh biếc:“chim bay nhƣ hạt
thóc vừa mọc cánh bay đi/ tiếng hót ríu ran đan kín trời xanh” [5,tr.242]. Thả hồn
cùng những cánh diều tuổi nhỏ, khát vọng kéo về cả “sắc trời xanh” của cuộc sống
bình yên:“Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ/ Biết kéo về cả một sắc trời xanh”
[9,tr.114], và vƣơn tới cả những chân trời kháo khát, những miền đất ƣớc mơ, những
biển khơi ngập ánh mặt trời, gửi cả khát khao đến những vì tinh tú:“Ta lớn lên khao
khát những chân trời/ Những mảnh đất chân mình chƣa bén đƣợc/ Những biển khơi
chứa mặt trời đỏ rực/ Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh” [9,tr.141]. Đã từng
lăn thân trong máu lửa, áp chặt lồng ngực trẻ vào lòng đất mẹ yêu thƣơng, hơn ai hết,
những con ngƣời đi qua chiến tranh càng hiểu sâu về lòng đất mẹ:“trái tim đập với đất

110



sâu/ nên nghe rõ đất nói câu về ngƣời” [8,tr.427-428]. Trên mặt đất gian truân ấy, họ
gửi ƣớc mơ vào những khoảng mƣợt êm của cuộc sống yên bình:“chỗ sóng liếm vào
bờ cỏ mƣợt/ lƣỡi trăng mềm dịu xanh” [7,tr.282] cùng những giấc mơ “thênh thênh’
cháy khát đến mặt trời:“em bé ngồi thổi sáo bên sừng trâu/ thênh thênh giấc mơ mặt
trời/ nghé ngọ mùa này cỏ lên non xanh/ chiều chiều lá tre phơ phất” [14,tr.30]. Khát
vọng ngây ngất muốn giơ tay ôm choàng cả đất trời cao rộng:“Ôi phút đó ta vùng lên
ngây ngất/ Muốn ôm choàng hết tất cả trời mây/ Trái tim ta nặng trĩu những mê say/
Sẽ gieo xuống làm âm vang mặt đất” [9,tr.142] và vƣơn đến tầm nhân loại bao la:“Đi
hết đỉnh non cao của nƣớc non này/ Lòng mơ tới trời xanh nhân loại/ Vầng chữ kia
nhƣ cầu vồng sáng chói/ Trong trái tim sâu thẳm con ngƣời” [3,tr.240].
- Theo triết lý Âm Dƣơng thì mọi vật tồn tại và phát triển đƣợc chính là do sự
tác hợp một cách thống nhất giữa hai mặt đối lập theo kiểu “Đất sinh - Trời dƣỡng”. Vì
thế, sự đối lập biểu trƣng thẩm mỹ ở đây là một đối lập lô-gíc, tồn tại xoắn quyện trong
nhau và nƣơng tựa vào nhau. Ở đây là cuộc sống chiến tranh với sự đối lập giữa sự hủy
diệt bạo tàn của kẻ thù và sự sống bất diệt cùng ƣớc mơ của toàn dân tộc. Muốn đi đến
thắng lợi cuối cùng tất phải trải qua mất mát, hi sinh, vì thế:“Đời cha có hóa ra than
củi/ Đời con rực cháy lửa trong tim” [2,tr.188]. Đất nƣớc đang thanh bình:“Quê hƣơng
ta con trâu con bò gặm cỏ/ Nai nhảy từng bầy trên đám cỏ non” bỗng nhiên giặc đến
khiến “giờ đây tơi bời lửa cháy/ Lúa trên nƣơng vàng vọt héo hon” [2,tr.189]. Con
đƣờng dẫn đến tình yêu năm nào, giờ bỗng không còn dấu chân hò hẹn, bờ cỏ mƣợt êm
từng ngồi tình tự, giờ hoang vu bởi bom đạn chiến tranh:“Những con đƣờng xƣa dẫn
đến tình yêu/ Giờ cỏ mọc và găm đầy mảnh đạn” [5,tr.247]. Từ trong ngục tù tăm tối,
tiếng hát vẫn vút lên trong trẻo, phả vào nhà lao đen tối, ánh sáng của niềm tin bất diệt,
của một “tình yêu ngạo mạn” không một chút đớn hèn:“Tiếng hát vút lên trời trong
sáng/ Một tình yêu ngạo mạn giữa pháp trƣờng/ Rạo rực cuộc đời cô gái trẻ/ Nhƣ bông
lúa sáng nay vừa trổ trên nƣơng” [2,tr.210]. Đối lập nối tiếp đối lập, nhƣng cuối cùng,
“vòng hoa” chiến thắng đã nở bùng trong lửa đỏ, không biến thành “hòn than quỳ lạy”
nhƣ ý định của kẻ thù:“Bay định đốt ta thành hòn than quỳ lạy/ Trong ánh lửa hồng ta
xuất hiện một vòng hoa!” [2,tr.216]. Cho nên, dù cuộc kháng chiến có trải qua muôn


111


vàn gian khổ, lúc tiến lúc lùi, lúc thắng lúc bại, thì ngọn lửa niềm tin chiến thắng vẫn
bất diệt cháy đằm sâu trong ánh mắt mỗi ngƣời:“những thăng trầm bao năm tháng
chiến khu/ không dập nổi ngọn lửa đằm trong mắt” [10,tr.23]. Đó là ngọn lửa của hận
thù đằng đẵng, đồng thời cũng là ngọn lửa của tình yêu bất diệt:“Lửa đã cháy hồng
hào mặt đất/ Mùa chín tình yêu, mùa chín hận thù” [9,tr.155]. Càng đối lập, ta càng
nhận ra mối liên hệ vô cùng lô-gíc của những biểu trƣng:“từ trong lòng đất tôi nghe/
sau bom rách xé tiếng ve lại đầy/ bàn tay cầm khẩu súng này/ ấm nhƣ cầm một mầm
cây nhựa bừng” [10,tr.15-16]. Những “tình yêu” - “hận thù”, “tiếng bom rách xé” “tiếng ve lại đầy”, “cầm khẩu súng” - “cầm một nhành cây nhựa bừng”, rồi thì “Máu
đỏ” - “áo trắng”, “máu thắm” - “Tự do chói sáng”... đều là những đối lập tƣởng chừng
ngƣợc chiều nhau nhƣng lại thống nhất lẫn nhau:“Máu đổ rồi! Máu học sinh sinh viên/
Máu đỏ rực trên nền áo trắng/ Máu càng thắm, Tự do càng chói sáng/ Máu Việt Nam,
máu yêu nƣớc tƣơi hồng!” [9,tr.166]. Kẻ thù muốn tàn sát màu xanh, nhƣng rồi màu
xanh vẫn không bị hủy diệt, cỏ vẫn mọc gọi mời sự sống:“Bom chúng ném vang từng
tọa độ/ Nhƣng hạt dẻ gai rơi giòn mặt cỏ/ Đủ dƣ âm gọi lũ sóc rừng” [9,tr.168]. Dù
trải qua bao hoạn nạn, ngƣời Việt Nam luôn tin rằng: sau mùa đông ảm đạm, xuân sẽ
về với rộn rã tiếng chim, trong veo giọt nƣớc cùng “vẻ tƣơi sáng trên gƣơng mặt con
ngƣời”:“cây cô đọng màu xanh từ ngực đất/ ai cũng biết rồi mùa xuân sẽ đến/ một
tiếng chim bên đƣờng trong veo giọt nƣớc/ sẽ nhắc lại/ vẻ tƣơi sáng chảy tràn gƣơng
mặt những ngƣời yêu” [10,tr.28]. Bằng một “ẩn dụ cỏ” với hình ảnh vô cùng độc đáo
“những ngọn sóng màu xanh của đất”, Thanh Thảo đã “bình yên hóa”, xua đi những
ấn tƣợng buồn của chiến tranh để sự sống tiếp tục tồn tại và vƣơn lên theo quy
luật:“những ngọn sóng màu xanh của đất/ tràn qua các mộ bia/ dây bí bò lan hoa nở
vàng/ cỏ mọc cho bò gặm cỏ” [14,tr.44-45].
Từ những biểu trƣng nghệ thuật trên, ta dễ nhận ra đặc điểm chung của trƣờng
ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm và Thanh Thảo. Tuy nhiên, cái phong cách thơ hùng
vĩ, dữ dội của Thu Bồn khiến biểu trƣng nổi trội nhất chính là “lửa đỏ” giữa “núi
rừng”. Nguyễn Khoa Điềm phản ánh trực diện cuộc đấu tranh trên đƣờng phố miền

Nam nên nổi trội với biểu trƣng “Máu đỏ” trên “mặt đƣờng”. Còn Thanh Thảo rực lên

112


ở những “tia chớp” từ trời cao soi xuống một mặt đất ngập tràn sắc “Cỏ”.
2.3.2. Núi rừng và sông biển
Nhìn một cách cơ học thì có vẻ nhƣ Núi rừng và Sông biển là một cặp đối lập,
nhƣng xét về mặt lô-gíc thì nó lại thống nhất, bởi cội nguồn của biển là sông, cội nguồn
của sông lại là suối (ở rừng) và thác, ghềnh (ở núi). Cho nên, sự liên kết giữa núi rừng
với sông biển nhƣ là một giao thoa tất nhiên của văn hóa, đã đƣợc nhiều nhà văn hóa
bàn đến. Trƣớc khi đi vào phân tích cụ thể cặp biểu trƣng nghệ thuật này, chúng tôi xin
đƣợc thống kê tần suất xuất hiện trong trƣờng ca của ba tác giả:
T
T
1
2
3

Tác giả
và số trƣờng ca
Thu Bồn (8 trƣờng ca)
Nguyễn Khoa Điềm (1 tr.ca)
Thanh Thảo (8 trƣờng ca)

Núi rừng
(Cả thác, ghềnh, suối)
622 lần
36 lần
156 lần


Sông biển
(Cả gió, bão, lũ, sóng, cát)
67 lần
103 lần
550 lần

- Trong mọi cuộc chiến tranh, núi rừng, sông biển trở thành chứng nhân của
hiện thực dữ dội, máu lửa chiến tranh:“Rừng chiến khu vang ầm tiếng súng” [2,tr.204].
Khi kẻ thù dồn ta vào “những cánh rừng xanh không Tổ quốc” hòng làm ngƣời dân
miền núi quên đi nhiệm vụ nƣớc non, cũng là lúc “núi rừng thét lên đồng loạt” khiến
lòng căm thù nhƣ ngọn lửa cháy bừng lên:“Cả núi rừng thét lên đồng loạt!/ Đó là năm
dƣới thời giặc Pháp/ Chúng hất hàng chục chòi Tà-ôi ra khỏi bản đồ/ Đẩy họ vào
những cánh rừng xanh không Tổ quốc/ Chính lúc đó/ Lửa đã cháy lên!/ Lửa ngàn đời
từ mỗi bếp cháy lên!” [9,tr.144]. Núi rừng cũng là nơi chứng kiến những gian khổ, khó
khăn mà ngƣời lính đã trải qua, đó là những “cơn sốt đạn bom” đến với ngƣời khiến
núi rừng cũng chao đảo ngả nghiêng:“Đêm cơn sốt B.52 rừng nghiêng ngả/ chúng
mình nằm bên nhau/ nghe tầng cây rào rào nhƣ mƣa xuống” [10,tr.13]. Những dốc núi
cao, những dòng suối vắng đã chứng kiến bao khó khăn, gian khổ của con ngƣời:“bụng
đói mắt hoa hơi thở nặng/ đoàn ngƣời vƣợt dốc về đỉnh cao/ lội suối nƣớc khỏa giùm
dấu vết/ nửa đêm nghe gió hú cồn cào” [15,tr.52-53]. Rừng núi và những dòng sông
còn nhận lãnh sự trả thù đê tiện vì sự thất bại thảm hại của kẻ thù:“Vì một cuộc hành
quân phải hủy diệt hàng vạn mẫu cây rừng/ Vì một đòn pháo kích ở Plây-cu phải trả

113


đũa xuống sông Hồng Hà Nội” [9,tr.123]. Những cánh rừng bốc cháy dữ dội vì sự hủy
diệt bạo tàn của chúng:“Những cánh rừng bốc cháy/ trút lá vàng về với đất đen”
[8,tr.366]. Sự tàn phá ác liệt và dữ dội nhƣ một trận bão rừng:“ngọn gió quẩn bốn bề

vách núi/ ầm vang cây gãy giữa rừng già” [15,tr.7]. Sức tàn phá đến ngọn gió cũng “bị
thƣơng”, trăng cũng vỡ tan giữa rừng đêm:“đám lá cháy bên sông/ ngọn gió bị thƣơng
hú hét trong rừng/ mảnh trăng ớn lạnh vỡ tan” [11,tr.51]. Cũng là những khoảng thời
gian im lặng, căng thẳng đầy đe dọa trƣớc khi cuộc chiến diễn ra:“đêm đen chứa nhiều
bí ẩn của khu rừng/ bầy đom đóm hãy kéo đêm dài ra thêm nữa/ khu rừng này có ngƣời
em chƣa ngủ/ trời sáng rồi trận đánh sẽ diễn ra” [5,tr.251]. Không chỉ có núi rừng,
cuộc chiến tranh diễn ra trên mặt biển, dòng sông cũng vô cùng ác liệt và dữ dội:“mỗi
dòng sông vật vã đến bạc đầu” [11,tr.60] và ngập tràn xƣơng máu:“biển mặn dòng
sông đỏ máu ngƣời” [5,.245]. Dòng sông Ba hiền hòa đã từng chứng kiến bao đồng chí
bị kẻ thù dìm dƣới đáy sông, máu tuôn đỏ trôi theo dòng nƣớc:“- Bay nhớ không bao
đồng chí tao đã chết/ Bay đóng cọc dìm dƣới đáy sông Ba/ Dân tộc tao căm thù đầy
bụng/ Máu đỏ dòng sông nƣớc chữa nhòa” [2,.194]. Đau thƣơng, tang tóc nghẽn dòng,
khiến:“dòng sông hẹp nhƣ một dòng nƣớc mắt” [6,.472] và biển bao la xanh cũng
nhuộm đỏ máu đào:“Quân thù cầm lƣỡi dao hiềm khích/ Dìm chúng ta trong biển máu
đào!” [2,tr.191]. Hiền lành, trầm lắng nhƣ Hƣơng giang mà khi quân thù đến ai cũng
thấy gƣơng mặt mình trào lên nỗi đau và lòng căm giận khi soi bóng mình xuống mặt
sông:“Trăm năm rồi ta đếm bƣớc sông Hƣơng/ Vẫn soi thấy niềm đau và nổi giận/
Khuôn mặt trẻ bỗng già trên lớp sóng/ Ngẩng đầu lên ta thấy mặt quân thù!”
[9,tr.116]. Và tuổi trẻ đã ra đi bằng sức mạnh trăm sông, nghìn thác của lứa tuổi đời
mình, dập tắt lửa chiến tranh dù có phải lấy máu xƣơng mình ra dẹp tan đám
cháy:“tuổi trẻ biến trăm sông thành thác/ dập tắt lửa chiến tranh bằng máu đời mình”
[1,tr.14].
- Ý chí tất thắng thể hiện ở sức mạnh tích chứa của lòng căm hận làm nên trận
bão rừng rung chuyển, tấn công nhƣ vũ bão trút xuống đầu thù:“Lim sến trong rừng
trốc gốc/ Làm cơn bão tố rung động ngàn cây/ Đá nhào đất chuyển rung gầm thét/
Mƣa nguồn dâng nƣớc suối tràn đầy” [2,tr.217]. Trận đánh diễn ra ác liệt nhƣ trăm con

114



suối dữ đƣợc sổ lồng tuôn trào, đập vỡ cả lòng khe chật hẹp:“núi soi ánh chớp nhận
mặt ngƣời/ nƣớc đã bỏ lòng khe chật hẹp/ mƣa tháo lồng trăm con suối chồm lên”
[5,tr.249]. Nỗi hờn căm khiến dòng sông hiền hòa cũng trùng trùng sóng dậy:“Ta quay
nhìn. Sông đã hóa mênh mông/ Từ trầm tƣ, sông vỗ sóng trùng trùng” [9,tr.119]. Cuộc
đọ sức ác liệt diễn ra nhƣ một tất yếu trong sự thét gầm dữ dội của lòng yêu nƣớc “ngất
trời”:“Đất Nƣớc/ Đang gầm lên trong sóng gió ngất trời/ Hàng chục triệu thƣớc khối
nƣớc đang lao vào mặt đất” [9,tr.148]. Và cuối cùng, từ núi rừng, từ sông biển; ngọn
sóng khởi nghĩa đã dậy lên thành cơn bão quét tan bóng tối quân thù trong nhịp quân
hành hùng binh dữ dội:“cơn bão đã trở lại/ không cãi vã/ không ngập ngừng/ từ biển
và từ núi/ những ngọn sóng mặt trời/ chúng ta đi/ cơn bão quét những vùng tối tăm
trên mặt đất/ ngƣời đứng dậy bàn tay nắm chặt/ một hai... đi một hai...” [15,tr.56-57].
Cả thành phố đã vùng dậy, tấn công vào dinh lũy kẻ thù mang ý chí lớn của “con cá
kình xuống biển”:“Thành phố ơi, những mái ngói ngang trời/ Mang dáng lớn con cá
kình xuống biển/ Sóng đã vỗ bừng bừng trên sáu huyện/ Dậy lên rồi! Thành phố dậy
mà đi!”[9,tr.174]. Biểu trƣng núi rừng, sông biển còn thể hiện khát vọng về cuộc sống
yên bình cùng những mơ ƣớc của toàn dân tộc. Đó là ƣớc mơ bình thƣờng về một cuộc
sống tự do của những ngƣời dân miền núi Tây Nguyên:“Rẫy của mình ăn ba trái núi/
Dàn khinh khung bằng bốn nhà rông/ Con heo rừng đứng nghe ngơ ngẩn/ Con nai chui
rào bỏ chạy lên dông” [2,tr.173], của những ngƣời dân biển với cuộc sống lao động và
sinh hoạt bình dị nhƣ vốn có của một thuở bình yên:“những gánh cá ngời ánh bạc/
Bàn chân thoăn thoắt chạy đi nhanh/ Bờ biển lặng em cao giọng hát/ Nƣớc thủy triều
lên rào rạt ghe mành” [2,tr.185]. Một cuộc sống chứa chan tình nghĩa keo sơn của mối
tình Kinh - Thƣợng:“Cả cuộc đời hai ngƣời gắn bó/ Hai con suối giao hòa chảy đên
một dòng sông” [2,tr.170]. Họ gửi những ƣớc mơ của mình về một cuộc sống hiền hòa,
bình dị, tƣơi vui:“Gió ơi! Ta muốn hòa vào trận gió/ Vuốt ve những sợi khói lam chiều/
Ta sẽ thổi lên những đồi nắng lửa/ Hớn hở mặt ngƣời cây lúa thân yêu” [2,tr.208].
Cuộc sống mới với những khát vọng về cơm no áo ấm đã hiện lên trong nhịp sống hòa
bình:“núi rừng vẽ lại những bức tranh/ có nhiều lần bên hồ nƣớc long lanh/ tôi ngắm
mãi những bông sen mọc trong kẽ đá” [1,tr.12]. Đó là lúc con ngƣời đƣợc sống thoải


115


mái, vô tƣ, tự nhiên “ngụp lặn” thỏa thuê giữa lòng sông trong vắt, ngƣớc nhìn trời,
nhìn rừng trong ánh mắt chứa chan:“đƣợc cƣời vang/ nằm lăn trên cát ấm/ đƣợc ngụp
lặn hết mình dòng sông đẫm/ đƣợc bè bạn với đá với trời xanh với rừng” [10,tr.10].
Cuộc sống bình yên ngập tràn tiếng hát, tiếng hát vui vô tƣ nhƣng không vô tâm mà
luôn gợi nhớ về những ân nghĩa đã đi qua:“trái tim anh rung giữa những dây đàn/ giữa
những dây đàn bỗng dòng sông chảy xiết/ và cô gái hiện lên đột ngột/ cất giọng hát
nhƣ một luồng gió ngƣợc/ cuốn ta về nguồn sông” [10,tr.18].
- Xét theo triết lý Âm Dƣơng về phƣơng diện tính chất sự vật thì giữa Núi rừng
và Sông biển đối lập nhau, một bên là đứng yên, tự tại; một bên lại chuyển động, linh
hoạt. Tuy nhiên, trên bình diện của quy luật tự nhiên thì hai đối tƣợng này lại có quan
hệ khắng khít và chuyển hóa lẫn nhau. Chính vì lẽ đó mà hai biểu trƣng này, chúng tôi
không xem là đối lập nhau mà xét theo trƣờng liên tƣởng mang tính lô-gíc nhân quả
trong nội tại của từng biểu trƣng:“Đáp lời anh có tiếng vọng núi rừng:/ “Hồ Chí Minh
muôn năm!/... tiếng đại liên nổ/... Máu vọt ra mở đƣờng cho vách đá bay lên”
[3,tr.237]. Là một dân tộc sống “vì tƣơng lai” nên ngƣời Việt Nam dù trong hoàn cảnh
gian khổ, khó khăn vẫn lạc quan, tin tƣởng về một ngày tất thắng:“những cây rừng
trúng đạn ôm vết thƣơng vẫn đứng vẫy chim về/ cơn bão rớt đêm qua/ vết đạn quân thù
thành tội nhân dắt cơn bão vào lòng cây đƣơng ứ nhựa” [5,tr.244]. Dù có thế nào,
ngƣời Việt luôn tin cuộc sống luôn luôn mới mẻ và đáng yêu nhƣ mùa xuân về tất rừng
cây thay lá, mà khi đã thay lá non thì ngƣời già cũng thấy mình trẻ lại và sung sức hơn
lên:“sung sƣớng thay những rừng già mùa xuân thay lá/ cây cổ thụ rồi còn sống lại
mỗi chồi cây” [10,tr.14]. Kẻ thù có muốn đốt trụi núi rừng bằng bom đạn, biến cây
rừng thành những cánh tay khẳng khiu, nhƣng cánh tay căm hận không buông xuôi về
đất mà giơ thẳng để níu cả bầu trời, ngôi sao Mai từ trời soi bóng xuống hố bom, biến
hố bom thành chiếc giếng trong, thành cái đẹp thách thức những đạn bom đe dọa:“cuối
một đêm con qua khoảng rừng cháy trụi/ cây nhƣ ngàn cánh tay khô khẳng níu bầu
trời/ bên hố bom B.52 khét lẹt/ sao Mai xanh nhƣ giếng nƣớc tình cờ/ phút cái đẹp

bừng lên trƣớc trăm lần đe dọa/ đây là lời thách thức của bình yên” [10,tr.22-23].
Giữa bạt ngàn hoang hóa Tây Nguyên trong cuộc chiến chống đói nghèo, lòng vẫn dậy

116


×